1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp chăm sóc giáo dục vệ cho trẻ nhà trẻ 24 36 tháng tuổi

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

UBND HUYỆN BA VÌ

TRƯỜNG MẦM NON THÁI HÒA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Một số biện pháp chăm sóc, giáo dục vệ cho trẻ Nhà trẻ (24 – 36 tháng tuổi)

Năm học 2020- 2021

Trang 2

A/ ĐẶT VẤN ĐỀTên đề tài

“Một số biện pháp chăm sóc, giáo dục vệ cho trẻ Nhà trẻ (24 – 36 tháng tuổi)

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Câu nói “ Sức khỏe là vàng” mà ông cha ta xưa nay vẫn nói cho đến bây

giờ câu nói đó vẫn luôn luôn đúng trong bất cứ hoàn cảnh nào, môi trường nào.Nhất là trong công tác chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ mẫu giáo Trẻ emphát triển tốt nhờ vào rất nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là yếu tố vệ sinhphòng bệnh Vì trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng, nhất là trẻ lứa tuổinhà trẻ là lứa tuổi dễ mắc bệnh nhất vì cơ thể trẻ trong giai đoạn này sức đềkháng còn yếu Trẻ được giữ gìn vệ sinh tốt, sức đề kháng cao trẻ sẽ khẻo mạnh.

Trong những năm gần đây, có rất nhiều dịch bệnh xảy ra như: Bệnh thuỷđậu, sởi, sốt phát ban, sốt xuất huyết, Tay – Chân – Miệng… Đặc biệt là dịch

bệnh Covid -19 đang bùng phát trên khắp thế giới, và đã lây lan trên một số

tỉnh thành phố lớn của nước ta rất nguy hiểm Điều này là một nỗi lo, bănkhoăn của tất cả mọi người

Trong công tác chăm sóc và giáo dục vệ sinh cho trẻ mầm non nóichung và trẻ nhà trẻ nói riêng là một việc rất quan trọng, nhưng điều quan trọnghơn là việc rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mầmnon là nhiệm vụ rất cần thiết Giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, chống đỡ đượccác bệnh tật, tránh được những dị tật thích nghi được với điều kiện sống, hìnhthành những thói quen cơ bản để giúp trẻ có nhiều nề nếp, thói quen tốt tronggiữ gìn vệ sinh

Đặc biệt với lứa tuổi nhà trẻ, việc chăm sóc giáo dục vệ sinh phụ thuộc rấtlớn vào giáo viên Thời gian trẻ ở trên lớp chiếm phần lớn trong ngày Quan hệgiữa cô và các con là quan hệ mẹ con gần gũi nhau trong từng biểu hiện, từ lờinói đến hành động Phát huy đặc trưng trong các hoạt động học chúng ta phảithể hiện hết chức năng chăm sóc và giáo dục, hai chức năng này song song hòaquyện với nhau, trong chăm sóc có lồng ghép giáo dục Là giáo viên trực tiếpgiảng dạy các con, chăm lo cho các con từng bữa ăn giấc ngủ đòi hỏi bảnthân cần phải nắm bắt những yêu cầu cụ thể để có kế hoạch thực hiện và hướngdẫn rèn luyện thói quen vệ sinh cho các con một cách nhẹ nhàng và khéoléo Nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc và rèn luyện thói quenvệ sinh cho trẻ, nên nhiều năm nay tôi đã quan sát nghiên cứu để tìm ra nhữngbiện pháp phù hợp nhất đối với trẻ Là giáo viên dạy lớp Nhà trẻ nhiều năm ởtrường, có một thực tế làm tôi luôn trăn trở đó là: phải làm sao để thực hiện tốtcông tác vệ sinh cho trẻ và rèn trẻ một số thói quen vệ sinh cá nhân

Bản thân tôi cho rằng vấn đề vệ sinh hiện nay đang rất quan trọng ở tất cảcác cơ quan, các doanh nghiệp, các trường học nhất là bậc học mầm non Vấn đềvệ sinh là nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ Nhưngcác bạn ạ: Vấn đề vệ sinh thì mỗi chúng ta ai cũng tham gia và thực hiện mỗingày, nhưng chúng ta đã thực hiện vệ sinh như thế nào? Tất cả mọi người đãcùng có ý tưởng chung hay chưa? Rồi các con trong giai đoạn được chăm sóc vàgiáo dục, các con đã biết và được giáo dục vệ sinh như thế nào? Các con làm

Trang 3

được gì trong công tác vệ sinh? Đây lại là một suy nghĩ, một trăn trở lớn, mộtbăn khoăn mà bản thân tôi đang suy nghĩ

Xác định nhiệm vụ cũng như trách nhiệm nặng nề của mình, bản thân tôiđã quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp chăm sóc, giáo dục vệ sinh cho

trẻ Nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi.

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Như chúng ta đã biết, xã hội ngày càng phát triển với tốc độ không ngừng,cuộc sống con người cũng không ngừng được nâng cao Các xí nghiệp mọc lênnhanh chóng và hoạt động không mệt mỏi, đi đôi với sự phát triển ấy thì cũngkéo theo vô vàn thách thức: không khí ô nhiễm, nguồn nước ô nhiễm, dịch bệnh

gia tăng nhất là đại dịch COVID 19 đã và đang diễn ra trên toàn thế giới cướp đi

sinh mạng của biết bao nhiêu con người.

Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người Ngoài yếu tố di truyền, chăm sócsức khỏe chế độ dinh dưỡng hợp lý thì phần lớn sức khỏe phụ thuộc vào yếu tốchăm sóc vệ sinh Vì vậy việc thực hiện tốt công tác vệ sinh cho trẻ là một việclàm thiết thực nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, có thói quen vệ sinh và phòng tránhbệnh tật một cách tốt hơn.

Giúp cho trẻ có ý thức thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàngngày Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục vệ sinh cho trẻ khỏe mạnh.

Hình thành cho trẻ những thói quen về vệ sinh và kỹ năng thực hiện vệsinh góp phần vào sự phát triển và hoàn thiện nhân cách con người của trẻ.Nhằm tuyên truyền đến phụ huynh, cộng đồng xã hội cùng chung tay thực hiệnvệ sinh và giáo dục vệ sinh cho trẻ, tạo một xã hội loài người khỏe mạnh, môitrường sống xanh, sạch, không khí trong lành mát mẻ, đây cũng là việc làm đểtôi thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục vệ sinh cho trẻ.

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:1.Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc -giáodục vệ sinh cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi”

2.Phạm vi và thời gian nghiên cứu:

- Đối tượng khảo sát thực nghiện: Giáo viên và 20 trẻ lớp Nhà trẻ 24 – 36 thángtuổi D3 Trường Mầm non Thái Hòa.

- Đề tài được thực hiện từ tháng 9/2010 đến tháng 5/ 2021.

+ Tùy theo độ tuổi của trẻ, tùy theo từng tháng, tùy theo nội dung sự kiện giáodục mà giáo viên có thề lựa chọn và tổ chức thực hiện vệ sinh và rèn thói quenvệ sinh sao cho phù hợp với khẳ năng của trẻ.

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử sựng các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn.- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra khảo sát và thực hành trực tiếp.- Phương pháp đàm thoại, hướng dẫn.

- Phương pháp theo dõi kiểm tra đánh giá chất lượng của trẻ.- Phương pháp khích lệ, nêu gương.

Trang 4

- Phương pháp thống kê.

B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI CƠ SỞ LÝ LUẬN.

Như chúng ta đã biết và công nhận rằng: Sức khoẻ là vốn quí của conngười, là điều kiện không thể thiếu, để giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt.Vì thế việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ là một vấn đề cấp thiết hiệnnay Có được sức khỏe tốt sẽ giúp trẻ học tập tốt Chăm sóc sức khỏe ban đầuđạt hiệu quả tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻtrong trường học

Giai đoạn trẻ 24 -36 tháng là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành vàphát triển nhân cách trẻ, các mặt phát triển của trẻ hoà quyện vào nhau, ảnhhưởng lẫn nhau, không tách bạch Trẻ hoàn toàn còn non nớt, nhạy cảm với tácđộng bên ngoài, đồng thời cũng là lúc trẻ phát triển rất nhanh về mọi mặt trẻ rấtdễ bị tổn thương về tâm lý

II CƠ SỞ THỰC TIỄN

Năm nay tôi tiếp tục được phân công dạy trẻ nhóm trẻ 24 - 36 tháng tuổi,với công việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, nhiệm vụ hàng ngày của tôi là:Nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục trẻ nhỏ.

Vấn đề chăm sóc vệ sinh và giáo dục vệ sinh cho trẻ là một trong nhữngcông tác quan trọng không thể thiếu, đây là nhiệm vụ quan trọng trong chươngtrình giáo dục mầm non hiện nay Và cũng vì nhóm trẻ tôi phụ trách là nhóm trẻnhỏ nhất trong trường, trẻ chưa qua trường lớp mà chỉ ở nhà với ông bà bố mẹtrẻ được mọi người trong gia đình chăm sóc, chiều chuộng nên chưa có một thóiquen nào trong việc vệ sinh cá nhân hay các công việc tự phục vụ bản thân dù làđơn giản nhất Nên từ khi được ban giám hiệu nhà trường phân công phụ tráchnhóm trẻ này tôi đã rất băn khoăn, chăn trở làm sao để vừa chăm sóc vệ sinh trẻvừa giáo dục cho trẻ những thói quen, những kiến thức cơ bản nhất về nề nếp, vệsinh hàng ngày, bởi vì trẻ nhỏ, việc vệ sinh của trẻ phải được người lớn cha mẹ,cô giáo giúp đỡ, hướng dẫn và rèn luyện hàng ngày.

Không những thế trẻ cần được sống hoạt động trong môi trường gia đình,trường lớp cộng đồng vệ sinh sạch sẽ thoáng mát, nhằm bảo vệ sức khỏe và sựphát triển toàn diện của trẻ, những nhận thức này kết hợp với những băn khoăntrên, tôi đã mạnh dạn đưa ra một biện pháp nhằm nâng cao công tác chăm sóc vàgiáo dục vệ sinh cho trẻ.

III.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:

Khi lựa chọn cho mình đề tài nghiên cứu này tôi rất lo lắng không biết cáccon ở độ tuổi này sẽ thực hiện được hay không bởi lứa tuổi nhà trẻ khả năngnhận thức tư duy còn thấp làm sao trong một sớm, một chiều mà nhớ hết được.Tuy nhiên với suy nghĩ là người trực tiếp chắm sóc, giảng dạy các cháu, chăm locho các cháu từng bữa ăn giấc ngủ đòi hỏi bản thân không những giáo dục kiếnthức cho trẻ mà còn chăm sóc, giáo dục hướng dẫn để rèn luyện thói quen vệsinh cho trẻ một cách tốt nhất, để trẻ hình thành thói quen vệ sinh tốt Bên cạnhđó tôi còn được sự giúp đỡ động viên của Ban giám hiệu, bộ phận chuyên mônvà đồng nghiệp đã khiến tôi hạ quyết tâm phải chăm sóc kết hợp giáo dục vệ

Trang 5

sinh cá nhân cho các con một cách thường xuyên và tự giác Trong quá trìnhthực hiện tôi đã gặp nhiều thuận lợi và cũng không ít những khó khăn sau:

1 Thuận lợi và khó khăn:

Trong năm học 2020-2021 nhà trường đã phân ra 3 lớp nhà trẻ Lớp Nhàtrẻ D3 do tôi phụ trách có 20 trẻ, trong đó 9 trẻ nữ và 11 trẻ nam Với sự quantâm của các cấp lãnh đạo huyện, phòng giáo dục đào tạo và Ban giám hiệu nhàtrường Trong quá trình giảng dạy và xây dựng đề tài này bản thân tôi gặp rấtnhiều những thuận lợi và cũng không ít những khó khăn.

* Thuận lợi:

Đối với giáo viên:

- Bản thân luôn nắm vững kiến thức về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ ởmọi lứa tuổi, nhất là lứa tuổi nhà trẻ.

- Với lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong công việc mà tôi đã cố gắngđầu tư tự học tập, rèn luyện nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, luônsáng tạo trong các hình thức dạy và học, tận tụy chăm sóc giáo dục các con.

- Bản thân có nhiều năm công tác tích cực tham gia vào các lớp đào tạonên trình độ chuyên môn cũng vững vàng hơn Là giáo viên dạy giỏi cấp huyệncấp trường đặc biệt là tham gia chăm sóc nuôi dạy trẻ qua các độ tuổi và đã cónhiều năm dạy trẻ ở Nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi nên nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý,khả năng tiếp thu kiến thức và kỹ năng của trẻ ở lứa tuổi này.

- Được sự quan tâm của BGH nhà trường thường xuyên cử đi dự kiến tậpvề hoạt động giáo dục vệ sinh cho trẻ do Phòng giáo dục & Đào tạo Huyện BaVì tổ chức về công tác vệ sinh nên đã rút ra một số kinh nghiệm, kiến thức và kỹnăng cơ bản về tổ chức các hoạt động vệ sinh.

Đối với phụ huynh

- Đa số phụ huynh quan tâm tới trẻ, đóng góp đầy đủ đồ dùng cá nhân, đồdùng học tập và phối kết hợp nhiệt tình với giáo viên trong quá trình thực hiệncông tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Phụ huynh thường xuyên trao đổi tình hình của trẻ khi ở nhà với giáoviên.

- Phối kết hợp nhiệt tình với giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dụctrẻ

Cơ sở vật chât

- Thuận lợi nữa của tôi là được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trườngmua sắm bổ sung các đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho hoạt động vệ sinh của trẻ.Cung cấp đủ tài liệu tham khảo về thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục vệsinh cho trẻ.

Trang 6

- Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, yêu nghề, mếntrẻ, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, luôn giúp đỡ đồng nghiệp để cùng nhauhoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

*Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi đó cũng có không ít những khó khăn tôi gặpphải trong quá trình chăm sóc và giáo dục vệ sinh hàng ngày cho trẻ.

Đối với giáo viên:

- Việc nhớ hết tên trẻ đồ dùng cá nhân của trẻ vào tháng đầu năm của giáoviên còn hạn chế.

- Khi tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục vệ sinh cho trẻ còn lúngtúng, chưa khoa học.

Đối với trẻ:

- Nhận thức của trẻ không đồng đều, cháu thì sinh đầu năm cháu thì sinhcuối năm nên cũng ảnh hưởng đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày ởtrường, ở lớp.

- Kiến thức về giữ gìn vệ sinh của trẻ còn nghèo nàn, trẻ còn quá nhỏ nênhầu như các hoạt động vệ sinh của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn Lứatuổi nhà trẻ hoạt động ăn uống, ngủ và vệ sinh chiếm phần lớn thời gian trongngày nên việc thực hiện chăm sóc, giáo dục vệ sinh cho trẻ cũng gặp rất nhiềukhó khăn.

- Trẻ chưa đến trường lớp bao giờ, đầu năm trẻ còn quấy khóc nhiều, khảnăng tiếp thu kiến thức hạn chế, trẻ đi học không thường xuyên ảnh hưởng rấtnhiều đến việc chăm sóc, giáo dục vệ sinh cho trẻ.

- Trẻ chưa có thói quen và kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân Chưa biếtrửa mặt, rửa tay đúng cách và trẻ chưa có thói quen ăn, ngủ đúng giờ.

Đối với phụ huynh:

- Đa số phụ huynh đều làm nghề nông và một số phụ huynh lo kinh tế giađình đi làm ăn xa, chưa hiểu biết và quan tâm đến giáo dục trẻ, thiếu sự phối hợpthường xuyên giữa giáo viên với phụ huynh và trẻ

- Một số trẻ được cha mẹ cưng chiều quá mức, muốn gì được nấy, một sốtrẻ sống trong môi trường không lành mạnh từ gia đình (gia đình vứt rác khôngđúng nơi qui định, ăn uống chưa văn minh, không thực hiện vệ sinh cá nhânthường xuyên cho trẻ tại nhà )

Số trẻ lớp tôi chủ nhiệm là 20 trẻ:

Trang 7

BẢNG KHẢO SÁT THEO CÁC NỘI DUNG:S

TT Nội dung Số trẻ

Đạt Chưa đạtTrẻ Tỉ lệ (%) Trẻ Tỉ lệ (%)

Trẻ có thói quencần phải vệ sinh cánhân (rửa tay khitay bẩn, rửa mặt )

4 20% 16 80%

Trẻ biết có ýthức vệ sinh trongăn uống (rửa taytrước và sau khiăn, ăn không làmrơi cơm, biết nhặtcơm rơi bỏ vào đĩavà lau tay ).

3 15% 17 85%

Trẻ có thói quenvệ sinh trước vàsau khi đi vệ sinh

3 15% 18 85%

Trẻ có thói quenvệ sinh trong sinhhoạt (Trẻ biết nhặtrác bỏ vào đúngnơi qui định, biếtcất đồ dùng, đồchơi sau khi chơixong )

5 25% 15 75%

Qua bảng khảo sát thực trạng chất lượng giáo dục vệ sinh cho trẻ 24 – 36tháng tuổi, tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt công tác chăm sóc,giáo dục vệ sinh cho trẻ.

Trang 8

IV MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.Biện pháp 1: Tự học tập để bồi dưỡng kiến thức chăm sóc, giáo dục vệ sinhcho trẻ

Bản thân tôi luôn xác định để thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng chốngdịch bệnh cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi và rèn cho trẻ có thói quen trongviệc giữ gìn vệ sinh cá nhân thì việc cần làm đầu tiên là thường xuyên học tập,bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ qua việcnghiên cứu các công văn chỉ đạo của cấp trên, tham khảo sách báo, tạp trí giáodục mầm non, qua mạng internet…về công tác chăm sóc vệ sinh cho trẻ.

Đầu năm học, tôi đã xin ý kiến ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiệncho tôi đi tham quan các trường bạn để có thêm kinh nghiệm trong công tácchăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

Trong năm học Phòng giáo dục & đào tạo thường tổ chức các đợt tậphuấn chuyên môn hay tổ chức mạng lưới chuyên môn, với cương vị là tổ trưởngchuyên môn tôi đã được tham dự Tôi xác định đây là cơ hội cho mình có thểhọc hỏi thêm kiến thức , kinh nghiệm về công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đặcbiệt là công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh cho trẻ Chính vì vậy tôi đã thamgia một cách nhiệt tình và tích cực.

Bên cạnh đó, tôi luôn tự rèn luyện bản thân, tích cực nghiên cứu cácbước thực hiện thao tác vệ sinh cá nhân trẻ của mình thật thuần thục Thấy rõmục đích yêu cầu và tầm quan trọng của công việc đang làm, nắm vững nộidung giáo dục chăm sóc vệ sinh cho trẻ và nguyên tắc hướng dẫn thực hành cácthao tác như: Rửa tay, rửa mặt, chăm sóc răng miệng (xúc miệng)cho trẻ Tôi đãtự tìm tòi các tài liệu có liên quan đến chuyên đề vệ sinh để nghiên cứu, sauđó cùng trao đổi với Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp để thực hiện Tôihọc lí thuyết và xem lại cách thực hành của mình Được sự hỗ trợ của Ban giámhiệu cấp phát một số tài liệu như: Bé giữ vệ sinh, bé sạch, bé khỏe, thực hành vệsinh, lô tô vệ sinh trao đổi với phụ huynh thực hành các thao tác vệ sinh và mộtsố thói quen, hành vi văn minh cho trẻ

- Tôi đã tự tìm tòi các tài liệu có liên quan đến chuyên đề chăm sóc, giáodục vệ sinh cho trẻ để nghiên cứu.

- Tổ chức các buổi họp tổ, cùng các thành viên trong tổ nghiên cứu, traođổi, bồi dưỡng kinh nghiệm về công tác chăm sóc giáo dục trẻ một cách tốt nhất.

Trang 9

Muốn trẻ hứng thú với hoạt động vệ sinh thì việc đầu tiên là phải gây đượchứng thú cho trẻ khi đến lớp Trẻ có thích đến lớp thì mới hứng thú tham gia vàocác hoạt động khác Chính vì vậy mà chúng ta cần xây dựng môi trường thânthiện giúp trẻ tích cực, hứng thú với các hoạt động vệ sinh Môi trường chămsóc - giáo dục trong trường mầm non cần đảm bảo an toàn về mặt tâm lý, tạođiều kiện thuận lợi cho việc giáo dục các kỹ năng xã hội cho trẻ Hành vi, cửchỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mựcđể trẻ noi theo.

* Môi trường vật chất

Trường học là một nơi trẻ em dùng chung bàn ghế, dụng cụ học tập, đồdùng, đồ chơi và cùng nắm tay chạy nhảy, vui chơi Tuy nhiên, đây cũng là nơichúng ‘truyền’ vi khuẩn cho nhau nhanh và nhiều nhất Vì vậy để có thể giúp trẻtự hạn chế khả năng nhiễm khuẩn chúng ta phải thường xuyên lau chùi mọi bềmặt tiếp xúc, cọ rửa, đồ dùng, đồ chơi với dung dịch clominB Thường xuyên vệsinh giặt giũ chăn, gối cho trẻ Sắp xếp đồ dùng, đò chơi hớp lý giữ vệ sinhnhằm gây ảnh hưởng tích cực cho trẻ

Ngay từ đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ nhận biết ký hiệuđồ dùng cá nhân của trẻ Thời điểm này việc nhận biết kí hiệu cá nhân đối vớicác cháu 24 - 36 tháng tuổi là cả một vấn đề hết sức khó khăn vì trẻ còn nhỏ,mới đến trường lớp, trẻ còn chưa quen với môi trường mới, phải xa bố mẹ, ông

bà nên trẻ quấy khóc nhiều Cho nên với cương vị là giáo viên chủ nhiệm lớp

bắt buộc các cô phải nhớ tên trẻ, nhớ đồ dùng cá nhân của từng trẻ Tôi đã lập

bảng biểu danh sách trẻ, phân loại kí hiệu trẻ theo nhóm: nhóm con vật, nhómcác loại quả, nhóm đồ vật, nhóm phương tiện giao thông Kí hiệu của trẻ cùngmột chủng loại dễ nhận biết: Vở tạo hình, vở toán, khăn, cốc, tủ để đồ cá nhânvà đồ dùng vệ sinh của trẻ Các kí hiệu dễ nhận biết, đơn giản VD: Quả cam,quả chuối, con gà, cái mũ, bông hoa, ô tô, xe máy, Đồ dùng của trẻ để đúngnơi qui định theo nhóm vừa giúp cô dễ nhớ kí hiệu vừa giúp trẻ có thói quenngay từ đầu Sau đó tôi phải thường vừa thực hiện chăm sóc vừa kết hợp giaódục hướng dẫn trẻ nhận biết và làm quen kí hiệu của mình bằng cách: Tôi tậpcho trẻ nhận biết kí hiệu: khi vệ sinh rửa mặt cho trẻ nhận biết kí hiệu khăn mặt,khi cho trẻ uống nước giúp trẻ nhận biết kí hiệu trên cốc, phát vở cho trẻ tôi hỏivề kí hiệu của vở mình, đồ dùng có kí hiệu gì? Nếu trẻ nhầm tôi nhắc lại cho trẻnhớ Qua quá trình tập cho trẻ nhiều lần, lặp đi lặp lại thường xuyên và để làmđược điều đó đầu tiên cô phải nhớ được kí hiệu của từng trẻ Khi trẻ lấy đúng đồdùng thì trẻ mới thực hiện đúng vệ sinh, nếu trẻ không nhận biết được đồ dùngcác nhân thì nguy cơ lây lan các bệnh về mắt, răng, miệng rất nguy hiểm

Hình ảnh minh họa: 3, 4.

Chuẩn bị đồ dùng vệ sinh cá nhân:

- Trước hết cô làm tốt công tác chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ vệ sinh phụcvụ cho nhu cầu vệ sinh như:

+ Khi rửa tay: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ: Vòi nước vừa tầm với trẻ nếukhông có thì xô nước có vòi, gáo dội, xà phòng rửa tay, khăn sạch khô để lautay.

Trang 10

+ Khi rửa mặt cần: Đủ mỗi trẻ một khăn mặt có kí hiệu riêng, chậu đựngkhăn, giá khăn.

+ Khi trẻ đi vệ sinh: Giấy lau mềm, nước, xà bông rửa tay, găng tay, thùngrác

* Xây dựng thời gian biểu:

- Xây dựng thời gian biểu là sự phân bố hợp lý về thời gian các hoạt độngtrong ngày ở trường mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm sinh lý của trẻ, quađó hình thành thái độ sống nề nếp, thói quen và kỹ năng sống tích cực Do đóviệc xây dựng thời gian biểu hợp lý, khoa học phù hợp trong việc chăm sóc giáodục vệ sinh và tăng thêm hiệu quả về ý thức thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ.

- Xây dựng thời gian biểu cho các hoạt động vệ sinh rửa tay, rửa mặt chotrẻ thì hàng ngày cô giáo phải thực hiện nghiêm túc thời gian biểu , giờ nào việcđó Cứ như vậy trẻ sẽ hình thành thói quen nề nếp vệ sinh hành ngày…

Hình ảnh minh họa 5,6

Biện pháp 3: Biện pháp tổ chức thực hiện hoạt động vệ sinh cá nhân chotrẻ:

* Hoạt động rửa mặt, rửa tay.

- Khi thực hiện vệ sinh cá nhân: Rửa tay, rửa mặt Tôi cho trẻ quan sáttranh có hình ảnh về nội dung giáo dục, tôi trò chuyện với trẻ về hình ảnh đó,sau đó tôi hướng vào giới thiệu trẻ về mục đích của việc cần phải vệ sinh và táchại của việc không vệ sinh cá nhân tốt.

- Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho hoạt động rửa mặt, rửa tay

cho trẻ thì việc thực hiện các thao tác rửa mặt cho trẻ cũng rất là quan trọng.

Rửa mặt cho trẻ:

- Đầu tiên, để thực hiện vệ sinh cho trẻ trước hết cô phải rửa tay sạch sẽ.Chuẩn bị khăn sạch có kí hiệu riêng của từng trẻ Cô phải lấy khăn đúng kí hiệucủa trẻ, vì vậy bắt buộc cô phải nhớ khăn nào của bạn nào và cô kết hợp cho trẻnhận biết khăn của trẻ bằng cách hỏi khăn của con có kí hiệu gì?

+ Thực hiện lau mặt sạch sẽ trước hết cô trải khăn ra lòng bàn tay phải, taytrái cô đỡ gáy trẻ Thực hiện rửa cho trẻ theo quy trình 6 bước: bắt đầu lau từ 2mắt, dịch khăn lau sống mũi, dịch khăn lau miệng Lật khăn lau chán má trái,gập khăn lau chán má phải, dịch khăn lau cằm cổ cho trẻ Cô lau nhẹ nhàng,khéo léo, sao cho phần khăn sạch tiếp súc với da mặt Cần lau mặt khi bị bẩn,trước và sau khi ăn, khi ngủ dậy Mùa đông cần pha nước ấm cho trẻ lau mặt.

Rửa tay cho trẻ:

- Bên cạch việc chuẩn bị đồ dùng để thực hiện vệ sinh rửa tay cho trẻ nhưvòi nước sạch, xà bông và khăn lau tay khô sạch Cô cần nắm vững và thực hiệnrửa tay theo quy trình 6 bước Tạo cho trẻ tư thế thoải mái, cô cho trẻ đứng vàolòng, tựa lưng vào đùi cô, rửa tay cho trẻ lần lượt theo trình tự 6 bước Kết hợpgiáo dục trẻ rửa tay trước khi ăn, khi tay bẩn, sau khi đi vệ sinh.

* Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh:

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w