1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tham luận giải pháp nâng cao ôn tập học sinh giỏi lớp 9 môn tiếng anh

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp nâng cao ôn tập học sinh giỏi lớp 9 môn tiếng Anh
Tác giả Nguyễn Hoàng Vũ
Trường học Trường THCS Tân Hiệp
Chuyên ngành Tiếng Anh
Thể loại Tham luận
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 30,26 KB

Nội dung

Với kinh nghiệm thực tế của bản thân, sau đây tôi xin trình bày mộtsố giải pháp nhằm nâng cao ôn tập học sinh giỏi môn tiếng Anh 9:- Nâng cao nhận thức trong công tác bồi dưỡng: Luôn coi

Trang 1

Giải pháp nâng cao ôn tập học sinh giỏi lớp 9 môn tiếng Anh

Nguyễn Hoàng Vũ

Trường THCS Tân Hiệp

I: ĐẶT VẤN ĐỀ:

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác mũi nhọn, là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài Bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của giáo viên và học sinh Qua thực tế nhiều năm trực tiếp tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Anh 9 cấp trường, cấp thị xã, cấp tỉnh Với niềm đam mê, tính ham học hỏi tôi luôn tìm hiểu, nghiên cứu để có những giải pháp tốt nhất nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng Và đạt được kết quả tốt, có nhiều giải cao tại kỳ thi học sinh giỏi các cấp

II MỘT SỐ GIẢI PHÁP:

Trang 2

Với kinh nghiệm thực tế của bản thân, sau đây tôi xin trình bày một

số giải pháp nhằm nâng cao ôn tập học sinh giỏi môn tiếng Anh 9:

- Nâng cao nhận thức trong công tác bồi dưỡng: Luôn coi công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ trọng tâm, là trách nhiệm, là danh

dự của bản thân Phải thường xuyên tìm tòi các tư liệu, có kiến thức nâng cao trên các phương tiện, đặc biệt là trên mạng internet Cùng học sinh tìm

ra được nhiều phương pháp giải quyết vấn đề, có thêm kiến thức khác bổ sung, từ đó mà lại càng yêu thích, càng nhiệt huyết

- Kế hoạch bồi dưỡng: Bất kỳ công việc nào muốn đạt hiệu quả cao thì người thực hiện phải lập kế hoạch cụ thể, sắp xếp thời gian một cách hợp lý Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi giáo viên bồi dưỡng cũng phải lập kế hoạch rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng nội dung, từng mảng kiến thức Dạy theo chuyên đề là biện pháp mà cá nhân tôi thấy đó là hữu hiệu nhất mà tôi sử dụng

- Nội dung bồi dưỡng: Phải đi đúng theo kế hoạch đã lập Dạy chắc

cơ bản trước rồi mới nâng cao Cần luyện tập nắm vững từng loại bài có

Trang 3

tính đơn lẻ Sau đó nâng dần những bài tổng hợp liên quan đến nhiều loại kiến thức kỹ năng khác nhau, khi học sinh nắm vững kiến thức và cách vận dụng từng câu, từng loại kiến thức, từ đó mới biết khi nào cần sử dụng kiến thức nào Các yêu cầu và điều kiện của bài sẽ giúp cho học sinh biết chia việc giải một bài khó ra nhiều công đoạn, học sinh sẽ giải quyết được

Để giải được các bài khó dành cho học sinh giỏi, học sinh cần phải hiểu kiến thức một cách cơ bản, hệ thống, vững chắc và có khả năng vận dụng linh hoạt

- Phương pháp bồi dưỡng: Tùy đối tượng và năng lực học tập của học sinh mà giáo viên có phương pháp bồi dưỡng phù hợp với kế hoạch của mình Phải tạo được sự đồng đều của đội tuyển Bồi dưỡng phải gắn kết lí thuyết với thực hành giải bài tập để củng cố lí thuyết

- Biên soạn đề cương bồi dưỡng: Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có lẽ khâu khó nhất là biên soạn đề cương Đề cương của giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi về mặt nội dung thì không ai giống ai, chúng được tổng hợp tự nhiều sách tham khảo Nhưng có thể giống nhau về hình thức

Trang 4

đó là đa số các đề cương đều soạn theo từng chủ đề vừa sức, đảm bảo kiến thức cơ bản và trọng tâm, phù hợp với năng lực học tập của từng đội tuyển, đặc biệt là phải bám sát cấu trúc đề thi học sinh giỏi

- Rèn luyện cách làm bài, kỹ năng giải đề và rút kinh nghiệm làm bài:

Sau khi dạy hết kiến thức, giải hết các dạng bài tập thì tiến hành cho học sinh giải đề Các đề tôi thường lấy là đề thi của các năm trước, sưu tầm đề trên mạng, đề trong sách tham khảo, tự ra đề cho học sinh giải thường xuyên trong các buổi bồi dưỡng nhằm giúp các em tiếp cận làm quen với các dạng đề có nhiều điểm mới, hay và hữu ích; giáo viên bổ sung và rút kinh nghiệm khi có sai sót để các em hoàn thiện hơn

Rèn cho học sinh cách học môn học: Rèn luyện tính cẩn thận, đầy

đủ, chi tiết khi làm bài thi

Rèn luyện tính khiêm tốn Một số học sinh khá giỏi thường có tính tự cao trong học tập, thi cử Có em thường tập trung giải các bài tập khó để tự

Trang 5

khẳng định mình và không còn thời gian để làm các bài tập dễ Vì vậy, giáo viên bồi dưỡng thỉnh thoảng cũng phải ra một số bài tập dạng củng cố kiến thức cơ bản để yêu cầu các em giải và kịp thời nhắc nhở chú trọng đến dạng kiến thức này

Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích đề và vận dụng

- Giáo viên cũng cần phải chú trọng việc bồi dưỡng hứng thú, yêu thích và tính tích cực, độc lập nghiên cứu, niềm say mê môn học cho học sinh và ham học hỏi Học sinh phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng, học tập, phải cần cù tích luỹ và chăm chỉ rèn luyện, ngoài kiến thức được giáo viên cung cấp, học sinh cần đọc thêm sách tham khảo

và tài liệu khác

- Công tác phối hợp: Để hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

có hiệu quả, thì giáo viên bồi dưỡng cũng cần phối hợp tốt với cha mẹ học sinh, giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy và giáo viên cùng tham gia bồi dưỡng Gia đình luôn là điểm tựa cho sự phát triển của học sinh, là niềm động viên cho các em rất lớn Giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy là

Trang 6

người thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh Giáo viên tham gia bồi dưỡng là người trực tiếp đồng hành, bổ trợ cho nhau để có một đội tuyển chắc chắn và đạt nhiều kết quả

III MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Học sinh nắm vững kiến thức tiếng Anh cơ bản, tương đối hệ thống, phù hợp với trình độ trung cấp

2 Kĩ năng: Học sinh có khả năng:

- Hiểu được nội dung trong đoạn văn về những chủ đề thiết thực và trừu tượng, thảo luận những đề tài trong cuộc sống hàng ngày

- Diễn đạt ý rỏ ràng về nhiều đề tài khác nhau

- Nghe hiểu tiếng Anh thuộc các chủ điểm với nội dung ngôn ngữ được đề cập trong chương trình

3 Thái độ: Học sinh hiểu khái quát về đất nước, con người và nền văn hóa của một số nước nói tiếng Anh

IV NỘI DUNG:

Trang 7

Nội dung thi nằm trong chương trình THCS hiện hành Giới hạn kiến thức,

kĩ năng của đề thi nằm trong phạm vi ôn tập

1 Kỉ năng nghe:

Nghe hiểu các đoạn độc thoại, đối thoại về các chủ đề thuộc đời sống hàng ngày gồm chủ yếu các kỉ năng như sau

- Nghe nắm vững thông tin khái quát

- Nghe nắm bắt thông tin chi tiết

2 Kỉ năng đọc hiểu:

- Đọc hiểu nội dung chính các đoạn văn liên quan đến các chủ điểm đã học trong chương trình THCS

- Đọc hiểu nội dung chính các văn bản ngắn, văn bản mang tính thực tiễn như quảng cáo, thông báo

Gồm chủ yếu các kỉ năng sau:

+ Đọc nắm bắt thông tin tổng quát

+ Đọc nắm thông tin chi tiết

Trang 8

+ Đọc lướt để nắm thông tin đặc biệt.

3 Kỉ năng viết:

- Viết có hướng dẫn các đoạn văn ngắn theo chủ điểm của chương trình

- Viết để phục vụ các nhu cầu giao tiếp cá nhân (viết thư cho bạn, người thân)

- Viết một đoạn văn về những chủ đề mà các em đã học trong chương trình

4 Kỉ năng nói:

Nói về một số chủ đề mà các em đã học trong chương trình (có sáng tạo, đổi mới, bổ sung… Hình thức độc thoại)

* Kiến thức ngôn ngữ:

Tất cả kiến thức có liên quan trong chương trình (đến thời điểm thi) Có nâng cao ở một số nội dung Tuy nhiên, cần tập trung các kiến thức ngôn ngữ:

1 Vocabulary:

Trang 9

- Phrasal verbs, Common idioms, Words in contexts.

- Words in common topics, personal information, education, community, health, recreation, words around our life, ect

2 Grammar:

- Tenses

- Modal verbs and similar expressions with Can, could, may, might, must, shall, should, ought to, will, would, had better, would rather…

- Gerund and infinitives:

+ Common verbs followed by gerund

+ Common verbs followed by infinitive

+ Infinitives of purpose: to, so as to, in order to

+ Passive and past forms of infinitives and gerund

+ Use gerund or passive infinitives after Need

+ Use a possessive to modify a gerund

Trang 10

- Comparison

- Passive voice

- Clause after Wish or If not

- Phrasal- clause

+ Perpose, Results, Reason, Concession

- Relative clause

+ Use subject pronouns Who, Which, That + Use ojective pronouns Whom, Which, That

- Conditional sentense (1,2,3)

- Direct and reported speech

- Tag question

- Prepositions and phrasal verbs

- Connectives

- Inversion

Trang 11

* CẤU TRÚC ĐỀ THI:

TT

u

chú

I

II

Part 1: Listening (2 tasks)

- Monologue

- Conversation

- Monologue

- Conversation

3 pts

I

II

Part 2: Language focus

- Circle the correct answer A, B, C or D to

complete each of the following sentences

(multiple choice – 10 ones)

- Circle the correct answer A, B, C or D to

complete each of the following passage

(a passage – 10 gaps)

2 pts

2 pts

Trang 12

- Sentence transformation (10 ones) 3 pts Có từ

gợi ý

I

II

III

Part 3: Reading

- Close (1passage-10 gaps)

- MCQ Reading comprehension task (120-180

words)

- Other kinds of reading tasks (120-150 words)

2 pts

2 pts

1 pt

Khống

có từ gợi ý

Part 4: Writing (1 task)

Write a paragraph, a letter (150-180 words),

topics in grade 8/9

3 pts

Part 5: Speaking (followed with suggested

topics)

2 pts

* Grade 9 Speaking Topics:

1 What is your favorite media? Why?

2 How do you keep your school clean and green?

Trang 13

3 Talk about the advantages of reading books?

4 Where do you want to live, in the city or in the countryside? Why?

5 Do you think that secondary school students should or shouldn’t wear casual clothes when they are at school? Why?

6 Talk about the advantages of studying Enhlish?

Điểm thống nhất

Chữ kí GK1 Chữ kí GK2 Mã phách

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w