1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)

206 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông
Tác giả Hồ Văn Toàn
Người hướng dẫn PGS.TS. Trịnh Đình Tùng, TS. Đoàn Văn Hưng
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành LL&PPDH bộ môn Lịch sử
Thể loại Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 206
Dung lượng 24,57 MB

Nội dung

Giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung họcphổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)Giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung họcphổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)Giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung họcphổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)Giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung họcphổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)Giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung họcphổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)Giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung họcphổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)Giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung họcphổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)Giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung họcphổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)Giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung họcphổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)Giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung họcphổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)Giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung họcphổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)Giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung họcphổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)Giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung họcphổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)Giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung họcphổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)Giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung họcphổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)Giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung họcphổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)Giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung họcphổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)Giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung họcphổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)Giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung họcphổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)Giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung họcphổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)Giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung họcphổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)Giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung họcphổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)Giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung họcphổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)Giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung họcphổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)Giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung họcphổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)Giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung họcphổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)Giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung họcphổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HỒ VĂN TOÀN

GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO

CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

(Thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2020

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HỒ VĂN TOÀN

GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO

CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

(Thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)

Chuyên ngành: LL&PPDH bộ môn Lịch sử

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiêncứu khoa học của riêng tôi Các trích dẫn khoa học và tài liệutham khảo trong luận án là trung thực Các kết quả nghiên cứucủa luận án chưa từng được công bố trong một công trình nàokhác

Tác giả luận án

Hồ Văn Toàn

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4.Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4

5.Giả thuyết khoa học 5

6.Đóng góp của luận án 5

7.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5

8.Cấu trúc của luận án 6

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7

1.1 Những nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo 7

1.1.1 Tài liệu của các tác giả nước ngoài 7

1.1.2 Tài liệu của các tác giả trong nước 9

1.2 Những nghiên cứu về giáo dục học sinh nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng 17

1.2.1 Tài liệu của các tác giả nước ngoài: 17

1.2.2 Tài liệu của các tác giả trong nước 19

1.3 Nhận xét chung các công trình đã công bố, những vấn đề luận án kế thừa và tiếp tục nghiên cứu 27

1.3.1 Nhận xét kết quả các công trình đã công bố 27

1.3.2 Những vấn đề luận án kế thừa 28

1.3.3 Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu 29

Chương 2 VẤN ĐỀ GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 30

2.1 Cơ sở lý luận 30

2.1.1 Quan niệm về giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh 30

Trang 5

2.1.2 Định hướng của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dụcnói chung và giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng 32

2.1.3 Bộ môn lịch sử với việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh ở trường THPT 35

2.1.4 Nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạyhọc lịch sử ở trường THPT 43

2.1.5 Vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học

sinh trong DHLS ở trường THPT 54

2.2 Cơ sở thực tiễn 55

2.2.1 Đặc điểm tình hình biển, đảo Việt Nam hiện nay 55

2.2.2 Thực tiễn việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trongdạy học lịch sử ở trường THPT 57

2.2.3 Những vấn đề cần giải quyết để khắc phục thực trạng 64

Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 67

3.1 Một số yêu cầu khi tiến hành giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho

học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT 67

3.2 Các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học bài lịch sử nội khóa 70

3.2.1 Hướng dẫn HS khai thác những kiến thức lịch sử phản ánh về chủ quyềnbiển, đảo trong sách giáo khoa 71

3.2.2 Hướng dẫn HS khai thác và sử dụng các nguồn tư liệu gốc phản ánh vềchủ quyền biển, đảo 74

3.2.3 Hướng dẫn HS khai thác đồ dùng trực quan để lĩnh hội kiến thức vềchủ quyền biển, đảo 80

3.2.4 Hướng dẫn HS khai thác các mẩu chuyện lịch sử để hiểu rõ ý chí bảo

vệ chủ quyền biển, đảo của quân dân ta 86

3.2.5 Khai thác và sử dụng kiến thức liên môn về chủ quyền biển, đảo 90

3.2.6 Hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo 95

Trang 6

3.3 Các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh thông qua

hoạt động ngoại khóa 99

3.3.1 Tổ chức diễn đàn kết hợp giao lưu, nói chuyện với học sinh về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc 102

3.3.2 Sưu tầm tư liệu để triển lãm, kết hợp với tổ chức cuộc thi tìm hiểu về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc 104

3.3.3 Sử dụng kiến thức liên môn để tổ chức dạ hội lịch sử về chủ đề biển, đảo Tổ quốc 110

3.3.4 Tổ chức tham quan, trải nghiệm tại di tích, bảo tàng, nhà truyền thống về biển, đảo kết hợp với hoạt động công ích 111

Chương 4 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 114

4.1 Những tiêu chí đánh giá “ý thức chủ quyền biển, đảo” của học sinh 114

4.1.1 Các tiêu chí đánh giá định lượng 114

4.1.2 Các tiêu chí đánh giá định tính 115

4.2 Thực nghiệm sư phạm 121

4.2.1 Mục đích, đối tượng và giáo viên thực nghiệm sư phạm 120

4.2.2 Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm 122

4.2.3 Kết quả thực nghiệm sư phạm 125

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 147

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI 149

TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 PHỤ LỤC

Trang 7

5 GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1 Thống kê kết quả thực nghiệm từng phần của biện pháp 1 và 2 126

Bảng 4.2 Thống kê kết quả thực nghiệm từng phần của biện pháp 3 và 4 128

Bảng 4.3 Thống kê kết quả thực nghiệm từng phần của biện pháp 5 và 6 130

Bảng 4.4 Thống kê kết quả thực nghiệm toàn phần bài lịch sử nội khóa 132

Bảng 4.5 Thống kê kết quả thực nghiệm toàn phần hoạt động ngoại khóa 134

Bảng 4.6 Thống kê điểm số từ kết quả thực nghiệm sư phạm và các tham số từ xử lý số liệu thống kê của 15 trường THPT 135

Bảng 4.7 Thống kê tần số lần điểm tại các giá trị điểm số và trung bình cộng của các lớp ĐC và TN từ kết quả thực nghiệm 137

Bảng 4.8 Giá trị t và tα của lớp ĐC và TN thuộc các nhóm trường 139

Bảng 4.9 Kết quả sự chuyển biến ý thức chủ quyền biển, đảo của nhóm HS 146

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Các vùng biển của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật

Biển 1982 44

Hình 3.1 Bản đồ Bãi Cát Vàng trong “Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” 76

Hình 3.2 Đại Nam nhất thống toàn đồ 76

Hình 3.3 Bản Quốc địa đồ 77

Hình 3.4 Lược đồ Việt Nam 81

Hình 3.5 Lược đồ Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng 81

Hình 3.6 Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng 81

Hình 3.7 Nguyễn Tri Phương 82

Hình 3.8 Thành Điện Hải sau đợt oanh tạc của Pháp 82

Hình 3.9 Đường Hồ Chí Minh trên biển 83

Hình 3.10 Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và di tích Hòn Hèo 83

Hình 3.11 Thuyền bầu của đội Hoàng Sa cuối thế kỷ XVII và bia chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa năm 1816 87

Hình 3.12 Di tích Bến tàu không số Vũng Rô, tỉnh Phú Yên 114

Hình 4.1 Biểu đồ tỉ lệ lần điểm tại các giá trị điểm số của nhóm lớp đối chứng và nhóm lớp thực nghiệm 138

Trang 10

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Bước sang thế kỉ XXI, nhân loại chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽtrên mọi lĩnh vực đời sống do tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ

và xu thế toàn cầu hóa Các nước đang phát triển như Việt Nam đứng trước nhữngthời cơ, nhưng đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức to lớn Do đó, nâng caokhả năng thích ứng và hội nhập của đất nước nói chung, chất lượng nguồn nhân lựcnói riêng là một yêu cầu cấp thiết

Điều 2 Luật Giáo dục Việt Nam 2005 xác định: “Mục tiêu giáo dục là đào

tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm

mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [97, tr.2] Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XII của Đảng (2016) tiếp tục khẳng định: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục,

đào tạo theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân” [47, tr.296] Có thể thấy, vấn đề giáo dục tư tưởng, phẩm

chất, đạo đức, lối sống và ý thức trách nhiệm công dân là một nội dung rất được coitrọng trong mục tiêu giáo dục và đào tạo, nhất là đối với HS ở các trường phổthông

1.2 Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài đến 3260 km Trong vùngbiển ven bờ và ngoài khơi của Việt Nam, trên 3000 đảo lớn nhỏ phân bố tập trungthành các quần thể đảo ven bờ và hai quần đảo ngoài khơi là Hoàng Sa và Trường

Sa Các vùng biển, đảo của Việt Nam giữ vị thế địa chính trị, địa kinh tế và địa văn hóa hết sức đặc biệt, gắn liền với đời sống của các thế hệ người Việt từ xưa đếnnay Tuy nhiên, những tranh chấp về chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông, trong đó

-có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã và đang trở thành điểmnóng chính trị ở khu vực

Trước bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chủ trương, chínhsách nhằm củng cố, khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông,

ổn định tình hình chính trị trong nước và giữ vững hòa bình ở khu vực Do vậy, bảo

vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc là một yêu cầu cấp thiết, thể hiện trách nhiệm vànghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam Đối với thế hệ trẻ, trong đó có lực lượng họcsinh THPT - những chủ nhân tương lai của đất nước, việc nâng cao ý thức về chủ

Trang 11

quyền biển, đảo và tầm quan trọng của biển, đảo đối với sự phát triển kinh tế - xãhội, củng cố quốc phòng - an ninh, từ đó có thái độ và hành vi đúng đắn trong việcchung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc là một nhiệm vụchính trị quan trọng, nhất là trong công tác giáo dục ở các trường THPT hiện nay.

1.3 Ở trường THPT, Lịch sử là môn học có ưu thế trong việc giáo dục họcsinh nói chung và giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng Thông qua nhữngtri thức lịch sử được trình bày có hệ thống, phù hợp với quy luật phát triển của thếgiới và dân tộc, bộ môn lịch sử khẳng định vị thế của môn học góp phần đáng kểvào việc giáo dục học sinh Tác dụng giáo dục quan trọng của Sử học cũng như bộ

môn Lịch sử ở trường phổ thông là “giáo dục trí tuệ, tư tưởng chính trị, tình cảm,

đạo đức và xác định thái độ với cuộc sống hiện tại” [76, tr.207] Đặc biệt, phần

Lịch sử Việt Nam trong chương trình THPT được trình bày một cách có hệ thống,xuyên suốt qua các thời kì lịch sử không những giúp học sinh nhận thức đúng đắn

về tiến trình lịch sử dân tộc, mà còn tạo xúc cảm lịch sử, thái độ đúng đắn vớinhững trang sử vẻ vang của dân tộc, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho mìnhtrong học tập và cuộc sống thực tiễn Hơn nữa, trong chương trình giáo dục phổthông mới môn Lịch sử ở bậc THPT đã đưa vào giảng dạy chủ đề “Lịch sử bảo vệchủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông” càng khẳngđịnh sự cần thiết của việc khai thác kiến thức, tổ chức đa dạng các hình thức giáodục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh

1.4 Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tíchcực triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong hệthống giáo dục trên toàn quốc và bước đầu tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức,thái độ và hành vi của học sinh Tuy nhiên, thực trạng của việc giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử trên cả nước nói chung và cáctrường THPT thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng còn nhiều hạn chế Cónhiều nguyên nhân được đưa ra như: việc triển khai thiếu đồng bộ giữa các địaphương; chương trình và sách giáo khoa lịch sử thiếu vắng kiến thức về chủ quyềnbiển, đảo; nội dung giáo dục chưa thống nhất; hình thức và biện pháp giáo dục chưaphong phú, thiếu hấp dẫn học sinh Vì vậy, đã đến lúc cần phải nghiên cứu kỹlưỡng về lý luận, đánh giá đúng thực tiễn, từ đó xây dựng thống nhất nội dung vàđưa ra các biện pháp phù hợp nhằm giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho họcsinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng dạy học

bộ môn trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục

Trang 12

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)” làm đề tài luận

án Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử

2.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình giáo dục ý thức chủ quyền biển,đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT

2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài không nghiên cứu tất cả các vấn đề về giáo dục tư tưởng, đạo đứcnói chung mà chỉ tập trung nghiên cứu việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo chohọc sinh trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT (chương trìnhchuẩn) qua hoạt động dạy học nội khóa và ngoại khóa, vận dụng chủ yếu ở các tỉnhDuyên hải Nam Trung Bộ

- Không gian khảo sát, điều tra thực tiễn của đề tài bao gồm các trườngTHPT được lựa chọn theo đặc điểm địa lí và loại hình trên phạm vi cả nước, trong

đó, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ là chủ yếu

- Địa bàn thực nghiệm của đề tài chủ yếu ở các trường THPT thuộc khu vựcDuyên hải Nam Trung Bộ, bao gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, BìnhĐịnh, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận

- Nội dung nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong việc tìm hiểu nhữngvấn đề lý luận, thực tiễn, nội dung và biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảonói chung, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng cho học sinh trong dạyhọc phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khẳng định vai trò và ý nghĩa của vấn đề giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT, Luận án khôngchỉ xác định nội dung lịch sử Việt Nam có khả năng giáo dục và những nội dunggiáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử ở trường THPT, mà còn

đề xuất các biện pháp nhằm giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh Qua

đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử ở trường THPT trước yêucầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay

Trang 13

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu, hệ thống những vấn đề lý luận về giáo dục tư tưởng, thái độ, ýthức cho học sinh nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng trên cơ

sở tài liệu trong và ngoài nước về giáo dục học, tâm lí học, giáo dục lịch sử

- Tiến hành điều tra và khảo sát thực tiễn việc giáo dục ý thức chủ quyềnbiển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT để tìm ra nguyên nhâncủa thực trạng và những vấn đề cần giải quyết

- Tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa bộ môn lịch sử (chủ yếu phần Lịch

sử Việt Nam) và các tài liệu liên quan đến chủ quyền biển, đảo để xác định nhữngnội dung lịch sử cần giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạyhọc phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT

- Xây dựng bộ tiêu chí và bảng thang đo để đánh giá sự chuyển biến về ýthức chủ quyền biển, đảo của học sinh

- Đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinhtrong dạy học phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của các biệnpháp mà Luận án đưa ra tại một số trường THPT thuộc các tỉnh, thành phố khu vựcDuyên hải Nam Trung Bộ

4.Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận của đề tài là dựa trên quan điểm của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dụcnói chung và giáo dục lịch sử nói riêng

4.2 Phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Nghiên cứu lý thuyết:

- Sưu tầm, phân tích, tổng hợp tài liệu giáo dục học, tâm lí học, giáo dục lịch

sử về vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức, thái độ, ý thức cho học sinh

- Tìm hiểu các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của

Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục và Đào tạo; các tài liệu lịch sử, sách, báo,tạp chí,… có liên quan đến chủ quyền biển, đảo

-Tìm hiểu văn bản pháp luật quốc tế và Việt Nam về chủ quyền biển, đảo

- Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa Lịch sử THPT (chủ yếu phầnLịch sử Việt Nam); bước đầu tìm hiểu chương trình phổ thông mới để xác định nộidung và đề xuất các biện pháp giáo dục phù hợp

Trang 14

4.2.2 Nghiên cứu thực tiễn:

- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin tại các trường THPT thông qua phiếuđiều tra, dự giờ, quan sát trực tiếp, phỏng vấn, hội thảo…và xử lý thông tin để nắm

rõ thực trạng việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử

- Soạn bài và tiến hành thực nghiệm sư phạm từng phần và toàn phần để xemxét tính khả thi của các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạyhọc phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT mà Luận án đề xuất

4.2.3 Sử dụng phương pháp toán học thống kê:

Sử dụng phần mềm thống kê trong việc tập hợp và xử lý số liệu điều tra thựctiễn, thực nghiệm sư phạm để phân tích, so sánh, từ đó rút ra nhận xét và kết luận

5.Giả thuyết khoa học

Vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch

sử ở trường THPT nếu đảm bảo những nguyên tắc giáo dục, được tiến hành vớinhững nội dung và biện pháp phù hợp sẽ nâng cao chất lượng giáo dục học sinh,góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn

- Xác định nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịchsử; xây dựng những tiêu chí đánh giá học sinh về ý thức chủ quyền biển, đảo

- Đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinhtrong dạy học lịch sử ở trường THPT

7.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

-Về mặt khoa học:

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú thêm hệ thống lýluận phương pháp dạy học lịch sử về giáo dục tư tưởng, đạo đức, thái độ, ý thức chohọc sinh nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử ởtrường THPT nói riêng Từ đó, đề tài xác định nội dung, tiêu chí đánh giá, đề xuấtcác biện pháp nhằm giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy họclịch sử hiệu quả và thiết thực hơn, nhất là trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam

Trang 15

-Về mặt thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở tư liệu quý giá nhằm khẳng định thêmchủ quyền biển, đảo của Việt Nam; là cơ sở tư liệu để giáo viên các trường THPThiểu rõ về vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo và biết cách vận dụng vàoquá trình dạy học lịch sử, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục nhân cách và kĩnăng cho học sinh; là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứusinh và những người quan tâm tìm hiểu một vấn đề giáo dục quan trọng hiện nay

8.Cấu trúc của luận án

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án được kết cấu thành bốn chương:

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chương 2: Vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông - Lý luận và thực tiễn

Chương 3: Các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông

Chương 4: Thực nghiệm sư phạm

Trang 16

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN

CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Chủ quyền biển, đảo nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nóiriêng là vấn đề quan trọng được nhiều nhà khoa học và giáo dục quan tâm nghiêncứu Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đềtài, chúng tôi tiếp cận theo hai hướng sau đây:

1.1 Những nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo

1.1.1 Tài liệu của các tác giả nước ngoài

Biển, đảo Việt Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sớmđược phản ảnh trong các ghi chép, tác phẩm, bản đồ của người Trung Quốc, trựctiếp hay gián tiếp xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, đặc biệt đốivới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Thích Đại Sán (tức Hòa thượng Thạch Liêm, người Chiết Giang, Trung

Quốc) trong bộ sách Hải ngoại kỉ sự viết từ năm 1696 (Nxb Đại học Sư phạm Hà

Nội dịch và xuất bản năm 2016) đã quan sát và ghi chép khá tỉ mỉ về Vạn LíTrường Sa (tức quần đảo Hoàng Sa), khẳng định các chúa Nguyễn đã hành xử chủquyền của mình trên quần đảo này Các bản đồ của người Trung Quốc vẽ trước năm

1909 và nhiều tư liệu cổ Trung Quốc như Giao Châu di vật chí của Dương Phù,

Chư phiên chí của Triệu Nhữ Quát, Phù Nam truyện của Khang Thái, Nam Châu dị vật chí của Vạn Chấn… cũng chỉ xác định giới hạn lãnh thổ phía Nam của Trung

Quốc là đảo Hải Nam, trong khi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm cách xavịnh Bắc Bộ về phía Nam, tức thuộc phần lãnh thổ của Việt Nam

Như vậy, các bản đồ và tư liệu của người Trung Quốc đã trực tiếp hoặc giántiếp thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường

Sa Đây là nguồn tư liệu có tính khách quan cao để khai thác và sử dụng trong dạyhọc lịch sử nhằm khẳng định chủ quyền lâu đời và liên tục của Việt Nam đối với haiquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, qua đó giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ chủquyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh

Từ những thế kỉ XVII - XVIII, người phương Tây, trong đó có người Pháp

đã sớm nghiên cứu và viết về các vùng biển, đảo miền Trung của Việt Nam (thườnggọi là Cochinchina hay An Nam) Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông, trong đó cóquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được nhắc đến với tên gọi là Pracels hay Paracels

Trong bộ Lettres Esdifiantes et Curieuses, xuất bản ở Paris năm 1838 đã tập

Trang 17

hợp thư từ, nhật kí của các nhà buôn, giáo sĩ người Pháp về các vùng biển, đảo xứ

Đàng Trong; hay nhà địa lí người I-ta-li-a tên là Adriano Balbi trong Abrégé de

gesographie, resdigé sur un nouveau plan, xuất bản bằng tiếng Pháp tại Paris năm

1838, Compendio di georafia universale, quarta edizione, tomo primo, xuất bản tại

Livorno (Ý) năm 1824…đều ghi rõ quần đảo Hoàng Sa (Paracels) là những hòn đảo

dọc theo bờ biển thuộc về nước Nam (Cochinchina): “Quần đảo Hoàng Sa có

khoảng cách xa bằng nhau từ Hải Nam với nước Nam (Cochinchina) và thuộc chủ quyền của vương quốc An Nam” [189, tr.680].

Các từ điển bách khoa, từ điển địa lí phương Tây từ thế kỉ XIX cũng khẳng

định quần đảo Hoàng Sa (Paracels) thuộc về An Nam (Cochinchina) Cuốn The

English Encyclopaedia, London, 1866 của Charles Knight ghi rõ: “Cochinchina còn gọi là An Nam ở miền Á Đông, thường được biết như là Ấn Độ không có sông Hằng, gần 400 dặm dọc theo bờ biển kéo dài tới Paracels (quần đảo Hoàng Sa)”

[191, tr.521] Rõ ràng, người phương Tây sớm khẳng định Hoàng Sa là quần đảo

thuộc chủ quyền của Việt Nam, được ghi chép vào từ điển để phổ biến rộng rãi Đây

là một minh chứng thuyết phục để xác định nội dung lịch sử giáo dục cho HS

Từ cuối thế kỉ XIX, vấn đề chủ quyền và bảo vệ chủ quyền của Việt Namtrên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tiếp tục được các

tác giả ngoài nước phản ánh John Barrow trong cuốn Một chuyến du hành đến xứ

Nam Hà (1792-1793), Nxb Thế giới, Hà Nội, 2008 (bản dịch); hay John White (Mĩ)

trong A Voyage to Cochin China, London, Longman, 1824 đều phản ánh rõ việc

triều Nguyễn quan tâm đầu tư các đội thuyền để hoạt động khai thác và khẳng địnhchủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa

Năm 1914, R Morineau trong Di tích lịch sử vùng dưới Bao Vinh: đồn và

pháo đài, Nxb Thuận Hóa, 1997; hay Yoshiharu Tsuboi trong Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847-1885, Nxb Tri thức, 2011 đã phản ánh việc

phòng bị để bảo vệ các vùng biển, đảo luôn được triều Nguyễn đề cao dù đó là đang

trong thời kì bang giao tốt đẹp giữa Đại Nam và các nước xung quanh Đây là quan

điểm của các học giả nước ngoài, nhưng rõ ràng, vấn đề xác định chủ quyền lãnhthổ rất được quan tâm qua các thời kì lịch sử, ngay cả trong điều kiện hòa bình Qua

tư liệu này, giáo dục học sinh tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm của bản thânđối với vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trong bất kì hoàn cảnh nào

Từ khi thành lập, Liên Hợp quốc luôn chú trọng đến xây dựng luật biển quốc

tế, từ đó thực hiện những bước đi quan trọng và cụ thể Đó là những lần tổ chức hội

Trang 18

nghị quốc tế về biển vào các năm 1958, 1960 và từ năm 1973 đến năm 1982 Thànhcông của các hội nghị về luật biển là việc chính thức thông qua Công ước Liên hợp

quốc về luật biển năm 1982 (United Nations Convention on Law of the Sea

-UNCLOS) Đây là cơ sở quan trọng trong vấn đề phân định chủ quyền biển, đảoquốc tế, quy định chế độ pháp lý của đại dương và điều chỉnh các dạng hoạt động

cơ bản về sử dụng, nghiên cứu, khai thác và chinh phục đại dương Theo Công ướcLiên hợp quốc về luật biển 1982, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lí khẳng định chủquyền của mình trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Monique Chemillier Gendreau, Giáo sư trường Đại học Paris VII (Pháp) viết

cuốn Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Hồng Thao dịch, Lưu

Văn Lợi hiệu đính), Nxb Chính trị Quốc gia, 2011 Cuốn sách nghiên cứu dưới góc

độ công pháp quốc tế về chủ quyền biển, đảo của các nước ở Biển Đông, đưa ra lậpluận vững chắc về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trênnguyên tắc của Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 Với những chứng

cứ lịch sử và pháp lý thuyết phục, tác giả khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam Đây là tiếng nóikhách quan của một nhà nghiên cứu nước ngoài, góp phần khẳng định với thế giới

về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Ngoài các ghi chép, công trình xuất bản, bản đồ…, các hội thảo về chủ đềbiển đảo cũng được các ngành Ngoại giao, Sử học, Luật pháp… tổ chức, thu hútđông đảo giới khoa học và chính trị của nhiều nước Các hội thảo lần lượt đượcđược tổ chức tại Hoa Kỳ và Nga vào năm 2014 với sự đóng góp của nhiều chuyêngia đến từ các nước khác nhau, cùng góp tiếng nói chung để khẳng định chủ quyềncủa Việt Nam ở Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

1.1.2 Tài liệu của các tác giả trong nước

Sớm nhận thức được tầm quan trọng của các vùng biển, đảo trong xây dựng

và bảo vệ đất nước, các công trình biên soạn chính thức của nhà nước Việt Nam

thời phong kiến như: Đại Việt sử kí tục biên, Đại Nam thực lục, Hoàng Việt dư địa

chí, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ…ghi nhận rất rõ

về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa

Năm 1776, nhà bác học Lê Quý Đôn đã biên soạn Phủ biên tạp lục, Nxb Văn

hóa - Thông tin, Hà Nội, 2007 Đây là tập bút kí viết về Đàng Trong, nhất là xứThuận và xứ Quảng từ thế kỉ XVIII về trước Trong Quyển II viết về hình thế núisông, thành lũy, trị sở, đường sá, bến đò, nhà trạm hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam

Trang 19

có ghi rõ: “Phủ Quảng Ngãi, ở ngoài cửa biển xã An Vĩnh huyện Bình Sơn có núi

gọi là cù lao Ré, rộng hơn 30 dặm, trước có phường Tứ Chính, dân cư trồng đậu,

ra biển 4 canh thì đến; phía ngoài nữa lại có đảo Đại Trường Sa, trước kia có nhiều hải vật và những hóa vật của tàu, lập đội Hoàng Sa để lấy, đi 3 ngày đêm thì mới đến, chỗ gần xứ Bắc Hải” [182, tr.150-151] Như vậy, việc xác lập đơn vị hành

chính để trực tiếp quản lí các vùng biển, đảo chứng tỏ vấn đề biển, đảo được chínhquyền phong kiến rất quan tâm Ngoài vùng biển miền Trung và quần đảo Hoàng

Sa, tài liệu này còn viết về các vùng biển, đảo khác của xứ Đàng Trong

Trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821) và Hoàng

Việt địa dư chí (1833) đều có viết về phủ Tư Nghĩa mà hầu như nội dung quan trọng

nhất là viết về quần đảo Hoàng Sa Nội dung về Hoàng Sa trong hai bộ sách này có

điểm tương tự như trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, đều viết Hoàng Sa

thuộc huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi ngày nay), tức là thuộc sự quản lí hành chínhcủa nhà nước phong kiến Việt Nam

Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, Nxb

Thuận Hóa, 2006 (gồm 5 tập), trong đó, tập II có ghi rõ quá trình tổ chức thực thichủ quyền của nhà nước phong kiến đối với các vùng biển, đảo, trong đó hai quần

đảo Hoàng Sa và Trường Sa: “Đầu niên hiệu Gia Long, cũng phỏng theo chế độ cũ

đặt đội Hoàng Sa Vua Gia Long vừa sai thủy quân, vừa sai đội Hoàng Sa cùng đi vãng thám, đo đạc Phía Tây tam đảo có ngôi cổ miếu và có bia khắc bốn chữ “Vạn

Lí Ba Bình”” [138, tr.64] Đây là một tư liệu gốc quý giá để giáo dục về biển, đảo.

Đại Nam thực lục là bộ chính sử lớn nhất, quan trọng nhất của nhà Nguyễn,

do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn Năm 2007, Viện Sử học phối hợp với

Nxb Giáo dục tái bản bộ sách gồm 10 tập Trong Đại Nam thực lục tiền biên có đoạn ghi về quần đảo Hoàng Sa: “ngoài biển Quảng Ngãi có một quần đảo tục gọi

là bãi Hoàng Sa có hơn 130 cồn cát, không biết dài tới mấy ngàn dặm lại cách xa nhau một ngày đường hoặc vài trống canh Hồi quốc sơ đặt đội Hoàng Sa, hàng năm cứ tháng ba cưỡi thuyền ra đảo, 3 ngày 3 đêm tới nơi, tháng tám về” [126,

tr.141] Còn trong Đại Nam thực lục chính biên, các vùng biển, đảo được ghi chép

rất kĩ khi có đến 11 đoạn viết về Hoàng Sa Ngoài ra, sách còn chép việc vua MinhMạng sai người ra xây miếu, khắc dựng bia đá tại quần đảo Hoàng Sa

Trước năm 1975, một số luận án, luận văn đã bảo vệ có liên quan đến chủ

quyền biển đảo Việt Nam Năm 1975, “Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa” được đăng trong Tập san Sử - địa, số 29 (1, 2, 3/1975) tại Sài Gòn với nhiều bài viết có

giá trị, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa [152]

Trang 20

Sau ngày đất nước thống nhất, nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về

chủ quyền biển, đảo ra đời, tiêu biểu như: Hoàng Sa - Quần đảo Việt Nam của Văn Trọng, Nxb Khoa học xã hội, 1979; Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa -

Bộ phận của lãnh thổ Việt Nam của Nguyễn Q Thắng, Nxb Sự thật, 1982 hay cuốn Hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa - Bộ phận của lãnh thổ Việt Nam

của Vũ Phi Hoàng, Nxb Sự thật, 1988 Các công trình trên đã đưa ra những bằngchứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt Nam trên haiquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Trong các năm 1979, 1981, 1988, Nhà nước Việt Nam đã công bố “Sách

trắng” về Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,

Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản và phát hành Đây là các tài liệu tập hợp nhữngbằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lí để khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa, Trường

Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam Các tài liệu là minhchứng thuyết phục rằng, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lí đểkhẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp vớicác quy định của luật pháp và thực trạng biển, đảo quốc tế Đồng thời, sách cũngnêu rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề chủ quyền biển, đảo của Việt Nam

và chủ trương bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia trong tình hình mới

Năm 1994, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho xuất bản cuốn Biển - đảo Việt Nam,

Nxb Giáo dục phát hành Đây là sách giới thiệu về các vùng biển, đảo của Việt Nam

từ Bắc vào Nam; vị trí, vai trò của biển, đảo trong lịch sử và đời sống của ngườiViệt Cuốn sách cung cấp nguồn tư liệu có giá trị cho đội ngũ làm công tác tuyêntruyền nói chung, giáo viên và học sinh nói riêng tham khảo và nhận thức trong quátrình tìm hiểu về vấn đề chủ quyền biển, đảo Việt Nam trước những thay đổi củatình hình khu vực và thế giới

Năm 2007, Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng phối hợp với Cục Chính

trị Quân chủng hải quân biên soạn và xuất bản cuốn Biển và hải đảo Việt Nam, Nxb

Giáo dục phát hành Tài liệu đã cung cấp những nội dung cơ bản về Biển Đông vàcác vùng biển Việt Nam; quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

về biển, đảo; các tư liệu về biển, đảo Việt Nam và quốc tế Cuốn sách cung cấp đầy

đủ những chứng cứ lịch sử và pháp lý cũng như quan điểm chỉ đạo của Đảng vàNhà nước Việt Nam trong công cuộc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổquốc trước những tranh chấp về chủ quyền biển, đảo ở khu vực và quốc tế

Trần Công Trục công bố cuốn Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông, Nxb Thông

Trang 21

tin - Truyền thông, 2011 (tái bản 2014) Sách gồm 5 chương, xác định vị trí và vaitrò của biển, đảo Việt Nam trong Biển Đông; việc xác lập các vùng biển và thềmlục địa Việt Nam; quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại hai quầnđảo Hoàng Sa và Trường Sa; đồng thời, nêu lên thực trạng và giải pháp giải quyết

các tranh chấp: “Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm

hữu và thực thi chủ quyền của mình tại quần đảo Hoàng Sa, ít nhất là từ thế kỉ

XVII Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thực sự, liên tục, hòa bình, phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế” [165, tr.130-131] Qua đó,

góp phần tuyên truyền sâu rộng những thông tin chính xác đến mọi tầng lớp nhândân, đồng thời khẳng định với các thế lực phản động về lập trường vững vàng cũngnhư quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước của nhân dân Việt Nam

Trong hai năm 2011 và 2012, Đặng Đình Quý chủ biên hai cuốn sách: Tranh

chấp Biển Đông: Luật pháp, địa chính trị và hợp tác quốc tế và Tìm kiếm Giải pháp

vì hòa bình và công lý ở Biển Đông do Nxb Thông tin và Truyền thông phát hành.

Đây là công trình tập hợp các nghiên cứu góp phần đấu tranh và bảo vệ lợi ích chủ

quyền biển đảo của Tổ quốc Trong cuốn Tìm kiếm giải pháp vì hòa bình và công lý

ở Biển Đông, các tác giả sử dụng nhiều bằng chứng, lập luận thuyết phục về lịch sử,

khoa học, pháp lý và chính trị để chứng minh rằng, chìa khóa cho tranh chấp BiểnĐông đó là các bên cần khẳng định và thực hiện yêu sách của mình trên cơ sở luậtpháp quốc tế và tôn trọng các nguyên tắc công bằng, không sử dụng vũ lực, theođuổi con đường hòa bình để dàn xếp tranh chấp [143]

Đầu năm 2013, Nxb Trẻ cho ấn hành cuốn sách Lẽ phải, Luật quốc tế và chủ

quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Nguyễn Việt Long Sách

nghiên cứu dưới góc độ pháp lý từ một Luận án Tiến sĩ được bảo vệ tại Đại học

Sorbonne (Pháp) Cùng thời gian này, Nxb Trẻ cho xuất bản cuốn Việt Nam Quốc

hiệu và cương vực: Hoàng Sa - Trường Sa của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu,

chứng minh cương vực lãnh thổ qua một hệ thống bản đồ cổ có giá trị, đặc biệt dành

10 trang (111-119) để giới thiệu các bản đồ từ thời Nguyễn Tiếp đó, tác giả

Nguyễn Việt Long tiếp tục cho ra cuốn Hoàng Sa - Trường Sa: Các sự kiện lịch sử

- pháp lý chính (thế kỷ XV-2000), trong đó nêu lên một số sự kiện liên quan đến hai

quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới Triều Nguyễn

Tháng 3/2013, Nxb Chính trị Quốc gia phát hành cuốn Chủ quyền của Việt

Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Cuốn sách gồm 4 phần: giới

thiệu về Biển Đông và các vùng biển, đảo Việt Nam; vị trí, tiềm năng và vai trò của

Trang 22

biển, đảo; những bằng chứng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quầnđảo Hoàng Sa và Trường Sa; những văn bản pháp lí quốc tế và Việt Nam liên quanđến vấn đề chủ quyền biển, đảo Đây là cuốn sách có giá trị, là nguồn tư liệu tươngđối đầy đủ phục vụ cho công tác tuyên truyền và giáo dục ý thức chủ quyền biển,đảo trước những diễn biến phức tạp của tình hình biển, đảo khu vực và quốc tế.

Tháng 7/2013, Nxb Giáo dục giới thiệu cuốn Những bằng chứng về chủ

quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Hãn Nguyên

Nguyễn Nhã Cuốn sách gồm 6 chương, trong đó năm chương đầu hệ thống các tưliệu liên quan đến việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng

Sa và Trường Sa, còn chương cuối đề cập tới vị trí, tầm quan trọng chiến lược củahai quần đảo này đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng Ngoài ra, sáchcòn có 4 phụ lục về các đảo, bãi đá ở Hoàng Sa và Trường Sa, niên biểu, văn bản,

bản đồ, hình ảnh về Hoàng Sa và Trường Sa Từ đó khẳng định: “Suốt thời nhà

Nguyễn đến thời Pháp thuộc, rồi thời Việt Nam tạm thời bị chia cắt, và đến thời đất nước được thống nhất, các chính quyền Việt Nam luôn tuyên bố và thực thi chủ quyền ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Đồng thời, Việt Nam luôn thể hiện quan điểm và lập trường giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế” [110, tr.145].

Vào giữa năm 2013, Ủy ban Biên giới quốc gia cho xuất bản cuốn sách

Tuyển tập các Châu bản Triều Nguyễn về thực thi chủ quyền quốc gia Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Ngoài công bố bản gốc Hán - Nôm,

sách được in thành 4 thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, Hoa Cuốn sách đã cung cấp chongười đọc một hệ thống tư liệu lưu trữ về Châu bản Triều Nguyễn có giá trị Cũngvào giữa năm 2013, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông cho ấn hành cuốn

Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt của Việt Nam của nhiều tác giả với nhiều bản đồ

được công bố, quan trọng nhất là tấm bản đồ Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ

của nhà Thanh ấn hành năm 1904, không có Hoàng Sa và Trường Sa

Trước những tranh chấp trên Biển Đông ngày càng trở nên phức tạp, đầu

năm 2014, Nxb Văn hóa - Thông tin phát hành sách Những chứng cứ khẳng định

chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông (gồm 5 phần), tập hợp những

chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lí khẳng định chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông.Đây là một tài liệu quan trọng, góp phần phát huy lòng yêu nước, ý thức bảo vệ chủ

quyền biển đảo: “Biển, đảo là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, cấu

thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của quốc gia… Nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn chủ

Trang 23

quyền biển, đảo của Tổ quốc rất nặng nề, đòi hỏi phải thường xuyên quán triệt, nắm vững các quan điểm tư tưởng của Đảng, tổ chức triển khai thực hiện chủ động, sáng tạo trong thực tiễn ở mọi cấp, ngành và toàn dân” [119, tr.252].

Tháng 5/2014, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ tiếp nhận và công

bố bộ Atlas bản đồ thế giới của Philipe Vandemaelen xuất bản năm 1827 Đây là bộ

Atlas có giá trị, khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa Việt Nam khi đó được giới thiệu thông qua các tấm bản đồ số 97, 105,

106, 110 thể hiện rõ chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa Bên cạnh khu vựcđược xác định là Paracels, bản đồ có một bản giới thiệu tóm tắt về Đế Chế An Nam

Cũng năm 2014, Nguyễn Đình Đầu công bố cuốn sách Chủ quyền Việt Nam

trên Biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa, Nxb Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh.

Sách tập hợp những tư liệu lịch sử và hơn 200 bản đồ cổ khẳng định Việt Nam đãlàm chủ phần lớn Biển Đông từ hàng trăm năm trước Đây là cuốn sách đượcnghiên cứu và trình bày công phu, phân tích chính xác những văn bản cổ, bút ký,họa đồ, hải đồ Với công trình này, tác giả cung cấp cho công chúng cái nhìn chânthực hơn, toàn diện hơn về chủ quyền Tổ quốc Đây là những bằng chứng mà cácnước phương Tây cũng như chính Trung Hoa ghi nhận về chủ quyền của Việt Namđối với Biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa

Phạm Hoàng Quân với sách Hoàng Sa, Trường Sa - nghiên cứu từ sử liệu

Trung Quốc, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, Tp.HCM, 2014 đã tập hợp những tư liệu từ

phía Trung Quốc viết về Hoàng Sa và Trường Sa; phân tích, đánh giá nguồn gốc,bản chất và ý nghĩa các sử liệu này nhằm chỉ ra những lập luận sai lạc của các họcgiả Trung Quốc, góp phần khẳng định chủ quyền lịch sử của Việt Nam đối với cácquần đảo trên Biển Đông Đặc biệt, cuốn sách tập hợp khá nhiều bản đồ do chínhngười Trung Quốc vẽ không hề thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Từ

đó, tác giả khẳng định: “Trong lịch sử từ Hán đến Thanh, các triều đại quân chủ

đại diện cho nhà nước Trung Hoa chưa từng xác lập chủ quyền đối với vùng biển Nam Hải và xác định hải giới ở cực nam là đảo Quỳnh Châu” [125, tr.33-34].

Cuối năm 2014, Nxb Giáo dục giới thiệu sách Hoàng Sa, Trường Sa - khát

vọng hòa bình của Bùi Tất Tươm, Vũ Bá Hòa; Sức sống Trường Sa của Hoàng Chí

Hùng Đây là tập hợp những bài viết của các nhà nghiên cứu, phóng viên, cán bộ,chiến sỹ về vị trí chiến lược của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; việc xác lập

và chiếm hữu liên tục, hòa bình của Việt Nam, phần lãnh thổ mà các thế hệ ngườiViệt tiếp nối nhau khai khẩn, và đó cũng là nơi thể hiện khát vọng vươn xa, ý chí

Trang 24

kiên cường của dân tộc mà thế hệ hôm nay và mai sau phải có trách nhiệm bảo vệ,gìn giữ và phát huy Đặc biệt, hai cuốn sách đã thể hiện sinh động những hình ảnh

về đời sống, chiến đấu của nhân dân và chiến sỹ trên các vùng biển, đảo Tổ quốc,nhất là hình ảnh về huyện đảo Lý Sơn, quần đảo Hoàng Sa và Trường sa

Để tăng thêm bằng chứng lịch sử làm cơ sở khẳng định chủ quyền của ViệtNam trên Biển Đông, đồng thời phổ biến rộng rãi đến nhân dân, đầu năm 2015, Nxb

Thông tin và Truyền thông phát hành cuốn Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần

đảo Hoàng Sa và Trường Sa - sức mạnh từ tài liệu lưu trữ do Nguyễn Văn Kết chủ

biên Đây là sách có giá trị do Cục Thông tin Đối ngoại - Bộ Thông tin và Truyềnthông chỉ đạo biên soạn, kết hợp với Tạp chí Văn thư - Lưu trữ (Bộ Nội vụ) Từ sứcmạnh tài liệu lưu trữ, các tác giả khẳng định cơ sở lịch sử và pháp lí về chủ quyềncủa Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của BộGD&ĐT về “Tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảovào chương trình giáo dục các cấp học và trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục

quốc dân”, Vụ Giáo dục Quốc phòng tổ chức biên soạn tài liệu Biển, đại dương và

chủ quyền biển, đảo Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, 2015 làm tài liệu nghiên

cứu, giảng dạy, học tập của giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên trong phạm vimôn học Giáo dục quốc phòng Tài liệu khái quát những vấn đề chung về biển vàđại dương; một số vấn đề cơ bản về biển, đảo Việt Nam; đặc biệt là quá trình xáclập, thực thi và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông

Tổ chức và hoạt động bảo vệ biển đảo Việt Nam dưới triều Nguyễn 1802

-1885 do Đỗ Bang chủ biên, Nxb Thuận Hóa, 2016 là công trình nghiên cứu về

chính sách của nhà Nguyễn đối với việc bảo vệ và khai thác các vùng biển đảo;công tác tổ chức, trang bị và phối hợp của triều đình với các địa phương ven biển.Công trình góp phần công bố cho nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế thôngtin đầy đủ và chính xác về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Namliên tục và hòa bình qua các triều đại phong kiến, nhất là dưới triều Nguyễn

Giữa năm 2016, Bộ Thông tin và Truyền thông cho xuất bản ấn phẩm Tài

liệu tập huấn công tác tuyên truyền biển, đảo Trong đó, Nguyễn Quang Ngọc nêu

rõ quá trình nhận thức và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông; TrầnĐức Anh Sơn cung cấp những bằng chứng xác thực qua thư tịch cổ và bản đồ nướcngoài về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa;Nguyễn Bá Diến nêu lên mối nguy hại của yêu sách “Đường lưỡi bò” phi lí của

Trang 25

Trung Quốc và một số biện pháp nhằm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam;

Lê Quý Quỳnh cung cấp những tư liệu và căn cứ về việc xác định phạm vi và chế

độ pháp lí các vùng biển của Việt Nam; Nguyễn Chu Hồi nêu rõ vị thế và tiềm năngcủa biển, đảo Việt Nam trong bối cảnh quốc tế và khu vực

Đến năm 2019, cuốn sách “Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa

- Tư liệu và sự thật lịch sử” của Nguyễn Quang Ngọc được Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội phát hành Đây là kết quả nghiên cứu công phu của các chuyên gia về chủquyền biển, đảo, qua đó tiếp tục khẳng định vững chắc quá trình xác lập, thực thi vàbảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông Công trình này là nguồn tư liệu quýgiá trong công tác giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS hiện nay

Trên các tạp chí: Nghiên cứu và phát triển, Huế Xưa và nay, Xưa và Nay,

Nghiên cứu lịch sử, Lịch sử quân sự,… có nhiều bài viết về chủ đề biển đảo của các

nhà nghiên cứu: Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Hồng Thao,Đinh Kim Phúc, Nguyễn Nhã, Trần Công Trục, Đỗ Bang, Nguyễn Quang TrungTiến, Lưu Trang, Đoàn Anh Thái,…Cùng với đó, trên các tạp chí, tập san, báo điện

tử, website chính thống đăng nhiều bài nghiên cứu, khảo cứu, công bố tư liệu về đếnbiển, đảo, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Một số Luận án Tiến sĩ đã nghiên cứu về vấn đề chủ quyền biển, đảo củaViệt Nam, biện pháp giữ gìn hòa bình và ổn định trên Biển Đông:

Luận án “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa

và Trường Sa” của Nguyễn Nhã, bảo vệ năm 2002 là một công trình nghiên cứu

công phu nhằm cung cấp những bằng chứng xác thực về quá trình xác lập và thựcthi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua hệthống các nguồn tài liệu phong phú, nhất là tài liệu gốc và tài liệu tiếng nước ngoài

Luận án của Vũ Hải Đăng với đề tài “Những định hướng pháp lý và chính trị

nhằm xây dựng một mạng lưới khu vực các khu bảo tồn biển trên Biển Đông”, bảo

vệ vào năm 2013 tại trường Đại học Dalhousie, Canada Đây là một hướng đi mớitrong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thông qua việc hợp tác bảo vệ tàinguyên - môi trường biển ở khu vực Đây là một giải pháp hữu hiệu nhằm giảiquyết những tranh chấp trên Biển Đông theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta,phù hợp với luật pháp quốc tế và những thỏa thuận của các nước ven Biển Đông

Lê Tiến Công với luận án “Tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển

miền Trung dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885”, Đại học Khoa học, Đại học

Huế năm 2015 đã trình bày những vấn đề về vị trí chiến lược của biển, đảo; việc tổ

Trang 26

chức phòng thủ và bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn Luận án hoànthành góp phần khẳng định thêm chủ quyền biển, đảo Việt Nam, nhất là vấn đềnhận thức vị trí, vai trò của biển, đảo cả nước nói chung và miền Trung nói riêngtrong lịch sử cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Có thể khẳng định, công tác nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo Việt Nam rấtđược quan tâm với nhiều công trình có giá trị cả về khoa học và thực tiễn được công

bố Tuy nhiên, các công trình nêu trên chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ lịch sử vàđịa lí nhằm cung cấp tư liệu khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam Do đó, cáccông trình này là cơ sở tư liệu để tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân,trong đó có lực lượng học sinh nhận thức rõ về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, từ đóxác định trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nóichung, chủ quyền biển, đảo nói riêng trong bối cảnh hiện nay

1.2 Những nghiên cứu về giáo dục học sinh nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng

Các nhà giáo dục học, tâm lí học và giáo dục lịch sử rất coi trọng công tácgiáo dục ý thức, tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh nói chung, ý thức chủquyền biển, đảo nói riêng Nhiều nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này đã ra đời:

1.2.1 Tài liệu của các tác giả nước ngoài:

1.2.1.1 Tài liệu Giáo dục học và Tâm lí học

B.P.Ê-xi-pốp trong Những cơ sở của lý luận dạy học, tập III, Nxb Giáo dục,

Hà Nội (1971) (Phan Huy Bính dịch) đã trình bày về các hình thức dạy học và giáodục học sinh, trong đó kết hợp tiết lên lớp với làm bài ở nhà của học sinh, tổ chứctham quan với lao động kĩ thuật tổng hợp, qua đó giáo dục học sinh toàn diện cả vềtrí dục, đức dục, văn thể mỹ Trong cuốn sách này, tác giả rất coi trọng các hìnhthức giáo dục nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, ý thức, thái độ, chuẩn mực hành

vi cho học sinh, xem đó là điều kiện quan trọng để giáo dục mang lại hiệu quả cao

I.F Kha-la-môp, Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào?, Nxb Giáo

dục, Hà Nội (1979),… đã khẳng định hoạt động nhận thức tích cực độc lập của họcsinh là điều kiện bắt buộc đối với giờ học được tổ chức một cách khoa học, có hiệuquả Tác giả khẳng định rằng, tri thức trở thành kiến thức thực sự khi học sinhchiếm lĩnh nó bằng một thái độ đúng đắn, sáng tạo, nghĩa là phải tạo được động lựchọc tập, giáo dục học sinh tinh thần tự học, có ý thức cao trong việc chủ động lĩnhhội kiến thức trên lớp cũng như vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống

Giáo dục học, tập III của T.A.Ilina, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1979 cũng đề cập

Trang 27

đến đối tượng, nhiệm vụ, mục đích và sự phát triển của giáo dục bao gồm cả trí dục,đức dục, mỹ dục, thể dục và giáo dục lao động, trong đó, “đức dục” là một nội dung

giáo dục được đề cao; hay trong Giáo dục học, tập II của N.V.Sa-vin, Nxb Giáo

dục, Hà Nội, 1983 nêu lên những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học và giáo dục,đưa ra những phương pháp giáo dục hiệu quả, trong đó chú trọng giáo dục đạo đức

và phát triển nhân cách học sinh gắn liền với giáo dục lao động và thể chất Có thểthấy, trong mục tiêu giáo dục ở nhà trường, giáo dục phẩm chất đạo đức, ý thức,thái độ gắn liền với thực tiễn lao động và cuộc sống là nội dung rất được chú trọng.Một số tác giả lại đi sâu nghiên cứu về giáo dục ý thức, tư tưởng, thái độ của

HS thông qua HĐNK Tiêu biểu như: F Ra-bơ-le (Pháp) có sáng kiến tổ chức cáchình thức giáo dục ngoài giờ lên lớp Isma’il Al-Qabbani (Ai Cập) sử dụng phươngpháp giảng dạy theo nguyên tắc “học đi đôi với hành”, tăng khả năng quan sát, nhậnthức, phân tích và đánh giá Hay A.X Ma-ka-ren-co (Liên Xô), tác giả của cuốn

Bài ca sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1962 nổi tiếng với quan điểm: “Các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học, mà đáng ra phải là trên mỗi mét vuông của đất nước”[1, tr.52] Đây là những gợi ý giá trị để

lựa chọn biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS ở trường THPT

1.2.1.2 Tài liệu giáo dục lịch sử

N.G Đai-ri trong cuốn Chuẩn bị giờ học Lịch sử như thế nào?, Nxb Giáo

dục, Hà Nội, 1973 đã trình bày một vấn đề quan trọng của việc dạy và học bộ môn,

đó là giờ học lịch sử Giờ học là một hình thức tổ chức dạy học, là một bộ phận của

quá trình sư phạm nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục Tác giả nhấn mạnh, “tính cụ

thể, tính hình ảnh của sự kiện có một giá trị lớn lao, bởi chúng cho phép hình dung lại quá khứ”, đồng thời khẳng định “công tác nghiên cứu thực tế, nghiên cứu tại nơi xảy ra sự kiện lịch sử là một trong những điều kiện hiện có của hoạt động dạy

và học để hình thành tư duy độc lập và tính tự lập của học sinh [106, tr.25] Đây là

những gợi ý giúp giáo viên lựa chọn các biện pháp phù hợp để giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh, qua đó định hướng hành vi của các em phù hợp vớithực tiễn nhằm góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc

I.Ia Lec-ne trong cuốn Dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1977 hay

Phát triển tư duy học sinh trong dạy học Lịch sử (tài liệu dịch và lưu trữ tại phòng

tư liệu, Đại học Sư phạm Hà Nội) đi sâu một khía cạnh của phương pháp dạy họclịch sử, đó là dạy học nêu vấn đề để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của

Trang 28

học sinh Quan điểm này có thể áp dụng trong công tác giáo dục ý thức chủ quyềnbiển, đảo bằng các phương pháp dạy học tích cực như dạy học theo dự án, dạy họctại bảo tàng, di tích, hay tổ chức cho học sinh tự học, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh vềbiển, đảo Từ đó, việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo được tiến hành mộtcách tự nhiên, phù hợp với hứng thú và sở trường của học sinh, nhất là trong cáchoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo Các biện pháp giáo dục này có thể tiếnhành trên diện rộng, phù hợp với khả năng học sinh trong điều kiện phương tiệncông nghệ phát triển như hiện nay.

N.A Ê-rô-phê-ép trong cuốn Lịch sử là gì?, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1981 đã

khẳng định chức năng giáo dục của bộ môn lịch sử trong việc hình thành tư tưởng,

phẩm chất, đạo đức cho học sinh, bởi vì “khả năng giáo dục của sử học nói chung,

của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông nói riêng bắt nguồn từ một sự thực là trong khoa học lịch sử, rõ ràng có những yếu tố nghệ thuật” [105, tr.181] Quan điểm của

tác giả về chức năng giáo dục của bộ môn lịch sử được nhiều nhà sử học và nhàgiáo dục lịch sử thừa nhận, phù hợp với mục tiêu và thực tiễn giáo dục của cácnước, trong đó có giáo dục Việt Nam Do đó, môn lịch sử rất có ưu thế trong côngtác giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh

1.2.2 Tài liệu của các tác giả trong nước:

1.2.2.1 Tài liệu Giáo dục học và Tâm lí học

Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt trong giáo trình Giáo dục học, Tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1987; Phạm Viết Vượng trong cuốn Giáo dục học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008; Trần Thị Tuyết Oanh trong Giáo dục học, tập 2, Nxb Đại học Sư phạm,

Hà Nội, 2006 đều nhấn mạnh đến công tác giáo dục nhân cách, đạo đức cho HS vàxem đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình giáo dục ở các cấp học, nhằmđào tạo HS đạt 3 mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển, hình thành con ngườiViệt Nam có đủ tài và đức phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang biên soạn giáo trình

Tâm lí học đại cương, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2016 Giáo trình gồm có 7

chương, trong đó chương III, các tác giả đã đưa ra khái niệm, các cấp độ và các conđường hình thành ý thức của cá nhân Đây là cơ sở để hình thành ý thức nói chung,

ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng cho học sinh trong dạy học ở trường THPT

Thái Duy Tuyên trong cuốn Những vấn đề cơ bản của giáo dục học học hiện

đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999; Đặng Thành Hưng với Dạy học hiện đại - lí luận, biện pháp, kĩ thuật, Nxb Đại học Quốc gia, 2002 nêu quan điểm, hình thức tổ chức

Trang 29

dạy học là một phạm trù riêng biệt, bao gồm các hình thức: lên lớp, ngoài lớp, cảlớp, nhóm, cá nhân và bài học thực hiện dưới những hình thức Trong đó, việc tổchức giáo dục HS bằng nhiều hình thức phong phú là một yêu cầu quan trọng trongdạy học ngày nay Đây là những gợi ý quan trọng để chúng tôi đưa ra các biện phápgiáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong DHLS ở trường THPT.

Gần đây, vấn đề dạy học phát triển năng lực được quan tâm Lê Đình Trung,

Phan Thị Thanh Hội biên soạn Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển

năng lực người học ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2016.

Cuốn sách nêu những vấn đề chung về năng lực, con đường hình thành năng lực vàmột số biện pháp nền tảng cho tất cả các môn học Có thể hiểu, năng lực chỉ đượchình thành trong môi trường học tập tích cực, khi học sinh có nhận thức, kĩ năng vàthái độ đúng đắn để giải quyết một vấn đề đặt ra trong học tập và cuộc sống

1.2.2.2 Tài liệu giáo dục lịch sử

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục truyềnthống, ý thức dân tộc, nhất là trong giáo dục lịch sử Nhiều bài viết của Người đã

nêu bật ý nghĩa của giáo dục phẩm chất, đạo đức, ý thức dân tộc Trong bài “Nên

học sử ta”, Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, Người chỉ rõ:

“Dân ta phải biết sử ta Sử dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta Sử dạy cho ta bài học này: lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập tự do Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn” [102,

tr.171] Ngoài ra, Người còn chú trọng đến giáo dục ý thức dân tộc, bảo vệ độc lập

chủ quyền quốc gia và ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ với quê hương, đất nước

Trong giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử do Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị chủ biên, Nxb Giáo dục phát hành năm 1976; Phương pháp dạy học lịch sử do

Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Nguyễn HữuChí, Phan Thế Kim, Phạm Hồng Việt biên soạn, Nxb Giáo dục phát hành năm 1992(tái bản có sửa chữa và bổ sung năm 1998, 1999, 2000, 2001) đã nói rõ về chức

năng giáo dục của bộ môn lịch sử ở trường THPT Các tác giả xác định: “nhà

trường phổ thông chịu trách nhiệm quan trọng cùng với xã hội hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ Môn lịch sử với chức năng, nhiệm vụ của mình góp phần tích cực vào công việc này” [76, tr.75-76] Với vai trò quan trọng như vậy,

giáo dục tư tưởng chính trị, truyền thống dân tộc, phẩm chất đạo đức cho học sinhqua dạy học lịch sử ở trường phổ thông là điều rất cần thiết

Phương pháp dạy học lịch sử (2 tập) do Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng,

Nguyễn Thị Côi biên soạn, Nxb Đại học Sư phạm, 2002 (tái bản và bổ sung 2009,

Trang 30

2012) tiếp tục khẳng định chức năng giáo dục của bộ môn lịch sử, đồng thời nêu lênnguyên tắc, yêu cầu về nội dung, hình thức và biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục

trong dạy học bộ môn, qua đó khẳng định: “Lịch sử có sở trường và ưu thế trong

việc giáo dục thế hệ trẻ Ngay từ thời cổ đại, người ta đã xem “lịch sử là cô giáo của cuộc sống”, “là bó đuốc soi đường đến tương lai” Giáo dục thái độ tình cảm,

tư tưởng cho học sinh qua dạy học lịch sử là “dạy chữ để dạy người” [79, tr.204].

Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử của Hội Giáo dục lịch sử,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004 tập hợp các chuyên đề chuyên sâu về phươngpháp và đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông Đặc biệt, chuyên

đề III viết về “giáo dục học sinh qua dạy học lịch sử” nhấn mạnh nhiệm vụ giáo

dục học sinh thông qua môn lịch sử, nhất là lòng yêu nước, ý thức dân tộc, trách

nhiệm công dân: “Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ là một nhiệm vụ

quan trọng hiện nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Môn Lịch sử có ưu thế và sở trường trong việc giáo dục này, nhưng cần tránh việc sáo mòn, công thức, không đưa lại hiệu quả gì Điều này đòi hỏi sự nỗ lực, sáng tạo của giáo viên trong điều kiện cụ thể của mình” [81, tr.290].

Năm 2003, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội cho phát hành cuốn Lịch sử và

giáo dục lịch sử Cuốn sách tập hợp những nghiên cứu của GS Phan Ngọc Liên trên

nhiều lĩnh vực khoa học, nhất là những nghiên cứu về phương pháp dạy học lịch sử.Phần III và IV là những nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử và giáo dục lịch sử như

“Giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ qua môn lịch sử”, khẳng định một

truyền thống quan trọng cần giáo dục cho thế hệ trẻ là “giúp các em phát triển lòng

yêu nước chân chính, có trách nhiệm đối với việc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước” [80, tr.471] Qua đó, định hướng các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo

dục: giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa hình thành thế giới quan, thực hiệnmục tiêu đào tạo và giáo dục truyền thống; tổ chức học tập lịch sử gắn với thực tếcuộc sống; xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật đáp ứng yêu cầu dạy học và giáo dục

Trịnh Đình Tùng trong cuốn Hệ thống các phương pháp dạy học ở trường

THCS, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành năm 2005, nêu rõ việc đa dạng hóa

các hình thức và phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử, trong

đó, các biện pháp nhằm giáo dục nhân cách, đạo đức, tư tưởng, thái độ cho học sinh

là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục lịch sử, góp phần nâng cao chấtlượng dạy học bộ môn, đáp ứng mục tiêu đào tạo thế hệ tương lai có đầy đủ nănglực và phẩm chất, góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trang 31

Nguyễn Thị Côi trong cuốn Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả

dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, 2006 đề cập đến các

hình thức tổ chức dạy học, đó là dạy học trên lớp, tự học, hoạt động nhóm, toàn lớp,

cá nhân, tham quan học tập ở nhà bảo tàng, nhà truyền thống, di tích lịch sử; tổ chứchoạt động ngoại khóa, thực hành Nhấn mạnh nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và

phát triển của DHLS, tác giả khẳng định “mục tiêu bài học lịch sử là cơ sở để giáo

viên lựa chọn tài liệu lịch sử của bài - những sự kiện lịch sử cụ thể, những biểu tượng, khái niệm; xác định mức độ trình bày các sự kiện, hiện tượng hợp lí, có hiệu quả; tiến hành việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, rèn luyện kĩ năng cho học sinh”

[38, tr.23] Có thể thấy, vấn đề giáo dục ý thức học sinh được thực hiện gắn với các

hình thức tổ chức dạy học, nhất là các hình thức dạy học được tổ chức ngoài lớp

Trong bối cảnh đổi mới dạy học những năm đầu thế kỉ XXI, cuốn Đổi mới

nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông do Phan Ngọc Liên

chủ biên được Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội xuất bản năm 2008 Cuốn sách gồm

có 3 phần, trong đó phần II và III về “Đổi mới phương pháp và tổ chức dạy học

lịch sử ở trường phổ thông” là cơ bản nhất Các tác giả làm rõ những vấn đề lí luận,

thực tiễn và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn, bao gồm nâng cao chất

lượng giáo dục tư tưởng, ý thức trách nhiệm công dân cho HS: “Xác định đúng mục

tiêu, vai trò của môn Lịch sử, cũng như các bộ môn khác sẽ thấy sự cần thiết tổ chức dạy học có chất lượng mọi môn học để đào tạo tốt thế hệ trẻ” [82, tr.531].

Nguyễn Thị Thế Bình trong cuốn Phát triển kĩ năng tự học lịch sử cho học

sinh, Nxb Đại học Sư phạm, 2014 đã làm rõ tầm quan trọng của việc phát triển kĩ

năng tự học cho học sinh, xây dựng hệ thống những kĩ năng tự học và đưa ra cácbiện pháp hình thành và phát triển kĩ năng tự học cho học sinh để nâng cao chấtlượng dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông Tài liệu này nói về kĩ năng tựhọc nói chung, nhưng cũng là cơ sở để xây dựng các biện pháp tự học, tự tìm hiểu

về chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong điều kiện các nguồn tư liệu đáng tin cậy

về chủ quyền biển, đảo ngày càng phong phú và không khó để tìm kiếm

Về công tác ngoại khóa lịch sử ở trường phổ thông, Phan Ngọc Liên trong

Công tác ngoại khóa thực hành môn Lịch sử ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục,

1968 đã chuyên sâu nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động ngoại khóa lịch sử, từ

đó nêu lên những nguyên tắc, cách xác định nội dung, xây dựng hình thức và lựachọn phương pháp tổ chức các hoạt động ngoại khóa Cuốn sách là cơ sở lý luậnquan trọng để xây dựng các hình thức hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo

Trang 32

1.2.2.3 Tài liệu giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức chủ quyềnbiển, đảo cho thế hệ trẻ, trong đó có lực lượng HS, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyêngiáo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo liên tiếp phát hành các văn bản, tài liệu:

Tài liệu hướng dẫn dạy học nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo cho học sinh Trung học phổ thông gồm có 2 phần chính: giới thiệu mục

tiêu, cấu trúc của tài liệu, hướng dẫn lựa chọn nội dung, thời gian, hình thức vàphương pháp tổ chức hoạt động giáo dục chủ quyền biển đảo, nhất là vấn đề bảo vệtài nguyên và môi trường, phù hợp với đặc điểm học sinh và các vùng miền trên cảnước Qua tài liệu này, giáo viên và học sinh xác định đúng các chủ đề, lựa chọn nộidung và hình thức tổ chức nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh, rèn luyện những

kĩ năng thích hợp nhằm chung tay bảo vệ, khai thác phù hợp các nguồn tài nguyên,môi trường biển, đảo, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Tài liệu tập huấn giáo viên cốt cán giáo dục quốc phòng - an ninh đã khẳng

định về chủ quyền biển, đảo của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ

sở những văn bản của Đảng và Nhà nước về biển, đảo; các chứng cứ lịch sử và pháp

lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và TrườngSa; giáo dục học sinh về ý thức chủ quyền biển, đảo trong tình hình hiện nay

Tài liệu tập huấn công tác tuyên truyền về biển, đảo, Nxb Thông tin và

Truyền thông, Hà Nội, 2013 đã tập hợp những bài viết của các nhà khoa học, nhànghiên cứu hàng đầu về biển, đảo và những cơ sở để đấu tranh bảo vệ vững chắcchủ quyền biển, đảo Việt Nam, trong đó có bài viết của các tác giả Nguyễn BáDiến, Nguyễn Trường Giang… Trên cơ sở những tư liệu lịch sử và pháp lý thuyết

phục, các tác giả khẳng định: “việc xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam qua

các triều đại cho đến ngày nay là phù hợp với tập quán và pháp luật quốc tế Vì vậy, Việt Nam vẫn luôn khẳng định và có đủ căn cứ lịch sử, khoa học, pháp lí để chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam” [34, tr.46].

Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về biển, đảo của thế hệ trẻ, Ban Tuyên giáo Trung

ương chỉ đạo biên soạn cuốn 100 câu hỏi đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt

Nam, Nxb Thông tin và Truyền thông, 2014; Hà Nguyễn với 500 câu hỏi đáp về biển, đảo Việt Nam, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2015 Hai cuốn sách nêu rõ vị trí, vai

trò và tiềm năng của biển, đảo; các vùng biển, đảo Việt Nam; quyền và bảo vệ cácquyền của Việt Nam ở Biển Đông; xây dựng và phát triển các lĩnh vực liên quanđến biển, đảo; một số hoạt động của thanh niên hướng về biển, đảo Tổ quốc Các tài

Trang 33

liệu trình bày nội dung cơ bản, ngắn gọn, minh họa hình ảnh phong phú, phù hợpvới tuổi trẻ nói chung, học sinh nói riêng nên mang lại ý nghĩa giáo dục cao.

Nguyễn Đức Vũ, Trần Thị Tuyết Mai biên soạn Giáo dục về biển - đảo Việt

Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2014 Qua 3 tập sách, các tác giả giới thiệu những vấn

đề về biển đảo một cách ngắn gọn, sinh động, dễ hiểu, phù hợp với các em học sinh,đặc biệt, cuốn sách hướng dẫn cho giáo viên và học sinh nội dung và phương phápgiáo dục về biển, đảo trong giờ lên lớp cũng như trong các hoạt động ngoại khóa,phù hợp với đặc điểm sinh lí lứa tuổi và điều kiện trường học ở nước ta

Lê Thông, Đặng Duy Lợi, Đỗ Anh Dũng, Nguyễn Thanh Long, Nguyễn

Minh Tuệ, Lê Mỹ Dung, Lưu Hoa Sơn, Đỗ Văn Thanh biên soạn bộ sách Kể

chuyện biển đảo Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2014 gồm 4 tập: tư liệu biển đảo

Việt Nam; các huyện đảo ở miền Bắc; các huyện đảo ở miền Trung; các huyện đảo

ở miền Nam Bộ sách là các câu chuyện kể về các vùng biển đảo Việt Nam vớinhững hình ảnh sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ Tài liệu này dễ phổ biến trong các nhàtrường, nhất là trong các hoạt động ngoại khóa lịch sử để giáo dục học sinh

Phan Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Thu Thủy, Trần Đức Anh Sơn biên soạn

cuốn Giáo dục chủ quyền biển đảo, biên giới quốc gia dùng trong nhà trường, Nxb

Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2015 Cuốn sách cung cấp kiến thức cơ bản, có chọn lọc,phù hợp với lứa tuổi học sinh phổ thông về chủ quyền biên giới và biển đảo, từ đó,học sinh nâng cao lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm đối với việc bảo vệ chủ quyềnlãnh thổ, biết trân trọng từng tấc đất, tấc biển của Tổ quốc mà các thế hệ ông cha đãchung tay gìn giữ Dù ngắn gọn nhưng sách có thêm phần chủ quyền biên giới giúphọc sinh có cái nhìn đúng đắn hơn về chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc

Để góp phần tuyên truyền sâu rộng về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc đến cácđối tượng học sinh khác nhau, nhóm giảng viên khoa Lịch sử, trường Đại học Sư

phạm Hà Nội hoàn thành bộ sách Giáo dục về biển đảo Tổ quốc Việt Nam, Nxb Đại

học Quốc gia Hà Nội, 2017 Bộ sách gồm 3 tập dành cho học sinh TH, THCS vàTHPT, đề cập đến những vấn đề cơ bản về biển đảo theo trình độ nhận thức củatừng đối tượng học sinh, đồng thời giới thiệu các hoạt động trên mọi miền Tổ quốcvới tinh thần “tuổi nhỏ làm việc nhỏ” trong phong trào bảo vệ chủ quyền biển đảo

để làm gương cho các em Ngoài kênh chữ, các tác giả còn xây dựng nguồn kênhhình minh họa phong phú, kích thích tinh thần học tập của học sinh Tuy nhiên, bộsách chưa có phần hướng dẫn cụ thể các hình thức và biện pháp giáo dục ý thức chủquyền biển đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử

Trang 34

Tại các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là các tỉnh Duyên hải Nam Trung

Bộ, các tài liệu về công tác tuyên truyền biển, đảo và giáo dục chủ quyền biển, đảocho học sinh trong các trường học được phát hành và tổ chức thực hiện ở nhiều mônhọc khác nhau, tiêu biểu là một số tài liệu sau:

Từ năm học 2011-2012, Sở GD & ĐT Quảng Ngãi hoàn tất soạn thảo nội

dung Giáo dục chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa lồng ghép vào môn lịch

sử dạy tại các trường THPT trong tỉnh Nội dung cơ bản của tài liệu là giới thiệu về:

lễ khao lề thế lính Hoàng Sa; vùng đất, phong tục tập quán, các di tích lịch sử quêhương Hải đội Hoàng Sa Trong đó, tác giả tập trung giới thiệu về đội hùng binhHoàng Sa vâng mệnh triều đình nhà Nguyễn ra Hoàng Sa,Trường Sa đo đạc thủytrình, khai thác sản vật và cắm mốc chủ quyền lãnh hải Tổ quốc từ thế kỷ XVI đếnthế kỷ XIX và việc thực thi chủ quyền biển, đảo của các thế hệ cho đến ngày nay

Năm 2012, Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã cho xuất bản cuốn Văn hóa

biển đảo Khánh Hòa Sách đã tập hợp những bài viết đề cập tới việc bảo tồn, giữ

gìn và phát huy tác dụng những di sản văn hóa liên quan đến quá trình xác lập, thực

thi chủ quyền và xây dựng quần đảo Trường Sa Đến cuối năm 2013, Tài liệu giảng

dạy và học tập Lịch sử Khánh Hòa ở trường THCS, THPT do Nguyễn Thị Kim Hoa

chủ biên đã được Sở GD & ĐT xuất bản, trong đó, nhiều bài học phản ánh tiềmnăng thế mạnh của biển, đảo Khánh Hòa trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, an ninh,quốc phòng… Tài liệu còn biên soạn các bài ngoại khóa về lịch sử chủ quyền biển,đảo, về Hoàng Sa, Trường Sa , tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên phổ thôngtrong tỉnh khi dạy học những nội dung về chủ quyền biển, đảo

Tại Đà Nẵng, từ năm học 2014-2015, Sở GD&ĐT phát hành tài liệu Chủ

quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Tài liệu được sắp

xếp nội dung phù hợp với chương trình học và độ tuổi của học sinh hai khối THCS

và THPT Ngoài những nội dung trong sách giáo khoa, bộ tài liệu đã bổ sung nhiềukiến thức về chủ quyền biển đảo, đưa thêm những khái niệm về thềm lục địa, phạm

vi chủ quyền biển, đảo Tài liệu biên soạn dựa trên bằng chứng lịch sử, cơ sở luậtpháp Việt Nam và công ước quốc tế, trong đó nhấn mạnh chủ quyền của Việt Namtại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Đây là tài liệu để giáo dục học sinh khôngchỉ trên địa bàn Đà Nẵng mà còn có thể áp dụng trên phạm vi cả nước

Nhiều hội thảo khoa học được tổ chức, trong đó vấn đề giáo dục ý thức chủquyền biển đảo được nhiều nhà nghiên cứu và giáo dục quan tâm Tại Hội thảo khoa

học Quốc gia Vấn đề Biển Đông trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử do Trường

Trang 35

Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức tháng 3 năm 2013 đã thu hút 17 bài viết liên quanđến chủ quyền biển, đảo và giáo dục chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử.Trong đó, các tác giả Đỗ Thanh Bình, Nguyễn Quốc Sửu, Nguyễn Thị Thu Thủy,Ninh Xuân Thao, Trần Vân Anh đã nêu lên yêu cầu cấp thiết phải đưa vấn đề chủquyền biển, đảo vào chương trình giảng dạy lịch sử, cung cấp một số nội dung và đềxuất biện pháp tổ chức giáo dục chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử các cấp,góp phần thực hiện một nhiệm vụ chính trị quan trọng hiện nay.

Tại Hội thảo khoa học Quốc gia Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử trong bối

cảnh hiện nay do Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức vào tháng 10 năm

2016, vấn đề giáo dục chủ quyền biển, đảo là một nội dung có nhiều bài viết tham

gia và báo cáo Tiêu biểu như: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh có bài Trách nhiệm quốc tế

của triều Nguyễn trong vấn đề biển Đông thế kỉ XIX; Kiều Thế Hưng viết Vấn đề biên giới và hải đảo trong dạy học lịch sử: giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia trong khát vọng hòa bình; Tống Thị Nga với bài Đưa vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào giảng dạy môn lịch sử ở các cấp học trong giai đoạn hiện nay; Đỗ Thanh Bình với bài Mấy đề xuất về nội dung, hình thức tổ chức giáo dục chủ quyền biên giới, lãnh thổ, biển và đảo trong chương trình, sách giáo khoa lịch sử mới ở trường phổ thông Việt Nam; Nguyễn Thị Thế

Bình với bài Giáo dục học sinh ý thức về chủ quyền biển đảo quốc gia trong dạy

học lịch sử ở trường THPT Các tác giả nêu lên tầm quan trọng của việc giáo dục ý

thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử, đề xuất nội dung, hình thức và biệnpháp giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo cho học sinh ở trường phổ thông

Một số bài viết trên các Tạp chí khoa học, nhiều nhất là Tạp chí Giáo dục đã

đề cập đến sự cần thiết, thực trạng và biện pháp giáo dục tư tưởng, tình cảm cho họcsinh trong dạy học nói chung và giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinhthông qua dạy học lịch sử nói riêng:

Bài viết Giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ qua môn lịch sử của Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi đăng trên Tạp chí Nghiên cứu

Lịch sử số 2/1992 đã khẳng định ưu thế của môn Lịch sử trong việc giáo dục học

sinh, trong đó có giáo dục truyền thống dân tộc và khẳng định:“Việc giáo dục

truyền thống cho thế hệ trẻ không phải vì hoài cổ mà là vì “ôn cố tri tân” Đặc biệt, trong xu thế hiện nay, chúng ta cần đi sâu vào quá khứ, tìm một sức mạnh hiện thực làm bệ phóng bay nhanh vào tương lai” [77].

Bùi Minh Tuấn với bài Cần giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh

[168] đăng trên báo Giáo dục và Thời đại, số ngày 20/10/2012 đã khái quát những

Trang 36

nét chính về tình hình biển, đảo ở khu vực và trên thế giới, nêu lên sự cấp thiết vàmột số biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo học sinh trước tình hình BiểnĐông ngày càng có những diễn biến phức tạp, trong đó nhấn mạnh công tác tuyêntruyền rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân về chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

Tạp chí Giáo dục số 349 (tháng 1/2015), Trần Vĩnh Tường và Phan Khánh

Hội với bài “Sử dụng tài liệu về biển, đảo trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường

THPT” đã khẳng định sự cần thiết của việc giáo dục chủ quyền biển, đảo cho học

sinh, nhất là thông qua các môn học xã hội, đặc biệt là môn Lịch sử Trong đó, tác

giả nêu lên ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu về biển đảo nhằm “giáo dục tư tưởng,

đạo đức cho học sinh, đặc biệt là giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc, qua những nhân vật, sự kiện có thật của quá khứ tạo nên sức thuyết phục,

sự rung cảm mạnh mẽ với thế hệ trẻ” [173, tr.51], đồng thời nêu lên những biện

pháp sử dụng tài liệu về biển, đảo trong dạy học lịch sử để giáo dục học sinh

Để đạt hiệu quả cao trong công tác giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh,

trong bài viết “Một số suy nghĩ về dạy học nội dung biển đảo trong môn Lịch sử ở

trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, số 301, tháng 7/2015, Nguyễn Thị Côi đề cập

đến sự cần thiết phải đưa nội dung biển, đảo vào chương trình phổ thông; các hìnhthức tổ chức dạy học phù hợp gồm gắn bài giảng trên lớp với thực tế cuộc sống,tăng cường tổ chức ngoại khóa lịch sử về biển đảo cho học sinh…Từ đó đi đến kết

luận: “Cần thiết phải trang bị cho thế hệ trẻ Việt Nam những kiến thức lịch sử nói

chung, lịch sử dân tộc nói riêng, trong đó có vấn đề biển đảo” [39].

Một số luận án Tiến sỹ, luận văn Thạc sỹ được thực hiện tại trường Đại học

Sư phạm Hà Nội, Đại học Giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Đại học Vinh, Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Đại học Sư phạm - Đại học ĐàNẵng, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh… đã nghiên cứu vấn đề lý luận,thực tiễn, nội dung, biện pháp giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinhtrong dạy học lịch sử và xem đây là nội dung giáo dục quan trọng của bộ môn, gópphần thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung nhằm đào tạo con người mới xã hội chủnghĩa, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

-1.3 Nhận xét chung các công trình đã công bố, những vấn đề luận án kế thừa và tiếp tục nghiên cứu

1.3.1 Nhận xét kết quả các công trình đã công bố

Qua nghiên cứu của các nhà khoa học và giáo dục đã công bố, vấn đề chủ

Trang 37

quyền biển, đảo của Việt Nam nói chung và giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảocho học sinh nói riêng đã trực tiếp hoặc gián tiếp được đề cập với nhiều mức độkhác nhau Giá trị khoa học và thực tiễn của các công trình liên quan đến đề tàiđược thể hiện trên các khía cạnh sau:

- Cung cấp đầy đủ và toàn diện những tư liệu về bằng chứng lịch sử và cơ sởpháp lý khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó cóhai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

- Khẳng định tầm quan trọng của công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, thái

độ cho học sinh nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trongdạy học lịch sử ở trường phổ thông nói riêng

- Một số tài liệu đã trực tiếp hoặc gián tiếp định hướng nội dung, hình thức

và biện pháp giáo dục tư tưởng, thái độ cho học sinh nói chung, giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học nói riêng; hoặc phản ánh thực tiễn côngtác giáo dục chủ quyền biển, đảo tại một số địa phương

Tuy nhiên, các công trình này hoặc chỉ nêu lên những bằng chứng khẳngđịnh chủ quyền biển, đảo của Việt nam, vai trò của biển, đảo; hoặc nêu lên vấn đề lýluận chung về giáo dục học sinh qua dạy học lịch sử; hoặc đi vào chi tiết công tácgiáo dục học sinh trong dạy học lịch sử qua một số nội dung và biện pháp cụ thể,trên một số địa phương Đến nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đềgiáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam ởtrường THPT một cách hệ thống trên cơ sở lý luận khoa học và bám sát thực tiễn

1.3.2 Những vấn đề luận án kế thừa

Các công trình nghiên cứu có liên quan là cơ sở tư liệu quý giá để chúng tôi

có thể kế thừa ít nhiều và tiếp tục hoàn thiện hơn ở đề tài, bao gồm:

- Quan điểm của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục và Đào tạo về vấn đề giáodục nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng

- Những chứng cứ lịch sử và căn cứ pháp lý về chủ quyền biển, đảo của ViệtNam trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

- Những tư liệu, số liệu thống kê về tiềm năng to lớn của biển, đảo Việt Namtrên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh - quốc phòng…

- Những bản đồ, lược đồ thể hiện chủ quyền biển, đảo Việt Nam, trong đó cóhai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; những mẫu chuyện về tấm gương các anhhùng bảo vệ biển, đảo trong lịch sử; những hình ảnh về chiến sỹ hải quân và nhândân các địa phương trên cả nước đã và đang bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc

Trang 38

- Cơ sở lý luận của các nhà giáo dục học, tâm lí học và giáo dục lịch sử về giáo dục học sinh trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng.

1.3.3 Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu

- Cần hệ thống những vấn đề lí luận và thực tiễn của việc giáo dục ý thức chủ

quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT

- Xác định những kiến thức trong chương trình bộ môn lịch sử cấp THPT cầnkhai thác và mở rộng để giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh

- Nghiên cứu và xây dựng thống nhất những nội dung giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo để vận dụng vào thực tiễn công tác giáo dục ý thức chủ quyền biển,đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT

- Xác định những căn cứ và tiêu chí đánh giá ý thức chủ quyền biển, đảo củahọc sinh cả về mặt định lượng và định tính

- Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp để giáo dục ý thức chủ quyền biển,đảo cho học sinh thiết thực và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộmôn trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục

xQua quá trình tiếp cận nguồn tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài,chúng tôi khẳng định, các công trình đã công bố là khá phong phú, có giá trị khoahọc và thực tiễn cao Đây là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi hệ thống những vấn đề

lý luận, xây dựng nội dung, thiết kế hình thức và đề xuất các biện pháp giáo dục ýthức chủ quyền biển, đảo trong DHLS ở trường THPT

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo, đặc biệt

nguồn tài liệu gốc là những tư liệu mang tính khoa học, làm nền tảng để biên tập nộidung giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo, bao gồm: chứng cứ lịch sử, cơ sở pháp lý

về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông; chủ trương, chính sách củaĐảng và pháp luật của Nhà nước về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc

Thứ hai, các công trình nghiên cứu về tâm lý học, giáo dục học, nhất là vấn

đề giáo dục ý thức, tư tưởng, đạo đức cho HS là cơ sở để chúng tôi xây dựng hệthống lý luận giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học

Thứ ba, các công trình nghiên cứu về giáo dục lịch sử, nhất là giáo dục tư

tưởng, đạo đức, thái độ, ý thức trách nhiệm công dân cho HS qua DHLS ở trườngTHPT là cơ sở để lựa chọn nội dung và đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức chủquyền biển, đảo trong DHLS ở trường THPT một cách khả thi và hiệu quả

Trang 39

Chương 2 VẤN ĐỀ GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS phải được tiến hành trên nềntảng lý luận vững chắc, phù hợp với thực tiễn DHLS ở trường THPT Do đó, hệthống những vấn đề lý luận, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng để tìm ra nguyênnhân là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng nội dung và đề xuất các biện pháp giáodục ý thức chủ quyền biển, đảo đảm bảo tính phù hợp, khả thi và hiệu quả

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Quan niệm về giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh

* Giáo dục ý thức

- Giáo dục: Có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm “giáo dục”.

Theo Từ điển Tiếng Việt, giáo dục được hiểu là “dạy dỗ, rèn luyện” [122, tr.313] Trong Từ điển tiếng Việt thông dụng, giáo dục được định nghĩa là “hoạt động

nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” [87, tr.349] Còn theo Phạm Viết Vượng, giáo dục là “một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xã hội loài người không ngừng tiến lên” [185, tr.9].

Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu, giáo dục là sự dạy dỗ, tác

động vào đối tượng giáo dục một cách có tổ chức, có mục đích, có hệ thống toàndiện về cả đức dục, trí dục, thể dục, mĩ dục, để đối tượng đó dần thay đổi, tích lũynên những phẩm chất, năng lực như yêu cầu đặt ra

- Ý thức: Theo Từ điển Tiếng Việt, ý thức được hiểu là “sự hiểu biết do

mình cảm thấy, do trực giác cảm biết được” [122, tr.952] Trong Từ điển Tiếng

Việt thông dụng, ý thức được định nghĩa là “khả năng mà con người phản ánh và

tái hiện hiện thực vào trong tư duy; sự nhận thức trực tiếp, tức thời về hoạt động tâm lý của bản thân; sự nhận thức rõ ràng về việc mình đang làm, đang nghĩ; sự nhận thức đúng đắn biểu hiện bằng thái độ, hành động cần phải có” [87, tr.982].

Còn theo Nguyễn Quang Uẩn, ý thức có thể dùng với nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp.

Trang 40

Theo nghĩa rộng, ý thức đồng nghĩa với tinh thần, tư tưởng của con người Theo nghĩa hẹp, ý thức được dùng để chỉ một cấp độ đặc biệt trong tâm lý con người, đó

là “hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ riêng con người mới có, được phản ánh

bằng ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu được các tri thức mà con người đã tiếp thu được” [177, tr.56].

Như vậy, ý thức là một phạm trù chỉ có ở con người, đề cập đến khả năng

tiếp thu, phản ánh và tái hiện hiện thực khách quan vào trong tư duy, là sự nhậnthức đúng đắn được biểu hiện bằng thái độ và hành động phù hợp với thực tiễn

Trên cơ sở khái niệm giáo dục và ý thức, chúng ta có thể hiểu giáo dục ý

thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người thông qua

quá trình giáo dục toàn diện, lâu dài, có hệ thống, logic như ý thức chủ quyền lãnhthổ quốc gia, ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc… Qua đó, con người sẽ tiếpthu, hiểu biết sâu sắc, vận dụng những tri thức vào thực tiễn có hiệu quả, góp phầnhình thành những phẩm chất, năng lực cần thiết cho công việc và cuộc sống

* Chủ quyền biển, đảo

- Khái niệm chủ quyền biển, đảo nằm trong khái niệm chủ quyền quốc gia

và chủ quyền lãnh thổ quốc gia:

+ Chủ quyền quốc gia là quyền cao nhất của một dân tộc, một quốc gia độc

lập, tự mình làm chủ đất đai, tài sản, quyết định vận mệnh của mình Những nộidung này được khẳng định trong pháp luật mỗi nước, trong văn bản pháp lý quốc tế,

là nguyên tắc cơ bản cần tuân theo

+ Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao tuyệt đối, hoàn toàn và riêng

biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình Quyền tối cao của quốcgia đối với lãnh thổ là quyền quyết định mọi vấn đề của quốc gia đối với lãnh thổ,

đó là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm Quốc gia có quyền đặt ra quy chế pháp

lí đối với lãnh thổ Với tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước có quyền chiếm hữu, sửdụng và định đoạt đối với lãnh thổ thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nướcnhư các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp Theo Hiến pháp năm 1992 củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam là một nước độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồmđất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời”

+ Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các quốc gia ven

biển có các vùng biển là nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc

quyền

Ngày đăng: 29/07/2024, 14:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A.X. Makarenco (1962), Bài ca sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài ca sư phạm
Tác giả: A.X. Makarenco
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1962
2. Lê Thị Vân Anh (2013), Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng vùng Tây Bắc, Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên cáctrường Đại học và Cao đẳng vùng Tây Bắc
Tác giả: Lê Thị Vân Anh
Năm: 2013
6. Ban Tuyên giáo Trung ương - Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng - Cục Chính trị Quân chủng hải quân (2007), Biển và hải đảo Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biển và hải đảo Việt Nam
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương - Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng - Cục Chính trị Quân chủng hải quân
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 2007
7. Ban Tuyên giáo Trung ương (2013), 100 câu hỏi - đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 100 câu hỏi - đáp về biển, đảo dành chotuổi trẻ Việt Nam
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương
Nhà XB: Nxb Thông tin và Truyền thông
Năm: 2013
8. Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn (2012), Đề cương tuyên truyền biển, đảo, Tài liệu tuyên truyền của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương tuyên truyền biển, đảo
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn
Năm: 2012
9. Ban Tuyên giáo thành ủy Hồ Chí Minh (2012), Tài liệu hỏi - đáp về biển, đảo Việt Nam, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hỏi - đáp về biển,đảo Việt Nam
Tác giả: Ban Tuyên giáo thành ủy Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Văn nghệ
Năm: 2012
10. Nguyễn Ngọc Bảo (2009), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bảo
Nhà XB: NxbĐại học Quốc gia
Năm: 2009
11. Đỗ Bang (chủ biên) (2016), Tổ chức và hoạt động bảo vệ biển đảo Việt Nam dưới triều Nguyễn 1802 - 1885, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức và hoạt động bảo vệ biển đảo Việt Namdưới triều Nguyễn 1802 - 1885
Tác giả: Đỗ Bang (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 2016
12. Hải Bình (2015), Kể chuyện trong giờ học lịch sử, Giáo dục và Thời đại, số ngày 20/10/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kể chuyện trong giờ học lịch sử
Tác giả: Hải Bình
Năm: 2015
13. Nguyễn Thị Bích, Lê Hiến Chương, Nguyễn Thị Phương Thanh (2017), Giáo dục về biển đảo Tổ quốc Việt Nam (Dành cho học sinh THCS), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục về biển đảo Tổ quốc Việt Nam (Dành cho học sinh THCS)
Tác giả: Nguyễn Thị Bích, Lê Hiến Chương, Nguyễn Thị Phương Thanh
Nhà XB: NxbĐại học Quốc gia
Năm: 2017
14. Nguyễn Thị Thế Bình, Nguyễn Văn Ninh, Nguyễn Thị Thu Thủy (2017), Giáo dục về biển đảo Tổ quốc Việt Nam (Dành cho học sinh THPT), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục về biển đảo Tổ quốc Việt Nam (Dành cho học sinh THPT)
Tác giả: Nguyễn Thị Thế Bình, Nguyễn Văn Ninh, Nguyễn Thị Thu Thủy
Nhà XB: NxbĐại học Quốc gia
Năm: 2017
15. B.P. Exipốp (1971), Những cơ sở của lý luận dạy học, tập III, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở của lý luận dạy học, tập III
Tác giả: B.P. Exipốp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1971
16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1994), Biển - đảo Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biển - đảo Việt Nam
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1994
17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chương VI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, ChươngVI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2010
18. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Lịch sử 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử 10
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
19. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Sách giáo viên Lịch sử 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Lịch sử 10
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
20. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Lịch sử 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử 11
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
21. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo viên Lịch sử 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Lịch sử 11
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
22. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Lịch sử 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử 12
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
23. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo viên Lịch sử 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Lịch sử 12
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w