Thành phốHồ Chí Minh đang là một đầu tàu động lực chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam.Mặc dù chỉ chiếm chưa tới 10% dân số và diện tích nhỏ so với cả nước nhưngthành phố đã đóng góp khoảng
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xử lý sau thanh tra là giai đoạn quan trọng, phản ánh kết quả của toàn bộ quá trình thanh tra Đề tài "Kết luận thanh tra - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" (2020) của TS Nguyễn Tuấn Khanh nghiên cứu cơ sở lý luận và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về xây dựng và thực hiện kết luận thanh tra Đề tài "Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra - Những vấn đề đang đặt ra" (năm thực hiện không nêu rõ) của Lê Văn Đức tập trung vào những vấn đề trong quá trình thẩm định dự thảo kết luận thanh tra Các đề tài này góp phần nghiên cứu và hoàn thiện hoạt động xử lý sau thanh tra.
2015 Đề tài đã đưa ra những kết quả đạt được, cũng như nhưng tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện quy định của pháp luật về thẩm định dự thảo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ và một số địa phương. Đề tài khoa học cấp bộ "Chất lượng cuộc thanh tra - Thực trạng và giải pháp" do Thạc sĩ Đặng Khánh Toàn, Vụ trưởng Vụ Giám sát thẩm định và
Xử lý sau thanh tra, Thanh tra Chính phủ làm Chủ nhiệm, đề tài được thực hiện năm 2018 Đề tài đã giải quyết và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận như khái niệm chất lượng; đưa ra tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc thanh tra; đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra. Đề tài khoa học cấp cơ sở “Công khai kết luận thanh tra - Những vấn đề đặt ra trong thực tiễn” do tác giả Trịnh Văn Toàn - Trưởng phòng Tổng hợp, Vụ I Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm, đề tài đã được thực hiện năm
2009 Đề tài giải quyết một số vấn đề chung về kết luận thanh tra và công khai kết luận thanh tra; thực trạng việc thực hiện kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ; đưa ra một số giải pháp, kiến nghị đối với việc công khai kết luận thanh tra để góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động thanh tra.
Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Văn Sang năm 2016 tập trung phân tích thực tế thực hiện quy định về kết luận thanh tra tại tỉnh Bắc Giang Nội dung đề tài nghiên cứu thực trạng đảm bảo pháp luật trong việc thực hiện các kết luận thanh tra trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra.
Mặc dù có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến xử lý sau thanh tra, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu thực tiễn tại một địa phương là Thành phố Hồ Chí Minh và của một cơ quan thực hiện chức năng thanh tra là Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh.
Do vậy, việc chọn đề tài “Công tác xử lý sau thanh tra của Thanh tra
Thành phố Hồ Chí Minh”là một hướng nghiên cứu có tính thực tiễn.
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận, quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước, nhà nước và pháp luật.
- Các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh tra và thực hiện kết luận thanh tra; bảo đảm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùng các phương pháp khác như: hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, gắn lý luận với thực tiễn để chọn lọc tri thức khoa học nghiên cứu về theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận pháp luật về hoạt động thanh tra và công tác xử lý sau thanh tra.
Về thực tiễn, những khuyến nghị của đề tài có thể được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vận dụng vào thực tế hoạt động thanh tra và công tác xử lý sau thanh tra của cơ quan thanh tra. Đề tài đóng góp những giải pháp mới, cụ thể cho hoạt động xử lý sau thanh tra của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài góp phần vào nguồn tài liệu, tư liệu tham khảo trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước trong lĩnh vực thanh tra.
Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động thanh tra và công tác xử lý sau thanh tra.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh tra và xử lý sau thanh tra của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động xử lý sau thanh tra của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CÔNG TÁC XỬ LÝ
Khái quát về hoạt động thanh tra
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về hoạt động thanh tra
* Khái niệm về hoạt động Thanh tra
Thanh tra (tiếng Anh là Inspect) có nghĩa là “nhìn vào bên trong” chỉ
“một sự xem xét từ bên ngoài vào một đối tượng nhất định”.
Trong cuốn sách “Thuật ngữ pháp lý phổ thông” do Nhà xuất bản Pháp
Lý in năm 1986, định nghĩa thanh tra được xem là một biện pháp (phương pháp) của kiểm tra Nhiệm vụ thanh tra được uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm Thanh tra gắn liền với chức năng quản lý nhà nước Để thực hiện nhiệm vụ, thanh tra có bộ máy chuyên môn và quần chúng Cơ quan thanh tra phải xem xét đơn khiếu nại, tố cáo và có giải pháp giải quyết thoả đáng trên cơ sở quy định của pháp luật Ngoài Thanh tra hành chính còn có Thanh tra chuyên ngành như Thanh tra xây dựng, giao thông, văn hóa
Kiểm tra là hoạt động đánh giá chất lượng bằng cách xem xét tình hình thực tế Quá trình kiểm tra là điều kiện tiên quyết để đánh giá tính hợp lý và khả năng thực hiện của một chương trình công tác Kiểm tra là một phần thiết yếu trong các tổ chức và cơ quan, vì nó giúp đảm bảo tính hiệu quả và đúng hướng của các hoạt động.
Như vậy, có thể thấy thanh tra có phạm vi hẹp hơn kiểm tra Trong quản lý nhà nước, kiểm tra mang tính nhà nước như kiểm tra việc chấp hành kỷ luật kỷ cương về lao động, pháp chế và nội quy quy chế của cán bộ, công chức nhà nước và công dân.
Kiểm tra và thanh tra đều là công cụ của quản lý nhà nước và có mối quan hệ chặt chẽ Qua thanh tra, kiểm tra giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá quá trình hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ quản lý Tuy nhiên, kiểm tra và thanh tra có nhiều điểm khác biệt:
- Đối với chủ thể tiến hành: Chủ thể của kiểm tra là Nhà nước hoặc phi Nhà nước còn thanh tra phải là Nhà nước, vì vậy chủ thể kiểm tra rộng hơn của thanh tra.
- Đối với mục đích thực hiện: Mục đích của thanh tra rộng và sâu hơn kiểm tra, nhất là đối với thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Đối với phương pháp tiến hành: Khi tiến hành thanh tra, cơ quan thanh tra áp dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ sâu, làm rõ đến cùng vấn đề và sử dụng các biện pháp cần thiết tác động lên đối tượng thanh tra theo quy định của pháp luật.
- Đối với thời hạn tiến hành: Đối với hoạt động kiểm tra không có quy định cụ thể, đối với thanh tra được quy định trong Luật Thanh tra.
Đối với trình độ nghiệp vụ, chủ thể thanh tra phải có chuyên môn sâu rộng cùng kỹ năng nghiệp vụ thành thạo liên quan đến lĩnh vực thanh tra Ngược lại, hoạt động kiểm tra ít phức tạp hơn nên trình độ nghiệp vụ của chủ thể thực hiện không cần yêu cầu cao như thanh tra.
- Đối với nội dung, phạm vi: Nội dung hoạt động kiểm tra ít phức tạp, ít đa dạng hơn thanh tra Phạm vi hoạt động kiểm tra rộng hơn thanh tra, phạm vi hoạt động thanh tra được quy định trong quyết định thanh tra.
- Đối với thời gian tiến hành: Đối với hoạt động thanh tra sử dụng nhiều thời gian hơn so với kiểm tra vì cần phải xác minh, làm rõ nhiều mối quan hệ trong quá trình thanh tra.
Sự khác biệt giữa thanh tra và kiểm tra chỉ mang tính tương đối và có mối liên hệ qua lại, gắn bó với nhau Vì vậy, khi nói đến hoạt động thanh tra hay kiểm tra thường gắn tên gọi là thanh tra, kiểm tra hoặc ngược lại Trong quản lý hành chính nhà nước, hoạt động kiểm tra và thanh tra có chung mục đích nhưng có sự khác nhau tương đối, phân biệt sự khác nhau giữa hoạt động kiểm tra và thanh tra góp phần quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước.
* Đặc điểm của hoạt động thanh tra
- Thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước:
Thanh tra là một chức năng quan trọng trong chu trình quản lý nhà nước, thể hiện vai trò kiểm soát nhà nước và xã hội của Nhà nước Quá trình vận hành xã hội không thể thiếu sự quản lý, điều tiết từ các cơ quan nhà nước Do đó, hoạt động thanh tra luôn gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước.
Quản lý nhà nước là yếu tố trọng yếu chi phối hoạt động thanh tra, bao gồm cả việc quy định thẩm quyền, tổ chức, quyết định thanh tra Tuy nhiên, hoạt động quản lý này luôn phải tuân thủ pháp luật và chịu sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền Bằng cách này, hoạt động quản lý nhà nước được đảm bảo diễn ra đúng theo quy định và góp phần thúc đẩy hiệu quả thanh tra.
Hoạt động thanh tra và quản lý nhà nước đều sử dụng quyền lực nhà nước tác động lên các đối tượng quản lý Thanh tra là chức năng, là công cụ,phương tiện để quản lý nhà nước.
Trong hoạt động thanh tra cơ quan thanh tra luôn sử dụng quyền lực nhà nước Thanh tra là công cụ của Nhà nước nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong quá trình quản lý nhà nước.
Thanh tra là một hoạt động luôn luôn mang tính quyền lực nhà nước. Chủ thể tiến hành thanh tra luôn luôn là cơ quan nhà nước Trong quá trình hoạt động Thanh tra nhân danh Nhà nước và sử dụng quyền lực Nhà nước của mình Thanh tra xuất hiện và tiêu vong cùng với sự xuất hiện và tiêu vong của Nhà nước.
Công tác xử lý sau thanh tra
1.2.1 Khái niệm công tác xử lý sau thanh tra
Công tác xử lý sau thanh tra là hoạt động do cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện sau khi ban hành kết luận thanh tra Hoạt động này bao gồm việc theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra nhằm bảo đảm việc thực thi kết luận thanh tra.
Thực tế tiến hành hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra rất đa dạng, tuy nhiên tựu chung lại có thể thấy 3 loại công việc chính là: những công việc phục vụ cho quá trình chuẩn bị theo dõi, đôn đốc, kiểm tra; những công việc được tiến hành trong quá trình theo dõi, đôn đốc kiểm tra và những công việc xử lý kết quả theo dõi, đôn đốc, kiểm tra.
1.2.2 Nội dung công tác xử lý sau thanh tra
* Nội dung theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra:
- Quá trình tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước hoặc thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
- Tiến độ và kết quả thực hiện các nội dung trong kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra.
- Nắm bắt khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
* Nội dung đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra:
- Nhắc nhở việc thực hiện nội dung được ghi trong kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra nhưng chưa được thực hiện.
- Yêu cầu báo cáo giải trình nguyên nhân chưa hoàn thành việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
- Áp dụng biện pháp để kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra được thực hiện.
* Nội dung kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra:
- Việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
- Kết quả thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, bao gồm nội dung đã hoàn thành, chưa hoàn thành và tiến độ thực hiện.
- Nắm bắt khó khăn khách quan và chủ quan trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
- Phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
- Trách nhiệm của chủ thể có liên quan và nguyên nhân chưa hoàn thành việc thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
* Mối quan hệ phối hợp giưa cơ quan thanh tra với cơ quan co thâm quyền trong hoạt động thanh tra:
Thực tế cho thấy, nhiều cuộc thanh tra rất phức tạp, đối tượng thanh tra liên quan đến nhiều cấp quản lý, do đó việc tăng cường mối quan hệ phối kết hợp với các cơ quan như: Công an, Kiểm sát, cơ quan kiểm tra và tổ chức của Đảng, Ngân hàng, Kho bạc, Mặt trận Tổ quốc, Thanh tra nhân dân, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, các cơ quan báo chí v.v…tạo thành sức mạnh tổng hợp có tính giáo dục cao và là sức ép buộc đối tượng thanh tra phải thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
Về lâu dài, cần nghiên cứu mô hình kết hợp giữa hoạt động kiểm tra của Đảng và thanh tra nhà nước theo cấp hành chính trên cơ sở đã kiện toàn tổ chức, hoạt động của Thanh tra Thành phố và các cơ quan thanh tra cấp quận, huyện Giải pháp này cũng sẽ giúp xử lý được các vấn đề đặt ra khi xét cơ chế phối hợp ở cả hai góc độ.
Trước mắt, Thanh tra Thành phố cần có văn bản chỉ đạo tổ chức rà soát, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và giám sát việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra trong trong thời gian gần đây Trên cơ sở đó biết được kết quả thực hiện đến đâu, những vấn đề gì còn tồn đọng chưa giải quyết được; nguyên nhân khách quan, chủ quan, xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan và đề nghị xem xét giải quyết tiếp để báo cáo lãnh đạo xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp tiếp tục thực hiện các kết luận,kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra Đồng thời, Thanh tra Thành phố cần triển khai ngay việc xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động theo dõi, đôn đốc,kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;trong đó, phải có phần mềm theo dõi, thống kê, tổng hợp, phân tích các số không chỉ giúp cho việc tổ chức thực hiện các kết luận, kiến nghị sau thanh tra hiệu quả hơn mà còn giúp cho việc quản lý nhà nước về công tác thanh tra được tốt hơn.
*Sau khi ban hành kết luận chính thức, theo thời hạn chấp hành kết luận Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra của các tổ chức, cơ quan, đơn vị và cá nhân.
Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra phải đặc biệt lưu tâm đến các nội dung kết luận và quyết định xử lý như:
- Quyết định thu hồi tiền, tài sản.
- Quyết định thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận, bằng, chứng từ…
- Kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công chức.
- Kiến nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra ( nếu có).
- Kiến nghị về điều chỉnh quy định về quản lý, sửa đổi, bổ sung các quy định khác…
Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm của từng nội dung kết luận, Đoàn thanh tra và người ra Quyết định thanh tra, sẽ yêu cầu theo từng cấp độ, thời gian theo thứ tự quan trọng như sau:
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xử lý sau thanh tra
1.3.1 Các yếu tố khách quan
- Nhận thức về vị trí, vai trò của công tác thanh tra.
Phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác thanh tra. Thanh tra là chức năng, công cụ quản lý; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước Thanh tra ngoài việc phát hiện, xử lý vi phạm còn nhằm phát huy các nhân tố tích cực, giúp cho đối tượng thanh tra thực hiện đúng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Đồng thời góp phần tích cực vào việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật.
- Quy định của pháp luật về việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra.
Xây dựng các quy định pháp luật cụ thể về quy trình đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra; có các biện pháp, chế tài mạnh để xử lý hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nội dung kết luận thanh tra (phong toả tài khoản, thu hồi tài sản, cấm tham gia đấu thầu…); quy định xử lý về trách nhiệm cá nhân trong việc tổ chức thực hiện các kết luận thanh tra, nhất là đối với thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước Bên cạnh đó, cần tăng cường trách nhiệm, thẩm quyền Thủ trưởng cơ quan thanh tra trong việc thực hiện kết luận thanh tra và các cơ quan thanh tra trong việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra; quy định về trách nhiệm báo cáo, giải trình, cung cấp thông tin về quá trình thực hiện các kết luận, kiến nghị; quy định cụ thể, rõ ràng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức có liên quan khi có hành vi vi phạm pháp luật.
- Chất lượng cuộc thanh tra
Chất lượng cuộc thanh tra phải xuất phát từ các quy định pháp luật. Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát trong các giai đoạn của cuộc thanh tra dựa trên căn cứ chứa đựng các dấu hiệu, điều kiện, đặc trưng để đo lường, thể hiện mức độ yêu cầu cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể về việc tuân thủ hoặc không tuân thủ hay đáp ứng hoặc không đáp ứng; đạt hoặc không đạt yêu cầu.
Trong nhiều trường hợp, báo cáo kết quả thanh tra sa vào việc đánh giá những nội dung không trọng yếu hoặc có sơ suất về trình tự, thủ tục, hình thức văn bản mà không chỉ ra được mối liên hệ nhân quả giữa những sơ suất đó với các hậu quả về kinh tế, xã hội mà cuộc thanh tra cần hướng đến theo nội dung, kế hoạch thanh tra; Không ít trường hợp, việc nhận xét, đánh giá sự vật, hiện tượng dựa vào suy diễn chủ quan của thành viên đoàn thanh tra hoặc trưởng đoàn thanh tra, thiếu những căn cứ xác thực của pháp luật để minh chứng cho những nhận xét, đánh giá đó; Có những nội dung nêu trong Báo cáo kết quả thanh tra, nhưng chưa nêu bật được tính chất mức độ sai phạm và trách nhiệm của cá nhân có liên quan, không chỉ rõ được trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là của người đứng đầu Do đó, rất khó khăn cho việc xử lý trách nhiệm đối với người có hành vi sai phạm, làm hạn chế hiệu quả, hiệu lực thanh tra; Về kiến nghị các biện pháp xử lý, có những đoàn thanh tra do việc kiểm tra, xác minh chưa thu thập đầy đủ hồ sơ, tài liệu hoặc nhìn nhận vấn đề không sát với bản chất dẫn đến có những kiến nghị không phù hợp với các quy định của pháp luật hoặc tính khả thi không cao.
- Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra
Dự thảo Kết luận thanh tra phải được thẩm định nhằm hoàn thiện dự thảo trước khi ban hành kết luận thanh tra, đó là việc xem xét, đánh giá để đưa ra các nhận xét, kiến nghị. Đoàn Thanh tra phải cung cấp thông tin, tài liệu cho người thẩm định dự thảo khi có yêu cầu; người thẩm định dự thảo phải xây dựng báo cáo và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định.
Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra có vai trò trong việc nâng cao chất lượng các kết luận, kiến nghị thanh tra; góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thanh tra.
- Công khai Kết luận thanh tra
Kết luận thanh tra phải được công khai theo quy định của pháp luật không được công khai.
Công khai kết luận thanh tra nhằm nâng cao vai trò giám sát của cơ quan đại diện, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và nhân dân đối với hoạt động thanh tra, việc thực hiện kết luận thanh tra; công khai góp phần tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực thanh luận buộc đối tượng thanh tra, các cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ liên quan phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các kết luận, kiến nghị sau thanh tra Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả thực hiện kết luận thanh tra.
1.3.2 Các yếu tố chủ quan
- Vai trò, trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra.
Trách nhiệm của Người ra quyết định thanh tra là chỉ đạo, bảo đảm cho hoạt động thanh tra theo đúng quy định pháp luật; giải quyết các kiến nghị liên quan hoạt động thanh tra và của Đoàn thanh tra. Đảm bảo tính khách quan, chính xác, khả thi của kết luận thanh tra là trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra Đây là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện có hiệu quả các kết luận, kiến nghị sau thanh tra Các kết luận, kiến nghị xử lý sau thanh tra phản ánh đúng, khách quan kết quả thanh tra sẽ làm cho đối tượng thanh tra “tâm phục khẩu phục”, dư luận xã hội, phương tiện truyền thông đồng tình mới đảm bảo được hiệu quả việc thực hiện.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra.
Con người là nhân tố chủ chốt trong tất cả các hoạt động quản lý hành chính nhà nước nói chung và hoạt động thanh tra nói riêng Người ra quyết định thanh tra không chỉ phải có chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra giỏi mà còn cần phải có những kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý lãnh đạo, biết sắp xếp, bố trí công việc và điều động, sử dụng cán bộ một cách hợp lý, hiệu quả; phải có tầm nhìn, nắm bắt được tình hình và có chính kiến, quan điểm rõ ràng.
Có như vậy người ra quyết định thanh tra mới có những quyết sách đúng đắn,mới chỉ đạo, điều hành được công việc và tháo gỡ được những khó khǎn,vướng mắc trong quá trình thanh tra và thực hiện kết luận thanh tra. Đối với Trưởng đoàn và các thành viên Đoàn thanh tra phải am hiểu pháp luật, có kiến thức về quản lý nhà nước, có kiến thức về nghiệp vụ thanh tra Ngoài ra, cũng có sự hiểu biết về các ngành, lĩnh vực mà cuộc thanh tra hướng tới Trong quá trình thanh tra, người làm công tác thanh tra cũng cần phải có phẩm chất, đạo đức tốt, thanh liêm, chính trực Có như vậy mới tránh được lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hạch sách, sách nhiễu, gây khó khǎn và cản trở công việc, hoạt động của đối tượng thanh tra, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra và thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra.
- Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra là mối quan hệ phối hợp, cộng tác giữa các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan thanh tra trong hoạt động thanh tra.
Trong quá trình thanh tra và tổ chức thực hiện kết luận thanh tra các cơ quan thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an, Viện kiểm sát và các cơ quan, tổ chức hữu quan khác trong viêc phòng ngùa, phát hiện, xử lý các hành vi vi pham pháp luật Cơ quan Công an, Viện kiểm sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình xem xét kiến nghị khởi tố vụ án hình sự do cơ quan thanh tra chuyển đến và trả lời việc xử lý kiến nghị đó Đối với các cơ quan, tổ chức khác khi nhận được các yêu cầu, kiến nghị, quyết định về thanh tra cũng phải thực hiện và trả lời về việc thực hiện. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, thực thi có hiệu quả kết luận thanh tra thì việc đổi mới, tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra với cơ quan có thẩm quyền là một trong những giải pháp quan trọng,hiệu quả.
Trong chương này, tác giả trình bày Cơ sở lý luận và pháp lý của công tác xử lý sau thanh tra Khái quát về hoạt động thanh tra, giải thích khái niệm và nội dung xử lý sau thanh tra Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý này góp phần nâng cao tính hiệu quả của công tác thanh tra.
Tại Chương 2 của luận văn, tác giả sẽ phân tích thực trạng công tác xử lý sau thanh tra của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả sẽ khái quát hoạt động thanh tra và phân tích thực trạng công tác xử lý sau thanh tra củaThanh tra Thành phố Hồ Chí Minh; đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của hoạt động xử lý sau thanh tra của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ SAU THANH
Khái quát hoạt động thanh tra của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh
* Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
X Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí nhấn mạnh phải nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán vừa phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, dân chủ trong kiểm tra, thanh tra, kiểm toán Ban Chấp hành Trung ương đặc biệt nhấn mạnh phải công khai kết quả xử lý của các đoàn thanh tra, kiểm tra Đây là vấn đề rất đáng quan tâm thực hiện của các đoàn kiểm tra, thanh tra. Ủy ban Kiểm tra Trung ương - Cơ quan kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật của Đảng công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng các kỳ họp, xem xét, thi hành kỷ luật các cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành có hành vi vi phạm pháp luật.
Luật Thanh tra, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán nhà nước cùng với những chỉ đạo mang tính đổi mới, đột phá quyết liệt của Đảng và Chính phủ trong việc công khai, minh bạch công tác thanh tra, kiểm tra chính là những cơ sở pháp lý rất quan trọng để hoạt động thanh tra nói chung và hoạt động của các đoàn thanh tra nói riêng chủ động tiến hành việc công khai các kết luận thanh tra, góp phần thực hiện có hiệu quả mục đích của thanh tra. Ủy ban nhân dân Thành phố luôn xác định thanh tra là một chức năng rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước, là hoạt động bảo đảm thực luật của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan, góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy quyền dân chủ của công dân Lãnh đạo Thành phố luôn quan tâm kịp thời chỉ đạo, quán triệt Thanh tra Thành phố nâng cao trách nhiệm trong thực thi pháp luật về thanh tra, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trên toàn địa bàn thành phố. Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Văn bản 1759/UBND-NCPC ngày 14 tháng 5 năm 2020 về tăng cường hiệu quả công tác thanh tra Theo đó, Ủy ban nhân dân Thành phố phân định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chánh Thanh tra Thành phố, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố và Công an Thành phố.
* Công tác tuyên truyền, quán triệt Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tập trung chỉ đạo các sở, ngành, Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, đặc biệt là Thanh tra Thành phố quan tâm thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và tạo sự đồng bộ trong triển khai thực hiện Thanh tra Thành phố thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra cho toàn thể đội ngũ chuyên viên, công chức ngành Thanh tra Thành phố Thanh tra Thành phố đã thực hiện nhiều cuộc tuyên truyền cho nhiều lượt tham dự và lồng ghép phổ biến trong các buổi sinh hoạt chuyên đề Cụm, khối thi đua của ngành Thanh tra Thành phố. Để góp phần khắc phục những tồn tại, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, nâng cao hiệu quả họat động công vụ và uy tín của người làm công tác thanh tra và ngành Thanh tra, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Văn bản 1759/UBND-NCPC ngày 14 tháng 5 năm 2020 về tăng cường hiệu quả công tác thanh tra Theo đó, Ủy ban nhân dân Thành phố phân định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chánh Thanh tra Thành phố, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố và Công an Thành phố.
* Công tác xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra và điều phối, xử lý chồng chéo, trùng lắp trong họat động thanh tra.
- Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra và điều chỉnh kế hoạch thanh tra hàng năm
Hàng năm, bám sát định hướng của Thanh tra Chính phủ và chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, chương trình công tác, Thanh tra Thành phố đã kịp thời có Văn bản hướng dẫn xây dựng Kế hoạch công tác thanh tra hàng năm cho sở, ngành, quận, huyện đảm bảo đầy đủ nội dung về công tác thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và một số lĩnh vực trọng tâm khác Đây là cơ sở để các sở, ngành, quận, huyện xây dựng Kế hoạch công tác thanh tra có trọng tâm, vừa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu thanh tra, kiểm tra của ngành, lĩnh vực, vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của Thành phố.
Nội dung trọng tâm trong công tác thanh tra hàng năm sát với thực tiễn tình hình địa phương, thực hiện hiệu quả vai trò tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện công tác thanh tra Từ năm 2018, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đã tổ chức lấy ý kiến của tất cả thành viên Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân Thành phố về các nội dung dự kiến thanh tra trong năm mới nhằm đảm bảo kế hoạch thanh tra sát với từng lĩnh vực, đảm bảo tính toàn diện,đúng đối tượng thanh tra gắn sát với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và đảm bảo hiệu quả trong thực hiện các chuyên đề thanh tra diện rộng, được dư luận quan tâm và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công tác thanh tra.
Việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra được báo cáo và chấp thuận phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan quản lý hành chính cùng cấp Bên cạnh đó, Quyết định điều chỉnh kế hoạch thanh tra của sở, ngành, quận, huyện đều được gửi Thanh tra Thành phố để nắm thông tin, tổng hợp.
Nhìn chung, việc xây dựng và ban hành kế hoạch thanh tra hàng năm đảm bảo xác định đúng lĩnh vực, đúng nội dung trọng tâm, đúng đối tượng thanh tra gắn sát với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tiễn tình hình tại từng địa phương, đơn vị, đảm bảo hiệu quả trong thực hiện các chuyên đề thanh tra diện rộng, được dư luận quan tâm.
- Việc hướng dẫn, kiểm tra công tác xây dựng kế hoạch thanh tra và thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm Định kỳ hàng năm, trên cơ sở định hướng thanh tra của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Thành phố đều có văn bản hướng dẫn sở, ngành, quận, huyện xây dựng kế hoạch thanh tra; nêu rõ những vấn đề trọng tâm, lĩnh vực cần lưu ý để khảo sát và đưa vào kế hoạch thanh tra, đảm bảo quy định, sát với tình hình nhiệm vụ chính trị của Thành phố và cơ quan đơn vị, tránh chồng chéo, hình thức, gây phiền hà cho địa phương, cơ sở, doanh nghiệp Đồng thời, chú trọng thanh tra trách nhiệm thủ trưởng trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và thanh tra công vụ trong các lĩnh vực dễ phát sinh vi phạm, tiêu cực, tham nhũng.
Kế hoạch công tác thanh tra hàng năm của sở, ngành, quận, huyện được giao về các phòng chuyên môn nghiệp vụ Thanh tra Thành phố theo địa bàn, lĩnh vực phụ trách để có sự theo dõi về kết quả triển khai, thực hiện Đồng thời, căn cứ vào báo cáo kết quả công tác thanh tra 06 tháng,năm, Thanh tra Thành phố nhắc nhở, đôn đốc đối với các đơn vị chưa đảm bảo tiến độ kế hoạch công tác thanh tra khẩn trương có giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ đề ra Hầu hết các Đoàn thanh tra theo kế hoạch được thực hiện và ban hành kết luận thanh tra cùng năm Tuy nhiên, do phát sinh nhiều Đoàn thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, nhân lực có giới hạn nhất định và cùng lúc đảm nhận nhiều nhiệm vụ nên vẫn còn đơn vị chưa thực hiện ban hành kết luận thanh tra cùng năm Có một vài Đoàn Thanh tra kéo dài vụ việc phức tạp.
Bên cạnh đó, thanh tra trách nhiệm trong thực hiện pháp luật thanh tra là một trong những nội dung trọng tâm được Thanh tra Thành phố triển khai thực hiện hàng năm, kịp thời khắc phục, chấn chỉnh những thiếu sót trong hoạt động thanh tra, đảm bảo việc chấp hành nghiêm túc, đồng bộ các quy định pháp luật về thanh tra.
- Việc theo dõi, phối hợp xử lý chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra
Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số
20 CT-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2017 và Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh sau đăng ký thành lập (được ban hành kèm theo Quyết định số 33/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố); đối với Thanh tra Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố kịp thời thông tin các Kế hoạch thanh tra của bộ,ngành Trung ương để khắc phục việc chồng chéo ngay trong quá trình xây dựng dự thảo Kế hoạch thanh tra hàng năm; kịp thời xử lý đề xuất củaThanh tra Thành phố khi phát sinh trùng lắp trong quá trình tiến hành thanh tra của Thanh tra Thành phố với Kiểm toán Nhà nước khu vực IV và Bộ, soát, xử lý trùng lắp đối tượng doanh nghiệp được dự kiến thanh tra, kiểm tra hàng năm Quá trình chỉ đạo triển khai các Đoàn thanh tra đột xuất đều có sự rà soát toàn diện, xác định tính chất vụ việc liên quan đến doanh nghiệp cần phải thanh tra, kiểm tra và chỉ giao tiến hành thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, hàng năm Thanh tra Thành phố làm đầu mối rà soát, xử lý cơ bản bước đầu sự trùng lắp trong đối tượng doanh nghiệp được dự kiến thanh tra, kiểm tra Căn cứ kết quả rà soát, Thanh tra Thành phố có Văn bản đề nghị các sở, ngành chủ động trao đổi thống nhất đơn vị tiến hành thanh tra; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện (có trùng lắp về đối tượng doanh nghiệp dự kiến thanh tra, kiểm tra trong năm) để thống nhất xác định chủ thể tiến hành thanh tra, kiểm tra hoặc phối hợp thực hiện các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành Trên cơ sở xử lý trùng lắp, Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện ban hành hoặc điều chỉnh kế hoạch thanh tra và kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp năm theo quy định. Đối với Thanh tra sở, ngành, quận, huyện: Giám đốc sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện đã chỉ đạo công tác thanh tra đảm bảo đúng trình tự, thủ tục luật định; phê duyệt, ban hành kịp thời Kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm; giao Thanh tra sở, ngành, quận, huyện làm đầu mối, phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo hướng kết hợp thực hiện các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành đối với doanh nghiệp, giảm bớt số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra và tránh việc nhiều đoàn cùng vào thanh tra, kiểm tra tại một doanh nghiệp trong cùng một năm.
* Hoạt động thanh tra hành chính, thanh tra trách nhiệm thủ trưởng trong thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
- Tổng số cuộc thanh tra đã tiến hành:
Từ năm 2018 đến 6 tháng năm 2023, Thanh tra Thành phố đã thực hiện
291 cuộc thanh tra tại 557 đơn vị Trong đó:
- Về thanh tra hành chính: Đã triển khai 248 cuộc thanh tra tại 488 đơn vị.
Trong lĩnh vực thanh tra trách nhiệm thủ trưởng, đã tiến hành thanh tra 43 đơn vị về thực hiện pháp luật thanh tra, tiếp công dân, xử lý khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.
- Việc thanh tra kết thúc đúng tiến độ, chậm tiến độ
-Hoạt động thanh tra được tiến hành thực hiện đảm bảo theo đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục, thẩm quyền quy định của Luật Thanh tra. Tuy nhiên, vẫn còn một số cuộc thanh tra vẫn chưa đảm bảo tiến độ so với thời gian quy định Nguyên nhân chủ yếu là do nội dung thanh tra phức tạp, thời kỳ thanh tra dài Có nhiều cuộc đối tượng thanh tra không hợp tác, cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin tài liệu theo yêu cầu của Đoàn thanh tra; có một số nội dung cần phải xin ý kiến của các cơ quan chuyên môn và cơ quan có thẩm quyền… Bên cạnh đó, trong năm 2020 dịch bệnh COVID-19 xảy ra và có nhiều diễn biến phức tạp, Thành phố phải thực hiện việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ do đó đã ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của các cuộc thanh tra, một số cuộc thanh tra phải tạm dừng để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh.
Phân tích thực trạng công tác xử lý sau thanh tra của Thanh
2.2.1 Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra.
Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra trong kỳ báo cáo thực hiện theo quy định tại Luật Thanh tra, nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành và thông tư quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và các quy định pháp luật liên quan.
Kết luận thanh tra của Chánh Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp xem xét, xử lý các kiến nghị, yêu cầu, quyết định xử lý trong Kết luận thanh tra; sau đó ban hành Thông báo xử lý Kết luận thanh tra gửi đối tượng thanh tra; đồng thời giao Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện việc theo dõi, đôn
2.2.2 Công tác thu hồi tài sản sau thanh tra.
Trong giai đoạn từ 2018 đến 6 tháng năm 2023, Thanh tra Thành phố đã thu hồi nộp ngân sách 1.826.729.215.515 đồng Cụ thể như sau:
- Về thanh tra hành chính: Đã thu hồi nộp ngân sách 1.767.803.922.513 đồng.
- Về thanh tra trách nhiệm thủ trưởng trong thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng: Đã thu hồi nộp ngân sách 58.925.293.002 đồng [13]
2.2.3 Công tác xử lý sai phạm về hành chính, kinh tế.
Trong giai đoạn từ 2018 đến 6 tháng năm 2023, Qua thanh tra Thanh tra Thành phố đã phát hiện sai phạm về kinh tế là 2.141.359.848.307 đồng, 23.802m 2 đất, 03 căn nhà; kiến nghị thu hồi 1.752.881.154.457 đồng, 4.137m 2 đất, 03 căn nhà; kiến nghị xử lý khác 388.309.339.090 đồng, 19.665m 2 đất Cụ thể như sau:
- Về thanh tra hành chính: Phát hiện sai phạm về kinh tế là 2.044.212.410.885 đồng, 4.137m 2 đất, 03 căn nhà; kiến nghị thu hồi 1.683.790.251.455 đồng, 4.137m 2 đất, 03 căn nhà; kiến nghị xử lý khác 360.253.004.670 đồng.
- Về thanh tra trách nhiệm thủ trưởng trong thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng: Phát hiện sai phạm về kinh tế là 97.147.437.422 đồng, 19.665m 2 đất; kiến nghị thu hồi 69.090.903.002 đồng; kiến nghị xử lý khác 28.056.334.420 đồng, 19.665m 2 đất [13]
2.2.4 Công tác xử lý cán bộ, công chức, viên chức, người co hành vi vi phạm.
Trong giai đoạn từ 2018 đến 6 tháng năm 2023, qua thanh tra phát hiện
211 đơn vị có sai phạm Kiến nghị xử lý hành chính 234 tập thể và 138 cá nhân với các hình thức xử lý: Kiểm điểm, rút kinh nghiệm (đối với tập thể); khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc, phê bình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm (đối với cá nhân) [13] Cụ thể như sau:
- Về thanh tra hành chính: Kết quả qua thanh tra phát hiện 193 đơn vị có sai phạm Kiến nghị xử lý hành chính 200 tập thể và 109 cá nhân.
- Đã triển khai 43 cuộc thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng tại 69 đơn vị Kết quả qua thanh tra phát hiện 18 đơn vị có sai phạm Kiến nghị xử lý hành chính 34 tập thể và 29 cá nhân.
2.2.5 Công tác khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, hoàn thiện chính sách, pháp luật.
Trong giai đoạn từ 2018 đến 6 tháng năm 2023, qua thanh tra Thanh tra Thành phố phát hiện 211 đơn vị có sai phạm và đã đưa ra các kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp xử lý nhằm khắc phục những sơ hở, yếu kém trong quản lý, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong việc:
- Thực hiện pháp luật về thanh tra: Kế hoạch thanh tra; báo cáo kết quả thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra; Giám sát hoạt động Đoàn thanh tra; kết luận thanh tra, việc theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra v.v
- Thực hiện pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn: Quy định về Trụ sở,địa điểm tiếp công dân; Ban hành quy chế, nội quy tiếp công dân; quy trình,thủ tục tiếp công dân; thông báo kết quả giải quyết; việc phân công cán bộ tiếp công dân thường xuyên Thời hạn và quy trình, thủ tục xử lý đơn Công tác tổng hợp, báo cáo Trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn v.v
- Thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo: Thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo; thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo có hiệu lực pháp luật; xử lý vi phạm v.v
- Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng: Việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng; việc công khai, minh bạch và giải quyết thủ tục hành chính; công tác tổ chức cán bộ và việc chuyển đổi vị trí công tác; việc công khai tài sản, thu nhập; việc thi hành kỷ luật cán bộ sau kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán v.v
- Việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; công tác quản lý tài chính, kế toán; hoạt động vay
- cho vay vốn; việc cử Người đại diện vốn và kiểm tra, giám sát; việc cổ phần hóa và thoái vốn; việc ký kết, thực hiện các hợp đồng kinh tế; quản lý sử dụng Quỹ Phúc lợi v.v
Nhận xét thực trạng công tác xử lý sau thanh tra của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân
- Về cơ bản, các đối tượng thanh tra đã nghiêm túc thực hiện kết luận thanh tra, góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện kết luận thanh tra, tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
- Nhiều cuộc thanh tra, các kết luận thanh tra được Thanh tra Thành phố kịp thời xử lý; nhiều cá nhân, tập thể có hành vi vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh; những sơ hở, yếu kém được chỉ ra qua các kết luận thanh tra được ban hành cũng được nghiêm túc, khẩn trương khắc phục.
- Hầu hết các nội dung kết luận thanh tra đều được thực hiện đúng theo nội dung trong quyết định thanh tra; trong đó phần nội dung về nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị các biện pháp xử lý đã được đầu tư nhiều công sức trí tuệ, vận dụng, đối chiếu với các quy định của pháp luật để đưa ra kết luận. Đồng thời, các kết luận cũng đã đưa ra các kiến nghị, quyết định và biện pháp xử lý sau thanh tra Kết luận thanh tra đều được gửi tới Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp và đối tượng thanh tra, vì vậy hầu như các nội dung trong văn bản kết luận của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh đã thể hiện có tình, có lý, đúng pháp luật, phù hợp với thực tiễn và được các cấp, các ngành cũng như các đối tượng thanh tra cơ bản đồng tình, nhất trí.
Trong quá trình thanh tra, Thanh tra Thành phố đã kịp thời thu hồi và xử lý dứt điểm các sai phạm về kinh tế Đồng thời, cơ quan này cũng thực hiện việc theo dõi, đôn đốc các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, đảm bảo đúng thời hạn và hiệu quả Nhờ vậy, tỷ lệ thu hồi qua thanh tra của Thanh tra Thành phố đạt kết quả cao trong giai đoạn 2018-2023.
* Đánh giá chung về tình hình thực hiện kết luận thanh tra:
- Về mức độ thực hiện kết luận thanh tra:
+ Đối với các kết luận về thanh tra kinh tế - xã hội:
Hầu hết các đơn vị, đối tượng được thanh tra đều chấp hành các kết luận về thanh tra kinh tế - xã hội Tuy nhiên ở những mức độ khác nhau và theo từng nội dung khác khau:
Nếu nội dung kết luận có liên quan đến sửa đổi quy chế, quy định hoặc bãi bỏ các văn bản do đơn vị ban hành thì đơn vị thực hiện nghiêm túc ngay, thậm chí thực hiện từ lúc mới lập biên bản xác nhận chưa phải kết luận chính thức.
Nếu nội dung kết luận có liên quan đến trách nhiệm cá nhân, nếu ở mức kiểm điểm rút kinh nghiệm thì các cá nhân và đơn vị cùng tổ chức triển khai thực hiện kịp thời Trường hợp yêu cầu phải kiểm điểm sâu sắc và có hình thức kỷ luật thì đơn vị tổ chức thực hiện chậm hơn, thậm chí phải có văn bản đôn đốc mới thực hiện, kết quả kiểm điểm mới chỉ đạt ở mức độ, chưa tương xứng với hành vi khuyết điểm và sai phạm gây ra.
Trường hợp thu hồi tài sản hoặc tiền đối với tập thể gây khó khăn và phức tạp hơn do đơn vị liên quan có thể gặp vấn đề tài chính Đối với những đơn vị tài chính ổn định và sai phạm rõ ràng, việc chấp hành quyết định thường được thực hiện nghiêm túc Tuy nhiên, với những đơn vị khó khăn về tài chính, quá trình thu hồi kéo dài, thậm chí không khả thi nếu đơn vị phá sản.
Trường hợp nội dung kết luận kèm theo quyết định xử lý thu hồi tiền hoặc tài sản của các cá nhân thì việc chấp hành các quyết định thu hồi gặp không phải nộp, mặt khác có những cá nhân còn báo cáo thêm việc sử dụng số tiền đó đã làm gì, chi cho ai… tình hình rất phức tạp, thậm chí có trường hợp phải tiến hành thẩm tra xác minh thêm và quy trách nhiệm liên đới mới có thể thực hiện được Ngoài ra, còn một số trường hợp cá nhân cố tình bỏ trốn, không còn thông tin liên lạc nên không thể thực hiện được.
Trường hợp các nội dung kết luận có liên quan đến việc phục hồi, sửa chữa, bổ sung những chi tiết chưa làm của sản phẩm thì hầu như các đơn vị thực hiện tương đối nghiêm túc Tuy nhiên, có một số trường hợp vẫn phải có văn bản đôn đốc thực hiện.
+ Đối với các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo, kết luận quyết định xử lý tố cáo. Đây là các quyết định kết luận thường là liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm của các cá nhân và của công dân, vì vậy mức độ thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại và quyết định xử lý tố cáo tương đối phức tạp, diễn ra với thời gian lâu hơn.
Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyền lợi của 01 cá nhân thì đơn giản hơn, đối tượng chấp hành nhanh hơn, ít có phản đối Tuy nhiên, có một số trường hợp do nhận thức chưa đầy đủ, không am hiểu pháp luật, có thái độ không chấp hành quyết định của cấp có thẩm quyền, có trường hợp còn làm đơn tái khiếu, tố cáo cán bộ giải quyết lên cấp trên, làm cho việc thực hiện quyết định gặp khó khăn, kéo dài.
Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyền lợi của nhiều người (khiếu nại đông người) thì việc chấp hành quyết định giải quyết phức tạp hơn, khi nhận quyết định có nhiều người quan điểm khác nhau, vì vậy mức độ đồng thuận để thực hiện cũng khác nhau, nhất là những người có quyền lợi bị thiệt thòi hơn người khác (mặc dù quyết định đúng) thì hay làm đơn tái khiếu tách thành quyết định riêng, giải quyết riêng với mục đích có lợi hơn Trường hợp này lại phải xem xét ở giai đoạn giải quyết tiếp, như vậy quyết định giải quyết lần đầu phải điều chỉnh lại.
Trong các nội dung giải quyết khiếu nại bao giờ cũng có việc khẳng định mức độ đúng, sai của các quyết định thi hành của cấp có thẩm quyền. Chính vì vậy, trường hợp người đứng đầu phải kiểm điểm do ban hành quyết định trái pháp luật thì việc tổ chức kiểm điểm rất khó khăn, có trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng đối tượng thường có nhiều hành vi chống đối, làm văn bản báo cáo các cấp gây khó khăn cho việc thực thi quyết định.
Do tố cáo mang tính gay gắt hơn và thường liên quan đến 01 cá nhân (người đứng đầu) vì vậy các kết luận, quyết định xử lý và tố cáo cũng cụ thể hơn Tuy nhiên, để người tố cáo và người bị tố cáo đồng ý với kết luận và quyết định xử lý cũng không đơn giản Nếu hành vi vi phạm pháp luật quá rõ thì người bị tố cáo nghiêm chỉnh chấp hành kết luận và quyết định xử lý. Trường hợp hành vi vi phạm không rõ thì người bị tố cáo thường yêu cầu các cơ quan chức năng xem xét xử lý người tố cáo sai, trong khi đó luật quy định phải giữ bí mật danh tính, bút tích của người tố cáo vì vậy các kết luận, quyết định xử lý mới chỉ thi hành ở mức độ nhất định.
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CÔNG TÁC XỬ LÝ SAU THANH TRA CỦA THANH TRA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Giải pháp đảm bảo công tác xử lý sau thanh tra của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.1 Hoàn thiện thể chế về xử lý sau thanh tra.
- Sửa đổi những quy định không rõ ràng, làm cho việc triển khai áp dụng tượng thường vi phạm nhưng chưa được quy định xử lý ở pháp luật nào phải tiếp tục bổ sung; những quy định của pháp luật mà ở cấp dưới không thực hiện được hoặc rất khó thực hiện hoặc phát sinh các thủ tục hành chính mà quản lý hiệu quả thấp thì phải bãi bỏ; một số các quy định còn chồng chéo giữa luật chuyên ngành và luật khác cần điều chỉnh để phù hợp giữa các luật và tình hình thực tế.
- Các văn bản của các cơ quan Bộ, Ngành ở Trung ương ban hành với số lượng lớn, nhưng cần khắc phục một số vấn đề: đôi khi còn bất cập, không thống nhất về quan điểm, nội dung, thời gian thực hiện và sửa đổi điều chỉnh nhiều
- Cần quy định rõ về thời hạn để đối tượng thanh tra, các tổ chức cá nhân có liên quan thực hiện nội dung kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra.
- Cần bổ sung quy định và hướng dẫn cụ thể kinh phí thực hiện một số nghiệp vụ quan trọng trong công tác thanh tra như trưng cầu giám định; kinh phí đi xác minh ở nước ngoài; kinh phí đo vẽ nhà, đất; kinh phí thẩm định về giá thẩm định quyền sử dụng đất, tài sản, vật kiến trúc…
- Hoàn thiện quy định về thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra, trong đó bổ sung các biện pháp bảo đảm thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt về cho nhà nước; Bổ sung quy định về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có liên quan khi thực hiện kết luận thanh tra; quy định cụ thể về thời gian thực hiện các kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra và biện pháp áp dụng hình thức chế tài để xử lý đối với hành vi không thực hiện, thực hiện không nghiêm túc, chậm thực hiện kết luận thanh tra, kiến nghị thanh tra nhất là việc thu hồi tài sản đã bị thất thoát do hành vi vi phạm pháp luật và xử lý người có hành vi vi phạm; quy định trách nhiệm của cơ quan thanh tra trong việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra; quy định chi tiết về công khai kết quả xử lý kết quả đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra; cần ban hành thông tư thống nhất việc trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý kịp thời.
- Quy định thực hiện các quyền trong hoạt động thanh tra như cầu giám định, cung cấp thông tin, phong tỏa tài khoản…Cần hướng dẫn cụ thể về yêu cầu tổ chức tín dụng phong toà tài khoản của đối tượng thanh tra Cần có quy định cụ thể trong việc yêu cầu các ngân hàng cung cấp số tài khoản ngân hàng (có xác nhận số dư) của các đơn vị vi phạm cho các cơ quan ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính, làm cơ sở ban hành các quyết định cưỡng chế thực hiện các biện pháp xử lý vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả.
- Quy định các biện pháp chế tài không chỉ về hành chính, kinh tế mà trong những trường hợp có tính chất cản trở, trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ thì nếu ở mức độ lớn, gây ảnh hưởng đến kỷ cương và thiệt hại cho ngân sách thì có thể xử lý hình sự.
- Cần sửa đổi bổ sung quy trình tiến hành một cuộc thanh tra, trong đó, cần phải quan tâm đến việc thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm cho việc thực hiện các nội dung của kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý về thanh tra sau này Quá trình thanh tra, quy định các Đoàn thanh tra khi phát hiện có sự vi phạm về kinh tế thì phải trình người ra quyết định thanh tra ra quyết định thu hồi về tài khoản tạm giữ của cơ quan thanh tra số tiền có dấu hiệu vi phạm, bởi qua thực tế và kinh nghiệm trong công tác thanh tra cho thấy đối hồi tiền về ngân sách thì có hiệu quả hơn nhiều lần đối với các cuộc thanh tra ra quyết định thu hồi về ngân sách sau khi cuộc thanh tra kết thúc và có kết luận.
- Quy định rõ việc theo dõi thực hiện các kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra: xác định cụ thể thời hạn bắt đầu theo dõi; thông tin, tài liệu phục vụ việc theo dõi; hình thức theo dõi; nội dung theo dõi; báo cáo kết quả theo dõi; xử lý kết quả của việc theo dõi…và trách nhiệm của đơn vị thực hiện nhiệm vụ này.
- Cần phải có một số chế định đặc thù cụ thể đối với các chuyên ngành xây dựng, môi trường… nếu vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm 02 lần trở lên thì sẽ nghiêm cấm hoạt động lĩnh vực đó trên địa bàn thành phố một thời gian nhất định để răn đe các đối tượng vi phạm.
- Cần có chế tài áp dụng, quy định thời gian cụ thể đối với các đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các kiến nghị, kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra Thanh tra Chính phủ cần tham mưu cho Chính phủ cần ban hành nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra Đây là cơ sở pháp lý quan trọng áp dụng đối với các đối tượng không thực hiện.
- Các vấn đề mà kết luận thanh tra đưa ra thường liên quan đến nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau, trong khi đó Luật thanh tra chưa quy định cụ thể trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan thanh tra cũng như mối quan hệ phối hợp trong việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận.
Do đó, Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn cần phải quy định cụ thể trách nhiệm cơ quan thanh tra nói chung và Thanh tra cấp tỉnh nói riêng trong việc kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận và quyết định đã có hiệu lực và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc thực hiện.
- Cần nghiên cứu đề xuất thành lập thêm một thiết chế tổ chức mới để theo dõi việc thực hiện các kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý sau thanh tra, hay nói cách khác đó là “cơ quan thi hành án thanh tra”.
* Hoàn thiện cơ sở pháp lý về theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra:
Trước mắt, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực thanh tra cần nghiên cứu, ban hành văn bản quy định đầy đủ các nội dung liên quan tới hoạt động này, trong đó cần tập trung vào các nội dung như sau: