1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chương 4 polymer (bản gv)

47 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chương 4. Polymer
Chuyên ngành Hóa học
Thể loại Tài liệu giảng dạy
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 2,86 MB
File đính kèm CHƯƠNG 4 polymer (bản gv).rar (3 MB)

Cấu trúc

  • A. PHẦN LÍ THUYẾT (2)
  • BÀI 12. ĐẠI CƯƠNG VỀ POLYMER (2)
    • 1. LÍ THUYẾT CẦN NẮM (2)
    • 2. BÀI TẬP VẬN DỤNG (3)
      • 2.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (3)
      • 2.2. Trắc nghiệm đúng – sai (6)
      • 2.3. Trắc nghiệm trả lời ngắn (11)
  • BÀI 13. VẬT LIỆU POLYMER (13)
    • 2.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (chất dẻo, vật liệu composite) (15)
    • 2.2. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (tơ, keo dán tổng hợp) (16)
    • 2.3. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (cao su) (20)
    • 2.5. Trắc nghiệm đúng – sai (23)
    • 2.6. Trắc nghiệm trả lời ngắn (30)
    • B. BÀI TẬP PHÂN DẠNG (32)
      • 1. DẠNG 1: XÁC ĐỊNH HỆ SỐ POLYMER HÓA (32)
        • 1.1. Phương pháp (32)
        • 1.2. Bài tập vận dụng (32)
      • 2. DẠNG 2: BÀI TẬP CAO SU (35)
        • 2.1. Phương pháp (35)
        • 2.2. Bài tập vận dụng (35)
      • 3. DẠNG 3: BÀI TẬP HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG ĐIỀU CHẾ POLYMER (37)
    • C. ĐỀ ÔN TẬP CUỐI CHƯƠNG 4. POLYMER (40)
      • 1. ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG SỐ 01 (28 CÂU) (40)
        • 1.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (18 câu) (40)
        • 1.2. Trắc nghiệm đúng – sai (4 câu) (41)
        • 1.3. Trắc nghiệm trả lời ngắn (6 câu) (43)
      • 2. ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG SỐ 02 (28 CÂU) (43)
        • 2.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (18 câu) (43)
        • 2.2. Trắc nghiệm đúng – sai (4 câu) (45)
        • 2.3. Trắc nghiệm trả lời ngắn (6 câu) (47)

Nội dung

Chuyên đề polymer lớp 12 được biên soạn tương đối đầy đủ về các câu hỏi và bài tập được giải chi tiết các dạng bài tập đầy đủ cả về lí thuyết lẫn bài tập. Tài liệu này giúp giáo viên tham khảo trong việc giảng dạy phần este lipit trên lớp hay ôn thi đại học và học sinh tham khảo rất bổ ích nhằm nâng cao kiến thức về hóa học hữu cơ lớp 12 và ôn thi đại học.

ĐẠI CƯƠNG VỀ POLYMER

BÀI TẬP VẬN DỤNG

2.1 Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Câu 1: (Đề THPT QG - 2017) Phân tử polymer nào sau đây chỉ chứa hai nguyên tố C và H?

A Poly(vinyl chloride) B Polyacrylonitrile C Poly(vinyl acetate) D Polyethylene.

Câu 2: (Đề THPT QG - 2018) Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc, trong đó có khí X Biết khí

X tác dụng với dung dịch AgNO3, thu được kết tủa trắng Công thức của khí X là

Câu 3: (Đề MH – 2021) Phân tử polymer nào sau đây có chứa nitrogen?

Câu 4: (SBT – Cánh Diều) Loại polymer nào sau đây có chứa nguyên tố nitrogen?

Câu 5: (SBT – Cánh Diều) Polymer nào sau đây trong thành phần chỉ gồm hai nguyên tố C và H?

A Poly(phenol formaldehyde) B Poly(methyl methacrylate).

Câu 6: (SGV – KNTT) Polymer nào sau đây trong thành phần không chứa nguyên tố nitrogen?

Câu 7: (SBT – Cánh Diều) Khi phân tích thành phần một polymer X thấy tỉ lệ số mol C và H tương ứng là 1: 1 X là polymer nào dưới đây?

A Polypropylene B Tinh bột C Polystyrene D Poly(vinyl chloride).

Câu 8: (SBT – Cánh Diều) Hãy ghép thông tin công thức của polymer ở cột A với tên gọi thích hợp ở cột B.

1 (CH 2  C(CH ) CH CH ) 3   2 n a) Poly(vinyl chloride)

2 ( NH [CH ] 2 5 CO ) n b) Poly(methyl methacrylate)

3 ( NH [CH ] 2 6 NH CO [ CH ] 2 4 CO ) n c) Nylon-6,6

Câu 9: (Đề TNTHPT – 2023) Poly(vinyl chloride) được điều chế trực tiếp từ monomer nào sau đây?

A CH2=CH-CN B CH2=CH2 C CH2=CH-CH=CH2 D CH2=CH-Cl.

Câu 10: (Đề THPT QG - 2018) Trùng hợp propylene thu được polymer có tên gọi là

A polypropylene B polyethylene C polystyrene D poly(vinyl chloride).

Câu 11: (Đề MH - 2019) Polyethylene (PE) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

A CH2=CH2 B CH2=CH-CH3 C CH2=CHCl D CH3-CH3.

Câu 12: (Đề THPT QG - 2018) Trùng hợp vinyl chloride thu được polymer có tên gọi là

A poly(vinyl chloride) B polypropylene C polyethylene D polystyrene.

Câu 13: (SBT Hóa học 12 – NC) Một polymer Y có cấu tạo mạch như sau:

−CH2−CH2−CH2−CH2−CH2−CH2−CH2−CH2−…

Công thức một mắt xích trên polymer Y là

A −CH2−CH2−CH2− B −CH2−CH2−CH2−CH2−.

Câu 14: (SBT Hóa học 12 – CB) Cho các polymer: (CH 2  CH ) 2 n ; (CH 2  CH CH CH )  2 n và

( HN [CH ] 2 5 CO ) n Công thức các monomer tạo nên các polymer trên lần lượt là

A CH2=CH2; CH3-CH=CH-CH3; H2N-CH2 -CH2- COOH.

B CH2=CHCl; CH3-CH=CH-CH3; H2N-CH(NH2)-COOH.

C CH2=CH2; CH2=CH-CH=CH2; H2N-[CH2]5-COOH.

D CH2=CH2; CH3-CH=C=CH2; H2N-[CH2]5-COOH.

Câu 15: (Đề MH - 2024) Polymer nào sau đây thuộc loại polymer thiên nhiên?

A Polyacrylonitrile B Polyethylene C Poly(vinyl chloride) D Cellulose.

Câu 16: (Đề TSĐH B - 2008) Polymer có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là

A PE B amylopectin C PVC D cao su lưu hóa.

Câu 17: (Đề MH - 2018) Polymer nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

Câu 18: (Đề THPT QG - 2018) Polymer nào sau đây thuộc loại polymer thiên nhiên?

A Polystyrene B Polypropylene C Tinh bột D Polyethylene.

Câu 19: (Đề MH - 2019) Cho các polymer: poly(vinyl chloride), cellulose, polycaproamide, polystyrene, cellulose triacetate, nylon-6,6 Số polymer tổng hợp là

Câu 20: (Đề TSĐH B - 2010) Các chất đều không bị thuỷ phân trong dung dịch H2SO4 loãng nóng là

C nylon-6,6; poly(ethylene terephthalate); polystyrene.

B polyethylene; cao su buna; polystyrene.

D poly(vinyl acetate); polyethylene; cao su buna.

Câu 21: (SBT – Cánh Diều) Quá trình cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau (monomer) tạo thành phân tử lớn (polymer) được gọi là phản ứng

A thuỷ phân B trùng hợp C trùng ngưng D xà phòng hoá.

Câu 22: (SBT Hóa học 12 – CB) Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

Câu 23: (Đề TSCĐ - 2007) Polymer dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ được điều chế bằng phản ứng trùng hợp

A CH2=C(CH3)COOCH3 B CH2=CHCOOCH3.

C C6H5CH=CH2 D CH3COOCH=CH2.

Câu 24: (Đề TSCĐ - 2007) Poly(vinyl acetate) là polymer được điều chế bằng phản ứng trùng hợp

A C2H5COO-CH=CH2 B CH2=CH-COO-C2H5.

C CH3COO-CH=CH2 D CH2=CH-COO-CH3.

Câu 25: (Đề MH lần III - 2017) Polymer nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?

Câu 26: (Đề TSĐH B - 2009) Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

A styrene; chlorobenzene; isoprene; but-1-ene.

C buta-1,3-diene; cumene; ethylene; trans-but-2-ene.

D 1,1,2,2-tetrafluoroethene; propylene; styrene; vinyl chloride.

Câu 27: (Đề TSĐH B - 2012) Cho các chất: caprolactam (1), isopropylbenzene (2), acrylonitrile (3), glycine (4), vinyl acetate (5) Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polymer là

Câu 28: (Đề THPT QG - 2015) Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monomer) thành phân tử lớn

(polymer) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng

A trùng ngưng B trùng hợp C xà phòng hóa D thủy phân.

Câu 29: (SGK – CTST) Loại polymer nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

A PVC B Cao su buna C PS D Nylon-6,6.

Câu 30: (Đề THPT QG - 2017) Polymer nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

Câu 31: (Đề TN THPT QG – 2020) Polymer nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

C Poly(hexamethylene adipamide) D Polybuta-1,3-diene.

Câu 32: (Đề TSĐH A - 2010) Trong các polymer sau: (1) poly(methyl methacrylate); (2) polystyrene;

(3) nylon-7; (4) poly(ethylene terephthalate); (5) nylon-6,6; (6) poly(vinyl acetate), các polymer là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là

Câu 33: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A Polyethylene (PE) là polymer tổng hợp.

B Nylon-6,6 thuộc loại polymer trùng ngưng.

C Tinh bột, cellulose là polymer thiên nhiên.

D Các loại tơ như: tơ tằm, nylon-6,6,… đều là polymer thiên nhiên.

Câu 34: Phát biểu nào sau đây không đúng về tính chất của polymer?

A Phản ứng thủy phân tinh bột, cellulose thuộc loại phản ứng giảm mạch polymer.

B Phản ứng xảy ra khi đun nóng cao su buna với bột sulfur để tổng hợp cao su lưu hóa có tính cơ lí tốt hơn thuộc loại phản ứng tăng mạch polymer.

C Để tổng hợp poly(vinyl alcohol) có thể thủy phân PVC trong dung dịch kiềm Phản ứng xảy ra thuộc loại phản ứng giữ nguyên mạch polymer.

D Nung nóng polystryrene ở nhiệt độ thích hợp thu được styrene Phản ứng xảy ra thuộc loại phản ứng giữ nguyên mạch polymer.

Câu 35: (Đề MH – 2023) Phát biểu nào sau đây đúng?

A Trùng hợp buta-l,3-diene thu được polybuta-1,3-diene.

B Amylopetin có cấu trúc mạch polymer không phân nhánh.

C Tơ cellulose acetate và tơ visco đều là tơ tổng hợp.

D Polystyrene được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng styrene.

Câu 36: (SGK Hóa học 12 – CB) Phát biểu nào sau đây không đúng?

A Polymer là hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.

B Những phân tử nhỏ có liên kết đôi hoặc vòng kém bền được gọi là monomer.

C Hệ số mắt xích trong công thức polymer gọi là hệ số trùng hợp.

D Polymer tổng hợp được tạo thành nhờ phản ứng trùng hợp hoặc phản ứng trùng ngưng.

Câu 37: (SGK Hóa học 12 – NC) Phát biểu nào sau đây đúng?

A Polymer là hợp chất do nhiều phân tử monomer hợp thành.

B Polymer là hợp chất có phân tử khối lớn.

C Polymer là hợp chất có phận tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo nên.

D Các polymer đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.

Câu 38: (SBT Hóa học 12 – CB) Phát biểu nào sau đây không đúng?

A Các polymer không bay hơi.

B Đa số polymer khó hoà tan trong các dung môi thông thường.

C Các polymer không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

D Các polymer đều bền vững dưới tác dụng của acid.

Câu 39: (Đề TNTHPT – 2022) Phát biểu nào sau đây sai?

A Trùng ngưng buta-1,3-diene thu được polymer dùng để sản xuất chất dẻo.

B Trùng hợp ethylene thu được polymer dùng để sản xuất chất dẻo.

C Trùng ngưng ε-aminocaproic acid thu được polycaproamide.

D Trùng hợp vinyl cyanide thu được polymer dùng để sản xuất tơ nitron (tơ olon).

Câu 40: (SBT – Cánh Diều) Cho các phát biểu sau:

(a) Dựa vào nguồn gốc, polymer được chia thành: polymer thiên nhiên, polymer tổng hợp và polymer bán tổng hợp.

(b) Tất cả các polymer đều bền với dung dịch acid hoặc base.

(c) Những polymer khi đun nóng không bị nóng chảy mà bị phân huỷ thì được gọi là chất nhiệt rắn.

(d) Tất cả các polymer đều tham gia phản ứng phân cắt mạch polymer.

Số phát biểu đúng là

(b) sai, các polymer có nhóm chức như cellulose, tơ polyamide,… bị thủy phân trong acid hoặc base.

(d) sai, các polymer có thể tham gia phản ứng cắt mạch, giữ nguyên mạch hoặc tăng mạch polymer.

Câu 1: (SGK – KNTT) Polymer là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên Ví dụ: polyethylene: (CH 2  CH ) 2 n ; polybuta-1,3-diene:(CH 2  CH CH CH )  2 n ; nylon-6: ( NH [CH ] 2 5 CO ) n ;… a Monomer là những phân tử nhỏ, phản ứng với nhau để tạo nên polymer. b Các polymer đơn giản có tên gọi chung là: Poly + tên monomer (thêm ngoặc đơn nếu tên monomer gồm hai cụm từ). c Polyethylene được tạo nên từ các mắt xích –CH2–. d Monomer tạo nên poly(vinyl chloride) có công thức là: CH2=CHCl.

Giải: a Đúng b Đúng c Sai Polyethylene: (CH 2  CH ) 2 n tạo nên từ các mắt xích –CH2–CH2– d Đúng

Câu 2: (SGK – KNTT) Tính chất vật lí của polymer thường phụ thuộc vào cấu tạo Hầu hết polymer là những chất rắn, không bay hơi, không nóng chảy hoặc nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ khá rộng. a Các polymer khi nóng chảy tạo thành chất lỏng nhớt, khi để nguội sẽ rắn lại được gọi là chất nhiệt dẻo (PE, PVC, PP,…). b Một số polymer khi đun nóng không nóng chảy mà bị phân hủy được gọi là chất nhiệt rắn

(PPF,…). c Polymer thường tan được trong nước, alcohol,… và các dung môi thích hợp. d Cao su tan được trong các dung môi hữu cơ như xăng, toluene, xylene, thu được dung dịch dạng keo (nhựa vá săm).

Giải: a Đúng b Đúng c Sai Polymer thường không tan được trong nước, alcohol d Đúng

Câu 3: (SGK – Cánh Diều) Polymer có thể tham gia các phản ứng giữ nguyên mạch, phân cắt mạch hoặc tăng mạch. a Poly(vinyl acetate) bị thủy phân trong môi trường kiềm thu được poly(vinyl alcohol) thuộc lọai phản ứng cắt mạch polymer. b Các polymer có nhóm chức trong mạch dễ bị thủy phân, chẳng hạn tinh bột, cellulose, capron, nylon-6,6, Phản ứng này thuộc loại phản ứng cắt mạch polymer. c Polystyrene bị nhiệt phân thu được styrene thuộc loại phản ứng cắt mạch polymer. d Quá trình lưu hóa cao su xảy ra khi đun nóng cao su với sulfur thu được polymer có cấu trúc mạng không gian thuộc loại phản ứng tăng mạch polymer.

Giải: a Sai Phản ứng này thuộc loại giữ nguyên mạch polymer b Đúng c Đúng d Đúng

Câu 4: (SGK – KNTT) Polymer thường được tổng hợp theo hai phương pháp phổ biến là phương pháp trùng hợp và phương pháp trùng ngưng Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hay tương tự nhau (monomer) tạo thành phân tử có phân tử khối lớn (polymer). a Điều kiện về cấu tạo để monomer có thể tham gia trùng hợp là trong phân tử phải có các liên kết bội như CH2=CH, CH2CHCl,… hoặc vòng như caprolactam. b Poly(methyl methacrylate) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp methyl methacrylate. c PS, PE, PVC, tơ nitron, tơ nylon-6,6, cao su buna là các polymer được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. d Trùng hợp caprolactam thu được tơ nylon-7.

Giải: a Đúng b Đúng c Sai Tơ nylon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng d Sai Trùng hợp caprolactam thu được tơ capron

Câu 5: (SGK – KNTT) Polymer thường được tổng hợp theo hai phương pháp phổ biến là phương pháp trùng hợp và phương pháp trùng ngưng Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monomer) thành phân tử lớn (polymer) đồng thời giải phóng phân tử nhỏ khác (thường là nước). a Điều kiện về cấu tạo để monomer tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng để tạo liên kết, chẳng hạn: H2N[CH2]5COOH, b Trùng ngưng ε-aminocaproic acid thu được polycaproamide. c Nylon-6,6 thu được từ phản ứng trùng hợp adipic acid với hexamethylenediamine. d Trùng ngưng HOOCC6H4COOH với HOCH2CH2OH thu được polyamide.

Giải: a Đúng b Đúng c Sai Nylon-6,6 thu được từ phản ứng trùng ngưng adipic acid với hexamethylenediamine d Sai Thu được polyester

Câu 6: (SGK – Cánh Diều) Poly(vinyl acetate) bị thủy phân trong môi trường kiềm theo phương trình hóa học sau:

OOCCH OH (1) a Phản ứng (1) thuộc loại phản ứng cắt mạch polymer. b Những polymer có liên kết đôi trong mạch có thể tham gia phản ứng cộng vào liên kết đôi làm cắt mạch polymer. c Polymer thu được có tên gọi là poly(vinyl alcohol). d Poly(vinyl alcohol) còn được điều chế bằng phản ứng trùng hợp vinyl alcohol.

Giải: a Sai Phản ứng trên thuộc loại phản ứng giữ nguyên mạch polymer b Sai Giữ nguyên mạch polymer c Đúng d Sai Vinyl alcohol (CH2=CHOH) không bền phân hủy thành CH3CHO

Câu 7: (SGK – CTST) Polymer có thể được phân loại theo 2 cơ sở: Theo nguồn gốc và theo phương pháp tổng hợp. a Theo nguồn gốc, polymer được chia thành 3 loại: polymer thiên nhiên, polymer tổng hợp và polymer bán tổng hợp. b Theo phương pháp tổng hợp, polymer được chia thành 2 loại: polymer trùng hợp và polymer trùng ngưng. c Tơ visco, tơ acetate, cellulose là polymer thiên nhiên. d PE, PVC, PS, tơ nitron là polymer trùng hợp.

Giải: a Đúng b Đúng c Sai Tơ visco và tơ acetate thuộc loại polymer bán tổng hợp d Đúng

Câu 8: (SGK – CTST) Kevlar là một loại sợi tổng hợp có độ bền rất cao Loại vật liệu này được dùng để sản xuất áo chống đạn và mũ bảo hiểm cho quân đội Kevlar được điều chế từ hai chất sau: a Kevlar thuộc loại polyamide. b 1,4-diaminebenzene thuộc loại arylamine. c Phản ứng tổng hợp kevlar từ terephthalic acid và 1,4-diaminebenzene thuộc loại phản ứng trùng ngưng. d 1 mol terephthalic acid phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư sinh ra tối đa 1 mol CO2.

Giải: nHOOCC6H4COOH + nH2NC6H4NH2   (OCC H CO NHC H ) 6 4  6 4 n + 2nH2O a Đúng b Đúng c Đúng d Sai C6H4(COOH)2 + 2NaHCO3   C6H4(COONa)2 + 2CO2 + 2H2O

Câu 9: (SGK – CTST) Cho công thức một số polymer sau: a)

C H ; b) ( NH [CH ] 2 5 CO ) n a Polymer (a) và polymer (b) đều là polymer tổng hợp. b Polymer (a) và (b) có tên gọi lần lượt là: polystyrene và polycaproamide. c Polymer (a) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp styrene, polymer (b) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng ε-aminocaproic acid. d Polymer (a) và (b) đều có tính dẻo, là nguyên liệu dùng để sản xuất chất dẻo.

Giải: a Đúng b Đúng c Đúng d Sai Polymer (b) là tơ, không có tính dẻo

Câu 10: (SGK – Cánh Diều) Polyisoprene phản ứng với hydrogen chloride theo phương trình hóa học sau:

CH CH (1) a Polyisoprene được điều chế bằng phản ứng trùng hợp CH2=CH-CH=CH2. b Phản ứng (1) thuộc loại phản ứng giữ nguyên mạch polymer. c Cao su thiên nhiên, cao su buna,… do có liên kết đôi trong mạch nên có thể tham gia phản ứng cộng vào liên kết đôi mà không làm thay đổi mạch polymer. d Khi đun nóng polyisoprene với sulfur thu được cao su lưu hóa Phản ứng này cũng thuộc loại phản ứng giữ nguyên mạch polymer.

Giải: a Sai Polyisoprene được điều chế bằng phản ứng trùng hợp CH2=C(CH3)CH=CH2 b Đúng c Đúng d Sai Phản ứng này thuộc loại phản ứng tăng mạch polymer

Câu 11: Các polymer đa dạng về nguồn gốc, thành phần, tính chất,… do đó có nhiều ứng dụng: tinh bột làm lương thực, protein làm thực phẩm, poly(methyl methacrylate) làm thủy tinh hữu cơ,… và rất nhiều vật liệu polymer khác có ứng dụng quan trọng. a Theo nguồn gốc, các polymer được chia thành 4 loại: polymer tự nhiên, polymer tổng hợp, polymer nhân tạo và polymer bán tổng hợp. b Một số polymer tham gia phản ứng giữ nguyên mạch polymer. c Phản ứng thủy phân tinh bột, cellulose, polypeptide thuộc loại phản ứng cắt mạch polymer. d Quá trình lưu hóa cao su xảy ra phản ứng tăng mạch polymer.

Giải: a Sai Polymer được chia thành 4 loại: polymer tự nhiên, polymer tổng hợp và polymer nhân tạo (polymer bán tổng hợp) b Đúng c Đúng d Đúng

VẬT LIỆU POLYMER

Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (chất dẻo, vật liệu composite)

Câu 1: Polymer nào sau đây được dùng để chế tạo vật liệu có tính dẻo?

A Poly(vinyl chloride) B Poly(vinyl cyanide).

C Poly(hexamethylene adipamide) D Poly(ethylene terephthalate).

Câu 2: (SGK – KNTT) PE là một polymer thông dụng, dùng làm chất dẻo (chất dẻo chứa PE chiếm gần 1/3 tổng lượng chất dẻo được sản xuất hàng năm) Trong đời sống, PE được dùng làm màng bọc thực phẩm, túi nylon, bao gói, chai lọ đựng hoá mĩ phẩm, PE được điều chế từ monomer nào sau đây?

A Ethylene B Propylene C Styrene D Vinyl chloride.

Câu 3: (SBT – Cánh Diều) Polymer nào sau đây được dùng để chế tạo chất dẻo?

A Polybuta-1,3-diene B Poly(phenol formaldehyde).

Câu 4: (SBT – Cánh Diều) Polymer X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ Tên gọi của X là

A poly(methyl methacrylate) B poly(phenol formaldehyde).

Câu 5: (SBT – Cánh Diều) Polypropylene (PP) là chất dẻo thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm thiết bị y tế, đồ gia dụng, Vật liệu được chế tạo từ PP thường có kí hiệu như hình dưới.

PP được tổng hợp từ monomer nào sau đây?

A CH2=CH2 B CH2=CHCN C CH3CH=CH2 D C6H5OH và HCHO.

Câu 6: (SBT – Cánh Diều) PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với acid, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa, PVC được tổng hợp trực tiếp từ monomer nào sau đây?

A Acrylonitrile B Vinyl chloride C Vinyl acetate D Propylene.

Câu 7: (SBT – Cánh Diều) Polystyrene (PS) là chất nhiệt dẻo thường được sử dụng để sản xuất đồ nhựa như li, chén dùng một lần hoặc hộp đựng thức ăn mang về tại các cửa hàng Ở khoảng trên 80 °C, PS bị biến đổi trở nên mềm, dính Do vậy, nên tránh hâm nóng thực phẩm chứa trong các loại hộp này Monomer được dùng để điều chế PS là

A C6H5CH=CH2 B CH2=CHCH=CH2 C CH2=CH2 D CH2=CHCH3.

Câu 8: (Đề TNTHPT – 2022) Polymer thu được khi trùng hợp ethylene là

A polybuta-1,3-diene B poly(vinyl chloride).

Câu 9: (Đề MH – 2023) Trùng hợp vinyl chloride tạo thành polymer nào sau đây?

Câu 10: (SGK – KNTT) Chất dẻo nào sau đây chứa chlorine?

Câu 11: (SGK – KNTT) Trùng hợp styrene thu được polymer có kí hiệu viết tắt là

Câu 12: (SBT Hóa học 12 – CB) Nhựa poly(phenol formaldehyde) được điều chế bằng cách đun nóng phenol với dung dịch

A CH3COOH trong môi trường acid B CH3CHO trong môi trường acid.

C HCOOH trong môi trường acid D HCHO trong môi trường acid.

Câu 13: Dãy nào sau đây chỉ gồm các polymer được dùng làm chất dẻo?

A Poly(vinyl chloride), polyethylene, poly(phenol formaldehyde).

B Polybuta-1,3-diene, polyacrylonitrile, poly(methyl methacrylate).

C Cellulose, poly(phenol formaldehyde), polyacrylonitrile.

D Poly(methyl methacrylate), polyethylene, poly(hexamethylene adipamide)

Câu 14: Polymer nào sau đây được dùng làm chất dẻo?

A Polybuta-1,3-diene B Poly(methyl methacrylate).

Câu 15: Polymer nào có tính cách điện tốt, bền được dùng làm ống dẫn nước, vải che mưa, vật liệu điện,…?

A Cao su thiên nhiên B Poly(vinyl chloride).

C Polyethylene D Thủy tinh hữu cơ.

Câu 16: Polymer nào sau đây không dùng để chế tạo chất dẻo?

A Poly(phenol formaldehyde) B Poly(methyl methacrylate).

Câu 17: Cho dãy gồm các hợp chất cao phân tử: (1) polystyrene, (2) poly(vinyl chloride), (3) poly(phenol formaldehyde), (4) polybuta-1,3-diene Số hợp chất trong dãy được dùng để sản xuất vật liệu polymer có tính dẻo là

Câu 18: (SBT Hóa học 12 – CB) Phát biểu nào sau đây không đúng?

A Một số chất dẻo là polymer nguyên chất.

B Đa số chất dẻo, ngoài thành phần cơ bản là polymer còn có các thành phần khác.

C Một số vật liệu composite chỉ là polymer.

D Vật liệu composite chứa polymer và các thành phần khác.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A Chất dẻo là những polymer có tính đàn hồi.

B Những vật liệu có tính dẻo đều là chất dẻo.

C Chất dẻo là những polymer có tính dẻo.

D Chất dẻo là những polymer có khối lượng phân tử rất lớn.

Câu 20: Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp?

D Trùng ngưng hexamethylenediamine với adipic acid.

Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (tơ, keo dán tổng hợp)

Câu 1: (Đề MH – 2022) Polymer nào sau đây có công thức

Câu 2: (Đề TNTHPT – 2023) Polyacrylonitrile được điều chế trực tiếp từ monomer nào sau đây?

A CH2=CH-Cl B CH2=CH2 C CH2=CH-CN D CH2=CH-CH=CH2.

Câu 3: (SBT Hóa học 12 – NC) Tơ polyamide là những polymer tổng hợp có nhiều nhóm

A amide −CO−NH− trong phân tử B −CO− trong phân tử.

C −NH− trong phân tử D −CH(CN)− trong phân tử.

Câu 4: (SGV – KNTT) Cho polymer có cấu tạo như sau: ( HN [CH ] 2 6 NH CO [ CH ] 2 4 CO ) n

Polymer trên được dùng sản xuất loại vật liệu polymer nào sau đây?

A Chất dẻo B Keo dán C Cao su D Tơ.

Câu 5: (Đề TSĐH A - 2012) Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?

C Tơ cellulose acetate D Tơ nylon-6,6.

Câu 6: (SGK Hóa học 12 – CB) Tơ tằm và nylon-6,6 đều

A có cùng phân tử khối.

B thuộc loại tơ tổng hợp.

C thuộc loại tơ thiên nhiên.

D chứa các loại nguyên tố giống nhau ở trong phân tử.

Câu 7: (Đề TNTHPT – 2022) Polymer nào sau đây có chứa nguyên tố nitrogen?

A Polybuta-1,3-dien B Polyacrylonitrile C Polyethylene D Poly(vinyl chloride).

Câu 8: (SBT – Cánh Diều) Sợi visco thuộc loại

A polymer trùng ngưng B polymer bán tổng hợp.

C polymer thiên nhiên D polymer tổng hợp.

Câu 9: (Đề THPT QG - 2017) Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?

A Tơ nitron B Tơ tằm C Tơ nylon-6,6 D Tơ nylon-6.

Câu 10: (Đề TSĐH A - 2007) Nylon–6,6 là một loại

A tơ acetate B tơ polyamide C polyester D tơ visco.

Câu 11: (Đề THPT QG - 2019) Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?

C Tơ capron D Tơ cellulose acetate.

Câu 12: (Đề THPT QG - 2019) Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?

C Tơ visco D Tơ cellulose acetate.

Câu 13: (Đề THPT QG - 2019) Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?

A Tơ nylon-6 B Tơ tằm C Tơ nylon-6,6 D Tơ visco.

Câu 14: (Đề THPT QG - 2019) Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?

C Tơ nylon-6,6 D Tơ cellulose acetate.

Câu 15: (Đề THPT QG - 2017) Tơ nào sau đây được sản xuất từ cellulose?

A Tơ nitron B Tơ visco C Tơ nylon-6,6 D Tơ capron.

Câu 16: (Đề TSĐH A - 2011) Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp?

D Trùng ngưng hexamethylenediamine với adipic acid.

Câu 17: (Đề MH – 2022) Cho các tơ sau: visco, cellulose acetate, nylon-6, nylon-6,6 Số tơ nhân tạo là

Câu 18: (Đề TSCĐ - 2007) Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nylon-6,6, tơ acetate, tơ capron, tơ nylon-7, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?

A Tơ tằm và tơ enang B Tơ visco và tơ nylon-6,6.

C Tơ nylon-6,6 và tơ capron D Tơ visco và tơ acetate.

Câu 19: (Đề TSĐH B - 2013) Trong các polymer: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nylon-6, tơ nitron, những polymer có nguồn gốc từ cellulose là

A sợi bông, tơ visco và tơ nylon-6 B tơ tằm, sợi bông và tơ nitron.

C sợi bông và tơ visco D tơ visco và tơ nylon-6.

Câu 20: (Đề TSĐH A - 2010) Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ cellulose acetate, tơ tằm, tơ nitron, nylon-6,6 Số tơ tổng hợp là

Câu 21: (SBT – Cánh Diều) Keo dán là vật liệu polymer có

A khả năng kết dính hai mảnh vật liệu rắn với nhau.

B khả năng tạo liên kết hydrogen giữa các vật liệu được kết dính.

C thành phần gồm vật liệu cốt và vật liệu nền là chất kết dính.

D khả năng kết dính khi thêm chất đóng rắn.

Câu 22: (Đề TNTHPT – 2022) Phát biểu nào sau đây sai?

A Tơ nitron thuộc loại tơ tổng hợp B Tơ nylon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp.

C Tơ visco thuộc loại tơ thiên nhiên D Tơ acetate thuộc loại tơ bán tổng hợp.

Câu 23: (Đề TSCĐ - 2012) Phát biểu nào sau đây là đúng?

A Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polymer thiên nhiên.

B Tơ visco, tơ cellulose acetate đều thuộc loại tơ tổng hợp.

C Polyethylene và poly(vinyl chloride) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.

D Tơ nylon–6,6 được điều chế từ hexamethylenediamin và acetic acid.

Câu 24: (Đề THPT QG - 2019) Phát biểu nào sau đây đúng?

A Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp.

B PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

C Tơ tằm thuộc loại tơ nhân tạo.

D Amylose có cấu trúc mạch phân nhánh.

Câu 25: (Đề MH - 2021) Phát biểu nào sau đây đúng?

A Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

B Sợi bông, tơ tằm đều thuộc loại tơ thiên nhiên.

C Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không phân nhánh.

D Tơ nylon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

Câu 26: (Đề TNTHPT – 2022) Cho các phát biểu sau:

(a) Cho đá vôi vào dung dịch acetic acid sẽ có khí bay ra.

(b) Thủy phân saccharose trong môi trường acid chỉ thu được glucose.

(c) Để loại bỏ aniline dính trong ống nghiệm có thể dùng dung dịch HCl.

(d) Đun nóng tripalmitin với dung dịch NaOH sẽ xảy ra phản ứng thủy phân.

(e) Trùng hợp terephthalic acid với ethylene glycol thu được poly(ethylene terephthalate).

Số phát biểu đúng là

(b) sai, thủy phân saccharose trong môi trường acid thu được glucose và fructose;

(e) sai, Trùng ngưng terephthalic acid với ethylene glycol thu được poly(ethylene terephthalate).

Câu 27: (Đề MH - 2024) Cho các phát biểu sau:

(a) Công thức phân tử của aniline là C3H7O2N.

(b) Số nguyên tử hydrogen trong phân tử glucose là 12.

(c) Ở điều kiện thường, tất cả các ester đều tan tốt trong nước.

(d) Dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 phân biệt được hai dung dịch glucose và glycerol. (e) Tơ nitron bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên được dùng để dệt vải may quần áo ấm.

Số phát biểu đúng là

(a) sai, công thức phân tử của aniline là C6H5NH2;

(c) sai, các ester tan ít trong nước do không tạo liên kết hydogen với nước.

Câu 28: (Đề TN THPT QG - 2020) Cho các phát biểu sau:

(a) Trong công nghiệp dược phẩm, saccharose được dùng để pha chế thuốc.

(b) Muối disodium glutamate là thành phần chính của mì chính (bột ngọt).

(c) Tơ nylon-6,6 được dùng dệt vải may mặc, bện dây dù, đan lưới.

(d) Cellulose diacetate được dùng làm thuốc súng không khói.

(e) Trong cơ thể người, chất béo là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng.

Số phát biểu đúng là

(b) sai, muối monosodium glutamate là thành phần chính của mì chính (bột ngọt);

(d) sai, cellulose trinitrate được dùng làm thuốc súng không khói.

Câu 29: (Đề TN THPT QG - 2020) Cho các phát biểu sau:

(a) Nước quả chanh khử được mùi tanh của cá.

(b) Fructose là monosaccharide duy nhất có trong mật ong.

(c) Một số ester hòa tan tốt nhiều chất hữu cơ nên được dùng làm dung môi.

(d) Vải làm từ tơ nylon-6,6 bền trong môi trường base hoặc môi trường acid.

(e) Sản phẩm của phản ứng thủy phân saccharose được dùng trong kĩ thuật tráng gương.

Số phát biểu đúng là

(b) sai, mật ong chứa cả glucose.

(d) sai, vải này kém bền do –CONH– dễ bị thủy phân trong acid hoặc base.

Câu 30: (Đề TN THPT QG – 2021) Cho các phát biểu sau:

(a) Do có tính sát trùng, formon được dùng để ngâm mẫu động vật.

(b) Dầu dừa có chứa chất béo chưa bão hòa (phân tử có gốc hydrocarbon không no).

(c) Quá trình chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có xảy ra phản ứng thủy phân.

(d) Các mảng “riêu cua” xuất hiện khi nấu canh cua là do xảy ra sự đông tụ protein.

(e) Vải lụa tơ tằm sẽ nhanh hỏng nếu ngâm, giặt trong xà phòng có tính kiềm.

Số phát biểu đúng là

Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (cao su)

Câu 1: (SBT – Cánh Diều) Cao su isoprene được tổng hợp từ monomer nào sau đây?

A CH2=C(CH3)CH=CH2 B CH3CH=C=CH2.

C (CH3)2C=C=CH2 D CH2=CHCH=CH2.

Câu 2: (SBT – Cánh Diều) Cao su buna-N được tổng hợp bằng cách trùng hợp buta-1,3-diene với chất nào sau đây?

Câu 3: (Đề MH - 2024) Phát biểu nào sau đây đúng?

A Trùng ngưng buta-1,3-diene thu được polymer dùng để sản xuất cao su buna.

B Đồng trùng hợp buta-1,3-diene và acrylonitrile thu được polymer dùng để sản xuất cao su buna-N.

C Trùng ngưng buta-1,3-diene và styrene thu được polymer dùng để sản xuất cao su buna-S.

D Trùng hợp buta-1,3-diene và sulfur (S) thu được polymer dùng để sản xuất cao su buna-S. Câu 4: (Đề TSĐH A - 2011) Cho sơ đồ phản ứng:

(c) X + CH2=CH-CH=CH2   polymer Z.

Y và Z lần lượt dùng để chế tạo vật liệu polymer nào sau đây?

A Tơ nitron và cao su buna-S B Tơ capron và cao su buna.

C Tơ nylon-6,6 và cao su chloroprene D Tơ olon và cao su buna-N.

Câu 5: (Đề TSĐH B - 2014) Trùng hợp hydrocarbon nào sau đây tạo ra polymer dùng để sản xuất cao su buna?

Câu 6: (SBT – Cánh Diều) Phản ứng: nCH2=CH-CH=CH2 xt, p, t o

   (CH 2  CH CH CH )  2 n , dùng để điều chế polymer nào sau đây?

A Polypropylene B Polyethylene C Polybuta-1,3-diene D Polystyrene.

Câu 7: Loại cao su nào dưới đây là sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp?

A Cao su chloroprene B Cao su isoprene C Cao su buna D Cao su buna-N.

Câu 8: Qua nghiên cứu thực nghiệm cho thấy cao su thiên nhiên là polymer của monomer nào sau đây?

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A Bản chất quá trình lưu hóa cao su là tạo ra những cầu nối (–S–S–).

B Cao su lưu hóa có những tính chất hơn hẳn cao su thô như bền đối với nhiệt đàn hồi hơn lâu mòn, khó tan trong dung môi hữu cơ.

C Cao su lưu hóa có cấu tạo mạng không gian.

D Nhờ sự lưu hóa mà cao su có những tính chất vật lí hơn cao su thô như: tính đàn hồi, tính dẻo, bền với tác động của môi trường.

Câu 10: Cho dãy gồm các vật liệu: (1) tơ nitron, (2) cao su thiên nhiên, (3) cao su buna, (4) keo dán poly(urea-formaldehyde) Số vật liệu có tính đàn hồi là

Câu 11: Vật liệu polymer nào sau đây có cấu trúc mạng lưới không gian?

A Cao su thiên nhiên B Cao su lưu hóa C Cao su buna-S D Cao su buna-N.

Câu 12: Cây cao su là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao Chất lỏng thu được từ cây cao su giống như nhựa cây (gọi là mủ cao su) được dùng để sản xuất cao su tự nhiên Polymer trong cao su tự nhiên là

A Polystyrene B Polyisoprene C Polyethylene D Polybuta-1,3-diene.

Câu 13: Chất nào sau đây có khả năng trùng hợp thành cao su?

A CH2=C(CH3)CH=CH2 B CH3–C(CH3)=C=CH2.

C CH3–CH2–C≡CH D CH3–CH=CH–CH3.

Câu 14: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là

A CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2 B CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

C CH2=CH-CH=CH2, sulfur (S) D CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.

Câu 15: Polymer nào có thể tham gia phản ứng cộng hydrogen?

Câu 16: Công ty The Goodyear Tire & Rubber là một trong những công ty lốp xe lớn nhất thế giới khởi lập năm 1898 Năm 1971, lốp Goodyear trở thành bánh xe đầu tiên lăn trên Mặt Trăng. Tên công ty được đặt theo tên của nhà tiên phong Charles Goodyear, người khám phá ra phương pháp kết hợp giữa nguyên tố sulfur (S) với cao su để tạo ra một loại cao su có cấu trúc dạng mạch không gian, làm tăng cao tính bền cơ học, khả năng chịu được sự ma sát, va chạm. Loại cao su này có tên là

A cao su buna-S B cao su buna-N C cao su buna D cao su lưu hóa.

Câu 17: Chất nào sau đây không dùng để tổng hợp cao su?

C Buta-1,3-diene D 2-chlorobuta-1,3-diene (chloroprene).

Câu 18: (Đề TSĐH B - 2009) Phát biểu nào sau đây là đúng?

A Tơ visco là tơ tổng hợp.

B Trùng ngưng buta-1,3-diene với acrylonitrile có xúc tác Na được cao su buna-N.

C Trùng hợp styrene thu được poly(phenol formandehide).

D Poly(ethylene terephthalate) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monomer tương ứng.

Câu 19: (Đề THPT QG - 2019) Phát biểu nào sau đây sai?

A Tơ nylon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

B Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian.

C Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

D Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.

Câu 20: (Đề TN THPT QG – 2021) Phát biểu nào sau đây đúng?

A Tơ polyamide rất bền trong môi trường acid.

B Tơ nylon-6,6 thuộc loại tơ bán tổng hợp.

C Cao su là vật liệu polymer có tính đàn hồi.

D Polyethylene được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng ethylene.

Câu 21: (Đề THPT QG - 2019) Phát biểu nào sau đây đúng?

A Amylose có cấu trúc mạch phân nhánh.

B Polyacrylonitrile được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

C Polybuta-1,3-diene được dùng để sản xuất cao su buna.

D Poly(vinyl chloride) được điều chế bằng phản ứng cộng HCl vào ethylene.

Câu 22: (Đề TN THPT QG – 2021) Phát biểu nào sau đây đúng?

A Sau khi lưu hóa, tính đàn hồi của cao su giảm đi.

B Tơ nylon-6,6 thuộc loại tơ thiên nhiên.

C Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

D Polyethylene là polymer được dùng làm chất dẻo.

Câu 23: (Đề TN THPT QG – 2021) Phát biểu nào sau đây đúng?

A Tơ nylon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

B Tơ polyamide kém bền trong môi trường acid.

C Cao su thiên nhiên có thành phần chính là polybuta-1,3-diene.

D Tơ cellulose acetate thuộc loại tơ tổng hợp.

Câu 24: (Đề TN THPT QG – 2021) Phát biểu nào sau đây đúng?

A Tơ cellulose acetate thuộc loại tơ bán tổng hợp.

B Polyethylene được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng ethylene.

C Cao su lưu hóa có tính đàn hồi kém hơn cao su thường.

D Tơ polyamide rất bền trong môi trường acid.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A Trong phân tử các polymer được dùng chế tạo cao su có liên kết đôi C=C.

B Các loại polymer PE, PS, PP,… được dùng làm chất dẻo.

C Keo dán có tác dụng gắn bề mặt 2 vật liệu rắn, nhưng không làm thay đổi tính chất của các vật liệu đó.

D Khi tạo ra vật liệu composite từ các vật liệu ban đầu đã xảy ra phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng.

Câu 26: (TSĐH A – 2008) Phát biểu nào sau đây đúng?

A Tính acid của phenol yếu hơn của alcohol.

B Cao su thiên nhiên là polymer của isoprene, có cấu hình cis

C Các chất ethylene, toluene và styrene đều tham gia phản ứng trùng hợp.

D Tính base của aniline mạnh hơn của ammonia.

Câu 27: (SGK Hóa học 12 – CB) Phát biểu nào sau đây không đúng?

A Cao su là những polymer có tính đàn hồi.

B Vật liệu composite có thành phần chính là polymer.

C Nylon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp.

D Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.

Câu 28: (Đề TNTHPT – 2022) Cho các phát biểu sau:

(a) Giấm ăn có thể khử được mùi tanh của cá do các amine gây ra.

(b) Glucose bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng.

(c) Đun nóng tristearin với dung dịch NaOH sẽ xảy ra phản ứng thủy phân.

(d) Nhỏ vài giọt nước bromine vào dung dịch phenol (C6H5OH) xuất hiện kết tủa trắng.

(e) Đồng trùng hợp buta-1,3-diene với acrylonitrile (xúc tác Na) thu được cao su buna-N.

Số phát biểu đúng là

Câu 29: (Đề MH – 2023) Cho các phát biểu sau:

(a) Isoamyl acetate có mùi thơm của chuối chín.

(b) Lưu hóa cao su buna thu được cao su buna-S.

(c) Đun nóng mỡ lợn với dung dịch NaOH đặc, thu được xà phòng.

(d) Nhỏ vài giọt dung dịch I2 vào lát cắt của củ khoai lang xuất hiện màu xanh tím.

(e) Nhỏ dung dịch Gly-Val vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2 xuất hiện hợp chất màu tím.

Số phát biểu đúng là

(b) sai, lưu hóa cao su buna thu được cao su lưu hóa Cao su buna-S điều chế từ đồng trùng hợp

CH2=CH-CH=CH2 và CH2=CH-C6H5

(e) sai, dipeptide không có phản ứng màu biuret.

Câu 30: (Đề THPT QG - 2019) Cho các phát biểu sau a) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng. b) Nước ép của quả nho chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. c) Trong tơ tằm có các gốc α-amino acid. d) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thường. e) Một số ester có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương cho thực phẩm và mỹ phẩm.

Số phát biểu đúng là

Trắc nghiệm đúng – sai

Câu 1: (SBT – Cánh Diều) Với nhu cầu chế tạo vật liệu an toàn với môi trường, năm 2005 sản phẩm

“hộp bã mía” – bao bì từ thực vật và an toàn cho sức khoẻ với nhiều tính năng vượt trội so với hộp xốp đã ra đời Đây là loại bao bì có thành phần hoàn toàn tự nhiên, phần lớn là sợi bã mía từ nhà máy đường, với khả năng chịu nhiệt rộng từ –40 đến 200 °C, bền nhiệt trong lò vi sóng, lò nướng nên an toàn với sức khoẻ con người. a Thành phần chính của hộp bã mía là cellulose. b Hộp bã mía phân huỷ sinh học được nên thân thiện với môi trường. c Hộp xốp đựng thức ăn nhanh làm từ chất dẻo PS cũng là vật liệu dễ phân huỷ sinh học. d Hộp bã mía có thành phần chính là polymer thiên nhiên, hộp xốp từ chất dẻo là polymer tổng hợp.

Giải: a Đúng b Đúng c Sai Polystyrene là polymer tổng hợp khó bị phân hủy sinh học d Đúng

Câu 2: (SBT – Cánh Diều) Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, vật liệu composite đã nhanh chóng được đưa vào sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là ngành vật liệu mới Đặc biệt là các vật liệu composite polymer với các đặc tính ưu việt như nhẹ, bền với môi trường ăn mòn, độ dẫn nhiệt và dẫn điện thấp Do vậy, loại vật liệu này được sử dụng rộng rãi trong hàng không, xây dựng, Ví dụ, 50% vật liệu chế tạo máy bay Boeing 787 là vật liệu composite. a Sợi carbon được dùng làm vật liệu cốt trong composite do độ bền cao, nhẹ, kháng hoá chất, chịu được nhiệt độ cao và giãn nở nhiệt thấp. b Vật liệu nền là chất dẻo giúp các pha gián đoạn liên kết được với nhau để tạo một khối kết dính và thống nhất, giúp bảo vệ vật liệu cốt, ổn định màu sắc, giữ được độ dẻo dai,… c Thành phần của các vật liệu composite gồm một vật liệu nền và một vật liệu cốt. d Vật liệu composite với cốt là bột gỗ được sử dụng làm ván lát sàn, cánh cửa, tấm ốp trong nội thất.

Giải: a Đúng b Đúng c Sai Vật liệu composite là vật liệu được tổ hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau d Đúng

Câu 3: (SBT – Cánh Diều) Tơ sợi là một nguyên liệu quan trọng trong ngành dệt may và sản xuất vật liệu Tơ sợi được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp Các loại tơ sợi phổ biến bao gồm tơ sợi tự nhiên như tơ tằm, lông cừu, sợi cotton và tơ sợi tổng hợp như nylon,… a Tơ nylon-6,6 và tơ capron thuộc loại tơ polyamide. b Tơ nylon, tơ tằm, tơ visco đều bền với nhiệt độ. c Quần áo được dệt bằng sợi len lông cừu, tơ tằm không nên giặt với xà phòng có độ kiềm cao. d Tơ capron và tơ olon đều có thành phần chứa nhóm –CO–NH–.

Giải: a Đúng b Sai Các loại tơ kém bền với nhiệt độ c Sai Sợi len lông cừu, tơ tằm được cấu tạo từ protein nên bị thủy phân trong môi trường kiềm d Sai

CH  C H ) n không chứa nhóm –CO–NH–

Câu 4: (SBT – Cánh Diều) Tơ visco được sản xuất phổ biến từ đầu thế kỉ XX, là một loại chất liệu được làm từ bột gỗ của cây như tre, đậu nành, mía,…, qua quá trình xử lí hoá học được sợi visco Sợi visco thấm hút mồ hôi và thoáng khí, mềm mại nên rất phổ biến trong việc sản xuất quần áo, đặc biệt là trang phục mùa hè vì nó giúp người mặc cảm thấy mát mẻ và thoải mái. a Tơ visco thuộc loại tơ thiên nhiên. b Tơ visco thuộc loại tơ bán tổng hợp. c Sợi visco có thành phần chính là cellulose đã được xử lí hoá chất. d Tơ là vật liệu polymer hình sợi, dài, mảnh, có độ bền nhất định, mạch không nhánh.

Giải: a Sai Tơ visco thuộc loại tơ bán tổng hợp b Đúng c Đúng d Đúng

Câu 5: (SBT – Cánh Diều) Năm 1839, Charles Goodyear đã được cấp bằng sáng chế cho phát minh về quy trình hoá học để chế tạo ra cao su lưu hoá – một loại cao su có cấu trúc đặc biệt, bền cơ học, chịu được sự ma sát, va chạm, đàn hồi tốt và có thể đúc được. a Cao su lưu hoá còn có tên gọi là cao su buna-S. b Bản chất của việc lưu hoá cao su là tạo ra cầu nối disulfide –S–S– giữa các mạch cao su nên cao su lưu hoá có tính chất cơ lí nổi trội hơn. c Trong mủ cao su thiên nhiên, polymer có tính đàn hồi là polyisoprene. d Cao su lưu hoá có cấu trúc mạng không gian nên bền hơn cao su chưa lưu hoá.

Giải: a Sai Cao su buna-S là cao su tổng hợp b Đúng c Đúng d Đúng

Câu 6: (SBT – Cánh Diều) Keo dán dùng để kết dính các vật liệu và được sử dụng rộng rãi trong đời sống, sản xuất. a Nhựa vá săm là dung dịch keo của cao su trong dung môi hữu cơ dùng để vá săm xe. b Keo dán epoxy gồm hai thành phần là hợp chất có chứa hai nhóm epoxy ở hai đầu và chất đóng rắn. c Bản chất của keo dán epoxy là tạo ra polymer có cấu trúc mạng không gian bền chắc, giúp gắn kết tốt hai vật liệu lại với nhau. d Khi sử dụng keo dán poly(urea-formaldehyde) cần bổ sung chất đóng rắn để tạo polymer có mạch phân nhánh.

Giải: a Đúng b Đúng c Đúng d Sai Khi sử dụng keo dán poly(urea-formaldehyde) cần bổ sung chất đóng rắn để tạo polymer có mạng không gian

Câu 7: (Đề TNTHPT – 2023) Poly(ethylene terephthalate) (viết tắt là PET) là một polymer được điều chế từ terephthalic acid và ethylene glycol PET được sử dụng để sản xuất tơ, chai đựng nước uống, hộp đựng thực phẩm Để thuận lợi cho việc nhận biết, sử dụng và tái chế thì các đồ nhựa làm từ vật liệu chứa PET thường được in kí hiệu như hình bên. a Tơ được chế tạo từ PET thuộc loại tơ tổng hợp. b Trong một mắt xích PET, phần trăm khối lượng carbon là 62,5%. c Phản ứng tổng hợp poly(ethylene terephthalate) từ terephthalic acid và ethylene glycol thuộc loại phản ứng trùng hợp. d Trong dung dịch, ethylene glycol phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

Giải: nHOOCC6H4COOH + nHOCH2CH2OH    (OC C H 6 4  COO CH CH 2 2  O ) n + 2nH2O a Đúng b Đúng Mắt xích PET: OC C H 6 4  COO CH CH 2 2  O    %C = 62,5% c Sai PET được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng d Đúng Ethylene glycol là alcohol đa chức nên hòa tan Cu(OH)2

Câu 8: (Đề TNTHPT – 2023) Poly(ethylene terephthalate) (viết tắt là PET) là một polymer được điều chế từ terephthalic acid và ethylene glycol PET được sử dụng để sản xuất tơ, chai đựng nước uống, hộp đựng thực phẩm Để thuận lợi cho việc nhận biết, sử dụng và tái chế thì các đồ nhựa làm từ vật liệu chứa PET thường được in kí hiệu như hình bên. a PET thuộc loại polyester. b Tơ được chế tạo từ PET thuộc loại tơ tổng hợp. c Phản ứng tổng hợp poly(ethylene terephthalate) từ terephthalic acid và ethylene glycol thuộc loại phản ứng trùng hợp. d 1 mol terephthalic acid phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư sinh ra tối đa 1 mol CO2.

Giải: nHOOCC6H4COOH + nHOCH2CH2OH    (OC C H 6 4  COO CH CH 2 2  O ) n + 2nH2O a Đúng b Đúng c Sai PET được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng d Sai HOOCC6H4COOH + 2NaHCO3   C6H4(COONa)2 + 2CO2 + 2H2O

Câu 9: (SBT Hóa học 12 – CB) Chất X có công thức phân tử C8H10O X có thể tham gia vào quá trình chuyển hoá sau:

X     H O 2 Y     trùng hợp  polystyrene (PS) a PS thuộc loại polymer bán tổng hợp. b Chất Y có đồng phân hình học. c PS khi bị nhiệt phân thu được styrene. d X chỉ có 1 công thức cấu tạo thỏa mãn.

X: C6H5CH2CH2OH hoặc C6H5CH(OH)CH3; Y: C6H5CH=CH2 (styrene) a Sai PS là polymer tổng hợp b Sai Y không có đồng phân hình học c Đúng d Sai X có 02 công thức cấu tạo phù hợp

Câu 10: (SBT Hóa học 12 – CB) Chất X có công thức phân tử C4H8O Cho X tác dụng với H2 dư (chất xúc tác Ni, nhiệt độ cao) được chất Y Đun Y với H2SO4 đặc ở nhiệt độ cao thu được chất hữu cơ Z Trùng hợp Z, thu được polyisobutene. a Polyisobutene thuộc loại polymer tổng hợp. b Z có tên gọi là but-2-ene. c Tên thay thế của Y là: 2-methylpropan-1-ol. d Chất X có 1 công thức cấu tạo thỏa mãn.

X: CH2=C(CH3)CH2OH hoặc CH3CH(CH3)CHO; Y: CH3CH(CH3)CH2OH (2-methylpropan-1- ol); Z: CH3C(CH3)=CH2 (isobutene hoặc methylpropene) a Đúng b Sai c Đúng d Sai X có 02 công thức cấu tạo thỏa mãn

Câu 11: (SGK – CTST) Polypropylene (PP) được sản xuất từ propylene Polymer này được dùng nhiều trong sản xuất bao bì, hộp đựng thực phẩm. a Polypropylene là chất nhiệt dẻo có thể tái chế. b Monomer được dùng để trùng hợp tạo thành PP có công thức CH2=CHCH3. c Polypropylene là polymer tổng hợp. d Khi thủy phân polypropylene trong môi trường kiềm, đun nóng thu được propylene.

CH3 (PP) a Đúng b Đúng c Đúng d Sai PP không thủy phân

Trắc nghiệm trả lời ngắn

Câu 1: (SGV – KNTT) Cho các polymer sau: poly(vinyl chloride); polyacrylonitrile; polyethylene; poly(methyl methacrylate) Số polymer dùng để sản xuất chất dẻo là bao nhiêu?

Số polymer dùng để sản xuất chất dẻo là 03: poly(vinyl chloride); polyethylene và poly(methyl methacrylate)

Câu 2: (SGV – KNTT) Cho các tơ: tơ nitron; tơ nylon-6,6; tơ visco; tơ cellulose triacetate Có bao nhiêu tơ được sản xuất từ cellulose?

Số tơ được sản xuất từ cellulose là 02: tơ visco và tơ cellulose triacetate

Câu 3: (SGV – KNTT) Cho dãy gồm các tơ: tơ nitron; tơ tằm; tơ nylon-6,6; tơ capron; sợi bông Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ thiên nhiên?

Số tơ thuộc loại tơ thiên nhiên là 02: tơ tằm và sợi bông

Câu 4: (Đề TN THPT QG - 2020) Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ: capron, cellulose acetate, visco, nylon-6,6?

Số tơ tổng hợp là 02: capron và nylon-6,6

Câu 5: (Đề TSĐH B - 2011) Cho các tơ sau: tơ cellulose acetate, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nylon-6,6 Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ polyamide?

Số tơ thuộc loại tơ polyamide là 02: tơ capron và tơ nylon-6,6

Câu 6: Cho dãy gồm các hợp chất cao phân tử: (1) polystyrene, (2) poly(vinyl chloride), (3) poly(phenol formaldehyde), (4) polybuta-1,3-diene Số hợp chất trong dãy được dùng để sản xuất vật liệu polymer có tính dẻo là bao nhiêu?

Số hợp chất trong dãy được dùng để sản xuất vật liệu polymer có tính dẻo là bao nhiêu 03: (1) polystyrene, (2) poly(vinyl chloride) và (3) poly(phenol formaldehyde)

Câu 7: Cho dãy gồm các vật liệu: (1) tơ nitron, (2) cao su thiên nhiên, (3) cao su buna, (4) keo dán poly(urea-formaldehyde) Số vật liệu có tính đàn hồi là bao nhiêu?

Số vật liệu có tính đàn hồi là 02: (2) cao su thiên nhiên và (3) cao su buna

Câu 8: Cho các chất sau: CH3CH2CH=CH2; CH2=CH-CH=CH2; CH2=C(CH3)-CH=CH2;

CH2=CHCCl=CH2; CH3CH=CHCH3 Số có thể điều chế cao su là bao nhiêu?

Số có thể điều chế cao su là 03: CH2=CH-CH=CH2; CH2=C(CH3)-CH=CH2; CH2=CHCCl=CH2

Câu 9: Cho các chất sau: protein; sợi bông; ammonium acetate; tơ capron; tơ nitron; tơ nylon-6,6; tơ tằm; cao su thiên nhiên và polybuta-1,3-diene Số chất trong dãy có chứa liên kết –CO–NH– là bao nhiêu?

Số chất trong dãy có chứa liên kết –CO–NH– là 04: protein; tơ capron; tơ nylon-6,6 và tơ tằm

Câu 10: Cho hợp chất X có công thức phân tử là C11H20O4 tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng thu được muối của acid hữu cơ Y; 2 alcohol Z và T (MZ < MT) Biết Y là nguyên liệu dùng để sản xuất tơ nylon-6,6 Khi đun Z hoặc T với H2SO4 đặc (170 °C) đều thu được alkene Phân tử khối của Z là bao nhiêu?

Y là chất điều chế ra tơ nylon-6,6  Y là NaOOC-(CH2)4-COONa.

Vậy X là C2H5OOC-(CH2)4-COOC3H7 (gốc –C3H7 có 2 đồng phân dạng mạch thẳng và phân nhánh).

 Alcohol thu được là Z: C2H5OH và T là C3H7OH (CH3CH2CH2OH hoặc CH3CH(OH)CH3) Phân tử khối của Z là 46.

BÀI TẬP PHÂN DẠNG

1 DẠNG 1: XÁC ĐỊNH HỆ SỐ POLYMER HÓA

1.1 Phương pháp a Xác định hệ số polymer hóa

Ví dụ: nCH 2 CH 2   (CH 2  CH ) 2 n

–CH2–CH2–: mắt xích (mx); polymer mx n = M

  M b Xác định hệ số mắt xích phản ứng chlorine hóa PVC

PVC hay poly(vinyl chloride): (CH 2  CHCl ) k  C H Cl 2k 3k k

Câu 1: Poly(vinyl chloride) có phân tử khối là 35 000 Hệ số trùng hợp n của polymer này là

Câu 2: Một polymer có phân tử khối là 280 000 và hệ số polymer hóa là 10 000 Polymer đó là

Câu 3: (SBT Hóa học 12 – CB) Một loại polymer có phân tử khối trung bình là 250 000 và hệ số trùng hợp là 4 000 Tên của polymer này là

Câu 4: (SBT Hóa học 12 – NC) Polymer X ( chứa C, H, Cl) có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35 000 Công thức một mắt xích của X là

A −CH2−CHCl− B −CH− C −CCl− D −CHCl−CHCl−.

Câu 5: Phân tử khối trung bình của cao su tự nhiên là 105 000 Số mắt xích gần đúng của loại cao su trên là

Cao su tự nhiên: (CH 2  C(CH ) CH CH ) 3   2 n

Câu 6: (Đề TSĐH A - 2008) Khối lượng của một đoạn mạch tơ nylon-6,6 là 27 346 và của một đoạn mạch tơ capron là 17 176 Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nylon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là

Nylon-6,6: [ HN (CH ) 2 6 NHCO (CH ) 2 4 CO ] n ị M = 226n = 27 346 ị n = 121

Tơ capron: [ HN (CH ) 2 5 CO ] n ị M = 113n = 17 176 ị n = 152

Câu 7: (SGV – KNTT) Phân tử khối của một đoạn mạch tơ nylon-6,6 là 56 500 Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nylon-6,6 nêu trên là

Nylon-6,6: [ HN (CH ) 2 6 NHCO (CH ) 2 4 CO ] n ị M = 226n = 56 500 ị n = 250

Câu 8: Khi tiến hành phản ứng trùng ngưng giữa adipic acid và hexamethylenediamine ta thu được một tơ nylon-6,6 chứa 12,39% nitrogen về khối lượng Tỉ lệ số mắt xích giữa adipic acid và hexamethylenediamine trong mẫu tơ trên là

CT tơ nylon-6,6: ( NH [CH ] 2 6 NH ) (CO [CH ] 2 4 CO ) x

Tỉ lệ số mắt xích giữa adipic acid : hexamethylenediamine là 1 : 1

Câu 9: (SBT – Cánh Diều) Phân tử khối của một đoạn mạch cellulose là 2 430 000 Số lượng mắt xích trong đoạn mạch cellulose nêu trên là

Câu 10: (SGV – KNTT) Tính số mắt xích trong một đoạn mạch cellulose có phân tử khối là 1 944 000.

(Biết mỗi mắt xích là một gốc β-glucose).

Câu 11: (SGV – KNTT) Một đoạn mạch cellulose có phân tử khối là 1 782 000 chứa bao nhiêu mắt xích?

Câu 12: (SBT – Cánh Diều) Cellulose triacetate (CTA, [C6H7O2(OOCCH3)3]n) là polymer được sản xuất thương mại lần đầu tiên ở Mỹ vào năm 1954 Polymer này được sử dụng để sản xuất tơ sợi chống nhăn, màng cho màn hình tinh thể lỏng, Một đoạn mạch cellulose triacetate có phân tử khối là 345 600 thì chứa bao nhiêu mắt xích?

Câu 13: (SBT – Cánh Diều) Polymer X được dùng làm vật liệu tơ polyamide có hệ số polymer hoá là

500 và có phân tử khối là 56 500 Biết mỗi mắt xích của X chỉ có 1 nguyên tử N Công thức cấu tạo 1 mắt xích của polymer X là

A –NH–(CH2)5CO– B –NH–(CH2)6CO– C –NH–(CH2)10CO– D –NH–CH(CH3)CO.

M(mắt xích) = (56 500/500) = 113 Vậy, CTCT 1 mắt xích polymer X phù hợp là: –NH–(CH2)5CO–

Câu 14: (SGK Hóa học 12 – CB) Phân tử khối trung bình của poly(hexamethylene adipamide) là 30

000; của cao su tự nhiên là 105 000 Hãy tính số mắt xích (trị số n) gần đúng trong công thức phân tử của mỗi loại polymer trên lần lượt là

+ CT poly(hexamethylene adipamide): ( NH [CH ] 2 6 NH CO [ CH ] 2 4 CO ) n

+ CT cao su tự nhiên: (CH 2  C(CH ) CH CH ) 3   2 n

Câu 15: (SGV – KNTT) Thuỷ tinh hữu cơ plexiglas (poly(methyl methacrylate)) là chất dẻo rất bền, cứng, trong suốt, không bị vỡ vụn khi va chạm, bền với nhiệt, nhẹ hơn thuỷ tinh vô cơ, dễ pha màu và dễ tạo dáng ở nhiệt độ cao Một đoạn mạch polymer trên có phân tử khối là 800 000 chứa bao nhiêu mắt xích?

Câu 16: Khi cho polyisoprene tham gia phản ứng cộng với HCl thu được một loại polymer có chứa

14,76% chlorine về khối lượng Trung bình một phân tử HCl phản ứng với k mắt xích trong mạch polymer theo sơ đồ: C5kH8k

    C5kH8k+1Cl Giá trị của k là

Câu 17: (TSĐH A – 2007) Chlorine hoá PVC thu được một polymer chứa 63,96% chlorine về khối lượng, trung bình 1 phân tử chlorine phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC Giá trị của k là

Câu 18: (SBT Hóa học 12 – NC) Khi chlorine hoá PVC ta thu được một loại tơ clorin chứa 66,18% chlorine về khối lượng Hỏi trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC kết hợp với 1 phân tử chlorine?

Câu 19: Chlorine hoá PVC thu được tơ clorin Trung bình 5 mắt xích PVC thì có một nguyên tử H bị chlorine hoá Phần trăm khối lượng chlorine trong tơ clorin là

(CH -CHCl ) 2 k ắắắ + Cl 2 đ C H 2k 3k-1 Cl k+1 ; ắắắ k = 5 đ CT tơ clorin: C H Cl 10 14 6 ị %Cl = 61,38

Câu 20: Khi chlorine hóa PVC ta thu được một loại tơ clorin X Biết trung bình một phân tử chlorine tác dụng với 4 mắt xích PVC Tính % khối lượng chlorine trong tơ clorin X?

(CH -CHCl ) 2 k ắắắ + Cl 2 đ C H 2k 3k-1 Cl k+1 ; ắắắ k = 4 đ CT tơ clorin: C H Cl 8 11 5 ị %Cl = 62,39

2 DẠNG 2: BÀI TẬP CAO SU

2.1 Phương pháp a Bài tập lưu hóa cao su thiên nhiên

    b Cao su buna-S (buna-N) tác dụng với bromine buta 1,3 diene(Cao su ) Br 2 buta 1,3 diene styrene styrene(Cao su ) Cao su buta 1,3 diene(Cao su ) n = n n : n m = m m

Câu 1: Copolymer được tạo thành từ 2 monomer khác nhau Khi thực hiện phản ứng trùng hợp gồm ethylene và styrene thu được copolymer X Phân tích thành phần nguyên tố của X thấy phần trăm khối lượng của carbon bằng 91,0% Tỉ lệ số mol của styrene : số mol ethylene trong copolymer X bằng

CT copolymer: (CH 2  CH ) 2 x (CH 2  CH(C H ) ) 6 5

Câu 2: (SGK Hóa học 12 – CB) Cao su lưu hóa có 2% sulfur (S) về khối lượng Khoảng bao nhiêu mắt xích isoprene có một cầu disulfide (–S–S–)? Giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở cầu methylene (–CH2–) trong mạch cao su.

(CH -CH(CH )=CH-CH ) 2 3 2 k S 2 5k 8k-2 2 32*2

Câu 3: Cao su lưu hóa có chứa 2,047% sulfur về khối lượng Khoảng bao nhiêu mắt xích isoprene có một cầu nối disulfide –S–S–, giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở cầu methylene trong mạch cao su?

(CH -CH(CH )=CH-CH ) 2 3 2 k S 2 5k 8k-2 2 32*2

Câu 4: (SBT Hóa học 12 – CB) Khi cho một loại cao su buna-S tác dụng với bromine (trong CCl4) người ta nhận thấy cứ 1,05 gam cao su đó có thể tác dụng hết với 0,80 gam bromine Hãy tính tỉ lệ giữa số mắt xích buta-1,3-diene và số mắt xích styrene trong loại cao su nói trên.

Cao su buna-S: (CH -CH=CH-CH -CH -CH(C H ) ) 2 2 2 6 5 n + Br (0,01 mol) 2 buta 1,3 diene Br 2 buta 1,3 diene styrene styrene styrene n = n = 0,005 mol n : n 2 : 3 m = 0,78 gam n = 0,0075

Câu 5: (SBT Hóa học 12 – NC) Cứ 5,668 gam cao su buna-S phản ứng vừa hết với 3,462 gam bromine (trong CCl4) Tỉ lệ mắt xích buta-1,3-diene và styrene trong cao su buna-S là

Cao su buna-S: (CH -CH=CH-CH -CH -CH(C H ) ) 2 2 2 6 5 n + Br (0,021638 mol) 2 buta 1,3 diene Br 2 buta 1,3 diene styrene styrene styrene n = n = 0,021638 mol n : n 1 : 2 m = 4,5 gam n = 0,043265

Câu 6: Khi tiến hành đồng trùng hợp buta-1,3-diene với styrene, xúc tác Na thu được một loại cao su buna-S Cứ 42 gam cao su buna-S phản ứng hết với 32 gam Br2 trong CCl4 Tỉ lệ mắt xích buta- 1,3-diene và styrene trong cao su buna-S là

Cao su buna-S: (CH -CH=CH-CH -CH -CH(C H ) ) 2 2 2 6 5 n + Br (0,2 mol) 2 buta 1,3 diene Br 2 buta 1,3 diene styrene styrene styrene n = n = 0,2 mol n : n 2 : 3 m = 31,2 gam n = 0,3

Câu 7: (SGV – KNTT) Tiến hành lưu hoá cao su thiên nhiên theo tỉ lệ khối lượng giữa polyisoprenee và sulfur (S) tương ứng là 97: 3 Giả thiết sulfur (S) cộng vào nối đôi C=C trong polymer và cứ k mắt xích có một cầu nối –S–S– Giá trị của k là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến phần nguyên).

ĐỀ ÔN TẬP CUỐI CHƯƠNG 4 POLYMER

1 ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG SỐ 01 (28 CÂU)

1.1 Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (18 câu)

Câu 1: (SBT Hóa học 12 – CB) Có thể điều chế poly(vinyl alcohol) bằng cách

A trùng hợp vinyl alcohol B trùng ngưng ethylene glycol.

C xà phòng hoá poly(vinyl acetate) D trùng hợp vinyl chloride.

Câu 2: (SBT – Cánh Diều) Khi phân tích thành phần một polymer X thấy tỉ lệ số mol C và H tương ứng là 1: 1 X là polymer nào dưới đây?

A Polypropylene B Tinh bột C Polystyrene D Poly(vinyl chloride).

Câu 3: (Đề THPT QG - 2018) Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc, trong đó có khí X Biết khí

X tác dụng với dung dịch AgNO3, thu được kết tủa trắng Công thức của khí X là

Câu 4: (Đề MH - 2019) Polyethylene (PE) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

A CH2=CH2 B CH2=CH-CH3 C CH2=CHCl D CH3-CH3.

Câu 5: (Đề MH - 2024) Polymer nào sau đây thuộc loại polymer thiên nhiên?

A Polyacrylonitrile B Polyethylene C Poly(vinyl chloride) D Cellulose.

Câu 6: (SGK – CTST) Loại polymer nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

A PVC B Cao su buna C PS D Nylon-6,6.

Câu 7: (SBT Hóa học 12 – CB) Cho các polymer: (CH 2  CH ) 2 n ; (CH 2  CH CH CH )  2 n và

( HN [CH ] 2 5 CO ) n Công thức các monomer tạo nên các polymer trên lần lượt là

A CH2=CH2; CH3-CH=CH-CH3; H2N-CH2 -CH2- COOH.

B CH2=CHCl; CH3-CH=CH-CH3; H2N-CH(NH2)-COOH.

C CH2=CH2; CH2=CH-CH=CH2; H2N-[CH2]5-COOH.

D CH2=CH2; CH3-CH=C=CH2; H2N-[CH2]5-COOH.

Câu 8: (SBT – Cánh Diều) PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với acid, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa, PVC được tổng hợp trực tiếp từ monomer nào sau đây?

A Acrylonitrile B Vinyl chloride C Vinyl acetate D Propylene.

Câu 9: Polymer nào sau đây không dùng để chế tạo chất dẻo?

A Poly(phenol formaldehyde) B Poly(methyl methacrylate).

Câu 10: (SGV – KNTT) Cho polymer có cấu tạo như sau: ( HN [CH ] 2 6 NH CO [ CH ] 2 4 CO ) n

Polymer trên được dùng sản xuất loại vật liệu polymer nào sau đây?

A Chất dẻo B Keo dán C Cao su D Tơ.

Câu 11: (Đề THPT QG - 2017) Tơ nào sau đây được sản xuất từ cellulose?

A Tơ nitron B Tơ visco C Tơ nylon-6,6 D Tơ capron.

Câu 12: (Đề TSĐH B - 2014) Trùng hợp hydrocarbon nào sau đây tạo ra polymer dùng để sản xuất cao su buna?

Câu 13: (SBT – Cánh Diều) Phản ứng: nCH2=CH-CH=CH2 xt, p, t o

   (CH 2  CH CH CH )  2 n , dùng để điều chế polymer nào sau đây?

A Polypropylene B Polyethylene C Polybuta-1,3-diene D Polystyrene.

Câu 14: (Đề TN THPT QG - 2020) Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ: cellulose acetate, visco, nitron, nylon-6,6?

Câu 15: (Đề TSĐH B - 2012) Cho các chất: caprolactam (1), isopropylbenzene (2), acrylonitrile (3), glycine (4), vinyl acetate (5) Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polymer là

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A Polymer tổng hợp được điều chế bằng phản ứng trùng hợp (như PE) hoặc phản ứng trùng ngưng (như nylon-6,6).

B Vật liệu composite được tổ hợp từ hai hay nhiều thành phần, có tính vượt trội so với các thành phần ban đầu.

C Tơ visco thuộc loại tơ nhân tạo hay bán tổng hợp.

D Phản ứng giữa phenol và formaldehyde để tổng hợp poly(phenol formaldehyde) thuộc loại phản ứng trùng hợp.

Câu 17: (Đề THPT QG - 2019) Phát biểu nào sau đây đúng?

A Poly(methyl methacrylate) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

B Trùng hợp ε-aminocaproic acid thu được polycaproamide.

C Poly(ethylene terephthalate) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

D Polyethylene được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

Câu 18: (Đề TNTHPT – 2022) Cho các phát biểu sau:

(a) Cho đá vôi vào dung dịch acetic acid sẽ có khí bay ra.

(b) Thủy phân saccharose trong môi trường acid chỉ thu được glucose.

(c) Để loại bỏ aniline dính trong ống nghiệm có thể dùng dung dịch HCl.

(d) Đun nóng tripalmitin với dung dịch NaOH sẽ xảy ra phản ứng thủy phân.

(e) Trùng hợp terephthalic acid với ethylene glycol thu được poly(ethylene terephthalate).

Số phát biểu đúng là

(b) sai, thủy phân saccharose trong môi trường acid thu được glucose và fructose;

(e) sai, Trùng ngưng terephthalic acid với ethylene glycol thu được poly(ethylene terephthalate).

1.2 Trắc nghiệm đúng – sai (4 câu)

Câu 19: Vải tơ visco được sử dụng trong nhiều loại trang phục như quần áo mùa hè nhẹ nhàng, đồ bộ mạch nhà thoải mái, sơ mi nữ thanh lịch, Tơ visco cũng được sử dụng trong việc tạo nên các vật dụng trong nhà như rèm cửa, khăn trải bàn và ra giường, mang đến vẻ đẹp mềm mại và thoải mái cho không gian sống Khi trộn cellulose với hóa chất thích hợp (dung dịch Schweizer) thu được dung dịch nhớt để tạo tơ visco. a Tơ visco là tơ bán tổng hợp. b Tơ visco bền trong môi trường acid, kém bền trong môi trường kiềm. c Tơ visco bền trong môi trường kiềm, kém bền trong môi trường acid. d Tơ visco được dùng chế tạo vải may chống cháy, chống hóa chất.

Câu 20: (SGK – Cánh Diều) Polymer có thể tham gia các phản ứng giữ nguyên mạch, phân cắt mạch hoặc tăng mạch. a Poly(vinyl acetate) bị thủy phân trong môi trường kiềm thu được poly(vinyl alcohol) thuộc lọai phản ứng cắt mạch polymer. b Các polymer có nhóm chức trong mạch dễ bị thủy phân, chẳng hạn tinh bột, cellulose, capron, nylon-6,6, Phản ứng này thuộc loại phản ứng cắt mạch polymer. c Polystyrene bị nhiệt phân thu được styrene thuộc loại phản ứng cắt mạch polymer. d Quá trình lưu hóa cao su xảy ra khi đun nóng cao su với sulfur thu được polymer có cấu trúc mạng không gian thuộc loại phản ứng tăng mạch polymer.

Giải: a Sai Phản ứng này thuộc loại giữ nguyên mạch polymer b Đúng c Đúng d Đúng

Câu 21: (SBT – Cánh Diều) Poly(phenol formaldehyde) (PPF) là polymer có tính cứng, chịu nhiệt, chống mài mòn và chống âm cao Vì vậy, PPF được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sử dụng làm chất kết dính trong sản xuất ván ép, ván MDE, giúp tăng độ bền và khả năng chống âm của vật liệu PPF được điều chế từ phản ứng giữa phenol và formaldehyde ở pH và nhiệt độ thích hợp. a PPF được điều chế từ phản ứng trùng hợp. b Các mạch polymer của PPF có thể tham gia phản ứng nối mạch polymer lại với nhau tạo thành mạng không gian. c Rác thải nhựa làm từ vật liệu PPF có thể xử lí bằng cách đốt. d PPF là vật liệu polymer thuộc loại chất dẻo.

Giải: a Sai b Đúng c Sai Khi đốt, rác thải nhựa sẽ sinh ra chất độc, gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người,… d Đúng

Câu 22: (SGK – CTST) Polypropylene (PP) được sản xuất từ propylene Polymer này được dùng nhiều trong sản xuất bao bì, hộp đựng thực phẩm. a Polypropylene là chất nhiệt dẻo có thể tái chế. b Monomer được dùng để trùng hợp tạo thành PP có công thức CH2=CHCH3. c Polypropylene là polymer tổng hợp. d Khi thủy phân polypropylene trong môi trường kiềm, đun nóng thu được propylene.

CH3 (PP) a Đúng b Đúng c Đúng d Sai PP không thủy phân

1.3 Trắc nghiệm trả lời ngắn (6 câu)

Câu 23: Cho các polymer sau: polybuta-1,3-diene, poly(methyl methacrylate), polyacrylonitrile, nylon-

6,6 Số polymer được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là bao nhiêu?

Số polymer được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là 01: nylon-6,6

Câu 24: Cho các polymer: (1) polyethylene, (2) poly(methyl methacrylate), (3) polybuta-1,3-diene, (4) polystyrene, (5) poly(vinyl acetate) và (6) tơ nylon-6,6 Trong các polymer trên, số polymer có thể bị thuỷ phân trong dung dịch acid và dung dịch kiềm là bao nhiêu?

Số polymer có thể bị thuỷ phân trong dung dịch acid và dung dịch kiềm là 03: (2), (5) và (6)

Câu 25: (SGV – KNTT) Cho dãy gồm các tơ: tơ nitron; tơ tằm; tơ nylon-6,6; tơ capron; sợi bông Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ thiên nhiên?

Số tơ thuộc loại tơ thiên nhiên là 02: tơ tằm và sợi bông

Câu 26: Poly(vinyl chloride) (PVC) có phân tử khối là 35 000 Hệ số trùng hợp n của polymer này là bao nhiêu?

Câu 27: Khi chlorine hoá PVC ta thu được một loại tơ clorin chứa 66,18% chlorine về khối lượng Hỏi trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC kết hợp với 1 phân tử chlorine?

Câu 28: (SGK Hóa học 12 – CB) Cao su lưu hóa có 2% sulfur (S) về khối lượng Khoảng bao nhiêu mắt xích isoprene có một cầu disulfide (–S–S–)? Giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở cầu methylene (–CH2–) trong mạch cao su.

(CH -CH(CH )=CH-CH ) 2 3 2 k S 2 5k 8k-2 2 32*2

2 ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG SỐ 02 (28 CÂU)

2.1 Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (18 câu)

Câu 1: (SBT Hóa học 12 – NC) Từ monomer nào sau đây có thể điều chế được poly(vinyl alcohol)?

A CH2=CH-COOCH3 B CH2=CH-OCOCH3.

C CH2=CH-COOC2H5 D CH2=CH-CH2-OH.

Câu 2: (Đề THPT QG - 2017) Phân tử polymer nào sau đây chỉ chứa hai nguyên tố C và H?

A Poly(vinyl chloride) B Polyacrylonitrile C Poly(vinyl acetate) D Polyethylene.

Câu 3: (Đề MH – 2021) Phân tử polymer nào sau đây có chứa nitrogen?

Câu 4: (Đề TNTHPT – 2023) Poly(vinyl chloride) được điều chế trực tiếp từ monomer nào sau đây?

A CH2=CH-CN B CH2=CH2 C CH2=CH-CH=CH2 D CH2=CH-Cl.

Câu 5: (SBT Hóa học 12 – NC) Một polymer Y có cấu tạo mạch như sau:

−CH2−CH2−CH2−CH2−CH2−CH2−CH2−CH2−…

Công thức một mắt xích trên polymer Y là

A −CH2−CH2−CH2− B −CH2−CH2−CH2−CH2−.

Câu 6: (Đề MH - 2018) Polymer nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

Câu 7: (Đề TSCĐ - 2007) Polymer dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ được điều chế bằng phản ứng trùng hợp

A CH2=C(CH3)COOCH3 B CH2=CHCOOCH3.

C C6H5CH=CH2 D CH3COOCH=CH2.

Câu 8: (SBT – Cánh Diều) Polystyrene (PS) là chất nhiệt dẻo thường được sử dụng để sản xuất đồ nhựa như li, chén dùng một lần hoặc hộp đựng thức ăn mang về tại các cửa hàng Ở khoảng trên 80 °C, PS bị biến đổi trở nên mềm, dính Do vậy, nên tránh hâm nóng thực phẩm chứa trong các loại hộp này Monomer được dùng để điều chế PS là

A C6H5CH=CH2 B CH2=CHCH=CH2 C CH2=CH2 D CH2=CHCH3.

Câu 9: (SBT Hóa học 12 – CB) Nhựa poly(phenol formaldehyde) được điều chế bằng cách đun nóng phenol với dung dịch

A CH3COOH trong môi trường acid B CH3CHO trong môi trường acid.

C HCOOH trong môi trường acid D HCHO trong môi trường acid.

Câu 10: (SBT Hóa học 12 – NC) Tơ polyamide là những polymer tổng hợp có nhiều nhóm

A amide −CO−NH− trong phân tử B −CO− trong phân tử.

C −NH− trong phân tử D −CH(CN)− trong phân tử.

Câu 11: (SBT – Cánh Diều) Sợi visco thuộc loại

A polymer trùng ngưng B polymer bán tổng hợp.

C polymer thiên nhiên D polymer tổng hợp.

Câu 12: (SBT – Cánh Diều) Cao su buna-N được tổng hợp bằng cách trùng hợp buta-1,3-diene với chất nào sau đây?

Câu 13: Loại cao su nào dưới đây là sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp?

A Cao su chloroprene B Cao su isoprene C Cao su buna D Cao su buna-N. Câu 14: (Đề MH - 2019) Cho các polymer: poly(vinyl chloride), cellulose, polycaproamide, polystyrene, cellulose triacetate, nylon-6,6 Số polymer tổng hợp là

Câu 15: (Đề TSĐH A - 2010) Trong các polymer sau: (1) poly(methyl methacrylate); (2) polystyrene;

(3) nylon-7; (4) poly(ethylene terephthalate); (5) nylon-6,6; (6) poly(vinyl acetate), các polymer là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng về vật liệu polymer?

A Tơ là vật liệu được tạo thành từ polypeptide, nên không bền đối với acid hoặc base.

B Cao su là vật liệu polymer thiên nhiên có tính đàn hồi.

C Keo dán có tác dụng gắn bề mặt 2 vật liệu rắn, nhưng không làm thay đổi tính chất của các vật liệu đó.

D Chất dẻo là vật liệu polymer có tính dẻo, trong đó phổ biến là PE, PP, PS,

Câu 17: (TSCĐ – 2012) Phát biểu nào sau đây là sai?

A Poly(methyl methacrylate) được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ.

B Cao su buna-N thuộc loại cao su thiên nhiên.

C Lực base của aniline yếu hơn lực base của methylamine.

D Chất béo còn được gọi là triglyceride.

Câu 18: (Đề TNTHPT – 2022) Cho các phát biểu sau:

(a) Giấm ăn có thể khử được mùi tanh của cá do các amine gây ra.

(b) Glucose bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng.

(c) Đun nóng tristearin với dung dịch NaOH sẽ xảy ra phản ứng thủy phân.

(d) Nhỏ vài giọt nước bromine vào dung dịch phenol (C6H5OH) xuất hiện kết tủa trắng.

(e) Đồng trùng hợp buta-1,3-diene với acrylonitrile (xúc tác Na) thu được cao su buna-N.

Số phát biểu đúng là

2.2 Trắc nghiệm đúng – sai (4 câu)

Câu 19: (SGK – CTST) Tơ nylon-6,6 được điều chế từ adipic acid và hexamethylenediamine Tơ nylon-6,6 có tính dai, mềm mại, óng mượt Tơ này dùng để dệt vải, làm dây cáp, dây dù, võng, đan lưới. a Nylon-6,6 thuộc loại tơ polyamide. b Tơ nylon-6,6 được điều chế từ adipic acid và hexamethylenediamine bằng phản ứng trùng ngưng. c Hexamethylenediamine thuộc loại amine bậc một. d Nylon-6,6 bền trong môi trường acid và base.

Giải: nH2N[CH2]6NH2 + nHOOC[CH2]4COOH  ( NH [CH ] 2 6 NH CO [ CH ] 2 4 CO ) n + 2nH2O a Đúng b Đúng c Đúng d Sai Nylon-6,6 chứa liên kết –CO–NH– nên kém bền trong môi trường acid và base

Câu 20: (SGK – CTST) Kevlar là một loại sợi tổng hợp có độ bền rất cao Loại vật liệu này được dùng để sản xuất áo chống đạn và mũ bảo hiểm cho quân đội Kevlar được điều chế từ hai chất sau: a Kevlar thuộc loại polyamide. b 1,4-diaminebenzene thuộc loại arylamine. c Phản ứng tổng hợp kevlar từ terephthalic acid và 1,4-diaminebenzene thuộc loại phản ứng trùng ngưng. d 1 mol terephthalic acid phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư sinh ra tối đa 1 mol CO2.

Giải: nHOOCC6H4COOH + nH2NC6H4NH2   (OCC H CO NHC H ) 6 4  6 4 n + 2nH2O a Đúng b Đúng c Đúng d Sai C6H4(COOH)2 + 2NaHCO3   C6H4(COONa)2 + 2CO2 + 2H2O

Câu 21: (SBT – Cánh Diều) Vật liệu polymer đã và đang được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh cực Với những ưu điểm vượt trội về tính chất, độ bền,… Vật liệu polymer được ứng dụng rộng rãi trong đời sống làm vật liệu cách điện và đặc biệt là vật liệu xây dựng mới như: sơn chống thấm, bê tông siêu nhẹ, gỗ công nghiệp, Các polymer được điều chế bằng phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng. a Sự khác biệt cơ bản giữa hai loại phản ứng điều chế polymer là: phản ứng trùng ngưng có tạo ra các phân tử nhỏ, còn trùng hợp thì không tạo ra phân tử nhỏ. b Trùng hợp buta-1,3-diene thu được polymer có cấu trúc tương tự cao su tự nhiên. c Poly(vinyl acetate) (PVA) được dùng chế tạo sơn, keo dán Monomer dùng để trùng hợp tạo

PVA là CH2=CHCOOCH3. d Nylon-6,6 được sử dụng phổ biến trong ngành dệt may và được điều chế từ phản ứng trùng ngưng.

Giải: a Đúng b Sai Cao su thiên nhiên có cấu trúc tương tự cao su isoprene c Sai Monomer dùng để trùng hợp tạo PVA là CH3COOCH=CH2 d Đúng

Câu 22: (SGK – CTST) Cao su isoprene được tổng hợp từ isoprene Polyisoprene tổng hợp được sử dụng chủ yếu để sản xuất lốp xe, các sản phẩm cao su, giày dép. a Cao su isoprene được tổng hợp từ isoprene bằng phản ứng đồng trùng hợp. b Cao su isoprene và cao su thiên nhiên là một loại polymer có chứa các mắt xích isoprene. c 1 mol isoprene phản ứng tối đa được với 2 mol Br2 (trong CCl4). d Tên thay thế của isoprene là: 2-methylbuta-1,3-diene.

Ngày đăng: 28/07/2024, 14:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w