1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

case study 2 môn học tài chính công ty đa quốc gia chủ đề sự cạnh tranh doanh nghiệp từ các thị trường mới nổi

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề SỰ CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP TỪ CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI
Tác giả Võ Thị Quế Anh, Nguyễn Thị Yến Như, Nguyễn Trần Thuận Phát
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hoàng Thụy Bích Trâm
Trường học ĐẠI HỌC UEH
Chuyên ngành TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
Thể loại Case Study
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 150,58 KB

Nội dung

Mặc dù các đe dọa này đang đến gần, nhưng đã có những lực lượng khác đang hoạt động có thể ngăn cản bước tiến quá nhanh của họ: khả năng huy động đủ vốn với chi phí hợp lý; khả năng tiếp

Trang 1

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA TÀI CHÍNH

CASE STUDY 2 MÔN HỌC: TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA

QUỐC GIA

CHỦ ĐỀ: SỰ CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP

TỪ CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI

Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Hoàng Thụy Bích Trâm Nhóm sinh viên thực hiện: 1 Võ Thị Quế Anh (Nhóm trưởng)

2 Nguyễn Thị Yến Như

3 Nguyễn Trần Thuận Phát

TP Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 09 năm 2023

Trang 2

DANH SÁCH SINH VIÊN VÀ PHÂN CÔNG NHÓM 15

ST

T Họ và tên MSSV Vai trò Phân công

Mức độ hoàn thành

1 Võ Thị Quế Anh 31211024678 Nhóm

trưởng - Dịch bài và tómtắt: phần đầu và Sự

đánh đổi #1

- Trả lời câu hỏi 1 và 2

- Tổng hợp nội dung

và câu trả lời chính thức từ các thành viên

100%

2 Nguyễn Thị Yến

Như 31211023339 Thànhviên - Dịch bài và tómtắt: Sự đánh đổi #2

và Sự đánh đổi #3

- Trả lời câu hỏi 1 và 2

100%

3 Nguyễn Trần

Thuận Phát

31201023059 Thành

viên

- Dịch bài và tóm tắt: phần còn lại

- Trả lời câu hỏi 1 và 2

100%

MỤC LỤC

SỰ CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP TỪ CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI 2

I DỊCH VĂN BẢN 2

II TÓM TẮT VĂN BẢN 5

III TRẢ LỜI CÂU HỎI 7

Trang 3

SỰ CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP TỪ CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI

I DỊCH VĂN BẢN

BCG (Boston Consulting Group) lý giải rằng họ đã thành công giải quyết được ba sự đánh đổi thường gắn liền với sự phát triển của công ty: Tỷ lệ khối lượng giao dịch so với lợi nhuận; sự mở rộng nhanh chóng với vốn vay thấp; sự tăng trưởng so với cổ tức Nhìn chung, những công ty đã thách thức tăng doanh số bán hàng nhanh gấp ba lần so với các công ty toàn cầu cùng ngành đã thành lập kể từ năm 2005 Tuy nhiên,

họ cũng đã giảm tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) xuống 3% và đạt được tỷ lệ cổ tức trên giá cổ phiếu cao hơn mọi năm, trừ một năm

"Nắm gót chân những ông lớn”: Các công ty từ các nước đang phát triển đang nhanh chóng đuổi kịp các đối thủ cạnh tranh đã thành lập lâu đời," Nguồn: The Economist Lãnh đạo trong tất cả các công ty, đại chúng và tư nhân, cả mới và cũ, các công ty khởi nghiệp và các công ty trưởng thành, đều đã nghe thấy cùng một mối đe dọa trong những năm gần đây: các đối thủ cạnh tranh của thị trường mới nổi đang đến Mặc dù các đe dọa này đang đến gần, nhưng đã có những lực lượng khác đang hoạt động có thể ngăn cản bước tiến quá nhanh của họ: khả năng huy động đủ vốn với chi phí hợp lý; khả năng tiếp cận các thị trường lớn hơn và có lợi nhuận cao hơn; sự cạnh tranh trong các thị trường đánh giá tên tuổi và nhận dạng thương hiệu; khả năng tiếp cận toàn cầu Nhưng một số nhà tiên đoán thị trường – các chuyên gia và chuyên viên tư vấn – hiện đang cho rằng những đối thủ cạnh tranh mới này đã có mặt ở đây

Một phân tích như vậy đã được công bố gần đây bởi BCG, Tập đoàn Tư vấn Boston.' BCG gọi những công ty này là những công ty thách thức toàn cầu, những công ty có trụ sở tại các nền kinh tế phát triển nhanh chóng đang "làm rung chuyển" các trật tự kinh tế đã được thiết lập từ lâu Danh sách 100 công ty toàn cầu của họ hầu hết đến từ Brazil (13), Nga (6), Ấn Độ (20) và Trung Quốc (33) (được gọi là BRIC) và Mexico (7), tất cả đều sáng tạo và quyết liệt, nhưng cũng đã chứng minh được khả năng tài chính của họ

Giá trị mà các công ty này tạo ra cho các cổ đông của họ là rất thuyết phục Tổng lợi nhuận cổ đông (TSR) của các công ty thách thức toàn cầu từ năm 2005 đến 2009 là 22%; TSR tương tự cho các công ty cùng ngành trên toàn cầu, các công ty đại chúng trong các ngành kinh doanh tương tự từ các nền kinh tế công nghiệp hóa, chỉ 5% Theo BCG, họ đã có thể đạt được những kết quả này bằng cách giải quyết ba sự đánh đổi kinh điển mà những đối thủ mới nổi phải đối đầu Những sự đánh đổi mang tính chiến lược này hóa ra lại có tính chất tài chính đặc biệt

Ba sự đánh đổi

Trang 4

Ba sự đánh đổi cũng có thể được mô tả như là ba khía cạnh tài chính của khả năng cạnh tranh - thị trường, tài chính, lợi nhuận mang lại

Sự Đánh đổi #1: Khối lượng giao dịch và Lợi nhuận biên

Tư duy kinh doanh truyền thống giả định rằng doanh số bán hàng trên thị trường lớn, quy mô lớn, giống như của Wal-Mart, đòi hỏi mức giá cực kỳ thấp, từ đó áp đặt lợi nhuận biên thấp cho các đối thủ cạnh tranh có cùng quy mô Các sản phẩm và dịch vụ

có tỷ suất lợi nhuận cao hơn thường được dành riêng cho các phân khúc thị trường đặc biệt, có thể có chi phí dịch vụ đắt hơn nhiều nhưng được coi là hợp lý bởi giá cao hơn

và tỷ suất lợi nhuận cao hơn mà chúng cung cấp BCG lập luận rằng những công ty thách thức toàn cầu đã có thể đạt được cả khối lượng giao dịch và lợi nhuận, dựa vào chi phí nguyên vật liệu và lao động trực tiếp cực kỳ thấp, kết hợp với công nghệ và cách thức vận hành mới nhất được tìm thấy ở thị trường các nước phát triển

Sự đánh đổi #2: Mở rộng nhanh chóng và sử dụng đòn bẩy thấp.

Một trong những lợi thế quan trọng luôn được các công ty lớn nhất thế giới nắm giữ là khả năng tiếp cận vốn ưu tiên của họ Lợi thế mà các công ty có được trong nền kinh

tế thị trường lớn, nền kinh tế tư bản, là khả năng tiếp cận nguồn vốn dồi dào và giá cả phải chăng Các công ty phát triển từ các thị trường mới nổi thường bị cản trở trong nỗ lực mở rộng, không có đủ vốn để thực hiện tham vọng của mình Chỉ sau khi tiếp cận được các thị trường vốn lớn nhất thế giới, những nhà cung cấp cả nợ và vốn cổ phần, các công ty này mới có thể tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng ngoài thị trường quốc gia hoặc khu vực trực tiếp của họ Trước đây, khả năng tiếp cận có nghĩa là mức nợ cao hơn cũng như những rủi ro và gánh nặng liên quan đến đòn bẩy cao hơn

Tuy nhiên, các đối thủ toàn cầu đã một lần nữa đánh bại trái ngược này, tìm cách tăng

cả vốn chủ sở hữu và vốn nợ theo tỷ lệ, và do đó phát triển mà không gánh chịu một

cơ cấu tài chính nguy hiểm hơn Giải pháp rõ ràng đã là có được sự tiếp cận ngày càng nhiều đến vốn chủ sở hữu có giá cả hợp lý, thường ở London và New York

Sự đánh đổi #3: Tăng trưởng so với cổ tức.

Lý thuyết tài chính luôn nhấn mạnh sự khác biệt quan trọng giữa cơ hội và thách thức

mà các công ty tăng trưởng và các công ty mang lại giá trị cho nhà đầu tư Các công ty tăng trưởng thường là các công ty nhỏ hơn, công ty khởi nghiệp, công ty có mô hình kinh doanh độc đáo dựa trên công nghệ hoặc dịch vụ mới Họ có tiềm năng tăng trưởng rất lớn, nhưng cần nhiều thời gian hơn, nhiều kinh nghiệm hơn, nhiều bề rộng hơn và quan trọng nhất là nhiều vốn hơn Các nhà đầu tư vào các công ty này biết rủi

ro là cao và do đó chấp nhận những rủi ro đó bằng cách tập trung vào lợi nhuận tiềm năng từ lãi vốn chứ không phải phân phối cổ tức Các nhà đầu tư cũng biết rằng các công ty này, thường là các công ty rất nhỏ, sẽ có thị phần lớn, biến động giá nhanh

Trang 5

chóng cùng với sự phát triển kinh doanh tương ứng Để làm được điều đó, công ty cần phải linh hoạt, nhanh chóng và không mắc nợ

Các công ty giá trị, một thuật ngữ lịch sự để chỉ những đối thủ cạnh tranh toàn cầu đã lớn mạnh, có uy tín tốt, có quy mô mà trong đó sự phát triển kinh doanh mới, thị trường mới hoặc công nghệ mới, hiếm khi đủ lớn để làm thay đổi giá cổ phiếu một cách đáng kể và nhanh chóng Các nhà đầu tư vào các công ty này, theo lý thuyết đại diện, không “tin tưởng vào ban quản lý” để chấp nhận đủ rủi ro để tạo ra lợi nhuận

Do đó, họ ưa thích công ty chịu một số gánh nặng tài chính nhân tạo để đảm bảo tính cẩn thận Những gánh nặng tài chính này thường là mức độ nợ cao hơn và sự phân phối lợi nhuận dưới dạng cổ tức tăng lên Cả hai yếu tố này đều đóng vai trò là các kỷ luật tài chính, yêu cầu quản lý duy trì sự cảnh giác đối với các chi phí và dòng tiền để trả nợ và tạo ra lợi nhuận đủ trong thời gian để cung cấp cổ tức

Có thể nói rằng các đối thủ toàn cầu đã ngăn chặn được trái ngược này, trả cổ tức với mức tăng trưởng và tỷ suất cổ tức tương tự như các công ty lớn mạnh có dòng tiền mạnh mẽ và ổn định hơn Điều này thực tế có thể là điều dễ dàng nhất trong ba điểm này để thực hiện, bởi vì họ đã có quy mô đáng kể và lợi nhuận mạnh mẽ

Tiếp tục cuộc tranh luận

Vẫn còn nhiều nghi ngờ Nếu những kẻ thách thức toàn cầu có thể đánh bại những

sự đánh đổi tài chính truyền thống, thì liệu rằng họ có thể vượt qua những thách thức chiến lược doanh nghiệp mà nhiều công ty từ nhiều thị trường đã phải đối mặt trước đó? Một nhà kinh tế học nói rằng, “Tất cả những điều này thật ấn tượng, nhưng có vẻ không hợp lý khi những sự đánh đổi này đã được ‘giải quyết’.”

Nhiều nhà phân tích thị trường mới nổi hoặc nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng lập luận rằng các công ty này không chỉ hiểu các thị trường mới nổi mà họ còn chứng minh sự đổi mới bền vững và duy trì tình trạng tài chính lành mạnh Những người khác cho rằng ba yếu tố này có thể xảy ra đồng thời hơn là quan hệ nhân quả Tuy nhiên, rõ ràng là hầu hết những đối thủ toàn cầu mới này đều xuất phát từ những thị trường lớn kém phát triển và chưa được đáp ứng tốt, những thị trường hiện đã trở thành cơ sở kinh doanh lớn cho sự phát triển nhanh chóng của họ

Một chiến lược đang được nhiều công ty này triển khai nhanh chóng là sử dụng quan hệ đối tác chiến lược, liên doanh hoặc thỏa thuận hoán đổi cổ phần Trong mỗi hình thức này, các công ty đang đạt được khả năng cạnh tranh, trở thành đối tác toàn cầu và tiếp cận công nghệ và thị trường mà không cần có sự tăng trưởng lớn từ phía họ

Chưa kể đến một trong những cuộc tranh luận lớn nhất đang diễn ra, liệu họ có thể tiếp tục phát triển thành công khi vẫn là các tập đoàn – các tập đoàn toàn cầu đa dạng

Trang 6

hóa hay không Đó là cơ cấu tổ chức và chiến lược được ưa chuộng bởi 1 số ít người ở các nền kinh tế công nghiệp hóa cao hiện nay

II TÓM TẮT VĂN BẢN

Tập đoàn Tư vấn Boston đã gọi sự cạnh tranh doanh nghiệp từ các thị trường mới nổi là các công ty “ thách thức toàn cầu”

Lý do: Các công ty này đã tăng doanh số bán hàng nhanh hơn gấp ba lần so với các

đối thủ toàn cầu trong cùng ngành từ năm 2005 đến 2009 Họ cũng đã giảm tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và đạt được tỷ lệ cổ tức trên giá cổ phiếu cao hơn so với các đối thủ toàn cầu

Các yếu tố ngăn cản sự phát triển nhanh chóng của các công ty thách thức toàn cầu:

 Khả năng huy động đủ vốn với chi phí hợp lý;

 Khả năng tiếp cận các thị trường lớn hơn và có lợi nhuận cao hơn;

 Sự cạnh tranh trong các thị trường đánh giá tên tuổi và nhận dạng thương hiệu;

 Khả năng tiếp cận toàn cầu

Thành quả của các công ty thách thức toàn cầu:

 Những công ty thách thức toàn cầu có trụ sở tại các nền kinh tế phát triển nhanh chóng đang "làm rung chuyển" các trật tự kinh tế đã được thiết lập từ lâu Danh sách 100 công ty toàn cầu của họ hầu hết đến từ Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico, tất cả đều sáng tạo và quyết liệt, nhưng cũng đã chứng minh được khả năng tài chính của họ

 Các công ty thách thức toàn cầu đã tạo ra giá trị ấn tượng cho cổ đông của họ, với tỷ suất lợi nhuận cổ đông (TSR) đạt 22% từ năm 2005 đến 2009 Điều này đối lập rõ với TSR chỉ 5% của các công ty cùng ngành toàn cầu, các công ty đại chúng trong các ngành kinh doanh tương tự

BCG lý giải rằng thành công này là kết quả của khả năng giải quyết ba sự đánh đổi chiến lược quan trọng mà các công ty mới nổi phải đối mặt Những sự đánh đổi này có đặc điểm tài chính đặc biệt, cho phép họ đồng thời đạt được cả doanh số và lợi nhuận cao, đồng thời duy trì mức chi phí thấp

Ba sự đánh đổi:

Sự đánh đổi #1: Khối lượng giao dịch và Lợi nhuận biên

Tư duy kinh doanh truyền thống cho rằng để đạt khối lượng giao dịch lớn đòi hỏi mức giá cực kỳ thấp, từ đó áp đặt lợi nhuận biên thấp cho các đối thủ cạnh tranh có cùng quy mô Các sản phẩm và dịch vụ có tỷ suất lợi nhuận cao hơn thường được dành

Trang 7

nhưng được coi là hợp lý bởi giá cao hơn và tỷ suất lợi nhuận cao hơn mà chúng cung cấp Những công ty thách thức toàn cầu đã có thể đạt được cả khối lượng giao dịch và lợi nhuận dựa vào chi phí nguyên vật liệu và lao động trực tiếp cực kỳ thấp, kết hợp với công nghệ mới nhất được tìm thấy ở thị trường các nước phát triển

Sự đánh đổi #2: Mở rộng nhanh chóng và sử dụng đòn bẩy thấp

Mở rộng nhanh chóng và sử dụng đòn bẩy thấp

 Các công ty lớn thường có lợi thế về việc tiếp cận vốn lớn

 Các công ty ở các thị trường tư bản thường có khả năng tiếp cận vốn dồi dào và giá cả hợp lý

 Các công ty từ các thị trường mới nổi thường gặp khó khăn trong việc mở rộng

do thiếu vốn

 Tiếp cận các thị trường quốc tế thường dự đoán việc sử dụng mức độ nợ cao và tăng rủi ro tài chính

Mở cộng bằng cách tăng cả vốn chủ sở hữu và nợ:

 Các công ty toàn cầu đã tìm cách cân bằng việc tăng cả vốn chủ sở hữu và nợ theo tỷ lệ

 Họ phát triển mà không phải đối mặt với cơ cấu tài chính nguy hiểm hơn

 Giải pháp rõ ràng là tiếp cận vốn chủ sở hữu có giá cả hợp lý, thường thông qua thị trườn tài chính ở London và New York

Như vậy, các công ty toàn cầu đã thể hiện khả năng mở rộng mà không phải chấp nhận tình hình tài chính nguy hiểm hơn thông qua việc tìm cách tiếp cận vốn chủ sở hữu có giá cả hợp lý, thay vì sử dụng đòn bẩy tài chính cao hơn

Sự đánh đổi #3: Tăng trưởng so với cổ tức.

Trong lý thuyết tài chính, có sự nhấn mạnh về sự khác biệt quan trọng giữa các cơ hội

và rủi ro mà các công ty tăng trưởng và các công ty giá trị mang lại cho nhà đầu tư Các công ty tăng trưởng thường cần nhiều vốn hơn để phát triển và chấp nhận rủi ro cao hơn để tạo ra lợi nhuận từ tăng giá trị cổ phiếu, thay vì trả cổ tức Trong khi đó, các công ty giá trị, thường là những công ty lớn và ổn định, thường tập trung vào trả

cổ tức và chấp nhận gánh nặng tài chính nhằm đảm bảo sự cẩn thận Đối thủ toàn cầu

đã thành công trong việc kết hợp cả hai yếu tố này, trả cổ tức với mức tăng trưởng tương tự như các công ty trưởng thành với lợi nhuận ổn định Điều này có thể thực hiện dễ dàng hơn so với hai trái ngược khác, nhờ quy mô lớn và lợi nhuận mạnh mẽ của họ

Tiếp tục cuộc tranh luận

Còn nhiều nghi ngờ rằng liệu những đối thủ cạnh tranh toàn cầu có thể vượt qua

Trang 8

trường đã phải đối mặt trước đó? Nhiều nhà phân tích thị trường thì cho rằng các công

ty này không chỉ hiểu rõ các thị trường mới nổi mà họ đã và đang chứng minh sự đổi mới bền vững và duy trì được trạng thái tài chính lành mạnh Những người khác lại cho rằng ba yếu tố này có khả năng xảy ra đồng thời hơn là theo quan hệ nhân quả Tuy nhiên, rõ ràng là hầu hết các đối thủ toàn cầu mới này đều xuất phát từ những thị trường lớn kém phát triển và chưa được đáp ứng tốt, những thị trường mà đang là nền tảng to lớn cho sự phát triển nhanh chóng của họ

Chiến lược đang được nhiều công ty này triển khai nhanh chóng là sử dụng quan

hệ đối tác chiến lược, liên doanh hoặc thỏa thuận hoán đổi cổ phần giúp công ty đạt được khả năng cạnh tranh, trở thành đối tác toàn cầu và tiếp cận công nghệ và thị trường mà không cần có sự tăng trưởng lớn từ phía họ Chưa kể đến một trong những tranh luận lớn nhất đang diễn ra, liệu họ có thể tiếp tục tăng trưởng thành công như khi là các tập đoàn lớn – các tập đoàn toàn cầu đa dạng hóa hay không

III TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Ba sự đánh đổi được kết nối với nhau như thế nào theo các nguyên tắc tài chính?

Trả lời:

Ba sự đánh đổi cũng có mối liên hệ với nhau được mô tả như là ba khía cạnh tài chính trong năng lực cạnh tranh về: thị trường, tài chính và lợi nhuận mang lại

Sự đánh đổi 1 - Thị trường

 Những kẻ thách thức toàn cầu trên thị trường hiện tại có thể đạt cả về khối lượng giao dịch và lợi nhuận Điều này ám chỉ rằng trong những thị trường này, bạn có thể bán được nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ và đồng thời có khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn

 Họ có mức độ tiếp cận lớn với cơ sở khách hàng vững chắc và tỷ suất lợi nhuận cao

 Sử dụng trực tiếp các nguồn lực giá thấp như nguyên liệu và lao động Điều này đề cập đến việc sử dụng các tài nguyên có giá thành thấp trong sản xuất hoặc kinh doanh, có thể là nguyên liệu rẻ tiền hoặc lao động có mức lương thấp

 Kết hợp với công nghệ mới nhất Điều này ám chỉ rằng bạn sử dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại để tối ưu hóa sản xuất hoặc dịch vụ của mình trong các thị trường mới nổi Sử dụng công nghệ mới có thể giúp bạn cải thiện hiệu suất và đạt được sự đổi mới trong kinh doanh

Đánh đổi 2 - Tài chính

 Những kẻ thách thức toàn cầu có lợi thế về nguồn vốn từ thị trường trên toàn

Trang 9

và nợ, đồng thời phát triển mà không gặp phải bất kỳ cơ cấu tài chính rủi ro nào

 Chiến lược tài chính cho phép tăng cả vốn cổ phần và nợ một cách tỷ lệ cân đối Việc sử dụng các chiến lược tài chính để đảm bảo rằng tỷ lệ giữa vốn cổ phần và nợ của một tổ chức tăng cùng nhau Điều này có thể đồng nghĩa với việc cân nhắc về việc huy động cả vốn chủ sở hữu và vốn nợ để duy trì một cân đối tốt trong cấu trúc tài chính

 Huy động vốn cạnh tranh trên toàn cầu, đề cập đến việc tìm kiếm và thu thập vốn từ các nguồn cạnh tranh trên toàn cầu Một phần của chiến lược này có thể liên quan đến việc niêm yết công ty trên các sàn giao dịch tài chính quốc tế (cross-listing) để tiếp cận các nhà đầu tư và thị trường tài chính toàn cầu

 Duy trì cấu trúc tài chính, tổ chức cố gắng duy trì cấu trúc tài chính hiện tại của

họ, tức là duy trì sự cân đối giữa vốn cổ phần và nợ theo cách có lợi cho hoạt động kinh doanh và mục tiêu chiến lược của họ

Đánh đổi 3 - Lợi nhuận mang lại:

 Các công ty tăng trưởng này phải hiểu những cơ hội và mối đe dọa trên thị trường Các nhà đầu tư của công ty này chấp nhận rủi ro cao và tập trung vào việc thu được lợi nhuận vốn và lợi nhuận cao

 Hầu hết các công ty thách thức toàn cầu có cơ sở đầu não ở các nước đang phát triển Họ có tiềm năng tăng trưởng rất lớn, nhưng cần nhiều thời gian hơn, nhiều kinh nghiệm hơn, nhiều bề rộng hơn và quan trọng nhất là nhiều vốn hơn

 Các nhà đầu tư vào các công ty này biết rủi ro là cao và do đó chấp nhận những rủi ro đó bằng cách tập trung vào lợi nhuận tiềm năng từ lãi vốn chứ không phải phân phối cổ tức

 Những công ty này thường có biến động giá cổ phiếu cao

Những sự đánh đổi này có mối liên hệ với nhau bởi vì công ty tăng trưởng cần tiếp cận nguồn vốn để phát triển hết tiềm năng của mình Sự đánh đổi của việc có được nguồn vốn cao là tăng đòn bẩy Khi công ty có đòn bẩy cao, họ cần đưa sản phẩm của mình lên mức lợi nhuận cao hơn để mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu cổ phần hoặc

để trả nợ

Câu 2: Bạn có tin rằng các công ty này đã thực sự giải quyết được hoặc chinh phục được những sự đánh đổi này không, hoặc họ đã được hưởng lợi từ một số lợi thế cạnh tranh khác ở giai đoạn phát triển này?

Tôi không tin rằng tất cả các công ty này đã thực sự giải quyết được hoặc chinh phục được những sự đánh đổi này Chỉ những công ty lớn có đủ khả năng đầu tư dài hạn mới có thể thực sự giải quyết hoặc chinh phục được những sự đánh đổi này

Trang 10

Nhưng tôi tin rằng các công ty này chắc chắn được hưởng lợi từ một số lợi thế cạnh tranh khác trong giai đoạn phát triển này

 Họ phải thành lập quan hệ đối tác hoặc liên doanh với các công ty khác Với sự hợp tác này, họ có thể sử dụng các nguồn lực của công ty khác để phát triển nguồn lực của riêng mình một cách cẩn thận Đó là một lựa chọn an toàn khi không cạnh tranh với các công ty lớn có kinh nghiệm dày dặn trên thị trường

 Chính phủ ở các nước sở tại có những chiến lực bảo vệ và thúc đẩy cho sự phát triển các các công ty này để nâng cao mức độ cạnh tranh kinh tế của quốc gia

Họ có ưu thế ở thị trường địa phương, sự hiểu biết và chuyên môn địa phương, làm chủ và phân phối được thị trường trong nước Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập sẽ hình thành các mối quan hệ hợp tác lâu dài có lợi cho các bên hợp tác, tiến hành xâm nhập toàn cầu

Ngày đăng: 27/07/2024, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w