1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại công ty tnhh đầu tư thương mại và dịch vụ du lịch ocop non sông việt

76 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Du lịch OCOP Non Sông Việt
Tác giả Đặng Nguyễn Duy Khánh
Người hướng dẫn Phạm Ánh Tuyết
Trường học Trường Đại học Đồng Tháp
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đồng Tháp
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 254,46 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: MỞ ĐẦU (15)
    • 1. Lý do chọn đề tài (15)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (18)
      • 2.1. Mục tiêu chung (18)
      • 2.2. Mục tiêu cụ thể (18)
    • 3. Phạm vi nghiên cứu (19)
      • 3.1. Không gian (19)
      • 3.2. Thời gian (19)
      • 3.3. Đối tượng nghiên cứu (19)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (19)
      • 4.1. Phương pháp thu tập số liệu (19)
      • 4.2. Phương pháp phân tích số liệu (19)
  • CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH (20)
    • 1.1. Dịch vụ du lịch (20)
      • 1.1.2. Phân loại dịch vụ du lịch (20)
      • 1.1.3. Các tác động của du lịch (22)
    • 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty du lịch (25)
      • 1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh du lịch (25)
      • 1.2.3. Khái niệm hiệu quả kinh doanh (31)
    • 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh dịch vụ du lịch (32)
      • 1.3.1. Nhân tố khách quan (32)
      • 1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng (35)
    • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY NON SÔNG VIỆT (37)
      • 1. Tổng quan về công ty Non Sông Việt (37)
        • 2.1. Tổng quan (37)
          • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triểu của Công ty Non Sông Việt (37)
          • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ trong Công ty TNHH Đầu Tư Thương mại và Dịch vụ Du lịch OCOP Non Sông Việt (38)
          • 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty (39)
          • 2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ chung của công ty Non Sông Việt (40)
          • 2.1.5. Loại hình kinh doanh của công ty Non Sông Việt (40)
          • 2.1.6. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (41)
        • 2.2. Thực trạng kinh doanh dịch vụ du lịch tại công ty Non Sông Việt (44)
          • 2.2.1. Quy trình cung cấp dịch vụ du lịch của công ty Non Sông Việt (44)
          • 2.2.2. Thực trạng chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty Non Sông Việt (46)
          • 2.2.3. Thực trạng chất lượng kinh doanh sản phẩm du lịch của công ty Non Sông Việt (47)
          • 2.2.4. Thực trạng các yếu tố môi trường tác động đến chất lượng dịch vụ du lịch của công ty (48)
          • 2.2.5 Thuận lợi và khó khăn (58)
        • 2.3. Thực hành nghiệp vụ tại Công ty Non Sông Việt (59)
          • 2.3.1 Thực hành nghiệp vụ (59)
          • 2.3.2. Tình huống nghiệp vụ (60)
          • 2.3.3. Giải quyết tình huống (60)
          • 2.3.4. Tóm tắt tình huống sau xử lý (61)
    • CHƯƠNG 3: GIẢP PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KINH DOANH DU LỊCH TẠI CÔNG TY (62)
      • 3.1.1. Những mặt đã đạt được (62)
      • 3.1.2. Những mặt hạn chế (63)
      • 3.1.3. Những nguyên nhân của hạn chế (63)
      • 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ du lịch của Công Ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Và Dịch Vụ Du Lịch OCOP Non Sông Việt (64)
        • 3.2.1. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật (64)
        • 3.2.2. Hoàn thiện cung cấp dịch vụ du lịch (65)
        • 3.2.3. Tăng cường tiếp thị (67)
        • 3.2.4. Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ (68)
        • 3.2.5. Các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí (69)
        • 3.2.6. Tìm hiểu và học hỏi để cải thiện hơn kiến thức về ngành và thị trường (69)
      • 3.3. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công Ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Và Dịch Vụ (70)
        • 3.3.1. Mục tiêu (70)
        • 3.3.2. Mục tiêu dài hạn (70)
      • 3.4. Định hướng phát triển của Công Ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Và Dịch Vụ Du Lịch OCOP (70)
    • PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (72)
      • 1. Kết luận (72)
      • 2. Khuyến nghị (72)
        • 2.1. Đối với lãnh đạo công ty (72)
        • 2.2. Đối với nhân viên của công ty (73)
        • 2.3. Đối với Khoa Kinh tế - Luật và Trường Đại học Đồng Tháp (73)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (75)

Nội dung

Như vậy, trong xu thế toàn cầu hoá, khu vựchoá việc nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thương hiệu của mình là mộtviệc làm tất yếu của các doanh nghiệp Việt Nam đó là phương cách d

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH

Dịch vụ du lịch

1.1.1 Khái niệm dịch vụ du lịch

Nói một cách đơn giản, du lịch là các hoạt động gắn liền với các chuyến đi của con người đến những địa điểm mà họ không thường xuyên lưu trú Những nơi mà con người cư trú dưới một năm với mục đích vui chơi, giải trí, thư giãn được gọi là địa điểm du lịch.

Hiện nay, du lịch cũng xuất hiện dưới những hình thức khác như khám phá tài nguyên thiên nhiên, trải nghiệm cuộc sống bản địa Đồng thời, du lịch cũng có thể kết hợp với những mục đích hợp pháp khác.

Tham quan du lịch không chỉ đơn thuần là thư giãn, giải trí, nghỉ dưỡng, nó còn đáp ứng những nhu cầu tìm hiểu, học tập và nghiên cứu về vùng đất, con người, văn hóa, lịch sử của địa phương.

1.1.2 Phân loại dịch vụ du lịch

-Căn cứ vào mục đích chuyến đi Mục đích chuyến đi là động lực thúc đẩy hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch của con người Các loại hình du lịch chia theo mục đích chuyến đi bao gồm:

Du lịch thiên nhiên: Những năm trở lại đây, du lịch thiên nhiên đã lấy lại được sức hút vốn có của nó Loại hình này thu hút khách du lịch là những người có hứng thú với cảnh quan thiên nhiên, phong cảnh hữu tình hay đời sống thực vật hoang sơ.

Du lịch văn hóa: Với những người đam mê tìm hiểu lịch sử, văn hóa truyền thống hay phong tục tập quán thì đây chính là loại hình du lịch không thể lý tưởng hơn Đối tượng khách du lịch của loại hình này hầu hết là những người muốn tìm đến vẻ đẹp nhuốm màu thời gian, những sản phẩm văn hóa đã ăn sâu vào tư tưởng, vào nếp sống của từng địa phương.

Du lịch xã hội: Loại hình du lịch này hấp dẫn với những người thích giao lưu, tiếp xúc với mọi người Sự năng động, hòa nhập với dân cư địa phương sẽ đem lại những trải nghiệm mới lạ mà không một loại hình du lịch nào có thể đem lại.

Du lịch hoạt động: Là loại hình du lịch mà du khách sẽ được tham gia vào chuỗi các hoạt động, thử thách đã được lên kế hoạch trước Đây sẽ là những trải nghiệm quý giá đem đến cho du khách những bài học mà qua đó họ có thể trau dồi thêm các kỹ năng hoặc đơn giản là thử sức mình với những thử thách mới.

Du lịch giải trí: Là loại hình phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, thư giãn để phục hồi tinh thần, sức khỏe hoặc lấy lại năng lượng cho chuỗi ngày học tập và làm việc mệt mỏi Đây là loại hình được yêu thích nhất bởi khách du lịch chỉ cần đơn thuần hưởng thụ kỳ nghỉ một cách trọn vẹn bên những người yêu thương tại các địa điểm với bờ biển dài hay núi non hùng vĩ.

Du lịch thể thao: Với những người đam mê thể thao thì loại hình này chính là lựa chọn không thể tuyệt vời hơn Việc tham gia vào các hoạt động tăng cường sức khỏe như quần vợt, bóng đá, bóng chuyền hay các môn thể thao như lướt sóng, đua xe đường trường… sẽ đem đến những trải nghiệm cực kỳ đáng nhớ, tràn ngập nhiệt huyết và năng nổ.

Du lịch tôn giáo: Điển hình của loại hình này chính là việc tổ chức các cuộc hành hương đến những nơi có ý nghĩa tâm linh hay những địa điểm tôn giáo được tôn kính Đây là loại hình du lịch lâu đời nhất và vẫn còn phổ biến đến ngày nay.

Du lịch chuyên đề: Loại hình này có quy mô nhỏ hơn, thuộc về những nhóm du khách có cùng chung một niềm đam mê hoặc một mối quan tâm đặc biệt Với những người đam mê máy móc, họ có thể cùng nhau đến một nhà máy thăm dây chuyền sản xuất robot…

-Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ bao gồm:

Du lịch nội địa: Du lịch nội địa là loại hình du lịch và khám phá các địa điểm, vùng miền, hoặc các điểm du lịch nằm trong biên giới nội địa của một quốc gia cụ thể Điều này bao gồm việc thăm các thành phố, khu vực nông thôn, khu di tích lịch sử, các khu du lịch sinh thái, và các điểm đẹp tự nhiên mà không cần phải vượt qua biên giới quốc tế Du lịch nội địa thường mang lại cho du khách cơ hội khám phá văn hóa, lịch sử, ẩm thực, và thiên nhiên của đất nước mình một cách đầy đủ và thuận tiện.

Du lịch quốc tế: Là loại hình du lịch mà trong đó các chuyến đi và sự di chuyển vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ của một quốc gia để đến một vùng lãnh thổ, khu vực khác. Đặc điểm của loại hình này đó là du khách sẽ được trải nghiệm những nền văn hóa mới, ẩm thực mới,… Tuy nhiên họ cũng sẽ phải đối mặt với những rào cản về ngôn ngữ, thủ tịch, giấy tờ lưu nhập cảnh Du lịch quốc tế tạo ra dòng chảy ngoại tệ và là cơ sở, nền tảng để thúc đầy nền kinh tế du lịch.

-Căn cứ vào sự tương tác của du khách đối với điểm đến du lịch:

Du lịch thám hiểm: Loại hình dành cho những nhà nghiên cứu, học giả, những nhà thám hiểm Đặc điểm của loại hình này là khách du lịch hầu như không tiêu thụ bất cứ sản phẩm du lịch nào, họ sử dụng tất cả đồ đạc của chính mình Do đó mà du lịch thám hiểm hầu như không đóng góp nhiều vào kinh tế.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty du lịch

1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh du lịch

Từ giác độ quá trình kinh doanh, hiệu quả kinh doanh được hiểu là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất Để đánh giá trình độ quản lý của doanh nghiệp cần phải dựa vào hệ thống các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh Đối với doanh nghiệp hệ thống chỉ tiêu này bao gồm chỉ tiêu hiệu quả tổng quát, chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, chi phí, tỷ xuất lợi nhuận, chỉ tiêu sử dụng lao động.

Khi kinh doanh lữ hành, doanh nghiệp lữ hành không chỉ đơn giản đóng vai trò là nhà phân phối sản phẩm trong du lịch mà còn là nhà sản xuất trong du lịch Việc xây dựng các chỉ tiêu định lượng rất cần thiết, để giúp các nhà quản lý có một cơ sở chính xác và khoa học đánh giá một cách toàn diện hoạt động kinh doanh lữ hành và từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong kinh doanh loại sản phẩm này Việc phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh nhằm mục đích nhận thức, đánh giá đúng đắn hiệu quả kinh tế trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Qua đó thấy được trình độ quản lý kinh doanh cũng như đánh giá được chất lượng các phương án kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra Đồng thời khẳng định vị thế, so sánh đẳng cấp với các đối thủ cạnh tranh trên thương trường.

- Doanh số bán: Tiền thu được về bán hàng hóa và dịch vụ.

Vốn sản xuất: Vốn hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: Đất đai, nhà xưởng, bí quyết kỹ thuật, sáng kiến phát hiện nhu cầu, thiết bị, vật tư, hàng hóa v.v bao gồm giá trị của tài sản hữu hình và tài sản vô hình, tài sản cố định, tài sản lưu động, tiền mặt dùng cho sản xuất Theo tính chất luân chuyển, vốn sản xuất chia ra vốn cố định và vốn lưu động.

- Tổng chi phí gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi.

- Lãi gộp: Là phần còn lại của doanh số bán sau khi trừ đi chi phí biến đổi.

- Lợi nhuận trước thuế: Bằng lãi gộp trừ đi chi phí cố định.

- Lợi nhuận sau thuế: Hay còn gọi là lợi nhuận thuần túy (lãi ròng) bằng lợi nhuận trước thuế trừ đi các khoản thuế.

1.2.2.1 Chỉ tiêu kết quả kinh doanh tổng quát

Phản ánh cứ một đơn vị tiền tệ chi phí bỏ ra, hoặc một đơn vị tiền tệ vốn bỏ ra cho việc kinh doanh lữ hành thì thu về được bao nhiêu đơn vị tiền tệ.

Trong đó: H là hiệu quả tổng quát.

D là tổng doanh thu từ kinh doanh lữ hành F là tổng chi phí từ kinh doanh lữ hành.

Từ công thức trên ta thấy để có được hiệu quả kinh doanh du lịch thì H phải lớn hơn 1 và H càng lớn hơn 1 bao nhiêu thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát kết quả kinh doanh của toàn bộ quá trình sử dụng các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu này rất cần thiết trong quá trình đánh giá hiệu quả kinh doanh vì có tình trạng hiệu quả của mặt này tăng nhưng hiệu quả mặt khác của quá trình kinh doanh lại giảm xuống.

Do đó cần có chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp để giúp cho doanh nghiệp đánh giá đúng đắn và chính xác hơn.

Chi tiêu số lượng: Tổng doanh thu, tổng lợi nhuận Chỉ tiêu phản ánh chất lượng:

- Tỷ suất doanh thu trên chi phí = tổng doanh thu/chi phí.

- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = tổng lợi nhuận/chi phí.

1.2.2.2 Chỉ tiêu tổng doanh thu từ kinh doanh dịch vụ du lịch Đây là chỉ tiêu chung nhất phản ánh hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp Chỉ tiêu này không chỉ phản ánh kết quả kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp mà còn để xem xét từng loại chương trình du lịch của doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống của sản phẩm.

Mặt khác nó còn làm cơ sở tính toán chỉ tiêu lợi nhuận thuần và các chỉ tiêu tương đối để đánh giá vị thế, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Doanh thu còn là nguồn quan trọng để bảo đảm trang trải các khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh và chi phí khác Doanh thu càng cao càng chứng tỏ hoạt động kinh doanh càng lớn Để đạt được doanh thu cao, doanh nghiệp cần phải cố gắng phấn đấu từ mội góc độ như tăng giá bán, tăng lượt khách, tăng khả năng chi tiêu của khách, kéo dài thời gian tham gia chương trình của khách.

Chỉ tiêu tổng doanh thu được xác định bằng công thức: DT = P*Q-C-G-

P: Giá bán của một tour.

Q: Số lượng các tour bán ra trong kỳ phân tích.

C: Khoản hoa hồng mà doanh nghiệp thưởng lại cho khách hàng trong trường hợp khách hàng mua với số lượng lớn, thanh toán tiền trước thời hạn.

B: Khoản bồi thường cho khách trong trường hợp huỷ bỏ hợp đồng với khách do các yếu tố phát sinh ngoài khả năng của doanh nghiệp.

1.2.2.3 Chỉ tiêu lợi nhuận Đây là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, nó phản ánh đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như: lao động, nguồn vốn, tài sản Nó biểu hiện bằng tiền của toàn bộ sản phẩm thặng dư do kết quả của người lao động mang lại.

Công thức: LN = DT-CP

DT: Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh lữ hành.

CP: Tổng chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện chuyến du lịch.

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng của các chương trình du lịch trong kỳ phân tích, đồng thời chỉ tiêu này còn dùng để so sánh giữa các kỳ.

Lợi nhuận phụ thuộc vào doanh thu và chi phí Muốn tăng lợi nhuận thì phải tăng doanh thu và giảm chi phí.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

TSLNdt: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Chỉ tiêu này cho biết cứ trong một đồng doanh thu sẽ có được bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ lệ này càng lớn càng có hiệu quả.

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí:

TSLNcp: Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

LN: Lợi nhuận sau thuế.

Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

1.2.2.4 Chỉ tiêu tổng số lượng Khách

Chỉ tiêu này phản ánh số lượt khách tham gia vào các tour của công ty trong kỳ phân tích Chỉ tiêu này phản ánh một cách tổng quát hiệu quả kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Qi: số lượng khách trong chương trình du lịch lần thứ i n : số chương trình du lịch thực hiện.

* Tổng số ngày khách thực hiện.

Chỉ tiêu này phản ánh số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp thông qua số ngày khách Chỉ tiêu này được tính như sau :

TNK: tổng số ngày khách trong kỳ phân tích ti : số ngày của chương trình du lịch thứ i

Qi: số khách tham gia chương trình du lịch thứ i.

Chỉ tiêu này rất quan trọng có thể dùng để tính cho từng loại chương trình du lịch, so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các chuyến du lịch, các thị trường khách, giữa doanh nghiệp và đối thủ Một chương trình du lịch có số lượng khách ít nhưng thời gian của chuyến đi dài thì làm cho số ngày khách tăng và ngược lại.

1.2.2.5 Chỉ tiêu đánh giá chi phí

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư của doanh nghiệp trong kỳ phân tích chỉ tiêu này được tính như sau:

TC : tổng chi phí cho các chương trình du lịch trong kỳ.

Ci : chi phí dùng để thực hiện chương trình du lịch thứ i n: số chương trình du lịch thực hiện.

Chi phí trong kỳ bằng tổng chi phí của chương trình thực hiện chuyến du lịch trong kỳ Chi phí để thực hiện chương trình du lịch thứ i là tất cả các chi phí cần thiết để thực hiện chương trình du lịch như vé tham quan, hướng dẫn viên, ăn ngủ và các dịch vụ khác Nếu chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho một chương trình dịch vụ du lịch càng thấp thì nó sẽ giảm được giá thành sản phẩm, hạ giá bán, làm giảm bớt sự cạnh tranh của đối thủ.

Trong kinh doanh tiết kiệm chi phí là mục tiêu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phấn đấu, có nghĩa là phải giảm thiểu tối đa những gì có thêm ngoài việc chi phí mua bán các dịch vụ thì việc giảm chi phí cho tuyển dụng lao động, chi phí giao dịch tiếp khách là rất cần thiết Vì vậy việc chi tiêu của công ty phải có kế hoạch rõ ràng.

Khả năng kinh doanh trên thị trường lữ hành du lịch thể hiện vị thế của doanh nghiệp Vị thế của một doanh nghiệp được đánh giá thông qua chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp đó Thị phần của doanh nghiệp là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm được so với thị trường của ngành du lịch trong không gian và thời gian nhất định Cũng thông qua chỉ tiêu này, các nhà quản lý sẽ hoạch định ra chiến lược kinh doanh của mình một cách hợp lý và hiệu quả hơn Thị phần của doanh nghiệp được xác định như sau:

M là thị phần của doanh nghiệp trong kỳ phân tích (%).

D là tổng doanh thu từ kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp trong kỳ phân

Dtoàn ngành là tổng doanh thu của ngành du lịch Việt Nam trong kỳ phân tích.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh dịch vụ du lịch

Bao gồm các nhân tố: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, chính sách của nhà nước, tính thời vụ, sự phát triển của ngành kinh thế khác, môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội.

Khách hàng: Đối với doanh nghiệp lữ hành khách hàng thực chất là thị trường Thị trường của một doanh nghiệp lữ hành là tập hợp khách du lịch có nhu cầu mua và tiêu dùng sản phẩm du lịch, dịch vụ của công ty và có khả năng thanh toán Kết quả kinh doanh lữ hành phụ thuộc vào tình hình đón khách của công ty. Nếu thị trường khách rộng, nhu cầu du lịch cao, quỹ thời gian rỗi nhiều, khả năng thanh toán của khách du lịch cao thì sẽ tạo điều kiện tốt cho công ty trong việc khai thác khách Theo triết lý kinh doanh thì khách hàng là thượng đế và điều này cũng có ý nghĩa với các doanh nghiệp lữ hành, khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh: Mức độ cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành cũng như các ngành dịch vụ khác là rất lớn Thể hiện ở cạnh tranh về giá, các chiến dịch khuyếch trương, tiếp thị, thay đổi mẫu mã sản phẩm và độ phong phú của các chương trình Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường khách cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các chính sách, luật lệ và chủ trương của Nhà nước: Chủ trương, chính sách, luật pháp của nhà nước có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp nói chung đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, thông qua các yếu tố như: thuế, tín dụng, thủ tục xuất nhập cảnh có tác động đến cả người kinh doanh và khách du lịch.

Với đặc trưng của ngành kinh doanh lữ hành, lượng khách du lịch quốc tế đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp Vì vậy kinh doanh lữ hành phụ thuộc rất nhiều vào chính sách mở cửa để đón nhận đầu tư nước ngoài và khách du lịch quốc tế Đối với trong nước, chính sách khuyến khích tiêu dùng hơn là tích luỹ sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch.

Tính thời vụ: Đây là nhân tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh lữ hành Tính thời vụ trong kinh doanh lữ hành gắn liền với các yếu tố như thời tiết, khí hậu, thời gian rảnh rỗi của du khách Trong du lịch tính chất này đã tạo nên sự không đồng đều trong hoạt động kinh doanh Khi ở thời điểm ngoài mùa vụ du lịch thì lượng khách đi du lịch là rất ít, lao động dư thừa, các phương tiện vận chuyển chuyên phục vụ du lịch gần như ngừng hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành của các công ty Trong thời gian chính vụ du lịch, lượng khách lại có thể quá lớn đòi hỏi nhân viên phải làm việc với tần suất cao và liên tục, điều này rất dễ gây ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của nhân viên.

Sự phát triển của các ngành kinh tế khác: Lữ hành và du lịch là ngành cần có sự hỗ trợ của nhiều ngành kinh tế như: bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, hàng không, ngân hàng, khách sạn sự phát triển của doanh nghiệp lữ hành là không thể độc lập, nó thực sự có hiệu quả cao khi các ngành kinh tế lớn mạnh, đủ đáp ứng nhu cầu tổng hợp của toàn xã hội Như để phục vụ khách hàng càng tốt hơn thì phải có sự kết hợp của ngành bưu chính viễn thông giúp khách hàng thoả mãn thông tin liên lạc, sự thuận tiện của ngành giao thông vận tải sẽ đảm bảo cho nhu cầu đi lại, đảm bảo về thời gian để làm được như vậy các ngành kinh tế khác phải có sự phát triển.

Môi trường tự nhiên: Du lịch vốn là ngành có sự định hướng tài nguyên rất rõ rệt, tài nguyên là nhân tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch Du khách ở các đô thị lớn, các khu công nghiệp có nhu cầu thoát về các địa phương có môi trường trong lành hơn như: các vùng biển, các vùng nông thôn, hay vùng núi Với nhu cầu được hòa mình với thiên nhiên như vậy thì một môi trường trong sạch, nên thơ sẽ hấp dẫn, thu hút du khách Do đó những người làm du lịch cần phải nắm bắt được nhu cầu này của khách để từ đó có thể xây dựng nên các chương trình du lịch có thể đáp ứng được nhu cầu của khách Đây chính là nhân tố để những người làm du lịch có thể khai thác tạo dựng nên các chương trình du lịch hấp dẫn, phù hợp.

Môi trường văn hóa: Các đối tượng văn hóa được coi là tài nguyên du lịch đặc biệt Tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn du khách bởi tính phong phú, đa dạng, độc đáo và có tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó Mặt khác, nhận thức văn hóa còn là yếu tố thúc đẩy động cơ du lịch của du khách.

Môi trường kinh tế: Một đất nước có nền kinh tế ổn định, người dân có của cải dư thừa, đời sống được cải thiện và nâng cao, thời gian rỗi gia tăng do số ngày và số giờ làm việc ngày càng giảm, do tiến bộ của khoa học công nghệ và sự phân công chuyên môn hóa lao động trong xã hội thì nhu cầu của người dân được nâng cao tất yếu sẽ xuất hiện những nhu cầu hưởng thụ, thư giãn, thoải mái Đi du lịch sẽ là cái đích để họ thõa mãn nhu cầu của mình Hơn nữa, kinh tế phát triển tạo môi trường thuận lợi cho việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ cũng như mở ra cơ hội đầu tư lớn cho du lịch, cho các điểm du lịch.

Môi trường chính trị: Bất cứ một sự xáo động về chính trị - xã hội nào dù lớn hay nhỏ cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch Ổn định và an toàn là yếu tố có ý nghĩa rất lớn đối với du khách và cơ quan cung ứng dịch vụ du lịch Những thông tin bất ổn về chính trị, xã hội xảy ra tại điểm du lịch nào đó thí khó có thể thuyết phục được du khách mua các chương trình đến đó, thậm chí sẽ không ít khách hàng hủy bỏ hoặc thay đổi lịch trình các chương trình đã mua Như vậy, một môi trường chính trị ổn định luôn là điều kiện tiền đề cho việc phát triển du lịch, đầu tư và phát triển các hoạt động khác.

Môi trường xã hội: Hiện nay đi du lịch đã trở thành nhu cầu phổ biến của nhiều người trên thế giới Việc đi du lịch không chỉ là việc thỏa mãn mục đích nhu cầu đặt ra cho chuyến đi mà còn phần nào thỏa mãn nhu cầu thể hiện mình của con người Do đó việc nhận thức của một cộng đồng xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch, nó sẽ quyết định đến việc tiêu thụ các sản phẩm du lịch của người dân như thế nào, từ đó sẽ quyết định đến thị trường khách Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút khách của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.

Bao gồm lực lượng lao động, vốn kinh doanh, vấn đề tổ chức quản trị doanh nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng tour, giá cả và các chính sách của công ty.

Lực lượng lao động: Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì lực lượng lao động là người đã sáng tạo ra các máy móc thiết bị hiện đại và điều khiển các thiết bị máy móc để tạo ra kết quả kinh doanh cùng với ý thức và tinh thần của mình. Trong dịch vụ du lịch thì lực lượng lao động là người trực tiếp tạo ra sản phẩm của mình thông qua năng lực và trình độ của bản thân mà không qua một công cụ sản xuất nào cả và sản phẩm du lịch không có phế phẩm Bởi vậy trong kinh doanh du lịch và dịch vụ yếu tố con người là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất. Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao sẽ mang lại thành công cho chương trình du lịch, chính vì vậy chăm lo đến việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động được coi là nhiệm vụ hàng đầu của nhiều doanh nghiệp Hiện nay và thực tế cho thấy những doanh nghiệp mạnh trên thương trường thế giới là những doanh nghiệp có đội ngũ lao động với trình độ chuyên môn cao, có tác phong làm việc khoa học và có kỷ luật.

Vốn kinh doanh: Để có thể tồn tại và phát triển không chỉ có các doanh nghiệp lữ hành mà các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực khác nói chung đều cần có vốn Nếu thiếu vốn thì mọi hoạt động của doanh nghiệp hoặc đình trệ hoặc kém hiệu quả Vì vậy vốn rất quan trọng, tuy nhiên muốn kinh doanh có hiệu quả thì cần biết sử dụng đồng vốn mang lại lợi nhuận cao nhất.

Vấn đề tổ chức quản trị doanh nghiệp: Quản trị doanh nghiệp hiện đại là luôn chú trọng đến việc xác định đúng các chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp là cơ sở đầu tiên đem lại hiệu quả, kết quả hoặc phi hiệu quả, thất bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Do dó người quản lý phải là người biết xây dựng đúng đắn các chiến lược kinh doanh, biết tìm thời cơ, biết đưa ra các quyết định đúng đắn cùng với phương pháp quản lý chi tiêu hợp lý.

Cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp phải chú trọng đến các nhiệm vụ:

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY NON SÔNG VIỆT

1 Tổng quan về công ty Non Sông Việt

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triểu của Công ty Non Sông Việt

- Tên công ty: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ

DU LỊCH OCOP NON SÔNG VIỆT

- Tên tiếng anh: OCOP NON SONG VIET INVESTMENT TRADE AND TOURISM SERVICES COMPANY LIMITED

- Tên viết tắt: OCOP NON SONG VIET

- Địa chỉ: số 07 – 09, Nguyễn Văn Trỗi, Khóm 2, Phường 2, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp

- Website phòng vé: phongvecaolanh.com

- Chủ sở hữu/Đại diện pháp lý: Huỳnh Hải Đăng

- Lĩnh vực kinh doanh: Đặt vé máy bay nội địa - quốc tế; Đặt phòng khách sạn; Đặt tour ghép đoàn; Những sản phẩm OCOP: muối sấy Ngọc Yến, bánh phồng Nguyên Hậu, những sản phẩm của Công ty nông trại 123

Hình 1.1: Logo Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Du lịch OCOP Non Sông Việt

(Nguồn: Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Du lịch OCOP Non Sông Việt)

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ trong Công ty TNHH Đầu

Tư Thương mại và Dịch vụ Du lịch OCOP Non Sông Việt

Cơ cấu tổ chức trong công ty

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty

(Nguồn: Công ty TNHH Đầu tư Thương mại vàDịch vụ Du lịch OCOP Non Sông Việt)

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty

Giám đốc công ty Điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của công ty Nghiên cứu các báo cáo hằng ngày của các bộ phận, đặc biệt là bộ phận Marketing vì nó quyết định đến sự tồn tại của công ty Giám đốc luôn nắm rõ hoạt động kinh doanh của công ty, kịp thời nắm bắt kịp thị trường và nhanh chóng đưa ra những quyết sách, chiến lược để cạnh tranh với nhiều công ty khác Đưa ra những biện pháp quản lý nhân sự cần thiết, phân bổ quyền hạn và nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty.

Bộ phận Sales (đặt vé máy bay):

Phòng bán vé máy bay là bộ phận quan trọng của công ty Đây là nơi trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh Hoạt động của phòng vé có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và kết quả kinh doanh của toàn công ty Phòng vé chịu sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng phòng vé Trưởng phòng vé là người điều hành đồng thời là người chịu trách nhiệm về những hoạt động của phòng vé trước giám đốc và cũng là người trợ lý cho giám đốc trong các quyết định kinh doanh của công ty.

- Chịu trách nhiệm đặt vé cho khách hàng

- Tư vấn chuyến bay, hành trình bay

- Tư vấn thủ tục và làm visa

Bộ phận này có nhiệm vụ thực hiện công tác hoạch toán, kế toán cho công ty, đảm bảo cho quy định của nhà nước về kế toán và hoạch toán, công ty chỉ cần duy nhất một nhân viên kế toán, là người có kinh nghiệm và nhiệt tình với công việc nên các công việc về tài chính chi tiêu của công ty đều minh bạch rõ ràng Và việc lương thưởng của nhân viên trong công ty cũng được tiến hành nhanh chóng và công bằng.

- Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiệu của khách hàng

- Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu

- Khảo sát hành vi ứng xử của khách hàng tiềm năng

- Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược marketing như 4P: sản phẩm, giá cả, phân phối, siêu thị; 4C: nhu cầu, mong muốn, tiện lợi và thông tin. Đây là kỹ năng tổng hợp của toàn bộ quá trình trên nhằm kết hợp 4P và 4C

- Trực tiếp thực hiện công việc marketing, chủ yếu là marketing online như: Googles, Facebook, Zalo

- Báo cáo kết quả hoạt động marketing và đề xuất ý kiến, giải pháp cho công ty

2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ chung của công ty Non Sông Việt

- Nhiệm vụ của doanh nghiệp: Thưc ̣ lươṇ g sản phẩm hàng hóa hiện nghĩa vụ nộp thuế đảm bảo chất

- Tôn trọng các chế độ báo cáo thố ng kê, tài chính kế toán theo chế độ của nhà nướ c.

- Tôn trọng và thưc ̣ hiện nghiêm chỉnh các hơp̣ đồ ng kinh tế Bảo đảm các điều kiện làm việc, quyền lơị của ngườ i lao động.

Chứ c năng doanh nghiệp: Sản xuất và kinh doanh là hai chứ c năng của doanh nghiệp Hai chứ c năng này không thể tách rờ i nhau mà có mố i quan hệ chặt chẽ vớ i nhau.Lĩnh vưc ̣ lic ̣ h. mà công ty hiện đang kinh doanh là lĩnh vưc ̣ dic ̣ h vụ du

2.1.5 Loại hình kinh doanh của công ty Non Sông Việt

-Đại lý vé máy bay:

Công ty Non Sông Việt là đại lý của các hãng hàng không quốc tế:

Châu Á: Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Shanghai Airlines, Korean Airlines, All Nippon Airways, China Airlines, China Southern Airlines, EvaAirways, Asiana Airlines, Japan Airlines, Malaysian Airlines, Philippine Airlines, Singapore Airlines, Thai Airways International, Emirates

Châu Âu & Mỹ: United Airlines, Qantas Airways, British Airways, American Airlines, Air France, Lufthansa…

Xuất vé các chuyến bay nội điạ từ Hồ Chí Minh đến: TP HCM – Hải Phòng– Đà Nẵng – Huế - Vinh – Qui Nhơn – Nha Trang – Đà Lạt – Phú Quốc – RạchGiá

- Chuyên visa tất cả các nướ c ( công tác, thăm thân, du lic ̣ h, du học, điṇ h cư).

- Chuyên tất cả các loại Visa khó.

- Visa vào Việt Nam ( tất cả các nướ c ).

- Gia hạn Visa cho khách nướ c ngoài tại Việt Nam.

- Dic ̣ h vụ làm passport nhanh toàn quố c.

Các tour trong nướ c của Công ty Non Sông Việt ở tất cả các địa điểm du lịch trong nước bao gồm các tour cố định và tour du lịch được tổ chức theo yêu cầu của khách hàng,…

2.1.6 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

6 tháng đầu năm 2023 6 tháng cuối năm 2022

Số tiền Tỷ trọng/Doanh thu

(%) Tăng/giảm giá trị Số tiền Tỷ trọng/Doanh thu (%)

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 1,271,172,391 100.00 766,992,852 504,179,539 100.00

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0.00 0 0 0.00

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 -

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10

6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 0 0.00 (5,370) 5,370 0.00

- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 0 0.00 0 0 0.00

8 Chi phí quản lý kinh doanh 24 0 0.00 (84,897,788) 84,897,788 16.84

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + 21 - 22 -

13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 1,271,172,391 100.00 1,286,691,085 (15,518,694) (3.08)

15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 -

Bảng 2.1: Bảng doanh thu 6 tháng cuối năm 2022, 6 tháng đầu năm 2023

6 tháng cuối năm 2023 6 tháng đầu năm 2023

Số tiền Tỷ trọng/Doanh thu

(%) Tăng/giảm giá trị Số tiền Tỷ trọng/Doanh thu (%)

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 1,406,604,690 100.00 135,432,299 1,271,172,391 100.00

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0.00 0 0 0.00

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 75,632 0.01 75,632 0 0.00

- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 0 0.00 0 0 0.00

8 Chi phí quản lý kinh doanh 24 261,328,924 18.58 261,328,924 0 0.00

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30

13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 (1,344,161,550) (95.56) (2,615,333,941) 1,271,172,391 100.00

15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60

Bảng 2.2: Bảng doanh thu 6 tháng đầu năm 2023 và 6 tháng cuối năm 2023

2.1.6.1 Kết quả kinh doanh của công ty

Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta nhận thấy rằng tổng doanh thu của công ty tăng từ 504.197.593 đồng 6 tháng cuối năm 2022 lên 1.271.172.391 đồng 6 tháng đầu năm 2023, tức tăng 766.992.852 đồng Sang 6 tháng cuối năm 2023, tổng doanh thu tăng lên 1.406.604.690 đồng, vượt hơn 6 tháng đầu năm 2023 là 135.432.299 đồng.Từ năm 2022 - 2023, tổng doanh thu tăng là do công ty mở rộng quy mô kinh doanh, làm ăn có uy tín, thu hút được nhiều khách hàng và đối tác, đồng thời công ty cũng áp dụng nhiều biện pháp nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận như: tăng cường quảng cáo, chăm sóc khách hàng.

2.1.6.2 Phân tích tình hình lợi nhận sau thuế thu nhập của công ty từ năm 2022 đến năm 2023

Phân tích chung tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động của lợi nhuận giữa các năm, nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên Tổng thu nhập sau thuế = Tổng thu nhập trước thuế - Thuế và được hình thành từ 3 khoản lợi nhuận sau: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, lợi nhuận khác.

Cơ cấu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Giá vốn bán hàng

Các khoản giảm trừ doanh thu Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Qua hình 2.3, dùng phương pháp so sánh để phân tích, ta thấy tổng lợi nhuận sau thuế của công ty đều tăng mạnh từ 6 tháng cuối năm 2022 đến 6 tháng đầu năm 2023, lợi nhuận tăng từ 15.518694 đồng lên 1.271.172.391, lợi nhuận tăng là do công ty mở rộng làm ăn có uy tín, thu hút được nhiều khách hàng và đối tác, đồng thời công ty cũng áp dụng nhiều biện pháp nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận như: tăng cường quảng cáo, chăm sóc khách hàng và 6 tháng cuối năm 2023 tổng lợi nhuận tăng nhẹ lên 1.344.1550 đồng, tương đương tăng 72.989.159 đồng so với

6 tháng đầu năm 2023, từ kết quả trên cho thấy nỗ lực của công ty trong quá trình đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình để gia tăng quy mô công ty cũng như lợi nhuận.

2.1.6.3 Phân tích tình hình chi phí của công ty

Hình 2.2: Cơ cấu doanh thu và cung cấp dịch vụ Ở sơ đồ cơ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ta thấy trong hình 2.4, 6 trong năm 2022 tỷ lệ chi phí chiếm 86,24%/doanh thu, đếm năm 2023 tỷ lệ chi phí chiếm 93,16%/doanh thu tức tăng 6,92% Chi phí tăng làm ảnh hưởng đến Lợi nhuận gộp về bán hàng và và cung cấp dịch vụ, cụ thể so với năm 2022 thì trong năm 2023 Lợi nhuận gộp về bán hàng và và cung cấp dịch vụ từ 13.76%/doanh thu, giảm còn 6,84%/doanh thu.

Ngoài ra, tỷ lệ chi phí chiếm khá cao so với tỷ lệ Lợi nhuận gộp về bán hàng và và cung cấp dịch vụ qua các năm Cụ thể trong năm 2022, tỷ lệ chi phí chiếm 86,24%/doanh thu, trong khi Lợi nhuận gộp về bán hàng và và cung cấp dịch vụ chiếm 13.76%/doanh thu Trong năm 2023, tỷ lệ chi phí chiếm 93,16%/doanh thu, trong khi Lợi nhuận gộp về bán hàng và và cung cấp dịch vụ chiếm 6,84%/doanh thu

GIẢP PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KINH DOANH DU LỊCH TẠI CÔNG TY

DU LỊCH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI OCOP NON

SÔNG VIỆT 3.1 Nhận xét chung về đối tượng

3.1.1 Những mặt đã đạt được

Hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Du lịch OCOP Non Sông Việt có những thuận lợi và những điểm mạnh:

Hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Du lịch OCOP Non Sông Việt vẫn có hiệu quả mặc dù không cao nhưng Công Ty đã duy trì hoạt động tốt, tiếp tục mở rộng đầu tư và tích luỹ nguồn lực để đón chờ các cơ hội phát triển mới.

Công ty Du Lịch Non Sông Việt là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Đồng Tháp Tuy mới hoạt động trên thị trường 2 năm nhưng đã tạo dựng cho công ty một bộ mặt thương hiệu quy tín trong lòng khách hàng, công ty Non Sông Việt đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong các lĩnh vực sau:

NSV đã xây dựng một hệ thống kinh doanh du lịch chuyên nghiệp, từ việc tư vấn và đặt vé máy bay, khách sạn, đến việc tổ chức các tour du lịch trong nước.

Họ đã thiết lập mối quan hệ đối tác vững chắc với các hãng hàng không, khách sạn, và đối tác du lịch khác, giúp du khách có được những trải nghiệm tốt nhất.

NSV cung cấp dịch vụ đặt vé máy bay với giá cả cạnh tranh và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

Họ đã đạt được tỷ lệ đáng kể trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng về vé máy bay nội địa và quốc tế.

NSV tổ chức các tour du lịch đa dạng, từ du lịch tham quan, du lịch ẩm thực, đến du lịch mạo hiểm và du lịch cộng đồng.

Họ đã đưa hàng ngàn du khách đến khám phá vẻ đẹp của Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới.

Sản phẩm OCOP (One Commune One Product):

NSV đã hợp tác với các địa phương để phát triển và quảng bá các sản phẩm OCOP.

Họ đã giới thiệu những sản phẩm độc đáo từ các vùng miền, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương và bảo tồn văn hóa truyền thống.

NSV luôn cam kết mang đến cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ và giá trị thực sự trong mỗi hành trình du lịch.

-Hiện tại đối tượng khách tìm Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Du lịch OCOP Non Sông Việt đến chưa đa dạng.

-Hoạt động xuc tiến quảng bá thương hiệu, sản phẩm của Công ty vẫn chưa được đầu tư xứng với tầm phát triển của công ty.

-Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, đặc biệt nguồn vốn đầu tư vào xây dựng thêm Đầu tư không tập trung và không có quy hoạch cụ thể nên dẫn đến nhiều công trình còn dang dở chưa hoàn thiện trong khi nhiều công trình đề mục công việc cần đầu tư và triển khai thì lại chưa có nguồn vốn đầu tư.

-Tuy có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ chuyên sâu, được đào tạo thường xuyên, nhưng kiến thức về kinh doanh của nhân viên công ty vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có tâm nhìn chiến lược, sẽ là khó khăn cho doanh nghiệp khi bị khuyết các vị trí lãnh đạo trong khi nguồn ứng viên trong nội bộ không đáp ứng được yêu cầu cho vị trí bị khuyết.

3.1.3 Những nguyên nhân của hạn chế

-Nguồn vốn của doanh nghiệp có hạn và hiệu quả sử dụng vốn vẫn chưa đạt mức tuyệt đối.

-Sản phẩm du lịch chưa thực sự nổi bật so với thị trường chung.

Chưa đầu tư vào chiến dịch quảng cáo marketing thương hiệu và sản phẩm.

-Biến động thị trường: Sự biến động trong nhu cầu du lịch, thay đổi về xu hướng du lịch hoặc tình hình kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.

-Đối thủ cạnh tranh: Sự cạnh tranh từ các đối thủ khác trong ngành có thể gây áp lực về giá cả hoặc chất lượng dịch vụ, làm giảm lợi nhuận và khả năng thu hút khách hàng.

-Thách thức về kỹ thuật và công nghệ: Sự phụ thuộc vào công nghệ hiện nay, như hệ thống đặt phòng trực tuyến hoặc quảng cáo trực tuyến, có thể tạo ra thách thức nếu doanh nghiệp không theo kịp xu hướng và tiến triển kỹ thuật.

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ du lịch của Công Ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Và Dịch Vụ Du Lịch OCOP Non

3.2.1 Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật

Thực tế cở sở vật chất ở công ty là đầy đủ tạo điều kiện tốt cho nhân viên làm việc Nhưng theo em nghĩ bên bộ phận điều hành xây dựng tour cần có thêm một chương trình tính giá tour giúp cho người xây dựng tour có thể tính giá tour một cách nhanh chóng hơn khi khách cần Thêm nữa, việc nghiên cứu và cho ra đời các mẫu bảng biểu sẽ giúp cho việc trao đổi thông tin với khách hàng nhanh chóng hơn và thuận lợi cho việc quản lý.

Có thể sử dụng hệ thống email trả lời tự động để thông tin cho khách hàng một cách nhanh chóng là công ty đã nhận được mail của họ và sẽ trả lời trong thời gian ngắn nhất (1-2 ngày) Như vậy, khách hàng sẽ thấy không phải sốt ruột chờ lâu và nhân viên cũng không phải mất nhiều thời gian cho công đoạn này Với những email trả lời, cần xác định sẵn một số mẫu phần đầu và phần kết thúc (signature) chuẩn để rút ngắn thời gian soạn thảo và khách hàng sẽ đánh giá cao hơn sự chuyên nghiệp trong cung cách làm việc của công ty.

Ngoài ra, công ty có thể cân nhắc đến việc sử dụng một phần mềm quản lý điều hành tour, với những phần mềm quản lý tour này, thông tin, dữ liệu được quản lý một cách hiệu quả, và được đưa ra khai thác phục vụ công tác kinh doanh một cách tốt hơn, dữ liệu và các thông tin được xử lý một cách nhanh chóng và chính xác Ngoài ra các phần mềm này có thể đưa ra các bào cáo và các bản phân tích (chi tiết và thống kê tổng hợp) một cách nhanh chóng và cập nhật Các phần mềm này bao gồm các phân hệ chức năng hỗ trợ quản lý quy trình nghiệp vụ hàng ngày của doanh nghiệp Du lịch, giúp tự động hóa nhiều khâu trong quy trình kinh doanh tour, tổ chức điều hành tour và công tác quản lý doanh nghiệp (quản lý hoạt động kinh doanh tour (tour đoàn, tour lẻ); Quản lý hoạt động điều hành, tổ chức tour; Quản lý thanh toán, chi trả; Hệ thống báo cáo, thống kê; Bảo mật và quản trị hệ thống) Với các phần mềm này, công ty có thể họat động kinh doanh và quản lý một cách dễ dàng hơn, tránh được nhiều sự sai lệch trong công tác quản lý, đồng thời cải thiện sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.

3.2.2 Hoàn thiện cung cấp dịch vụ du lịch

Trọng tâm của công tác xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch là không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thường xuyên xây dựng, chỉnh lý hoặc bổ sung các chương trình tour trên cơ sở luôn quan tâm, khai thác ý kiến đóng góp về nhu cầu và sở thích của khách hàng từ đó đầu tư khai thác tài nguyên thiên nhiên và các giá trị nhân văn còn tiềm tàng sao cho sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, hấp dẫn khách du lịch, mang sắc thái và tạo nên khác biệt đặc trưng của công ty, Nghiên cứu điểm yếu của các hãng đối thủ cạnh tranh để khắc phục những lỗ hồng đó trong sản phẩm của mình, thuyết phục khách hàng về tính toàn diện trong các sản phẩm du lịch của mình Trong đó chú ý xây dựng các tour du lịch có chất lượng cao, mới lạ, đặc biệt là công ty nên chú trọng đến việc thiết kế các tour du lịch mà du khách có thể tham gia vào thay vì chỉ tham quan như các tour học nấu ăn, chữa bệnh, nghiên cứu, hòa nhập cộng đồng, và tạo ra các giá trị phụ trội thõa mãn nhu cầu của du khách như các dịch vụ cộng thêm như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các bộ phận tư vấn tâm lý cũng như tiếp nhận kịp thời các phản hồi của du khách, tạo ra sự an tâm cho du khách trong suốt chương trình tour Định hướng chiến lược sản phẩm tập trung vào những công tác sau:

Trên cơ sở khảo sát ý kiến du khách là khách hàng của công ty, ý kiến đóng góp của các đối tác và cơ sở thực tế thực hiện trong những năm vừa qua, thu thập những thông tin mới về du lịch từ đó tiến hành xây dựng, bổ sung và chỉnh lý các sản phẩm du lịch luôn được đổi mới, không gây ra nhàm chán đem lại sự chú ý cũng như tạo sự thích thú cho khách hàng. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo ra các sản phẩm chuyên đề phù hợp với từng từng vùng, từng địa phương mà vẫn thỏa mãn với nhu cầu của khách hàng mang đậm bản sắc riêng của nên văn hóa, dân tộc Việt Nam.

Ngoài các tour nghỉ dưỡng, tham quan thì công ty nên thiết kế thêm các sản phẩm du lịch độc đáo, gắn sản phẩm với thị trường, đặc biệt là đối với các thị trường có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày và có nguồn khách lớn theo từng hành vi, lối sống cũng như lợi ích mong muốn mang lại từ sản phẩm du lịch, như:

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Qua bài khóa luận chúng ta nhận thấy rằng việc kinh doanh dịch vụ du lịch mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung Và trong đó việc kinh doanh như thế nào để công ty ngày một phát triển được tất cả ban lãnh đạo cũng như nhân viên của mỗi công ty rất quan tâm, ngoài những yếu tố về kĩ năng quản lý của cấp lãnh đạo, đường lối chính sách của công ty, kinh nghiệm làm việc của nhân viên thì việc coi trọng và nâng cao chất lượng dịch vụ để làm hài lòng du khách là vô cùng cần thiết Thương hiệu của công ty có được khẳng định trên thị trường hay không cũng một phần lớn do chất lượng dịch vụ của công ty cung cấp quyết định tới.

Nhận thức được vấn đề này giám đốc của công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Du lịch OCOP Non Sông Việt nói rằng: “công ty luôn coi việc nâng cao chất lượng dịch vụ là yếu tố sống còn, nó quyết định tới danh tiếng cũng như sự phát triển của mình” Bài khóa luận theo như mục tiêu đã đề ra là xây dựng hệ thống lý luận cơ bản trong định hướng chiến lược kinh doanh du lịch tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Du lịch OCOP Non Sông Việt và qua thực tế kinh doanh của công ty tìm ra giải pháp để nâng cao hơn chất lượng dịch vụ mà công ty đang cung ứng hiện thời Bài làm còn có thể có nhiều thiếu sót do thời gian tiếp cận công ty cũng không được lâu và chất lượng dịch vụ luôn là yếu tố rất khó để đánh giá, nhưng đây cũng là một trong những tài liệu để giúp công ty tham khảo, nhìn nhận lại thực trạng hoạt động của mình, tham khảo những phương pháp và chiến lược được đề ra để có thể đưa công ty ngày càng phát triển hơn.

2.1 Đối với lãnh đạo công ty

- Công ty nên tham gia nhiều buổi hội thảo để sinh viên biết tới nhiều hơn từ đó có thể tìm kiếm được nhiều sinh viên chất lượng hơn.

- Có các chính sách giữ lại làm việc đối với các sinh viên có biểu hiện tốt, vượt trội trong công việc.

- Có các quy định về trợ cấp, hỗ trợ sinh viên trong lúc thực tập như các chi phí về ăn uống, đi lại.

- Cung cấp cho sinh viên nhiều thông tin hơn trong quá trình thực tập để sinh viên không những có thể hoàn thành tốt báo cáo mà còn thêm nhiều kiến thức liên quan.

- Có sự thống nhất về các yêu cầu công việc của các bên liên quan, tránh trường hợp mỗi người hướng dẫn giao một nhiệm vụ khác nhau khiến sinh viên bị rối, không thể phân biệt và hoàn thành.

-Lắng nghe thực tập sinh nhiều hơn để giải đáp các thắc m ủa sinh viên và giúp thực tập sinh có thêm kiến thư về chuyên ngành và kiến thức xã hội để phục vụ việc làm trong tương lai.

2.2 Đối với nhân viên của công ty

- Các nhân viên phải ý thức được công việc của mình đang làm phục vụ khách hàng, sự hài lòng của khách hàng là thành công của công ty, do đó phải tận tình phục vụ khách hàng của mình.

- Nắm vững nghiệp vụ nghề nghiệp , những chuyển biến của thị trường, thời tiết… để kịp thời điều chỉnh thích hợp.

- Thường xuyên trao dồi khả năng ngôn ngữ và khả năng giao tiếp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

2.3 Đối với Khoa Kinh tế - Luật và Trường Đại học Đồng Tháp

- Công ty nên tham gia nhiều buổi hội thảo để sinh viên biết tới nhiều hơn từ đó có thể tìm kiếm được nhiều sinh viên chất lượng hơn.

- Có các chính sách giữ lại làm việc đối với các sinh viên có biểu hiện tốt, vượt trội trong công việc.

- Có các quy định về trợ cấp, hỗ trợ sinh viên trong lúc thực tập như các chi phí về ăn uống, đi lại.

- Cung cấp cho sinh viên nhiều thông tin hơn trong quá trình thực tập để sinh viên không những có thể hoàn thành tốt báo cáo mà còn thêm nhiều kiến thức liên quan.

- Có sự thống nhất về các yêu cầu công việc của các bên liên quan, tránh trường hợp mỗi người hướng dẫn giao một nhiệm vụ khác nhau khiến sinh viên bị rối, không thể phân biệt và hoàn thành.

- Lắng nghe thực tập sinh nhiều hơn để giải đáp các thắc mắc của sinh viên và giúp thực tập sinh có thêm kiến thư về chuyên ngành và kiến thức xã hội để phục vụ việc làm trong tương lai.

Ngày đăng: 27/07/2024, 16:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thúy Anh (chủ biên), Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Hoa (2004) Ứng xử văn hóa trong du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng xử văn hóa trong du lịch
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương (2000), Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị kinh doanh lữ hành
Tác giả: Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2000
3. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008), Kinh tế du lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa
Nhà XB: NXB Đại họcKinh tế Quốc dân
Năm: 2008
4. Ngô Đình Giao (2001), Kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản thống kê Hà nội 5. Vũ Mạnh Hà (2006), Cơ sở kinh tế du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học vi mô", Nhà xuất bản thống kê Hà nội5. Vũ Mạnh Hà (2006), "Cơ sở kinh tế du lịch
Tác giả: Ngô Đình Giao (2001), Kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản thống kê Hà nội 5. Vũ Mạnh Hà
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê Hà nội5. Vũ Mạnh Hà (2006)
Năm: 2006
6. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
8. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2006), Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị kinh doanh lữ hành
Tác giả: Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2006
9. Giáo trình: Tổng quan du lịch (PGS.TS. Bùi Thị Tám – Chủ biên). NXB: Đại học Huế (2014) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan du lịch
Nhà XB: NXB: Đại học Huế (2014)
10. Giáo trình: Quản lý Lữ hành (ThS. Nguyễn Thị Ngọc Cẩm – Chủ biên). NXB: Đại học Huế (2010) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý Lữ hành
Nhà XB: NXB: Đại học Huế (2010)
11. Trần Ngọc Nam (2008), Marketing du lịch, NXB Hồng Đức, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing du lịch
Tác giả: Trần Ngọc Nam
Nhà XB: NXB Hồng Đức
Năm: 2008
13. Thủ tướng Chính phủ (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2011
14. Sách chuyên khảo: The Relationship between Destination Image, Tourist Satisfaction and Destination Loyalty (TS. Trần Thị Ngọc Liên – Thành viên) Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Relationship between Destination Image, TouristSatisfaction and Destination Loyalty
15. James Mark (2004), Tourism and the economy, University Hawai'I press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tourism and the economy
Tác giả: James Mark
Năm: 2004
16. John Swarbooke (2001), Susan Horner, Business travel and tourism, New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: Business travel and tourism
Tác giả: John Swarbooke
Năm: 2001
17. Philip Kolter (1984), Marketing Essentinals, Hardcover, Prentice-Hall Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing Essentinals
Tác giả: Philip Kolter
Năm: 1984
18. United Nations (2001), Managing sustainable tourism development, United Nations publication.INTERNET Sách, tạp chí
Tiêu đề: Managing sustainable tourism development
Tác giả: United Nations
Năm: 2001
21. Trang thông tin của: http://www.vietnamtourism.gov.vn Link
7. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
12. Quốc hội (2005), Luật số 44/2005/QH: Luật du lịch Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Logo Công ty TNHH Đầu tư Thương mại - một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại công ty tnhh đầu tư thương mại và dịch vụ du lịch ocop non sông việt
Hình 1.1 Logo Công ty TNHH Đầu tư Thương mại (Trang 38)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty - một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại công ty tnhh đầu tư thương mại và dịch vụ du lịch ocop non sông việt
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty (Trang 38)
Bảng 2.1: Bảng doanh thu 6 tháng cuối năm 2022, 6 tháng đầu năm 2023 - một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại công ty tnhh đầu tư thương mại và dịch vụ du lịch ocop non sông việt
Bảng 2.1 Bảng doanh thu 6 tháng cuối năm 2022, 6 tháng đầu năm 2023 (Trang 41)
Bảng 2.2: Bảng doanh thu 6 tháng đầu năm 2023 và 6 tháng cuối năm 2023 - một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại công ty tnhh đầu tư thương mại và dịch vụ du lịch ocop non sông việt
Bảng 2.2 Bảng doanh thu 6 tháng đầu năm 2023 và 6 tháng cuối năm 2023 (Trang 42)
Hình 2.2: Cơ cấu doanh thu và cung cấp dịch vụ - một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại công ty tnhh đầu tư thương mại và dịch vụ du lịch ocop non sông việt
Hình 2.2 Cơ cấu doanh thu và cung cấp dịch vụ (Trang 43)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w