1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

255 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Tác giả Trương Thành Nam
Người hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Ngọc Nông
Trường học Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản lý tài nguyên
Thể loại Luận án
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 255
Dung lượng 11,64 MB

Nội dung

Nghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái NguyênNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiêncứu trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng sử dụng để bảo vệbất kì học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm

ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./

Thái Nguyên, ngày tháng 11 năm 2023

Tác giả luận án

Trương Thành Nam

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được sựquan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của các cơ quan, tập thể, cá nhân Nhân dịp này, tôixin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm ơn chân thành đến các cơ quan, tập thể,

cá nhân đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

Tôi xin cảm ơn các thầy trong BGH, các thầy, cô giáo Khoa Quản lý tài nguyên,tập thể cán bộ Phòng Đào tạo, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Tôi xin cảm ơn lãnh đạo UBND huyện Định Hóa, Phòng Tài nguyên và Môitrường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Định Hóa; Các hộ dân tạicác xã trên địa bàn huyện đã giúp đỡ và cung cấp các tư liệu cho tôi trong quá trìnhthực hiện luận án

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Nguyễn Ngọc Nông đãđịnh hướng, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,khích lệ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 27 tháng 11 năm 2023

Tác giả luận án

Trương Thành Nam

Trang 4

1.2.2 Ứng dụng phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu (MEC) và hệ thống thông tin

Trang 5

1.3 Nghiên cứu về tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hoá 30 1.3.1 Một số nghiên cứu về tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng

1.3.2 Thực trạng phát triển một số cây trồng hàng hóa chủ lực ở tỉnh Thái

2.1.3 Lựa chọn, theo dõi mô hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa 43

2.1.4 Đánh giá thích hợp đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng

2.1.5 Định hướng và giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng

Trang 6

3.1 Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 57

3.3 Lựa chọn, theo dõi mô hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa 86

3.4 Đánh giá thích hợp đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng

3.5 Định hướng và giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng

Trang 7

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 131

Trang 8

GIS Hệ thống thông tin địa lý (Geographic information system)

GTNC Giá trị ngày công

Trang 9

Bảng 2.2 Chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội 48

Bảng 3.6 Diện tích gieo trồng, sản lượng các cây trồng chính giai đoạn 2018-2020 78

Bảng 3.10 Phân cấp khả năng duy trì độ phì dựa theo liều lượng phân bón thực

Bảng 3.11 Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng so với mức khuyến cáo 84

Bảng 3.12 Tổng hợp hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất cây hàng hóa 84

Bảng 3.13 Kết quả phân cấp hiệu quả của các kiểu sử dụng đất cây hàng hóa 85

Trang 10

Bảng 3.19 Hiệu quả kinh tế của mô hình chè 90

Bảng 3.41 Định hướng sử dụng đất đến năm 2030 cho các loại cây hàng hóa 124

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Trang 12

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Trương Thành Nam

Tên luận án: Nghiên cứu tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất

hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Mục tiêu nghiên cứu:

Đánh giá được tiềm năng của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hànghóa chủ yếu và đề xuất giải pháp sử dụng đất theo hướng bền vững và phát triển hànghóa trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra thu thập số liệu, phân vùng và chọnđiểm nghiên cứu tại 3 tiểu vùng với 6 xã và 396 hộ điều tra làm cơ sở cho việc đánhgiá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của các LUT

Nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môitrường, áp dụng hướng dẫn đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất theo theo tiêu chuẩn8409:2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; kết hợp các phương phápPhương pháp xác định loại sử dụng đất hàng hóa; Phương pháp lựa chọn và phát triển

mô hình; Phương pháp lấy mẫu và phân tích đất; Phương pháp đánh giá đất đai;Phương pháp chuyên gia và Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

Kết quả chính và kết luận

1 Định Hóa là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, có điều kiện khí hậu, đấtđai thuận lợi cho phát triển nông nghiệp Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là51.351,90 ha, diện tích đã đưa vào sử dụng đạt 99,71% trên tổng diện tích tự nhiên;diện tích chưa đưa vào sử dụng 147,97 ha, chiếm 0,29% Toàn huyện có 48.119,32 hađất nông nghiệp, chiếm 93,66% tổng diện tích tự nhiên, trong đó, đất sản xuất nôngnghiệp có 11.384,10 ha, chiếm 11,15% đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm có5.062,06 ha, đất lâm nghiệp có 35.582,32 ha, đất nuôi trồng thủy sản có 1.152,88 ha vàđất nông nghiệp khác có 0,02 ha Kết quả điều tra đã xác định được 10 LUT với 21kiểu sử dụng đất phân bổ tại cả 3 tiểu vùng trên địa bàn huyện Đồng thời đã xác định

Trang 13

các tiêu chí để cây trồng trở thành nông sản hàng hóa của huyện phải thỏa mãn được ítnhất 2/3 tiêu chí: (i) có tỷ lệ hàng hóa lớn và có triển vọng phát triển thị trường; (ii) cósản lượng đủ lớn, diện tích tập trung để có thể phát triển vùng sản xuất hàng hóa; (iii)hiệu quả kinh tế cao, nông sản có chất lượng tốt.

2 Kết quả theo dõi 4 mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bànhuyện Định Hóa trong 3 năm 2018 - 2020 cho thấy: Các loại cây trồng hàng hóa củahuyện Định Hóa được xác định gồm: Lúa bao thai, ngô, chè và cây quế Trong 04 loạicây hàng hóa, 02 loại mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là cây quế và cây chè với thunhập hỗn hợp trung bình đối với cây chè và cây quế lần lượt là 108,34 và 476,93triệu/ha/năm; hiệu quả đồng vốn đạt 31,3 và 5,41 lần Đây cũng là những cây hàng hoácho hiệu quả xã hội và môi trường cao Cây ngô và lúa tuy mang lại hiệu quả đồng vốn

và có tỷ lệ chấp nhận của người dân cao (do phù hợp với tập quán và kỹ thuật canh tácđơn giản) nhưng không bền vững về mặt môi trường

3 Kết quả đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất hàng hóa huyện ĐịnhHóa sử dụng phương pháp đánh giá đất theo FAO cho thấy: Toàn huyện có 133 LMUcủa 266 khoanh đất, diện tích các đơn vị đất dao động trong khoảng từ 0,55 ha đến6259,63 ha với những đặc tính, tính chất được xác định Kết quả phân hạng mức độthích hợp cho 04 loại cây hàng hóa như sau:

- LUT chuyên lúa (Lúa bao thai) là 13.217,07 ha, chiếm 26,08% trong đó: Diệntích rất thích hợp (S1) có 5.373,04 ha, chiếm 10,90%, diện tích thích hợp (S2) có433,15 ha, chiếm 0,88%, ít thích hợp (S3) có 7.410,88 ha, chiếm 15,03% Yếu tố hạnchế là có độ phì thấp đến trung bình, một phần do tưới không chủ động, thành phần cơgiới nhẹ

- LUT chuyên màu (Ngô): Diện tích rất thích hợp (S1) có 17.055,80, chiếm34,59%, diện tích thích hợp (S2) có 4.915,98 ha, chiếm 9,97%, ít thích hợp (S3) có14.564,22 ha, chiếm 29,54% Yếu tố hạn chế là có độ dốc cao ≥ 250, tưới không chủđộng

- LUT cây công nghiệp lâu năm (Chè): Diện tích rất thích hợp (S1) có16.710,52 ha, chiếm 33,89%, diện tích thích hợp (S2) có 12.106,45 ha, chiếm 24,55%,

Trang 14

ít thích hợp (S3) có 13.345,42 ha Điểm hạn chế là do độc dốc ≥ 250, tưới không chủđộng, một số có yếu tố về thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp.

- LUT Cây dược liệu (cây Quế): Diện tích rất thích hợp (S1) có 12.875,76 ha,chiếm 26,11%, diện tích thích hợp (S2) có 5.262,26 ha, chiếm 10,67%, ít thích hợp(S3) có 15.322,91 ha, chiếm 31,07% Yếu tố hạn chế là độ dốc cao từ 150- 250, thànhphần cơ giới nặng và số ít tưới hạn chế

4 Từ kết quả đánh giá tiềm năng đất đai, mức độ thích hợp của các loại sử dụngđất hàng hóa, đề tài đã xác định được diện tích phát triển cho 4 loại cây trồng hàng hóađến năm 2030 gồm: Lúa bao thai 2.000 ha; ngô 1.200 ha; Chè 3.000 ha và quế 5.000

ha Để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa trong thời gian tới thìphải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, trong đó cần tập trung vào nhóm giảipháp: Chính sách, tổ chức sản xuất, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ

THESIS ABSTRACT Author: Truong Thanh Nam

Thesis title: Research on the potential of agricultural land in the direction of

commodity production in Dinh Hoa district, Thai Nguyen province

Educational organization: Thai Nguyen university of Agriculture and Forestry

Research Objectives

Assess the potential of major types of land use for commodity agricultural productionand propose solutions for sustainable land use and commodity development in DinhHoa district, Thai Nguyen province

Materials and methods

The study uses secondary survey methods from agencies, regional zoning andselecting research points with 400 households in 3 communes as a basis for assessingthe socio-economic and environmental effectiveness of the land use types

The research uses methods to evaluate socio-economic and environmentaleffectiveness, applying instructions for evaluating the effectiveness of land use types

Trang 15

according to standard 8409:2012 of the Ministry of Agriculture and RuralDevelopment; Combining methods such as: determining commodity land use types;model selection and development; soil sampling and analysis; land evaluation; consultexperts; statistics and data processing.

Main results and Conclusion

1 Dinh Hoa is a mountainous district of Thai Nguyen province, with favorableclimate and soil conditions The total natural land area of the district is 51,351.90hectares, the area put into use reaches 99.71% of the total natural area; The area notyet put into use is 147.97 hectares, accounting for 0.29%; an agricultural land area of48,119.32 hectares, accounting for 93.66% of the total natural area, of whichagricultural land is 11,384.10 hectares, accounting for 11.15% of agricultural land.perennial crop land has 5,062.06 hectares, forestry land has 35,582.32 hectares,aquaculture land has 1,152.88 hectares and other agricultural land has 0.02 hectares.The survey results identified 10 land use types with 21 types of land use distributed inall 3 sub-regions of the district At the same time, the criteria for crops to becomecommercial agricultural products of the district have been determined and must satisfy

at least 2/3 of the criteria: (1) have a large proportion of goods and have marketdevelopment prospects; (2) have large enough output and concentrated area to be able

to develop commodity production areas; (3) high economic efficiency, good qualityagricultural products

3 Results of monitoring 4 agricultural land use models in Dinh Hoa district inthe 3 years 2018 - 2020 show that: The commodity crops of Dinh Hoa district aredetermined to include: Bao Thai rice, corn, tea and cinnamon Cinnamon and tea treesbring the highest economic efficiency with mixed income for tea and cinnamon trees

of 108.34 - 476.93 million/ha/year respectively; Capital efficiency reaches 3.13 - 5.41times These are also commodity crops with high social and environmental efficiency.Although corn and rice are cost effective and have a high acceptance rate amongpeople (due to their compatibility with simple farming practices and techniques), theyare not environmentally sustainable

4 Results of assessing land potential for commodity production in Dinh Hoadistrict using the land assessment method according to FAO show that: The wholedistrict has 133 land map units of 266 land plots and areas of units Land units arearange from 0.55 hectares to 6259.63 hectares with identified characteristics andproperties The results of classifying the suitability level for 04 types of commodityplants are as follows:

Trang 16

- The land use type for specializing in rice (Bao Thai rice) is 13,217.07hectares, accounting for 26.08%, of which: Very suitable area (S1) has 5,373.04hectares, accounting for 10.90%, the suitable area Suitable (S2) has 433.15 hectares,accounting for 0.88%, less suitable (S3) has 7,410.88 hectares, accounting for 15.03%.The limiting factor is low to moderate fertility, partly due to inactive irrigation andlight mechanical components.

- Land use Type of specialized land for growing crops (Corn): Very suitablearea (S1) has 17,055.80 hectares, accounting for 34.59%, suitable area (S2) has4,915.98 hectares, accounting for 9.97%, Less suitable (S3) has 14,564.22 hectares,accounting for 29.54% The limiting factor is a high slope ≥ 250and inactive irrigation

- Land use Type for growing perennial industrial crops (Tea): Very suitable area(S1) has 16,710.52 hectares, accounting for 33.89%, suitable area (S2) has 12,106.45hectares, accounting for 24.55%, less suitable (S3) has 13,345.42 hectares Limitationsare due to slope toxicity ≥ 250, inactive irrigation, some have light mechanical factors,and low fertility

- Land use type for Medicinal plants (Cinnamon tree): Very suitable area (S1)has 12,875.76 hectares, accounting for 26.11%, suitable area (S2) has 5,262.26hectares, accounting for 10.67%, less suitable (S3) has 15,322.91 hectares, accountingfor 31.07% Limiting factors are high slopes from 150 - 250, heavy mechanicalcomponents and limited irrigation

5 Results of assessing land potential and suitability of different types ofcommercial land use have identified the development area for 4 types of commoditycrops by 2030 including: Bao Thai rice 2,000 hectares; corn 1,200 hectares; Tea 3,000hectares and cinnamon 5,000 hectares To develop commodity-oriented agriculturalproduction in the coming time, groups of solutions must be implementedsynchronously, in which we need to focus on the following groups of solutions: Policy,organization of production, techniques, and marketing consumption market

Trang 17

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết

Việt Nam đang trên con đường hội nhập và phát triển mạnh mẽ Quá trình đôthị hóa, công nghiệp hóa ngày càng tăng gây áp lực rất lớn đến đất đai, đặc biệt là quỹđất sản xuất nông nghiệp Giai đoạn 2010 - 2020 sản xuất nông nghiệp của nước ta đạtmức tăng trưởng cao trung bình 5,5% Trên 70% dân số sống ở nông thôn 55,65% laođộng trong lĩnh vực nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước

Với vai trò là hoạt động kinh tế, nông nghiệp đóng góp vào tăng trưởng của nềnkinh tế quốc dân, cung cấp các cơ hội đầu tư cho khu vực tư nhân và tạo động lực pháttriển các ngành công nghiệp liên quan tới nông nghiệp, bao gồm cả công nghiệp chếbiến nông, lâm, thủy sản (phục vụ đầu ra cho nông nghiệp) và cả công nghiệp hóachất, cơ khí (phục vụ đầu vào cho nông nghiệp) Theo báo cáo của Ngân hàng Thếgiới, trong các nước đang phát triển, nông nghiệp đóng góp 29% GDP và giải quyếtviệc làm cho 65% lực lượng lao động xã hội Không những thế, các ngành côngnghiệp và dịch vụ gắn kết với nông nghiệp trong các chuỗi giá thị trường chiếm hơn30% GDP trong các quốc gia chuyển đổi và đô thị hóa (Hải Đăng, 2015)

Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa để đạt giá trị lớn hơn vềkinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, an sinh xã hội và hạn chế ô nhiễm môi trường làmột vấn đề cấp thiết đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Chính phủ về phê duyệt Chiến lượcphát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm

2050 đã chỉ rõ mục tiêu: “Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đồng thời pháttriển nông nghiệp dựa trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại có năng suất, chấtlượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực vàthế giới, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, góp phần quan trọng trong

Trang 18

việc ổn định kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường,ứng phó với biến đổi khí hậu ”.

Để phát huy tiềm năng, lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra sản phẩmhàng hóa có số lượng lớn, có giá trị cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càngcao của xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tập trung chỉ đạo pháttriển 3 trục sản phẩm nông nghiệp (sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực cấptỉnh, sản phẩm đặc sản của các địa phương theo chương trình “Mỗi xã một sảnphẩm”), đồng thời ban hành danh mục 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp quốc gia

để ưu tiên đầu tư, phát triển Trên cơ sở đó nhiều địa phương trong cả nước đã căn cứvào điều kiện cụ thể để xác định các sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh Tại TháiNguyên, ngày 18/6/2019 UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 1676/QĐ-UBND xácđịnh 9 sản phẩm nông nghiệp chủ lực (chè, lúa gạo, rau quả, thịt lợn, thịt gà và trứng

gà, cá nước ngọt, gỗ và sản phẩm từ gỗ, cây quế, cây dược liệu), nhằm tập trung nguồnlực và vận dụng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nôngnghiệp, nông thôn theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ

để phát triển các sản phẩm có lợi thế

Định Hóa là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện cáchThành phố Thái Nguyên 50km theo quốc lộ 3 Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuấtchính trong cơ cấu kinh tế của huyện Vì vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp luônđược quan tâm đầu tư về mọi mặt Đại hội Đảng bộ huyện Định Hoá lần thứ XXIII xácđịnh phát triển sản xuất nông lâm nghiệp vẫn là chủ lực, mũi nhọn trong phát triển cơcấu kinh tế của huyện, giúp nông dân thoát nghèo và làm giàu Mặc dù vậy, việc đầu tưcho phát triển chưa nhiều, chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh của huyện Chuyểndịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa hiện đang diễn ra ở hầu hết các xãtrên địa bàn huyện, đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung như lúa bao thai tại

xã Bảo Cường, Tân Dương, chè tại xã Thanh Định, Sơn Phú, Điềm Mặc…tạo ra nhiềusản phẩm nông nghiệp chất lượng cao góp phần hình thành nền nông nghiệp theohướng sản xuất hàng hóa Tuy nhiên, các vùng sản xuất hàng hóa chưa nhiều, thiếu

Trang 19

quy hoạch chi tiết, chưa có định hướng phát triển các sản phẩm nông sản chủ lực chohuyện, chưa có các nghiên cứu sâu và toàn diện cho phát triển nông nghiệp theo hướngsản xuất hàng hóa.

Trong điều kiện hiện nay để thúc đẩy và phát huy hết tiềm năng và lợi thế củahuyện trong phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) nói chung và nông nghiệp nói riêng,huyện Định Hóa cần phải có những nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu thực hiện đồng

bộ các giải pháp nhằm khai thác, sử dụng tối đa các nguồn lực để xây dựng ngànhnông nghiệp tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của một huyện nông nghiệp Đểthực hiện được các nội dung trên, cần phải đánh giá được thực trạng sử dụng đất nôngnghiệp của huyện Định Hóa hiện nay, tiềm năng đất cho sản xuất nông nghiệp hànghóa cũng như thị trường tiêu thụ các nông sản của huyện để từ đó có những địnhhướng, giải pháp sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian tới là việc làm cần thiết

Xuất phát từ thực tiễn nên trên, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu tiềm năng đất nông

nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” là

rất cần thiết và có ý nghĩa

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá được tiềm năng của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hànghóa chủ yếu và đề xuất giải pháp sử dụng đất theo hướng bền vững và phát triển hànghóa trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Quỹ đất sản xuất nông nghiệp gắn với các loại sử dụng đất sản xuất nôngnghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và các vấn đề có liên quan;

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 20

- Phạm vi không gian: Quỹ đất sản xuất nông nghiệp có khả năng khai thác, sửdụng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong địa giới hành chínhhuyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

- Phạm vi thời gian: Số liệu điều tra thứ cấp lấy trong giai đoạn 2015 - 2020; Sốliệu điều tra về hiệu quả sử dụng đất lấy trong giai đoạn 2018 - 2020; Hiện trạng sửdụng đất lấy đến 31/12/2020; Giá cả nông sản lấy trong năm 2020

- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu loại sử dụng đất

và các cây trồng nông nghiệp chính có khả năng phát triển thành cây hàng hóa

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

4.1 Ý nghĩa khoa học

Cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệptheo hướng hàng hóa, bổ sung vào phương pháp luận về đánh giá tiềm năng đất đaiphục vụ quy hoạch sử dụng đất bền vững

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Bổ sung cơ sở dữ liệu về đất đai, tiềm năng đất đai, khả năng thích hợp với một

số cây trồng hàng hóa phục vụ cho quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đấtcủa huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

5 Những đóng góp mới của luận án

Xác định được tiềm năng đất nông nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp theohướng hàng hóa trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Lựa chọn và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp cho 04 loại cây trồng theohướng sản xuất hàng phù hợp với đặc tính, tính chất đất đai của huyện Định hóa gồm:Lúa Bao thai, cây ngô, cây chè, và cây quế, làm cơ sở cho quá trình tái cơ cấu ngànhnông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững Trên cơ sở đánh giá thích hợp đất đai

và các điều kiện sản xuất đã xác định được diện tích phát triển các loại cây trồng đếnnăm 2030 như sau: Lúa Bao thai 2.000 ha; ngô 1.200 ha; chè 3.000 ha và quế 5.000 ha

Trang 21

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp hàng hóa

1.1.1 Một số khái niệm

1.1.1.1 Khái niệm về đất đai

Đất đai được định nghĩa là một khu vực cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất

cả các thuộc tính ngay ở trên và dưới bề mặt bao gồm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình,

hệ thống thủy văn bề mặt, lớp trầm tích gần bề mặt, nước ngầm, quần thể động thựcvật và mọi hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại như ruộng bậc thang, hệthống thủy lợi, đường giao thông, các tòa nhà…(FAO, 1995)

Theo Nguyễn Thế Đặng và cs, (2020) thì Đất đai (Land) là một diện tích cụ thểtrên bề mặt đất, nó được tạo ra từ các yếu tố: thổ quyển, sinh quyển, thủy quyển và khíquyển Dưới tác động của hoạt động của con người sống trên đó có thể làm cho đất đai

bị biến đổi theo chiều hướng tốt lên hoặc suy thoái

Như vậy, đất đai là khoảng không gian có giới hạn, giữ trị trí, vai trò đặc biệtquan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như đời sống xã hộicủa loài người

1.1.1.2 Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm

về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, pháttriển rừng Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất nuôitrồng thủy sản và đất nông nghiệp khác (Luật đất đai, 2013)

Trong nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, đất đai là tư liệu sảnxuất chủ yếu và không thể thay thế Đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệulao động Con người sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi Không có đất đai thìkhông có sản xuất nông nghiệp Năng suất cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vàochất lượng đất đai Diện tích, chất lượng của đất đai quy định lợi thế so sánh của mỗi

Trang 22

vùng cũng như cơ cấu sản xuất của từng nông trại và của cả vùng Vì vậy, việc quản

lý, sử dụng đất đai nói chung cũng như đất nông nghiệp nói riêng một cách đúnghướng, có hiệu quả, sẽ góp phần làm tăng thu nhập, ổn định kinh tế, chính trị và xãhội

1.1.1.3 Đất sản xuất nông nghiệp

Đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nôngnghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc sử dụng để nghiên cứu thínghiệm về nông nghiệp và còn được gọi là ruộng đất, còn đất sản xuất nông nghiệp làđất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp Bao gồm đất trồng cây hàng năm vàđất trồng cây lâu năm (Luật Đất đai, 2013)

1.1.1.4 Khái niệm hàng hoá

Hàng hoá là những thứ có thể thoả mãn được mong muốn hay nhu cầu, yêu cầu

và được cung cấp cho thị trường nhằm mục đích thoả mãn người tiêu dùng (NguyễnVăn Phương & cs, 2021) Theo Nguyễn Lê Huy, (2010) thì hàng hóa là một phạm trùkinh tế phản ánh những mối quan hệ xã hội giữa người sản xuất và trao đổi hàng hóa.Sản phẩm lao động mang hình thái hàng hóa khi nó trở thành đối tượng mua bán trênthị trường

Mỗi hàng hoá đều có một hay một số công dụng nhất định có thể thoả mãn nhucầu nào đó của con người; hoặc là cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân như lương thực,thực phẩm hoặc là nhu cầu cho sản xuất như thiết bị máy móc, nguyên vật liệu; là nhucầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần Giá trị của hàng hoá là hao phí lao động để tạo rahàng hoá, kết tinh trong hàng hoá, là cơ sở chung của sự trao đổi, giá trị hàng hoá làbiểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá Như vậy, giá trị sử dụng và giátrị là hai thuộc tính cùng tồn tại chúng thống nhất với nhau ở một hàng hoá

Chi phí đối với sản phẩm là toàn bộ những hao tổn mà người tiêu dùng/kháchhàng phải bỏ ra để có được giá trị tiêu dùng của nó Đây là căn cứ quan trọng để khách

Trang 23

hàng ra quyết định mua hàng hoá để thoả mãn nhu cầu của họ (Kotler & Amstrong,2017).

1.1.1.5 Nông nghiệp hàng hoá

Nông nghiệp hàng hoá là nền nông nghiệp làm ra sản phẩm để bán theo yêu cầucủa người tiêu dùng Người tiêu dùng cần gì? số lượng bao nhiêu? chất lượng thế nào?Người sản xuất đáp ứng được các yêu cầu với một mức giá phù hợp để người mua cóthể chấp nhận được (Phạm Chí Thành, 1996) Theo Trần Xuân Châu, (2002) thì nôngsản hàng hóa là phần của tổng sản lượng nông nghiệp sau khi đã trừ đi phần dành chotiêu dùng cá nhân và phần để mở rộng tái sản xuất trong nông nghiệp (giống, thức ănchăn nuôi…)

Trong thực tế sản xuất nông nghiệp, nông dân sản xuất ra lúa gạo và nông sảnkhác không phải chỉ để bán hết mà còn một phần tiêu dùng trong gia đình,chỉ bán sảnphẩm dư và những sản phẩm gia đình không tiêu thụ Hình thức này cũng được xem làsản xuất hàng hoá, chúng ta chỉ tính tỷ suất hàng hoá nhiều hay ít

Nông sản hàng hóa ở Việt Nam hiện được chia thành 3 nhóm:

- Nhóm nông sản chủ lực quốc gia: là nhóm sản phẩm nông sản có vùng sảnxuất tập trung, chuyên canh quy mô lớn gắn với điều kiện của các vùng miền, với kimngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (12 nhóm: rau quả, cao su, gạo, hạt điều…)

- Nhóm sản phẩm nông sản đặc sản gắn với lợi thế vùng/miền, có quy mô vừaphải, mang tính đặc thù của tỉnh/dân tộc, địa phương Ví dụ: cam Cao Phong, dừa Bếntre, Chè Thái Nguyên… Việt Nam hiện có gần 1.000 sản phẩm nông sản nhóm này

- Nhóm sản phẩm đặc sản quy mô rất hẹp ở từng xã, cụm xã mang đậm nét vănhóa của các dân tộc, địa phương, làm nên nét riêng biệt và độc đáo Các sản phẩm nàygắn với các làng nghề có quy mô nhỏ và vừa (sản phẩm của phong trào OCOP) (ĐàoĐức Huấn, 2018)

Trang 24

Qua các khái niệm nêu trên có thể hiểu, sử dụng đất nông nghiệp theo hướnghàng hóa chính là việc sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho sản xuất nông sản hànghóa.

1.1.1.6 Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá

Sản xuất hàng hoá (SXHH) ra đời cần phải có 2 điều kiện, đó là phải có sự phâncông lao động xã hội và hình thành chế độ đa sở hữu về tư liệu sản xuất Đây là haiđiều kiện cần và đủ của SXHH Thiếu một trong hai điều kiện trên sẽ không có SXHH

So với sản xuất tự cung tự cấp thì SXHH có những ưu thế hơn hẳn

Theo Nguyễn Đình Hợi (1995) thì số lượng hàng hoá được thị trường yêu cầuphụ thuộc vào các yếu tố: (i) Thu nhập của người tiêu dùng; (ii) giá cả hàng hoá; (iii)giá cả các loại hàng hoá có liên quan; (iv) thị hiếu người tiêu dùng; (v) dân số Hiệnnay, nếu nông hộ không chuyên môn hoá trong sản xuất kinh doanh, không thay đổi cơcấu giống và thâm canh tăng vụ thì kết quả sản xuất sẽ thấp, không có sản phẩm đểbán ra thị trường hoặc sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của thị trường

Từ các khái niệm nêu trên, có thể hiểu sản xuất nông nghiệp theo hướng hànghóa và hình thức sản xuất mà trong đó các mặt hàng nông sản được sản xuất với mụcđích hương mại, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo ra lợi nhuận

Như vậy, sản xuất nông nghiệp hàng hoá là hướng đi đúng đắn tạo việc làmnâng cao thu nhập cho người nông dân, phát huy được lợi thế của vùng miền về sảnphẩm nông nghiệp đặc trưng Nội dung này được cụ thể qua chiến lược phát triển nôngthôn mới của Chính phủ ban hành theo quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02năm 2022 về Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giaiđoạn 2021 - 2025, trong đó, ưu tiên tổ chức triển khai chương trình OCOP và hỗ trợcác chủ thể phát triển sản phẩm OCOP để phát huy thế mạnh sản xuất hàng hoá củatừng vùng sản xuất nông nghiệp và phát triển sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị gắnsản xuất với tiêu thụ

1.1.1.7 Khái niệm chuỗi giá trị nông sản

Trang 25

Trong nông nghiệp, khi nói đến chuỗi giá trị bao gồm cả loạt những hoạt độngcần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc chỉ còn là khái niệm, thôngqua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng

và vứt bỏ sau khi đã sử dụng Bên cạnh đó, một chuỗi giá trị được tồn tại khi tất cảnhững người tham gia trong chuỗi đều hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toànchuỗi

Chuỗi giá trị nông sản bao gồm tập hợp các tác nhân và hoạt động đưa một sảnphẩm nông sản từ sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, theo đó, giá trị của sảnphẩm được gia tăng trong mỗi khâu trung gian Một chuỗi giá trị có thể là một liên kếtdọc hay một mạng lưới các tác nhân độc lập với nhau vào các khâu chế biến, đóng gói,bảo quản, vận chuyển, và phân phối” FAO (2010)

Chuỗi giá trị nông sản ở Việt Nam hiện nay thường bao gồm các công đoạn(khâu) chính: Cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến, thương mại và tiêu thụ.Trong đó, người cung cấp đầu vào chủ yếu là các HTX, đại lý vật tư, cửa hàng giống,phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; người sản xuất chủ yếu là nông hộ nhỏ lẻ; người thugom chủ yếu là thương lái, HTX; người chế biến chủ yếu là doanh nghiệp, còn ngườitiêu dùng nhận sản phẩm cuối cùng chủ yếu qua kênh bán lẻ tại chợ, cửa hàng, siêuthị…(Nguyễn Trần Minh Trí, 2022)

Để nghiên cứu chuỗi giá trị cần có một phương pháp tiếp cận tối ưu về những gìđang diễn ra giữa những người tham gia, những gì liên kết họ với nhau, những thôngtin nào được chia sẻ và mối quan hệ giữa họ sẽ được hình thành và phát triển như thếnào (Kaplinsky & Morris, 2009)

1.1.2 Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

1.1.2.1 Sử dụng đất nông nghiệp

Sử dụng đất là hoạt động của con người tác động vào đất đai nhằm đem lại lợiích cao nhất, với nhiều mục đích khác nhau Theo Lal & Miller (1993), con người cầnphải sử dụng đất khoa học và hợp lý, còn theo Meyer & Turner, (1996) thì sử dụng đất

Trang 26

là cách con người khai thác đất và các tài nguyên gắn liền với đất phục vụ cho các lợiích của mình.

Sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người vàđất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường Căn cứ vào nhu cầu củaphát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường sẽ phát hiện, quyết định phươnghướng chung và mục tiêu sử dụng hợp lý nhất tài nguyên đất đai, phát huy tối đa côngdụng của đất đai để đạt tới lợi ích sinh thái, kinh tế và xã hội cao nhất Hiện nay, việc

sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng được phát triển theo 6 xu thế sau:

- Sử dụng đất phát triển theo chiều rộng và tập trung;

- Cơ cấu sử dụng đất phát triển theo hướng phức tạp hóa và chuyên môn hóa;

- Sử dụng đất theo hướng xã hội hóa và công hữu hóa;

- Sử dụng đất theo xu thế phát triển kinh tế hợp tác hóa, khu vực hóa, toàn cầuhóa;

- Sử dụng đất trong cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường;

- Sử dụng đất theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu (Nguyễn Hữu Ngữ,Nguyễn Thị Hải, 2013)

Sử dụng đất nông nghiệp là hoạt động của con người tác động vào đất đai thôngqua lao động và công cụ sản xuất để tạo ra sản phẩm nông nghiệp theo mong muốn Sửdụng đất nông nghiệp đạt kết quả cao hay thấp tùy thuộc vào trình độ con người, cơchế chính sách của nhà nước và kỹ thuật công nghệ được áp dụng vào sản xuất Với tưcách là nhân tố của sức sản xuất, nhiệm vụ và nội dung của sử dụng đất nông nghiệpbao gồm 4 nội dung chính như sau:

- Sử dụng đất nông nghiệp hợp lý về thời gian và không gian, hình thành hiệuquả kinh tế của việc sử dụng đất;

- Phân phối hợp lý vào các mục đích dùng đất trên diện tích đất nông nghiệpđược sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế được lựa chọn;

Trang 27

- Quy mô sử dụng đất nông nghiệp với sự tập trung thích hợp, hình thành nênquy mô kinh tế sử dụng đất;

- Giữ mật độ sử dụng đất nông nghiệp thích hợp, hình thành việc sử dụng đấtmột cách kinh tế, tập trung, thâm canh

Theo Meyer & Turner (1996), sử dụng đất là cách con người khai thác đất vàcác tài nguyên gắn liền với đất phục vụ cho các lợi ích của mình Có nhiều kiểu sửdụng như sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp; sử dụng trên cơ sở sản xuất thứ yếu/gián tiếp; sử dụng vì mục đích bảo vệ; sử dụng đất theo các chức năng đặc biệt nhưđường, dân cư, công nghiệp, du lịch, an dưỡng…

Theo Đỗ Kim Chung (2018), hướng sử dụng đất quy định hướng sử dụng các tưliệu sản xuất khác và hiệu quả sản xuất Chỉ có thông qua đất, các tư liệu sản xuất mớitác động đến hầu hết các cây trồng, vật nuôi Vì vậy, muốn làm tăng năng suất đất đai,giữ gìn và bảo vệ đất đai để đảm bảo cả lợi ích trước mắt cũng như mục tiêu lâu dài,cần sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả, cần coi việc bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên vôgiá này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia

FAO (1976) đưa ra khái niệm về loại sử dụng đất chính: Loại sử dụng đất chính

là một phân nhánh chính của sử dụng đất nông nghiệp như nông nghiệp nhờ nước trời,nông nghiệp có tưới, đồng cỏ, lâm nghiệp hoặc sử dụng đất phục vụ giải trí Loại sửdụng đất chính thường được xem xét trong các nghiên cứu đánh giá đất đai định tínhhoặc khảo sát

Loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất đai (Land Use Type - LUT): Theo ĐàoChâu Thu & Nguyễn Khang, (1998): Loại sử dụng đất đai là bức tranh mô tả thựctrạng sử dụng đất của một vùng với những phương thức quản lý sản xuất trong cácđiều kiện tự nhiên, KTXH và kỹ thuật được xác định Các thuộc tính loại sử dụng đấtbao gồm quy trình sản xuất, các đặc tính về quản lý đất đai như kỹ thuật canh tác, sứckéo trong làm đất, đầu tư kỹ thuật và các đặc tính về KTXH như định hướng thịtrường, vốn, lao động, vấn đề sở hữu đất đai

Trang 28

1.1.2.2 Sự cần thiết phải xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa

Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã xác định: “Đẩy mạnh cơ cấu lại

theo hướng xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, hàng hóa lớn; tăng cườngứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnhtranh; bảo đảm phát triển bền vững, an ninh lương thực quốc gia và vệ sinh an toàn

thực phẩm Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng khu vực nông nghiệp

bình quân khoảng 2,5 - 3,0%/năm Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệtđới, tập trung phát triển sản phẩm có lợi thế so sánh, giá trị gia tăng cao, bảo đảmcác tiêu chuẩn theo yêu cầu xuất khẩu, có khả năng tham gia hiệu quả vào chuỗi giátrị toàn cầu”

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục nêu rõ: “Chú trọng phát triển nôngnghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao; phát huy tiềm năng, lợi thế

của từng vùng, từng địa phương” Cụ thể hóa Nghị Quyết Đại hội XIII, Quyết định số

150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Chính phủ đã nêu rõ, mục tiêu là xây dựng nềnnông nghiệp sản xuất hàng hóa đồng thời phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế địaphương, theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnhtranh cao thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo vững chắc anninh lương thực quốc gia, góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế - xã hội.Cùng với đó, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, vai trò và vị thế của ngườitham gia sản xuất nông nghiệp; tạo việc làm phi nông nghiệp để phát triển sinh kế đadạng, giảm nghèo bền vững cho người dân nông thôn, đảm bảo cơ hội phát triển côngbằng giữa các vùng, miền; phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đôthị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị Xâydựng nông thôn xanh, sạch, đẹp, an ninh, trật tự được đảm bảo; phát triển nông nghiệp,kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái

có hiệu quả cao, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh

Như vậy, việc xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng hàng hoá là hướng đi

Trang 29

đúng đắn, cần thiết đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.

1.1.2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa

* Điều kiện tự nhiên

Ngô Hữu Tình (2003), có 5 đặc điểm tự nhiên chi phối mạnh đến sản xuất nôngnghiệp (i) đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế; (ii) đối tượng củasản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi; (iii) sản xuất nông nghiệp có tínhmùa vụ; (iv) sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và (v) trong nềnkinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa Lambin & Meyfroidt,(2010) cho rằng các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu và các quátrình tự nhiên có tác động trực tiếp đến quá trình sử dụng đất hoặc tương tác với cácquá trình ra quyết định của con người dẫn đến thay đổi sử dụng đất Các yếu tố tựnhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến sử dụng đất nông nghiệp như:

- Đất đai: đất đai là yếu tố thuộc tự nhiên quyết định đến quy mô và phươngthức sản xuất nông nghiệp Điểm cơ bản khác biệt với các yếu tố khác là mức độ phùhợp của đất đai với mỗi cây trồng là khác nhau nên yếu tố thuận lợi cho cây trồng này

có khi lại là khó khăn cho sản xuất cây trồng khác Khả năng tập trung đất đai càng lớnthì càng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa

- Nước: việc đảm bảo nguồn nước tưới sẽ tạo điều kiện cho cây phát triển vànâng cao năng suất, chất lượng nông sản tốt trong quá trình sản xuất nông nghiệp Yếu

tố thủy văn được đặc trưng bởi sự phân bố của hệ thống sông ngòi, ao, hồ sẽ ảnhhưởng trực tiếp tới khả năng cung cấp nước cho các yêu cầu sử dụng đất

- Vị trí địa lý, địa hình: Trong quá trình sản xuất hàng hóa, vị trí địa lý quyếtđịnh tới chi phí vận chuyển, công chăm sóc, thị trường tiêu thụ nông sản từ đó quyếtđịnh tới hiệu quả sử dụng đất Địa hình quyết định độ dốc, độ cao của đất, điều nàyảnh hưởng đến loại cây trồng hàng hóa, diện tích trồng, kỹ thuật canh tác, các biện

Trang 30

pháp chống xói mòn trên đất dốc, chống úng ngập ở vùng trũng Vị trí địa lý tạo nên

sự khác biệt về điều kiện tự nhiên như địa hình, khí hậu, đất đai sẽ là yếu tố quyết địnhđến khả năng, hiệu quả của việc sử dụng đất Những khu vực có vị trí thuận lợi thì biếnđộng sử dụng đất diễn ra mạnh hơn Yếu tố địa hình có ảnh hưởng rất lớn đến việcchuyển đổi sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp hoặc từ đất nông nghiệp sang đấtphi nông nghiệp Những khu vực núi cao, độ dốc lớn biến động sử dụng đất, lớp phủ ítxảy ra Những nơi có địa hình thuận lợi, đất đai màu mỡ thì kinh tế phát triển, nhu cầuđất đai cho các ngành tăng cao do vậy biến động sử dụng đất, lớp phủ xảy ra với tầnsuất cao hơn

* Điều kiện kinh tế - xã hội

Yếu tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến biến động sử dụng đất baogồm dân số, công nghệ, chính sách kinh tế, thể chế và văn hóa Theo Meyer & Turner,(1996), Sự ảnh hưởng của mỗi yếu tố thay đổi khác nhau theo từng khu vực và từngquốc gia bao gồm: dân số, các yếu tố kinh tế và công nghệ, các yếu tố về thể chế vàchính sách, các yếu tố văn hóa

Sự phát triển kinh tế: Làm cho các đô thị ngày càng được mở rộng, đất đai thay

đổi về giá trị, chuyển đổi sử dụng đất ngày càng nhiều Bên cạnh đó, yếu tố kinh tếcòn ảnh hưởng đến việc ra quyết định sử dụng đất bằng những thay đổi trong chínhsách về giá, thuế và trợ cấp đầu vào, thay đổi các chi phí sản xuất, vận chuyển, nguồnvốn, tiếp cận tín dụng, thương mại và công nghệ Nếu người nông dân tiếp cận tốt hơnvới tín dụng và thị trường (do xây dựng đường bộ và thay đổi cơ sở hạ tầng khác), kếthợp với cải tiến công nghệ trong nông nghiệp và quyền sử dụng đất có thể khuyếnkhích chuyển đổi từ đất rừng sang đất canh tác hoặc ngược lại Theo Lambin & Geist(2007), khí hậu, công nghệ và kinh tế là yếu tố quyết định đến biến động sử dụng đất

Thị trường tiêu thụ: Thị trường là yếu tố nằm trong của quá trình sản xuất hàng

hóa Hiện nay nông sản chủ yếu được tiêu thụ qua thị trường trong nước và xuất ra

Trang 31

nước ngoài Thị trường có nhu cầu lớn thì thúc đẩy sản xuất phát triển, thị trường nhỏ

có nhu cầu ít thì hạn chế quá trình sản xuất (Nguyễn Tuấn Sơn & cs, 2005)

Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là yếu tố quyết định của quá trình đưa sản phẩm

đến với thị trường Hệ thống giao thông thuận tiện sẽ giúp quá trình lưu thông hànghóa tốt hơn, cơ sở giao thông khó khăn sẽ cả trở quá trình vận chuyển, tăng chi phí,mức độ rủi ro, thời gian vận chuyển và ảnh hưởng đến cả quá trình bảo quản chế biến

Cơ sở hạ tầng chế biến nông sản sẽ quyết định rất nhiều tới mẫu mã sản phẩm, thờigian bảo quản, tỷ lệ hao hụt trong bảo quản và vận chuyển Vùng núi thường có cơ sở

hạ tầng khó khăn hơn vùng đồng bằng, là cản trở lớn trong quá trình sản xuất chế biến

và tiêu thụ sản phẩm (Cục Trồng trọt, 2014)

Chính sách của Nhà nước: Nghị quyết 26 của hội nghị lần thứ 7 Ban chấp

hành trung ương khóa X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã chỉ rõ “Phát triểnngành trồng trọt, hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, thực hiện đầu tư thâmcanh, áp dụng các giống và quy trình sản xuất mới có năng suất, chất lượng cao; hoànthiện hệ thống tưới tiêu; đẩy nhanh cơ giới hoá đồng bộ các khâu sản xuất; hiện đạihoá công nghiệp bảo quản, chế biến, nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm

và giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa” Như vậy, chính sách phát triển đúng đắnảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng và tạo nguồn thu ngoại tệ nhờ vào xuất khẩu, tănggiá trị thặng dư Hiện nay các chính sách của Nhà nước được thể hiện mạnh và tạođiều kiện cho quá trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Biến động dân số: Không chỉ bao gồm những thay đổi về tỷ lệ tăng dân số, mật

độ dân số mà còn là sự thay đổi trong cấu trúc của hộ gia đình, di cư và sự gia tăng số

hộ Dân số tăng dẫn đến việc chuyển đổi đất rừng thành đất sản xuất nông nghiệp, xâydựng các khu dân cư Di cư là yếu tố nhân khẩu học quan trọng nhất gây ra những thayđổi sử dụng đất nhanh chóng và tương tác với các chính sách của chính phủ, hội nhậpkinh tế và toàn cầu hóa Mở rộng di cư cũng có thể dẫn đến nạn phá rừng và xói mòn

Trang 32

đất Vì vậy di cư được coi là nguyên nhân làm thay đổi cảnh quan và sử dụng đất(Houghton & Hackler, 2000).

Trình độ, tập quán canh tác của người dân: Có ảnh hưởng trực tiếp đến sản

xuất nông nghiệp hàng hóa Theo Lê Quốc Doanh & cs (2003) Hiện nay, phần lớntrình độ nhận thức của người dân ở các vùng miền núi đặc biệt là vùng cao, vùng sâu,vùng xa còn thấp Vì vậy việc chuyển đổi phương thức canh tác cũ sang phương thứccanh tác mới là một vấn đề khó khăn Hầu hết các phương pháp canh tác truyền thống

là quảng canh ở các vùng núi, dựa vào tự nhiên là chủ yếu, canh tác theo hình thứcquảng canh, đốt rừng và phá rừng làm nương rẫy Bên cạnh đó, phương thức canh tácđộc canh, không bón phân hoặc bón ít đã làm cho tầng đất mặt bị rửa trôi và bạc màuảnh hưởng rất lớn đến diện tích đất sản xuất và môi trường, đồng thời làm tăng chi phí

và tính không hiệu quả trong quá trình sản xuất

Khoa học kỹ thuật (KHKT): là yếu tố then chốt, quyết định trong phát triển

nông nghiệp, theo một số nghiên cứu thì KHKT đã góp phần tạo ra 30% giá trị của sảnphẩm Khoa học công nghệ (KHCN) quyết định năng suất và chất lượng của sản phẩm

và quyết định đến mức độ phát triển hàng hóa, ứng dụng những tiến bộ KHKT trongnông nghiệp (CIMMYT, 2001) KHCN giúp tìm ra những phương thức canh tác mớiđảm bảo tăng năng suất, sản lượng cây trồng, đồng thời nhằm bảo vệ và làm giàu dinhdưỡng cho đất, tăng vụ thông qua thâm canh và các biện pháp kỹ thuật khác Tuynhiên khả năng áp dụng KHCN phụ thuộc rất lớn vào trình độ và nhận thức của ngườidân Nếu trình độ học vấn và nhận thức của người dân cao thì khả năng tiếp cậnKHKT thông qua học hỏi từ các kênh thông tin tốt hơn và ngược lại, nếu trình độ nhậnthức của người dân thấp sẽ cản trở quá trình áp dụng các tiến bộ KHKT mới

Như vậy để chuyển sang nông nghiệp hàng hóa thì phương thức sử dụng đấtphải thay đổi theo hướng sản xuất lớn, phát triển các vùng chuyên canh đồng bộ vớiphát triển các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và chế biến và thị trường tiêu thụ nhằm

Trang 33

cung cấp nông sản, nguyên vật liệu cho vùng, quốc gia và phục vụ xuất khẩu ra các thịtrường trên thế giới.

1.1.3 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

1.1.3.1 Hiệu quả sử dụng đất

Theo Nguyễn Như Ý (2001), hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của côngviệc mang lại Theo Đỗ Kim Chung và cs (1997), hiệu quả sử dụng đất phải là kết quảcủa quá trình sử dụng đất Theo Vũ Thị Bình (1995), hiệu quả sử dụng đất là kết quảcủa cả một hệ thống các biện pháp tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh

tế và phát huy các lợi thế, khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên,trong những hoàn cảnh cụ thể còn gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác củanền kinh tế quốc dân, gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế

Ngày nay, nhiều nhà khoa học cho rằng, việc xác định đúng khái niệm và bảnchất hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhậnthức lí luận của lí thuyết hệ thống, nghĩa là hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt:hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường (Vũ Thị Phương Thụy, 2000)

Hình 1.1 Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất

Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng, vấn đề đánh giá hiệu quả sử dụng đấtbền vững không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh nào đó mà phảixem xét trên tổng thể các mặt: kinh tế, xã hội và môi trường (Hình 1.1)

Trang 34

Như vậy, vấn đề tiêu chí để xem xét, chấp nhận một loại sử dụng đất có bềnvững hay không phải dựa vào 3 tiêu chí là kinh tế, xã hội và môi trường Trong mỗitiêu chí lại có các chỉ tiêu khác nhau Đây cũng là vấn đề được cộng đồng các nhàkhoa học quan tâm và nghiên cứu.

1.1.3.2 Các loại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

a Hiệu quả kinh tế

Theo Vũ Thị Phương Thụy, (2000), Hiệu quả kinh tế là phạm trù so sánh thểhiện mối tương quan giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được, còn kết quả kinh tế chỉ làyếu tố trong sử dụng để xác định hiệu quả mà thôi Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh

tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân bổ Xuất phát từ lý donày mà trong quá trình đánh giá đất nông nghiệp cần phải chỉ ra được loại hình sửdụng đất có hiệu quả kinh tế cao

Hiệu quả kinh tế/đơn vị diện tích đất (trong sản xuất nông lâm nghiệp), baogồm (Đỗ Kim Chung & cs., 1997):

- Giá trị sản xuất (GO - Gross Output): là tổng giá trị sản phẩm sản xuất ratrong kỳ sử dụng đất, thường tính cho 1 vụ hay 1 năm Chỉ tiêu này dùng tính cho từngloại cây hoặc cho cả công thức luân canh hay hệ thống sử dụng đất

GO = Sản lượng sản phẩm x Giá bán sản phẩm

- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên trực tiếp chosản xuất như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước và các dịch vụ khác nhưvận tải, lãi vay ngân hàng, tiền thuê công lao động

IC = ∑Cj Trong đó: Cj là khoản chi phí thứ j

- Giá trị gia tăng (VA - Value Added): là giá trị tăng thêm hay giá trị sản phẩmmới tạo ra trong quá trình sản xuất

VA = GO - Dc; hoặc VA = GO - IE

Trang 35

Để tính được VA thì phải tính được chi phí trung gian IE (IntermediateExpenditure) hoặc chi phí trực tiếp Dc (Direct Cost) Bao gồm: giống, phân bón, thuốcbảo vệ thực vật, nước và các dịch vụ khác như vận tải, khuyến nông, lãi vay ngânhàng, tiền thuê công lao động ngoài là toàn bộ chi phí vật chất trực tiếp cho sản xuất.

- Thu nhập hỗn hợp (NVA - Net Value Adde): Đây chính là phần thu nhập đảmbảo đời sống người lao động và tích lũy cho tái sản xuất mở rộng và là phần trả chongười lao động (cả lao động chân tay và lao động quản lý) cùng tiền lãi thu được trêntừng loại sử dụng đất:

NVA = VA - Dp - TTrong đó: Dp là khấu hao tài sản cố định; T: là thuế sử dụng đất

b Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội vàtổng chi phí bỏ ra (FAO, 1990) Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủyếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp(Nguyễn Duy Tính, 1995)

Hiệu quả xã hội chính là khả năng đảm bảo ổn định xã hội (Nguyễn Ngọc Nông

& cs., 2020) Bao gồm các chỉ tiêu sau:

Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình

sử dụng đất nông nghiệp là nội dung được nhiều nhà khoa học quan tâm

c Hiệu quả môi trường

Trang 36

Hiệu quả môi trường phân theo nguyên nhân gây nên gồm: hiệu quả hoá họcmôi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh vật môi trường Hiệu quả hoáhọc môi trường là hiệu quả môi trường do các phản ứng hoá học giữa các vật chất chịuảnh hưởng của điều kiện môi trường dẫn đến Hiệu quả vật lý môi trường là hiệu quảmôi trường do tác động vật lý dẫn đến Hiệu quả sinh vật môi trường là hiệu quả khácnhau của hệ thống sinh thái do sự phát sinh biến hoá của các loại yếu tố môi trườngdẫn đến (Tôn Thất Chiểu và cs, 1992) Mọi hoạt động sản xuất, mọi biện pháp khoahọc kỹ thuật, mọi giải pháp về quản lý,…được coi là có hiệu quả khi chúng ta khônggây tổn hại hay có tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí cũng như khôngảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái và đa dạng sinh học Tiêu chí đánh giá hiệuquả môi trường thông thường bao gồm các chỉ tiêu như sau:

- Loại sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai

- Giảm được sự thoái hoá của đất, bảo vệ môi trường sinh thái

- Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (> 35%)

- Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài

Tóm lại, quan điểm sử dụng đất bền vững trong nông nghiệp thì phân tích hiệuquả kinh tế, xã hội, môi trường là khâu quan trọng trong đánh giá đất đai, đây là cơ sở

để lựa chọn các loại hình sử dụng đất bền vững cũng như giải quyết các tranh chấp củanhiều loại hình sử dụng đất trên cùng một vùng đất Việc đánh giá này song hành vớiđánh giá thích hợp đất đai Các loại hình sử dụng đất có các chỉ tiêu càng cao về kinh

tế, xã hội thì hiệu quả kinh - tế xã hội càng lớn, bên cạnh đó hiệu quả môi trường đượcxem xét nhằm loại trừ các loại hình sử dụng đất có khả năng gây suy thoái, tác độngxấu đến môi trường sinh thái trong và ngoài vùng

1.2 Đánh giá đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hoá

1.2.1 Phương pháp đánh giá đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hoá

1.2.1.1 Đánh giá đất đai của một số nước trên thế giới

Trang 37

Đánh giá đất đai đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới và trở thành một khâutrọng yếu trong các hoạt động đánh giá tài nguyên hay quy hoạch sử dụng đất Côngtác đánh giá đất đai có vai trò rất lớn trong việc sử dụng tài nguyên đất đai bền vững

và trở thành công cụ cần thiết cho việc quy hoạch, bố trí sử dụng đất hợp lý (Trần AnPhong, 1995)

Hiện nay, những kết quả và thành tựu về đánh giá đất đai đã được tổng kếttrong phạm vi hoạt động của các tổ chức Liên hợp quốc và coi đó như tài sản tri thứcchung của nhân loại Trong đó, đáng chú ý một số trường phái như Mỹ, Liên bang Nga(Liên Xô cũ), Anh, Canada, Ấn Độ và Châu Phi Tùy theo mục đích sử dụng và điềukiện cụ thể, mỗi quốc gia đã đề ra nội dung, phương pháp đánh giá, phân hạng tàinguyên đất đai của đất nước mình nhưng nhìn chung theo hai khuynh hướng: (1) đánhgiá đất đai về mặt tự nhiên nhằm xác định tiềm năng và mức độ thích hợp của đất đaivới các mục đích sử dụng cụ thể; (2) đánh giá đất đai về mặt hiệu quả kinh tế trên mộtloại sử dụng đất nhất định

- Đánh giá đất ở Liên Xô (cũ)

Đây là trường phái đánh giá đất theo quan điểm phát sinh, phát triển củaDocuchaep V.V Đánh giá đất dựa trên cơ sở các đặc tính khí hậu, địa hình, địa mạo,thổ nhưỡng, nước ngầm và thực vật Phương pháp đánh giá được hình thành từ đầunhững năm 50, sau đó đã được phát triển và hoàn thiện vào năm 1986 để tiến hànhđánh giá và thống kê chất lượng tài nguyên đất đai nhằm phục vụ cho mục đích xâydựng chiến lược quản lý và sử dụng đất cho các đơn vị hành chính và sản xuất trênlãnh thổ Liên bang Xô viết Trong đánh giá đất thường áp dụng phương pháp cho điểmcác yếu tố trên cơ sở thang điểm chuẩn đã được xây dựng thống nhất Đối chiếu giữatính chất đất và điều kiện tự nhiên với yêu cầu của hệ thống cây trồng được lựa chọn

để phân hạng đánh giá đất Đơn vị đánh giá đất là các chủng loại đất, quy định đánhgiá đất cho cây có tưới, đất được tiêu úng, đất trồng cây lâu năm, đất đồng cỏ Chỉ tiêu

Trang 38

đánh giá đất là năng suất, giá thành sản phẩm, mức hoàn vốn, địa tô cấp sai (phần lãithuần túy) (Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998).

Nguyên tắc đánh giá mức độ sử dụng đất thích hợp là phân chia khả năng sửdụng đất đai trên toàn lãnh thổ theo các nhóm và các lớp thích hợp Nhóm đất thíchhợp được phân theo điều kiện vùng sinh thái đất đai tự nhiên, trên phạm vi vùng rộnglớn Lớp đất thích hợp là những vùng được tách ra theo sự khác biệt về loại hình thổnhưỡng như: điều kiện địa hình, mẫu chất, thành phần cơ giới, chế độ nước Trongcùng một lớp sẽ có sự tương đồng về điều kiện sản xuất, khả năng ứng dụng kỹ thuậtcũng như các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất Việc phân hạng và đánh giá đất đai đượcthực hiện theo 3 bước:

Bước 1 Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại thổ nhưỡng theo tínhchất tự nhiên)

Bước 2 Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai (yếu tố được xem xét kết hợpvới khí hậu, độ ẩm, địa hình…)

Bước 3 Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu đánh giá khả năng sản xuất hiện tại củađất đai)

Đánh giá đất đai theo quan điểm phát sinh của Liên Xô cũ đã được sử dụngrộng rãi ở các nước thuộc hệ thống XHCN cũ ở Đông âu và một vài nước khác ở châu

Á, châu phi Kết quả đánh giá đất đã giúp cho việc hoạch định chiến lược sử dụng vàquản lý nguồn tài nguyên đất theo các phân vùng nông nghiệp tự nhiên hướng tới mụcđích sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất hợp lý Tuy nhiên phương pháp này thuần túy quantâm đến các yếu tố tự nhiên của đối tượng đất đai, mà chưa xem xét đầy đủ đến yếu tốkinh tế, xã hội Đối với các loại hình sử dụng đất nông nghiệp việc phân hạng thíchhợp chưa đi sâu đánh giá phân loại riêng rẽ cho từng loại hình sử dụng, do đó sẽ khôngtránh khỏi chủ quan trong đánh giá

- Đánh giá đất ở Anh

Trang 39

Anh có hai phương pháp đánh giá đất là dựa vào sức sản xuất tiềm tàng của đấthoặc dựa vào sức sản xuất thực tế của đất.

Phương pháp đánh giá đất căn cứ trên thống kê sức sản xuất thực tế của đất vànăng suất bình quân nhiều năm làm chuẩn (10 năm) so sánh với năng suất thực tế trênđất để cho phân hạng Tuy nhiên phương pháp này còn gặp nhiều khó khăn vì sảnlượng, năng suất không những phụ thuộc vào giống cây trồng mà còn phụ thuộc vàokhả năng của người sử dụng đất

Phương pháp đánh giá đất dựa vào thống kê sức sản xuất tiềm tàng của đất, trên

cơ sở đó người ta chia đất làm các hạng, mỗi hạng được xem xét bởi những yếu tố hạnchế của đất đối với sản xuất nông nghiệp trong vùng nghiên cứu Tuy nhiên phươngpháp này cũng khó xác định do con người thực hiện các biện pháp đầu tư thâm canh cóthể tiềm năng của đất (Bùi Văn Sỹ, 2012)

- Đánh giá đất ở Canada

Tại Canada, đánh giá đất dựa theo các tính chất tự nhiên của đất và năng suấtngũ cốc nhiều năm Lấy cây lúa mì làm tiêu chuẩn, khi có nhiều loại cây thì quy đổi ralúa mì Các chỉ tiêu được sử dụng trong đánh giá đất đai ở Canada là thành phần cơgiới, cấu trúc đất, mức độ muối độc trong đất, xói mòn và đá lẫn

Đất đai được đánh giá bằng thang điểm 100 theo tiêu chuẩn trồng lúa mì Người

ta chia đất đai trên lãnh thổ Canada thành 7 nhóm : Nhóm 1 và nhóm 2 thích hợp chonhiều loại cây trồng, địa hình bằng phẳng, tầng đất dày, ít bị xói mòn; nhóm 3 và nhóm

4 chỉ thích hợp cho một số cây trồng, tầng đất mỏng, dễ bị xói mòn; nhóm 5 khôngthích hợp cho trồng cây hàng năm mà phải trồng cây lâu năm; nhóm 6 thích hợp choviệc chăn thả gia súc; nhóm 7 là những loại đất không thể sản xuất nông nghiệp được

- Đánh giá đất ở Mỹ

Hệ thống đánh giá phân loại đất đai theo tiềm năng của Hoa Kỳ đã được BộNông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đưa ra vào những năm 1961, phương pháp đánh giá

Trang 40

phân hạng đất đai có tên: “Đánh giá tiềm năng đất đai” Cơ sở đánh giá tiềm năng sửdụng đất đai dựa vào các yếu tố hạn chế trong sử dụng đất, được phân ra thành 2nhóm:

- Nhóm các yếu tố hạn chế vĩnh viễn: bao gồm những hạn chế không dễ thayđổi và cải tạo được như: độ dốc, độ dày tầng đất, lũ lụt và khí hậu khắc nghiệt

- Nhóm những yếu tố hạn chế tạm thời: có khả năng khắc phục được bằng cácbiện pháp cải tạo trong quản lý đất đai như độ phì, thành phần dinh dưỡng và nhữngtrở ngại về tưới tiêu,…

Nguyên tắc chung của phương pháp là các yếu tố nào có mức độ hạn chế lớn làyếu tố quyết định mức độ thích hợp mà không cần tính đến những khả năng thuận lợicủa các yếu tố khác có trong đất Đánh giá tiềm năng đất đai ở Mỹ được ứng dụngrộng rãi theo 2 phương pháp:

- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này lấy năng suất của cây trồng trongnhiều năm làm tiêu chuẩn (thường là 10 năm) Phương pháp này có chú ý đến việcphân hạng đất đai cho từng loại cây trồng cụ thể, trong đó lấy cây lúa mì làm cây trồngchính và xác định mối tương quan giữa đất đai và giống lúa mì được trồng trên đó để

đề ra những biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất

- Phương pháp đánh giá đất theo từng yếu tố: Phương pháp này dựa vào việcthống kê các yếu tố tự nhiên, yếu tố kinh tế để so sánh dựa vào một mốc lợi nhuận tối

đa theo thang điểm 100 hoặc 100% để làm mốc so sánh lợi nhuận ở các loại đất khácnhau

+ Điều kiện tự nhiên: Độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, độ thẩm thấu, chấtlẫn vào, lượng độc tố trong đất, địa hình, mức độ xói mòn và khí hậu

+ Điều kiện kinh tế - xã hội: năng suất cây trồng chính trong 10 năm, thống kêthu nhập và chi phí

Phương pháp đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai (USDA) tuy không đi sâu vào

Ngày đăng: 27/07/2024, 15:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
17. Hải Đăng (2015), Công cụ phát triển bền vững và giảm nghèo. Truy cập từ http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-khuyen-nong/nong-nghiep-cong-cu-phat-trien-ben-vung-va-giam-ngheo-59820.html ngày 25/10/2020 Link
27. Đào Đức Huấn (2018). Xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Quốc tế. Tạp chí Cộng sản. Truy cập từ https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/52635/xay-dung-va-phat-trien-thuong-hieu-nong-san-viet-nam-trong-boi-canh-hoi-nhap-quoc-te.aspxngày 08/3/2023 Link
70. Nguyễn Trần Minh Trí. Chuỗi giá trị nông sản và vai trò của các chủ thể. Tạp chíNgân Hàng, truy cập từhttps://tapchinganhang.gov.vn/chuoi-gia-tri-nong-san-va-vai-tro-cua-cac-chu-the.htm ngày 20/6/2023 Link
97. Lambin & Geist (2007). Causes of land-use and land-conver change. Pp, [online]retrieved on 21 march 2019 from http://www.eoearth.org/view/article/150964/.(Accessed 30 june 2014) Link
1. Nguyễn Văn Bài (2020). Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Tạp chí Khoa học Đất, số 58, tr. 84 - 89 Khác
2. Lê Thái Bạt và Nguyễn Hùng Cường (2010). Phân hạng thích hợp đất đai và đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học Đất, số 30, tr. 126 - 132 Khác
3. Vũ Thị Bình (1995). Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa Sông Hồng huyện Mỹ Văn - Hải Hưng. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm số 10. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Khác
4. Trần Xuân Châu (2002). Đẩy nhanh sự phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sĩ Kinh tế. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ chí Minh Khác
5. Tôn Thất Chiểu, Nguyễn Công Pho, Nguyễn Văn Nhân, Trần An Phong và Phạm Quang Khánh (1992). Đất đồng bằng sông Cửu Long. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
6. Chính phủ (2022). Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 Phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Khác
7. Chính phủ (2022). Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/2/2022 Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 Khác
8. Đỗ Kim Chung (2018). Tích tụ và tập trung đất đai: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học nông nghiệp Việt Nam, 16 (4) Khác
9. Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình, Trần Văn Đức và Quyền Đình Hà (1997). Kinh tế nông nghiệp. Nxb Nông nghiệp Hà Nội Khác
10. Huỳnh Văn Chương và Lê Quỳnh Mai (2012). Đánh giá đất đa tiêu chí phục vụ phát triển loại hình sử dụng đất trồng cay cao su tại vùng đồi núi của huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí khoa học đất, số 39, tr. 123-127 Khác
11. Huỳnh Văn Chương (2009). Ứng dụng GIS để đánh giá sự thích hợp đất đa tiêu chí cho cây trồng trường hợp nghiên cứu ở xã Hương Bình, Tỉnh Thừa Thiên Huế.Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 50, tr. 5-16 Khác
12. Luyện Hữu Cử, Nguyễn Hữu Thành, Ngô Thành Sơn, Nguyễn Văn Thao, Nguyễn Thọ Hoàng, Trần Quang Đạo và Hoàng Lê Hường (2020). Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Tạp chí Khoa học Đất, số 60, tr. 49 - 55 Khác
14. Cục Trồng trọt (2014). Phát triển sản xuất ngô gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng các tỉnh phía Bắc, Hà Nội, tháng 6/2014. 1- 21 Khác
15. Bùi Thị Ngọc Dung và Vũ Năng Dũng (2020). Nghiên cứu mô hình quản trị tài nguyên đất nông nghiệp bền vững ở Tây Nguyên. Tạp chí Khoa học Đất, số 59, tr.43 - 47 Khác
16. Trần Văn Dũng, Trần Huỳnh Khanh, Vũ Văn Long, Đỗ Bá Tân và Hồ Trường An (2022). Đánh giá tiềm năng đất đai cho phát triển nông nghiệp vùng đất phèn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học Đất, số 67, tr. 64 - 72 Khác
18. Nguyễn Thế Đặng, Đặng Văn Minh, Nguyễn Thế Hùng, Hoàng Văn Hùng, Nguyễn Đức Nhuận và Nguyễn Thu Thùy (2020). Giáo trình Thổ nhưỡng. NXB Đại học Thái Nguyên Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w