1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn kinh tế phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn tại huyện thới lai thành phố cần thơ

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Hiệu Quả Kỹ Thuật Sản Xuất Lúa Theo Mô Hình Cánh Đồng Lớn
Tác giả Trương Thành Đạt
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hữu Dũng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 458,62 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH --- TRƯƠNG THÀNH ĐẠT PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG LỚN TẠI HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ L

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH

-

TRƯƠNG THÀNH ĐẠT

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA

THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG LỚN TẠI HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Luận văn tài liệu EUH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH

-

TRƯƠNG THÀNH ĐẠT

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA

THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG LỚN TẠI HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Chuyên ngành: Chính sách công

Mã số: 60340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS Nguyễn Hữu Dũng

Luận văn tài liệu EUH

Trang 3

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập

và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi Luận văn không trùng lắp với đề tài nghiên cứu khoa học nào

TP Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 8 năm 2015

Trương Thành Đạt

Luận văn tài liệu EUH

Trang 4

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

Chương 1 1

GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2

1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3

1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

1.7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN 3

Chương 2 5

TỔNG QUANLÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 5

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

2.1.1 Khái niệm về nông thôn, hộ, nông hộ và kinh tế hộ 5

2.1.2 Mô hình “Cánh đồng lớn” 5

2.1.2.1 Khái niệm 5

2.1.2.2 Nguồn gốc 6

2.1.2.3 Các điều kiện cần thiết để thực hiện mô hình 7

2.1.3 Khái niệm sản xuất, hàm sản sản xuất 8

2.1.4 Các khái niệm về hiệu quả 9

2.1.5 Một số khái niệm cơ bản áp dụng cho phân tích 10

2.2 PHƯƠNG PHÁP DEA TRONG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT 18

Luận văn tài liệu EUH

Trang 5

2.3 LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 21

Chương 3 26

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU 26

3.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 26

Chương 4 30

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30

4.1 GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 30

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 30

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 32

4.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN THỚI LAI 36

4.2.1 Tổng quan về huyện Thới Lai – thành phố Cần Thơ 36

4.2.2 Tổng quan về sản xuất nông nghiệp tại huyện Thới Lai 36

4.3 THÔNG TIN CHUNG VỀ MẪU NGHIÊN CỨU 37

4.3.1 Nhân khẩu học 37

4.3.2 Tình hình sản xuất – tình hình tiêu thụ lúa 39

4.3.3 Chi phí và phân bổ chi phí trong sản xuất lúa 41

4.3.4 Thông tin ứng dụng khoa học kỹ thuật và các thuận lợi, khó khăn trong hoạt động sản xuất lúa 51

4.4 MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ VÀ HIỆU QUẢ TRONG SẢN XUẤT CỦA CÁC NÔNG HỘ 55

4.4.1 Kiểm định T-test sự khác biệt của các chỉ số hiệu quả sản xuất phân theo các yếu tố đặc điểm nhân khẩu học 55

4.4.2 Kiểm định T-test sự khác biệt của các chỉ số tài chính phân theo các yếu tố đặc điểm hộ gia đình 59

4.5 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA 60

4.5.1 Căn cứ đưa các biến số vào phân tích DEA 60

4.5.2 Kết quả phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa tại huyện Thới Lai 61

Chương 5 64

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64

5.1 KẾT LUẬN 64

Luận văn tài liệu EUH

Trang 6

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUY MÔ CHO NÔNG HỘ TRỒNG LÚA THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG LỚN Ở THÀNH PHỐ

CẦN THƠ 65

5.2.1 Giải pháp về vốn đầu tư 65

5.2.2 Giải pháp về giống 65

5.2.3 Giải pháp về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật 66

5.2.4 Giải pháp về đầu ra sản phẩm 66

5.2.5 Giải pháp về tư vấn kỹ thuật 67

5.3 KIẾN NGHỊ 67

5.3.1 Đối với hộ nông dân 67

5.3.2 Đối với các tổ chức tín dụng 67

5.3.3 Đối với các trung tâm giống 68

5.3.4 Đối với nhà nước 68

5.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Luận văn tài liệu EUH

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

TP : Thành phố

TPCT : Thành phố Cần Thơ

KCN : Khu công nghiệp

TNBQ : Thu nhập bình quân

SE : hiệu quả quy mô

Luận văn tài liệu EUH

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả trồng lúa theo mô hình cánh đồng

lớn 16

Bảng 2.2: Các nghiên cứu liên quan sử dụng ước lượng hiệu quả kinh tế của nông hộ/đơn vị sản xuất trong nông nghiệp và thủy sản 24

Bảng 3.1: Các biến sử dụng trong phân tích DEA 29

Bảng 4.1: Diện tích đất phân theo quận của TP Cần Thơ năm 2013 31

Bảng 4.2: Dân số trung bình theo quận huyện TP Cần thơ năm 2013 32

Bảng 4.3: Tốc độ phát triển GDP của TP Cần Thơ giai đoạn 2010-2013 34

Bảng 4.4 Thu nhập bình quân đầu người của TP Cần Thơ giai đoạn 2010-2013 35

Bảng 4.5: Tình hình sâu bệnh trên cây lúa 37

Bảng 4.6 Thống kê mô tả đặc điểm hộ gia đình của mẫu điều tra 38

Bảng 4.7 Thống kê mô tả giới tính chủ hộ 39

Bảng 4.8 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa (làm bảng nhỏ lại) 40

Bảng 4.9.a : Cơ cấu các khoản chi phí sản xuất (nhỏ lại cho nằm trong giới hạn) 42

Bảng 4.10: Cơ cấu chi phí sản xuất lúa của mẫu điều tra 43

Bảng 4.11: Chi phí giống 45

Bảng 4.12: Nguồn cung cấp giống 46

Bảng 4.13: Chi phí phân, thuốc trong sản xuất 47

Bảng 4.14 Chi phí khác 49

Bảng 4.15: Thuận lợi của sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn 52

Bảng 4.16: Khó khăn trong quá trình sản xuất lúa 52

Bảng 4.18: Kiểm định T về sự khác biệt của các chỉ số tài chính theo giới tính chủ hộ 56

Bảng 4.19.a: Kiểm định T-test sự khác biệt của các chỉ số tài chính theo trình độ học vấn 57

Bảng 4.19.b: Kiểm định Chi-test về bảng chéo giữa phân nhóm học vấn và kinh nghiệm 58

Luận văn tài liệu EUH

Trang 9

Bảng 4.20: Kiểm định T-test sự khác biệt của các chỉ số tài chính theo kinh nghiệm sản xuất 59 Bảng 4.21: Kiểm định T-test sự khác biệt của các chỉ số tài chính theo quy mô diện tích sản xuất 60 Bảng 4.22 Các biến số sử dụng trong phân tích DEA 61 Bảng 4.23: Hiệu quả quy mô của nông hộ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn tại huyện Thới Lai 61

Luận văn tài liệu EUH

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình phân tích bao phủ dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào 19

Hình 2.2: Hiệu quả phân phối và kỹ thuật 20

Hình 2.3:Tính toán kinh tế quy mô trong DEA 21

Hình 4.1: Bản đồ hành chính tỉnh Cần Thơ 30

Hình 4.2: Cơ cấu GDP Thành phố Cần Thơ năm 2013 35

Hình 4.3 Cơ cấu chi phí trung bình trong sản xuất lúa 44

Hình 4.4 : Cơ cấu trung bình các khoảng chi phí phân và thuốc BVTV 48

Hình 4.5: Cơ cấu các khoảng chi phí khác trong quá trình sản xuất 50

Hình 4.6: Cơ cấu các khoảng chi phí thuê lao động trong quá trình sản xuất 50

Hình 4.7: Tỷ lệ % các hộ đạt hiệu quả quy mô 62

-Luận văn tài liệu EUH

Trang 11

TÓM TẮT

Đề tài “Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng

lớn tại huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ” được thực hiện với mục tiêu nghiên

cứu chính của đề tài là phân tích hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn tại huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ, năm 2013 – 2014 qua

đó đề xuất giải pháp duy trì và nâng cao hiệu quả mô hình

Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả quy mô của nông hộ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn tại huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ,tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích bao phủ số liệu - DEA (Data Envelopment Analysis)để

đo lường hiệu quả kỹ thuật Qua khảo sát 120 hộ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn tại huyện Thới Lai, kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kỹ thuật đo bằng phương pháp DEA của nông hộ rất cao ở mức trung bình 0,968 (96,8%)

Dựa vào kết quả phân tích, đề tài có một số đề xuất đến hộ sản xuất lúa theo

mô hình cánh đồng lớn tại huyện Thới Lai, nên chọn con giống tốt, sạch bệnh và tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật, môi trường nhằm trang bị thêm kiến thức, kỹ thuật mới áp dụng vào quá trình sản xuất lúa được hiệu quả, liên kết với các doanh nghiệp chế biến để giá lúa thu mua ổn định nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ

Luận văn tài liệu EUH

Trang 12

1

Chương 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Lúa là cây lương thực chính của Việt Nam hiện nay, năm 2013 (cập nhật số liệu năm 2014) Việt Nam đứng thứ ba trên thế thới về sản lượng xuất khẩu lúa gạo, giảm so với năm 2012, theo Hiệp hội lương thực Việt Nam thì từ đầu năm 2014 đến hết tháng 7/2014, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt hơn 3,6 triệu tấn với giá trị khoảng 1,56 tỷ USD Nghề trồng lúa từ lâu đã gắn bó với người dân của nước ta, kinh nghiệm trồng lúa được truyền từ đời này sang đời khác và kỹ thuật ngày càng nâng cao làm cho người dân từ thiếu ăn sang đủ ăn và rồi tiến tới xuất khẩu lương thực như ngày nay Để có được điều đó thì khoa học – kỹ thuật được người nông dân nói chung và người trồng lúa nói riêng ngày càng quan tâm và áp dụng nhiều hơn

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Cần Thơ với diện tích sản xuất nông nghiệp 115.432 ha; trong đó gần 89.000 ha canh tác lúa Với hệ

số sử dụng đất gần 2,7; hằng năm, nông dân thành phố sản xuất lúa khoảng 220.000

ha, sản lượng trên 1,3 triệu tấn/năm Riêng năm 2013 sản lượng lúa đạt 1.370.354 tấn, tăng 50.545 tấn so với năm 2012; năng suất bình quân năm 2013 đạt 5,793 tấn/ha, tăng 0,09 tấn/ha so với năm 2012 Trong đó, trên 80% lúa chất lượng cao và lúa thơm đặc sản

Hiện nay Nhà nước và chính quyền các tỉnh, địa phương có nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ để việc sản xuất lúa ngày càng hiệu quả và sức cạnh tranh từ đó tăng thu nhập cho người nông dân để ổn định cuộc sống và thu nhập cho họ, trong

đó nổi bật là các dự án liên quan đến xây dựng cánh đồng lớn đang được thực hiện

ở nhiều tỉnh trong Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Trong đó Thành phố Cần Thơ đã và đang xây dựng mô hình cánh đồng lớn ở nhiều nơi

Luận văn tài liệu EUH

Trang 13

2

Nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đạt được từ việc thực hiện mô hình Cánh đồng lớn năm 2011, 2012 và 2013, thực hiện tốt việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến một cách đồng bộ, hiệu quả trên diện tích lớn, rút ngắn khoảng chênh lệch về năng suất giữa các hộ nông dân, các vùng sản xuất, nâng cao năng suất bình quân trong toàn thành phố Đồng thời tiếp tục xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, phát triển dịch vụ nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, phát triển toàn diện theo hướng bền vững và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng tốt nhu cầu về tiêu dùng, đẩy mạnh xuất khẩu Trong vụ Hè Thu năm 2014, thành phố Cần Thơ tiếp tục triển khai mở rộng 56 cánh đồng với tổng diện tích 14.887,8 ha, có 9.181 hộ nông dân tham gia, tăng 15 mô hình tương đương tăng 5.735,2 ha và 4.115

hộ so với cùng kỳ năm 2013

Câu hỏi đặt ra là những nông hộ tham gia trong mô hình cánh đồng lớn đã đạt được hiệu quả,sử dụng các yếu tố đầu vào đến mức độ nào? Để hiểu rỏ vấn đề này

tác giả chọn đề tài “Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa theo mô hình cánh

đồng lớn tại huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ” để thực hiện nghiên cứu

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn tại huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ, năm 2013 - 2014 qua đó đề xuất giải pháp duy trì và nâng cao hiệu quả mô hình

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích tình hình xây dựng mô hình cánh đồng lớn năm 2013 – 2014 ở

huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ

- Phân tích hiệu quả tài chính của các hộ tham gia sản xuất lúa trong mô hình cánh đồng lớnnăm 2014 ở huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ

- Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các hộ tham gia sản xuất lúa trong mô hình cánh đồng lớn năm 2014 ở huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ

Luận văn tài liệu EUH

Trang 14

3

- Thực trạng sản xuất lúa trong mô hình cánh đồng lớn ở huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ như thế nào?

- Hiệu quả kỹ thuật của các hộ tham gia vào mô hình cánh đồng lớn ở huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ có sự khác biệt?

1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả kỹ thuật các hộ tham gia sản xuất lúa trong

mô hình cánh đồng lớn ở huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ năm 2014

1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Phạm vi về không gian

Đề tài được nghiên cứu tại huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ

- Phạm vi về thời gian

Đề tài sử dụng nguồn thông tin, số liệu thứ cấp trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2014

Nguồn thông tin, số liệu sơ cấp được thu thập trong vụ Hè Thu năm 2014

- Phạm vi về nội dung

Do thời gian nghiên cứu của đề tài có hạn và số liệu sơ cấp được thu thập từ kết quả phỏng vấn trực tiếp 120 nông hộ, đề tài chỉ phản ánh một số nội dung: phân tích tình hình xây dựng mô hình cánh đồng lớn, phân tích hiệu quả kỹ thuật của các

hộ tham gia sản xuất trong mô hình cánh đồng lớn Từ những phân tích trên đề xuất một số giải pháp góp phần năng cao hiệu quả của mô hình

1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cách tiếp cận chính của nghiên cứu này là việc sử dụng phương pháp phân tích bao phủ số liệu - DEA để đánh giá hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phối hợp các yếu tố đầu vào trong việc sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn tại huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng một số chỉ tiêu tài chính

để đánh giá hiệu quả sản xuất của việc sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn tại địa bàn nghiên cứu

1.7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Luận văn được viết gồm 5 chương:

Luận văn tài liệu EUH

Trang 15

4

Chương 1: Giới thiệu tổng quan sự cần thiết của luận văn, trong chương này tác giả nêu rõ mục tiêu tổng quan và mục tiêu cụ thể của luận văn là phân tích hiệu quả sản xuất của nông hộ sản xuất lúa trong mô hình cánh đồng lớn tại huyện Thới Lai

Chương 2: Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu có liên quan, trong chương này tác giả chủ yếu nêu rõ những lý thuyết về hàm sản xuất, những yếu tố cơ bản mà các bài nghiên cứu trước đây đã thực hiện để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, và giới thiệu tổng quát phương pháp phân tích bao phủ dữ liệu DEA cũng như các nhóm biến cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả để phân tích hiệu quả sản xuất của nông hộ

Chương 3: Phương pháp thực hiện nghiên cứu, trong chương này tác giả mô tả phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và phương pháp phỏng vấn nông hộ trong mô hình cánh đồng lớn của huyện Thới Lai, bên cạnh đó, để phân tích từng mục tiêu cụ thể, tác giả đề xuất hướng phân tích thống kê mô tả, phân tích DEA và một số kiểm định T-test, Chi-test để so sánh hai trung bình, so sánh hai tỷ lệ nhằm mục tiêu phân tích và làm rõ mục tiêu nghiên cứu được đưa ra trong chương 1

Chương 4: kết quả nghiên cứu, đây là chương trọng tâm của bài viết, trong chương này tác giả mô tả về địa bàn nghiên cứu, những kết quả nổi bật và đặc điểm của mẫu số liệu điều tra, cũng như đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ và những điểm mới, nhấn mạnh đạt được thành công của bài viết

Chương 5: Kết luận và kiến nghị, đây là chương tổng kết lại toàn bộ bài viết đồng thời đề xuất những kiến nghị và giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông hộ trong mô hình cánh đồng lớn tại huyện Thới Lai Qua đó, nhận xét điểm yếu của bài và hướng nghiên cứu trong tương lai để hoàn thiện bài viết và nội dung đề tài khi có điều kiện

Luận văn tài liệu EUH

Ngày đăng: 27/07/2024, 14:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w