1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn kinh tế phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn huyện cầu ngang tỉnh trà vinh

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh
Tác giả Thạch Giàu
Người hướng dẫn TS. Phan Nữ Thanh Thủy
Trường học Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Năm xuất bản 2017
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 539,2 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀO VIỆC LÀM PHI NÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN HUYỆN CẦU NGANG .... 68 Bảng 4.4: Mô tả biến định lượng của mô hình các yếu tố

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THẠCH GIÀU

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀO VIỆC LÀM PHI NÔNG NGHIỆP Ở NÔNG

THÔN HUYỆN CẦU NGANG, TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh- Năm 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THẠCH GIÀU

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀO VIỆC LÀM PHI NÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN HUYỆN CẦU NGANG, TỈNH TRÀ VINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS PHAN NỮ THANH THỦY

TP Hồ Chí Minh - Năm 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Ngày 12 tháng 5 năm 2017

Tác giả luận văn

Thạch Giàu

Trang 4

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung: 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: 3

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

1.6 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN 4

1.7 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 8

2.1 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8

2.1.1 Việc làm phi nông nghiệp 8

2.1.1.1 Làng nghề 8

2.1.1.2 Hoạt động tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ nông nghiệp 8

2.1.1.3 Vai trò của các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, hoạt động tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ nôngnghiệp 10

2.1.2 Dân số, lao động, thiếu việc làm, thất nghiệp 10

2.1.2.1 Dân số 10

2.1.2.2 Lao động 11

Trang 5

2.1.2.3 Thiếu việc làm 12

2.1.2.4 Thất nghiệp 12

2.1.3 Đặc điểm về lao động, việc làm ở nông thôn 13

2.1.3.1 Đặc điểm của lực lượng lao động ở nông thôn 13

2.1.3.2 Đặc điểm của việc làm ở nông thôn 13

2.1.3.3 Tạo việc làm 15

2.1.3.4 Việc làm mới 16

2.1.4 Tình hình tạo việc làm ở Việt Nam 16

2.1.5 Bài học kinh nghiệm 17

2.1.5.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 17

2.1.5.2 Bài học kinh nghiệm trong nước 21

2.2 CÁC MÔ HÌNH VỀ VIỆC LÀM PHI NÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN 23 2.2.1 Mô hình kinh tế hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp 23

2.2.2 Mô hình các yếu tố “kéo” và “đẩy” người lao động vào hoạt động phi nông nghiệp nông thôn 30

2.3 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC LÀM PHI NÔNG NGHIỆP 31

2.3.1 Các nghiên cứu về thực trạng việc làm 31

2.3.2 Các nghiên cứu về phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp 32

2.4 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 34

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 35

3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 35

3.1.2 Các giả thuyết nghiên cứu 38

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu 40

3.2.2 Nghiên cứu sơ bộ 40

3.2.3 Nghiên cứu chính thức 41

Trang 6

3.2.4 Xây dựng thang đo 41

3.2.4.1 Thang đo danh nghĩa (Nominal scala:) 41

3.2.4.2 Thang đo tỷ lệ (Ratio scale): 42

3.2.5 Điều chỉnh thang đo 43

3.3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 43

3.3.1 Dữ liệu thứ cấp 43

3.3.2 Dữ liệu sơ cấp 43

3.3.2.1 Chọn điểm điều tra 41

3.3.2.2 Phương pháp thu dữ liệu sơ cấp 43

3.3.2.3 Cỡ mẫu điều tra 44

3.3.3 Kỹ thuật phân tích dữ liệu 44

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 50

4.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CẦU NGANG TỈNH TRÀ VINH 50

4.1.1 Vị trí địa lí 50

4.1.2 Đặc điểm về thời tiết khí hậu 50

4.1.3 Tình hình đất đai của huyện 51

4.1.4 Tình hình dân số và lao động trong huyện 53

4.1.5 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện 54

4.1.6 Kết quả sản xuất của huyện trong những năm qua 55

4.2 TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN NÔNG THÔN VÀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN CẦU NGANG, TỈNH TRÀ VINH 62

4.2.1 Tình hình lao động, việc làm nông thôn huyện cầu ngang 62

4.2.1.1 Số lượng lao động và độ tuổi của lực lượng lao động (LLLĐ) trong huyện 62 4.2.1.2 Lao động của huyện theo ngành nghề 63

4.2.1.3 Lao động của huyện theo trình độ học vấn chuyên môn 64

4.2.2 Công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện cầu ngang 66

4.2.2.1 Công tác dạy nghề cho người lao động 66

4.2.2.2 Chương trình tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật 67

Trang 7

4.3 ĐẶC ĐIỂM MẪU PHỎNG VẤN 68

4.3.1 Cơ cấu mẫu điều tra 68

4.3.2 Đặc điểm mẫu điều tra 68

4.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀO VIỆC LÀM PHI NÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN HUYỆN CẦU NGANG 70

4.4.1 Kết quả nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp theo mô hình Binary logistic như sau: 70

4.4.2 Giải thích các biến độc lập như sau: 72

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 75

5.1 KẾT LUẬN 75

5.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM PHI NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN HUYỆN CẦU NGANG TỈNH TRÀ VINH 75

5.2.1 Giải pháp về đất đai 75

5.2.2 Đa dạng hóa sinh kế hoạt động phi nông nghiệp cho người lao động ở nông thôn 76

5.2.3 Đa dạng hóa sinh kế hoạt động sản xuất nông nghiệp để giải quyết việc làm 78 5.2.4 Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn 82

5.3 NHỮNG ĐÓNG GÓP, PHÁT HIỆN MỚI CỦA LUẬN VĂN 82

5.4 NHỮNG GIỚI HẠN CỦA LUẬN VĂN CHƯA GIẢI QUYẾT ĐƯƠC 83

5.5 KHUYẾN NGHỊ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT NGỮ NGHĨA

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH

Bảng 2.1: Dân số, lao động của Thái Lan 2000-2004 18

Bảng 2.2: Cơ cấu dân số nông thôn và cơ cấu GDP theo ngành 20

Bảng 3.1: Các yếu tố ảnh hưởng sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn huyện Cầu Ngang 35

Hình 3.1: Khung phân tích của đề tài 38

Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu của đề tài 40

Bảng 3.2: Thang đo định danh trong mô hình 41

Bảng 3.3: Thang đo tỷ lệ trong mô hình 42

Bảng 3.4: Giải thích biến trong mô hình 46

Bảng 4.1: Thực trạng sử dụng đất đến năm 2015 51

Bảng 4.2: Bảng cân đối lao động thời kỳ 2005-2015 63

Bảng 4.3: Mô tả các đặc tính của hộ khảo sát 68

Bảng 4.4: Mô tả biến định lượng của mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào việc làm phi nông nghiệp của người lao động ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh 69

Bảng 4.5: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn tỉnh Trà Vinh 71 Hình 4.2: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng 73

Trang 10

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU

Hiện nay trong thời kỳ hội nhập và đang tiến hành Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước; việc giải quyết việc làm cho người lao động là một nhiệm vụ trọng tâm đã được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm giải quyết Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách giải quyết việc làm cho nhiều lao động với định hướng phát triển nền kinh tế thị trường đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động

Trà Vinh là một tỉnh nghèo có đông đồng bào dân tộc Khmer Cơ cấu nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong thành phần kinh tế, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn GDP đầu người bằng ½ trung bình của cả nước (khoảng 560 USD/người/năm) Số hộ nghèo ở nông thôn còn khá cao, theo thống kê, hiện nay tỉnh Trà Vinh còn 35.506 hộ nghèo (chiếm 13,23%), gần 20.600 hộ cận nghèo (chiếm 7,68%); số lao động tham gia hoạt động kinh tế tập trung ở nông thôn chiếm 84% tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế, hầu hết người lao động được trả tiền công thấp, không đủ trang trải cuộc sống Bên cạnh đó, thất nghiệp ở nông thôn tại tỉnh Trà Vinh chiếm khoảng 15.574 người, trong đó lao động nữ chiếm 51% trong tổng số lao động Thiếu việc làm ở mức cao khoảng 42.559 người, trong đó tỷ

lệ thiếu việc làm ở thành thị chiếm 7.2% còn ở nông thôn chiếm 43% so với tổng dân số trong độ tuổi lao động ở Trà Vinh

Riêng huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh là huyện thuần nông, là huyện nông thôn có diện tích đất canh tác thấp, ít ngành nghề phụ, do đó lao động trong huyện thường xuyên thiếu việc làm, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn Hiện nay tổng diện tích tự nhiên của huyện Cầu Ngang là 31.908,79 ha, chỉ chiếm 13.63% diện tích đất tự nhiện của toàn tỉnh, trong đó đất nông nghiệp là 26.861,22 ha Tổng dân số của huyện hiện nay là: 131.303 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động hiện nay là 74.077 người (53,24% dân số) và dân số trong độ tuổi lao động của các năm từ 2000 đến năm 2015 đều được kết quả >50%, đây là con số biểu thị thời kỳ

“dân số vàng” tức là thời kỳ số người lao động động luôn luôn lớn hơn số người

Trang 11

chưa đến tuổi lao động và hết tuổi lao động Thời kỳ dân số vàng cho thấy nguồn lao động - lực lượng lao động tạo ra của cải vật vật chất xã hội của huyện rất dồi dào (Phòng thống kê huyện Cầu Ngang, 2015) Tuy nhiên thời kỳ “dân số vàng” luôn có hai mặt, nếu huyện phát triển mạnh kinh tế, tạo ra nhiều việc làm thì đây là lực lượng quan trọng để phát huy sức mạnh, nhưng nếu nền kinh tế phát triển chậm, không tạo ra nhiều việc làm thì đây lại là “tác nhân tiêu cực” trong xã hội, vì thiếu việc làm dẫn đến tiêu cực xã hội và gây căng thẳng cho các dịch vụ xã hội như trợ cấp thất nghiệp, xóa đói giãm nghèo… Thời gian qua, Trung ương, tỉnh cũng đã có nhiều chính sách giải quyết việc làm cho huyện và bước đầu đã mang lại hiệu quả

Tác giả chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người

lao động vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh” để nghiên cứu và viết luận văn thạc sỹ

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung:

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh để trên cơ sở đó

đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác giải quyết về việc làm phi nông nghiệp

cho lao động ở nông thôn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh

1.2.2 Mục tiêu cụ thể:

Phân tích thực trạng lao động nông thôn và công tác giải quyết về việc làm cho lao động ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh

Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác giải quyết về việc làm phi nông nghiệp cho lao động ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Lao động nông thôn và công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua như thế nào?

Trang 12

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh Và nó ảnh hưởng như thế nào?

Giải pháp nào mang lại hiệu quả cho công tác giải quyết việc làm phi nông nghiệp cho lao động ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh?

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng

- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình giải quyết việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh

- Đối tượng khảo sát: Là các hộ gia đình ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh có tham gia và không tham gia vào việc làm phi nông nghiệp Những người tham gia khảo sát trong đề tài này là người lao động (đại diện là chủ hộ) ở nông thôn trong độ tuổi từ 16 trở lên

Nhóm 1: là những người lao động (đại diện là chủ hộ) hoàn toàn làm phi nông nghiệp hoặc những người làm phi nông nghiệp là công việc chính và nông nghiệp là công việc phụ hoặc ngược lại

Nhóm 2: là những người lao động (đại diện là chủ hộ) chỉ làm nông nghiệp

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: Trên địa bàn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh

Thời gian: Giai đoạn 2011 - 2015

Thời gian khảo sát, phiếu khảo sát: năm 2016

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nhằm thoả mãn các mục tiêu nghiên cứu, ứng với từng mục tiêu cụ thể sử dụng một số phương pháp phân tích như sau:

- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả số tuyệt đối, số tương đối nhằm mô tả thực trạng lao động nông thôn và công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả như tần số, tần suất, số trung bình, số lớn nhất và số nhỏ nhất nhằm

Trang 13

mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh

- Sử dụng phương pháp Binary Logistic nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn huyện Cầu Ngang

- Sử dụng phương pháp định tính, tổng hợp nghiên cứu từ kết quả trước từ đó suy luận đề xuất giải pháp mang tính khoa học nhằm giúp lao động phi nông nghiệp

ở nông thôn có việc làm ổn định nâng cao thu nhập

1.6 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN

Thứ nhất, đề tài góp phần đảm bảo ổn định xã hội và phát triển kinh tế bền

vững, bình ổn cung - cầu lao động và phát triển thị trường lao động ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh… do việc làm là vấn đề bức xúc của người dân đặc biệt là người dân nghèo thiếu đất đai ở nông thôn Từ đó, góp thêm căn cứ để địa phương có những giải pháp về việc làm đặc biệt là việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn huyện Cầu Ngang

Thứ hai, đề tài góp phần cải thiện thu nhập cho người dân, giúp người dân ở

nông thôn huyện Cầu Ngang có đời sống sung túc hơn, từ đó giúp họ hạnh phúc hơn với những điều kiện sống ở nông thôn

1.7 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Cấu trúc luận văn bao gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu

Huyện Cầu Ngang là huyện thuần nông, là huyện nông thôn có diện tích đất canh tác thấp, ít ngành nghề phụ, do đó lao động trong huyện thường xuyên thiếu việc làm, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, đa số làm nông nghiệp, thường có thu nhập không cao, gặp các trở ngại trong sản xuất (được mùa mất giá hoặc ngược lại, bên cạnh đó thời tiết, thiên tai lại thường xảy ra, ô nhiễm môi trường hiện nay tăng cao dẫn đến khó nuôi trồng thủy sản dễ bị thua lỗ) Nếu người nông dân chon lựa nghề nông thì cuộc sống thiếu ổn định Ngoài nông nghiệp người dân có thể tham gia vào phi nông nghiệp Mặc dù phi nông nghiệp là những

Trang 14

ngành có lương cao (hạn chế rủi ro cho người dân) nhưng việc tham gia vào ngành nghề này owrt nông thôn còn thấp, đầu tư vốn cao nên sức hấp dẫn của ngành này

ở nông thôn chưa cao Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh” làm luận văn thạc sĩ

Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước

Trong chương này giới thiệu về việc làm phi nông nghiệp; dân số, lao động, thiếu việc làm và thất nghiệp; đặc điểm về lao động, việc làm ở nông thôn; tình hình tạo việc làm ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm của một số nước như Thái Lan, Mông Cổ và bài học kinh nghiệm trong nước Bên cạnh đó, các mô hình lý thuyết

về việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn như mô hình kinh tế hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp; mô hình các yếu tố “kéo” và “đẩy” người lao động vào hoạt động phi nông nghiệp và các công trình nghiên cứu về việc làm phi nông nghiệp trong nước và quốc tế đã được đưa ra trong chương này

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này tác giả luận văn đã tiến hành nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp chuyên gia và khảo sát thử Sau đó tiến hành nghiên cứu chính thức thông qua phỏng vấn trực tiếp 90 hộ gia đình ở nông thôn huyện Cầu Ngang Phương pháp thống kê mô tả được thực hiện nhằm mô tả tổng quát về tình hình việc làm nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn huyện Cầu Ngang Ngoài ra, đề nghiên cứu sâu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm phi nông nghiệp cho người lao động ở nông thôn huyện Cầu Ngang, tác giả sử dụng mô hình Binary Logistic

để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn huyện Cầu Ngang

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Ban đầu, tác giả thu thập các nghiên cứu trước và đề xuất được 14 yếu tố đưa vào mô hình như giới tính, số năm học của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, diện tích đất, số lượng thành viên, số năm học trung bình của những người trưởng thành, tổng thu nhập phi nông nghiệp, tổng thu nhập nông nghiệp, tham gia đào tạo nghề, hộ có

Ngày đăng: 27/07/2024, 12:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN