1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn kinh tế phân tích các yếu tố tác động đến cơ hội có việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh kiên giang

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Các Yếu Tố Tác Động Đến Cơ Hội Có Việc Làm Phi Nông Nghiệp Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Kiên Giang
Tác giả Trần Thanh Hùng
Người hướng dẫn TS. Thái Trí Dũng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 348,32 KB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH ------ TRẦN THANH HÙNG PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ HỘI CÓ VIỆC LÀM PHI NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

- -

TRẦN THANH HÙNG

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ HỘI CÓ VIỆC LÀM

PHI NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

- -

TRẦN THANH HÙNG

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ HỘI CÓ VIỆC LÀM

PHI NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS THÁI TRÍ DŨNG

TP Hồ Chí Minh – Năm 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là do tôi tự nghiên cứu và thực hiện Các nội dung trích dẫn đều có dẫn nguồn cụ thể và được trích từ các nghiên cứu khoa học của các tác giả trong và ngoài nước, các văn bản chính thức của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến lĩnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm; số liệu được thu thập thực tế trên địa bàn nghiên cứu và có độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của

tôi

Tác giả

Trần Thanh Hùng

Trang 4

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

PHẦN MỞ ĐẦU 1 

1 Lý do chọn đề tài: 1 

2 Mục tiêu nghiên cứu 3 

2.1 Mục tiêu chung 3  

2.2 Mục tiêu cụ thể 3  

3 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng khảo sát 3 

4 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu: 3 

4.1 Dữ liệu nghiên cứu: 3  

4.2 Phương pháp nghiên cứu: 4  

5 Ý nghĩa của đề tài 4 

6 Cấu trúc luận văn 5 

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 6 

1.1 Tổng quan lý thuyết 6 

1.1.1 Lý thuyết về thị trường lao động, việc làm và thất nghiệp 6  

1.1.1.3 Lý thuyết của Karl.Marx 7 

1.1.1.4 Lý thuyết của John Maynard Keynes: 8  

1.1.2 Các khái niệm có liên quan 9  

1.2 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan: 16 

1.3 Khung phân tích 20 

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 24 

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Kiên Giang 24 

2.1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên 24  

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 26 

Trang 5

2.2 Thực trạng nguồn nhân lực và việc làm của tỉnh Kiên Giang 29 

2.2.1 Thực trạng về dân số 29 

2.2.2 Thực trạng về Nguồn lao động 31 

2.2.3 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn 33 

2.2.4 Kết quả giải quyết việc làm thời gian qua 35 

CHƯƠNG 3: MÔ TẢ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 

3.1 Mô tả dữ liệu 37 

3.2 Mô hình phân tích 41 

3.3 Thiết kế nghiên cứu 42 

3.3.1 Nghiên cứu định tính: 42 

3.3.2 Nghiên cứu định lượng: 42 

3.3.3 Qui trình nghiên cứu: 42 

3.4 Nghiên cứu chính thức: 43 

3.4.1 Phương pháp chọn vùng và mẫu nghiên cứu: 43 

3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu 43 

3.4.3 Phương pháp tiếp cận 45 

CHƯƠNG 4: XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46 

4.1 Mô tả mẫu khảo sát 46 

4.1.1 Đặc điểm giới tính của người lao động 46 

4.1.2 Đặc điểm dân tộc của người lao động 46 

4.1.3 Đặc điểm tuổi của người lao động 47 

4.1.4 Đặc điểm đào tạo nghề của người lao động 47 

4.1.5 Đặc điểm về tiếp cận thông tin việc làm của người lao động 48 

4.1.6 Đặc điểm tham gia vay vốn tín dụng của người lao động 49 

4.1.7 Đặc điểm về số doanh nghiệp có trên địa bàn 50 

4.1.8 Đặc điểm tham gia hội đoàn thể của người lao động 50 

4.1.9 Đặc điểm địa bàn sinh sống của người lao động 51 

4.2 Phân tích hồi qui 52 

4.2.1 Kiểm định đa cộng tuyến các biến độc lập trong mô hình 52 

4.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn 53 

4.3 Giải thích ý nghĩa hồi quy: 54 

Trang 6

5.1 Kết luận 57 

5.2 Hàm ý chính sách 57 

5.2.1 Các giải pháp về cơ chế chính sách của Nhà nước 57 

5.2.2 Các giải pháp trực tiếp tạo việc làm của người lao động: 58 

5.2.3 Các giải pháp khác: Error! Bookmark not defined.  5.3 Đóng góp của đề tài 63 

5.4 Một số hạn chế của đề tài 63 

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

VHLSS Khảo sát mức sống dân cư

UBND Ủy ban Nhân dân

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tổng sản phẩm quốc dân qua các năm 27

Bảng 2.2 Chỉ số phát triển tổng sản phẩm quốc dân 27

Bảng 2.3: Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn giai đoạn 2011- 2015 29

Bảng 2.6: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Kiên Giang 31

giai đoạn 2011 - 2015 phân theo thành thị, nông thôn

Bảng 2.7: Nguồn lao động thời kỳ 2011 – 2015 32

Bảng 2.8 Thực trạng về dân số, lao động và cơ cấu lao động làm việc 33

trong nền kinh tế quốc dân 2011 – 2015

Bảng 2.9 Kết quả đào tạo nghề giai đoạn 2011 – 2015 35

Bảng 2.10 Kết quả giải quyết việc làm giai đoạn 2011 – 2015 36

Bảng 3.1 Mô hình phân tích và dấu kỳ vọng về các biến độc lập được 40

sử dụng trong mô hình hồi quy Logistic

Bảng 4.1: Giới tính của người lao động 46

Bảng 4.2: Dân tộc của người lao động 47

Bảng 4.3: Tuổi của người lao động 48 Bảng 4.4: Đào tạo nghề của người lao động 48

Bảng 4.5: Tiếp cận thông tin về việc làm của người lao động 49

Bảng 4.6: Tham gia vốn tín dụng của người lao động 49

Bảng 4.7: Doanh nghiệp trên địa bàn sinh sống của người lao động 50

Trang 9

Bảng 4.9: Địa bàn sinh sống của người lao động 51 Bảng 4.10: Kiểm định đa cộng tuyến các biến độc lập trong mô hình 52

Bảng 4.11: Kết quả cơ hội có việc làm 53

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1 Mối liên hệ giữa dân số và nguồn nhân lực xã hội 12

Hình 1.2 Khung phân tích của tác giả Phùng Ngọc Triều 21

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang 25

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GDP) 28

Trang 11

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến cơ hội có việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” được thực hiện tại hai huyện Châu Thành và Vĩnh Thuận của tỉnh Kiên Giang nhằm thực hiện các mục tiêu: Đánh giá về thực trạng giải quyết việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn; Phân tích các yếu tố tác động đến cơ hội có việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn; Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Trong thu thập và phân tích dữ liệu, tác giả đã điều tra trực tiếp 160 người lao động nông thôn thông qua bản câu hỏi có sẳn và sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Binary Logistic để đánh giá các nhân tố tác động Qua các bước đã kiểm định cho thấy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến và không có hiện tượng phương sai thay đổi

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Về thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn hiện nay là chưa bền vững, lao động nông thôn còn thiếu kỹ năng nghề nghiệp, các chính sách về việc làm chưa phát huy hiệu quả tích cực; Các nhân tố tác động đến cơ hội có việc làm cho lao động nông thôn như giới tính, dân tộc, học nghề, các thông tin về việc làm, vốn tín dụng, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, tham gia hội đoàn thể; Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm

cho lao động nông thôn như hoàn thiện các chính sách về việc làm, đẩy mạnh công

tác tư vấn, tuyên truyền, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại chỗ, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, sử dụng có hiệu quả quỹ quốc gia giải quyết việc làm, tăng cường đầu tư hạ tầng, cơ sở cho nông thôn…

Trang 12

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Lao động là vốn quý, là một trong những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của một đất nước Chính vì lẽ đó Đảng và Nhà nước ta luôn đặt vấn đề về dân số, lao động, việc làm vào vị trí hàng đầu trong các chính sách kinh tế - xã hội Chính sách đó được thể hiện trong việc hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước, đặt con người và việc làm là vị trí trung tâm, lấy lợi ích của con người làm điểm xuất phát của mọi chương trình kế hoạch phát triển

Những năm qua công tác giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động

ở nước ta đã đạt được những bước đầu quan trọng Các cơ chế, chính sách về việc làm được chú trọng, phù hợp với cơ chế thị trường và từng bước hội nhập với thị trường lao động thế giới Hệ thống văn quản quản lý nhà nước về lao động, việc làm được bổ sung ngày càng hoàn thiện Nhiều Luật mới ra đời và đi vào thực tiễn đời sống như Bộ Luật Lao động, Luật giáo dục nghề nghiệp, Luật bảo hiểm xã hội, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài…và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra hành lang pháp lý về giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động ở nông thôn

Tuy nhiên, thực trạng giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn ở nước ta hiện nay vẫn trong tình trạng thiếu ổn định, thất nghiệp có chiều hướng gia tăng Theo số liệu điều tra về lao động, việc làm của thanh niên nông thôn cho thấy hiện nay cả nước có trên 22 triệu thanh niên, chiếm trên 26% dân số, trên 33% lao động

xã hội thì trong đó trên 75% là thanh niên nông thôn

Cùng với sự tăng dân số và quá trình đô thị hóa ngày càng cao đã dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp bị thu hẹp, thiếu việc làm cho thanh niên ở nông thôn ngày càng trầm trọng Thực trạng này đã và đang là rào cản chính đối với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, phát triển nền giáo dục, bên cạnh đó một mối lo không nhỏ đó là phát sinh thêm nhiều tệ nạn xã hội Lao động nông thôn với trình

độ, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, khả năng ứng dụng những thành tựu của

Trang 13

2

phi nông nghiệp là hết sức khó khăn Vì vậy thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn cần được quan tâm, nghiên cứu và tìm ra các biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn lao động nói chung và nguồn lao động nông thôn nói riêng một cách hiệu quả, đồng thời các biện pháp đó phải mang tính lâu dài

để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn

Việc làm có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi người, mỗi gia đình, cũng như trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Các quốc gia phải xây dựng chiến lược, định hướng trong vấn đề giải quyết việc làm nhằm góp phần phát triển kinh tế, ổn định đất nước Đối với tỉnh Kiên Giang, nơi có nguồn lao động lớn và tập trung nhiều ở nông thôn thì tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền các cấp

Hàng năm tỉnh giải quyết việc làm cho từ 33.000 – 35.000 lượt lao động, trong

đó lao động ở nông thôn được giải quyết việc làm trên 26.000 người Tuy nhiên phần lớn việc làm cho lao động nông thôn là những công việc giản đơn, thiếu ổn định. Lực lượng lao động là thanh niên ở nông thôn chưa qua đào tạo nghề chiếm tỷ trọng lớn, thu nhập bình quân từ lao động các ngành nghề tại các vùng nông thôn thường thấp hơn so với thành thị; cơ hội chuyển đổi việc làm, nghề nghiệp cũng khó hơn, điều kiện văn hoá, xã hội cũng chậm phát triển hơn Nhằm đánh giá chính xác những yếu tố tác động cũng như tìm ra những giải pháp hữu hiệu cho vấn đề tạo làm

bền vững cho lao động ở khu vực nông thôn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân

tích các yếu tố tác động đến cơ hội có việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”

Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra những yếu tố chi phối đến việc làm, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn, nhất là lực lượng thanh niên, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao cơ hội có được việc làm cho lao động nông thôn Mục đích nhằm phát huy tiềm năng lao động, nguồn lực to lớn ở nước ta cho sự phát triển kinh tế - xã hội, mặt

Trang 14

3

tạo động lực mạnh mẽ thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến cơ hội tìm được việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đề xuất một số giải pháp nhằm tạo việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn

2.2 Mục tiêu cụ thể

Hệ thống lại lý luận và thực tiễn vấn đề tạo việc làm cho người lao động, nhất

là lao động nông thôn tại địa bàn nghiên cứu

Đánh giá thực trạng tình hình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn hiện nay trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới cơ hội việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn

Hàm ý một số chính sách nhằm tạo việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn một cách căn cơ, bền vững và có hiệu quả

3 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng khảo sát

Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu cơ hội tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn Phân tích những yếu tố có ảnh hưởng đến cơ hội tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn, từ đó hàm ý một số chính sách

Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu sử dụng sử dụng số liệu khảo sát thực

tế, dữ liệu được thu thập qua 2 năm (2014-2015)

Đối tượng khảo sát: thanh niên là người lao động nông thôn trên địa bàn 02 huyện Vĩnh Thuận và Châu Thành của tỉnh Kiên Giang

4 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu:

4.1 Dữ liệu nghiên cứu:

Dữ liệu sơ cấp: Từ kết quả điều tra, khảo sát bằng bảng câu hỏi soạn sẵn với

Trang 15

4

160 người Thông tin thu thập được xử lý bằng phần mềm Stata 12.0 nhằm tìm ra các yếu tố có tác động đến cơ hội có việc làm phi nông nghiệp của lao động nông

thôn

Dữ liệu thứ cấp: sử dụng nguồn dữ liệu được xử lý từ cuộc điều tra mức sống

hộ gia đình (VHLSS) năm 2010 và 2012, do Tổng cục Thống kê thực hiện và từ số liệu điều tra cung, cầu lao động hàng năm do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Kiên Giang thực hiện (sử dụng số liệu điều tra cung – cầu lao động

2 năm, từ 2014-2015)

4.2 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp: Để khảo sát tình hình việc làm của thanh niên, tình hình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở địa bàn nghiên cứu,

sử dụng phương pháp thống kê mô tả Để phân tích các yếu tố tác động đến cơ hội có việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic Để đưa ra hàm ý một số chính sách nhằm tạo việc làm cho lao động nông thôn một cách căn cơ, bền vững và có hiệu quả, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia, cán cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết việc làm của tỉnh

Mô hình hồi quy có biến phụ thuộc là việc làm và các biến độc lập là: độ tuổi, giới tính, dân tộc, đào tạo nghề, thông tin về việc làm, vay vốn tín dụng, tham gia các hội đoàn thể, số doanh nghiệp hiện có trên địa bàn, địa bàn sinh sống của người lao động

5 Ý nghĩa của đề tài

Đối với bản thân: kết quả nghiên cứu phục vụ thiết thực cho công việc hiện tại của bản thân đang công tác trong ngành LĐ-TB&XH, là cơ sở khoa học để đề xuất, tham mưu cho lãnh đạo tỉnh trong xây dựng chính sách giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động ở nông thôn

Đối với địa phương: Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm xác định các yếu tố có tác động đến cơ hội tìm kiếm việc làm của người lao động, từ đó đề xuất xây dựng các

Ngày đăng: 27/07/2024, 14:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN