1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn kinh tế phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của du khách khi đến tham quan du lịch tại thành phố châu đốc tỉnh an giang

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của du khách khi đến tham quan du lịch tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
Tác giả Lê Hoàng Mai
Người hướng dẫn TS. Trương Đăng Thụy
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chính sách công
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Năm xuất bản 2015
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 907,31 KB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH LÊ HOÀNG MAI PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU DU LỊCH CỦA DU KHÁCH KHI ĐẾN THAM QUAN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Luận văn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

LÊ HOÀNG MAI

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN NHU CẦU DU LỊCH CỦA DU KHÁCH

KHI ĐẾN THAM QUAN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Luận văn tài liệu EUH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

LÊ HOÀNG MAI

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN NHU CẦU DU LỊCH CỦA DU KHÁCH

KHI ĐẾN THAM QUAN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG

Chuyên ngành: Chính sách công

Mã ngành: 60340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS TRƯƠNG ĐĂNG THỤY

Luận văn tài liệu EUH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu

du lịch của du khách khi đến tham quan du lịch tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang” do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn của TS Trương Đăng Thụy, các

dữ liệu thu thập và tổng hợp, phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu nào khác

Châu Đốc, ngày 20 tháng 05 năm 2015

Tác giả luận văn

Lê Hoàng Mai

Luận văn tài liệu EUH

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện hoàn chỉnh đề tài, tôi xin chân thành cảm ơn quí thầy cô trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quí báo trong thời gian qua Đặc biệt, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến TS Trương Đăng Thụy đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin gởi lời cảm ơn đến quí cơ quan ,ban, ngành và hai phường Châu Phú

A và phường Núi Sam thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang đã tận tình giúp đỡ,cung cấp thông tin có liên quan đến đề tài trong cuộc phỏng vấn thu thập dữ liệu; đồng thời, tôi xin gởi lời cảm ơn đến các anh chị em đồng nghiệp tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu

Châu Đốc, ngày 20 tháng 05 năm 2015

Tác giả luận văn

Lê Hoàng Mai

Luận văn tài liệu EUH

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Mô tả về các biến 17

Bảng 4.1 Phân loại giới tính của du khách 26

Bảng 4.2 Trình độ học vấn của du khách 27

Bảng 4.3 Độ tuổi của du khách 27

Bảng 4.4 Nghề nghiệp của khách du lịch 28

Bảng 4.5 Mức thu nhập của khách du lịch 29

Bảng 4.6 Mục đích chuyến đi 30

Bảng 4.7 Phương tiện sử dụng 30

Bảng 4.8 Thời gian tham quan của du khách 31

Bảng 4.9 Kênh thông tin về du lịch 31

Bảng 4.10 Các điểm tham quan 32

Bảng 4.11 Số ngày lưu trú của du khách 32

Bảng 4.12 Kết quả của hàm hồi quy nhu cầu du lịch 34

Bảng 4.13 Mức độ hài lòng của du khách 38

Bảng 4.14 Mức độ hài lòng của du khách 41

Luận văn tài liệu EUH

Trang 6

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LÒI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 4

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4

1.3 Phạm vi nghiên cứu 4

1.3.1.Địa bàn nghiên cứu 4

1.3.2 Đối tượng nghiên cứu 4

Chương II CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5 2.1 Lược khảo lý thuyết 5

2.1.1 Các khái niệm chủ yếu 5

2.1.1.1 Du lịch 5

2.1.1.2 Khách du lịch 5

2.1.1.3 Sản phẩm du lịch 6

2.1.2.1 Động lực du lịch 8

2.1.2.2 Phân loại động lực du lịch 8

Các động cơ chính cho sự lựa chọn du lịch và lữ hành: 8

2.1.3 Mô hình hành vi người mua 9

2.1.4 Sự hài lòng 10

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách 10

2.1.6.1.Chi phí du hành theo vùng (ZTCM) 11

2.1.6.2 Chi phí du hành cá nhân (ITCM) 11

2.2 Lược khảo nghiên cứu thực nghiệm liên quan 12

Luận văn tài liệu EUH

Trang 7

2.2.1 Về giải pháp cho du lịch 12

2.2.2 Về thực trạng du lịch 13

2.2.3 Về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của du khách 14

Chương III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1 Khung phân tích 16

3.2 Mô hình phân tích 16

3.2.1.Hàm cầu du lịch 16

3.3 Trình bày dữ liệu 19

3.3.1 Giới thiệu bảng câu hỏi 19

3.3.2 Đối tượng khảo sát, thời điểm khảo sát, cách chọn mẫu 20

Chương IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21 4.1 Thực trạng ngành du lịch của Châu Đốc 21

4.1.1 Điều kiện và tài nguyên du lịch tự nhiên 21

4.1.1.1 Vị trí địa lý 21

4.1.1.2 Diện tích tự nhiên 21

4.1.1.3 Dân số 22

4.1.1.4 Khí hậu 22

4.1.1.5 Thủy văn 22

4.1.1.6 Tài nguyên rừng 23

4.1.2 Tiềm năng phát triển du lịch 23

4.2 Mô tả thống kê 26

4.2.1 Mô tả sơ lược về khách du lịch 26

4.2.1.1 Giới tính 26

4.2.1.2 Trình độ học vấn 26

4.2.1.3 Độ tuổi 27

4.2.1.4 Nghề nghiệp 27

4.2.1.5 Thu nhập 28

4.2.2 Mô tả hành vi của du khách 29

4.2.2.1 Mục đích chuyến đi du lịch 29

Luận văn tài liệu EUH

Trang 8

4.2.2.2 Phương tiện đã sử dụng cho chuyến đi 30

4.2.2.3 Khoảng thời gian được lựa chọn để đến tham quan 30

4.2.2.4 Thông tin mà du khách biết đến du lịch tại Châu Đốc 31

4.2.2.5 Các điểm tham quan được du khách lựa chọn 31

4.2.2.6 Số lần đến Châu Đốc trong 3 năm qua 32

4.2.2.7 Số ngày lưu trú lại tại Châu Đốc 32

4.2.3 Mô tả chi phí của du khách sử dụng khi đến tham quan tại Châu Đốc 32

4.3 Kết quả ước lượng hàm cầu du lịch cá nhân 33

4.3.1.Chi phí du lịch 34

4.3.2 Thu nhập 34

4.3.3 Giới tính 34

4.3.5 Nghề nghiệp 35

4.3.6.Tuổi 35

4.4 Đánh giá sự hài lòng của du khách về các dịch vụ du lịch tại Châu Đốc 36

4.4.1 Mức độ hài lòng của du khách thể hiện qua các yếu tố tại Miếu Bà Chúa Xứ 36

4.4.2 Mức độ hài lòng của du khách thể hiện qua các yếu tố tại chợ Châu Đốc 38

Chương V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42 5.1 Kết luận 42

5.2 Kiến nghị 43

5.3 Hạn chế của đề tài 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Luận văn tài liệu EUH

Trang 9

1

Chương I GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề

Khi cuộc sống ngày càng phát triển, bản thân mỗi con người hiện đại lại càng bắt nhịp theo xu thế mới thì lại càng có nhu cầu nâng cao hơn nữa đời sống tinh thần Nhu cầu giao tiếp về mặt xã hội và thiên nhiên là một trong những giải pháp giúp con người giải phóng nhiều áp lực từ cuộc sống, công việc nên đã làm cho du lịch trở thành một nhu cầu cần thiết và đại chúng Hiện nay, du lịch là một hình thức khá phổ biến trong cuộc sống của mỗi người vì du lịch giúp thư giãn, khám phá thiên nhiên hùng vĩ và mang lại những kiến thức về văn hóa hay giúp ta trải lòng với các di tích lịch sử hào hùng của dân tộc Ngoài ra, đối với một số địa điểm du lịch về tâm linh còn giúp cho con người càng tin tưởng hơn vào cuộc sống Đối với một quốc gia, du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn mang lại nhiều lợi ích quan trọng góp phần phát triển bền vững kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường cho quốc gia đó, dựa vào thế mạnh và tiềm năng vốn có của du lịch Sự phát triển của du lịch

sẽ góp phần cải thiện tình hình kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập và góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân và du lịch còn thúc đẩy các ngành khác phát triển, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và du lịch phát triển sẽ tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư giữ gìn, phát triển di

sản văn hoá

An Giang nằm ở phía Tây Nam tổ quốc nơi đầu nguồn sông Mê Kông với hai con sông Tiền và sông Hậu đi qua tạo nên mùa nước nổi vào khoảng tháng 7, 8

và 9 (âm lịch) hàng năm và phía Tây Bắc giáp Campuchia với 97km đường biên giới Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên cùng với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, hấp dẫn về vẻ đẹp sinh thái với Núi Cấm, Núi Két, Núi Tô, Núi Sam, rất phù hợp để phát triển du lịch về tham quan, mua sắm tại các trung tâm thương mại

ở các cửa khẩu quốc tế; tham quan du ngoạn trên các làng bè, nền văn hoá đa dạng

và truyền thống lịch sử lâu đời Ngoài ra, sự phong phú về di sản văn hoá, các làng nghề và các lễ hội truyền thống gắn với các nhóm dân tộc cũng là một nét văn hóa

Luận văn tài liệu EUH

Trang 10

2

đặc sắc mà du lịch có thể khai thác Hoạt động du lịch đã phát huy tổng hợp các nguồn lực xây dựng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các đơn vị làm du lịch trong nước và quốc tế, phát triển các tuyến du lịch nội tỉnh: Long Xuyên - Chợ Mới - Phú Tân - Tân Châu - An Phú; Long Xuyên - Châu Thành - Châu Phú - Châu Đốc - Tịnh Biên - Tri Tôn - Thoại Sơn; các tuyến du lịch ngoại tỉnh và nước ngoài Phát triển đa dạng các loại hình du lịch như: du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, gắn du lịch với mua sắm sản phẩm lưu niệm thủ công mỹ nghệ và ẩm thực; bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với du lịch và bảo vệ môi trường trong hoạt

động thương mại và du lịch Từ những yếu tố trên cho thấy việc phát triển du lịch sẽ

mang nhiều lợi ích to lớn và còn nhiều tiềm năng phát triển nhưng chưa được khai thác hết, đây là một vấn đề còn yếu kém của du lịch tỉnh An Giang nói chung và của thành phố Châu Đốc nói riêng

Thành phố Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, là trung tâm du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh và nhiều khu di tích văn hóa cấp quốc gia của tỉnh An Giang được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến với nhiều phong cảnh, chùa chiền đậm dấu ấn văn hóa - lịch sử cách mạng Bên cạnh đó, thành phố Châu Đốc có chiều dài lịch sử gắn liền với những câu chuyện ly kỳ về Bà Chúa Xứ Núi Sam, cũng như những sự kiện trong công cuộc gìn giữ đất nước như huy động sức dân đào kênh thủy lợi, quân sự Vĩnh Tế; chiến đấu trong các thời kỳ Pháp, Mỹ, chiến tranh biên giới Tây Nam Châu Đốc còn là nơi có thể tìm hiểu về văn hóa, dân tộc Chăm và Khmer cùng với các thánh đường Hồi giáo phục vụ cộng đồng dân cư người Chăm

Thành phố Châu Đốc là đô thị ảnh hưởng phát triển các trục hành lang kinh

tế - quốc phòng dọc biên giới của tỉnh An Giang và của vùng, đồng thời cũng là đô thị trong vùng phát triển du lịch, liên kết các tuyến, điểm du lịch trong nước và quốc

tế Bên cạnh đó, thành phố Châu Đốc đã tận dụng tốt điều kiện tự nhiên, như các hồ nước, các danh lam thắng cảnh để tạo nên bản sắc đô thị du lịch đặc trưng vùng

Luận văn tài liệu EUH

Trang 11

3

Với đặc thù của một thành phố trẻ có non xanh nước biếc với những danh lam thắng cảnh cùng với truyền thống năng động, phóng khoáng, hiếu khách, người dân Châu Đốc đang tham gia các hoạt động du lịch nhằm vực dậy các tiềm năng từ lợi thế tài nguyên thiên nhiên về du lịch từ các hoạt động văn hóa, lễ hội Du lịch Châu Đốc trong những năm gần đây phát triển khá mạnh mẽ, là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố được xác định rõ trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố qua các lần Đại hội Phần lớn khách đến Châu Đốc đều đến tham quan và cúng lễ Miếu Bà Chúa Xứ, chiếm khoảng 95% tổng lượt khách đến với Châu Đốc Theo Ban Quản Trị Lăng Miếu Núi Sam, bình quân hàng ngày Miếu Bà đón gần 10.000 người, nếu tính riêng những ngày cuối tuần lượng khách bình quân mỗi ngày khoảng 12.000 – 15.000 người Tháng cao điểm diễn ra lễ hội, Núi Sam đón trên dưới 1 triệu lượt du khách Có thể nói, đây là một ngành du lịch nội địa hành hương đồng thời cũng là điều kiện, là động lực phát triển kinh tế của địa phương nói chung

và của ngành du lịch Châu Đốc nói riêng Theo phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam TP.HCM tại hội thảo khoa học “quản lý, tổ chức lễ hội cổ truyền ở các tỉnh phía Nam, nghiên cứu lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” (5/2012), điều đáng quan tâm là chỉ số khách đáo lệ quay lại với Châu Đốc khá cao (đa số khách là người ngoài tỉnh An Giang) nhưng phần lớn khách đến và đi về trong ngày Vì vậy, Châu Đốc chưa khai thác được nhiều dịch vụ từ khách du lịch nhất là vui chơi, giải trí và mua sắm trên mức chi tiêu bình quân của khách.Thời gian qua, ngành du lịch của thành phố Châu Đốc có những bước phát triển nhưng so với lợi thế thì mức độ khai thác và phát triển chưa cao do công tác quản lý còn nhiều bất cập, nội dung chương trình du lịch chưa phong phú, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượng phục vụ và khả năng cạnh tranh chưa cao, nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn thấp nên chưa giữ chân được khách du lịch và du lịch vẫn chưa nhận được quan tâm đúng mức để

nó có thể phát triển đúng với tiềm năng sẵn có của địa phương

Từ những vấn đề trên cho thấy việc nghiên cứu đề tài “Phân tích các yếu tố

ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của du khách khi đến tham quan du lịch tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang” nhằm đánh giá được chi phí du hành cá

Luận văn tài liệu EUH

Trang 12

4

nhân của du khách để thu hút và giữ chân du khách khi đến với du lịch của vùng đất này đồng thời phát triển kinh tế xã hội và bền vững nền kinh tế của địa phương

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Đề tài nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch tại Châu Đốc, từ đó đề ra các chính sách nhằm thu hút và giữ chân du khách đến tham quan tại Châu Đốc

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch tại Châu Đốc;

- Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với các dịch vụ du lịch tại Châu Đốc

1.3 Phạm vi nghiên cứu

1.3.1.Địa bàn nghiên cứu

Tại thành phố Châu Đốc, chủ yếu tập trung vào hai phường trung tâm có khách du lịch đến tham quan tại các địa điểm du lịch chủ yếu Cụ thể phường Châu phú A và phường Núi Sam

1.3.2 Đối tượng nghiên cứu

Du khách đến Châu Đốc hiện nay chủ yếu là khách hành hương và đây là nhóm du khách có tác động trực tiếp đến nhu cầu du lịch của Châu Đốc Vì vậy, đối tượng nghiên cứu chính là du khách đến tham quan du lịch tại Châu Đốc Tập trung đối với khách lẻ, cá nhân

Luận văn tài liệu EUH

Trang 13

5

Chương II CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Lược khảo lý thuyết

2.1.1 Các khái niệm chủ yếu

2.1.1.1 Du lịch

Thuật ngữ du lịch ngày nay tuy được sử dụng phổ biến trên thế giới, nhưng lại có nhiều cách hiểu khác nhau

Theo I.I Pirojnik (1985), Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị

về tự nhiên, kinh tế và văn hóa

Hội nghị lần thứ 27 (1993) của tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã đưa ra khái niệm du lịch thay thế cho khái niệm năm 1963: Du lịch là hoạt động về chuyến

đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên (usual environmant) của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm

Trong Luật Du lịch (2005) - Điều 4, chương I có định nghĩa: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định

2.1.1.2 Khách du lịch

Khách du lịch là đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình du lịch, là đối tượng của các đơn vị phục vụ và kinh doanh du lịch

Ở nước ta, theo Luật Du lịch (2005) tại điều 4, chương I thì Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến

Tại Điều 34, chương V quy định: Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa

và khách du lịch quốc tế

Luận văn tài liệu EUH

Ngày đăng: 27/07/2024, 12:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN