1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn kinh tế phân tích tình hình trốn thuế gian lận thuế của các doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố rạch giá tỉnh kiên giang

15 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tình hình trốn thuế, gian lận thuế của các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang
Tác giả Thạch Tàu
Người hướng dẫn GS. TS. Sử Đình Thành
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 200,08 KB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH --- THẠCH TÀU PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRỐN THUẾ, GIAN LẬN THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 6034

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

-

THẠCH TÀU

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRỐN THUẾ, GIAN LẬN

THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ

THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

-

THẠCH TÀU

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRỐN THUẾ, GIAN LẬN

THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ

THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS TS SỬ ĐÌNH THÀNH

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đề tài nghiên “Phân tích tình hình trốn thuế, gian lận thuế của

các Doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang” là công

trình nghiên cứu của chính bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Sử

Đình Thành

Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai

công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Ngày tháng năm 2018

Tác giả

Thạch Tàu

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

TÓM TẮT

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 4

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

1.6 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN 5

CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 6

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

2.1.1 Các khái niệm 6

2.1.1.1 Thuế 6

2.1.1.2 Trốn thuế 6

2.1.1.3 Vi phạm về thuế 7

2.1.2 Vai trò của thuế trong nền kinh tế 7

2.1.2.1 Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN 8

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 5

2.1.2.2 Thuế là công cụ điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội 8

2.1.2.3 Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh 8

2.1.2.4 Thuế góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển 9

2.1.3 Khái niệm và mục tiêu của kiểm tra thuế 9

2.1.3.1 Khái niệm 9

2.1.3.2 Mục tiêu kiểm tra thuế 10

2.1.4 Nguyên tắc kiểm tra thuế 10

2.1.5 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kiểm tra thuế 11

2.1.5.1 Hiệu quả hoạt động kiểm tra thuế 11

2.1.5.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kiểm tra thuế 11

2.2 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 14

2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài 14

2.2.2 Các nghiên cứu trong nước 14

2.3 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 17

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

3.1 KHUNG PHÂN TÍCH 18

3.2 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 19

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính 19

3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính 19

3.2.2.1 Đối với thang đo các biến phụ thuộc 19

3.2.2.2 Đối với thang đo các biến độc lập 20

3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 21

3.3.1 Mô hình nghiên cứu định lượng 21

3.3.2 Thiết kế nghiên cứu định lượng 22

3.3.3 Dữ liệu nghiên cứu 22

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 6

3.3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu 23

3.4 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 25

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26

4.1 GIỚI THIỆU VỀ CHI CỤC THUẾ TPRG 26

4.1.1 Cơ cấu tổ chức 26

4.1.2 Kết quả hoạt động giai đoạn 2014 - 2016 27

4.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ 27

4.2.1 Công tác tổ chức trong hoạt động thanh tra, kiểm tra 27

4.2.2 Việc áp dụng quy trình thanh tra, kiểm tra 29

4.2.3 Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế 2014 - 2016 32

4.2.3.1 Kết quả thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra 32

4.2.3.2 Hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế 33

4.2.3.3 Các hành vi trốn thuế của doanh nghiệp 35

4.2.4 Công tác phối kết hợp với các ban ngành 36

4.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG MỨC ĐỘ VI PHẠM THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ 37

4.3.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu 37

4.3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vi phạm thuế 39

4.3.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vi phạm về thuế 39

4.3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền vi phạm về thuế 41

4.3.3 Thảo luận kết quả phân tích hồi quy 44

4.3.3.1 Đối với các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vi phạm về thuế 44

4.3.3.2 Đối với các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền vi phạm về thuế 45

4.4 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 46

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 48

5.1 KẾT LUẬN 48

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 7

5.1.1 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế doanh nghiệp 48

5.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến vi phạm thuế của doanh nghiệp 49

5.2 KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 50

5.2.1 Về ứng dụng các phần mềm hỗ trợ cho công tác kiểm tra, thanh tra thuế 50

5.2.2 Về tuyên truyền, phổ biến luật thuế đến doanh nghiệp 50

5.2.3 Giải pháp cơ bản hạn chế trốn thuế, gian lận thuế 51

5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN - NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

OLS Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu 20

Bảng 4.1: Kết quả thực hiện dự toán thu năm 2016 27

Bảng 4.2: Số lượng, cơ cấu lực lượng thanh tra, kiểm tra thuế GĐ 2014 - 2016 28

Bảng 4.3: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra GĐ 2014 - 2016 33

Bảng 4.4: Số tiền truy thu và phạt qua thanh tra, kiểm tra thuế GĐ 2014-2016 34

Bảng 4.9: Ngành nghề và loại hình doanh nghiệp 37

Bảng 4.10: Lịch sử vi phạm thuế và hành vi vi phạm thuế của doanh nghiệp 38

Bảng 4.11: Thống kê về thời gian hoạt động và số tiền vi phạm về thuế 39

Bảng 4.12: Kết quả PT hồi quy yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vi phạm thuế 40

Bảng 4.13: Kết quả phân tích hồi quy yếu tố ảnh hưởng đến số tiền vi phạm thuế 42 Bảng 4.14: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai phần dư thay đổi 42

Bảng 4.15: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền vi phạm thuế với vòng lặp Robustness 43

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 3.1: Khung phân tích của đề tài 18

Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá 26

Hình 4.2: Các bước tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế 30

Hình 4.3: Cơ cấu mẫu theo quy mô và học vấn chủ doanh nghiệp 38

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 11

TÓM TẮT

Đề tài “Phân tích tình hình trốn thuế, gian lận thuế của các Doanh nghiệp tại

Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang” được thực hiện nhằm mục tiêu

chính là đánh giá thực trạng vi phạm về thuế và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến

tình trạng trốn thuế, gian lận về thuế của doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố

Rạch Giá để từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm hoàn thiện công tác thanh

tra, kiểm tra thuế góp phần hạn chế tình trạng trốn thuế, gian lận về thuế tại Chi cục

Thuế thành phố Rạch Giá

Trên cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu có liên quan, đề tài xác định

được mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng trốn thuế, gian lận về thuế của

doanh nghiệp gồm có 6 biến độc lập: Ngành nghề kinh doanh (X1); Loại hình doanh

nghiệp (X2); Quy mô doanh nghiệp (X3); Trình độ học vấn chủ doanh nghiệp/Người

quản lý (X4); Thời gian hoạt động (X5); Bị xử phạt về thuế trong quá khứ (X6)

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với kỹ thuật hồi quy đa biến,

theo đó kích thước mẫu được xác định là 300 mẫu được chọn ngẫu nhiên Kết quả

nghiên cứu cho thấy:

Một là, tỷ lệ bình quân truy thu và phạt qua thanh tra, kiểm tra trên tổng số thu

NSNN cho thấy khả năng thất thu thuế của Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá là rất

thấp, dưới 1% trên tổng thu NSNN Tuy nhiên, việc thực hiện kế hoạch thanh tra,

kiểm tra chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch về số lượng doanh nghiệp được thanh tra, kiểm

tra do số lượng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra còn thiếu hụt Tình hình nợ

đọng thuế sau thanh tra, kiểm tra tại Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá là rất lớn, từ

năm 2014 đến năm 2016 là 3.471 triệu đồng, tương ứng với 44,30% số thuế truy thu

và phạt theo quyết định xử lý về thuế

Hai là, mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng trốn thuế, gian lận về thuế

của doanh nghiệp đưa ra là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu, khả năng giải thích của

mô hình khá tốt Ở mức ý nghĩa 5%, khả năng vi phạm về doanh thu (Y1) chịu ảnh

hưởng bởi 2 yếu tố : Học vấn người quản lý doanh nghiệp (X4); Bị xử phạt về thuế

trong quá khứ (X6)

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 12

Khả năng vi phạm về hóa đơn (Y2) chịu ảnh hưởng bởi 3 yếu tố: Ngành nghề

kinh doanh (X1);Học vấn người quản lý doanh nghiệp (X4); Bị xử phạt về thuế

trong quá khứ (X6)

Khả năng vi phạm về khấu trừ chi phí (Y3) chịu ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: Học

vấn người quản lý doanh nghiệp (X4); Bị xử phạt về thuế trong quá khứ (X6)

Số tiền vi phạm về thuế chịu ảnh hưởng bởi 3 yếu tố xếp theo mức độ ảnh

hưởng từ cao đến thấp gồm: (1) Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp/Người

quản lý (X4), có hệ số hồi quy là -52,80; (2) Bị xử phạt về thuế trong quá khứ (X6),

có hệ số hồi quy là -8,24; (3) Thời gian hoạt động (X5), có hệ số hồi quy là +0,38

Các yếu tố: Ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp (X1), Loại hình doanh

nghiệp (X2) và Quy mô doanh nghiệp (X3) ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê

đến mức độ vi phạm về thuế của doanh nghiệp

Cuối cùng, tác giả trình bày khuyến nghị chính sách, những hạn chế trong quá

trình nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 13

1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Thuế là một công cụ có hiệu lực của Nhà nước để quản lý, kiểm soát đối với

hoạt động sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế trong xã hội, góp phần

thúc đẩy sản xuất phát triển, kinh doanh đúng hướng, tăng cường quản lý giá cả thị

trường, động viên đóng góp công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư, các thành

phần kinh tế bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN)

Yêu cầu của việc thực hiện luật thuế là phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào

NSNN Nguồn thu phải sát thực tế hoạt động kinh doanh, mức thu phải sát giá cả thị

trường, đúng doanh thu, phù hợp với chi phí kinh doanh Phải quản lý thu thuế tại

gốc thông qua việc kiểm soát thường xuyên, có như vậy mới điều tiết đúng mức thu

nhập, bảo đảm công bằng xã hội, chống các hành vi kinh doanh trái pháp luật, đầu

cơ, buôn lậu, trốn thuế của các đối tượng kinh doanh góp phần vào công tác thu

thuế đạt kết quả cao Như vậy, để đáp ứng yêu cầu trên, đòi hỏi phải tăng cường

công tác thanh tra, kiểm tra

Thanh tra, kiểm tra là yêu cầu tất yếu trong quản lý nhà nước nói chung, mà

còn có vài trò đặc biệt quan trọng trong quản lý thuế nói riêng, họat động thanh tra,

kiểm tra có nghĩa là tiến hành việc nghiên cứu, thu thập số liệu, đánh giá hoạt động

quản lý và mục đích cuối cùng là tìm hiểu được kết quả tác động của chủ thể quản

lý tới đối tượng quản lý, hoạt động thanh tra, kiểm tra không phải là họat động trực

tiếp chỉ huy, điều hành quản lý, không chỉ là họat động chuyên môn trong bộ máy

quản lý, mà nó chính là họat động đảm bảo thực hiện chính sách pháp luật, giữ

vững kỷ cương trong quản lý tài chính

Qua kiểm tra giúp nâng cao công tác quản lý của các cơ quan có chức năng,

ngòai ra họat động thanh tra, kiểm tra còn là một phương thức để đảm bảo quyền

làm chủ của nhân dân Thanh tra, kiểm tra thuế nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các

sai phạm trong lĩnh vực thuế; ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật thuế;

chống thất thu NSNN Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập

quốc tế nước ta đang thực hiện cải cách công tác quản lý thuế theo cơ chế tự khai,

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 14

2

tự nộp thuế thì công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế ngày

càng được coi trọng

Chi cục thuế TP Rạch Giá là nơi có số thu lớn nhất của tỉnh kiên Giang với

hơn 2300 doanh nghiệp thuộc nhiều loại thành phần kinh tế khác nhau và trên 6500

hộ kinh doanh cá thể Vì vậy việc cung ứng dịch vụ thuế luôn trong tình trạng quá

tải gây khó khăn bức xúc đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trong việc

phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh làm thất thu thuế đối với nhà nước Còn

doanh nghiệp ngày càng một mở rộng sản xuất kinh doanh và phát triển, song chế

độ sổ sách kế toán chứng từ hoá đơn còn thực hiện tuỳ tiện chưa đúng chế độ, kê

khai sai để trốn thuế…Bên cạnh đó việc ban hành nhiều luật thuế trong thời gian

ngắn đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự chấp hành nghiêm túc pháp luật thuế theo quy

định, gây lo lắng và khó khăn tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh cuả

doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể

Như chúng ta đã biết, thuế luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi Nhà nước

Thuế là một công cụ tài chính quan trọng không chỉ thể hiện ở việc tạo nguồn thu

chủ yếu cho ngân sách Nhà nước, mà thuế còn là một công cụ hữu hiệu để

Nhà nước tiến hành điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế góp phần điều hoà thu nhập, thực

hiện công bằng xã hội trong phân phối Tuy nhiên, đặc điểm của thuế là không hoàn

trả trực tiếp, sự chuyển giao thu nhập thông qua thuế không mang tính chất đối giá

Vì vậy, một số tổ chức, cá nhân vẫn còn tâm lý muốn chậm chễ, chiếm dụng tiền

thuế làm phát sinh số thuế nợ đọng

Ngoài ra, một số đối tượng nộp thuế (ĐTNT) do khó khăn về tài chính, những

rủi ro hoặc sự cố bất thường gây ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế cũng làm phát

sinh nợ đọng thuế Nợ đọng thuế là hiện tượng phổ biến và luôn gắn liền với việc

thực hiện nghĩa vụ thuế Nợ đọng thuế là phổ biến, song nếu như số nợ đọng thuế là

lớn và thường xuyên thì sẽ có tác động không nhỏ tới việc thực hiện các mục tiêu

phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, làm giảm vai trò của đất nước trong việc

động viên nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước (NSNN) Song, tình trạng trốn thuế,

gian lận thuế vẫn tồn tại và diễn ra hàng ngày, thậm chí rộng khắp toàn quốc bằng

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 15

3

nhiều hình thức tinh vi, trong khi chế tài xử lý vi phạm về thuế chưa đủ sức răn đe

Đó, là một trong những nguyên nhân vi phạm về thuế chưa được khắc phục.Trong năm 2014 tại tỉnh Kiên giang các DN gian lận thuế 39.428 triệu đồng , thành phố Rạch Giá là 6.086 triệu đồng (Báo cáo tổng kết Cục thuế tỉnh Kiên Giang, 2014);

trong năm 2015 tại tỉnh Kiên giang các DN gian lận thuế 42.180 triệu đồng, thành phố Rạch Giá là 6.530 triệu đồng (Báo cáo tổng kết Cục thuế tỉnh Kiên Giang, 2015); trong năm 2016 tại tỉnh Kiên giang các DN gian lận thuế 31.100 triệu đồng, thành phố Rạch Giá là 7.254 triệu đồng (Báo cáo tổng kết Cục thuế tỉnh Kiên Giang, 2016), chủ yếu là các DN kinh doanh mua bán vật liệu xây dựng, kim khí điện máy, Nhà hàng, karaoke

Để kịp thời ngăn chặn, giảm thiểu gian lận thuế, trốn thuế thực hiện mục tiêu thu đúng, thu đủ cho NSNN thì công tác kiểm tra thuế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Trước đòi hỏi cấp thiết đó, là người làm việc trong lĩnh vực thuế, tác giả chọn

nghiên cứu đề tài “Phân tích tình hình trốn thuế, gian lận thuế của các Doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang” làm luận văn

thạc sỹ

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích tình trạng trốn thuế, gian lận về thuế của các doanh nghiệp qua công tác thanh tra, kiểm tra tại Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá Từ đó, đề xuất những giải pháp hợp lý nhằm hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế, hạn chế tình trạng trốn thuế, gian lận về thuế của các thành phần kinh tế, góp phần nâng cao kết quả thu thuế trên địa bàn

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Đề tài được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau:

Mục tiêu 1: Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng trốn thuế, gian lận

về thuế của doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 27/07/2024, 14:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w