1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đánh giá kết quả phẫu thuật tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt có kích thước lớn qua đường niệu đạo tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú yên

32 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Tăng Sinh Lành Tính Tuyến Tiền Liệt Có Kích Thước Lớn Qua Đường Niệu Đạo Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Phú Yên
Tác giả Bs Ckii Nguyễn Tôn Hoàng, Bs Cki Nguyễn Trường Can
Trường học Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Phú Yên
Chuyên ngành Y khoa
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2022
Thành phố Phú Yên
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 2,35 MB

Nội dung

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮTBPH Benign prostatic hyperplasia : Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệtIPSS International Prostate Symptom Score: Điểm triệu chứng tuyến tiền liệt quốc tếQoL Quality

Trang 1

SỞ Y TẾ PHÚ YÊN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ YÊN

ĐỀ TÀI

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TĂNG SINH LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT CÓ KÍCH THƯỚC LỚN QUA ĐƯỜNG NIỆU ĐẠO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ

YÊN

BS CKII NGUYỄN TÔN HOÀNG

BS CKI NGUYỄN TRƯỜNG CAN

PHÚ YÊN, NĂM 2022

Trang 2

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BPH (Benign prostatic hyperplasia) : Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt

IPSS (International Prostate Symptom Score): Điểm triệu chứng tuyến tiền liệt

quốc tế

QoL (Quality of life) : Chất lượng cuộc sống

TURP (Transurethral resection of the prostate): Cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu

Trang 3

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 4

I TỔNG QUAN 6

1.1 Giải phẫu tuyến tiền liệt 6

1.2 Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt 11

1.3 Chẩn đoán tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt 12

1.4 Điểu trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt 15

1.4 Phương pháp cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo 15

II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

2.1 Đối tượng 18

2.2 Phương pháp nghiên cứu 18

III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20

3.1 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 20

3.2 Diễn biến trong quá trình phẫu thuật và hậu phẫu 22

3.3 Đánh giá sau phẫu thuật 23

IV BÀN LUẬN 25

V KẾT LUẬN 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng sinh lành tính tuyến tiền (TTL) liệt là một bệnh lý thường gặp trong hệ tiết niệu và thường xuất hiện ở nam giới lớn tuổi Mặc dù có thể thấy tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (BPH) xuất hiện ở người trẻ hơn 30 tuổi, nhưng chủ yếu bắt đầu

ở 40 tuổi và tăng nhanh theo tuổi[7] Tỷ lệ mắc tăng sinh lành tính TTL có xu hướngngày càng tăng trên toàn thế giới và trở thành gánh nặng cho cá nhân và toàn xã hội Tại Mỹ, hằng năm có khoảng 1.400.000 người mắc, trên thế giới ước tính có khoảng 30 triệu người mắc hội chứng đường tiểu dưới do tăng sinh lành tính TTL

Tỷ lệ mắc bệnh 50% ở tuổi 60, 70% ở tuổi 70 và 90% ở tuổi 90 Tại Việt Nam, Trần Đức Hòe cho thấy nam giới ở tuổi 50 có 50% mắc tăng sinh lành tính TTL, đến 80 tuổi, tỷ lệ này tăng lên 95%[11, 12] Theo Trần Văn Sáng, tăng sinh lành tính TTL là bệnh lý thường gặp thứ 2 sau sỏi đường tiết niệu trong tất cả các bệnh lý tiết niệu[10]

Chẩn đoán tăng sinh lành tính TTL dựa vào điểm triệu chứng (IPSS), điểm chất lượng cuộc sống (QoL), thăm trực tràng, siêu âm đo kích thước TTL, đo lượng nước tiểu tồn lưu, đo tốc độ dòng tiểu (Qmax), sinh thiết làm giải phẫu bệnh qua siêu âm qua ngả trực tràng đối với những trường hợp nghi ngờ ung thư, nội soi niệu đạo bàng quang Ngoài ra có thể hỗ trợ bằng chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ TTL, chụp niệu đạo bàng quang ngược chiều[9]

Có nhiều phương pháp điều trị tăng sinh lành tính TTL như: theo dõi và chờ đợi, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa, thuyên tắc mạch TTL Điều trị ngoại khoa vẫn là phương pháp chiếm ưu thế Ngày nay phẫu thuật nội soi chiếm tỷ lệ 90-95%trong các phương pháp ngoại khoa điều trị tăng sinh lành tính TTL, kết quả ổn địnhsau 10 năm là 90% Và hiện tại, cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt qua ngả niệu đạo

Trang 5

(TURP) là tiêu chuẩn vàng để điều trị tăng sinh lành tính TTL bằng phương pháp

ngoại khoa

Tại Việt Nam, TURP được giáo sư Nguyễn Bửu Triều áp dụng và phát triển từ năm 1981 tại bệnh viện Việt Đức[13] Cho đến nay, nhiều cơ sở y tế đã thực hiện một cách thường quy phương pháp này Chỉ định TURP ngày càng được mở rộng, nhất là về trọng lượng Ban đầu, TURP chỉ áp dụng cho tăng sinh lành tính TTL kích thước nhỏ hơn 30g, với nhưng cải tiến về mặt phương tiện dụng cụ, hệ thống

2 đường nước vào ra, hệ thống camera tạo hình ảnh rõ nét cho phẫu thuật được dễ dàng, chỉ định đối với kích thước tăng sinh lành tính TTL sau đó tăng lên 40g, 50g.Cùng với sự ra đời của hệ thống cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt lưỡng cực, hệ thống bóc nhân tuyến tiền liệt, nên chỉ định phẫu thuật nội soi đã có thể mở rộng đối với những trường hợp kích thước TTL 80g, 100g Theo nhiều tác giả thì tăng sinh lànhtính TTL có khối lượng 50g trở lên được coi là tăng sinh lành tính TTL có kích thước lớn, đây là giới hạn để chuyển sang phương pháp mổ mở TURP là phương pháp điều trị có nhiều ưu điểm như tận đụng đường tự nhiên, thời gian nằm viện ngắn, hậu phẫu nhẹ nhàng, bệnh nhân (BN) nhanh chóng phục hồi sức khỏe, nhưngcũng có những biến chứng nhất định và gây ra những ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống Cùng với sự phát triển của phẫu thuật nội soi (PTNS), các phẫu thuật viên có xu hướng mở rộng chỉ định đối với tuyến tiền liệt có kích thước lớn Vì vậycần thiết có những đánh giá về kết quả điều trị bệnh sau phẫu thuật cắt đốt nội soi

tuyến tiền liệt nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả phẫu

thuật tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt có kích thước lớn qua đường niệu đạo tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên” với mục tiêu:

1 Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh tăng sinh lành tính TTL có khối lượng 50g trở lên được chỉ định điều trị phẫu thuật cắt nội soi qua đường niệu đạo

2 Đánh giá kết quả điều trị và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật

Trang 6

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU TUYẾN TIỀN LIỆT

1.1.1 Hình thể và liên quan

Tuyến tiền liệt là một tổ chức tuyến xơ cơ có dạng hình tháp đảo ngược có 4 mặt, 1 nền và 1 đỉnh Đỉnh ở dưới, nền ở trên và dính với nền của bàng quang Ở người trưởng thành, TTL nặng khoảng 15-20g, cao khoảng 3cm, đáy rộng khoảng 3.5cm, dày 2.5cm, TTL tạo với phương thẳng đứng 1 góc

250.[8]

Tuyến tiền liệt có vị trí thấp hơn cổ bàng quang và cao hơn cơ thắt niệu đạo ngoài, với cơ thắt lưng nằm ngang với tuyến Tuyến tiền liệt nằm trong khung chậu dưới Nó nằm ngay bên dưới bàng quang và phía trước trực tràng

Trang 7

Hình 1.1 Giải phẫu tuyến tiền liệt Mặt trược

Phẳng, dựng đứng, có các thớ cơ của cơ thắt vân niệu đạo giàn mỏng và tỏa

ra ở 2/3 dưới của mặt trước tuyến Giữa xương mu và mặt trước TTL có đámrối tĩnh mạch trước TTL (đám rối Santorini)

Trang 8

Hình 1.2 Cơ thắt niệu đạo ở đỉnh và ở đáy TTL

Tại cổ BQ, cơ thắt trơn có tác dung ngăn phóng tinh ngược

Tại đỉnh TTL, ngay chỗ nối niệu đạo TTL và niệu đạo màng là cơ thắt vân, đảm bảo cho hoạt động tiểu tiện tự chủ Các sợi của nó đan xen với sợi cơ nâng hậu môn và tỏa lên tới tận ụ núi Ụ núi là giới hạn giải phẫu rất quan trọng trong TURP, việc tôn trọng ụ núi và ống niệu đạo phía trước cho phép đảm bảo việc tiểu tiện tự chủ sau mổ.[5]

1.1.2 Mạch máu

Động mạch

Động mạch bàng quang dưới cấp máu cho TTL, sau khi chia các nhánh nhỏ cấp máu cho túi tinh và phần đáy của BQ thì động mạch này chia làm 2 nhóm mạch máu chính cấp máu cho TTL: nhóm đi vào TTL ở vị trí tiếp giápvới bàng quang, cấp máu cho cổ bàng quang và phần quanh niệu đạo của TTL-nhánh nằm ở vị trí 5-7 giờ, ta thường gặp trong cắt đốt nội soi; nhánh thứ 2 chạy dọc theo thành chậu hông ở phía bên và phía sau so với TTL, cấp máu cho phần bên ngoài TTL[8]

Trang 9

Hình 1.3 Mạch máu của TTL Tĩnh mạch

Tĩnh mạch TTL cùng với tĩnh mạch mu dương vật, tĩnh mạch sau mu và tĩnhmạch BQ tạo thành đám rối tĩnh mạch Santorini để đổ về tĩnh mạch chậu Đặc biệt là đám rối tĩnh mạch trước tạo thành những xoang tĩnh mạch mà trong phẫu thuật TURP nếu cắt phải những xoang tĩnh mạch này thì sẽ chảy máu rất nhiều và khó cầm

1.1.4 Phân chia vùng TTL

Trước đây người ta chia TTL thành 5 thùy (Lowsky năm 1912), bao gồm thùy trước, thùy giữa, thùy sau vào 2 thùy bên Tuy nhiên theo cách phân chia này thì ranh giới giữa thùy giữa, thùy sau và 2 thùy bên không rõ ràng.Ngày nay TTL được chia thành các vùng theo các phân chia của McNeal

Trang 10

Về mô học, TTL gồm phần có chứa các tuyến và phần không chứa tuyến Phần không chứa tuyến gồm: niệu đạo TTL và vùng xơ cơ phía trước TTL Phần chứa tuyến gồm 2 phần: phần tuyến trong và phần tuyến ngoài có sự khác biệt nhau về vị trí, giải phẫu của ống tuyến, nguồn gốc mô học Phần tuyến trong bao gồm phần mô tuyến quanh niệu đạo chiếm thể tích rất nhỏ, chỉ khoảng 1% thể tích TTL và vùng chuyển tiếp, còn phần tuyến ngoài gồmphần trung tâm và phần ngoại vi.

Hình 1.4 Phân chia TTL theo các vùng.

Trang 11

Như vậy TTL gồm 4 vùng với các đặc điểm:

Vùng xơ cơ phía trước: cấu tạo từ các bó sợi cơ trơn, hình dạng như một tấmbao phủ phía trước TTL, kéo dài từ cổ bàng quang tới gần đỉnh TTL Vùng này tương đương với thùy trước theo phân chia của Lowly

Vùng ngoại vi: nằm ở mặt sau niệu đạo, trải rộng 2 bên, chiếm 75% thể tích TTL bình thường, đa số ung thư đều xuất phát từ đây

Vùng trung tâm: nằm xung quanh ống phóng tinh

Vùng chuyển tiếp: là vùng nhỏ nhất, gồm 2 thùy riêng biệt nằm 2 bên niệu đạo, chiếm 5% thể tích TTL ở nam giới dưới 30 tuổi, đây là nơi xuất phát của BPH Khi có phì đại, vùng này có thể phình to ra chiếm 95% thể tích TTL và chèn ép các vùng khác Ngoài ra vùng mô tuyến quanh niệu đạo được cấu tạo bởi các ống tuyến rất nhỏ và đơn giản, chiếm ít hơn 1% thể tíchTTL.[8]

1.2 NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH VÀ SINH LÝ BỆNH CỦA

BPH

1.2.1 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

Nguyên nhân đến nay vẫn chưa được biết rõ, nhưng hiện nay có 2 giả thuyết được các tác giả chấp nhận:

- Tuổi già: do sự thay đổi môi trường nội tiết theo tuổi Vai trò của testosterone là yếu tố quyết định, vì nếu cắt tinh hoàn từ lúc trẻ thì sẽ không thấy BPH Tác dụng của estrogen cũng quan trọng Các nghiên cứu cho thấy sự thay đổi tỷ trọng testosterone và estrogen, ở tuổi già, testosterone giảm và estrogen tăng lên Estrogen làm tăng các thụ thể đối với androgen trong BPH Như vậy, ảnh hưởng qua lại giữa

androgen và estrogen giải thích quá trình bệnh sinh của BPH

- Yếu tố tăng trưởng mô sợi: các yếu tố tăng trưởng này được bài tiết bởi các tế bào TTL quanh niệu đạo, do ảnh hưởng của những chấn động nhỏ và kéo dài như động tác xuất tinh, đi tiểu hay nhiễm khuẩn Chất này làm tăng các mô sợ và sau đó là các tuyến lân cận.[9]

1.2.2 Sinh lý bệnh học

BPH ảnh hưởng tới hệ tiết niệu như sau:

- Niệu đạo TTL bị kéo bị kéo dài và chèn ép bởi 2 thùy bên

Trang 12

- Cổ BQ bị đẩy lên cao và lồi vào trong lòng BQ ngoài ra còn bị xơ cứng

- BQ giai đoạn còn bù, thành BQ có tình trạng tăng trương lực, tăng co bóp để đẩy nước tiểu, thành BQ dần hình thành cột cơ, dây chằng, túi thừa Giai đoạn mất bù, các thớ cơ dần hình thành các sợi tạo keo, BQdần giãn mỏng, giảm khả năng co bóp, dẫn tới ứ đọng nước tiểu, có thể gây bí tiểu hoàn toàn hoặc không hoàn toàn

- Niệu quản, thận bị ảnh hưởng ở giai đoạn cuối của bệnh BQ giãn to, mất trương lực làm mở lỗ niệu quản tạo điều kiện cho nước tiểu ngược dòng, dần dần gây giãn niệu quản, ư nước thận, suy giảm chức năng thận.[9]

1.3 CHẨN ĐOÁN TĂNG SINH LÀNH TÍNH TTL

1.3.1 Lâm sàng

1.3.1.1 Triệu chứng đường tiểu dưới (LUTS)

Gồm 3 triệu chứng

- Triệu chứng chứa đựng: tiểu gấp, tiểu nhiều lần, són tiểu, tiểu đêm

- Triệu chứng tống xuất: dòng tiểu yếu, tiểu khó, tiểu ngắt quãng

- Triệu chứng sau khi đi tiểu: cảm giác tiểu không hết nước tiểu, nhỏ giọt sau khi đi tiểu.[3]

Dựa vào triệu chứng đường tiểu dưới, nhiều tác giả đã khái quát thành thang điểm IPSS (International prostate symptom score)

Thang điểm gồm 7 câu hỏi, với tổng số điểm là 35 điểm, mức độ nặng của bệnh được phân loại như sau:

- Nhẹ: 0-7 điểm

- Vừa: 8-19 điểm

- Nặng: 20-35 điểm[3]

Trang 13

Bảng 1.1 Thang điểm IPSS [4]

Trang 14

Điểm chất lượng cuộn sống (QoL-Quality of life) được coi là câu hỏi thứ 8 của thang điểm IPSS Tổng điểm của QoL là 6 điểm, được phân loại như sau:

1.3.2 Cận lâm sàng

1.3.2.1 Siêu âm

Siêu âm đánh giá tuyến tiền liệt có thể thực hiện qua đường bụng hoặc qua ngả trực tràng Siêu âm qua ngả trực tràng giúp đánh giá tuyến tiền liệt tốt hơn

Siêu âm tuyến tiền liệt đánh giá kích thước tuyến tiền liệt qua công thức:

2

(trong đó: V: thể tích, H: chiều cao, L: chiều rộng, E: chiều dày)[9]

Khối lượng riêng của TTL khoảng 1g/cm3, nên từ thể tích TTL ta có thể ước tính được khối lượng TTL

Siêu âm đo nước tiểu tồn lưu: theo Hiệp hội niệu khoa châu Âu, lượng nước tiểu tồn lưu lớn hơn 100 cm3 chứng tỏ chức năng bàng quang kém[3]

Trang 15

Siêu âm qua ngả trực tràng kết hợp sinh thiết tuyến tiền liệt để chẩn đoán xác định trước mổ

1.3.2.2 Đo niệu động học:

Đo tốc độ dòng tiểu

Đo tốc độ dòng tiểu bằng máy niệu động học là những số liệu chắc chắn đáng tin cậy, đánh giá tắc nghẽn BQ-niệu đạo của bệnh nhân với triệu chứngđường tiểu dưới Đa số các tác giả đều đánh giá lưu lượng dòng tiểu của bệnh nhân bằng bằng lưu lượng dòng tiểu tối đa (Qmax)

Đo áp lực đồ bàng quang: để đánh giá sự co bóp của cơ Detrusor[9]

1.3.2.3 Kháng nguyên đặc hiệu TTL (PSA)

PSA đặc hiệu cho tuyến tiền liệt, không đặc hiệu cho bệnh lý

Bình thường PSA < 4ng/ml, nếu PSA >10ng/ml có nguy cơ ung thư TTL, cần làm sinh thiết tuyến tiền liệt, nếu 4 ≤ PSA ≤ 10 là khoảng nghi ngờ, cần lần bổ sung một số xét nghiệm để đánh giá, theo dõi thêm

Ngoài ra PSA cũng tăng trong các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đặt thông niệu đạo, thăm trực tràng hoặc các thủ thuật can thiệp vào tuyến tiền liệt[3]

1.3.2.4 Một số xét nghiệm khác

Chụp cắt lớp vi tính TTL, chụp cộng hưởng từ tuyến tiền liệt

Xét nghiệm nước tiểu

Công thức máu, chức năng thận

Cấy nước tiểu (nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn)

Các bệnh lý kèm theo nếu có

Nội soi niệu đạo bàng quang

1.3.3 Chẩn đoán xác định: kết hợp lâm sàng và cận lâm sàng

1.3.4 Chẩn đoán phân biệt

- Ung thư tuyến tiền liệt

Trang 16

1.4 ĐIỀU TRỊ TĂNG SINH LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT

1.4.1 Chờ đợi và theo dõi:

1.4.2 Nội khoa: Điều trị nội khoa khi các triệu chứng ở mức độ nhẹ, chất lượng

cuộc sống tốt, bằng các nhóm thuốc:

- Thuốc chẹn alpha

- Thuốc ức chế 5 alpha reductase

- Thuốc đối kháng thụ thể muscarinic

- Thuốc đồng vân beta 3

- Thuốc ức chế 5 phosphodiesterase

- Thuốc chiết xuất từ thảo dược: cọ lùn Nam Mỹ.[3], [9]

1.4.3 Ngoại khoa: [3, 6]

- Cắt tuyến tiền liệt: cắt TTL qua ngả niệu đạo bằng monopolar,

bipolar, laser holmium

- Bốc nhân tuyến tiền liệt: qua ngả niệu đạo bằng bipolar, laser

holmium, laser thulium, laser diode

- Bốc hơi tuyến tiền liệt: bằng laser thulium, bipolar, laser 532nm, laser

diode

- Phẫu thuật mở bóc nhân tuyến tiền liệt

1.4.4 Phương pháp khác: tắc mạch tuyến tiền liệt, prostatic urethral lift (PUL) 1.5 PHƯƠNG PHÁP CẮT ĐỐT NỘI SOI TUYẾN TIỀN LIỆT QUA NGẢ

NIỆU ĐẠO

1.5.1 Chỉ định: [4]

- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái diễn

- Đái máu tái diễn

- Bí tiểu tái diễn

- Sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang

- Són tiểu tràn đầy

- Giãn đường tiết niệu trên, có hoặc không có suy thận

- Điều trị nộ khoa thất bại

1.5.2 Chống chỉ định: [4]

- Chống chỉ định chung đối với phẫu thuật

Trang 17

- Nhiễm khuẩn niệu, viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền

liệt, suy thận cấp, suy thận mạn do ngược dòng

- Hẹp niệu đạo

- Túi thừa bàng quang lớn, sỏi bàng quang lớn

- Bệnh khớp không kê được tư thế sản khoa.

1.5.3 Quy trình kỹ thuật

- Bệnh nằm tư thế sản khoa, tê tủy sống

- Nong niệu đạo

- Đặt máy soi bàng quang, quan sát niệu đạo, tuyết tiền liệt, ụ núi, thành

bàng quang, 2 lỗ niệu quản

- Cắt tuyết tiền liệt

- Đốt cầm máu

- Súc rửa lấy bệnh phẩm làm GPB

- Đặt thông niệu đạo, bơm bóng chèn, thắt nơ niệu đạo

- Ròng rửa liên tục sau phẫu thuật

1.5.4 Tai biến, biến chứng:

- Hội chứng nội soi: được nói tới nhiều nhất trong phẫu thuật TURP

Do hấp thu dịch sorbitol nhược trương trong quá trình phẫu thuật kéo dài

Trang 18

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán, điều trị cắt đốt nội soi tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt có khối lượng 50g trở lên tại khoa Ngoại Tổng quát Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên trong thời gian tháng 1/2022 đến tháng 11/2022

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh:

Bệnh nhân được chẩn đoán, điều trị phẫu thuật nội soi cắt đốt TTL qua đường niệu đạo có khối lượng ≥ 50g, tất cả bệnh nhân đều được khẳng định sau mổ là tăng sinh lành tính TTL bằng giải phẫu bệnh sau mổ Bệnh nhân

có hồ sơ ghi chép đầy đủ

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ:

Bệnh nhân không có hồ sơ rõ ràng, đầy đủ

Bệnh nhân mất liên lạc, không theo dõi được

Bệnh nhân không nằm trong thời gian nghiên cứu

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang, hồi cứu

Hồi cứu trên bệnh án lưu trữ tại phòng kế hoạch tổng hợp Hẹn bệnh nhân táikhám

2.2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2022 đến tháng 11/2022

Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Ngoại Tổng quát bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên

2.2.3 Cỡ mẫu

Tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn trong thời gian nghiên cứu

2.2.4 Nội dung và các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu

2.2.4.1 Đặc điểm chung

Tuổi: chia làm các nhóm tuổi: <60, 60-69, 70-79, ≥80

Lý do vào viện:

Ngày đăng: 27/07/2024, 10:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Christian G, Alexander B, Aurelien D, Marcus J D, Stephan M, Charalampos M, Matthias O, Kari AO T, và Stavros G (2015), EAU guidelines on the assessment of non- neurogenic male lower urinary tract symptoms including benign prostatic obstruction, European urology, số 67(6), tr. 1099-1109 Sách, tạp chí
Tiêu đề: EAU guidelines on the assessment of non-"neurogenic male lower urinary tract symptoms including benign prostatic obstruction
Tác giả: Christian G, Alexander B, Aurelien D, Marcus J D, Stephan M, Charalampos M, Matthias O, Kari AO T, và Stavros G
Năm: 2015
4. Hội-Tiết-niệu-Thận-học-Việt-Nam (2019), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt,Hà Nội, Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Tăng sinh "lành tính tuyến tiền liệt
Tác giả: Hội-Tiết-niệu-Thận-học-Việt-Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2019
5. Đỗ Xuân Hợp (1997), Tuyến tiền liệt, Bàng quang và niệu đạo, Giải phẫu bụng, Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyến tiền liệt, Bàng quang và niệu đạo, Giải phẫu bụng
Tác giả: Đỗ Xuân Hợp
Nhà XB: Nhà xuấtbản Y học
Năm: 1997
6. Parsons JK, Dahm P, Kửhler TS, Lerner LB, và Wilt TJ (2020), Surgical management of lower urinary tract symptoms attributed to benign prostatic hyperplasia: AUA guideline amendment 2020, The Journal of urology, số 204(4), tr. 799-804 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Surgical management of "lower urinary tract symptoms attributed to benign prostatic hyperplasia: AUA guideline "amendment 2020
Tác giả: Parsons JK, Dahm P, Kửhler TS, Lerner LB, và Wilt TJ
Năm: 2020
7. Edward Davis Kim Levi A Deter (2021), Benign Prostatic Hyperplasia (BPH), Medcape Sách, tạp chí
Tiêu đề: Benign Prostatic Hyperplasia (BPH)
Tác giả: Edward Davis Kim Levi A Deter
Năm: 2021
8. John E %J The prostate McNeal (1981), The zonal anatomy of the prostatesố 2(1), tr. 35- 49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The zonal anatomy of the prostate
Tác giả: John E %J The prostate McNeal
Năm: 1981
9. Kirby R.S et al McNicholas T.A (2012), Elevation and nonsurgical management of benign prostatic hyperplasia, in Campbell Walsh Urology, 10, Editor. tr. 2611-2619 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Elevation and nonsurgical management of "benign prostatic hyperplasia", in "Campbell Walsh Urology
Tác giả: Kirby R.S et al McNicholas T.A
Năm: 2012
11. Đỗ Xuân Bang Trần Đức Hòe (1996), Điều tra dịch tễ học u tiền liệt tuyến ở nam giới từ tuổi 45 trở lên, Y học quân sự, tr. 5-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra dịch tễ học u tiền liệt tuyến ở nam giới từ "tuổi 45 trở lên
Tác giả: Đỗ Xuân Bang Trần Đức Hòe
Năm: 1996
12. Nguyễn Sào Trung Trần Phương Hạnh (2010), Giải phẫu bệnh học, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải phẫu bệnh học
Tác giả: Nguyễn Sào Trung Trần Phương Hạnh
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
13. Nguyễn Bửu Triều, Nguyễn Phương Hồng NK, Vũ Nguyễn Khải Ca, và Nguyễn Đức Nhuận (2002), Kết quả điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng cắt nội soi trong 15 năm (6/1981-6/1996) tại bệnh viện Việt Đức, Tạp chí Y học Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng cắt nội soi trong "15 năm (6/1981-6/1996) tại bệnh viện Việt Đức
Tác giả: Nguyễn Bửu Triều, Nguyễn Phương Hồng NK, Vũ Nguyễn Khải Ca, và Nguyễn Đức Nhuận
Năm: 2002
14. Mehmet Y, Bekir A, Soner Y, Namik Kemal H, và Erol A (2013), Conventional monopolar transurethral resection of prostate in patients with large prostate (≥ 80 grams), Central European Journal of Urology, số 66(3), tr. 303 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Conventional "monopolar transurethral resection of prostate in patients with large prostate (≥ 80 "grams)
Tác giả: Mehmet Y, Bekir A, Soner Y, Namik Kemal H, và Erol A
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w