1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phát triển năng lực học sinh thông qua đổi mới phương thức dạy học môn tnxh lớp 1 theo định hướng gdpt 2018

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển năng lực học sinh thông qua đổi mới phương thức dạy học môn Tự nhiên Xã Hội lớp 1 theo định hướng GDPT 2018
Chuyên ngành Tự Nhiên Xã Hội
Thể loại Sáng kiến
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 7,19 MB

Nội dung

* Nội dung và cách thực hiện: Việc cho học sinh xem các video định hướng nội dung bài học có rất nhiều những lợi ích như sau: Khơi gợi sự tò mò của học sinh: Video định hướng nội dung bà

Trang 1

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 1 THEO

ĐỊNH HƯỚNG GDPT 2018 (Bộ sách Kết nối tri thức)

A MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

B NỘI DUNG 4

1 Cơ sở lý luận 4

2 Cơ sở thực tiễn 5

3 Giải pháp thực hiện 7

Biện pháp 1 Sử dụng các video định hướng nội dung bài học giúp nâng cao năng lực phân tích thông tin của học sinh 7

Biện pháp 2 Phối hợp đa dạng cách tổ chức lớp học khi lồng ghép hoạt động vui chơi vào học tập giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo, tư duy nhanh 10

Biện pháp 3 Tổ chức hoạt động trải nghiệm vẽ tranh giúp học sinh mở rộng năng lực sáng tạo 13

Biện pháp 4 Phối hợp hoạt động thuyết trình vào kỹ thuật khăn trải bàn giúp học sinh tự tin, phát triển năng lực giao tiếp 15

Biện pháp 5 Ứng dụng các tình huống để giúp học sinh nâng cao năng lực giải quyết vấn đề 18

4 Hiệu quả của sáng kiến 20

C KẾT LUẬN 22

1 Kết luận 22

2 Đề xuất, kiến nghị 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 2

* Nội dung và cách thực hiện:

Việc cho học sinh xem các video định hướng nội dung bài học có rất nhiều những lợi ích như sau:

Khơi gợi sự tò mò của học sinh: Video định hướng nội dung bài học có thể giúp học sinh trở nên tò mò và quan tâm hơn đến chủ đề của bài học

Tăng tính tương tác: Học sinh có thể cùng nhau thảo luận về những tình huống trong video, được xem trực tiếp những tình huống ngoài đời thực trao đổi cùng giáo viên

Tăng hiệu quả học tập: Video định hướng nội dung bài học có thể giúp học sinh hiểu kiến thức một cách dễ dàng và tăng hiệu quả học tập

Tuy nhiên, để hoạt động này diễn ra hiệu quả, tôi cần đảm bảo những nguyên tắc khi lựa chọn video cho học sinh xem trong phần khởi động Video cần có nội dung dễ hiểu, ngắn gọn và liên quan đến nội dung bài học Các video thường sẽ theo hình thức phim hoạt hình, liên hệ đến những tình huống thực tế để giúp trẻ nhớ lâu hơn

Cách thực hiện hoạt động này như sau:

Ví dụ 1: Bài 4: An toàn khi sử dụng đồ dùng trong nhà

Để dẫn dắt bài bài học một cách thú vị, tôi cho học sinh xem một phần video (đến đoạn bạn trai bị điện giật)

DEMO M113 - KẾT NỐI TRI THỨC

Trang 3

Sau khi xem xong video, tôi cùng học sinh phân tích tình huống xảy ra trong video qua các câu hỏi như sau:

+ Chuyện gì xảy ra trong tình huống?

+ Em nên hành động như thế nào trong tình huống đó?

+ Bài học rút ra là gì?

Sau đó, tôi sẽ mời học sinh liệt kê một số tình huống nguy hiểm khi ở nhà để các em hiểu thêm về bài học cũng như liên hệ được những tình huống thực tế, giúp các em tránh lặp lại những lỗi trên khi ở nhà

Sau cùng, tôi khéo léo dẫn dắt vào nội dung bài học chính

Ví dụ 2: Bài 13: An toàn trên đường

Tôi sẽ chia lớp thành 6 nhóm Sau đó các nhóm sẽ lần lượt nêu ra những tình huống an toàn khi đi trên đường Nhóm cuối cùng không nêu ra được tình huống mới sẽ bị phạt vui đứng lên ngồi xuống 10 lần

https://www.youtube.com/watch?v=9VcAMXMFOOY Sau đó, tôi cho học sinh xem video để tổng hợp lại một số tình huống trước khi vào bài học

* Điểm mới:

Việc sử dụng video cho phần khởi động khiến các em học sinh hiểu được sơ qua nội dung chính của buổi học, làm quen với bài mới một cách dễ dàng hơn đồng thời hứng thú hơn với nội dung bài học Những video trên cũng khiến học

Trang 4

sinh tăng tương tác với nhau và với giáo viên Thông qua việc xem và phân tích nội dung video, học sinh tiếp cận với kiến thức bài học tự nhiên và dễ hiểu hơn

Biện pháp 2 Phối hợp đa dạng cách tổ chức lớp học khi lồng ghép hoạt động vui chơi vào học tập giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo, tư duy nhanh

* Mục đích:

Biện pháp nhằm tăng hứng thú của học sinh với nội dung môn học đồng thời cải thiện thái độ học tập của các em trong các tiết học Bên cạnh đó, biện pháp cũng nhằm mục đích phát huy được sự sáng tạo, tư duy nhanh của học sinh thông

qua việc hoàn thành các yêu cầu của trò chơi do giáo viên đề xuất

* Nội dung và cách thực hiện:

Phương pháp tổ chức trò chơi học tập từ lâu đã không còn xa lạ đối với ngành giáo dục Trò chơi học tập có vai trò quan trọng, giúp tạo không khí phấn khởi trong tiết học cho các em học sinh, giúp các em sôi nổi, kích thích sự hưng phấn của mỗi em học sinh khi tham gia tiết học

Trò chơi có thể tổ chức theo hình thức cá nhân hoặc chơi theo nhóm, giúp tạo không khí phấn khởi trong tiết học Các câu hỏi được lựa chọn trong trò chơi đều có liên quan đến kiến thức cũ đã được truyền đạt trong bài trước, các em cần

ôn tập kỹ, hiểu kiến thức để có thể nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của đề bài và giành chiến thắng Hiểu được tầm quan trọng của trò chơi học tập, tôi đã tiến hành xây dựng các trò chơi khởi động giúp các em chuẩn bị sẵn sàng bước vào tiết học

- Tổ chức trò chơi cá nhân

Trò chơi theo hình thức cá nhân sẽ giúp các em học sinh tự rèn luyện tư duy nhanh nhạy, làm việc độc lập, đồng thời giúp các em hiểu hơn về bài học Những trò chơi theo hình thức cá nhân cũng kích thích tinh thần của học sinh, khiến các

em mong muốn chiến thắng và tích cực tư duy để giành được chiến thắng

Ví dụ 1: Trò chơi Truyền điện

Áp dụng: Bài 6: Lớp học của em

Trang 5

Mục đích: Hoạt động giúp các em học sinh rèn luyện tư duy nhanh nhẹn đồng thời nắm vững được những đồ vật liên quan đến lớp học và tác dụng của chúng

Cách chơi: Giáo viên sẽ đặt câu hỏi liên quan đến bài học và chọn 1 học sinh bất kỳ Sau khi học sinh đó trả lời chính xác, em có thể lựa chọn một bạn bất kỳ tiếp theo Cứ thế các học sinh lần lượt trả lời câu hỏi cho đến khi có học sinh không trả lời được nữa

Ví dụ 2: Trò chơi Đuổi hình bắt chữ

Áp dụng: Bài 17: Con vật quanh em

Mục đích: Trò chơi giúp các em học sinh tăng phản năng phán đoán cũng như nắm được những đặc điểm nổi bật nhất của từng con vật

Cách chơi: Một học sinh diễn tả những đặc điểm của một con vật, một học sinh khác sẽ đoán xem đó là con gì Lần lượt các em học sinh diễn tả và đoán cho đến khi kết thúc

Trang 6

- Tổ chức trò chơi theo cặp đôi

Khi tham gia vào các hoạt động trò chơi theo hình thức nhóm nhỏ sẽ giúp các em phát triển được khả năng phối hợp nhịp nhàng, tinh thần trách nghiệm và khả năng tuy duy, phản biện, …

Áp dụng Bài 8: Cùng vui ở trường

Tôi tổ chức chia lớp thành các cặp đôi Sau đó, tôi gọi ngẫu nhiên 1 vài cặp lên tham gia trò chơi

Mỗi cặp được phát một tờ giấy to để cả hai cùng đứng trên tờ giấy đó

Cứ mỗi lượt chơi, tờ giấy lại được gấp nhỏ lại (gấp đôi, gấp 3, gấp 4 tờ giấy)

2 thành viên phải cùng nhau đoàn kết, nâng đỡ nhau để cùng đứng trọn vẹn trên

tờ giấy mà không bị thừa chân ra ngoài Có thể cõng, bế, giữ tay, giữ chân nhau

để không bị chạm chân ra ngoài giấy

Sau mỗi lượt chơi tờ giấy ban đầu lại bé lại, đòi hỏi học sinh phải tư duy cách gấp giấy và thể hiện sự đoàn kết để cùng nhau đứng trên tờ giấy một cách trọn vẹn

Nếu cặp nào không có cách tiếp tục trò chơi, các cặp khán giả có thể xung phong để lên tiếp tục trò chơi

Tôi cũng tổ chức thành nhiều lượt chơi kết hợp các trò chơi khác như: ô ăn quan, di chuyển và giữ bóng bằng lưng về đích,

- Tổ chức trò chơi theo nhóm lớn

Trò chơi theo hình thức nhóm giúp các em học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm đồng thời xây dựng sự đoàn kết giữa các em, cho học sinh cơ hội học hỏi lẫn nhau,

Ví dụ: Trò chơi Tiếp sức

Trang 7

Mục đích: Trò chơi giúp các em học sinh phát triển tư duy, suy nghĩ nhanh nhẹn đồng thời giúp các em hiểu thêm về bài học cũng như cách làm việc theo nhóm

Cách chơi: Tôi chia lớp thành các nhóm với số thành viên bằng nhau Các

em học sinh trong nhóm thay nhau tiếp sức viết câu trả lời cho câu hỏi của tôi lên bảng cho đến khi hết giờ

Mỗi lần chia nhóm, giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên, mỗi lần các học sinh sẽ

ở trong một nhóm khác nhau để tăng cường khả năng giao tiếp với các bạn học

sinh khác trong nhóm cũng như kích thích hứng thú học tập

* Điểm mới:

Biện pháp xây dựng thay đổi phương pháp kiểm tra bài cũ trước đây bằng phương pháp trò chơi học tập kết hợp phương pháp giảng dạy theo nhóm Như vậy, giáo viên có thể kiểm tra kiến thức của số lượng lớn học sinh trong lớp chứ không chỉ là 1 đến 2 em như trước đây Hoạt động này cũng giúp thay đổi cái nhìn của các em học sinh về việc kiểm tra bài cũ trước khi vào nội dung chính, chuẩn

bị cho các em tinh thần sảng khoái, nâng cao hiệu quả học tập, tiếp thu kiến thức tốt hơn, phát triển năng lực sáng tạo và tư duy nhanh của học sinh khi vận dụng

kiến thức vào trò chơi

Biện pháp 3 Tổ chức hoạt động trải nghiệm vẽ tranh giúp học sinh mở rộng năng lực sáng tạo

* Mục đích:

Vì đa số các em đã tìm hiểu kiến thức trước tại nhà nên hầu hết thời gian trong tiết học sẽ được giáo viên sử dụng để chuẩn hóa lại kiến thức và giao bài tập vận dụng, thực hành cho các em học sinh Vì vậy, việc để cho các em thảo luận

Trang 8

Việc cho học sinh xem các video định hướng nội dung bài học có rất nhiều những lợi ích như sau:

Khơi gợi sự tò mò của học sinh: Video định hướng nội dung bài học có thể giúp học sinh trở nên tò mò và quan tâm hơn đến chủ đề của bài học

Tăng tính tương tác: Học sinh có thể cùng nhau thảo luận về những tình huống trong video, được xem trực tiếp những tình huống ngoài đời thực trao đổi cùng giáo viên

Tăng hiệu quả học tập: Video định hướng nội dung bài học có thể giúp học sinh hiểu kiến thức một cách dễ dàng và tăng hiệu quả học tập

Tuy nhiên, để hoạt động này diễn ra hiệu quả, tôi cần đảm bảo những nguyên tắc khi lựa chọn video cho học sinh xem trong phần khởi động Video cần có nội dung dễ hiểu, ngắn gọn và liên quan đến nội dung bài học Các video thường sẽ theo hình thức phim hoạt hình, liên hệ đến những tình huống thực tế để giúp trẻ nhớ lâu hơn

Cách thực hiện hoạt động này như sau:

Ví dụ 1: Bài 17: Em chăm sóc và bảo vệ cây trồng (bài 17 trang 72 - Tự nhiên và xã hội 1 sách Chân trời sáng tạo)

Để dẫn dắt bài bài học một cách thú vị, tôi cho học sinh xem một phần video (đến đoạn các bạn chăm sóc cây trồng)

Sau khi xem xong video, tôi cùng học sinh phân tích tình huống xảy ra trong video qua các câu hỏi như sau:

+ Các bạn trong video đang làm gì?

DEMO M113 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Trang 9

+ Bài học rút ra là gì?

Sau đó, tôi sẽ mời học sinh liệt kê một số cách chăm sóc, bảo vệ cây trồng

để các em hiểu thêm về bài học cũng như liên hệ được những tình huống thực tế, giúp các em biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng ở mọi nơi

Sau cùng, tôi khéo léo dẫn dắt vào nội dung bài học chính

Ví dụ 2: Bài 14: Đi đường an toàn (bài 14 trang 60 - Tự nhiên và xã hội 1 sách Chân trời sáng tạo)

Tôi sẽ chia lớp thành 6 nhóm Sau đó các nhóm sẽ lần lượt nêu ra những tình huống an toàn khi đi trên đường Nhóm cuối cùng không nêu ra được tình huống mới sẽ bị phạt vui đứng lên ngồi xuống 10 lần

https://www.youtube.com/watch?v=9VcAMXMFOOY Sau đó, tôi cho học sinh xem video để tổng hợp lại một số tình huống trước khi vào bài học

* Điểm mới:

Việc sử dụng video cho phần khởi động khiến các em học sinh hiểu được sơ qua nội dung chính của buổi học, làm quen với bài mới một cách dễ dàng hơn

Trang 10

https://www.youtube.com/watch?v=JHLMCZWoZ8U Sau khi xem xong video, tôi cùng học sinh phân tích những hiện tượng thời tiết thường gặp trong video qua các câu hỏi như sau:

+ Có những hiện tượng thời tiết nào thường gặp trong video?

+ Mỗi kiểu thời tiết sẽ có những dấu hiệu, đặc điểm như thế nào?

Sau đó, tôi sẽ mời học sinh liệt kê một số hiện tượng thời tiết thực tế mà các

em thường gặp để các em hiểu thêm về bài học cũng như liên hệ được những kiểu trang phục phù hợp cho từng loại thời tiết

Sau cùng, tôi khéo léo dẫn dắt vào nội dung bài học chính

Ví dụ 2: Bài 9: An toàn trên đường (bài 9 trang 58 - Tự nhiên và xã hội 1 sách Cánh diều)

Tôi sẽ chia lớp thành 6 nhóm Sau đó các nhóm sẽ lần lượt nêu ra những tình

DEMO M113 - CÁNH DIỀU

Trang 11

https://www.youtube.com/watch?v=9VcAMXMFOOY Sau đó, tôi cho học sinh xem video để tổng hợp lại một số tình huống trước khi vào bài học

* Điểm mới:

Việc sử dụng video cho phần khởi động khiến các em học sinh hiểu được sơ qua nội dung chính của buổi học, làm quen với bài mới một cách dễ dàng hơn đồng thời hứng thú hơn với nội dung bài học Những video trên cũng khiến học sinh tăng tương tác với nhau và với giáo viên Thông qua việc xem và phân tích nội dung video, học sinh tiếp cận với kiến thức bài học tự nhiên và dễ hiểu hơn

Biện pháp 2 Phối hợp đa dạng cách tổ chức lớp học khi lồng ghép hoạt động vui chơi vào học tập giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo, tư duy nhanh

* Mục đích:

Biện pháp nhằm tăng hứng thú của học sinh với nội dung môn học đồng thời cải thiện thái độ học tập của các em trong các tiết học Bên cạnh đó, biện pháp cũng nhằm mục đích phát huy được sự sáng tạo, tư duy nhanh của học sinh thông

qua việc hoàn thành các yêu cầu của trò chơi do giáo viên đề xuất

* Nội dung và cách thực hiện:

Phương pháp tổ chức trò chơi học tập từ lâu đã không còn xa lạ đối với ngành giáo dục Trò chơi học tập có vai trò quan trọng, giúp tạo không khí phấn khởi trong tiết học cho các em học sinh, giúp các em sôi nổi, kích thích sự hưng phấn của mỗi em học sinh khi tham gia tiết học

Trò chơi có thể tổ chức theo hình thức cá nhân hoặc chơi theo nhóm, giúp tạo không khí phấn khởi trong tiết học Các câu hỏi được lựa chọn trong trò chơi đều có liên quan đến kiến thức cũ đã được truyền đạt trong bài trước, các em cần

Trang 12

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG

QUA ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC DẠY HỌC MÔN

TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 1 THEO ĐỊNH HƯỚNG

GDPT 2018

1

Kết cấu của đề tài

1 Lý do chọn đề tài

2 Cơ sở lý luận & thực tiễn

3 Giải pháp thực hiện

4 Hiệu quả của sáng kiến

6 Đề xuất, kiến nghị

2

1 Lý do chọn đề tài

Môn Tự nhiên và Xã hội đóng một vai trò quan trọng

trong nội dung giáo dục, mang đến cho học sinh kiến

thức toàn diện, cơ bản trong cuộc sống.

Chương trình GDPT 2018 đề cao việc phát triển những

năng lực cần thiết cho người học như: tự chủ, tự học,

tích cực, sáng tạo,

Thực tế giảng dạy hiện này, học sinh vẫn chưa có

nhiều hứng thú khi học môn học, ít tương tác với các

trò chơi giáo viên tổ chức.

2 Cơ sở lý luận & thực tiễn

Ưu tiên hàng đầu hiện nay của nền giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm đồng thời sử dụng những kỹ thuật dạy học hiệu quả, mới lạ.

Với môn Tự nhiên và xã hội, các phương pháp giáo dục mới cần đảm bảo hướng đến sự phát triển với 10 năng lực chuyên môn và năng lực chung.

Các phương pháp dạy học tích cực có thể kể đến như như lồng ghép tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn học, tăng cường sử dụng đồ dùng, thiết bị học tập trực quan,

Trang 13

2 Cơ sở lý luận & thực tiễn

• Không gian lớp học còn hạn chế.

• Một vài học sinh có thái độ không hợp tác với giáo viên.

• Số ít phụ huynh chưa coi trọng môn

Tự nhiên và Xã hội.

Khó khăn

• Các cơ quan ban ngành tạo điều kiện

nâng cao chuyên môn cho giáo viên.

• Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong

nhà trường tương đối đầy đủ.

• Giáo viên có trình độ chuyên môn cao.

• Phụ huynh quan tâm tới việc học của

con em mình.

• Đa số học sinh luôn nỗ lực, chủ động

trong học tập.

Thuận lợi

5

03 Giải pháp thực hiện

6

Biện pháp 1 Sử dụng các video định hướng nội dung bài học giúp

nâng cao năng lực phân tích thông tin của học sinh

Lợi ích của việc cho học sinh xem các video định hướng nội dung bài học

Khơi gợi sự tò mò của học sinh: Video định hướng nội dung bài học có thể giúp học sinh trở nên tò mò và quan tâm hơn đến chủ đề của bài học.

Tăng tính tương tác: Học sinh có thể cùng nhau thảo luận về những tình huống trong video, được xem trực tiếp những tình huống ngoài đời thực trao đổi cùng giáo viên.

Tăng hiệu quả học tập: Video định hướng nội dung bài học

có thể giúp học sinh hiểu kiến thức một cách dễ dàng và tăng hiệu quả học tập.

7

Biện pháp 1 Sử dụng các video định hướng nội dung bài học giúp nâng cao năng lực phân tích thông tin của học sinh

Ví dụ 1: Bài 4: An toàn khi sử dụng đồ dùng trong nhà.

• Giáo viên cho học sinh xem một phần video (đến đoạn bạn trai bị điện giật).

• Sau khi xem xong video, giáo viên cùng học sinh phân tích tình huống xảy ra trong video qua các câu hỏi như sau:

+ Chuyện gì xảy ra trong tình huống?

+ Em nên hành động như thế nào trong tình huống đó?

+ Có em nào có thể liệt kê các tình huống nguy hiểm

mà chúng ta có thể gặp khi ở nhà không?

• Học sinh xung phong trả lời các câu hỏi.

• Dựa trên câu trả lời của học sinh, giáo viên dẫn dắt vào nội dung bài học.

8

Ngày đăng: 27/07/2024, 08:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w