1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu phân tích tình hình tai nạn lao động của công ty than thống nhất tkv giai đoạn 2009 ÷ 2019 dự đoán tình hình trong những năm tới và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn lao động

117 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Để đáp ứng chiến lược phát triển của ngành than về sản lượng trongnhững năm tới, đòi hỏi các mỏ than hầm lò phải mở rộng, nâng cao năng lực, ápdụng các nghiên cứu khoa học kỹ thuật và cô

Trang 1

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nhiều năm qua, ngành khai thác than đã trở thành một trong nhữngnguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, trong sự nghiệp công nghiệphóa - hiện đại hóa đất nước Do vậy đòi hỏi ngành khai thác than nói chung vàkhai thác than Hầm lò nói riêng luôn phải được duy trì và có sự đầu tư phát triểnvới quy mô ngày càng lớn, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng than trong nước vàxuất khẩu Để đáp ứng chiến lược phát triển của ngành than về sản lượng trongnhững năm tới, đòi hỏi các mỏ than hầm lò phải mở rộng, nâng cao năng lực, ápdụng các nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, đảm bảotạo được bước phát triển cao, cả về năng suất lao động, công suất mỏ, tận thu tàinguyên triệt để và đặc biệt phải đảm bảo an toàn trong tất cả các khâu sản xuất.Do những đòi hỏi nêu trên, để đáp ứng nhu cầu các đơn vị sản xuất than Hầm lòphải mở rộng, lập các dự án để khai than xuống sâu dưới mức thông thủy và đâychính là vấn đề thách thức lớn nhất đối với công tác an toàn mỏ Vì theo đánhgiá của nhiều nhà khoa học cho thấy khi càng khai thác xuống sâu thì nguy cơxảy ra mất an toàn là rất lớn và khó kiểm soát, đặc biệt là các loại hình tai nạn vềkhí mỏ, sập đổ lò do điều kiện lớp vỉa thay đổi.

Trong những năm gần đây dù đã ý thức được vấn đề về an toàn mỏ,nhưng hàng năm chỉ tính riêng các mỏ than hầm lò thuộc vùng Quảng Ninh vẫnluôn xẩy ra những vụ tai nạn lao động và đặc biệt nguy hiểm như: Nổ khí CH4;bục nước, sập đổ lò, ngạt khí làm chết hàng chục người, gây hậu quả nghiêmtrọng và thiệt hại lớn về con người, cũng như vật chất Chính vì vậy an toàn, bảovệ con người trong khai thác mỏ hầm lò, hiện là vấn đề được đặt lên hàng đầutrong quá trình sản xuất, phương châm và chiến lược phát triển của ngành than,cần phải có những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, phòng tránh nguy cơ tai nạnlao động xẩy ra Không ngoài quan điểm coi con người là vừa là mục tiêu, vừalà nguồn lực để phát triển sản xuất, để giảm thiểu tai nạn lao động trong quátrình khai thác than hầm lò và nhằm mục đích đánh giá, đề xuất các giải phápngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động trong quá trình khai thác than hầm lò Công

ty than Thống Nhất - TKV, tác giả đã lựa chọn đề tài "Nghiên cứu phân tíchtình hình tai nạn lao động của Công ty than Thống Nhất - TKV, giai đoạn2009 ÷ 2019; dự đoán tình hình trong những năm tới và đề xuất một số giải

Trang 2

pháp nhằm giảm thiểu tai nạn lao động" để làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành

khai thác mỏ.

2 Mục đích của đề tài

- Xác định được các tai nạn lao động ở Công ty than Thống Nhất - KTV

trong giai đoạn 2009 ÷ 2019.

- Dự báo tình hình tai nạn lao động trong những năm tới theo chiến lượcphát triển của các mỏ.

- Đề xuất các giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động.

3 Đối tượng nghiên cứu

- Đặc điểm chung về mỏ than hầm lò thuộc Công ty than Thống Nhất;- Nghiên cứu quy luật tai nạn lao động ở các khu khai thác hầm lò thuộcCông ty than Thống Nhất trong giai đoạn 2009 ÷ 2019.

- Dự báo tình hình tai nạn lao động của công ty trong các năm tới theo

quy hoạch phát triển.

- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động.

4 Các phương pháp nghiên cứu

Luận văn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:- Phương pháp thu thập, thống kê, phân tích và tổng hợp số liệu;- Phương pháp toán học xác suất;

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

- Kết quả nghiên cứu của Luận văn được dựa trên cơ sở của khoa họcthống kê và phương pháp toán học xác suất, vì vậy đảm bảo độ tin cậy cao;

- Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, vì sẽ góp phần đáng kểvào việc phòng ngừa và giảm tai nạn lao động trong quá trình khai thác thanHầm lò;

- Luận văn đã đề xuất được một số giải pháp hợp lý, có thể ứng dụng vàotrong sản xuất than hầm lò, để giảm tối thiểu nguy cơ rủi ro, tai nạn lao độngtheo chiến lược phát triển Công ty than Thống Nhất - TKV

6 Cơ sở tài liệu

Luận văn được xây dựng trên cơ sở:

- Báo cáo thống kê tình hình tai nạn lao động của Tập đoàn công nghiệp

than - khoáng sản Việt Nam.

- Báo cáo thống kê tình hình tai nạn lao động của Công ty than Thống Nhất- TKV.

Trang 3

- Các giáo trình về khoa học, công nghệ trong khai thác mỏ hầm lò.

- Kế hoạch phát triển Công ty than Thống Nhất - TKV giai đoạn 2020 2025 do Công ty lập và được TKV phê duyệt;

-: Các tài liệu liên quan khác.

7 Cấu trúc Luận văn

Luận văn gồm 4 chương được trình bày trong 85 trang A4 với 23 Bảng và17 Hình vẽ.

Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Tạ VănKiên và TS Đỗ Xuân Huỳnh Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối vớiBan Giám hiệu Trường đại học Công nghiệp Quảng Ninh, Phòng Đào tạo, KhoaMỏ và Công trình, Bộ môn Khai thác hầm lò, Ban lãnh đạo Công ty than ThốngNhất đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứuvà hoàn thành luận văn Đặc biệt là sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của TS TạVăn Kiên và các thầy giáo trong Bộ môn khai thác hầm lò, Trường đại học Côngnghiệp Quảng Ninh Đồng thời tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các nhà khoahọc, các bạn đồng nghiệp và người thân đã tạo điều kiện, động viên giúp đỡ tôihoàn thành luận văn này.

Trang 4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TAI NẠN LAO ĐỘNG MỎHẦM LÒ VÙNG QUẢNG NINH VÀ CÔNG TY THAN THỐNG NHẤT

TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

1.1 Tổng quan về tình hình khai thác than Hầm lò vùng Quảng Ninh

1.1.1 Khái quát về bể than vùng Quảng Ninh

a Trữ lượng than hầm lò vùng than Quảng Ninh

Tổng trữ lượng than của nước ta là 48,7 tỉ tấn, trong đó than đá là 48,4 tỉtấn Ở vùng Quảng Ninh Trữ lượng than Antraxit phân bố từ Phả Lại đến KếBào với diện tích khoảng 300 km2 Trữ lượng xác định là 3,222 tỷ tấn Độ tincậy của công tác thăm dò thấp, cấp A + B chỉ đạt 13%; Cấp C1 chiếm 56% Trữlượng than được khai thác hầm lò rất lớn chiếm gần 80% tổng trữ lượng cảvùng Trữ lượng than phân theo vùng được ghi ở bảng 1.2

Bảng 1.1 Trữ lượng than vùng Quảng Ninh.

b Đặc điểm cấu trúc địa chất

Nham thạch trong địa tầng chứa than chủ yếu là các loại sét kết, bột kết,cát kết Các tập lớp nham thạch này nằm xen kẽ nhau, có chiều dầy thay đổi lớnvà là thành phẩm chủ yếu vách trực tiếp, vách cơ bản và trụ các vỉa than, tínhchất cơ lý đá vách, trụ vỉa than thay đổi trong phạm vi lớn

c Đặc điểm cấu tạo vỉa than

Các vỉa than vùng Quảng Ninh có cấu tạo đơn giản chiếm khoảng 29%,số lượng còn lại là các vỉa có cấu tạo phức tạp và rất phức tạp Các vỉa thankhông ổn định về chiều dầy và góc dốc chiếm tỷ lệ cao (gần 1/2 tổng trữ lượng).

Trang 5

Cấu tạo vỉa có chứa các lớp đá kẹp với số lượng, chiều dầy và tính chất cơ lýcủa chúng thường biến đổi Các vỉa than bị phân cắt bởi hàng loạt đứt gẫy, phayphá Nếu chỉ tính riêng các đứt gãy lớn thì mức độ là thấp (dưới 50m/ha) Nhưngtrong quá trình đào lò chuẩn bị và khai thác đã phát hiện được nhiều phay phá cóbiên độ nhỏ Ở mỏ Vàng Danh trong quá trình thăm dò chỉ phát hiện được 7%đứt gãy có biên độ dịch chuyển < 15 cm Còn 93% đứt gãy là do phát hiện trongquá trình khai thác Ở mỏ Mạo Khê phát hiện 88 đứt gãy và mỏ Hà Lầm 129 đứtgãy có biên độ nhỏ bắt gặp trong quá trình khai thác và đào lò chuẩn bị.

d Địa chất thủy văn

Kết quả bơm nước thí nghiệm vùng Hòn Gai - Cẩm Phả thì lưu lượngnước các lỗ khoan đa số dưới 1 lít/ giây Hệ số thẩm thấu của nham thạch đa sốdưới 0,1 m/ ngày đêm và thay đổi đến 0,52 m/ ngày đêm Kết quả quan trắc mứcnước ở các lỗ khoan và lượng nước thoát ra ở các đường lò cho thấy nước trongtrầm tích chứa than liên quan chặt chẽ với nước mặt và chịu ảnh hưởng rất lớncủa mùa mưa nhiệt đới.

e Độ chứa khí và tính tự cháy

Theo báo cáo thăm dò địa chất các mỏ hầm lò ở Quảng Ninh về độ chứa khítự nhiên ở mức đang khai thác hiện nay có khí cấp I, có một vài mỏ tiếp cận cấp II.Đặc biệt sau sự cố nổ khí CH4 ngày 11/1/1999 tại mỏ Mạo khê thì Mỏ đã đượcchuyển sang chế độ mỏ có khí Mê tan siêu hạng và từ năm 2006, trong quá trìnhkhai thác xuống sâu độ xuất khí Mê tan của mỏ Mạo Khê đã tăng lên và được xếpvào mỏ siêu hạng về khí Mê tan Trong quá trình khai thác tại các mỏ hầm lò hầunhư chưa gặp hiện tượng phụt khí đột ngột, chỉ có một vài trường hợp xảy ra cháykhí CH4 khi đào lò chuẩn bị trong than để mở khai trường, nơi không được thônggió tốt.

f Chất lượng than của bể than Quảng Ninh

Vùng than Quảng Ninh có tới 96,19% là than Antraxit và bán Antraxit,thuộc loại than quí hiếm trên thế giới Than Quảng Ninh không những đáp ứngđược các nhu cầu sử dụng trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu cao

1.1.2 Hiện trạng khai thác các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh

Hiện nay có trên 20 mỏ hầm lò đang hoạt động Trong đó chỉ có 13 mỏ cótrữ lượng huy động lớn, có công nghệ và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh,khai thác với sản lượng hầm lò từ 1 triệu tấn/năm trở lên Các mỏ còn lại sảnlượng khai thác dưới 1 triệu tấn/năm, dây chuyền công nghệ và cơ sở hạ tầngkhông đầy đủ Một số mỏ còn nhỏ, diện tích khai trường hẹp, trữ lượng ít nên

Trang 6

không có điều kiện để phát triển sản lượng và cơ giới hóa dây chuyền côngnghệ.

a Khai thông và chuẩn bị ruộng mỏ

Sơ đồ mở vỉa trữ lượng trên mức thông thủy tự nhiên là lò bằng, dướimức thông thủy tự nhiên là giếng nghiêng kết hợp lò bằng, chỉ có mỏ MôngDương và một số ít mỏ như Hà Lầm, Mạo Khê là mở vỉa bằng giếng đứng.Chuẩn bị khai thác theo phương pháp khấu dật được áp dụng phổ biến ở các mỏ,khấu đuổi có lò đá tiến trước chỉ áp dụng ở một số vỉa thuộc khoáng sàng MạoKhê, Tràng Bạch do đá trụ trực tiếp mềm yếu Chuẩn bị trong khu khai thác đốivới các mỏ lớn thường là tầng chia phân tầng có cặp thượng trung tâm, 1 thượngđể xuống than, 1ò thượng để vận chuyển vật liệu thiết bị và thông gió Chiều dàilò chợ theo phương từ 150400m đối với các mỏ nhỏ, 400800m đối với cácmỏ lớn; theo hướng dốc từ 60 110m đối với các mỏ nhỏ, 120 150m đối với cácmỏ lớn Các mỏ nhỏ thường chuẩn bị theo kiểu lò chợ tầng khấu dật từ biên giớivề xuyên vỉa hoặc ra cửa lò

b Công nghệ khai thác áp dụng

Hệ thống khai thác cột dài theo phương lò chợ khấu theo chiều dốc chovỉa thoải và nghiêng đang là công nghệ khai thác truyền thống có hiệu quảnhất Chiều dài lò chợ khi chống cột thủy lực đơn hoặc giá thủy lực di động,giá xích là 100150m, sản lượng 140180 nghìn tấn/năm Một số công nghệkhai thác đang được áp dụng để khai thác vỉa dốc trên 500 là hệ thống khai thác2ANSH, hệ thống khai thác chia lớp ngang nghiêng chống giá thủy lực Đặcbiệt lò chợ cơ giới hóa kết hợp máy khấu liên hợp của công ty than Hà Lầmcông suất đạt 600  1.200 nghìn tấn/năm.

Với điều kiện thực tế và nhu cầu sự dụng than Tập đoàn Công nghiệpThan- Khoáng sản Việt Nam đã nghiên cứu triển khai một số công nghệ mới cóứng dụng như: cơ giới hóa khai thác than trong lò chợ, áp dụng thử nghiệmkhai thác bằng máy Com bai với giá chống thủy lực, giàn chống VINATA,giàn chống 2ANSH,… Công nghệ cơ giới hóa toàn phần (Máy combai+dànchống thủy lực tự hành + máng cào mềm) Trong thời gian tới tiếp tục nghiêncứu để hoàn thiện các thông số công nghệ để có thể triển khai thác áp dụng rộng

rãi đối với tất cả các mỏ than hầm lò có điều kiện địa chất phù hợp

Xu hướng phát triển khoa học công nghệ hầm lò thế giới hiện nay là hoànthiện sơ đồ công nghệ khấu lò chợ dài theo hướng cơ giới hóa đồng bộ, tăngchiều cao khấu hết chiều dày vỉa Phát triển sơ đồ công nghệ chia lớp nghiêngvới vách giả nhân tạo bằng các vật liệu mới, khấu than dưới dàn tự hành có cơ

Trang 7

cấu thu hồi than nóc và cơ giới hóa khai thác gương lò chợ ngắn Năng lực sảnxuất và mức độ tiêu thụ than đã đạt được mức tăng trưởng cao, đáp ứng đủ nhucầu về than của nền kinh tế quốc dân Công tác quản lý kỹ thuật trong toànngành đã được quan tâm, đã cải thiện đáng kể tình trạng kỹ thuật của các mỏthan Ngành than đã bảo toàn được vốn kinh doanh và đảm bảo sản xuất kinhdoanh có lãi, các khoản nộp ngân sách hàng năm đều tăng Công tác quản lý kỹthuật - công nghệ đã có những cải thiện rõ rệt đáp ứng được yêu cầu Tuy nhiênhàng năm các mỏ than hầm lò vẫn để xẩy ra những vụ tai nạn lao động nghiêmtrọng không những gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn gây thiệt hại về conngười.

Sản lượng than khai thác than Hầm lò trong các năm 2007÷2016 của cácđơn vị thành viên và của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Namđược thể hiện ở bảng 1.2.

Bảng 1.2 Sản lượng khai thác các mỏ than Hầm lò vùng Quảng Ninh từ năm 20072016

Sảnlượng (triệu tấn)

Trang 8

Hình 1.1 Biểu đồ Sản lượng khai thác các mỏ than Hầm lò vùng Quảng Ninh từ năm 20072016

1.1.3 Tình hình tai nạn lao động nghiêm trọng các mỏ than hầm lò vùngQuảng Ninh giai đoạn 2007 2016

Do đặc thù là một ngành công nghiệp nặng nhọc và có nguy cơ xẩy ra tainạn lao động cao, Ngành công nghiệp khai thác than hầm lò đã để xẩy ra nhiều vụtai nạn lao động làm chết nhiều người Theo số liệu thống kê giai đoạn từ năm2007 2016 chỉ tính riêng vùng than Quảng Ninh, đã xẩy ra 216 vụ tai nạn laođộng nghiêm trọng trong khai thác than hầm lò và làm chết 272 người Theo bảng

1.3 sản lượng khai thác các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh từ năm 20072016;bảng 1.4 Thống kê các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khai thác than hầm lòvùng Quảng Ninh giai đoạn 2007  2016 và hình 1.3 Biểu đồ thống kê các vụ tai

nạn lao động nghiêm trọng khai thác than hầm lò vùng Quảng Ninh giai đoạn 2007 2016 cho thấy sản lượng khai thác hầm lò và tình hình tai nạn lao động và sốngười chết có chiều hướng giảm nhưng chưa đang kể Một trong số vụ tai nạn điểnhình gần đây mà những người thợ lò làm việc tại vỉa 1C, khu Đông Tràng Bạch,thuộc Cty Than Đồng Vông - trực thuộc Công than Than Uông Bí khó có thể quênvào ngày 16/01/2014, khiến 6 người tử vong và 1 người bị thương nặng Nguyênnhân được xác định do cuối ca 2 ngày 16/01/2014 công nhân vận hành băng tải bỏvề sớm không tắt băng tải, để băng chạy tự do đến đầu ca 3 dẫn đến kẹt đầu băngvà cháy băng, sau đó cháy khí mê tan CH4 lan rộng và nhanh trong đường hầm,nên nhóm thợ ca 3 gồm 7 công nhân đi vào lò để làm việc không kịp thoát ra ngoàivà bị ngạt khí dẫn đến tử vong 6 người và 1 người bị thương nặng.

Bảng 1.3 Thống kê các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khai thác than Hầm lò vùng Quảng Ninh giai đoạn 2007  2016

chết

Trang 9

Hình 1.2 Biểu đồ thống kê các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khai thác than Hầm lò vùng Quảng Ninh giai đoạn 2007 2016

Trong những năm tới nhu cầu tiêu thụ năng lượng tự nhiên nói chung vàthan nói riêng trên toàn thế giới đều tăng cao Với dự đoán như vậy không chỉriêng Việt Nam mà trên toàn thế giới cần phải có quy hoạch khai thác cụ thểđảm bảo các yếu tố sau: Tài liệu địa chất (Hoạt động thăm dò) Nâng cao năngsuất sản lượng đáp ứng nhu cầu kinh tế Quốc dân và xuất khẩu Đổi mới côngnghệ, đồng thời cũng phải có biện pháp tiết kiệm năng lượng triệt để Về sảnxuất than: Hiên nay công nghệ khai thác hầm lò nói chung có những tiến bộvượt bậc Các Công ty đều đổi mới công nghệ khai thác và áp dụng thành côngcông nghệ chống giữ sử dụng cột chống thủy lực đơn, giá thủy lực di động,giàn chống thủy lực để chống lò chợ cho các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tốt vàđặc biệt là an toàn lao động được cao hơn Tại các vỉa dốc đứng, đã áp dụngcông nghệ khai thác chia lớp ngang nghiêng chống lò bằng giá thủy lực diđộng đã thay thế được hệ thống khai thác lò chợ dọc vỉa phân tầng, vừa

không an toàn và tổn thất than cao Tuy nhiên, ngoài những tiến bộ nêu trên

công nghệ khai thác hầm lò các mỏ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và yêucầu phát triển, sản lượng lò chợ còn thấp, trình độ cơ giới hoá và tự động hoácầu của toàn bộ các khâu trong hầm lò chưa cao và chưa rộng rãi, kinh nghiệm

vẫn còn nhiều hạn chế Về công tác An toàn: Nhìn chung tình hình TNLĐ từ

năm 2007 2016 có xu hướng giảm Tỷ lệ số người chết/1 nghìn tấn than cũngđã giảm Tai nạn lao động ngoài tính đến số vụ xảy ra, còn do đặc thù tai nạn lao

Trang 10

động Nguy hiểm nhất là cháy nổ khí Mêtan và Bục nước là loại tai nạn dẫn đếnthảm họa một tai nạn gây chết nhiều người và gây hậu quả nghiêm trọng có thểkhắc phục được hoặc không thể khắc phục được Các tai nạn loại này đều đượccác nước khai thác mỏ than quan tâm hàng đầu Do tính chất nghiêm trọng nhưtrên công tác an toàn mỏ luôn là vấn đề được đề cập thường xuyên và cần cónhững phân tích, đánh giá, có giải pháp đề phòng, ngăn chặn hiệu quả.

1.2 Lịch sử hình thành, phát triển và tình hình khai thác than hầm lòtại mỏ Thống Nhất;

Công ty Than Thống Nhất - TKV có tuổi mỏ trên 100 năm Năm 1960 trởvề trước là Mỏ Lộ Trí Cẩm Phả, gồm: Khu vực khai thác hầm lò Lộ Trí, Khuvực khai thác lộ thiên tầng 1 - 5 và Khu vực khai thác lộ thiên Núi Trọc, ĐèoNai;

Từ ngày 1/8/1960, mỏ Lộ Trí phân chia thành: Mỏ than Thống Nhất khaithác hầm lò; Mỏ than Đèo Nai khai thác lộ thiên; Mỏ than Cọc Sáu khai thác lộthiên và Xí nghiệp bến Cửa Ông (gồm nhà sàng và bến Cửa Ông) Mỏ thanThống Nhất được thành lập theo Quyết định số 707-BCN của Bộ Công nghiệpdo ông Hoàng Thái làm Giám đốc Tổng số công nhân cán bộ lúc này đã có 800người.

Tháng 8 năm 1965, Bộ Công nghiệp ra Quyết định thành lập Tổng Công tythan Quảng Ninh, gồm 2 công ty đó là: Công ty than Hòn Gai và Công ty thanCẩm Phả Mỏ Thống Nhất trực thuộc Công ty than Cẩm Phả quản lý;

Tháng 8 năm 1969, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số146/HĐCP về việc thành lập Bộ Điện và Than Theo quyết định này, hai Côngty than Cẩm Phả và than Hòn Gai hợp nhất thành Công ty than Hòn gai MỏThống Nhất trực thuộc Công ty than Hòn Gai.

Tháng 12 năm 1997, Bộ Công nghiệp có Quyết định số 21/1997/QĐ-BCNchuyển Mỏ than Thống Nhất thuộc quyền quản lý của Tổng Công ty Than ViệtNam.

Đến năm 2001, thực hiện Quyết định số 405/QĐ-HĐQT ngày 01/10/2001của Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Than Việt Nam, về việc đổi tên các đơn vịthành viên Mỏ than Thống Nhất được đổi thành Công ty than Thống Nhất.

Quyết định số 2455/QĐ-HĐQT ngày 08 tháng 11 năm 2006 của Hội đồngQuản trị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đổi tên Công tythan Thống Nhất thành Công ty than Thống Nhất - TKV.

Trang 11

Quyết định số 3328/QĐ-BCT ngày 25 tháng 06 năm 2009 của Bộ Côngthương về việc phê duyệt phương án chuyển đổi Công ty than Thống Nhất -TKV thành Công ty TNHH MTV than Thống Nhất - TKV.

Quyết định số 1173/QĐ-VINACOMIN ngày 01/7/2013 của Hội đồngthành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam về việc Thànhlập "Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Công tythan Thống Nhất - TKV", hoạt động ổn định đến nay.

1.3 Đặc điểm điều kiện địa chất kỹ thuật mỏ khu Lộ Trí Công ty thanThống Nhất

1.3.1 Vị trí địa lý

Khoáng sàng than Lộ Trí - Cẩm Phả thuộc diện quản lý của Công ty thanThống Nhất, Tổng công ty Đông Bắc và Công ty than Đèo Nai, nằm ở phía Bắcthành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

+ Phía Bắc giáp khoáng sàng than Khe Chàm, Khe Tam.+ Phía Đông giáp mỏ than Đèo Nai.

+ Phía Nam giáp thành phố Cẩm Phả.

+ Phía Tây giáp khoáng sàng Khe Sim (Theo đứt gãy F.B).

Với diện tích khoảng 5,5 km2, khoáng sàng than Lộ Trí - Cẩm Phả nằmphía Bắc dọc đường quốc lộ 18A, điều kiện giao thông thuận lợi, có đường ô tônối liền với các thị trấn và thành phố lớn trong cả nước.

1.3.2 Ranh giới toạ độ khoáng sàng;

Khoáng sàng than Lộ Trí - Cẩm Phả được chia thành ba phần và giao chocác Công ty than Thống Nhất, Tổng Công ty Đông Bắc và Công ty than Đèo Naiquản lý, phần giao cho Công ty than Thống Nhất nằm trong giới hạn tọa độ:

X: 24.600  26.400Y: 425.400  427.800

1.3.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội;

a, Địa hình

Khoáng sàng Lộ Trí là phần Nam của dải chứa than Cẩm Phả Địa hìnhvùng mỏ mang nhiều đặc điểm vùng rừng, núi ven biển, độ cao các đỉnh núitrung bình 200  300 m, đỉnh cao nhất +439,6 m Các dãy núi có phương kéodài á vĩ tuyến, từ Khe Sim đến Đông Quảng Lợi Toàn bộ diện tích phía TâyNam là thung lũng, được tạo thành do người Pháp trước kia và mỏ Thống Nhấthiện nay khai thác lộ thiên Địa hình trên mặt bị khai thác, đổ thải hầu khắp,thảm thực vật rừng không còn nhiều, sườn núi khá dốc, dễ bị xói lở trong mùa

Trang 12

mưa Vì vậy, các lộ vỉa than chỉ xuất hiện tại các moong tầng, còn lại bị đá thảiche lấp.

Đặc điểm địa hình trên mặt khu mỏ là các moong, tầng khai thác, nênnước mặt không tồn tại lâu, hướng dòng chảy về phía Nam và Đông Nam LộTrí Nguồn nước mặt tồn tại chủ yếu ở suối Hào Bắc, hồ BaRa nằm ở phía Bắckhu mỏ.

b Sông suối

Do địa hình của khu Lộ Trí có dạng kéo dài, nên mạng sông suối có dạngsong song và bắt nguồn từ đường phân thuỷ của dãy núi Lộ Trí Dòng chảy theohướng từ Bắc xuống Nam Địa hình có dạng sườn dốc, nằm sát bờ biển, nên suốichỉ có nước vào mùa mưa Phía Đông Bắc có hồ Bara - đây là hồ nhân tạo doPháp xây dựng để chứa nước phục vụ công nghiệp và dân sinh.

d Điều kiện kinh tế xã hội khu mỏ.

Khu Lộ Trí - Cẩm Phả nằm gần các khu Công nghiệp lớn của ngành thannhư: Nhà máy tuyển than Cửa Ông, nhà máy cơ khí Cẩm Phả, Cơ khí TrungTâm, Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô, máy mỏ.

Dân cư khu Lộ Trí - Cẩm Phả tập trung khá đông dọc đường 18A vàthành phố Cẩm Phả, phần đông là Công nhân của các mỏ khai thác than Ngoàira, còn một phần nhỏ là đồng bào Sán Rìu ở rải rác ven chân, sườn núi, chủ yếucanh tác nông nghiệp, lâm nghiệp là chính.

1.4 Đặc điểm địa chất khu mỏ;

1.4.1 Đặc điểm địa chất mỏ

a Địa tầng:

* Hệ tầng Đá Mài (C - P2 dm)

Trang 13

Thành phần thạch học chủ yếu là đá vôi ẩn tinh, màu xám, xám tro có ítsét silic dạng khối, vết vỡ dạng nửa vỏ sò Phần trên là dăm kết và cuội kết,thành phần của dăm và cuội là đá vôi Hệ tầng Đèo Bụt có quan hệ chỉnh hợpgóc với Hệ tầng Hòn Gai (T3n-rhg) Chiều dày khoảng 315m.

- Phân hệ tầng Hòn Gai dưới (T3n-r hg1): Phân hệ tầng này phân bố thànhdải hẹp ở phía Nam, Đông nam khu mỏ, với chiều dầy khoảng 300 đến 400m,thành phần cơ bản là cuội kết, sạn kết màu xám trắng xen kẽ một số lớp mỏngcát kết, bột kết, sét kết và một số lớp than mỏng không có giá trị công nghiệp.

- Phân hệ tầng Hòn Gai giữa (T3n-r hg2): Nằm chuyển tiếp trên phân hệtầng Hòn Gai dưới (T3n-r hg1), phân bố rộng rãi trên diện tích khu mỏ, bao gồmcác đá chủ yếu như: Cuội kết, sạn kết, cát kết, bột kết, sét kết và các vỉa than

Quy luật trầm tích của các vỉa than khá phức tạp Chiều dầy địa tầng chứathan tăng dần từ Nam lên Bắc và từ Tây sang Đông Hệ số chứa than tập trungchủ yếu ở phần trung tâm (nếp lõm Lộ Trí) Càng lên phía Bắc địa tầng chứathan dầy lên nhưng chiều dầy các vỉa than bị vát mỏng dần.

Đặc điểm các đá trầm tích và các vỉa than, thuộc phân hệ tầng Hòn gaigiữa (T3n-rhg2) như sau:

+ Cuội kết: Cuội kết có màu xám đến xám trắng, thành phần hạt chủ yếulà thạch anh Các hạt thạch anh tương đối tròn cạnh, đường kính hạt không đều,kích thước hạt thay đổi từ 3 ÷ 150mm Xi măng gắn kết là Silic dạng cơ sở, đácấu tạo khối rắn chắc, vết vỡ không bằng phẳng, sắc cạnh.

+ Sạn kết: Ít phổ biến trong cột địa tầng, thành phần hạt chủ yếu là thạchanh, lẫn ít mảnh silic, than, kích thước hạt không đều từ 1mm đến 10mm, sắccạnh, xi măng gắn kết là Sét, Silic dạng cơ sở Đá có màu xám đen đến xámtrắng, xám phớt hồng, cấu tạo khối rắn chắc Chiều dày lớp sạn kết thay đổi từ0,30m đến 50m

Trang 14

+ Cát kết: Là loại đá phân bố rộng rãi nhất, xen kẽ giữa cuội kết và sạnkết Đá có màu xám đen, xám tro, đến xám tối, thành phần hạt chủ yếu là cátthạch anh, độ hạt biến đổi từ mịn đến thô được gắn kết bằng xi măng silíc, kếtcấu rất bền vững, cấu tạo khối và phân lớp dày, xen các chỉ than, thấu kính thanmỏng Chiều dày biến đổi phức tạp từ 0,20m đến đến 60m, trung bình 4,50m,duy trì khá liên tục theo cả đường phương và hướng dốc

+ Bột kết: Thường phân bố gần vách, trụ các vỉa than, kẹp trong các vỉathan Đá có màu xám tro đến xám, thành phần chủ yếu là các khoáng vật sét vàthạch anh hạt mịn, được gắn kết bằng xi măng sét, Hyđroxit sắt, cacbonat dạnglấp đầy, cấu tạo dạng khối, gắn kết tương đối rắn chắc Chúng khá duy trì theođường phương và hướng dốc, có xen kẹp các ổ, thấu kính than, các di tích hữucơ bảo tồn tốt

+ Sét kết: Có màu xám đến xám đen, hạt mịn, đá thường nằm trực tiếp ởvách, trụ hoặc kẹp trong các vỉa than, có xen kẹp các ổ, thấu kính than, các ditích hữu cơ bảo tồn tốt Đá có cấu tạo phân lớp mỏng, bị vỡ thành các mảnh nhỏ,chiều dày lớp biến đổi 0,3m đến 2m, cục bộ có nơi lên đến 5m

- Phân hệ tầng Hòn Gai trên (T3n-r hg3): Phân hệ tầng Hòn Gai trên(T3n-r hg3) nằm trên cùng của địa tầng chứa than, phân bố ở Tây Lộ Trí, nằmchuyển tiếp trên phân hệ tầng Hòn gai giữa Thành phần cơ bản là cuội kết, sạnkết màu xám trắng xen kẽ một số lớp mỏng cát kết, bột kết, sét kết và một số lớpthan mỏng không có giá trị công nghiệp.

* Hệ Đệ Tứ (Q)

Đất đá thuộc hệ Đệ Tứ (Q) phân bố chủ yếu phần phía Bắc, dạng dải hẹpdọc đứt gẫy F.A, ở sườn, chân núi, trong các thung lũng, phần phía Nam chỉ rảirác ở một số nơi, do các tầng khai thác lộ thiên đã bóc đi hoặc đổ thải lên.

Thành phần chủ yếu Hệ Đệ Tứ (Q) là cuội, sỏi, cát, sét và các vật chấtthực vật, cấu tạo bở rời Chiều dày đất đá từ 2m đến 10m, trung bình 7m, thườngphủ không chỉnh hợp trên trầm tích Triát, những nơi đổ thải, chiều dày từ 70mđến 100m.

b Cấu trúc, kiến tạo:

* Nếp uốn:

- Nếp lồi 184: Trục của nếp lồi đi sát phía Nam lỗ khoan 184, kéo dàikhoảng 1500m theo phương Đông Bắc - Tây Nam Mặt trục nghiêng về phíaBắc, hai cánh không đối xứng Cánh phía Bắc thoải hơn, góc dốc thay đổi từ

Trang 15

28o- 400 và cánh phía Nam có góc dốc thay đổi từ 35o- 450, có nơi dốc đến60o.

- Nếp lõm 238: Phân bố ở phía Nam, cách nếp lồi 184 từ 300m đến 350m,kéo dài khoảng 2000m theo phương Đông bắc - Tây Nam Hai cánh của nếp uốntương đối cân xứng nhau Cánh phía Bắc có góc dốc thay đổi từ 300 đến 600(gần đứt gẫy F.C góc dốc lên tới 70o) và cánh phía Nam có góc dốc thay đổi từ200 đến 600

- Nếp lõm Tây đứt gẫy F.α: Phân bố ở phía Tây, chạy dọc theo đứt gẫyF.α, kéo dài khoảng 1000m theo phương Bắc - Nam, bề rộng nếp uốn khoảng100m Mặt trục hơi nghiêng về phía Đông Trong nếp uốn gặp vỉa Dày (2) đếnvỉa G (4), cánh Tây thoải, góc dốc từ 30o đến 54o, cánh Đông dốc từ 40o đến60o (gần đứt gẫy Fα có chỗ dốc đến 80o) Theo kết quả quan sát các phân VỉaG(4) trong khai thác lộ thiên, thì cánh đông của nếp lõm này có chỗ dốc đứng.

- Nếp lõm Đông đứt gẫy F.α: Phân bố ở phía Đông, chạy dọc theo đứt gẫyF.α, kéo dài gần 1000m theo phương Bắc - Nam, bề rộng nếp uốn Đông hẹp hơnnếp uốn Tây đứt gẫy F.α Mặt trục hơi nghiêng về phía Tây Trong nếp uốn gặpvỉa trung gian, vỉa Dày, cánh Đông góc dốc từ 28o đến 35o, cánh Tây (gần đứtgẫy Fα) góc dốc lớn hơn

- Nếp lõm 146 - 402: Phân bố từ T.IA đến T.IV, trục nếp uốn đi qua lỗkhoan LK.146 - LK.402, kéo dài khoảng 2000m theo phương Đông bắc - Tâynam Cánh Nam của nếp uốn lộ vỉa Dày (2), vỉa Trung gian (3), độ dốc cánhNam thoải thường từ 10o-15o, bị đứt gẫy F.A1 cắt rời tạo thành khối Nam CánhBắc lộ vỉa Dày (2), vỉa trung gian (3), vỉa G (4) và vỉa H (5), các vỉa này có gócdốc thay đổi từ 150 đến 300 Nếp lõm này không khép kín, mở rộng dần về phíaĐông Phần phía Tây bị đứt gẫy F.B cắt rời, nâng lên tạo thành nếp lõm ĐôngKhe Sim

Trang 16

Ngoài các đứt gẫy kể trên ở khu mỏ còn nhiều đứt gẫy nhỏ sinh kèm đứtgẫy chính Các đứt gẫy nhỏ loại này chỉ được phát hiện qua tài liệu lò khai tháchoặc tầng khai thác lộ thiên

Bảng 1.4 Đặc điểm các đứt gãy chính khu mỏ

Tên đứt

Thế nằm mặttrượt

Cự ly dịchchuyển theo

mặt trượt(m)

N.cứu đầyđủ

H451, H1564,H1521, H508 vàcác: LK 448, 449,

437, 2596, 399.

Kế thừa cấutrúc cũ

LK: 410, LK1053,409, 1058b, và lòmức +18,+54,+174

Kế thừa cấutrúc cũ

lò mức +13

Kế thừa cấutrúc cũ

1.4.2 Đặc điểm cấu trúc các vỉa than;

Kết quả nghiên cứu địa tầng chứa than và các công trình thăm dò đã xácđịnh mỏ Lộ Trí có 5 vỉa than, từ trên xuống các vỉa được ký hiệu là: H(5), G (4),TG (3), Dày (2) và Vỉa Mỏng (1) Trong đó, vỉa G (4), vỉa Trung gian (3) và vỉaDày (2) là những vỉa có giá trị công nghiệp.

Trang 17

+ Vỉa Dày (2) được chia thành 6 chùm từ chùm 1 đến chùm 6, mỗi chùmđược phân thành các phân vỉa mang số hiệu a, b, c , tổng cộng vỉa Dày (2)được chia thành 23 (Tây Lộ Trí) đến 28 (Đông Lộ Trí) phân vỉa.

+ Vỉa G(4) mỏ Lộ Trí tương ứng là chùm vỉa GI của vỉa G (4) thuộc dảithan Nam Cẩm Phả, Chùm vỉa GI bao gồm 4 tập vỉa Trong dự án lần này chỉquan tâm đến chùm vỉa Dày (2) gồm 23 phân vỉa (còn chùm vỉa G (2) và TG (3)cũng tham gia tính trữ lượng nhưng chỉ có trữ lượng phần trên mức -35, vỉamỏng, phân tán).

Sau đây, xin mô tả chi tiết các phân vỉa tính trữ lượng của vỉa Dày(2) theothứ tự từ trên xuống như sau:

1 Phân vỉa 6d: Lộ không liên tục từ ranh giới phía Tây Nam khu mỏ đến

qua T.IVA, với chiều dài khoảng 1.720m, phân bố rộng rãi trong diện tích khumỏ, nằm trên, cách phân vỉa 6c từ 1,39m đến 2,84m, trung bình 2,12m Chiềudày toàn phân vỉa biến đổi từ 0,35m (LK413B) ÷ 43,86m (TN40), trung bình8,53m Chiều dày riêng than từ 0,35m ÷ 37,37m (TN40), trung bình 7,15m Cấutạo phân vỉa rất phức tạp, thường có từ 0 đến 12 lớp kẹp (ĐN106), chiều dày lớpkẹp thay đổi từ 0,0m ÷ 7,48m (LK.1056), trung bình 1,37m Góc dốc vỉa thayđổi từ 14o ÷ 500, trung bình 320

2 Phân vỉa 6c: Lộ không liên tục từ ranh giới phía Tây Nam khu mỏ đến

qua T.IVA, với chiều dài khoảng 1720m, phân bố rộng rãi trong diện tích khumỏ, nằm trên, cách phân vỉa 6b từ 2,89 ÷ 3,32m, trung bình 3,10m Chiều dàytoàn phân vỉa biến đổi từ 0,41m (TN78) ÷ 10,3 (TN71), trung bình 2,58m Chiềudày riêng than từ 0,41m ÷ 7,73m (TN71), trung bình 2,25m Cấu tạo phân vỉatương đối phức tạp, thường có 0 đến 4 lớp kẹp (LK196B), chiều dày lớp kẹpthay đổi từ 0,0m ÷ 2,57m (TN71), trung bình 0,33m Góc dốc vỉa thay đổi từ 5o÷ 500, trung bình 300 Đá vách, trụ là bột kết

3 Phân vỉa 6b: Lộ không liên tục từ ranh giới phía Tây khu mỏ đến T.IX,

với chiều dài khoảng 3.790m, phân bố trong diện tích khu mỏ, nằm trên, cáchphân vỉa 6a từ 2,59 ÷ 8,50m, trung bình 4,64m Chiều dày toàn phân vỉa biến đổitừ 0,31m (TN62) ÷ 39,53m (1056B), trung bình 10,16m Chiều dày riêng than từ0,31m ÷ 32,24m (1056B), trung bình 8,12m Cấu tạo phân vỉa rất phức tạp,thường có từ 0 đến 11 lớp kẹp (CGHLT10), chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0,00m÷ 9,87m (ĐN106), trung bình 2,03m Góc dốc vỉa thay đổi từ 5o ÷ 700 Đá vách,trụ là bột kết, sét kết, ít gặp cát kết

Trang 18

4 Phân vỉa 6a: Lộ không liên tục từ ranh giới phía Tây khu mỏ đến tuyến

TIVA, với tổng chiều dài khoảng 1430m, Phân vỉa tồn tại, phân bố không liêntục trong diện tích khu mỏ, nằm trên, cách phân vỉa 5d từ 3,86m đến 9,90m,trung bình 6,55m Chiều dày toàn phân vỉa biến đổi từ 0,43 (2630) ÷ 17,50m(ĐLT15), trung bình 2,8m, có xu hướng vát dần về phía đứt gẫy F.A và F.C.Chiều dày riêng than từ 0,43 ÷ 16,45m (ĐLT15), trung bình 2,42m Cấu tạophân vỉa tương đối phức tạp, thường có từ 0 đến 3 lớp kẹp (TN85), chiều dàylớp kẹp thay đổi từ 0,00m đến 4,39m (LK412), trung bình 0,38m Góc dốc vỉathay đổi từ 5o ÷ 600, trung bình 310 Đá vách, trụ là bột kết, ít gặp sét kết

5 Phân vỉa 5d: Lộ không liên tục từ ranh giới phía Tây khu mỏ đến tuyến

TIVA, với tổng chiều dài khoảng 1240m, phân bố không liên tục trong phạm vikhối trung tâm và khối Nam, nằm trên, cách phân vỉa 5c từ 2,73m đến 7,81m, trungbình 4,65m Chiều dày toàn phân vỉa biến đổi từ 0,39m (LK1072) ÷ 14,66m(TN32), trung bình 1,94m Chiều dày riêng than từ 0,39m (LK1072) ÷ 8,68m(TN32), trung bình 1,68m Cấu tạo phân vỉa tương đối đơn giản, thường có 0 đến 5lớp kẹp (TN32), chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0,0m ÷ 5,98m (TN32), trung bình0,26m Góc dốc vỉa thay đổi từ 10o ÷ 500, trung bình 290 Đá vách, trụ là bột kết, ítgặp cát kết (LK1056)

6 Phân vỉa 5c: Lộ không liên tục ở phía Tây bắc và ranh giới phía Nam

khu mỏ, với tổng chiều dài khoảng 2198m, phân bố không liên tục trên diện tíchkhu mỏ, nằm trên, cách phân vỉa 5b từ 2,38m đến 5,42m, trung bình 3,78m.Chiều dày toàn phân vỉa biến đổi từ 0,17m(2602) ÷ 31,36m (CGHLT04), trungbình 6,25m Chiều dày riêng than từ 0,17m ÷ 29,45m (CGHLT04), trung bình4,95m Cấu tạo phân vỉa rất phức tạp, thường có từ 0 đến 9 lớp kẹp (LKA2),chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0,0m ÷ 8,64m (TN84), trung bình 1,31m Góc dốcvỉa thay đổi từ 10o ÷ 600, trung bình 300 Đá vách, trụ là bột kết, ít gặp sét kết vàsạn kết.

7 Phân vỉa 5b: Lộ ở phía Nam T.IIB đến qua T.III, phân bố rải rác trong

khu mỏ, nằm trên, cách phân vỉa 5a từ 2,90 ÷ 6,37m, trung bình 4,37m Chiềudày toàn phân vỉa biến đổi từ 0,57m (2611) ÷ 8,41m (1076), trung bình 2,16 m.Chiều dày riêng than từ 0,57m (TN41) ÷ 7,63m (TN43), trung bình 1,88m Phânvỉa có cấu tạo phức tạp, thường chứa từ 0 tới 2 lớp đá kẹp, chiều dày lớp kẹpthay đổi từ 0,0m đến 1,70m (LK1053), trung bình 0,23m Góc dốc vỉa thay đổitừ 10o ÷ 450, trung bình 300 Đá vách, trụ thường là bột kết

Trang 19

8 Phân vỉa 5a: Lộ không liên tục từ ranh giới phía Tây đến qua tuyến

TIII, với chiều dài khoảng 900m, phân bố không liên tục trên diện tích khu mỏ,nằm trên, cách phân vỉa 4d từ 4,59m đến 9,71m, trung bình 7,76m Chiều dàytoàn phân vỉa biến đổi từ 0,30m (LK 2604) ÷ 10,53m (TN53), trung bình 2,69m Chiều dày riêng than từ 0,30m (LK2604) ÷ 9,01m (LK.CGHTL06), trungbình 2,43m Cấu tạo phân vỉa phức tạp, thường có 0 đến 5 lớp kẹp (ĐN106),chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0.0m đến 3,00m (LKTN83), trung bình 0,30m.Góc dốc vỉa thay đổi từ 10o đến 600, trung bình 310 Đá vách, trụ là bột kết, mộtvài nơi gặp sét kết

9 Phân vỉa 4c: Không lộ trên mặt, phân bố không liên tục trong khu mỏ,

nằm trên, cách phân vỉa 4b từ 1,88 ÷ 4,79m, trung bình 2,93m Chiều dày toànphân vỉa biến đổi từ 0,35m (ĐKS5) ÷ 35,59m (ĐN109), trung bình 6,05 m.Chiều dày riêng than từ 0,35m ÷ 29,68m (ĐN109), trung bình 4,63m Cấu tạophân vỉa rất phức tạp, thường có từ 0 đến 11 lớp kẹp (ĐN109), chiều dày lớpkẹp thay đổi từ 0,0 ÷ 16,08m (ĐN109), trung bình 1,41m Góc dốc vỉa thay đổitừ 5o ÷ 520, trung bình 300 Đá vách, trụ là bột kết, ít gặp sét kết

10 Phân vỉa 4b: Không lộ trên mặt, phân bố không liên tục trong khu

mỏ, nằm trên, cách phân vỉa 4a từ 2,41 ÷ 8,40m, trung bình 4,57m Chiều dàytoàn phân vỉa biến đổi từ 0,45m (2604) ÷ 20,79m (TN58), trung bình 2,71m.Chiều dày riêng than từ 0,45m ÷ 15,42m (TN58), trung bình 2,46m Cấu tạophân vỉa tương đối phức tạp, thường có 0 đến 5 lớp kẹp (TN58), chiều dày lớpkẹp thay đổi từ 0,0 ÷ 5,37m (TN58), trung bình 0,25m Góc dốc vỉa thay đổi từ12o ÷ 500, trung bình 310 Đá vách, trụ là bột kết, ít gặp sét kết

11 Phân vỉa 4a: Không lộ trên mặt, phân bố không liên tục từ phía Tây

tuyến TIV đến qua TIXA, nằm trên, cách phân vỉa 3h chùm vỉa 3 từ 4,96m đến22,00m, trung bình 11,65m Chiều dày toàn phân vỉa biến đổi từ 0,23m (TN108)÷ 9,31m (CGHLT10), trung bình 2,01m Chiều dày riêng than từ 0,23m (TN108÷ 6,53m (LK.1053), trung bình 1,79m Cấu tạo phân vỉa tương đối phức tạp,thường có 0 đến 7 lớp kẹp (CGHLT10), chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0,0 ÷3,21m (CGHLT10), trung bình 0,22m Góc dốc vỉa thay đổi từ 15o ÷ 500, trungbình 330 Đá vách, trụ là bột kết, ít gặp sét kết

12 Phân vỉa 3h: Không lộ trên mặt, phân bố rải rác trong khu mỏ, nằm

trên, cách phân vỉa 3d từ 1,88m đến 4,48m, trung bình 3,18m Chiều dày toànphân vỉa biến đổi từ 0,41m (LK1062) ÷ 2,70m (LK1075), trung bình 1,12m.Chiều dày riêng than từ 0,41 ÷ 2,7m (CGHLT17), trung bình 1,09m Cấu tạo

Trang 20

phân vỉa đơn giản, thường không có lớp kẹp, chỉ thấy xuất hiện 1 lớp kẹp tạiTN32, dày 0,35m Góc dốc vỉa thay đổi từ 15o đến 500, trung bình 320 Đá vách,trụ là bột kết, ít gặp cát kết

13 Phân vỉa 3d: Lộ ở phía Nam tuyến T.IVB, với chiều dài khoảng 185m,

phân bố không liên tục từ ranh giới phía Tây đến qua tuyến T.VII, nằm trên, cáchphân vỉa 3c từ 1,72m đến 4,11m, trung bình 2,95m Chiều dày toàn phân vỉa biếnđổi từ 0,35m (LK1062) ÷ 7,54m (TN83), trung bình 2,00m Chiều dày riêng thantừ 0,35m ÷ 4,84m (TN83), trung bình 1,71m Cấu tạo phân vỉa phức tạp, thườngcó 0 đến 2 lớp kẹp, chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0,0m ÷ 2,70m (LK412), trungbình 0,29m Góc dốc vỉa thay đổi từ 15o ÷ 500, trung bình 320 Đá vách, trụ củaphân vỉa thường là bột kết.

14 Phân vỉa 3c: Lộ trong phạm vi khối Nam, từ T.II đến gần T.IVA, với

chiều dài khoảng 600m, phân bố rộng rãi ở cả 03 khối cấu tạo khu mỏ, nằm trên,cách phân vỉa 3b khoảng 4m Chiều dày toàn phân vỉa biến đổi từ 0,41m(TN103) ÷ 26,68m (CGHLT17), trung bình 6,11m Chiều dày riêng than từ0,41m ÷ 18,54m (CGHLT04), trung bình 4,69 m Cấu tạo phân vỉa rất phức tạp,thường có từ 0 đến 15 lớp kẹp (TN121), chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0,0m ÷9,38m (LK412), trung bình 1,40m Góc dốc vỉa thay đổi từ 12o ÷ 620, trung bình310 Đá vách, trụ là bột kết Đá vách, trụ là bột kết

15 Phân vỉa 3b: Lộ ở phía Tây nam LK.2601I, với chiều dài khoảng

645m, phân bố không liên tục trong khu mỏ, nằm trên, cách phân vỉa 3a từ1,02m đến 4,61m, trung bình 2,61m Chiều dày toàn phân vỉa biến đổi từ 0,49m(LK.120) ÷ 11,01m (TN51), trung bình 1,82m Chiều dày riêng than từ 0,49m ÷8,23m (CGH17), trung bình 1,60m Cấu tạo phân vỉa tương đối phức tạp,thường có từ 0 đến 5 lớp kẹp (TN51), chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0,0m ÷3,90m (TN51), trung bình 0,22m Góc dốc vỉa thay đổi từ 15o ÷ 500, trung bình310 Đá vách, trụ là bột kết

16 Phân vỉa 3a: Phân vỉa dưới cùng của chùm vỉa 3, lộ không liên tục ở

phía Tây nam khu mỏ với tổng chiều dài lộ vỉa khoảng 285m, nằm trên, cáchchùm vỉa 2 từ 3,38 ÷ 8,05m, trung bình 5,36m Phân bố rộng rãi trong khu LộTrí Chiều dày toàn phân vỉa biến đổi từ 0,36m (CGHLT08) ÷ 19,76m (TN121),trung bình 2,47 m, vát mỏng dần tới F.A-A (phía Bắc) Chiều dày riêng than từ0,36m ÷ 13,86m (TN121), trung bình 2,10m Cấu tạo phân vỉa tương đối phứctạp, thường có từ 0 đến 10 lớp kẹp (TN121), chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0,0m

Trang 21

÷ 5,9m (TN121), trung bình 0,37m Góc dốc vỉa thay đổi từ 15o ÷ 500, trungbình 300 Đá vách, trụ chủ yếu là bột kết, đôi khi là cát kết hoặc sét kết

17 Phân vỉa 2d: Không lộ trên mặt, phân bố tập trung ở phía Đông khu

mỏ, được tách ra từ phân vỉa 2b, nằm trên, cách PV2c từ 1,65 ÷ 3,65m Chiềudày toàn phân vỉa biến đổi từ 0,14m (LK2511) ÷ 6,77m (LK2615), trung bình2,06m Chiều dày riêng than từ 0,14m(LK2511) ÷ 5,28m (TN84), trung bình1,74m Cấu tạo phân vỉa tương đối phức tạp, thường có 0 đến 4 lớp kẹp(TN111), chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0,0 ÷ 2,52m (LK2615), trung bình0,32m Góc dốc vỉa thay đổi từ 12o ÷ 550, trung bình 310 Đá vách, trụ chủ yếu làbột kết

18 Phân vỉa 2c: Không lộ trên mặt, phân bố chủ yếu ở khối trung tâm

khu mỏ, được tách ra từ phân vỉa 2b, nằm trên, cách PV2b từ 0,65 ÷ 5,55m.Chiều dày toàn phân vỉa biến đổi từ 0,36m (TN41) ÷ 3,06m (TN111), trung bình1,62m Chiều dày riêng than từ 0,36m (TN41) ÷ 3,03m (TN111), trung bình1,51m Cấu tạo phân vỉa tương đối đơn giản, thường có từ 0 đến 1 lớp kẹp, chiềudày lớp kẹp thay đổi từ 0,0 ÷ 0,70m (LK120), trung bình 0,11m Góc dốc vỉathay đổi từ 12o ÷ 510, trung bình 310

19 Phân vỉa 2b: Lộ không liên tục dọc ranh giới phía Nam khu mỏ với

tổng chiều dài lộ vỉa khoảng 1120m, phân vỉa 2b nằm trên, cách PV2a từ 2,05 ÷25,00m Chiều dày toàn phân vỉa biến đổi từ 0,25(TN108) ÷ 14,82m (TN39),trung bình 2,99m, vát mỏng về phía đứt gẫy AA Chiều dày riêng than từ0,25(TN108) ÷ 10,57m (TN39), trung bình 2,27m Cấu tạo phân vỉa tương đốiphức tạp, thường có từ 0 ÷ 5 lớp kẹp (TN39), chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0,0m÷ 7,01m (TN43), trung bình 0,72m Góc dốc vỉa thay đổi từ 7o ÷ 51o, trung bình290

20 Phân vỉa 2a: Không lộ trên mặt, là phân vỉa dưới cùng của chùm vỉa

2, nằm trên, cách chùm vỉa 1 từ 14,0 ÷ 50,0m, trung bình 21,30m Chiều dàytoàn phân vỉa biến đổi từ 0,28(LK1076) ÷ 7,90m (TN43), trung bình 1,83m, ítổn định tại khối Trung tâm, tại khu Tây bắc chiều dày mỏng Chiều dày riêngthan từ 0,28m (LK1076) ÷ 5,81m (TN43), trung bình 1,59m Cấu tạo phân vỉatương đối phức tạp, thường có 0 đến 4 lớp kẹp (ĐKS5), chiều dày lớp kẹp thayđổi từ 0,0 ÷ 2,09m (TN43), trung bình 0,23m Góc dốc vỉa thay đổi từ 15o ÷ 500,trung bình 320

21 Phân vỉa 1c: Phân bố phổ biến trên diện tích khu Lộ Trí Chiều dày

toàn phân vỉa biến đổi 0,17(LK TN111) ÷ 17,03m (LK2627), trung bình 2,2m,

Trang 22

vát mỏng về phía đứt gẫy A-A Chiều dày riêng than từ 0,17(LK TN111)÷13,30m (LK.2627), trung bình 1,82m Cấu tạo phân vỉa phức tạp, thường có từ 0÷ 8 lớp kẹp (TN84; LK.2627), chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0,0 ÷ 3,73m(LK2627), trung bình 0,38m Góc dốc vỉa thay đổi từ 15o đến 550, trung bình310 Vách vỉa chủ yếu là bột kết, trụ vỉa là sét than, bột kết.

22 Phân vỉa 1a: Là phân vỉa dưới cùng của chùm vỉa 1 thuộc Vỉa Dày

(2), nằm dưới, cách phân vỉa 1b (PV1b) từ 0,31 ÷ 22,08m, phân bố khá phổbiến trên diện tích khối Nam - Tây Nam (+110) Tổng chiều dầy phân vỉa 1abiến đổi 0,31(TN95) ÷ 22,08m (LK2628), trung bình 3,81m, PV1a không ổnđịnh và thường bị vát mỏng Chiều dày riêng than 0,31(TN95) ÷ 17,78m(LK.2628), trung bình 2,87m Cấu tạo phân vỉa rất phức tạp, thường có 0 ÷ 13lớp kẹp (LK1071), chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0,0 ÷ 7,8m (TN100), trung bình0,94 m Góc dốc vỉa thay đổi từ 5o ÷ 550, trung bình 300 Vách, trụ vỉa chủ yếu làbột kết, sét kết.

23.Vỉa mỏng (1): Nằm dưới cùng, không xuất hiện lộ vỉa Vỉa mỏng (1)

phân bố chủ yếu ở khu vực trung tâm, khu vực từ T.II đến T.IVA, nằm dưới,cách vỉa Dày (2) từ 60 ÷ 70m Chiều dày toàn vỉa thay đổi từ 0,14(LK.TN65) ÷14,25m (LK.2629), trung bình 2,28m, vỉa có xu hướng bị vát theo cả đườngphương và hướng dốc Chiều dày riêng than từ 0,14(LK.TN65) ÷ 9,32m(LK.2629), trung bình 1,82m Cấu tạo vỉa tương đối đơn giản, vỉa có từ 1 ÷ 7lớp kẹp, chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0,0m ÷ 4,93m (LK.2629), trung bình0,46m Góc dốc vỉa thay đổi từ 20o ÷ 500, trung bình 330 Đá vách, trụ vỉa chủyếu là cát kết, bột kết.

Bảng 1.5 Tổng hợp đặc điểm các vỉa than mỏ Lộ Trí

STTTên vỉathan

(độ)Toàn vỉaRiêng thanChiều dày(m)Số lớp(lớp)

Trang 23

STTTên vỉathan

Độ dốc vỉa(độ)Toàn vỉaRiêng thanChiều dày(m)Số lớp(lớp)

Trang 24

STTTên vỉathan

Độ dốc vỉa(độ)Toàn vỉaRiêng thanChiều dày(m)Số lớp(lớp)

1.4.3 Đặc điểm địa chất thủy văn - địa chất công trình

a Đặc điểm địa chất thủy văn

* Đặc điểm nước mặt: Khu mỏ nằm trên một phần sườn phía Nam của

dãy núi kéo dài theo hướng vĩ tuyến từ Đèo Nai đến Khe Sim Độ dốc của mặtđịa hình lớn, nên nước mưa được rút đi nhanh chóng.

Trong khu vực các suối đều là suối cạn, chỉ có nước trong những ngàymưa to, đồng thời trong khu vực mỏ nước mặt chỉ tồn tại dưới dạng trong các hồnước và các moong khai thác Nguồn nước ở khu Đông Lộ Trí chủ yếu do 2nguồn cung cấp chính đó là: Nước mưa và nước hồ, các suối nhỏ và hệ thốngdòng tạm thời chỉ có vào mùa mưa

* Đặc điểm nước dưới đất: Căn cứ vào thành phần hoá học, tính chất

thuỷ lực, tính chất chứa nước các loại đá, chia nước dưới đất trong khu mỏ nhưsau.

- Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Đệ Tứ (q)

Trầm tích Đệ tứ chủ yếu phân bố hầu khắp khu mỏ, chiều dày trầm tíchbiến đổi lớn Trên các sườn núi chiều dày từ 1.5m  42.5m, ở các thung lũng,ven suối chiều dày từ 1,0m  45m Do chiều dày và mức độ chứa nước ở phầnnúi cao và đồng bằng khác nhau nên nước ở hai phần này cũng khác nhau Phầnnúi cao do địa hình cao và dốc, đất đá chủ yếu là cuội, sỏi, sét lẫn lộn và trêncùng là cát nhưng hàm lượng không cao nên chứa nước ít hoặc không tồn tại vànếu có cũng chỉ vào mùa mưa Phần phía Nam và ven suối đất đá chứa nước làcát hạt nhỏ, hạt trung, sạn, sỏi và lớp cuội nằm dưới cùng trực tiếp lên đá gốc,mức độ xuất hiện điểm lộ không nhiều.

Nhìn chung, tầng chứa nước trong trầm tích Đệ Tứ của mỏ Lộ Trí thuộcloại nghèo nước, các lớp chứa nước chỉ phân bố tập trung ở phần phía Nam khumỏ Nước mưa, nước mặt là nguồn cung cấp trực tiếp cho tầng chứa nước trầmtích Đệ Tứ Do nằm trên địa hình cao nên khả năng chứa nước và giữ nước kém.

Trang 25

Hiện nay một phần lượng nước ngầm tầng lò bằng LV ÷ +13 đã chảy xuốngmức -35 qua các khe nứt nẻ sinh ra trong quá trình khai thác nên các thông số quantrắc tầng +13 chỉ dùng tham khảo không đưa vào tính toán, tầng -35 ÷ -140 vừađưa vào khai thác do vậy đất đá trong địa tầng chưa nứt nẻ nhiều, hệ số biến đổi lưulượng giữa các mùa lớn Tuy nhiên khi khai thác đến các giai đoạn sau đất đá nứtnẻ tăng lên do vậy các hệ số biến đổi lưu lượng sẽ tiến tới gần tương đương với hệsố biến đổi của tầng -35 (hiện nay đã kết thúc khai thác)

Bảng 1.6 Kết quả dự tính lưu lượng nước chảy vào mỏ than Lộ Trí

b) Đặc điểm địa chất công trình

Trầm tích chứa than bao gồm các loại đá sạn kết, cát kết, bột kết, sét kết đásét và các vỉa than Các lớp đá hạt thô có chiều Dày(2) lớn được phân bố ở phầnphía Bắc khu mỏ

+ Sạn kết: Thành phần đất đá chủ yếu gồm các mảnh vụn thạch anh có độmài mòn và lựa chọn trung bình Cấu tạo dạng khối, rắn chắc nứt nẻ nhiều kíchthước hạt từ 2.3mm  7mm, xi măng gắn kết là bột kết, silic và xerixit

+ Cuội kết: Thành phần đất đá chủ yếu gồm các mảnh vụn thạch anh cóđộ mài mòn trung bình Cấu tạo dạng khối, rắn chắc nứt nẻ nhiều kích thước hạttừ 2.5mm ÷ 10mm, xi măng gắn kết là bột kết, silic và xerixit

+ Cát kết: Là loại đất đá chiếm tỷ lệ lớn nhất trong khu mỏ, thành phầnbao gồm các loại từ hạt min đến hạt thô, thành phần chính là thạch anh (70 80%), xi măng gắn kết là xerixit đôi khi là hydroxit sắt kiểu lấp đầy

+ Bột kết: Cũng là loại đá chiếm tỷ lệ đáng kể trong khu mỏ Nhiều chỗ,bột kết cũng là vách trụ trực tiếp của các vỉa than Đá bột kết có mức độ nứt nẻkém phát triển nên thuộc loại chứa nước kém

+ Sét kết: Sét kết là loại đá được phân bố ít hơn so với các loại đá nửacứng có mặt trong mỏ và được phân bố chủ yếu ở vách trụ các vỉa than, lớp cóchiều dầy từ 5m - 10cm, có chỗ lớn hơn 20m Sét kết có mầu xám đen, phân lớpmỏng, chứa nhiều hoá thạch thực vật

Trang 26

+ Đặc tính các vỉa than: Các vỉa than ở mỏ Lộ Trí có cấu tạo khá phức

tạp, chiều dày các phân vỉa của chùm vỉa Dày(2) mà các công trình gặp vỉa bắtđược thay đổi từ 0,14m [PV2d] đến 85.76 m [V.GI] thường ít ổn định biến đổiliên tục theo cả đường phương, hướng dốc.

Bảng 1.7 Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý đất đá tại mỏ Lộ Trí

Lực khángnén δn

Lực khángkéo δ k

Khối lượngthể tích 

Khối lượngriêng 

Góc nội ma sát(0)

Lực dínhkết(kG/cm2)

Bột kết

170 00’-390 42’ 32025’

Cát kết

140 48’-390 36’ 33040’

Cuội kết

360 30’-380 48’ 37040’

Sạn kết

260 15’-390 24’ 34020’

Sét kết

280 24’-390 42’ 34049’

* Đặc điểm tính chất địa chất công trình của đá vách trụ các vỉa than

Các lớp đất đá ở vách trụ vỉa than thường là đá sét, hoặc bột kết đôi khi làcát kết hạt mịn, chiều dày biến đổi theo đường phương và hướng dốc Nhìnchung, các lớp đá vách trụ vỉa than thường biến đổi phức tạp, chiều dày khôngổn định Mức độ duy trì không liên tục nhất là các lớp vách, trụ vỉa than khu vựcphía Nam Hầu hết các đá vách trụ đều có tính bền vững kém.

Vách giả: Là lớp sét than, than bẩn nằm sát vỉa than có chiều dày khônglớn từ 0.2 m ÷ 0.5 m ít gặp những lớp có chiều dày lớn hơn 1m, lớp này thườngbị tụt lở trong quá trình khai thác than.

Vách trực tiếp: Là loại đá sét kết, bột kết hoặc cát kết nằm trên (vách),dưới (trụ) lớp sét than Có chiều dày từ 0.5 ÷ 5m cá biệt có chỗ dày hơn 5m.Vách trực tiếp bị phá huỷ trong quá trình khai thác.

Trang 27

Vách cơ bản: Là loại đá bột hoặc cát kết cấu tạo khối rắn chắc bền vững,bị sập đổ trong quá trình phá hỏa, điều kiển đá vách của lò chợ khai thác than.

Vách cơ bản nằm trên vách trực tiếp, đá vách thường là cát kết, sạn kết,đôi khi bột kết cứng rắn Vách cơ bản chỉ bị sập đổ khi phá hoả hoàn toàn.

Hậu quả của sự phá huỷ này làm cho đá vách bị nứt nẻ, sụt lún Đới nứtnẻ sau một thời gian lan đến mặt đất Các khe nứt có phương trùng với đườngphương của vỉa

Đặc điểm sắp xếp các loại đất đá tại vách, trụ vỉa than phổ biến nhất làtheo quy luật: Từ vách trở lên là sét kết (hoặc sét than) đến bột kết, cát kết vàcuối cùng là sạn kết hoặc cuội kết, đa phần gặp sét kết, bột kết là vách trực tiếp,vách này chỉ bị sập đổ sau khi tháo các vì chống Trong quá trình khoan thăm dòthường chỉ lấy mẫu cơ lý của đá vách, đá trụ trực tiếp (theo yêu cầu của đề ánthăm dò) Các chỉ tiêu cơ lý đá vách trực tiếp, đá trụ trực tiếp của các vỉa thantheo bảng 1.5; 1.6.

Bảng 1.8 Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý đá ở vách trực tiếp các vỉa than

vỉa Giá trị

Khối lượngthể tích 

Khối lượngriêng  (g/

Cường độkháng nén

Cường độ kháng kéo

 (kG/cm2)

Lựcdính kết

C(kG/cm2)

Trang 28

vỉa Giá trị

Khối lượngthể tích 

Khối lượngriêng  (g/

Cường độkháng nén

Cường độ kháng kéo

 (kG/cm2)

Lựcdính kết

C(kG/cm2)

Trang 29

vỉa Giá trị

Cường độkháng nén

Cường độ kháng kéo

 (kG/cm2)

Góc nội ma sátLực dính kếtC(kG/cm2)

Trang 30

Các chỉ tiêu chất lượng cơ bản của than khu mỏ cụ thể như sau:

1 Độ ẩm phân tích (Wpt): Kết quả phân tích, hoá nghiệm than mỏ Lộ Trí

có độ ẩm phân tích (Wpt) thay đổi từ 0,20% ( VDày) đến 3,95% (VDày), trungbình 1,84%

2 Độ tro (Ak): Thay đổi từ 1,08 (VDày) ÷ 39,97% (Vdày), trung bình

15,99%

độ tro hàng hoá của các vỉa biến đổi từ 1,28% (VDày) đến 45,75% (VG), trungbình 18,34%

3 Chất bốc (Vch): Hàm lượng chất bốc của khối cháy (Vch) thay đổi từ

2,79 % (VDày) đến 12,24% ( VDày), trung bình 7,12% Trị số trung bình chấtbốc của các vỉa đều nhỏ hơn 10%, thuộc loại than có chất bốc thấp, chứng tỏthan có mức độ biến chất cao, thuộc loại than bán Antraxit là hợp lý

4 Nhiệt lượng (Qk, Qch): Nhiệt lượng của khối khô (Qk) thay đổi 4.040

Kcal/kg (VDày) ÷ 8.640 Kcal/kg (VDày), trung bình 7.025 Kcal/kg Nhiệt lượngkhối cháy (Qch) thay đổi từ 6.730Kcal/kg (V.6b) đến 9.916 Kcal/kg ( VDày),trung bình 8.354 Kcal/kg

Trang 31

Than của mỏ Lộ Trí thuộc loại nhiệt lượng riêng cao và nhiệt lượng giảmtrong đới than phong hoá

5 Lưu huỳnh (S): Hàm lượng lưu huỳnh thay đổi từ 0,20% (VDày) đến

7,43% (V.4c), trung bình 0,53%

6 Tỷ trọng (d): Tỷ trọng thay đổi từ 1,28g/cm3 đến 1,97g/cm3, trung bình1,53g/cm3 Khối lượng riêng của than thay đổi trong phạm vi không lớn và

tỷ lệ thuận với độ tro của than

7 Phốt pho (P): Hàm lượng phốt pho than lộ Trí biến đổi từ 0.001% đến

0,088%, trung bình 0,016%.

1.5.2 Trữ lượng, tài nguyên;

a Trữ lượng tài nguyên trong ranh giới mỏ;

Tổng trữ lượng tài nguyên trong ranh giới mỏ tính từ lộ vỉa đến đáy tầng

than (-550m) tính cho 25 phân vỉa (từ PV.GI3c ÷ PV.M) là: 62 081 234 tấn

(không kể trữ lượng, tài nguyên thuộc ranh giới GP thăm dò số BTNMT ngày 29/12/2008) Chi tiết xem bảng 1.10:

2704/GP-Bảng 1.10 2704/GP-Bảng tổng hợp trữ lượng tài nguyên trong ranh giới mỏ

-35-14034 364 07931 654 8222 709 25792.1%-140-25016 262 00112 002 6224 259 37973.8%-250-3503 350 6131 368 0631 982 55040.8%

b Trữ lượng tài nguyên trong ranh giới khai trường;

Tổng trữ lượng tài nguyên khu Lộ Trí tính từ (-35)m đến (-350)m là 53976 693 tấn Trong đó trữ lượng tài nguyên từ LV đến (-35) và tài nguyên từ (-

350) đến đáy (-550) là 8 104 541 tấn không huy động vào dự án này.

Đối tượng tính trữ lượng tài nguyên tính từ (-35) đến (-350) tham gia vàodự án gồm 21 phân vỉa: V6D,V6C, V6B, V6A, V5D, V5C, V5B, V5A, V4C,

V4B, V4A, V3D, V3C, V3B, V3A, V2D, V2C, V2B, V1C, V1A, VM là 53 976693 tấn, trong đó:

Trữ lượng cấp 122 là: 45 025 507 tấn Tài nguyên cấp 333 là: 8 951 186 tấn

Trang 32

Bảng 1.11 Bảng tổng hợp trữ lượng tài nguyên theo từng phân vỉa

Trang 33

Bảng 1.12 Tổng hợp trữ lượng phân theo tầng, chiều dầy, góc dốc vỉa trong ranh giới khai trường

Trang 34

MứcTên vỉa TL địa chấtPhân cấp trữ lượng Chiều dày (m)Góc dốc (độ)

Trang 35

MứcTên vỉa TL địa chấtPhân cấp trữ lượng Chiều dày (m)Góc dốc (độ)

Trang 36

MứcTên vỉa TL địa chấtPhân cấp trữ lượng Chiều dày (m)Góc dốc (độ)

Tổng cộng 53 976 693 45 025 5078 951 186929 73211 425 908 41 621 053 6 649 027 29 348 797 17 046 727932 141

Trang 37

1.6 Tình hình tai nạn lao động trong khai thác than hầm lò tại Công tythan Thống Nhất - TKV giai đoạn từ năm 2009 -:- 2019

Khai thác than là một ngành công nghiệp mà người lao động phải làm việctrong môi trường lao động khắc nghiệt Trong đó nghề khai thác than hầm lòđược xếp vào loại lao động nặng nhọc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọcđộc hại, nguy hiểm theo quyết định 1435/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995.

Công ty than Thống Nhất - TKV là một chi nhánh của Tập đoàn côngnghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam khai thác than bằng hầm lò là chính Hiệnnay công ty có 22 phân xưởng sản xuất Trong đó có 12 phân xưởng khai khác,02 phân xưởng đào lò và 02 phân xưởng vận tải lò.

Hiện nay công nghệ và kỹ thuật khai thác than hầm lò ở nước ta nói chungvà Công ty than Thống Nhất nói riêng vẫn chưa có nhiều đổi mới, các thiết bị đaphần là cũ và không đồng bộ Than vẫn được khai thác thủ công từ khâu khoannổ, đào chống, xúc bốc, vận tải Môi trường và điều kiện lao động dưới hầm lòrất khó khăn, khắc nghiệt, nặng nhọc, thiếu ánh sáng, thao tác gò bó hạn chế dễgây tai nạn và bệnh nghề nghiệp Tại Công ty, do điều kiện địa chất phức tạp,nên khi mở rộng khai thác các đường lò này càng đi xa và xuống sâu, tiết diện lòchợ và lò cái có nhiều nơi bị thu hẹp tiết diện, không đúng thiết kế làm tăng sứccản thông gió Hiện nay Công ty đang khai thác tại mức -35 trở xuống, ở dướimức thoát nước tự nhiên nên nhiệt độ đo được cao từ 28ºC ÷ 30ºC và độ ẩm ởnhiều vị trí đo cao hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép tới 16% Ánh sáng hết sứcquan trọng đối với sức khỏe người lao động, song trong các hầm lò khai thácthan của Công ty 100% các vị trí được đo thì độ chiếu sáng chỉ đạt 18 ÷ 44% sovới tiêu chuẩn vệ sinh cho phép Tốc độ lưu chuyển không khí tại các đường lòcủa Công ty từ 0,5 ÷ 1 m/s, điều này rất bất lợi cho sự thích ứng của cơ thể Việcthông gió bằng quạt cục bộ thực hiện tương đối đầy đủ nhưng ở các gương lò lạicó hiện tượng gió quẩn nên có hại cho sức khỏe của người lao động.

Trong các đường lò của Công ty còn có nhiều bụi (đặc biệt là những đườnglò chuẩn bị), bụi được tạo ra do công tác nổ mìn phá vỡ than, đất đá ở gương lò;do công tác bốc xúc than, đất đá; do công tác vận chuyển than, đất đá Theo kếtquả kiểm tra môi trường lao động của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh QuảngNinh năm 2018 thì nồng độ bụi trong các đường lò của Công ty cao hơn tiêuchuẩn vệ sinh cho phép Bình thường hàm lượng bụi trong không khí lên tới

Trang 38

55÷80 mg/m3, còn vào thời điểm khai thác nồng độ bụi cao gấp 15 lần tiêuchuẩn vệ sinh cho phép Đây là những yếu tố có nguy cơ cao gây bệnh viêm phếquản, bệnh bụi phổi nghề nghiệp Về nồng độ các khí CO, SO2, NOn tại các vị tríđo đều đảm bảo tiêu chuẩn cho phép, trừ nồng độ khí CO2 có nhiều vị trí cao hơntiêu chuẩn vệ sinh đến 2 lần Khi đo nấm mốc, vi khuẩn có trong không khí hầmlò tại Công ty, ở nhiều vị trí đo có số khuẩn lạc cao gấp 2,5 lần, còn nấm mốc cómặt khắp nơi trong hầm lò và đều cao hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép Nhiềunơi số lượng nấm mốc cao hơn 10 lần, với số nấm mốc là 11,2 nghìn sợi/m3không khí và số khuẩn lạc trong không khí mỏ cũng tăng lên Với nồng độ nấmcao kết hợp với không khí nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các bệnh ngoài davà bệnh nấm phát triển.

Từ những tính chất và đặc điểm môi trường lao động không thuận lợi,nhiều biểu hiện bệnh có liên quan nghề nghiệp rõ rệt như: bệnh bụi phổi silic,bệnh nấm da, nấm kẽ Các bệnh thường gặp của công nhân tại Công ty là bệnhxương khớp chiếm 12,6%, bệnh tiêu hóa chiếm 13,8%, bệnh thần kinh 26,3%,bệnh ngoài da 34,9%, bệnh hô hấp 32% và bệnh tai mũi họng là 69,5% Nhìnchung, tỷ lệ bệnh mà công nhân khai thác hầm lò mắc phải đều cao và có nhữngcông nhân cùng lúc mắc từ 2÷3 bệnh.

Với đặc điểm điều kiện và môi trường lao động như đã nêu ở trên, ảnhhưởng tác hại của chúng tới sức khỏe của người lao động tại Công ty là khôngtránh khỏi Tình hình nghỉ việc do ốm đau và nghỉ do tai nạn lao động cao, theothống kê đối với lao động hầm lò trong các năm đều vượt quá 30 ngày/năm, sốngày nghỉ trung bình tối đa gấp 2 lần theo quy định Vì vậy khi người lao độngtới độ tuổi 50 hầu hết đều không thể làm việc trong hầm lò được.

Việc chăm lo sức khỏe cho người lao động trong Công ty đã được lãnh đạovà Công đoàn Công ty quan tâm rất nhiều trong những năm qua, đặc biệt là đốivới công nhân khai thác than hầm lò Nhưng do tâm lý lo ngại mất việc làm, ảnhhưởng đến thu nhập nên một số lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp vẫn xin đượcxếp vào nhóm sức khỏe loại II và III dù họ thuộc nhóm cần được điều dưỡng,phục hồi sức khỏe hoặc bố trí công việc khác phù hợp.

Công ty đã có những bước phát triển mạnh mẽ bằng việc áp dụng các côngnghệ khai thác tiên tiến như: áp dụng công nghê khai thác vỉa dày và dốc bằnggiá thủy lực di động Với mục tiêu nâng cao sản lượng của Công ty và hiện đại

Trang 39

hóa mỏ than hầm lò Đi kèm với sự phát triển về sản lượng của Công ty thì số vụTNLĐ trong Công ty những năm qua cũng tăng theo Kết quả tổng hợp TNLĐcủa Công ty than Thống Nhất-TKV trong 11 năm (từ 2009 ÷ 2019) thể hiện ởbảng tổng hợp sau:

Bảng 1.13 Bảng tổng hợp số vụ TNLĐ ở Công ty than Thống Nhất - TKVgiai đoạn 2009 -:- 2019

Tỷ lệ(%) số

Tỷ lệ(%) số

vụTNLĐ

Ngày đăng: 26/07/2024, 22:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w