1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đồ Án nâng hạ kính

48 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đồ án nâng hạ kính
Trường học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Chuyên ngành Khoa học ô tô
Thể loại Đồ án
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 2,77 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI (10)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (10)
    • 1.2. Lý do chọn đề tài (11)
    • 1.3. Mục đích nghiên cứu (11)
    • 1.4. Đối tượng nghiên cứu (11)
    • 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu (11)
    • 1.6. Phạm vi nghiên cứu (12)
    • 1.7. Giả thuyết khoa học (12)
    • 1.8. Phương pháp nghiên cứu (12)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÍNH TOÁN (13)
    • 2.1. Tổng quan về hệ thống nâng hạ kính trên ô tô (13)
      • 2.1.1. Nhiệm vụ của hệ thống nâng hạ kính trên ô tô (13)
      • 2.1.2. Yêu cầu của hệ thống nâng hạ kính trên xe ô tô (13)
      • 2.1.3. Một số hệ thống nâng hạ kính trên ô tô (16)
        • 2.1.3.1. Hệ thống nâng hạ kính trên xe Lexus E300 – 1997 (16)
        • 2.1.3.2 Hệ thống nâng hạ kính xe TOYOTA CRESSIDA (17)
        • 2.1.2.3. Hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota Corolla 2004 (18)
    • 2.2. Hệ thống nâng hạ kính trên xe Hyundai Santafe (29)
      • 2.2.1. Mô tả chung về hệ thống (29)
      • 2.2.2. Các chức năng cơ bản (29)
      • 2.2.3. Sơ đồ mạch điện (32)
      • 2.2.4. Các hư hỏng thường gặp (36)
      • 2.2.5. Hệ thống chẩn đoán (37)
      • 2.2.6. Cách tháo lắp và kiểm tra một số chi tiết của hệ thống nâng hạ kính (40)
    • 2.3. Tính toán và đưa ra phương án thiết kế (43)
  • CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (47)

Nội dung

Đồ Án nâng hạ kính dành cho cơ khí động lực, trường sư phạm kỹ thuật hưng yên

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Tính cấp thiết của đề tài

Bước sang thế kỉ 21 sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật của nhân loại đã bước lên một tầm cao mới Rất nhiều những thành tựu khoa học kỹ thuật, các phát minh, sáng chế mang đậm chất hiện đại và có tính ứng dụng cao Là một quốc gia có nền kinh tế lạc hậu, nước ta đã và đang có những cải cách mới để thúc đẩy kinh tế Việc tiếp thu và áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới đang rất được nhà nước quan tâm nhằm cải tạo, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp mới, với mục đích đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp phát triển Trải qua rất nhiều năm phấn đấu và phát triển Hiện nay nước ta đã là thành viên của khối kinh tế quốc tế WTO Với việc tiếp cận các quốc gia có nền kinh tế phát triển, chúng ta có thể giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu và áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến để phát triển hơn nữa nền kinh tế trong nước, bước những bước đi vững chắc trên con đường quá độ lên CNXH

Trong các ngành công nghiệp mới đang được nhà nước chú trọng, đầu tư phát triển thì công nghiệp ôtô là một trong những ngành tiềm năng Nhờ có sự tiến bộ về khoa học công nghệ nên quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá phát triển một cách ồ ạt, sự cạnh tranh gay gắt giữa các hãng sản xuất ôtô như FORD, TOYOTA, MERCEDES đã có rất nhiều cải tiến về mẫu mã, kiểu dáng cũng như chất lượng phục vụ của xe, nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tạo một môi trường làm việc thoải mái cho người lái một cách tốt nhất Để đáp ứng được những yêu cầu đó thì các hệ thông điều khiển trên ôtô nói chung và hệ thống tiện nghi nói riêng phải dễ sử dụng nhưng mang lại cho người lái sự thoải mái …Với các ứng dụng hiên đại như vậy đòi hỏi người kỹ thuật viên phải có trình độ hiểu biết, học hỏi, sáng tạo để bắt kịp với khoa học tiên tiến hiện đại, nắm bắt được những thay đổi về các đặc tính kỹ thuật của từng loại xe, dòng xe, đời xe Có thể chẩn đoán hư hỏng và đưa ra phương án sửa chữa tối ưu vì vậy mà người kỹ thuật viên trước đó phải được đào tạo với một chương trình đào tạo tiên tiến, hiện đại, cung cấp đầy đủ kiến thức lý thuyết cũng như thực hành.

Trên thực tế, trong các trường kỹ thuật của ta hiện nay thì trang thiết bị cho sinh viên, học sinh thực hành còn thiếu thốn rất nhiều, đặc biệt là các trang thiệt bị, mô hình thực tập hiện đại Các kiến thức mới có tính khoa học kỹ thuật cao còn chưa được khai thác và đưa vào thực tế giảng dạy Các bài tập hướng dẫn thực tập, thực hành còn thiếu thốn Vì vậy mà người kỹ thuật viên khi ra trường sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiếp xúc với những kiến thức, thiết bị tiên tiến, hiện đại trong thực tế

Lý do chọn đề tài

- Ngày nay ,việc áp dụng nhiều phương pháp dạy học mới đã cho phép học sinh có được khả năng tiếp thu tốt hơn, đồng thời cũng giúp cho người dạy dễ dàng truyền đạt nội dung bài học đến cho người học.

- Dạy học bằng mô hình là phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao và đang được phát triển ở các trường đào tạo nghề, đặc biệt là trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển cao và cần thiết phải có những kĩ thuật viên lành nghề để đáp ứng yêu cầu của công việc.

- Ngày nay,cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì nhu cầu của con người cũng ngày càng cao Chính vì thế mà các hãng ô tô hiện nay ngày càng quan tâm đặc biệt đến tính tiện nghi cho người sử dụng Hệ thống nâng hạ kính là một trong những hệ thống đáp ứng nhu cầu đó

- Phương tiện dạy học bằng mô hình đối với hệ thống nâng hạ kính đang còn thiếu ở các trường đào tạo nghề nói chung và trưòng ĐHSPKT Hưng Yên nói riêng

- Đề tài nghiên cứu nâng cao được kiến thức, kĩ năng về hệ thống nâng hạ kính cho sinh viên nghành công nghệ ô tô

Mục đích nghiên cứu

- Củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống nâng hạ kính trên ô tô

-Xây dựng mô hình hệ thống nâng hạ kính làm phương tiện dạy học, phục vụ đào tạo và dạy nghề cho sinh viên hệ cao đẳng nghề các trường cao đẳng và đại học ngành công nghệ ô tô

- Nghiên cứu nhằm cải tiến tăng cường tính trực quan và tính ứng dụng của phương tiện trong giảng dạy thực hành

Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu cấu tạo và nguyên lí hoạt động của hệ thống nâng hạ kính dùng trên ô tô.

- Thiết kế hệ thống nâng hạ kính trên mô hình

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đạt được kiến thức chuyên sâu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống nâng hạ kính

Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu trong phạm vi giảng dạy cho sinh viên

- Nghiên cứu từ tình hình thực tế hệ thống nâng hạ kính đang được dùng trên ô tô

- Nghiên cứu từ các tài liệu, giáo trình đang được dùng làm phương tiện giảng dạy cho sinh viên

- Quy mô nghiên cứu đề tài trên cơ sở khai thác các trang thiết bị hiện có trong nhà trường và khai thác bên ngoài để hoàn thành đề tài

- Không gian nghiên cứu: Trong trường ĐHSPKT Hưng Yên

- Thời gian nghiên cứu: 1 tháng

Giả thuyết khoa học

- Giả thiết ta đưa ra các giải pháp thiết kế chế tạo mô hình hệ thống nâng hạ kính Nhận định sơ bộ các phương án dựa trên cơ sở quan sát, kiểm chứng lại bằng thực nghiệm.

Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu từ các nguồn tài liệu như sách, giáo trình, các bài giảng, các bản vẽ, sách tạp chí, nguồn tài liệu từ internet

- Nghiên cứu từ thực tiễn

- Nghiên cứu từ thực nghiệm

- Tham khảo ý kiến chuyên gia

==> Áp dụng các phương pháp nghiên cứu: Quan sát, tư duy, kiểm tra, thực nghiệm

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÍNH TOÁN

Tổng quan về hệ thống nâng hạ kính trên ô tô

2.1.1 Nhiệm vụ của hệ thống nâng hạ kính trên ô tô

Hệ thống nâng hạ kính trên xe ô tô có nhiệm vụ đống mở các cửa kính bằng công tắc.Mô tơ nâng hạ kính quay khi tác động vào các công tắc nâng hạ kính.chuyển động quay của mô tơ điện này sẽ được chuyển thành chuyển động lên xuống của cửa kính thông qua cơ cấu nâng hạ kính

Hình 2.1 Hệ thống nâng hạ kính trên xe ô tô

2.1.2 Yêu cầu của hệ thống nâng hạ kính trên xe ô tô

Hệ thống nâng hạ kính phải thực hiện đầy đủ các chức năng:

-Chức năng đóng,mở cửa kính bằng tay:

Khi công tắc cửa kính được kéo lên hoặc hạ xuống nửa chừng,thì cửa sổ sẽ mở hoặc đóng cho đến khi thả công tắc ra.

- Chức năng đóng, mở cửa kính bằng một lần ấn:

Khi công tắc cửa kính được kéo lên hay đẩy xuống hoàn toàn,thì cửa sổ sẽ đóng,mở hoàn toàn.

Chú ý: Một số xe chỉ có chức năng đóng,mở cửa kính tự động cho cửa kính bên phía người lái

Hình 2.2 Chức năng đóng, mở cửa kính

- Chức năng chống kẹt cửa kính:

Trong quá trình đóng cửa kính tự động,nếu có vật thể lạ kẹt giữa cửa kính thì cửa kính sẽ tự động dừng lại và dịch chuyển xuống khoảng 50mm

- Chức năng khóa cửa kính:

Khi bật công tắc khóa cửa kính thì không thể mở hay đóng tất cả các cửa kính trừ cửa kính phía người lái

Hình 2.3 Chức năng chống kẹt cửa kính

- Chức năng điều khiển của kính khi tắt khóa điện:

Chức năng này cho phép điều khiển của kính trong khoảng thời gian 45s sau khi khóa điện về vị trí ACC hoặc LOCK,nếu cửa xe phía người lái không mở

Theo phương pháp điều khiển hệ thống nâng hạ kính được chia làm hai loại sau: + Hệ thống nâng hạ kính bằng tay (sử dụng trên các ôtô thế hệ cũ)

+ Hệ thống nâng hạ kính dùng động cơ điện sử dụng nam châm vĩnh cửu hiện nay trên các xe hiện đại đều dùng loại nay vì có kết cấu nhỏ gọn dễ lắp ráp bố trí mô tơ quay được cả hai chiều khi ta thay đổi chiều dòng điện Cửa có thể nâng cao hạ thấp tùy ý

2.1.3 Một số hệ thống nâng hạ kính trên ô tô

2.1.3.1 Hệ thống nâng hạ kính trên xe Lexus E300 – 1997 a Cấu tạo

Hình 2.4 Hệ thống nâng hạ kính trên xe Lexus E300-1997 b Sơ đồ đấu nối

Hình 2.5 Sơ đồ đấu nối hệ thống nâng hạ kính

2.1.3.2 Hệ thống nâng hạ kính xe TOYOTA CRESSIDA a Sơ đồ mạch điện:

Hình 2.6 Sơ đồ mạch điện nâng hạ cửa trên xe Toyota Cressida

2.1.2.3 Hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota Corolla 2004 a Cấu tạo

Hình 2.7 Hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota Corolla 2004

Hình 2.8 Sơ đồ mạch điện trên xe Toyota Corolia 2004 b Nguyên lý hoạt động

- Chức năng nâng hạ bằng tay.

H ình 2.9 Chức năng nâng hạ bằng tay

Khi khoá điện ở vị trí ON và công tắc cửa sổ điện phía người lái được kéo lên nửa chừng, thì tín hiệu UP bằng tay sẽ được truyền tới IC và xẩy ra sự thay đổi sau đây:

 Kết quả là mô tơ điều khiển cửa sổ điện phía người lái quay theo hướng UP(lên).

 Khi nhả công tắc ra, rơ le UP tắt và mô tơ dừng lại Khi ấn công tắc điều khiển cửa sổ điện phía người lái xuống nửa chừng, tín hiệu DOWN bằng tay được truyền tới

IC và xẩy ra sự thay đổi sau đây:

=> Kết quả là mô tơ điều khiển cửa sổ phía người lái quay theo hướng DOWN

Gợi ý: Một số xe có trang bị điện trở nhiệt PTC hoặc bộ ngắt mạch để ngăn không cho dòng điện quá lớn đi vào mô tơ.

- Chức năng nâng hạ bằng một lần ấn

H ình 2.10 Chức năng nâng hạ bằng một lần ấn

Khi khoá điện ở vị trí ON và công tắc cửa sổ điện phía người lái được kéo lên hoàn toàn, tín hiệu UP tự động được truyền tới IC Vì IC có mạch định thời và mạch này sẽ duy trì trạng thái ON lớn nhất khoảng 10 giây khi tín hiệu UP tự động được đưa vào, nên môtơ điều khiển cửa sổ điện phía người lái tiếp tục quay ngay cả khi công tắc được nhả ra Mô tơ điều khiển cửa sổ điện dừng lại khi cửa sổ phía người lái đóng hoàn toàn và IC xác định được tín hiệu khoá mô tơ từ cảm biến tốc độ và công tắc hạn chế của mô tơ điều khiển cửa sổ điện hoặc khi mạch định thời tắt Có thể dừng thao tác đóng mở tự động bằng cách nhấn vào công tắc cửa sổ điện phía người lái

-Chức năng chống kẹt cửa kính:

H ình 2.11 Chức năng chống kẹt cửa kính

Cửa sổ bị kẹt được xác đinh bởi hai bộ phận Công tắc hạn chế và cảm biến tốc độ trong mô tơ điều khiển cửa sổ điện Cảm biến tốc độ chuyển tốc độ mô tơ thành tín hiệu xung Sự kẹt cửa sổ được xác định dựa vào sự thay đổi chiều dài của sóng xung

Khi đai của vành răng bị đứng im, công tắc hạn chế sẽ phân biệt sự thay đổi chiều dài sóng của tín hiệu xung trong trường hợp cửa bị kẹt với chiều dài sóng xung trong trường hợp cửa sổ đóng hoàn toàn

Khi công tắc chính cửa sổ điện nhận được tín hiệu là có một cửa sổ bị kẹt từ mô tơ điều khiển cửa kính, nó tắt rơle UP, bật rơle DOWN khoảng một giây và mở cửa kính khoảng 50 mm để ngăn không cho cửa sổ tiếp tục đóng

Có thể kiểm tra chức năng chống kẹt cửa sổ bằng cách nhét một vật vào giữa kính và khung Khi cửa kính gần đóng, chức năng chống kẹt cửa sổ không kích hoạt.

Do đó, việc kiểm tra chức năng này bằng tay có thể dẫn đến bị thương

Một số kiểu xe cũ không có chức năng chống kẹt cửa sổ điện

*Thiết lập lại chức năng chống kẹt:

Hình 2.12 Thiết lập lại chống kẹt cửa sổ

Mô tơ điều khiển cửa sổ điện cần được thiết lập lại (về vị trí xuất phát của công tắc hạn chế) trong các trường hợp sau đây:

- Bộ nâng hạ cửa sổ và mô tơ điều khiển cửa sổ điện bị tháo ra

Cách thiết lập lại cho xe Corolla (NZE 12#)

- Nối mô tơ điều khiển cửa sổ điện và công tắc chính cửa sổ điện với dây điện phía xe

- Bật khoá điện lên vị trí ON và điều khiển công tắc chính cửa sổ điện để mô tơ điều khiển cửa sổ chạy không tải theo hướng UP khoảng 4 giây hoặc hơn (khoảng từ 6 đến

Tham khảo Sách hướng dẫn sửa chữa để biết qui trình thiết lập lại chức năng này, vì qui trình này khác nhau tuỳ theo từng loại xe.

-Chức năng điều khiển cửa kính khi tắt khóa điện

Hình 2.13 Chức năng điều khiển cửa kính khi tắt khóa điện Chức năng điều khiển cửa sổ khi tắt khoá điện là điều khiển sự hoạt động của rơle chính cửa sổ điện dựa trên hệ thống điều khiển khoá cửa

Khi tắt khoá điện từ vị trí ON về vị trí ACC hoặc LOCK, thì rơ le tổ hợp xác định sự thay đổi này sẽ kích hoạt mạch định thời và giữ rơle chính điều khiển cửa sổ điện ở trạng thái bật khoảng 45 giây

Hệ thống nâng hạ kính trên xe Hyundai Santafe

2.2.1 Mô tả chung về hệ thống

Hệ thống điều khiển cửa sổ điện sẽ điều khiển hoạt động của cửa sổ điện bằng các môtơ nâng hạ cửa sổ Các nút điều khiển chính của hệ thống này là công tắc chính điều khiển cửa sổ điện nằm ở cửa người lái và các công tắc điều khiển nằm ở cửa hành khách trước và các cửa sau Bấm công tắc sẽ làm cho nguồn điện được truyền đến từng môtơ nâng hạ cửa sổ điện tương ứng.

2.2.2 Các chức năng cơ bản

Chức năng nâng và hạ cửa sổ không tự động

Chức năng này làm cho cửa sổ đi lên khi công tắc điều khiển cửa sổ điện được kéo lên một nửa và đi xuống khi công tắc điều khiển cửa sổ điện được ấn xuống một nửa. Cửa sổ sẽ dừng lại ngay khi nhả công tắc ra.

Chức tự động năng nâng - hạ tất cả các cửa sổ

Chức năng cho phép tất cả cảc cửa sổ được mở ra hay đóng lại hoàn toàn bằng cách ấn hết cỡ một lần vào công tắc cửa sổ.

Chức năng chống kẹt kính cửa sổ điện Chức năng này cho phép cửa sổ điện tự động dừng lại và hạ xuống khi có vật thể lạ bị kẹp vào cửa sổ trong quá trình nâng cửa tự động.

Chức năng điều khiển từ xa Chức năng này cho phép công tắc chính hành khách trước và các cửa sổ phía sau. Chức năng này cho phép công tắc chính điều khiển cửa sổ điện điều khiển các hoạt động MANUAL (không tự động) và AUTO (tự động) của cửa sổ điện phía hành khách trước và các cửa sổ phía sau. Chức năng hoạt động sau khi tắt khóa điện

Chức năng này cho phép bạn có thể điều khiển cửa sổ điện trong khoảng 45 giây sau khi khóa điện được bật ON (ACC) hay OFF, nếu một trong các cửa trước không bị mở ra.

Chức năng nâng và hạ cửa sổ liên kết với chìa khóa

Chức năng làm cho các kính cửa sổ phía trước đi lên khi xoay chìa khóa cửa người lái về phía khóa lâu hơn 1.5 giây và đi xuống khi xoay chìa về phía mở khóa lâu hơn 1.5 giây Sự hoạt động của các cửa sổ phía sau sẽ bắt đầu 0.5 giây sau khi các cửa sổ trước bắt đầu chuyển động Cửa sổ dừng lain ngay khi để chìa khóa về vị trí ban đầu của nó.

Chẩn đoán Chức năng này cho phép công tắc điều khiển cửa sổ điện thực hiện chẩn đoán những bộ phận hư hỏng khi nó phát hiện ra hư hỏng trong hệ thống cửa sổ điện. Đèn công tắc điều khiển cửa sổ sẽ sáng lên hoặc nhấp nháy để báo cho người lái biết.

Chức năng dự phòng Chức năng an toàn để vô hiệu hóa một phần chức năng của cửa sổ điện nếu cảm biến xung trong môtơ điều khiển cửa sổ điện bị hư hỏng

Chức năng tự động nâng - hạ cửa sổ và điều khiển từ xa bị vô hiệu hóa.

Hình 2.1 Bảng chức năng của cửa sổ điện Hyundai Santafe

2.2.3 Sơ đồ mạch điện b Nguyên lý hoạt động

Khi công tắc máy ở vị trí ON, dòng điện qua cầu chì ECU- IG  cọc (A) 2 của hệ thống khóa cửa bằng ECU  cọc (B)8  cọc 1 của rơ le chính  cọc 2 mass Sự hoạt động này của rơ le và có dòng đến cọc 5 của rơ le từ cầu chì đến cọc 3 của rơ le  cọc 8 của công tắc khóa cửa tài xế, cọc 3 (trước bên phải) và cọc 3 (sau trái, phải) của công tắc khóa cửa

-Nguyên lý hoạt động bằng tay:

Khi công tắc máy bật ở vị trí ON và công tắc nâng hạ (tài xế) ở vị trí UP, dòng điện từ cọc 8 của công tắc nâng hạ tài xế đến cọc 3 của công tắc  cọc 1 của mô tơ nâng hạ  cọc 2  cọc 6 của công tắc tài xế  cọc 4  mass và mô tơ nâng hạ kính quay hướng lên Kính chỉ chạy lên trong khi công tắc vẫn được giữ Trong chuyển động xuống , dòng điện  cọc 8 của công tắc nâng hạ tài xế đến cọc 6 của công tắc nâng hạ, dòng điện từ cọc 2 của mô tơ  cọc 1  cọc 3 của công tắc nâng hạ  cọc 4 mass, đi theo hướng ngược chuyển động lên và mô tơ quay đảo chiều , kính hạ xuống

-Nguyên lý hoạt động xuống tự động :

Khi tài xế điều khiển công tắc cửa sổ chính, dòng điện từ cọc 8 của công tắc chính cọc 6  cọc 2 của mô tơ nâng hạ kính  cọc 1  cọc 3 của công tắc chính cọc 4 mass Bởi vì dòng được giữ bên trong công tắc chính đóng tiếp điểm rơ le cửa kính đi xuống, mô tơ nâng hạ kính tiếp tục hoạt động thậm chí nếu công tắc nâng hạ chính được nhả ra Khi người tài xế hạ thấp cửa kính xuống hoàn toàn, dòng ngừng cung cấp và tiếp điểm rơ le mở ra Chuyển động xuống tự động dừng lại.

-Sự dừng lại của chuyển động xuống tự động tại kính tài xế:

Khi công tắc bằng tay( người tài xế) được ấn ở vị trí UP trong xuốt thời gian xuống tự động, có dòng điện trong công tắc chính và không có dòng điện từ cọc 3 của công tắc chính  cọc 4  vì thế mô tơ dừng, do đó sự hoạt động của chuyển động xuống tự động bị dừng lại Nếu công tắc chính được ấh thông mạch, mô tơ quay theo hướng lên trong khi nhân UP.

-Công tắc nâng hạ kính (hành khách):

Khi công tắc nâng hạ kính(hành khách) được ấn ở vị trí UP, dòng điện từ cọc 3 của công tắc nâng hạ đến cọc 5 của công tắc nâng hạ  cọc 1 của mô tơ nâng hạ cọc 2 cọc 1 của công tắc nâng hạ  cọc 2  cọc 13 của công tắc chính cọc 4

 mass và mô tơ nâng hạ kính(hành khách) quay theo hướng lên Chuyển động lên chỉ tiếp tục khi công tắc nâng hạ được ấn ở vị trí UP Khi kính đi xuống, dòng điện đến mô tơ theo hướng ngược lại, từ cọc 1 đến cọc 2 và mô tơ quay ngược chiều

Khi công tắc khóa nâng hạ được ấn ở vị trí khóa, dòng về mass cửa sổ hành khách trở nên mở kết quả là, nếu thử đóng hay mở cửa sổ hành khách, dòng điện từ cọc 4 của công tắc chính không nối mass và mô tơ không quay, do đó cửa sổ hành khách không hoạt động và khóa cửa Ngoài ra sự hoạt động của cửa sau trái, phải giống như mạch trên

-Sự hoạt động của công tắc nâng hạ khi chìa khóa OFF:

Tính toán và đưa ra phương án thiết kế

Để tiến hành thiết kế mô hình hệ thống nâng hạ kính trên Hyundai Santafe ta có các phương án thiết kế sau :

(1) Phương án sử dụng mô hình vật thật và được thiết kế trên ô tô :

Là phương án thiết kế mô hình hệ thống nâng hạ kính bằng việc sử dụng hệ thống nâng hạ kính bằng vật thật đã được sản xuất và chế tạo ứng dụng trên ôtô của các hãng xe, mà cụ thể ở đây là hãng xe Hyundai Santafe.

=> Phương án này có ưu điểm là nội dung trình bày sinh động, học sinh được lĩnh hội kiến thức thức thực tế về hệ thống nâng hạ kính và cách bố trí của nó trên xe Tạo cho

Hình 2.24 Hệ thống nâng hạ kính trên ô tô thật

(2) Phương án sử dụng mô hình là vật thiết kế giả ( vật tượng trưng) :

Ta có thể chế tạo những vật tượng trưng gần giống với vật thật để làm mô hình, tuy nhiên nó vẫn phải đảm bảo thể hiện được về nguyên lý, kết cấu của nội dung bài học.

=> Phương án này có ưu điểm là mô hình đơn giản, dễ thiết kế chế tạo chi phí không cao Tuy nhiên phương án này diễn đạt nội dung của bài học không được cao, đôi khi còn thiếu chính xác, gây khó khăn cho người học đặc biệt là khả năng liên hệ thực tế.

(3) Phương án sử dụng mô hình là vật thật được thiết kế trên sa bàn :

Là phương án ta sử dụng vật thật nhưng được bố trí trên sa bàn để làm phương tiện dạy học Mô hình thiết kế cụ thể ở đây là mô hình về hệ thống nâng hạ kính dùng trên xe Hyundai Santafe

=> Phương án này có nhiều ưu điểm, nó thể hiện khá sinh động về nội dung cũng như kiến thức thức thực tế, tạo cho học sinh tâm thế thoái mái, hứng thú khi tiếp thu bài học Nội dung được trình bày dễ hiểu, học sinh dễ quan sát và dễ ghi nhớ Nó mô tả khá rõ về nguyên lý, cấu tạo và sự hoạt động mà cụ thể ở đây là của hệ thông nâng hạ kính Ngoài ra nó còn là phương tiện dạy học phù hợp và cần thiết đối với giáo viện.

Chi phí cho thiết kế mô hình loại này cũng không cao

Hình 2.25 Mô hình vật thật thiết kế trên sa bàn

(4) Phương án sử dụng mô hình là các hình vẽ thể hiện sơ đồ nguyên lý của vật thật:

Là phương pháp sử dụng các hình vẽ thể hiện sở đồ nguyên lý của vật thật.

Phương án này có ưu điểm là có thể kết hợp học lý thuyết và thực hành ngay trên sa bàn.Nó giúp cho học sinh củng cố kiến thức một cách tốt hơn,đồng thời kinh phí để tiến hành chế tạo mô hình là rất nhỏ so với các phương án khác.Tuy nhiên phương án này có nhược điểm là thiếu tính trực quan.

Hình 2.26 Mô hình bằng hình vẽ thể hiện sơ đồ nguyên lý

 Lựa chọn mô hình phù hợp:

Từ các phương án như đã nêu ở trên và căn cứ vào nội dung, yêu cầu của đề tài được giao Em lựa chọn phương án thứ (3) là phương án sử dụng vật thật và được thiết kế trên sa bàn Hệ thống nâng hạ kính được sử dụng ở đây là hệ thống nâng hạ kính của xe Hyundai Santafe theo đúng như yêu cầu của đề tài.

=> Căn cứ vào các ưu nhược điểm của từng phương án thì việc lựa chọn phương án này để tiến hành và hoàn thiện đề tài, vì nó thoả mãn các yêu cầu sau :

+ Nó đảm bảo thể hiện được nội dung, yêu cầu của đề tài.

+ Người học dễ quan sát, dễ hiểu được nội dung về nguyên lý, cấu tạo hệ thống nâng hạ kính trên xe ôtô.

+ Người học hiểu sâu về kiến thức.

+ Tạo được tâm thế, hứng thú và kích thích tư duy đối với người học.

+ Là phương tiện dạy học phù hợp, thuận tiện trong việc giảng dạy đối với giáo viên. + Phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục.

+ Phù hợp với xu thế phát triển mô hình làm phương tiện dạy học trong ngành giáo dục và đào tạo trên thế giới hiện nay.

+ Thuận tiện cho việc giảng dạy những kiến thức mới mà giáo viên khó có thể diễn đạt hết bằng lời.

+ Dễ bảo quản, lưu trữ và vận chuyển.

Ngày đăng: 26/07/2024, 21:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.4 Cách tháo lắp để kiểm tra một số chi tiết 34 Bảng 2.5 Bảng thông số tiêu chuẩn đánh giá mô tơ - Đồ Án nâng hạ kính
Bảng 2.4 Cách tháo lắp để kiểm tra một số chi tiết 34 Bảng 2.5 Bảng thông số tiêu chuẩn đánh giá mô tơ (Trang 5)
Hình 2.1.  Hệ thống nâng hạ kính trên xe ô tô - Đồ Án nâng hạ kính
Hình 2.1. Hệ thống nâng hạ kính trên xe ô tô (Trang 13)
Hình 2.2. Chức năng đóng, mở cửa kính - Đồ Án nâng hạ kính
Hình 2.2. Chức năng đóng, mở cửa kính (Trang 14)
Hình 2.3. Chức năng chống kẹt cửa kính - Đồ Án nâng hạ kính
Hình 2.3. Chức năng chống kẹt cửa kính (Trang 15)
Hình 2.4. Hệ thống nâng hạ kính trên xe Lexus E300-1997 - Đồ Án nâng hạ kính
Hình 2.4. Hệ thống nâng hạ kính trên xe Lexus E300-1997 (Trang 16)
Hình 2.5.  Sơ đồ đấu nối hệ thống nâng hạ kính - Đồ Án nâng hạ kính
Hình 2.5. Sơ đồ đấu nối hệ thống nâng hạ kính (Trang 16)
Hình 2.6.  Sơ đồ mạch điện nâng hạ cửa trên xe Toyota Cressida - Đồ Án nâng hạ kính
Hình 2.6. Sơ đồ mạch điện nâng hạ cửa trên xe Toyota Cressida (Trang 17)
Hình 2.7. Hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota Corolla 2004 - Đồ Án nâng hạ kính
Hình 2.7. Hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota Corolla 2004 (Trang 18)
Hình 2.8. Sơ đồ mạch điện trên xe Toyota Corolia 2004 - Đồ Án nâng hạ kính
Hình 2.8. Sơ đồ mạch điện trên xe Toyota Corolia 2004 (Trang 21)
Hình 2.12.  Thiết lập lại chống kẹt cửa sổ - Đồ Án nâng hạ kính
Hình 2.12. Thiết lập lại chống kẹt cửa sổ (Trang 27)
Hình 2.13.  Chức năng điều khiển cửa kính khi tắt khóa điện Chức  năng  điều  khiển  cửa  sổ  khi  tắt  khoá  điện là điều khiển sự hoạt động của rơle chính cửa sổ điện dựa trên hệ thống điều khiển khoá cửa - Đồ Án nâng hạ kính
Hình 2.13. Chức năng điều khiển cửa kính khi tắt khóa điện Chức năng điều khiển cửa sổ khi tắt khoá điện là điều khiển sự hoạt động của rơle chính cửa sổ điện dựa trên hệ thống điều khiển khoá cửa (Trang 28)
2.2.3. Sơ đồ mạch điện - Đồ Án nâng hạ kính
2.2.3. Sơ đồ mạch điện (Trang 32)
Hình 2.18. Một số chân giắc cắm trong hệ thống nâng hạ kính Hyundai Santafe - Đồ Án nâng hạ kính
Hình 2.18. Một số chân giắc cắm trong hệ thống nâng hạ kính Hyundai Santafe (Trang 36)
Hình 2.19. Các cực và thông số của giắc DLC3 - Đồ Án nâng hạ kính
Hình 2.19. Các cực và thông số của giắc DLC3 (Trang 38)
Hình 2.21. Công tắc chính phía người lái Kiểm tra kiểu nháy của đèn AUTO như trên hình vẽ - Đồ Án nâng hạ kính
Hình 2.21. Công tắc chính phía người lái Kiểm tra kiểu nháy của đèn AUTO như trên hình vẽ (Trang 39)
Hình 2.20. Máy chẩn đoán được cắm vào xe Bật khoá điện ON (IG). - Đồ Án nâng hạ kính
Hình 2.20. Máy chẩn đoán được cắm vào xe Bật khoá điện ON (IG) (Trang 39)
Bảng 2.3. Bảng mã chẩn đoán các hư hỏng 2.2.6. Cách tháo lắp và kiểm tra một số chi tiết của hệ thống nâng hạ kính Hyundai  Santafe - Đồ Án nâng hạ kính
Bảng 2.3. Bảng mã chẩn đoán các hư hỏng 2.2.6. Cách tháo lắp và kiểm tra một số chi tiết của hệ thống nâng hạ kính Hyundai Santafe (Trang 40)
Bảng 2.4. Cách tháo lắp để kiểm tra một số chi tiết - Đồ Án nâng hạ kính
Bảng 2.4. Cách tháo lắp để kiểm tra một số chi tiết (Trang 41)
Hình 2.22. Kiểm tra mô tơ - Đồ Án nâng hạ kính
Hình 2.22. Kiểm tra mô tơ (Trang 42)
Bảng 2.6. Thông số điện trở tiêu chuẩn của công tắc hành khách trước - Đồ Án nâng hạ kính
Bảng 2.6. Thông số điện trở tiêu chuẩn của công tắc hành khách trước (Trang 43)
Hình 2.23. Sơ đồ mạch công tắc phía hành khách trước +Kiểm tra công tắc điều khiển của sổ điện theo tiêu chuẩn điện trở của công tắc hành - Đồ Án nâng hạ kính
Hình 2.23. Sơ đồ mạch công tắc phía hành khách trước +Kiểm tra công tắc điều khiển của sổ điện theo tiêu chuẩn điện trở của công tắc hành (Trang 43)
Hình 2.24. Hệ thống nâng hạ kính trên ô tô thật - Đồ Án nâng hạ kính
Hình 2.24. Hệ thống nâng hạ kính trên ô tô thật (Trang 44)
Hình 2.25. Mô hình vật thật thiết kế trên sa bàn - Đồ Án nâng hạ kính
Hình 2.25. Mô hình vật thật thiết kế trên sa bàn (Trang 45)
Hình 2.26. Mô hình bằng hình vẽ thể hiện sơ đồ nguyên lý - Đồ Án nâng hạ kính
Hình 2.26. Mô hình bằng hình vẽ thể hiện sơ đồ nguyên lý (Trang 46)
w