1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam

193 17 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Toán Quản Trị Môi Trường Tại Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Điện Ở Việt Nam
Tác giả Lê Trà My
Người hướng dẫn PGS. TS. Đào Thị Thu Giang
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 193
Dung lượng 5,34 MB

Nội dung

Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt NamKế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi trân trọng cảm ơn các thầy cô ở Bộ môn Kế toán Quản trị thuộc Khoa Kế toán – Kiểm toán, Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Sau Đại học và các đơn vị có liên quan của Trường Đại học Ngoại thương đã quan tâm, tham gia góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện luận án

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đào Thị Thu Giang đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này

Tôi chân thành cảm ơn các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã quan tâm, giúp đỡ

và tạo điều kiện cung cấp tài liệu, thông tin về hoạt động kế toán quản trị môi trường của các doanh nghiệp điện ở Việt Nam, làm cơ sở quan trọng cho tôi nghiên cứu hoàn thành luận án

Tôi cũng gửi lời cảm ơn trân trọng tới tập thể lãnh đạo Khoa Kế toán – Kiểm toán nơi tôi công tác đã quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận án

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè

và các đồng nghiệp đã luôn quan tâm, cổ vũ, động viên, tiếp thêm nghị lực cho tôi

để hoàn thành luận án này

Hà Nội, 2024

Nghiên cứu sinh Lê Trà My

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ "Kế toán quản trị môi trường tại các

doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam" là công trình nghiên cứu khoa học độc

lập dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đào Thị Thu Giang Các thông tin, số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể và hợp pháp Ngoài phần tài liệu tham khảo đã trích dẫn, nội dung của luận án do tôi tự nghiên cứu và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu trước đây Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với sự trung thực của toàn văn luận án

Hà Nội, 2024

Nghiên cứu sinh Lê Trà My

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH viii

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC BIỂU x

DANH MỤC HÌNH xi

DANH MỤC SƠ ĐỒ xi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP 6

1.1 Các nghiên cứu lý thuyết về nội dung của kế toán quản trị môi trường áp dụng tại doanh nghiệp 6

1.2 Các nghiên cứu về những nhân tố tác động đến việc áp dụng Kế toán quản trị môi trường 9

1.2.1 Nhân tố Áp lực thể chế 9

1.2.2 Nhân tố Nhận thức của nhà quản lý cấp cao 11

1.2.3 Nhân tố Chiến lược môi trường của doanh nghiệp 12

1.2.4 Nhân tố Nhận thức về sự biến động của môi trường kinh doanh 12

1.2.5 Các nhân tố khác 12

1.3 Khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu 13

Tóm tắt chương 1 15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP 16

2.1 Khái niệm chung về kế toán quản trị môi trường 16

2.1.1 Các quan điểm về kế toán quản trị môi trường 16

2.1.2 Tầm quan trọng của kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp 17

2.2 Các lý thuyết căn bản liên quan đến kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp 20

2.2.1 Lý thuyết hợp pháp (Legitimacy theory) 20

2.2.2 Lý thuyết về quá trình đổi mới (Diffusion of Innovations) 20

Trang 6

2.2.3 Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency theory) 21

2.2.4 Lý thuyết thể chế (Institutional theory) 22

2.3 Nội dung của kế toán quản trị môi trường 23

2.3.1 Kế toán quản trị môi trường tiền tệ 26

2.3.2 Kế toán quản trị môi trường vật chất 27

2.4 Phân loại doanh thu, chi phí trong kế toán quản trị môi trường 28

2.5 Các phương pháp kế toán sử dụng trong kế toán quản trị môi trường 33 2.5.1 Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động (Activity based accounting_ABC) 33 2.5.2 Kế toán chi phí dòng nguyên vật liệu (Material flow cost accounting_MFCA) 35

2.5.3 Kế toán chi phí đầy đủ (Full Cost Accounting_FCA) 37

2.5.4 Kế toán chi phí vòng đời sản phẩm (Lifecycle Costing_LCC) 37

2.6 Kinh nghiệm áp dụng kế toán quản trị môi trường tại một số quốc gia trên thế giới 39

2.6.1 Tổng quan hoạt động kế toán quản trị môi trường trên thế giới 39

2.6.2 Kế toán quản trị môi trường tại công ty Canon, Nhật Bản 41

2.6.3 Kế toán quản trị môi trường tại công ty Nitrokémia, Hungary 47

2.6.4 Bài học cho các doanh nghiệp ngành điện ở Việt Nam 55

Tóm tắt chương 2 58

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 59

3.1 Thiết kế nghiên cứu 59

3.2 Phương pháp nghiên cứu 62

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 62

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 67

3.3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 69

3.3.1 Áp lực thể chế và kế toán quản trị môi trường 69

3.3.2 Nhận thức của nhà quản lý cấp cao và kế toán quản trị môi trường 71

3.3.3 Chiến lược môi trường và kế toán quản trị môi trường 71

3.3.4 Nhận thức về sự biến động của môi trường kinh doanh và kế toán quản trị môi trường 71

3.4 Xây dựng thang đo biến độc lập và các biến phụ thuộc 73

Trang 7

Bảng câu hỏi khảo sát 75

Trước khi tiến hành khảo sát, bảng hỏi đã được kiểm tra và góp ý của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu là giảng viên chuyên ngành kế toán và kế toán quản trị của trường Đại học và chuyên gia tại doanh nghiệp là quản lý bộ phận 76 3.5 Phương pháp thu thập dữ liệu 76

3.5.1 Tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu 76

3.5.2 Mô tả đặc điểm khách thể khảo sát 77

Tóm tắt chương 3 82

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 83

4.1 Đặc điểm thị trường điện ở Việt Nam 83

4.1.1 Đặc điểm sản xuất và phân phối điện năng 83

4.1.2 Thị trường điện tại Việt Nam 85

4.1.3 Các doanh nghiệp sản xuất điện và tác động đến môi trường 87

4.2 Thực trạng áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam 89

4.2.1 Kết quả thống kê mô tả các biến 89

4.2.2 Các vấn đề kế toán quản trị môi trường áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất điện Việt Nam 92

4.3 Kết quả phân tích hồi quy và các kiểm định cần thiết 96

4.3.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha 96

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 101

4.3.3 Phân tích hồi quy 105

4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu 113

4.5 Trường hợp điển hình áp dụng KTQTMT tại Công ty nhiệt điện Thái Bình 115

4.5.1 Giới thiệu công ty 115

4.5.2 Áp dụng kế toán quản trị môi trường 116

4.5.3 So sánh Báo cáo tài chính theo kế toán truyền thống và theo kế toán quản trị môi trường 121

4.6 Đánh giá chung về thực trạng áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam 123

Trang 8

4.6.1 Kết quả đạt được 123

4.6.2 Hạn chế và nguyên nhân 124

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 126

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ĐIỆN 127

Ở VIỆT NAM 127

5.1 Định hướng phát triển ngành điện 127

5.2 Đề xuất các giải pháp tăng cường áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp điện ở Việt Nam 129

5.3 Kiến nghị với các bên liên quan 135

5.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước 135

5.3.2 Kiến nghị đối với cơ sở giáo dục và đào tạo 138

5.3.3 Kiến nghị đối với các hiệp hội 138

Tóm tắt chương 5 140

KẾT LUẬN 141

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 143

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA i

PHỤ LỤC 2: BẢNG KHẢO SÁT DỰ KIẾN iv

PHỤ LỤC 3: BẢNG KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ix

PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH CHUYÊN GIA THAM GIA PHỎNG VẤN xvi

PHỤ LỤC 5: DANH SÁCH DOANH NGHIỆP GỬI BẢNG KHẢO SÁT xvii

PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO xxv

PHỤ LỤC 7: KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ xxx

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Viết tắt Tiếng Việt

CLMT Chiến lược môi trường CPMT Chi phí môi trường

DN Doanh nghiệp DTMT Doanh thu môi trường ĐTM Đánh giá tác động môi trường KTMT Kế toán môi trường

KTQTMT Kế toán quản trị môi trường KTTCMT Kế toán tài chính môi trường KT-XH Kinh tế - Xã hội

NCKH Nghiên cứu khoa học QLCC Quản lý cấp cao

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

AAA American Accounting Asociation Hiệp hội Kế toán Hoa Kỳ

ABC Activity-Based Costing Kế toán chi phí dựa trên hoạt động CICA Canadian Institute of Chartered

Accountants

Hiệp hội kế toán viên công chứng Canada

EA Environmental Accounting Kế toán môi trường

EMA Environmental Management

Accounting

Kế toán quản trị môi trường

EMS Environmental Management

Services Hệ thống quản lý môi trường

EPIS Environmental Performance

Index

Chỉ số hoạt động môi trường FCA Full-Cost Method Kế toán chi phí đầy đủ

ICC International Chamber of

Commerce Phòng Thương mại Quốc tế

IFAC International Federation of

Accountant

Liên đoàn Kế toán Quốc tế LCA Life Cycle Accounting Kế toán chi phí vòng đời sản phẩm MFCA Material Flow Cost Accounting Kế toán chi phí dòng nguyên vật liệu TQM Total Quality Management Quản lý chất lượng toàn diện

UNDSD United Nations Division for

Sustainable Development Ủy ban phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc UNIDO The United Nations Industrial

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Khuôn khổ toàn diện của kế toán quản trị môi trường 25

Bảng 2.2 Phân loại doanh thu và chi phí môi trường theo UNDSD 28

Bảng 2.3: Áp dụng KTQTMT vào hệ thống kế toán 50

Bảng 2.4: Khấu hao của các thiết bị sản xuất Fumaric acid, Ferrous Fumarate và Phthalimide tại Nitrokémia 2000 51

Bảng 2.5: Tỉ lệ chi phí nguyên vật liệu thô của Fumaric acid, Ferrous Fumarate và Phthalimide tại Nitrokémia 2000 52

Bảng 2.6: Chi phí môi trường của Fumaric acid, Ferrous fumarate và Phthalimide tại Nitrokémia 2000 (đơn vị: tấn) 53

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các nhân tố tác động đến 63

Kế toán quản trị môi trường 63

Bảng 3.2 Bảng tổng hợp các biến quan sát – thang đo 73

Bảng 3.3: Thông tin Doanh nghiệp tham gia khảo sát 79

Bảng 4.1: Mức độ áp dụng Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam 89

Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập 91

Bảng 4.2: Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo nhân tố 97

Áp lực cưỡng ép 97

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo nhân tố 97

Áp lực quy chuẩn 97

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo nhân tố 98

Áp lực học hỏi 98

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo nhân tố 98

Nhận thức của nhà quản lý cấp cao 98

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo nhân tố 99

Chiến lược môi trường 99

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo nhân tố 100

Nhận thức về sự biến động của MTKD 100

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo nhân tố 101

Trang 12

Bảng 4.9: Bảng KMO và Kiểm định Bartlett biến độc lập 102

Bảng 4.10: Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố lần 1 103

Bảng 4.11: Bảng KMO và Kiểm định Bartlett biến phụ thuộc 104

Bảng 4.12: Ma trận tương quan của các biến 106

Bảng 4.13: Kết quả phân tích hồi quy lần một 107

Bảng 4.14: Kết quả phân tích hồi quy lần hai 108

Bảng 4.15: Bảng tổng hợp giả thuyết sau khi kiểm định 112

Bảng 4.16: Chi phí môi trường loại 1 118

Bảng 4.17: Chi phi môi trường loại 2 119

Bảng 4.18: Chi phí môi trường loại 4: Chi phí tái chế 120

Bảng 4.19: Doanh thu môi trường 120

Bảng 4.20: Tổng hợp chi phí và doanh thu theo môi trường 121

Bảng 4.21: So sánh báo cáo theo kế toán truyền thống (KTTT) và 122

kế toán quản trị môi trường (KTQTMT) 122

DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 3.1: Cơ cấu đối tượng tham gia khảo sát 78

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu loại hình sản xuất 80

các doanh nghiệp điện tham gia khảo sát 80

Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng 81

Biểu đồ 4.1: Cơ cấu công suất sản xuất điện (Tr Kwh) 86

Biểu đồ 4.2: Giá điện bình quân trên thị trường điện 87

Biểu đồ 4.4: Phương pháp hạch toán chi phí áp dụng tại các doanh nghiệp 92

sản xuất điện 92

Biểu đồ 4.5: Đối tượng phân bổ chi phí và cách thức tập hợp chi phí 93

trong doanh nghiệp điện 93

Biểu đồ 4.6: Nhận diện các chi phí xử lý phát thải 94

phát sinh tại doanh nghiệp điện 94

Biểu đồ 4.7: Nhận diện các chi phí phòng ngừa và quản lý môi trường 95

phát sinh tại doanh nghiệp điện 95

Trang 13

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Nguồn nguyên vật liệu mất đi trong quá trình mài 42

Hình 2.2 Mô hình dòng chảy nguyên vật liệu của quá trình sản xuất ống kính 43

Hình 2.3 Kế toán chi phí thông thường và kế toán chi phí dòng nguyên liệu (MFCA) khi sản xuất ống kính tại nhà máy Utsunomiya, Canon 44

Hình 2.4 Chi phí phân bổ giữa sản phẩm và các thiệt hại vật chất của ống kính tại Canon 45

Hình 2.5 Ảnh hưởng từ việc áp dụng MFCA 46

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 61

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất 72

Hình 4.1: Đồ thị phân tán Normal P – P Plot 110

Hình 4.2: Đồ thị phân tán Scatterplot 111

Hình 4.3: Biểu đồ tần số Histogram 112

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Vai trò của kế toán quản trị môi trường trong quá trình ra quyết định 18

Sơ đồ 2.2: Sản xuất Fumaric Acid, Ferrous Fumarate, và Phthalimide tại Nitrokémia 2000 49

Sơ đồ 2.3: Chi phí môi trường của các sản phẩm tại Nitrokémia 2000 54

Sơ đồ 4.1: Nguyên lý hoạt động nhà máy nhiệt điện Thái Bình 116

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Trong những năm gần đây, các vấn đề liên quan đến môi trường đã trở thành chủ đề cấp thiết mang tính thời sự trên toàn thế giới Các vấn đề môi trường đang leo thang như ô nhiễm, biến đổi khí hậu, sự nóng lên toàn cầu, nạn phá rừng… chính là kết quả của hoạt động kinh doanh vô trách nhiệm đang ngày càng đe dọa đến cuộc sống con người Trước các sức ép của khách hàng, nhà đầu tư và các bên liên quan khác, doanh nghiệp cũng bắt đầu nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình đối với xã hội, đặc biệt là các vấn đề về môi trường Một trong những cách thức để các bên liên quan đánh giá được các vấn đề nêu trên là việc xem xét thông tin mà kế toán môi trường cung cấp

Trong giai đoạn từ nay đến 2030, Việt Nam có chiến lược phát triển kinh tế nhanh, bền vững, bảo vệ tốt môi trường và giải quyết hài hòa các vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội Áp dụng KTQTMT là một trong những giải pháp hữu ích có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra trên KTQTMT bắt đầu được các doanh nghiệp trên thế giới quan tâm và áp dụng trong khoảng hai thập kỷ gần đây Từ các nước phát triển cho đến các nước đang phát triển, doanh nghiệp quy mô lớn đến quy mô vừa

và nhỏ, đều có những thành tựu nhất định trong việc thực hành KTQTMT cho doanh nghiệp cũng như cho vấn đề bảo vệ môi trường Tuy nhiên ở Việt Nam, khái niệm này còn khá mới mẻ, chỉ có một số ít doanh nghiệp nhận thức được được ưu điểm của các công cụ này để áp dụng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh làm tăng hiệu quả hoạt động

Đối với ngành điện Việt Nam, chi phí phát điện chiếm đến gần 80% cơ cấu giá thành với phần lớn là chi phí cho nguyên nhiên liệu (nhiệt điện than, khí) (Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương, 2023) Việc áp dụng các công cụ của KTQTMT

sẽ giúp kiểm soát chi phí nhiên liệu đầu vào và tối ưu hoá các chi phí chung và chi phí môi trường phân bổ cho giá thành Điều này giúp nâng cao lợi thế cho doanh nghiệp trong bối cảnh chiến lược hướng đến thị trường điện cạnh tranh của Chính phủ

Phần lớn những doanh nghiệp sản xuất và khai khoáng, những doanh nghiệp

có nhiều tác động nhất đến môi trường lại chưa nắm được những ưu điểm của kế

Trang 15

toán quản trị môi trường Đặc biệt với những nhà máy điện khi mà lượng chất thải

và khí thải từ những nhà máy này làm suy giảm nghiệm trọng hệ sinh thái xung quanh Việc đánh giá thực trạng áp dụng KTQTMT, đặc biệt trong các ngành có tác động nhiều đến môi trường như ngành điện nói riêng và ngành sản xuất nói chung nhằm đưa ra một bức tranh toàn cảnh về việc áp dụng KTQTMT, để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm triển khai KTQTMT một cách hiệu quả để có thể tối ưu các quyết định liên quan đến môi trường, đặc biệt trong điều kiện việc áp dụng KTQTMT vẫn còn nhiều hạn chế

Các nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng bên cạnh các quy định của pháp luật, việc áp dụng KTQTMT là một quyết định phụ thuộc phần lớn vào vai trò

và nhận thức của ban quản trị doanh nghiệp trong mối tương quan với các bộ phận chức năng khác (tài chính kế toán, sản xuất, dự án…) Đặc biệt với các ngành khác nhau sẽ có những quan điểm và nhận thức khác nhau về các áp lực và các yếu tố trên Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá và kiểm định sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQTMT từ góc nhìn của quản lý doanh nghiệp là hết sức cần thiết Những kết quả nghiên cứu về các công cụ KTQTMT áp dụng tại các doanh nghiệp điện cũng sẽ là tài liệu tham khảo, đóng góp kinh nghiệm cho các ngành nghề khác trong nền kinh tế

Xuất phát từ tầm quan trọng của kế toán quản trị môi trường, tác giả đã lựa

chọn nghiên cứu đề tài “Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản

xuất điện ở Việt Nam” cho luận án tiễn sĩ với mục tiêu tìm hiểu thực trạng áp dụng

và các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị môi trường, đưa vào kiểm định các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTQTMT trong doanh nghiệp sản xuất điện Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam nói riêng và đưa ra các hàm ý nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn ở các ngành nghề liên quan

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Mục tiêu chung của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh

hưởng và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường việc áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam

Mục tiêu cụ thể:

Trang 16

- Tổng hợp cơ sở lý luận về kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp, làm rõ các nội dung và vai trò của kế toán quản trị môi trường trong quản trị doanh nghiệp

- Đánh giá thực trạng áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam, nghiên cứu tình huống điển hình tại một doanh nghiệp sản xuất điện để làm rõ vai trò của việc áp dụng kế toán quản

trị môi trường trong quản trị doanh nghiệp

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị môi trường và kiểm định mức độ tác động của các nhân tố này đến việc áp dụng tại các doanh nghiệp sản xuất điện

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường việc áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp

sản xuất điện

Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Đề tài nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất điện tại Việt

Nam, nghiên cứu điển hình Công ty nhiệt điện Thái Bình vì nhiệt điện là nguồn phát điện chính ở Việt Nam, và nhiệt điện cũng là ngành có tác động lớn đối với môi trường, phát sinh nhiều chi phí môi trường so với các lĩnh vực sản xuất điện khác

Về thời gian: Để thực hiện đề tài tác giả đã thu thập dữ liệu về ngành điện từ

năm 2014-2022 và khảo sát thực trạng áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp điện trong 3 năm 2021-2023

Về nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu thực trạng áp dụng và các

nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQTMT tại các doanh nghiệp sản xuất điện

4 Phương pháp nghiên cứu:

Để triển khai nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng Cụ thể:

- Phương pháp nghiên cứu định tính: Sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia để xem xét sự phù hợp của mô hình nghiên cứu đã đề xuất và phương

Trang 17

pháp phỏng vấn sâu để đánh giá thực trạng áp dụng KTQTMT tại các nhà máy điện

4 Bố cục của luận án:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 5 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp

Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 5: Giải pháp tăng cường áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện

5 Những đóng góp mới của luận án:

Luận án đã nghiên cứu về kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất điện tại Việt Nam và có những đóng góp về mặt học thuật và lý luận như sau:

Thứ nhất, luận án đã nghiên cứu, tổng hợp khung lý thuyết về kế toán quản trị môi trường: các nội dung của kế toán quản trị môi trường, các phương pháp kế toán được sử dụng trong kế toán quản trị môi trường

Thứ hai, luận án đã nghiên cứu về cơ sở lý thuyết của các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQTMT trong doanh nghiệp căn cứ trên các lý thuyết là lý thuyết hợp pháp, lý thuyết về quá trình đổi mới, lý thuyết ngẫu nhiên và lý thuyết thể chế Đồng thời, luận án cũng xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQTMT trong các doanh nghiệp sản xuất điện tại Việt Nam

Thứ ba, luận án đã tìm hiểu và phân tích được tình huống điển hình áp dụng

Trang 18

kế toán quản trị môi trường tại nhà máy nhiệt điện Thái Bình để làm rõ vai trò của

kế toán quản trị môi trường trong việc kiểm soát chi phí và ra quyết định kinh doanh

Thứ tư, luận án đã chứng minh được các nhân tố ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) đến việc áp dụng KTQTMT trong các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam, cụ thể: nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp gồm hai nhân tố là nhận thức của lãnh đạo cấp cao và chiến lược môi trường của doanh nghiệp, nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp gồm các áp lực thể chế: áp lực cưỡng ép, áp lực quy chuẩn và

áp lực học hỏi

Thứ năm, dựa trên kết quả các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTQTMT tại doanh nghiệp, tác giả đã đề xuất hai nhóm giải pháp cho doanh nghiệp và các nhóm kiến nghị cho các bên liên quan nhằm tăng cường việc áp dụng KTQTMT tại doanh nghiệp sản xuất điện Việt Nam

Trang 19

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP

Kế toán quản trị môi trường là đề tài được quan tâm chú ý đáng kể trong giới học thuật cũng như trong các tổ chức quốc tế, vì vậy đã có một số lượng lớn các công trình nghiên cứu gồm các bài báo từ tạp chí chuyên ngành, các bộ công cụ hướng dẫn của các tổ chức trên thế giới, sách giáo trình hay luận án tiến sĩ của các tác giả trong và ngoài nước Tất cả các nghiên cứu này đều có chung một nhật định rằng kế toán quản trị môi trường là sự phát triển của kế toán truyền thống đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội Bouma và cộng sự (2013) đã định nghĩa “Kế toán quản trị môi trường bao gồm hệ thống kế toán và những kỹ thuật cung cấp cho các nhà hoạch định và nhà quản lý doanh nghiệp thông tin tài chính và phi tài chính về những vấn đề liên quan đến môi trường của doanh nghiệp” Thông qua kỹ thuật và chuyên môn của kế toán quản trị để nâng cao chất lượng thông tin môi trường liên quan đến việc ra quyết định về thẩm định đầu tư, lập dự toán và quản lý chiến lược (Everettt và Neu, 2000; IFAC, 2005)

Những nghiên cứu về kế toán quản trị môi trường trên thế giới có thể được chia ra làm hai loại lớn: nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm Các nghiên cứu lý thuyết dựa trên các khung học thuyết để tìm cách giải thích mối quan

hệ giữa hiệu quả kinh tế và môi trường, đồng thời trình bày nội dung và cách thức vận dụng kế toán quản trị môi trường trong môi trường kinh doanh Nghiên cứu thực nghiệm sử dụng công cụ để kiểm chứng lại các mối quan hệ được đưa ra trong

lý thuyết, đó là kiểm chứng các yếu tố thúc đẩy việc áp dụng KTQTMT, hoặc kiểm chứng sự tác động của việc áp dụng KTQTMT tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp

1.1 Các nghiên cứu lý thuyết về nội dung của kế toán quản trị môi trường áp dụng tại doanh nghiệp

Các nội dung của KTQTMT đã được nhắc đến rất nhiều trong các tài liệu hướng dẫn của các hiệp hội tổ chức cũng như trong các nghiên cứu của các tác giả

Trang 20

khác nhau trong và ngoài nước Trong đó có thể chia ra các hướng nghiên cứu chính như sau:

Nghiên cứu về thông tin kế toán quản trị môi trường

Burritt và cộng sự (2002) đã đề xuất một khung lý thuyết toàn diện về thông tin tiền tệ và vật chất mà hệ thống KTQTMT có thể cung cấp cho các nhà quản lý cấp cao KTQTMT dưới thước đo vật chất là những báo cáo phân tích về dòng nguyên, nhiên liệu đầu vào và đầu ra của quy trình sản xuất KTQTMT dưới thước

đo tiền tệ là những thông tin về chi phí doanh nghiệp phải chi ra để tiêu thụ các tài nguyên thiên nhiên hay chi ra để phòng ngừa các rủi ro về môi trường kèm theo doanh thu từ việc tiết kiệm nhiên liệu Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hiền (2008) ở Việt Nam cũng bàn về các thông tin này của kế toán quản trị môi trường

Ngoài ra, trên thế giới có rất nhiều các tài liệu hướng dẫn về việc nhận diện cũng như phân loại các chi phí môi trường của các tổ chức quốc tế như Uỷ ban phát triển bền vững của Liên hiệp quốc UNDSD, Liên đoàn kế toán quốc tế IFAC, Viện

kế toán công chứng Anh ACCA hay các quy định cụ thể của Chính phủ như ở Nhật

và Úc Những hướng dẫn cụ thể này giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc nhận diện và thu thập các thông tin về môi trường phục vụ cho mục đích ra quyết định trong nội bộ doanh nghiệp

Nghiên cứu về các công cụ và phương pháp kế toán chi phí môi trường áp dụng trong doanh nghiệp

Ngoài các hướng dẫn trên, các nghiên cứu trước năm 2010 hầu hết tập trung

mô tả và đánh giá thực trạng việc áp dụng các công cụ của KTQTMT trong các doanh nghiệp, từ việc áp dụng tại các nước phát triển như Châu Âu được trình bày trong kỷ yếu “Introducing Environmental Management Accounting at enterprise level” tổng kết lại kết quả áp dụng kế toán quản trị môi trường cho 5 nước tiên phong tại Châu Âu trong khuôn khổ dự án của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc UNIDO hay nghiên cứu về mô hình ứng dụng kế toán quản trị môi trường cho các trường đại học của Úc (Huei-Chun Chang, 2007)

D Senthil Kumaran và cộng sự (2001) đã thảo luận về mô hình phân tích

Trang 21

sản phẩm Chi phí sinh thái liên quan đến các chi phí trực tiếp và gián tiếp của tác động môi trường do sản phẩm tạo ra trong toàn bộ vòng đời của nó Các tác giả cũng mô tả việc làm thế nào để sử dụng mô hình LCC nhằm xác định các phương

án khả thi về hiệu quả chi phí, các phần/ sản phẩm thân thiện với môi trường Điều này cố gắng kết hợp chi phí vào hoạt động đánh giá vòng đời, một đánh giá có hệ thống các nhu cầu và cơ hội để làm giảm gánh nặng về môi trường liên quan đến năng lượng, sử dụng nguyên vật liệu và thải chất thải trong suốt vòng đời của một sản phẩm, quy trình hoặc hoạt động Ngoài ra, các tác giả cũng chỉ ra mô hình toán học của LCC nhằm xác định mối tương quan của các chi phí sinh thái khác nhau với tổng chi phí Mô hình này đã được chuyển đổi thành mô hình tính toán LCC để so sánh các chi phí sinh thái của các giải pháp thay thế Giới hạn hiện tại của mô hình LCC đã được thảo luận bởi các tác giả để chứng minh rằng mô hình này không thể cung cấp hết các kết quả có thể mà sẽ dẫn đến những chênh lệch trong dự toán chi phí

Việc áp dụng công cụ đã được mở rộng ra các nước đang phát triển như Honduras (Christine Jasch, Daniel Ayres, Ludovic Bernaudat, 2010) và đến Malaysia, Che Zuriana Muhammad Jamil và cộng sự (2014) đã nghiên cứu về mô hình áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ

Áp dụng kế toán quản trị môi trường đơn giản là làm kế toán quản trị tốt hơn và triệt

để hơn, trong khi đội chiếc mũ môi trường sẽ mở được đôi mắt để nhận diện được những chi phí đang ẩn đi (C Jacsch, 2010)

Việc nghiên cứu, triển khai áp dụng kế toán quản trị môi trường vào Việt Nam đặc biệt mới mẻ và đang đi những bước khởi đầu Do vậy, những nghiên cứu trong nước về kế toán quản trị môi trường chưa phong phú Tiêu biểu là bài viết của tác giả

Lê Kim Ngọc với tiêu đề “Hướng dẫn kế toán môi trường của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện kế toán môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam” đăng trên Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số đặc biệt tháng 10/2013, trang 91-96 Bài báo này khái quát những nội dung chính của Hướng dẫn kế toán môi trường do

Bộ Môi trường Nhật Bản ban hành, là quốc gia phát triển vào bậc nhất thế giới, đồng thời cũng là một trong những nước đứng đầu về bảo vệ môi trường, nổi bật là việc

Trang 22

nhận diện bốn loại chi phí môi trường Thông qua đó, tác giả gợi ý một số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc nghiên cứu và triển khai kế toán môi trường và đề xuất hai mẫu báo cáo về kế toán môi trường cho các doanh nghiệp Việt Nam

Bên cạnh một số bài báo nghiên cứu các mô hình kế toán quản trị trên thế giới

để đề xuất phương hướng áp dụng cho Việt Nam thì cũng có những nghiên cứu đã thử nghiệm áp dụng những lý luận về chi phí môi trường để nhận diện và đánh giá tác động của chi phí môi trường đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc khảo sát tìm hiểu thực trạng triển khai kế toán môi trường Điển hình có thể kể đến bài báo của TS Lê Thị Minh Huệ, Đại học Hồng Đức với tiêu đề “Kế toán quản trị chi phí môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất tại Thanh Hoá” đăng trên tạp chí Tài Chính tháng 1/2020 Nghiên cứu đã khảo sát 10 doanh nghiệp sản xuất thuộc các ngành nghề khác nhau trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá nhằm đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí môi trường, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện kế toán quản trị chi phí môi trường tại các doanh nghiệp này

1.2 Các nghiên cứu về những nhân tố tác động đến việc áp dụng Kế toán quản trị môi trường

Ngoài các nghiên cứu về thực tiễn áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các loại hình doanh nghiệp như đã nêu ở trên, các công trình công bố sau đó đã rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp quyết định áp dụng công cụ này Tổng quan các công trình nghiên cứu này có thể rút ra được một số nhân tố chính như sau:

1.2.1 Nhân tố Áp lực thể chế

Áp lực thể chế bao gồm áp lực cưỡng ép, áp lực quy chuẩn và áp lực học hỏi (DiMaggio và Powell, 1983) Jalaludin (2011) với nghiên cứu được thực hiện về mối quan hệ giữa áp lực thể chế và việc áp dụng KTQTMT trong các công ty sản xuất cho thấy một số ảnh hưởng của áp lực thể chế đối với việc áp dụng KTQTMT Trong đó,

áp lực quy chuẩn về đào tạo và tư cách thành viên của các hiệp hội kế toán được cho

là mạnh mẽ nhất Áp lực ban đầu để các công ty phải hạch toán môi trường đến từ các

tổ chức bên ngoài như các tổ chức môi trường, truyền thông hay các cổ đông và quản

Trang 23

giúp cho hoạt động quản trị rủi ro trong ngắn hạn cũng như đạt được mục tiêu chiến lược của tổ chức (Bennett, 2011) Họ cũng khuyến nghị thêm rằng các công ty nên sử dụng hệ thống KTQTMT linh hoạt nếu công ty cần phải đáp ứng những nhu cầu về thông tin của các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp

Jamil, Mohamed, Muhammad, Ali (2015) đã nghiên cứu các yếu tố và rào cản tác động đến việc áp dụng Kế toán quản trị môi trường Bài viết tập trung khảo sát các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ ở Malaysia Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều phân bổ một phần ngân sách cho các hoạt động môi trường

và áp dụng Kế toán quản trị môi trường vật chất Các tác giả khám phá ra rằng các nhóm yếu tố bắt buộc (cưỡng ép) có tác động quan trọng nhất đến việc các doanh nghiệp áp dụng kế toán quản trị môi trường, chính vì vậy để tăng cường việc áp dụng này, giải pháp có tính thực thi nhất là chính phủ Malaysia nên đưa ra những hướng dẫn và yêu cầu giúp doanh nghiệp gỡ bỏ rào cản

Iredele và Ogunleye (2018) là một nghiên cứu so sánh về mức độ thực hành kế toán quản trị môi trường giữa các công ty niêm yết ở Nigeria và Nam Phi và xác định các rào cản hạn chế việc thực hành KTQTMT Nghiên cứu đã kiểm tra cụ thể mức độ thực hành KTQTMT ở Nigeria và Nam Phi và kết luận rằng các rào cản về thể chế là rào cản lớn nhất hạn chế việc các doanh nghiệp áp dụng các công cụ của KTQTMT Qua đó, bài báo kiến nghị rằng chính phủ và các bên liên quan khác ở Nigeria nên tham gia tích cực vào việc thực thi các thông lệ quản lý môi trường, thúc đẩy các doanh nghiệp tập đoàn áp dụng KTQTMT vào thực tiễn

Phạm Đức Hiếu (2010) đã đưa ra các yếu tố áp lực bên ngoài để nghiên cứu những giải pháp cho việc áp dụng KTQTMT Bằng cách kết hợp phương pháp thống

kê định tính và mô tả, tác giả đã kết luận rằng việc thiếu các chế tài pháp lý và thiếu trách nhiệm đối với môi trường là những yếu tố cơ bản cản trở việc áp dụng kế toán môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam Tuy nhiên, giả thuyết cho rằng nhận thức của người tiêu dùng có mối quan hệ thuận chiều với thực tiễn kế toán đối với các mục tiêu quản lý và thông tin môi trường của doanh nghiệp đã bị bác bỏ sau khi được kiểm tra bằng phương pháp định lượng

Trang 24

và Mohd Ariffin (2020) được tiến hành ở các quốc gia khác nhau với các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, tuy nhiên đều có kết luận chung về sự tác động của các áp lực

thể chế đến việc thực hành kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp

1.2.2 Nhân tố Nhận thức của nhà quản lý cấp cao

Bài nghiên cứu của Latan và cộng sự (2018) tiến hành khảo sát 107 công ty được chứng nhận ISO14001 được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia cho thấy bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng tích cực và đáng kể giữa các nguồn lực của tổ chức (chiến lược môi trường của doanh nghiệp, cam kết của lãnh đạo cấp cao và sự không chắc chắn về môi trường) đến việc áp dụng KTQTMT, từ đó có thể cải thiện hiệu quả hoạt động môi trường của các công ty

Gần đây nhất, nghiên cứu của Avylin Roziana và Mohd Ariffin (2020) dựa theo lý thuyết khuếch tán của đổi mới để tìm hiểu sự nhận thức của các doanh nghiệp niêm yết của Malaysia về KTQTMT và xem xét sự tác động của yếu tố này đến việc

áp dụng KTQTMT Kết quả chỉ ra rằng nhận thức về KTQTMT là yếu tố ảnh hưởng đáng kể nhất đến việc vận dụng KTQTMT, điều này cũng trùng khớp với những nghiên cứu trước đó

Trong nghiên cứu về việc áp dụng KTQTMT trong ngành công nghiệp giấy của Thái Lan, Setthasakko (2010) đã nhận ra rằng nhân lực kế toán ở Thái Lan không

có đủ kiến thức và kinh nghiệm về môi trường, và họ không tự coi mình phải là những người dẫn dắt việc áp dụng KTQTMT trong doanh nghiệp, và điều này cản trở việc hợp nhất các chính sách môi trường với việc hạch toán kế toán Những nghiên cứu của Wilmshurst &Frost (2001), Adams (2002) và Lodhia (2003) cũng đưa ra những ý kiến tương tự Ngoài ra, các nhà quản trị cũng không sẵn sàng áp dụng KTQTMT bởi họ không muốn chịu trách nhiệm cho những khoản chi phí môi trường không hề nhỏ (Gale, 2006)

Các nghiên cứu tiến hành với các ngành nghề khác nhau tại Việt Nam của Nguyễn Thị Nga (2017), Nguyễn Thành Tài (2020) cũng xác định nhận thức của nhà quản lý cấp cao là một trong những yếu tố tác động đến mức độ áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất thép hay doanh nghiệp dệt may

Trang 25

1.2.3 Nhân tố Chiến lược môi trường của doanh nghiệp

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các chiến lược môi trường khiến các công ty áp dụng một hệ thống quản lý môi trường, với việc thực hiện kế toán môi trường (KTQTMT) một cách phù hợp Thật vậy, Guenther và cộng sự (2016) lập luận rằng cả kế toán môi trường và hệ thống quản lý môi trường đều nhằm mục đích liên kết các mục tiêu của công ty với việc đạt được hiệu suất môi trường của công ty Theo Rodrigue (2013), các chiến lược môi trường của một công ty có thể cải thiện kết quả hoạt động môi trường của công ty (CEP) xuất hiện khi sử dụng các chỉ số kết quả hoạt động môi trường

Các nghiên cứu của Latan (2018) tiến hành với 107 công ty niêm yết tại Indonesia và Yusheng Kong (2022) thực hiện tại Shuzou, Trung Quốc đều cho thấy bằng chứng về sự tác động của chiến lược môi trường của doanh nghiệp đến việc thực hành các công cụ kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp

1.2.4 Nhân tố Nhận thức về sự biến động của môi trường kinh doanh

Trong tình huống có mức độ không chắc chắn cao, thông tin kế toán môi trường phức tạp giúp các nhà quản lý cải thiện chất lượng ra quyết định và giảm tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động môi trường Thông tin này giúp họ lựa chọn giữa các giải pháp và giải pháp thay thế khác nhau Ví dụ, tính minh bạch và trách nhiệm hướng dẫn việc ra quyết định của các nhà quản lý để cải thiện hiệu suất môi trường của công ty (Cadman, 2017) Các nghiên cứu trước đây, chẳng hạn như Lewis, Harvey (2001), cho thấy rằng sự không chắc chắn trong môi trường bên ngoài đủ ảnh hưởng đến hoạt động kế toán của một tổ chức Ngoài ra, việc nhận thức được sự biến động của môi trường kinh doanh được xác định là một trong những yếu tố khuyến khích việc áp dụng kế toán môi trường (Soleimani, Majbouri, 2019) dẫn đến kết quả hoạt động môi trường của công ty (Latan và cộng sự, 2018) Nghiên cứu của Yusheng Kong và cộng sự (2022) cũng đã chứng minh cho nhận định này

1.2.5 Các nhân tố khác

Ferreira (2010) đã tìm ra rằng yếu tố cốt lõi cho việc sử dụng KTQTMT đó là

ngành nghề kinh doanh Ở Malaysia, Jalaludin, Sulaiman & Ahmad (2011) nhận thấy

Trang 26

rằng việc doanh nghiệp là thành viên của các Hiệp hội kế toán và đào tạo sẽ là yếu tố

ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQTMT của doanh nghiệp

Nguyễn Thị Nga (2017) trong luận án tiến sĩ về “Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam” đã chứng minh được trong các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng KTQTMT trong các doanh

nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam có 2 yếu tố truyền thông nội bộ và vai trò của bộ

phận kế toán quản trị

Năm 2020, luận án tiến sĩ của Nguyễn Thành Tài tiến hành khảo sát tại các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đã xác định thêm nhân tố tác động đến việc áp

dụng kế toán môi trường bao gồm: quy mô và tài chính của doanh nghiệp dệt may

Tác giả đã tổng hợp lại các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTQTMT trong doanh nghiệp từ các nghiên cứu trong các lĩnh vực ngành nghề tại các quốc gia khác nhau thành 2 nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp và bên trong doanh nghiệp theo bảng 3.1 để làm cơ sở cho các bước nghiên cứu tiếp theo

1.3 Khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu

Qua quá trình tổng hợp các nghiên cứu và tài liệu có liên quan đến đề tài của luận án, tác giả nhận thấy vẫn tồn tại các khoảng trống nghiên cứu về việc áp dụng KTQTMT trong các doanh nghiệp điện ở Việt Nam, cụ thể như sau:

Thứ nhất, các tài liệu hướng dẫn của các tổ chức về môi trường và các công

trình NCKH về KTQTMT đã đề xuất các phương pháp, công cụ mới cũng như cũng đưa ra những lập luận, nhận định về vai trò của KTQTMT trong hoạt động của doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững Tuy nhiên đa phần các nghiên cứu đều tập trung tìm hiểu và khảo sát các doanh nghiệp sản xuất nói chung (các nghiên cứu tại Malaysia, Trung Quốc…) hoặc trong các doanh nghiệp sản xuất thép, doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam…, nhưng chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về KTQTMT trong các doanh nghiệp hoạt động trong ngành điện ở Việt Nam Mỗi một ngành đều

có đặc thù riêng về quy mô đầu tư, quy trình sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào, đặc điểm sản phẩm đầu ra và như vậy tác động đến môi trường cũng khác nhau

Thứ hai, các nghiên cứu ở Việt Nam tiếp cận ở các góc độ khác nhau của kế

Trang 27

môi trường, chưa xem xét vai trò của kế toán môi trường dưới góc độ quản trị Hoặc một số nghiên cứu khác lại tập trung xem xét các nội dung của kế toán quản trị chi phí môi trường, chưa nghiên cứu về doanh thu môi trường Như vậy, cần có nghiên cứu xem xét tổng thể cả hai khía cạnh vật chất và tiền tệ của kế toán quản trị môi trường, xem xét vai trò của kế toán quản trị môi trường không chỉ đơn thuần ở việc nhận diện hay ghi chép các thông tin môi trường mà còn giúp kiểm soát chi phí hay

ra quyết định kinh doanh

Thứ ba, các nghiên cứu cùng một nhân tố độc lập (như nhân tố áp lực cưỡng

ép, nhận thức của nhà quản lý cấp cao) được thực hiện ở các bối cảnh khác nhau hoặc trong cùng một bối cảnh nhưng với các phương pháp nghiên cứu và xử lý dữ liệu khác nhau sẽ cho ra các kết quả không đồng nhất Do vậy, tính khái quát và quy luật của các nghiên cứu trước đây có thể không phù hợp và không áp dụng được cho các doanh nghiệp điện ở Việt Nam

Từ các khoảng trống nghiên cứu đã chỉ ra ở trên, tác giả xác định với luận án này, định hướng nghiên cứu chính là nghiên cứu về KTQTMT trong bối cảnh nghiên cứu là các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam Lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu là lý thuyết hợp pháp, lý thuyết ngẫu nhiên, lý thuyết quá trình đổi mới và

lý thuyết thể chế

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính để đánh giá thực trạng áp dụng KTQTMT tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam và sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định sự ảnh hưởng và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân

tố đến việc áp dụng KTQTMT ở các doanh nghiệp điện ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp, khuyến nghị để tăng cường việc áp dụng KTQTMT trong các doanh nghiệp

Trang 29

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG

TRONG DOANH NGHIỆP

2.1 Khái niệm chung về kế toán quản trị môi trường

2.1.1 Các quan điểm về kế toán quản trị môi trường

Khái niệm kế toán quản trị môi trường được nhắc đến đầu tiên trong nghiên

cứu của Birkin (1996) và sau đó đã được bàn luận đến trong rất nhiều các nghiên cứu cho đến ngày nay

Kế toán quản trị môi trường (KTQTMT) là "các hệ thống kế toán và kỹ thuật

mà cung cấp cho các nhà hoạch định và quản trị các thông tin tài chính và phi tài chính liên quan đến môi trường của một doanh nghiệp hoặc một tổ chức" (Bouma & Correlje, 2003) Birkin (1996) chỉ ra rằng "KTQTMT là một sự phát triển đơn giản của kế toán quản trị" Các kế toán quản trị viên có thể áp dụng chuyên môn và kỹ năng của họ để nâng cao chất lượng của thông tin môi trường liên quan đến việc ra quyết định về thẩm định đầu tư, vốn ngân sách và quản lý chiến lược (IFAC, 2005) KTQTMT tích hợp hai trong số những nguyên tắc chính của phát triển bền vững: môi trường và kinh tế Nó giúp cải thiện đáng kể việc ra quyết định của công ty Ủy ban về Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc (UNDSD) cho rằng KTQTMT "chỉ đơn giản là làm tốt hơn, khiến cho kế toán quản trị toàn diện hơn, khi gán thêm yếu

tố môi trường làm hiện rõ các chi phí ẩn" (UNDSD, 2001) Ngoài việc sử dụng để xác định chi phí nội bộ và bên ngoài, KTQTMT cũng được sử dụng để phân bổ các chi phí này trong hiện tại và làm nổi bật các khuôn khổ kế toán môi trường và phát triển bền vững

Jasch (2003) cho rằng KTQTMT là một sự hợp nhất giữa kế toán quản trị, kế toán tài chính và hệ thống quản lý môi trường Trong khi đó, UNDSD định nghĩa KTQTMT như là "việc nhận dạng, thu thập, phân tích và sử dụng hai loại thông tin cho việc ra quyết định nội bộ: thông tin vật chất về việc sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng, nước và nguyên vật liệu (bao gồm chất thải) và thông tin tiền tệ

về các chi phí, lợi nhuận và tiết kiệm liên quan đến môi trường" (UNDSD, 2001)

Trang 30

(IFAC) là "quản lý hoạt động kinh tế và môi trường thông qua việc triển khai và áp dụng hệ thống kế toán và hoạt động thực tiễn phù hợp có liên quan đến vấn đề môi trường Trong khi điều này có thể bao gồm báo cáo và kiểm toán tại một số công ty thì KTQTMT thường liên quan đến chi phí vòng đời, kế toán chi phí đầy đủ, đánh giá lợi ích, và lập kế hoạch chiến lược quản trị môi trường" (IFAC, 2005)

Các nghiên cứu thể hiện cách nhìn khác nhau của các tác giả về các khía cạnh khác nhau của kế toán quản trị môi trường Các khía cạnh khác nhau này không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau để cung cấp một cái nhìn toàn diện về KTQTMT trong doanh nghiệp

Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, trong luận án này KTQTMT được hiểu là

“hệ thống các phương pháp kế toán giúp cung cấp thông tin tài chính và vật chất liên quan đến môi trường làm cơ sở cho quá trình ra các quyết định kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp”

2.1.2 Tầm quan trọng của kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp

KTQTMT là một công cụ rất hữu hiệu để hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung

và doanh nghiệp điện nói riêng, nhất là trong điều kiện ngày càng có nhiều quy định

và chế tài mới liên quan đến việc bảo vệ môi trường yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng nhiều nguồn lực để thực hiện Vai trò của KTQTMT được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Hỗ trợ ra quyết định

Các nhà quản trị cần phải đưa ra quyết định kinh doanh về các dự án đầu tư, lựa chọn nguyên vật liệu, giá cả sản phẩm và danh mục sản phẩm Vai trò của KTQTMT trong quá trình ra quyết định được minh họa trong hình 2.1 bên dưới

Trang 31

Sơ đồ 2.1 Vai trò của kế toán quản trị môi trường trong quá trình ra quyết định

Nguồn: Staniskis & Stasiskiene, 2006

Trước đây, nhiều tổ chức và doanh nghiệp không xem xét đầy đủ các thông tin về chi phí nói chung và chi phí môi trường nói riêng khi ra quyết định kinh doanh Tuy nhiên, đứng trước mối quan tâm ngày càng tăng của cộng đồng, việc giới thiệu các quy định về môi trường và việc phê chuẩn hiệp định môi trường (ví

dụ như Nghị định thư Kyoto, 1997) đã khiến quá trình ra quyết định trở nên phức tạp hơn, điều đó khiến cho các thông tin về chi phí môi trường được dùng để hỗ trợ trong việc ra quyết định ngày càng quan trọng Năm 1992, Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (USEPA) đã đưa ra một dự án kế toán môi trường cho thấy nhiều chi phí môi trường đáng kể bị ẩn đi hoặc chưa được công nhận Điều này khiến cho việc ra quyết định không được chính xác Vì vậy áp dụng KTQTMT sẽ giúp doanh nghiệp nhận diện các chi phí liên quan đến môi trường trong từng sản phẩm, quy trình sản xuất để có thể báo cáo các thông tin đầy đủ và chính xác Từ đó, để hỗ trợ việc ra quyết định có năm biện pháp mà doanh nghiệp nên áp dụng:

1 Thông báo cho người ra quyết định các chi phí môi trường đang có;

2 Tăng trách nhiệm của các nhà quản trị về các chi phí và lợi ích môi trường;

3 Phát triển dự đoán chi phí trong tương lai và các biện pháp thực hiện;

4 Tạo động lực để giải quyết các nguyên nhân gây chi phí hiện tại và tương lai;

5 Kết hợp hạch toán môi trường vào các quá trình kinh doanh liên tục

Thông tin

CÁC BÊN LIÊN QUAN QUAN TÂM

(Tô chức Chính phủ, tổ chức tài chính, xã hội)

DÒNG NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ NĂNG LƯỢNG,

NHU CẦU CÔNG NGHỆ, DỮ LIỆU KỸ THUẬT

Trang 32

• Thước đo và cải thiện hiệu quả hoạt động

Thông tin chi phí môi trường cũng có thể được sử dụng để đo lường và cải tiến hiệu quả hoạt động Nhiều cơ hội để nâng cao hiệu quả hoạt động như đầu tư vào công nghệ sạch hơn, thực hiện các chương trình ngăn ngừa ô nhiễm… Tuy nhiên, để có thể lựa chọn cơ hội nào cải thiện hiệu quả thì cần phải có các thước đo đánh giá tiềm năng của những cơ hội này KTQTMT chính là công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp lựa chọn giải pháp tốt nhất nhằm gia tăng lợi ích, giảm thiểu tác động đến môi trường Công cụ này cho phép xác định mức độ ưu tiên và tiềm năng giảm chi phí sản xuất nhờ đó doanh nghiệp cải thiện không chỉ hiệu quả hoạt động kinh tế

mà còn hiệu quả hoạt động môi trường

• Kiểm soát chi phí góp phần tối đa hoá lợi nhuận

Ảnh hưởng của các vấn đề môi trường trong các chi phí sản xuất thường không được tính đến hoặc chưa được tính toán đầy đủ Các chi phí môi trường có thể nhìn thấy được (hữu hình) là các chi phí xử lý cuối đường ống (xử lý nước thải, chôn lấp chất thải rắn ) chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với các chi phí môi trường

ẩn (vô hình) là các chi phí không tạo ra sản phẩm (nguyên vật liệu, năng lượng, máy móc, nhân công đóng góp vào việc tạo ra chất thải) KTQTMT cho phép nhận dạng, phân tích và tính toán các chi phí ẩn này để từ đó đề xuất các cơ hội giảm thiểu chi phí, từ đó gia tăng lợi nhuận Chẳng hạn, việc giảm thiểu chất thải rắn không chỉ giảm chi phí tiêu hủy nó mà còn giảm được chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào, chi phí vận hành (sử dụng ít nguyên liệu hơn), giảm được chi phí nhân công, chi phí hành chính trong việc tồn trữ nguyên vật liệu và chất thải Không những thế, KTQTMT còn cho phép đánh giá chính xác chi phí ô nhiễm và chất thải

Tóm lại, KTQTMT rất cần thiết cho các hoạt động liên quan đến môi trường của doanh nghiệp KTQTMT không chỉ cung cấp những dữ liệu cần thiết liên quan đến chi phí để đánh giá tác động tài chính từ các hoạt động môi trường mà còn cung cấp các thông tin liên quan đến các yếu tố vật chất Nhờ những chức năng và lợi ích của KTQTMT nên khi áp dụng KTQTMT vào các doanh nghiệp có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp bao gồm cả lợi ích trực tiếp và gián tiếp

Trang 33

2.2 Các lý thuyết căn bản liên quan đến kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp

2.2.1 Lý thuyết hợp pháp (Legitimacy theory)

Lý thuyết hợp pháp được bắt nguồn trong nghiên cứu về tính hợp pháp trong chính trị của nhà kinh tế và xã hội học người Đức Max Weber (1922) về “Các khái niệm xã hội học” (Concepts in Sociology) Lý thuyết về tính hợp pháp cho rằng hoạt động của tổ chức phải theo các giá trị hay các chuẩn mực xã hội mà tổ chức đó hoạt động Việc các tổ chức không tuân thủ các giá trị hay chuẩn mực xã hội có thể dẫn tới những khó khăn cho tổ chức đó trong việc đạt được sự ủng hộ của cộng đồng để tiếp tục hoạt động

Do những tác động ngày càng nghiêm trọng từ các hoạt động của doanh nghiệp đến môi trường dẫn tới xã hội và cộng đồng luôn mong đợi doanh nghiệp có các ứng xử phù hợp với trách nhiệm môi trường và sẽ đánh giá các hoạt động của

họ đối với môi trường Một hợp đồng xã hội (Social contract) được xác lập qui định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ với môi trường Việc không đáp ứng được các mong đợi và kỳ vọng của xã hội có thể dẫn tới ngừng hoạt động do bị rút giấy phép và điều đó ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp trong dài hạn (Deegan, 2002) Vì thế, tính hợp pháp tạo nên áp lực cho các doanh nghiệp thực hiện quản lý môi trường và thay đổi hệ thống kế toán để phù hợp với các chuẩn mực và giá trị cộng đồng Lý thuyết này giải thích cho động cơ mà kế toán quản trị môi trường được sử dụng như một công cụ để tổ chức thực hiện trách nhiệm xã hội nhằm đạt được sự hoạt động hợp pháp

2.2.2 Lý thuyết về quá trình đổi mới (Diffusion of Innovations)

Lý thuyết về quá trình đổi mới được sử dụng để giải thích cho lý do tại sao, như thế nào, mức độ nào mà những ý tưởng và công nghệ mới được lan rộng Nguồn gốc lý thuyết này rất đa dạng và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực Tuy nhiên, Everett Rogers, một giáo sư truyền thông là người đầu tiên phát triển lý thuyết này trong cuốn sách của mình mang tên “Quá trình đổi mới” (Diffusion of Innovations) được xuất bản năm 1962 và tái bản lần thứ 5 năm 2003 Rogers cho

Trang 34

tham gia trong xã hội theo thời gian và có 4 thành phần ảnh hưởng đến sự lan tỏa của ý tưởng mới đó là: sự đổi mới tự thân, các kênh truyền thông, thời gian và hệ thống xã hội Quá trình đổi mới chủ yếu dựa vào yếu tố con người và cần phải được

kế toán quản trị môi trường để đạt hiệu quả quản trị doanh nghiệp cao hơn

2.2.3 Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency theory)

Những năm 1960 khái niệm lý thuyết ngẫu nhiên được phát triển từ lý thuyết

tổ chức Trong năm 1960, lý thuyết tổ chức đã xây dựng một lý thuyết ngẫu nhiên toàn diện sau khi trải qua một biến động lớn, khoảng giữa thập niên 1970 thì lý thuyết kế toán mới tiếp tục phát triển lý thuyết này (Otley, 1980) Lý thuyết này cho rằng hiệu quả hoạt động của một tổ chức phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể của tổ chức

đó, không có một giải pháp nào hoàn toàn có thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề của tổ chức, và giải pháp có mang lại hiệu quả hay không là còn phụ thuộc vào đặc điểm của DN cũng như môi trường xung quanh, Burns and Stalker (1961) đã kiểm tra ngành công nghiệp điện tử quốc phòng ở Scotland và xem xét tác động của sự không chắc chắn về môi trường lên cấu trúc của một tổ chức Trong một môi trường không ổn định, tính không ổn định của môi trường có nghĩa là lập kế hoạch trước hầu như không thể Woodward (1965) cho rằng đối với các công ty trong một môi trường tương đối ổn định thì các công nghệ SX hàng loạt sẽ có hiệu quả nhất Perrow (1967) nhấn mạnh các vấn đề về thói quen hoặc tính chất của công nghệ Lawrence và Lorsch (1967) cho rằng mỗi tổ chức đều có môi trường độc đáo và đáp ứng với môi trường này bằng cách phát triển các thuộc tính duy nhất Một tổ chức

Trang 35

cần sắp xếp các nhiệm vụ một cách phù hợp, và đề xuất thành lập các phòng ban cho các nhiệm vụ khác nhau

Theo lý thuyết ngẫu nhiên thì giải pháp mang lại hiệu quả cho một tổ chức khi nó phù hợp với đặc điểm và môi trường của tổ chức đó Lý thuyết ngẫu nhiên nghiên cứu KTQTMT doanh nghiệp trong mối quan hệ tương tác với đặc điểm của doanh nghiệp cũng như môi trường xung quanh Hay nói cách khác là việc thực hiện kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp một cách có hiệu quả thì đòi hỏi phải có sự tương thích với đặc điểm của doanh nghiệp và môi trường mà doanh nghiệp đó đang hoạt động Vì vậy phải tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, nhận thức của lãnh đạo, chiến lược kinh doanh, công nghệ sản xuất, …để có thể thực hiện KTQTMT hiệu quả cho DN Lý thuyết này giúp giải thích cơ chế tác động của các nhân tố bên trong doanh nghiệp: nhận thức của lãnh đạo cấp cao, chiến lược môi trường của doanh nghiệp hay nhận thức về sự biến động của môi trường kinh doanh trong mô hình nghiên cứu đề xuất

2.2.4 Lý thuyết thể chế (Institutional theory)

Lý thuyết thể chế (Institutional Theory) đề cập đến những thay đổi trong hành vi của tổ chức (thay đổi mô hình, chiến lược, quy trình, phương pháp, kỹ thuật, …) do tác động đến từ áp lực của các bên liên quan và cách thức các tổ chức

có thể làm để tồn tại và phát triển hợp pháp (Ninh Thị Kim Thoa, 2015) Các nghiên cứu gần đây về lý thuyết thể chế cho thấy đây không phải là một lý thuyết duy nhất

Lý thuyết thể chế có hai trường phái chủ yếu là lý thuyết thể chế cũ (Burns và Scapens, 2000) và lý thuyết thể chế mới (DiMaggio và Powell, 1983, Bouma và Van der Veen, 2002)

Lý thuyết thể chế cũ cho rằng những thay đổi trong hành vi của cá nhân có thể bắt nguồn từ các quy định của tổ chức, hoặc cũng có thể bắt nguồn từ nhận thức của cá nhân về những gì người ta phải làm (tính quy chuẩn).

Lý thuyết thể chế mới bổ sung thêm ảnh hưởng của nhận thức đối với việc giải thích các hành vi của cá nhân, theo đó các cá nhân tuân thủ thể chế đơn giản chỉ

vì nếu không tuân theo thì sẽ trở khác thường so với những cá nhân khác (Scott,

Trang 36

hưởng lẫn nhau thông qua quá trình bắt chước (áp lực học hỏi) và môi trường bên ngoài cũng có thể làm thay đổi các giá trị và cấu trúc của các tổ chức (Peters, 2000)

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng quan điểm của lý thuyết thể chế mới

để phân tích các ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp đến việc áp dụng kế toán quản trị môi trường Điều đó có nghĩa là, hoạt động tổ chức thực hiện KTQTMT ngoài chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố về đặc điểm doanh nghiệp hay biến động của môi trường kinh doanh còn cần cân nhắc về tính hợp pháp, như sức

ép từ các thể chế quyền lực, yêu cầu phải tuân thủ các quy chuẩn nghiệp vụ và mô phỏng các hình mẫu thành công

2.3 Nội dung của kế toán quản trị môi trường

Theo nhóm nghiên cứu phát triển hệ thống kế toán môi trường thuộc cơ quan môi trường của Nhật Bản (2000), “Hệ thống kế toán môi trường (Environment Accounting System – EAS) là cơ chế quản trị kinh doanh, cho phép doanh nghiệp

đo lường, phân tích và tổng hợp các chi phí và hiệu quả bảo vệ môi trường (theo đơn vị tiền tệ và đơn vị vật chất) trong quá trình hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường thiên nhiên và duy trì mối quan hệ thân thiện với cộng đồng xã hôi theo nguyên tắc phát triển bền vững”

KTQTMT bao gồm hai thước đo về tiền tệ và vật chất của kế toán môi trường Dữ liệu KTQTMT vật chất bao gồm dòng chảy của năng lượng, nước, nguyên vật liệu và chất thải mà là điều cần thiết để xác định các khía cạnh môi trường khác nhau, và cho phép các công ty đánh giá và báo cáo các khía cạnh vật chất của chính hoạt động môi trường đó Nó phản ánh các "chi phí liên quan" của tổ chức Dữ liệu tiền tệ đề cập đến chi phí mà công ty phải trả cho việc tiêu thụ các nguồn tài nguyên thiên nhiên (ví dụ như nước, năng lượng) và các nguyên vật liệu

và các chi phí khác mà công ty chi trả cho việc kiểm soát hoặc ngăn chặn thiệt hại

về môi trường cũng như cho các phương pháp dọn dẹp và xử lý chất thải

KTQTMT theo thước đo vật chất đòi hỏi các công ty theo dõi nguồn tài nguyên và nguyên vật liệu đầu vào/ đầu ra và để đảm bảo không bỏ qua thông tin nào Từ đó sẽ tạo ra các chỉ số hoạt động môi trường (Epis), giúp các nhà quản trị

Trang 37

các nhà quản trị không liên kết dữ liệu vật chất với dữ liệu tiền tệ trong quá trình ra quyết định của mình và sẽ đưa ra quyết định mua không chính xác Về vấn đề này, KTQTMT vật chất nên được liên kết với KTQTMT tiền tệ bằng cách cung cấp các thông tin cần thiết về số tài nguyên được sử dụng và chất thải được tạo ra để đánh giá chi phí mua hàng Schaltegger & Burritt (2000) đã phát triển một hệ thống khuôn khổ toàn diện của kế toán quản trị môi trường

Trang 38

Bảng 2.1 Khuôn khổ toàn diện của kế toán quản trị môi trường

Nguồn: Schaltegger & Burritt, 2000

Kế toán quản trị môi trường (KTQTMT) KTQTMT tiền tệ

(KTQTMTT)

KTQTMT vật chất (KTQTMTV)

Kế toán chi phí môi trường

Chi phí vốn

và các khoản thu do môi trường gây ra

Kế toán chi phí dòng nguyên vật liệu và năng lượng

Kế toán tác động nguồn vốn tự nhiên (1) (2) (9) (10)

Thông tin

thu thập không thường xuyên

Đánh giá hiệu quả các quyết định chi phí môi trường

Chi phí vòng đời sản phẩm (và mục tiêu đặt ra)

Đánh giá lại tác động môi trường ngắn hạn

Đánh giá kiểm kê vòng đời sản phẩm Đánh giá sau đầu tư của các dự án môi trường vật chất (3) (4) (11) (12)

Ngân sách hoạt động môi trường (tiền tệ) và ngân sách đầu tư môi trường (huy động vốn)

Kế hoạch môi trường tài chính dài hạn

Ngân sách môi trường vật chất

Kế hoạch môi trường vật chất dài hạn

(5) (6) (13) (14)

Thông tin

thu thập không thường xuyên

Chi phí môi trường tương ứng (số lượng, giá cả)

Thẩm định đầu tư môi trường tiền tệ

Tác động môi trường ngắn hạn

Phân tích vòng đời sản phẩm của các

dự án riêng biệt (7) (8) (15) (16)

Trang 39

2.3.1 Kế toán quản trị môi trường tiền tệ

Cách đo chi phí môi trường tiền tệ (hoặc chỉ đơn giản là chi phí môi trường) chủ yếu phụ thuộc vào mục đích sử dụng của thông tin Chi phí môi trường thường

đề cập đến các loại chi phí được định hướng rõ ràng bởi những nỗ lực để kiểm soát hoặc ngăn chặn thiệt hại về môi trường (ví dụ như các chi phí liên quan đến việc làm sạch các địa điểm sau khi sản xuất, hoặc chi phí xử lý nước thải) Theo IFAC (2005), chi phí môi trường trong KTQTMT bao gồm thông tin tiền tệ cần thiết để quản lý chi phí hiệu quả hiệu suất tổ chức môi trường Chẳng hạn chi phí mua tài nguyên thiên nhiên (ví dụ năng lượng và nước) và các nguyên vật liệu được sử dụng hoặc cuối cùng trở thành phế thải IFAC (2005) giải thích rằng tài nguyên/ chi phí mua nguyên vật liệu chắc chắn được xem xét trong việc ra quyết định quản trị nội

bộ, nhưng nó không nhất thiết phải được xem là chi phí môi trường Tuy nhiên, các chi phí liên quan đến môi trường và thông tin này là cần thiết để đánh giá các khía cạnh tài chính của quản trị môi trường tổ chức liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên và nguyên vật liệu Về vấn đề này, KTQTMT vật chất có thể được liên kết với KTQTMT tiền tệ bằng cách cung cấp yêu cầu thông tin về số tài nguyên/ nguyên vật liệu được sử dụng và chất thải được tạo ra để đánh giá chi phí mua hàng Như đã đề cập, mục đích sử dụng thông tin giúp xác định các chi phí môi trường của một tổ chức sẽ chọn để theo dõi Đối với các tổ chức xác định chi phí môi trường liên quan mà phù hợp với hoạt động và kế hoạch chiến lược của tổ chức

đó, giới thiệu về phân loại chi phí môi trường là cần thiết

Theo Buritt (2000) và Latan (2018), kế toán môi trường về phương diện tiền

tệ có thể tổng hợp lại gồm những nội dung sau:

- Nhận diện và phân loại các chi phí môi trường

- Tạo và sử dụng các tài khoản kế toán về doanh thu và chi phí môi trường

- Ước tính về chi phí xử lý, khắc phục hậu quả môi trường

- Phân bổ chi phí môi trường vào quy trình và sản phẩm

- Tính toán và cân nhắc đến chi phí môi trường khi ra quyết định đầu tư

- Lập dự toán chi phí liên quan đến môi trường

- Quan tâm và cải thiện các hoạt động quản lý chi phí môi trường

Trang 40

- Đánh giá chi phí theo vòng đời sản phẩm hoặc dự án

2.3.2 Kế toán quản trị môi trường vật chất

Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) (2005), KTQTMT chú trọng đặc biệt vào các thông tin vật chất liên quan đến dòng chảy của năng lượng, nước, nguyên vật liệu và chất thải Do chi phí mua nguyên vật liệu có thể là một kích tố chi phí đáng kể, và nhiều tác động của môi trường tổ chức có liên quan trực tiếp đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên và phát sinh chất thải Các thông tin vật chất cần thiết được thu thập theo KTQTMT để xác định những chi phí môi trường, và cho phép một tổ chức đánh giá và báo cáo các khía cạnh vật chất của hoạt động môi trường Điều này đúng không chỉ đối với ngành công nghiệp sản xuất mà còn cho các tổ chức dịch vụ Nguồn tài nguyên như năng lượng, nước và các nguyên vật liệu khác là rất cần thiết để hỗ trợ các hoạt động tổ chức và vận hành Để thiết lập các mục tiêu đo lường môi trường và quản lý hiệu quả tác động môi trường, theo dõi và làm giảm thiểu số lượng các nguồn lực được sử dụng và chất thải phát sinh là cần thiết KTQTMT vật chất đòi hỏi một tổ chức cần phải theo dõi tài nguyên/ nguyên vật liệu đầu vào và đầu ra, và để đảm bảo rằng các nguồn lực/ nguyên vật liệu không bị bỏ sót lại Các thông tin vật chất thu thập sau đó có thể được sử dụng để tạo ra các chỉ số hoạt động môi trường (EPIS), do đó giúp một tổ chức thiết lập mục tiêu môi trường và báo cáo hiện trạng môi trường của nó IFAC (2005) cho rằng thông tin vật chất không cung cấp tất cả các dữ liệu cần thiết để quản lý hiệu quả tác động của môi trường tổ chức, nhưng nó là thông tin kế toán quản trị có thể cung cấp cho các mục đích quản lý môi trường Theo Latan (2018), những nội dung của kế toán quản trị môi trường tiền tệ áp dụng trong doanh nghiệp bao gồm:

- Phát triển và sử dụng các KPI về môi trường

- Phân tích dòng nguyên liệu, nhiên liệu

- Phân tích tác động đến môi trường của sản phẩm, quy trình

- Phân tích cải tiến sản phẩm, quy trình

- Đánh giá tác động môi trường khi ra quyết định đầu tư

Ngày đăng: 25/07/2024, 16:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Khuôn khổ toàn diện của kế toán quản trị môi trường - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Bảng 2.1. Khuôn khổ toàn diện của kế toán quản trị môi trường (Trang 38)
Hình 2.1. Nguồn nguyên vật liệu mất đi trong quá trình mài - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Hình 2.1. Nguồn nguyên vật liệu mất đi trong quá trình mài (Trang 55)
Hình 2.2. Mô hình dòng chảy nguyên vật liệu của quá trình sản xuất ống kính - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Hình 2.2. Mô hình dòng chảy nguyên vật liệu của quá trình sản xuất ống kính (Trang 56)
Hình 2.3. Kế toán chi phí thông thường và kế toán chi phí dòng nguyên liệu  (MFCA) khi sản xuất ống kính tại nhà máy Utsunomiya, Canon - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Hình 2.3. Kế toán chi phí thông thường và kế toán chi phí dòng nguyên liệu (MFCA) khi sản xuất ống kính tại nhà máy Utsunomiya, Canon (Trang 57)
Hình 2.4 cho thấy cách các chi phí khác nhau được phân bổ trong chuỗi quy  trình tại Canon - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Hình 2.4 cho thấy cách các chi phí khác nhau được phân bổ trong chuỗi quy trình tại Canon (Trang 58)
Hình 2.5. Ảnh hưởng từ việc áp dụng MFCA - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Hình 2.5. Ảnh hưởng từ việc áp dụng MFCA (Trang 59)
Sơ đồ 2.2: Sản xuất Fumaric Acid, Ferrous Fumarate, và Phthalimide tại - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Sơ đồ 2.2 Sản xuất Fumaric Acid, Ferrous Fumarate, và Phthalimide tại (Trang 62)
Bảng 2.6: Chi phí môi trường của Fumaric acid, Ferrous fumarate và - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Bảng 2.6 Chi phí môi trường của Fumaric acid, Ferrous fumarate và (Trang 66)
Sơ đồ 2.3: Chi phí môi trường của các sản phẩm tại Nitrokémia 2000 - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Sơ đồ 2.3 Chi phí môi trường của các sản phẩm tại Nitrokémia 2000 (Trang 67)
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu (Trang 74)
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các nhân tố tác động đến - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các nhân tố tác động đến (Trang 76)
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 85)
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp các biến quan sát – thang đo - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp các biến quan sát – thang đo (Trang 86)
Bảng câu hỏi khảo sát - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Bảng c âu hỏi khảo sát (Trang 88)
Bảng 3.3:  Thông tin Doanh nghiệp tham gia khảo sát - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Bảng 3.3 Thông tin Doanh nghiệp tham gia khảo sát (Trang 92)
Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Bảng 4.2 Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập (Trang 104)
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo nhân tố - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Bảng 4.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo nhân tố (Trang 110)
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo nhân tố - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo nhân tố (Trang 111)
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo nhân tố - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo nhân tố (Trang 112)
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo nhân tố - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo nhân tố (Trang 113)
Hình 4.1: Đồ thị phân tán Normal P – P Plot - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Hình 4.1 Đồ thị phân tán Normal P – P Plot (Trang 123)
Hình 4.2: Đồ thị phân tán Scatterplot - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Hình 4.2 Đồ thị phân tán Scatterplot (Trang 124)
Hình 4.3: Biểu đồ tần số Histogram - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Hình 4.3 Biểu đồ tần số Histogram (Trang 125)
Bảng 4.15: Bảng tổng hợp giả thuyết sau khi kiểm định - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Bảng 4.15 Bảng tổng hợp giả thuyết sau khi kiểm định (Trang 125)
Sơ đồ 4.1: Nguyên lý hoạt động nhà máy nhiệt điện Thái Bình - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Sơ đồ 4.1 Nguyên lý hoạt động nhà máy nhiệt điện Thái Bình (Trang 129)
Bảng 4.16: Chi phí môi trường loại 1 - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Bảng 4.16 Chi phí môi trường loại 1 (Trang 131)
Bảng 4.17: Chi phi môi trường loại 2 - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Bảng 4.17 Chi phi môi trường loại 2 (Trang 132)
Bảng 4.18: Chi phí môi trường loại 4: Chi phí tái chế - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Bảng 4.18 Chi phí môi trường loại 4: Chi phí tái chế (Trang 133)
Bảng 4.19: Doanh thu môi trường - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Bảng 4.19 Doanh thu môi trường (Trang 133)
Bảng 4.21: So sánh báo cáo theo kế toán truyền thống (KTTT) và - Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất điện ở Việt Nam
Bảng 4.21 So sánh báo cáo theo kế toán truyền thống (KTTT) và (Trang 135)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w