1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bản kế hoạch marketing cafe trung nguyên đề bài lập kế hoạch marketing cho sản phẩm của một doanh nghiệ

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tập đoàn Trung Nguyên là một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: sản xuất,chế biến, kinh doanh cà phê, nhượng quyền thương hiệu, dịch vụ phân phối, bán lẻhiện đại và du lịch.Trung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAAKHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

Trang 2

NỘI DUNG

I Mô tả công ty 1

1 Giới thiệu tổng quan về Trung Nguyên 1

2 Giới thiệu sản phẩm cà phê G7 3

II.NỘI DUNG 5

Tình hình hiện tại: 5

1 Phân đoạn thị trường và lựa thị trường mục tiêu 7

1.1 Phân đoạn thị trường: 7

1.2 Thị trường mục tiêu: 9

2 Môi trường kinh doanh của cafe G7 Trung Nguyên 10

2.1 Môi trường vĩ mô 10

2.2 Môi trường vi mô 14

3 Phân tích ma trận SWOT 17

4 Xác đinh mục tiêu marketing sản phẩm của doanh nghiệp 20

4.1 Chiến lược về giá 20

4.2 Chiến lược phân phối 21

Trang 3

Tập đoàn Trung Nguyên là một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: sản xuất,chế biến, kinh doanh cà phê, nhượng quyền thương hiệu, dịch vụ phân phối, bán lẻhiện đại và du lịch.

Trung Nguyên là thương hiệu cà phê nổi tiếng hàng đầu Việt Nam và có mặt tại hơn 60quốc gia trên thế giới.

Cà phê Trung Nguyên được Bộ Ngoại giao bình chọn là “ Đại Sứ Ngoại giao Văn hoá”và chọn làm quà tặng cho các nguyên thủ quốc gia.

Năm 2012, Trung Nguyên trở thành thương hiệu cà phê được người tiêu dùng ViệtNam ưa chuộng nhất.

Ngày 12/04/2006, Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên chính thức được thành lập theogiấy phép kinh doanh số 0304324665 được cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ ChíMinh.

Về lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê: Tập đoàn có những sản phẩm tiêubiểu như: cà phê Trung nguyên cao cấp (cà phê chồn Weasel, cà phê chồn Legendee,sáng tạo 8), cà phê rang xay, cà phê hạt nguyên chất, cà phê hòa tan G7, cà phê tươi.

Trang 4

Đến nay, sản phẩm của Trung Nguyên đã được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trêntoàn cầu, tiêu biểu như: Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản…

Về lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu: Công ty CP Trung Nguyên Franchising đãđược thành lập năm 2011 để quản lý chuỗi không gian cà phê Trung Nguyên Đến nay,Tập đoàn đã nhượng quyền thành công hai thị trường vô cùng phát triển là Nhật Bảnvà Singapore.

Về quy mô sản xuất: Tập đoàn hiện có 3 nhà máy: 1 nhà máy cà phê tại Sài Gòn, 2 nhàmáy cà phê hòa tan Trung Nguyên tại Bình Dương và Bắc Giang cùng với đó là trangthiết bị máy móc hiện đại có thể cung cấp ra thị trường những sản phẩm cà phê chấtlượng nhất, thơm ngon nhất, xứng danh thương hiệu cà phê của người Việt.

1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh, mục đích, mục tiêu của công tyTầm nhìn:

“Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt Nam, giữ vững sự tựchủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một khát vọng Đại Việt khám phávà chinh phục”.

Sứ mệnh:

Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người thưởng thức cà phênguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyên đậm đà vănhoá Việt.

Trang 5

2 Giới thiệu sản phẩm cà phê G72.1 Tên gọi

Là chữ viết tắt cho “Group of Industrial Countries” gồm 7 quốc gia phát triển trênthế giới (Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Canada, Đức, Ý), G7 còn là những thị trường mục tiêuđịnh hướng cho sản phẩm cà phê hòa tan của Trung Nguyên vươn tới.

Cà phê G7 là thương hiệu cà phê hòa tan của Tập đoàn Trung Nguyên, bao gồm nhiềusản phẩm khác nhau như G7 3in1, 2in1, G7 hòa tan đen v.v ra mắt thị trường Việt Namlần đầu tiên vào cuối năm 2003.

2.2 Lịch sử nghiên cứu và phát triển thương hiệu cà phê G7

Ngành cà phê hòa tan của Việt Nam là một thị trường tiềm năng khi 70% dân sinhsống ngoài các thành phố lớn ưa chuộng loại cà phê này do sự tiện lợi, giá cả cạnhtranh cùng nhiều sự lựa chọn Trước khi G7 xuất hiện, thị trường cà phê hòa tan ViệtNam chỉ có hai trụ cột chính Vinacafe và Nescafe, trong đó có thời điểm Netscafechiếm vị trí dẫn với hơn 50% thị phần.

Tháng 11 năm 2003 cà phê hòa tan G7 ra đời, chia sẻ thị phần của cả Vinacafe vàNescafe với chiến lược chú trọng "tính dân tộc" trong mỗi sản phẩm, lấy sự am hiểuvăn hóa của người tiêu dùng bản xứ là thế mạnh Sự kiện thử mùi vị (blind taste test)tại Dinh Độc Lập Thành phố Hồ Chí Minh trong ngày giới thiệu sản phẩm đầu tiên,"Ngày hội tuyệt đỉnh G7", thu hút đến hơn 35.000 người tham gia là màn chào hỏi củaTrung Nguyên không hề dễ chịu đối với các đối thủ cạnh tranh Trong ngày này, TrungNguyên cho mọi người chơi trò chơi “bịt mắt bắt dê”, không biết nhãn hiệu trước khiuống, để uống thử 2 ly cà phê hòa tan, một của G7, một của Nescafe và tự so sánh, nóilên cảm nghĩ xem họ thích sản phẩm nào hơn Hương vị khác biệt, đậm đặc và quyếnrũ, đúng ‘gu’ thưởng thức cà phê Việt Nam giúp G7 ngay lập tức chinh phục tới 89%người tiêu dùng.

Cũng trong tháng 11 năm 2003 này, trong 3 ngày liền, G7 tổ chức phát cà phê miễn phícho khách hàng ngay tại tòa nhà là đại bản doanh của Nestlé trên đường Nguyễn ThịMinh Khai, thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 8 tháng 12 năm 2003, chỉ sau 2 tuần gửi mẫu, Trung Nguyên chính thức nhậnđược đơn đặt hàng tới 16 tấn cà phê hòa tan G7 tại các nước Mỹ, Hà Lan.

Liên tục trong vòng chưa đầy 10 năm sau đó, Trung Nguyên đầu tư xây dựng hệ thống5 nhà máy cà phê lớn nhất Châu Á, trong đó riêng G7 chiếm 2 nhà máy.

Trang 6

Năm 2011, tại Làng cà phê Trung Nguyên tổ chức "Tiệc ngoại giao cà phê", đón tiếp500 khách mời là các đại sứ, khách quốc tế, các trí thức, chuyên gia trong nước vàquốc tế đến với Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột Đây cũng là năm G7 đáp ứng đủ 75,8%thị trường nội địa và chính thức vượt qua các kiểm định khắt khe để vào hệ thống siêuthị hàng đầu của Mỹ và E-Mart của Hàn Quốc Đặc biệt, sau gần hai năm xâm nhậpTrung Quốc, G7 đã thiết lập được hệ thống phân phối trực tiếp vào các hệ thống siêuthị lớn ở thị trường này.

Giữa năm 2012 Trung Nguyên công bố kết quả nghiên cứu thị trường từ công ty ACNielsen, theo đó G7 đã trở thành thương hiệu cà phê hòa tan số 1 về thị phần và đượcngười tiêu dùng yêu chuộng nhất tại Việt Nam Kết quả này sau đó ít nhiều gây tranhcãi từ chính công ty thực hiện điều tra.

Cho đến thời điểm hiện tại, sản phẩm G7 đã xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trên thếgiới và hiện diện trên quầy kệ những chuỗi siêu thị của Mỹ, Anh, Pháp, Đức, NhậtBản, Hàn Quốc, Trung Quốc v.v G7 cũng xuất hiện trên tất cả các chuyến bay củaVietnam Airlines, và là là sản phẩm cà phê duy nhất phục vụ các hội nghị thượng đỉnhquốc tế tổ chức tại Việt nam như hội nghị APEC, ASEAN, ASEM, WEF, Hội nghịthượng đỉnh phụ nữ toàn cầu, Hoa hậu Trái đất 2010, làm quà tặng ngoại giao cho cácquốc vương nguyên thủ[10].

Trang 7

Cà phê G7 2in1: cà phê đen hòa tan, dòng sản phẩm dành cho những người thích uốngcà phê đen đá.

Cà phê G7 hòa tan đen: với thành phần 100% cà phê đen, thuận tiện cho người sử dụngpha chế cà phê.

II.NỘI DUNGTình hình hiện tại:

Những năm đầu thế kỷ 21, khi Việt Nam vẫn còn đang là quốc gia thuần nông đangchuyển mình hướng đến nền kinh tế công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thương hiệu gầnnhư là một khái niệm “chưa tồn tại” trong cộng đồng doanh nghiệp Mặt khác, lúc nàycác thương hiệu quốc tế lại chiếm ưu thế hơn hẳn trên thị trường nội địa khiến cho

Trang 8

những thương hiệu Việt vốn còn yếu kém không dám tìm kiếm cơ hội giành vị thếngay chính trên sân nhàLà một trong những thương hiệu Việt lúc bấy giờ vẫn còn nontrẻ về tuổi đời, non yếu về kinh nghiệm và nhỏ nhoi về tiềm lực tài chính, thế nhưng,Trung Nguyên đã dám dấn thân giành lại vị thế thương hiệu cà phê Việt trong nước vàtiên phong xây dựng thương hiệu cà phê Việt toàn cầu Năm 2003, cà phê hòa tan G7ra đời, được đặt tên theo từ viết tắt của “Group of Industrial Countries” gồm 7 quốc giaphát triển trên thế giới, thể hiện khát vọng thống ngự những thị trường hàng đầu và xâydựng vị thế mới xứng đáng cho ngành cà phê Việt Nam trên toàn cầu Trước đó, chưacó doanh nghiệp Việt nào dám đối đầu trực tiếp với tập đoàn đa quốc gia khi sản phẩmcủa tập đoàn đó đang dẫn dắt thị trường Việt Nam G7 là thương hiệu cà phê Việt đầutiên và duy nhất dám trực tiếp “thách đấu” thương hiệu ngoại Trong cuộc thử mù(blind test) hương vị cà phê, có đến 89% người tiêu dùng chọn G7 – một chiến thắngđáng hãnh diện, tạo tiền đề cho cà phê thương hiệu Việt giành lại và thống ngự thịtrường nội địa, tiếp đà chinh phục thế giới Thành công của G7 không chỉ được dựatrên chất lượng sản phẩm mà còn từ chiến lược định vị khác biệt, đặc biệt Khát vọngphát triển thương hiệu đạt đến tầm cỡ thương hiệu toàn cầu, nhưng cà phê G7 giữ bảnsắc văn hóa Việt, khẳng định “cà phê thứ thiệt” và đi đúng mục tiêu “phụng sự cộngđồng” Chính sự sáng tạo và sức hút đặc biệt của G7, các thương hiệu ngoại quốc từ bỏniềm kiêu hãnh của gã khổng lồ, buộc phải thay đổi cho phù hợp với khẩu vị ngườiViệt và áp dụng chiến lược “địa phương hóa” để cạnh tranh.

Sản phẩm cà phê G7 là sự kết hợp tinh túy của hạt cà phê thơm ngon bậc nhất với côngnghệ hiện đại và bí quyết pha chế huyền bí phương Đông làm tăng cường sự tỉnh táo,kích hoạt trí não sáng tạo và gia tăng hiệu suất làm việc Trong từng hộp cà phê G7 lànhững lá tâm thư cháy bỏng khát vọng vì nước Việt hùng mạnh, như hiệu triệu mỗingười tiêu dùng cùng chung tay thay đổi tâm thế dân tộc trong bối cảnh mới Thôngqua cà phê để lan tỏa thông điệp về khát vọng tương lai chung vĩ đại cho quốc gia, xáclập danh xưng xứng đáng của dân tộc và đất nước Việt trên bản đồ thế giới.

Cùng thương hiệu Trung Nguyên, G7 trở thành ngọn cờ tiên phong, truyền cảm hứngcho thương hiệu Việt tự tin cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế Đồng thời từng bướcđi đầy quyết tâm của G7 đã hun đúc trong mỗi người Việt Nam một hào khí của dântộc dám khát vọng lớn, dám sáng tạo, dám thách thức Thương hiệu cà phê G7 nhậnđược sự hưởng ứng sâu rộng từ mọi tầng lớp, những người trẻ yêu nước, các chuyêngia nghiên cứu văn hóa, giới tinh hoa, chuyên gia kinh tế, truyền thông… kề vai sátcánh đưa cà phê Việt vươn ra thế giới với nguyên tắc khi cùng nhau không gì là không

Trang 9

thể Đó cũng chính là sức mạnh để cà phê G7 vươn lên dẫn dắt thị trường cà phê hòatan trong nước và nhanh chóng xuất khẩu đến 80 quốc gia, vùng lãnh thổ.Câu chuyệnthành công của G7 đã được đưa vào sách ASEAN Brand và được giảng dạy trong cáctrường đại học danh tiếng tại Việt Nam và thế giới, trên các tạp chí nổi tiếng nhưFinancial Times… G7 trở thành thương hiệu Việt đầu tiên, đại diện cho biểu tượng của“chú tí hon David” ít tuổi, non trẻ nhưng lại làm nên những điều không tưởng, chiếnthắng gã khổng lồ Goliath, trở thành một “case study” của giới chuyên môn khi nghiêncứu về chiến lược truyền thông sáng tạo của thương hiệu Việt.

Đến nay, G7 luôn là món quà biểu trưng của Việt Nam hiện diện trong hành trang củangười Việt khi ra với thế giới cũng như của khách quốc tế khi rời Việt Nam Những sảnphẩm G7 luôn nhận được sự yêu mến của người tiêu dùng thế giới với sự hiện diệnrộng khắp bao phủ hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện lợi,kênh thương mại điện tử tại Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Đặc biệt, G7 dẫnđầu top 13 thương hiệu cà phê hòa tan được yêu thích nhất tại Trung Quốc theo côngbố từ Chnbrand – cơ quan xếp hạng thương hiệu hàng đầu Trung Quốc, vượt qua cácthương hiệu cà phê Nhật Bản, Mỹ, Malaysia, Đài Loan.

1 Phân đoạn thị trường và lựa thị trường mục tiêu1.1 Phân đoạn thị trường:

Phân đoạn thị trường Cafe G7 của Trung Nguyên dựa trên các cơ sở: nhân khẩu học,tâm lý, hành vi.

Lứa tuổi

Nghiên cứu sâu về tiêu thụ cà phê hộp ở hai thành phố lớn là TPHCM và Hà Nội Gần800 hộ dân được lấy mẫu điều tra Điều đáng chú ý ở cả hai thành phố là người thườnguống cà phê nằm trong độ tuổi dưới 40 Như Hà Nội tuổi trung bình 36,3 còn TPHCMtrẻ hơn chút ít Điều này cho thấy: thói quen uống cà phê theo độ tuổi ở mỗi vùng miềnkhác nhau.

Thu nhập

Việt Nam là một nước đang phát triển Mức thu nhập bình quân trên đầu người thấp sovới các nước khác trong khu vực và trên thế giới Cafe G7 của Trung Nguyên chútrọng đến người tiêu dùng có thu nhập khá và ổn định.

Trang 10

Một điều khá đặc biệt là: người dân Sài Gòn tiêu thụ cà phê nhiều hay ít không do thunhập của họ cao hay thấp Còn ở Hà Nội, thu nhập càng cao thì uống càng nhiều.Những người có thu nhập khá thì việc sử dụng sản phẩm có thể thường xuyên Songnhững người có thu nhập thấp cũng có thể trở thành khách hàng của Cà phê TrungNguyên Tuy nhiên mức độ sử dụng sản phẩm có thể không thường xuyên.

Nghề nghiệp

Phần lớn người uống cà phê hộp ở Hà Nội là người có trình độ đại học hay chí ít cũnglà tốt nghiệp cấp III Tầng lớp người về hưu uống cà phê nhiều nhất, tới 19,8% Cònsinh viên thì ít nhất, chỉ có 8% người uống.

Nhưng TPHCM thì gần như uống cà phê hộp ở mọi trình độ Dân kinh doanh uốngnhiều nhất với 26,3% Kế đến là sinh viên học sinh, người về hưu uống ít nhất.

Tâm lý

Việt Nam cũng như một số nước láng giềng châu Á có tập quán uống trà từ lâu đời.Uống cà phê là một thói quen mới du nhập vào nước ta chưa lâu Trừ một số người đãcó thói quen uống cà phê theo phong cách của người Pháp trước đây.

Cà phê tiêu dùng tiêu thụ của Việt Nam chưa nhiều nhưng lại rất đa dạng Gu thưởngthức cà phê của người Việt Nam phổ biến là đặc, sánh.

Người Hà Nội có tâm lý thích uống cà phê hòa tan (67%) Trong khi đó người Sài Gònthường uống cà phê bột pha phin nhiều nhất khoảng 38% Kế đến là cà phê bột phaphin có thêm sữa với 27% và 20% uống cà phê hòa tan.

Lợi ích tìm kiếm

Cà phê đã trở thành thức uống thông dụng nhất trên thế giới Nó chỉ sau nước uốngthông thường Ngày càng nhiều chứng cứ khoa học và lâm sàng cho thấy: tác dụng tíchcực và toàn diện của cà phê đối với sức khỏe của loài người Như hạn chế các bệnh:

Trang 11

Tim mạch; ung thư; loét dạ dày và tá tràng; chứng loãng xương; bệnh sỏi mật; hensuyễn; giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson;…

Thói quen sử dụng cà phê

Thói quen sử dụng cà phê của người dân Việt Nam được nghiên cứu và thống kê nhưsau: 65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê 7 lần/tuần.Nghiêng về nam giới (59%) Về cà phê hòa tan thì có 21% người tiêu dùng sử dụng càphê hòa tan từ 3 đến 4 lần/tuần Nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ (52%) Tỷ lệsử dụng cà phê tại nhà và bên ngoài là ngang nhau 49%/50% Thời gian uống cà phêphổ biến nhất là từ 7-8 giờ sáng.

Người trẻ tuổi: 18 đến 24 tuổi

Chiếm 40% trong tổng số các doanh nghiệp của Cafe G7 của Trung Nguyên Dựa vào việc phân đoạn thị trường cà phê Việt Nam, Trung Nguyên đã hướng đếnphục vụ đối tượng khách hàng thuộc lứa tuổi từ thanh niên đến trung niên Đây là độtuổi có nhu cầu hội họp, tiếp chuyện theo nhóm rất cao với vô số lý do như hội nhóm,bàn công chuyện với đối tác,… Ngay từ những ngày đầu thành lập, cà phê TrungNguyên đã được xuất hiện trải rộng cả nước dưới hình thức quán cà phê nhượngquyền So với các thương hiệu khác, mỗi hộp cà phê Việt Nam được bán với giá khárẻ, giao động từ 20-40.000 đồng/ cốc, so với mức giá 40-65.000 đồng tại các thươnghiệu như Starbuck, Highland

Trang 12

Trẻ em và thanh thiếu niên: từ 13 đến 17 tuổi.

Chiếm 2% trong tổng số các doanh nghiệp của Cafe G7 của Trung Nguyên, nhưng hầuhết các mặt hàng dành cho trẻ em đều do cha mẹ mua.

Trẻ em đi cùng cha mẹ, thiếu niên trong khi đó sử dụng Cafe G7 của Trung Nguyênnhư một loại đồ uống hương vị ngon, lạ sử dụng trong những lúc học bài hay tụ tậpbạn bè, lễ tết.

Tuy số lượng chiếm không nhiều nhưng điều này có thể gia tăng khách hàng tiềm năngtrong tương lai, tức Cafe G7 của Trung Nguyên đã khiến trẻ em và thanh thiếu niênnhận diện được thương hiệu và khiến nhãn hàng trở nên thân thiện hơn để đối tượngnày có thể quay lại trong tương lai (khi đã đủ tuổi để sử dụng các loại thức uống đặctrưng của Cà phê Trung Nguyên)

Cafe G7 của Trung Nguyên phân khúc mục tiêu của mình theo nhân khẩu học, tâm lýhọc và địa lý Mặc dù có thể xác định một số phân khúc ở một thị trường tiềm năngnhư Việt Nam, Cafe G7 của Trung Nguyên vẫn tiếp cận phương pháp tiếp thị nhắm tớimục tiêu tập trung Điều đó có nghĩa là công ty nhấn mạnh vào phân khúc thị trườngđược xác định cụ thể đối với các sản phẩm cà phê Trung Nguyên.

Theo đó, chân dung khách hàng mục tiêu của Cafe G7 của Trung Nguyên sẽ là nhữngngười Việt có đặc điểm sau: từ 25-40 tuổi; thuộc tầng lớp thu nhập cao; chủ yếu sinhsống, làm việc tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; có tâm lý là người sang trọng vàgiàu có; với khuynh hướng lối sống phương Tây, hiện đại; có sự đánh giá tầm quantrọng của ngoại hình và quan tâm đến các vấn đề an toàn về sức khỏe, môi trường, xãhội,

2 Môi trường kinh doanh của cafe G7 Trung Nguyên 2.1 Môi trường vĩ mô

2.1.1 Nhân khẩu học

Việt Nam đang trên đà phát triển với nhiều cơ hội hợp tác và hội nhập mới Điềunày tác động lớn đến cà phê G7 của Trung Nguyên.Tiêu thụ nội địa cà phê có sự khácbiệt lớn giữa thành thị và nông thôn cả về lượng và giá trị Tình hình tiêu thụ của cả hailoại cà phê bột và cà phê uống cũng có sự khác biệt lớn giữa thành thị và nông thôn.Khu vực thành thị tiêu thụ cà phê uống liền nhiều gấp 2,74 lần khu vực nông thôn,trong khi đó, chênh lệch về giá trị tiêu thụ loại cà phê này là gần 5 lần giữa hai khu

Trang 13

vực Giá trị tiêu thụ tiêu thụ cà phê bột ở khu vực thành thị lớn gấp 2,65 lần khu vựcnông thôn (7,8 và 2,9 nghìn đ/người/năm)

Tiêu thụ cà phê bình quân đầu người tăng dần từ nhóm có thu nhập thấp nhất đếnnhóm có thu nhập cao nhất Giá trị tiêu thụ chênh lệch khoảng 9 lần giữa nhóm giàunhấtvà nghèo nhất Như vậy, về mô tả thống kê, tiêu thụ cà phê có xu hướng thay đổitheo thu nhập Hầu hết các khu vực ở Việt Nam đều tiêu thụ cà phê, nhưng rất khácbiệt Nam Trung Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ là bakhu vực tiêu thụ cà phê nhiều nhất trong cả nước Vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Đồngbằng Sông Hồng tiêu thụ rất ht cà phê, thậm chh khu vực Tây Bắc hầu như không tiêuthụ với mức tiêu thụ bình quân đầu người chỉ có 0,03 kg/năm Lượng tiêu thụ cà phê ởkhu vực Tây Nguyên nhiều thứ 4 trên cả nước nhưng vẫn ở mức thấp so với 3 khu vựcđứng đầu.

Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.531.488 người vào ngày 10/04/2023 theo số liệumới nhất từ Liên Hợp Quốc Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,24% dân số thế giới ViệtNam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnhthổ từ 15 đến 64 tuổi chiếm tỉ lệ lớn nhất trong dân số Việt Nam 69,3% (năm 2017).Do đó, đây sẽ là phân khúc có ảnh hưởng đến thị trường nhiều hơn bất kỳ phân khúcnào khác.

Có sự gia tăng về số lượng công nhân cổ trắng; đây là nhóm người có xu hướng thứckhuya hơn thời gian trước Như vậy, mọi người sẽ có thói quen uống cà phê, đặc biệt làcó ý thức làm việc buổi tối và sử dụng cà phê như một thức uống phổ biến trong giờ ăntrưa hoặc giờ giải lao.

2.1.2 Môi trường kinh tế

1.490.000 đồng/tháng (áp dụng đến hết 30/6/2023)Từ 01/7/2023: là 1.800.000 đồng/tháng.

- Vùng I: Mức 4.680.000 đồng/tháng- Vùng II: Mức 4.160.000đồng/tháng- Vùng III: Mức 3.640.000đồng/tháng- Vùng IV: Mức 3.250.000 đồng/tháng

Thu nhập càng cao, sức mua càng lớn kéo theo lượng cầu đối với bất kỳ sản phẩm nàokể cả cà phê hòa tan G7 cũng tăng theo.

Trang 14

Bài báo ‘Việt Nam gia nhập WTO với sự tôn vinh chân chính của Tổng giám đốc’ chỉra rằng Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 11 tháng 1 năm 2007 Các doanh nghiệpViệt Nam như Tập đoàn Trung Nguyên có cơ hội gia nhập thị trường toàn cầu và thuhút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn Bên cạnh những cơ hội, họ cũng phải đối mặtvới thách thức là nâng cao năng lực cạnh tranh Lạm phát cơ bản của Việt Nam tháng01/2023 tăng 5,21% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn mức tăng 4,89% của chỉ số giátiêu dùng), đây là mức tăng cao nhất trong 10 năm trở lại đây.

2.1.3 Môi trường tự nhiên

Tây Nguyên với lợi thế đất đỏ Badan thích hợp trồng cây công nghiệp thì đây là lợithế để trồng cây cà phê cho chất lượng cao và sản lượng dồi dào đáp ứng nhu cầu sảnxuất của công ty Giúp giảm giá thành sản phẩm.

Nhược điểm: Với khí hậu của Việt Nam nhiệt đới ẩm gió mùa và điều kiện thời tiếtkhắc nghiệt, hạn hán lũ lụt và các dịch bệnh dễ phát triển mạnh và bất thường ảnhhưởng nhiều đến chất lượng cà phê không đạt yêu cầu về chất lượng cà cả sốlượng, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất cà phê

2.1.4 Môi trường công nghệ

Chiết xuất trực tiếp từ những hạt cà phê xanh, sạch, thuần khiết từ vùng đấtbazan huyền thoại Buôn Ma Thuột kết hợp bí quyết khác biệt của cà phêtươi và công nghệ sản xuất hiện đại nhất Việt Nam Nói về nguyên liệu,Trung Nguyên chọn lọc những vùng nguyên liệu ngon nhất thế giới: hạt càphê Robusta Buôn Ma Thuột nổi tiếng nhất Việt Nam, được đánh giá là ngonnhất thế giới với khẩu vị mạnh mẽ, đậm đà hương vị cà phê nguyên gốc đếntừ vùng đất quê hương của cà phê Ethiopia; Hạt Arabica thơm ngon đầyquyến rũ của vùng đất Jamaica; Thương hiệu nổi tiếng của cà phê xuất khẩuhàng đầu thế giới Brazil… Tất cả được hội tụ, chắt lọc để nguyên liệu tạonên những sản phẩm cà phê đặc biệt nhất.

Ngành cà phê thế giới trong một thời gian dài được thống trị bởi các hãng càphê đến từ Âu-Mỹ với công thức: Nguyên liệu tốt, công nghệ cao, một sốquan điểm về văn hóa Điều này ngày nay đã thay đổi bởi Trung Nguyên đãlàm được điều rất khó – tạo nên một công thức cà phê đặc biệt nhất thế giới:nguyên liệu tốt + công nghệ cao + bí quyết phương Đông + quan điểm mớivề cà phê.

Trang 15

Sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại nhất cùng những bí quyết huyền bíphương Đông là những nét độc đáo chỉ có ở Trung Nguyên Bởi TrungNguyên được các tập đoàn hàng đầu thế giới chuyển giao công nghệ, thânthiện với môi trường Còn bí quyết phương Đông chính là sự phối trộn cácnguyên liệu thảo dược quý hiếm, những nguồn năng lượng đặc biệt từ đáquý và các chất phụ gia đặc biệt trong quá trình rang xay Trung Nguyên cóquan điểm mới về cà phê, coi đó không chỉ là một thức uống thông thườngmà là một thức uống cho trí não, một nguồn năng lượng sáng tạo cho tươnglai.

2.1.5 Môi rường chính trị - pháp luật

Chính phủ Việt Nam đã trợ cấp rất lớn cho nông dân trồng cà phê với hy vọng phầnnào đó sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế Nhiều nông dân bắt đầu trồng cà phê vào cuốinhững năm 1990, và kết quả là vào đầu những năm 2000, ngành cà phê đã trở thànhmột trong những lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao nhất trong nền kinh tế quốc dân Yếu tố chính trị pháp luận vó tầm ảnh hưởng tới tát cả các ngành kinh doanh trên môyjlãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triểncủa bất cứ ngành naog Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệpcũng như Trung Nguyên sẽ bắt buôc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khi vựcđó.

Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thunhập sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của anh nghiệp

Các đạo luận liên quan mà Trung Nguyên cần tuân thut như: Luận đầu tư, Luật doanhnghiệp, luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá

Chính sách: Các chính sách của nhà nước có ảnh hưởng tới Trung Nguyên nó có thểtạo ra lợi nhuận hoặc thắc thức với Trung Nguyên như các chính sách thương mại,chính sách phát triển, ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnhtranh, bảo vệ người tiêu dùng.

2.1.6 Môi trường văn hóa – xã hội

Phong cách uống cà phê truyền thống của Việt Nam là “cà phê đá” hay “cà phêphin” vẫn còn phổ biến, đặc biệt là ở các vùng nông thôn Như vậy, người dân khôngcó thói quen sử dụng cà phê hòa tan Điều này thể hiện ở chỗ chỉ có 21% dân số sửdụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4 lần mỗi tuần.

Trang 16

Trung Nguyên có được lợi thể nổi bật, đó là có vị trí ngay tại Buôn Ma Thuật, quêhương của cà phê Do đó Trung Nguyễn dễ dàng tạo được sự tương đồng về văn hóavới các cơ sở cung cấp nguyên liệu cà phê cũng như để dàng tạo được nét đặc trưngcủacà phê Việt Nam trong từng sản phẩm cà phê của mình Đây là điểm mạnh củaTrung Nguyễn so với các đối thủ cạnh tranh khác khi xây dựng mối quan hệ mua bánvà hình ảnh thương hiệu.

2.2 Môi trường vi mô2.2.1 Khách hàng

“Kết nối và phát triển những người đam mê cà phê trên toàn thế giới” Sứ mệnhnày giúp chúng ta hình dung rõ về mệnh Trung Nguyên là ai? Đó chính là nhà cungcấp cà phê tại thị trường Việt Nam và thế giới, khách hàng mà Trung Nguyên hướngđến không phân biệt tuổi tác, giới tính, công việc, thu nhập hay vị trí địa lý mà là tất cảnhững ai có nhu cầu và đam mê cà phê trên toàn thế giới Trung Nguyên có tham vọngrất lớn là làm mọi cách để có thể “kết nối và phát triển những người đam mê cà phêtrên toàn thế giới” Và để có thể đạt được tham vọng đó, Tập đoàn Trung Nguyến đãbắt đầu hành động bằng những chiến lược ngắn hạn và dài hạn, và cụ thể nhất là chiếnlược xây dựng “Thủ phủ cà phê toàn cầu” tại Buôn Ma Thuột Trung Nguyên xây dựngcác mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: “Thống lĩnh thị trường nội địa, chinh phục thịtrường thế giới”, bằng cách chuyển đổi từ chiều rộng sang chiều sâu; đầu tư về ngànhvà phát triển hệ thống quyền lực trong nước và quốc tế.

Với mục tiêu xây dựng văn hóa cà phê trên toàn cầu, Trung Nguyên đã ra mắt nhiềusản phẩm phục vụ cho nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, để mọi người đều cóthể tiếp cận với cà phê chất lượng Theo thống kê của Kantar Worldpanel, trong năm2019, Trung Nguyên Legend được trên 20 triệu hộ gia đình Việt Nam lựa chọn

Trong đó, hệ thống bán lẻ Trung Nguyên E-Coffee ra mắt vào tháng 08/2019 cũng đãnhận được trên 500 hợp đồng đăng ký hợp tác vào thời điểm đó Tính đến đầu năm2022, hệ thống này đã triển khai đi vào hoạt động gần 600 cửa hàng và hơn 1000 hợpđồng được ký mới trên toàn quốc Có thể nói, Trung Nguyên đã trở thành một phầntrong văn hóa Việt Nam nói chung và trong lòng những người yêu cà phê nói riêng.

Khách hàng mục tiêu của sản phẩm này là những người sử dụng cà phê như một sảnphẩm giải khát hằng ngày, họ sẽ không chi tiêu quá nhiều cho nhu cầu này Đây cũnglà nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động xúc tiến tại điểm bán

Ngày đăng: 25/07/2024, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w