1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn kết thúc học phần pháp luật đại cương phân tích những điểm tiến bộ của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến phân tích ví dụ minh họa

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

MỤC LỤCCHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN...11.1Định nghĩa pháp luật phong kiến...11.2 Định nghĩa của pháp luật tư sản...2CHƯƠNG II: NHỮNG ĐIỂM TIẾN BỘ CỦA PHÁP LUẬT TƯ SẢN SO VỚIPHÁP LUẬT PHONG KI

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAAKHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGĐề bài: “Phân tích những điểm tiến bộ của pháp luật tư sản so với pháp luật

phong kiến Phân tích ví dụ minh họa?”Đề số: 05

Sinh viên : LƯU LAN ANH

Lớp : Pháp luật đại cương-2-1.22.(N16)Mã SV : 22012019

HÀ NỘI, THÁNG 12/2022

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1

1.1Định nghĩa pháp luật phong kiến 1

1.2 Định nghĩa của pháp luật tư sản 2

CHƯƠNG II: NHỮNG ĐIỂM TIẾN BỘ CỦA PHÁP LUẬT TƯ SẢN SO VỚIPHÁP LUẬT PHONG KIẾN 3

2.1 Pháp luật phong kiến là pháp luật độc quyền và đẳng cấp còn pháp luật tư sản quy định mọi công dân bình đẳng trước pháp luật 3

2.2 Pháp luật tư sản bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân, coi nó là thiêng liêng và bất khả xâm pham 4

2.3 Pháp luật tư sản phát triển cân đối và đồng bộ hơn pháp luật phong kiến 5

2.4 Pháp luật không những là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội mà cònlà công cụ để giám sát, hạn chế quyền lực của bộ máy nhà nước 6

2.5 Kĩ thuật lập pháp của pháp luật tư sản phát triển cao hơn so với phápluật phong kiến 7

2.6 Pháp luật tư sản đã thể hiện tính nhân đạo hơn so với pháp luật phong kiến 7

2.7 Sự ra đời của Hiến pháp 9

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VÍ DỤ MINH HỌA VỀ NHỮNG ĐIỂM TIẾN BỘ CỦA PHÁP LUẬT TƯ SẢN SO VỚI PHÁP LUẬT PHONG KIẾN 10

3.1 Ví dụ minh họa 10

3.2 Phân tích ví dụ minh họa 10

Chương IV: Danh mục tài liệu tham khảo: 12

Trang 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Pháp luật tư sản, pháp luật phong kiến là sự thể hiện ý chí của thiểu số giai cấp thống trị, là những kiểu pháp luật bóc lột Chúng là những kiểu pháp luật được xây dựng trên cơ sở chế dộ tư hữu về tư liệu sản xuất duy trì và bảo vệ sự thống trị về chính trị, kinh tế, của giai cấp địa chủ phong kiến và tư sản

Trong tuyên ngôn Đảng cộng sản, Mác và Ăngghen đã chỉ rõ “ pháp luật các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung là docác điều kiện sinh hoạt chất các ông quyết định” Tuy nhiên, so với pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản có nhiều điểm tiến bộ cả về nội dung và hình thức.Cùng với sự ra đời của hai hình thái nhà nước: Nhà nước phong kiến và Nhà nước tư sản là sự xuất hiện của hai kiểu pháp luật: Pháp luật phong kiến và Pháp luật tư sản Để làm rõ vấn đề: “Sự tiến bộ của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến” chúng ta hãy đi từ cơ sở lý luận của nó dựa vào việc tìm hiểu định nghĩa về “pháp luật phong kiến và pháp luật tư sản là gì?” từ đó giải quyết vấn đề

Trang 4

Pháp luật phong kiến là hệ thống các qui phạm pháp luật (các qui tắc) do Nhà nướcphong kiến ban hành (hoặc thừa nhận), trực tiếp thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của

Trang 5

giai cấp địa chủ phong kiến, là phương tiện chủ yếu và hữu hiệu nhất để điều chỉnhcác mối quan hệ cơ bản giữa người với người cũng như những nhu cầu, lợi ích khác nhau trong xã hội phong kiến

1.2 ĐỊNH NGHĨA CỦA PHÁP LUẬT TƯ SẢN

Pháp luật tư sản là hệ thống các qui phạm pháp luật ( các qui tắc ) có tính chất bắt buộc chung, do Nhà nước tư sản ban hành ( hoặc thừa nhận ) và bảo đảm thực hiệnbằng sức mạnh cưỡng chế, trực tiếp thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, là công cụ có hiệu lực nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hôi chủ yếu phù hợp với ý chí và lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản.

Trang 6

CHƯƠNG II: NHỮNG ĐIỂM TIẾN BỘ CỦA PHÁPLUẬT TƯ SẢN SO VỚI PHÁP LUẬT PHONG KIẾN

2.1 PHÁP LUẬT PHONG KIẾN LÀ PHÁP LUẬT ĐỘC QUYỀN VÀ ĐẲNG CẤP CÒN PHÁP LUẬT TƯ SẢN QUY ĐỊNH MỌI CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

Pháp luật phong kiến ở qui định pháp luật phong kiến thì xã hội phong kiến được chia thành nhiều tầng lớp được chia thành nhiều đẳng cấp , bất cứ những thành phần nào trong xã hội đều được phân chia giai cấp , phân biệt về thứ bậc như một tổ chức , một cộng đồng hay kể cả một gia đình Mỗi đẳng cấp , mỗi thứ bậc đều có địa vị xã hội và địa vị pháp lý khác nhau Những đặc quyền phụ thuộc vào chứctước , danh vị , xuất thân hay thậm chí cả tôn giáo mà họ theo

Trong xã hội phong kiến , vua là người nắm mọi quyền hành , có thể quyết định mọi việc Sự phân biệt đặc quyền về giai cấp và địa vị còn được thể hiện ở việc quiđịnh trừng phạt khác nhau căn cứ vào đẳng cấp , thứ bậc của người phạm tội và người bị hại trong xã hội Nếu như xâm hại tới vua chúa , quan lại , quý tộc hay kểcả người thân của họ dù là tội rất nhẹ nhưng đều sẽ bị trừng phạt rất nặng nề Những sự phản kháng đối với chính quyền thì đều sẽ bị xử tội chết Còn nếu có những hành vi xâm hại tới những người có địa vị thấp trong xã hội thì chỉ bị phạt tội rất nhẹ Tính chất đặc quyền trong pháp luật xã hội phong kiến được phản ánh

Trang 7

rõ ràng trong câu ngạn ngữ của Trung Quốc :’’ Lễ nghi không tới phu dân , hình phạt không tới trượng phu ’’

Pháp luật tư sản cùng với sự ra đời của nó đã bao hàm nhiều điểm tiến bộ hơn so với pháp luật phong kiến trong lĩnh vực này Pháp luật tư sản công khai tuyên bố nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cùng với sự hình thành chế độ tư bản, nguyên tắc "phân chia quyền lực" đã trở thành một trong những nguyên tắc chính của chủ nghĩa lập hiến tư sản Học thuyếtpháp luật - chính trị (thuyết "phân quyền") với quyền lực nhà nước được hiểu không phải là một thể thống nhất, mà là sự phân chia thành ba quyền: quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Quyền lập pháp do nghị viện thực hiện; quyền hành pháp do chính phủ thực hiện; quyền tư pháp do tòa án tối cao thực hiện Các cơ quan này hoạt động độc lập với nhau, kiểm tra và giám sát lẫn nhau theo cơ chế “kiềm chế và đối trọng” để không có cá nhân nào nắm hết mọi quyền lực, tạo sự cân bằng giữa các quyền, đảm bảo cho những mối liên hệ cần thiết giữa các quyền lực bị chia tách để những cơ quan độc lập tách biệt có thể cộng tác với nhau phục vụ cho lợi ích chung của đất nước

2.2 PHÁP LUẬT TƯ SẢN BẢO VỆ CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TƯ NHÂN, COI NÓ LÀ THIÊNG LIÊNG VÀ BẤT KHẢ XÂM PHAM

Quyền sở hữu là một trong những chế định hoàn thiện nhất của pháp luật tư sản.- Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 của Pháp đã khẳng định quyền sở hữu tư nhân là thiêng liêng và bất khả xâm phạm Chỉ khi cần thiết vì lợi

Trang 8

ích chung sở hữu tư nhân mới buộc phải chuyển thành sở hữu nhà nước với sự đền bù thỏa đáng Hiến pháp của tất cả các nhà nước tư sản đã khẳng định lại vấn đề này Điều này chứng tỏ pháp luật tư sản đã đặc biệt coi trọng việc bảo vệ quyền sở hữu tư nhân việc bảo vệ quyền sở hữu tư nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Một mặt quyền bảo vệ sở hữu tư nhân trước hết là bảo vệ tài sản cho giai cấp tư sản, giai cấp có nhiều tài sản nhất trong xã hội Mặt khác bảo vệ quyền sở hữu tư nhân cũng là bảo vệ những điều kiện tiên quyết để xây dựng một xã hội thịnh vượng Trong một xã hội lành mạnh, quyền sở hữu tư nhân cần phải được Nhà nước bảo vệ vì chú trọng điều kiện đó mới xây dựng được một xã hội dân giàu nước mạnh.-Ngược lại đối với pháp luật phong kiến thì quyền sở hữu là thuộc về nhà nước mà cụ thể là vua Mọi đất đai hay con người… đều do vua cai trị và quản lý.

2.3 PHÁP LUẬT TƯ SẢN PHÁT TRIỂN CÂN ĐỐI VÀ ĐỒNG BỘ HƠN PHÁP LUẬT PHONG KIẾN

Nếu pháp luật phong kiến chỉ phát triển về luật hình sự mà không phải về mặt luật dân sự, chỉ phát triển các thiết chế về Nhà nước mà không phát triển về các thiết chế về công dân thì pháp luật tư sản đã phát triển toàn diện cả về dân sự lẫn hình sự, cả pháp luật điều chỉnh về bộ máy nhà nước, cả pháp luật điều chỉnh các quan hệ của công dân Hơn thế nữa trong xã hội tư bản do nền kinh tế thị trường phát triển trên luật thương mại, luật kinh doanh, luật lao động, luật tài chính, luật ngân hàng, luật bảo hiểm xã hội rất phát triển tạo ra một hệ thống pháp luật phát triển toàn diện, cân đối và đồng bộ.Chức năng kinh tế và chức năng xã hội của nhà nước

Trang 9

được tăng cường Vì vậy, mà vai trò của pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ kinhtế và xã hội cũng được tăng cường Pháp luật tư sản không chỉ phát triển các nghành luật vật chất (Substantive law) mà còn phát triển các nghành luật hình thức (Ajective law) như luật tố tụng hình sự, luật tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.

2.4 PHÁP LUẬT KHÔNG NHỮNG LÀ CÔNG CỤ ĐỂ NHÀ NƯỚCQUẢN LÝ XÃ HỘI MÀ CÒN LÀ CÔNG CỤ ĐỂ GIÁM SÁT, HẠN CHẾ QUYỀN LỰC CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

Có thể nói đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt pháp luật phong kiến với pháp luật tư sản Với nguyên tắc phân chia quyền lực và kiềm chế đối trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, pháp luật tư sản trở thành công cụ kiểm tra, giám sát và kiềm chế sự lạm dụng quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Nếu trong Nhà nước phong kiến không có quy định nào hạn chế quyền lực của nhà vua thì trong Nhà nước tư sản tổng thống hay vua đứng đầu nhà nước đều phải hoạt động trong khuôn khổ quy định của hiến pháp và pháp luật Quốc hội có thể sử dụng hiệu quả nhất quá trình giám sát đối với các cơ quan và các chương trình của chính phủ thông qua quá trình chuẩn bị chi ngân sách Bằng việc cắt giảmcác khoản tiền, Quốc hội có thể giải tán các cơ quan, cắt giảm các trương trình hoặc buộc các cơ quan phải cung cấp các thông tin mà nó yêu cầu.

Ở các nước theo chính thể Cộng hòa nghị viện (Italia, Đức…), Cộng hòa lưỡng tính (Pháp, Nga …), quân chủ lập hiến (Anh, Nhật, Thụy Điển, Hà lan, Bỉ, Tây

Trang 10

Ban Nha…) thì nghị viện có quyền bỏ phiếu không tín nhiệm buộc chính phủ phải giải tán Đây là cơ chế hữu hiệu mà hiến pháp đã tạo ra để hạn chế quyền lực chínhphủ.

2.5 KĨ THUẬT LẬP PHÁP CỦA PHÁP LUẬT TƯ SẢN PHÁT TRIỂN CAO HƠN SO VỚI PHÁP LUẬT PHONG KIẾN

Trong một thời gian khá dài nhà nước phong kiến thiếu một hệ thống pháp luật thống nhất trong phạm vi toàn quốc, hầu như mỗi lãnh địa, mỗi địa phương đều có pháp luật của riêng mình và những quy định có tính chất địa phương đó nhiều khi có hiệu lực thực tế cao hơn những quy định của pháp luật trung ương vì thế tình trạng “phép vua thua lệ làng”, tình trạng thiếu những quy định thống nhất giữa các địa phương phổ biến trong Nhà nước phong kiến Ta thấy các bộ luật thời kỳ phongkiến thường là các bộ luật tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật hình sự, dân sự, thương mại, đất đai lẫn hôn nhân và gia đình còn trong pháp luật tư sản các bộ luật được xây dựng để điều chỉnh từng lĩnh vực quan hệ xã hội như bộ luật hình sự, bộ luật dân sự, bộ luật thương mai, bộ luật tố tụng hình sự, bộ luật tố tụng dân sự, bộ luật đất đai, bộ luật hành chính, bộ luật bầu cử Vai trò hệ thống hóa và phép điển hình hóa pháp luật theo từng lĩnh vực riêng làm cho việc thực hiện, áp dụng pháp luật thuận tiện hơn cho các cơ quan Nhà nước và các công dân.

Trang 11

2.6 PHÁP LUẬT TƯ SẢN ĐÃ THỂ HIỆN TÍNH NHÂN ĐẠO HƠN SO VỚI PHÁP LUẬT PHONG KIẾN

Trong pháp luật phong kiến mục đích hình phạt chủ yếu là gây đau đớn về mặt thể xác và tinh thần cho con người, làm nhục, hạ thấp con người Do vậy, trong xã hội phong kiến các quan hệ xã hội bị hình sự hóa, nên pháp luật hình sự phong kiến được quan tâm chú ý và phát triển hơn cả Trong các quy định của pháp luật phong kiến các biện pháp: chặt đầu, treo cổ, dìm xuống nước, tùng xẻo…được áp dụng rộng rãi Pháp luật tư sản các quyền cơ bản của con người, sự nhân đạo hơn của pháp luật tư sản hiện nay so với các kiểu pháp luật phong kiến ở chỗ nó không còn quy định những hình phạt và cách thi hành hình phạt dã man, tàn bạo Nếu trong pháp luật phong kiến ngành luật hình sự giữ vị trí then chốt thì trong pháp luật tư sản hiện nay thì vị trí đó đã thuộc về ngành luật dân sự và hợp đồng trở thành chế định trung tâm của ngành luật này Sự nhân đạo hơn của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến còn thể hiện ở chỗ tính xã hội của nó thể hiện rộng rãi và rõ rệt hơn nhiều và có xu hướng thể hiện ngày càng sâu sắc hơn Trong pháp luật tư sản hiện đại, những quy định thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của người lao động, của đa số dân cư và của cộng đồng ngày càng nhiều hơn như những quy định về chế độ phổ cập giáo dục bắt buộc cho công dân, tiền mức lương tối thiểu…Hiện nay, trong một số lĩnh vực, pháp luật tỏ ra bảo vệ khá hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ví dụ như lợi ích của người tiêu dùng Đặc biệt, pháp luật tư bản đã đóng góp khá tích cực vào công cuộc toàn cầu hóa hiện nay, nhiều chế định pháp luật quốc tế quan trọng, nhất là trong lĩnh vực thương mại quốc tế đã được hình thành dưới tác động của pháp luật tư sản.

Trang 12

2.7 SỰ RA ĐỜI CỦA HIẾN PHÁP

Hiến pháp tư sản là văn bản có giá trị cao nhất trong pháp luật tư sản Ngành luật hiến pháp chỉ mới có từ khi nhà nước tư sản ra đời Từ trước đến nay nhà nước ở chế độ chiếm hữu nô nệ và chế độ phong kiến không thể có hiến pháp bởi vì trong các chế độ đó quyền lực của Vua là vô tận Trong xã hội phong kiến chuyên chế nhà nước nắm trong tay quyền lực nhà nước do trời ban và “thay trời trị vì thiên hạ” với những quyền hành không giới hạn Trong xã hội tồn tại một nền thống trị hà khắc tùy tiện Điều đó có nghĩa rằng nhà nước phong kiến đương nhiên không có và cũng không cần thiết đến một bản hiến pháp qui định tổ chức quyền lực nhà nước Pháp luật tư sản ra đời gắn liền với Hiến pháp và chủ nghĩa lập hiến Chủ nghĩa lập hiến có nguồn gốc từ tư tưởng dùng pháp luật làm công cụ hạn chế quyềnlực nhà nước, đảm bảo mọi quyền lực nhà nước đều xuất phát từ nhân dân Nhân dân có thể dùng Hiến pháp làm công cụ giám sát tối cao đối với mọi biểu hiện lạm dụng quyền lực từ các cơ quan công quyền.

Trang 13

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VÍ DỤ MINH HỌA VỀNHỮNG ĐIỂM TIẾN BỘ CỦA PHÁP LUẬT TƯ SẢN

SO VỚI PHÁP LUẬT PHONG KIẾN

3.1 VÍ DỤ MINH HỌA

Vụ bê bối Watergate là một vụ bê bối chính trị lớn ở Hoa Kỳ liên quan đến chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon từ năm 1972 đến năm 1974 dẫn đến việc Nixon phải từ chức Vụ bê bối bắt nguồn từ việc chính quyền Nixon liên tục cố gắng che đậy sự dính líu của mình trong vụ đột nhập vào trụ sở Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ tại Tòa nhà Văn phòng Watergate ở Washington, DC ngày 17 tháng Sáu năm 1972.

3.2 PHÂN TÍCH VÍ DỤ MINH HỌA

Điều 2, khoản 4, Hiến pháp Hoa Kỳ quy định: “Tổng thống, phó tổng thống và các quan chức dân sự hợp chủng quốc Hoa Kỳ sẽ bị bãi nhiệm bằng thủ tục phế truất vìbị luận tội và buộc tội phản bội Tổ Quốc, tham ô hay những tội danh sai trái ở những mức độ khác nhau” Trong lịch sử hình thành và phát triển Nhà nước tư sản Hoa Kỳ ba lần đương kim tổng thống đã bị xét xử bằng thủ tục sát hạch theo đó hạ nghị viện luận tội còn thượng nghị viện xét xử Tổng thống Richard Nixon đã phải xin từ chức trước thời hạn

Trang 14

CHƯƠNG IV: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 phap-luat-tu-san/

https://luatduonggia.vn/phap-luat-tu-san-la-gi-nhung-diem-tien-bo-co-ban-cua-2 Nội dung cơ bản của môn học Lý luận Nhà nước và Pháp luật, TS.Nguyễn Thị Hồi, NXB GTVT năm 2008, trang 131- 137 164 -171

3 tong-thong-nixon-tu-chuc-post1469403.html

https://thanhnien.vn/50-nam-vu-watergate-tu-mieng-bang-keo-den-be-boi-khien-4 luat-tu-san.aspx

https://luatminhkhue.vn/kieu-phap-luat-tu-san-la-gi -tim-hieu-ve-kieu-phap-5 cuong/nhung-diem-tien-bo-co-ban-cua-pl-tu-san-so-voi-pl-phong-kien/20961847

Ngày đăng: 25/07/2024, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w