PHẦN 1: PHÂN TÍCH CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CỦA MỘT DOANH NGHIỆPCấu trúc tài chính của doanh nghiệp là những mô hình tài chính của doanh nghiệp được xâydựng trong 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh, g
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-MÔN: TÀI CHÍNH CHO NHÀ QUẢN TRỊ
Chủ đề tiểu luận: CẤU TRÚC VÀ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP
Giảng viên: TS Phạm Hương Diên
Lớp: Cao học 9B1-QTKD
Họ và tên: Dương Ngọc Quỳnh Như
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
Phần 1: Phân tích cơ cấu vốn tối ưu của một doanh nghiệp: 3
Phần 2: Ưu và nhược điểm của việc sử dụng nợ vay và VCSH 7
Phần 3: Phân tích chi phí vốn của nợ vay và chi phí vốn chủ sở hữu 11
I Chi phí vốn của nợ vay (Cost of Debt) 11
1 Cụ thể và đo lường dễ dàng 11
2 Ảnh hưởng của thuế (Tax Shield) 11
3 Tính rủi ro thấp hơn vốn chủ sở hữu 11
4 Tác động đến cấu trúc vốn 11
5 Chi phí cố định 11
6 Tác động đến xếp hạng tín dụng 11
II Chi phí vốn chủ sở (Cost of Equity) 12
1 Không cố định và khó đo lường chính xác 12
2 Dựa trên kỳ vọng lợi nhuận 12
3 Không có lợi ích thuế 12
4 Tác động của cấu trúc vốn 12
5 Rủi ro kinh doanh và tài chính 12
Phần 4: Vận dụng để xem xét nguồn vốn tài trợ cho một dự án đầu tư 14
Bước 1: Đánh Giá Dự Án Đầu Tư Error! Bookmark not defined Bước 2: Các Nguồn Tài Trợ Chính Error! Bookmark not defined Bước 3: Phân Tích Chi Phí Vốn (WACC) Error! Bookmark not defined Bước 4: Tính Toán WACC Cho Hai Phương Án Tài Trợ Error! Bookmark not defined Bước 5: Phân Tích Rủi Ro và Khả Năng Trả Nợ Error! Bookmark not defined Bước 6: Quyết Định Về Cấu Trúc Vốn Error! Bookmark not defined Kết Luận Error! Bookmark not defined.
Trang 3PHẦN 1: PHÂN TÍCH CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CỦA MỘT DOANH NGHIỆP
Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp là những mô hình tài chính của doanh nghiệp được xây dựng trong 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh, gắn liền với mục tiêu chiến lược cho 1 thị trường và thời gian cụ thể Một cấu trúc tài chính hợp lý, an toàn, hiệu PPquả trở thành động lực kinh tế quyết định
sự thành bại của doanh nghiệp
- Thành phần tạo nên cấu trúc vốn?
- Một nguồn lực quan trọng trong việc đánh giá cấu trúc vốn là bảng cân đối kế toán của công
ty, bảng này phân loại tài sản và nợ phải trả của công ty bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ Mặc dù cả vốn chủ sở hữu và nợ đều cung cấp cho doanh nghiệp các nguồn lực, nhưng chúng đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng Cấu trúc vốn ưu tiên vốn chủ sở hữu hơn nợ hoặc ngược lại gợi ý các đặc điểm trong một doanh nghiệp, điều này sẽ thông báo cho đối tượng mà doanh nghiệp đó thu hút
- Vốn chủ sở hữu đại diện cho cổ phần sở hữu trong một công ty và có thể được trao đổi với các nhà đầu tư để lấy vốn Lợi thế khác biệt của nó so với vốn có được thông qua nợ là nó không đi kèm với kỳ vọng được hoàn trả Như vậy, vốn cổ phần có thể hoạt động như một thứ gì đó của một vật cách ly hoặc dự phòng sớm hơn trong vòng đời của công ty hoặc trong thời kỳ đình trệ hoặc doanh thu thấp Bất lợi của việc trao đổi vốn chủ sở hữu lấy vốn là công ty phải từ bỏ quyền sở hữu
Hình thức vốn này có hai loại:
+ Góp vốn: Đây là tiền đầu tư vào doanh nghiệp để đổi lấy cổ phần hoặc quyền sở hữu Vốn góp có thể đến từ các cổ đông Nó cũng có thể đến từ các nhà đầu tư thiên thần hoặc nhà đầu tư mạo hiểm (VC) Vốn từ các thiên thần và VC ngày càng hiếm và khó tiếp cận hơn, nhà đầu tư thiên thần tài trợ cho ít hơn 3% các doanh nghiệp mới VCs tài trợ ít hơn 1% Những loại tài trợ này buộc chủ
sở hữu phải từ bỏ một mức độ kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh của họ
+ Thu nhập giữ lại: Hình thức vốn này là lợi nhuận từ các năm trước được công ty giữ lại và được sử dụng để củng cố bảng cân đối kế toán Nó cũng có thể tài trợ cho tăng trưởng, mua lại hoặc
mở rộng
- Nợ bao gồm vốn vay dưới hình thức trái phiếu hoặc vốn vay Không giống như vốn chủ sở hữu, nợ đi kèm với lợi thế là cho phép một công ty giữ lại cổ phần của quyền sở hữu nhưng đi kèm với chi phí trả nợ trong tương lai, cũng như lãi phát sinh Mặc dù vậy, nhiều công ty vẫn bị thu hút bởi nợ như một lựa chọn vì nó có sẵn rộng rãi hơn, dễ mua hơn và không yêu cầu từ bỏ quyền sở hữu
Có nhiều loại vốn nợ khác nhau:
+ Các khoản cho vay hoặc thẻ tín dụng: Nhiều doanh nghiệp bắt đầu với các khoản vay từ gia đình hoặc đưa các chi phí vào thẻ tín dụng Nhiều người cũng đăng ký các khoản vay từ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính Các ngân hàng nhỏ có thể là nguồn tài trợ tốt cho các doanh nghiệp mới + Trái phiếu dài hạn: Đây thường được coi là loại nợ an toàn nhất, vì công ty có nhiều năm, thậm chí hàng thập kỷ để trả nợ gốc Trong khi đó, nó chỉ trả lãi suất
+ Thương phiếu ngắn hạn: Nó có thể giúp các doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu về vốn lưu động hàng ngày như bảng lương và hóa đơn điện nước
Trang 4+ Tài trợ của nhà cung cấp: Trong trường hợp này, một công ty có thể bán hàng trước khi phải thanh toán hóa đơn cho nhà cung cấp Điều đó có thể làm tăng khá nhiều lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, nhưng công ty không phải trả chi phí nào…
⇒ Tỷ lệ giữa các thành phần này có thể thay đổi tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, ngành công nghiệp và chiến lược tài chính của công ty Cấu trúc vốn cần được quản lý cẩn thận để đảm bảo sự cân đối giữa rủi ro và cơ hội đầu tư
- Cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp:
- Cấu trúc vốn tối ưu được hiểu như một tỷ lệ lý tưởng giữa nợ dài hạn và tổng vốn dài hạn
mà tại đó doanh nghiệp có thể tối đa hóa được giá trị thu nhập trênmỗi cổ phần với mức chi phí sử dụng vốn là thấp nhất Thật không may, đây là vấn đề rất khó xác định, sự kết hợp giữa nợ và vốn
cổ phần thay đổi tùy theo các yếu tố tác động Ít nhất thì chúng cũng phụ thuộc vào hai yếu tố dưới đây:
+ Thứ nhất, cấu trúc vốn tối ưu khác nhau với từng ngành Chính đặc điểm ngành mà doanh nghiệp hoạt động sẽ góp phần quyết định cấu trúc vốn cho doanh nghiệp Bởi vì có một số ngành đòi hỏi sử dụng tài sản cố định hữu hình nhiều hơn các ngành khác thí dụ như viễn thông, điện tử Tóm lại, những ngành nào có nhu cầu đầu tư vào các tài sản cố định (như máy móc thiết bị, nhà xưởng, đất đai) nhiều hơn thì khả năng có thể sử dụng nợ sẽ nhiều hơn
+ Thứ hai, cấu trúc vốn thay đổi tùy theo chu kỳ tăng trưởng của doanh nghiệp Các doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi sự hoặc tăng trưởng thì cấu trúc vốn tối ưu là sử dụng nhiều vốn
cổ phần bởi giai đoạn này, các cổ đông sẽ không cần cổ tức mà họ trông đợi vào thặng dư vốn trong tương lai Cổ phiếu của những công ty như thế gọi là cổ phiếu tăng trưởng
Còn với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn dư thừa tiền mặt thì nên thực hiện cấu trúc vốn có vay nợ như một chiến lược tài chính để tận dụng lợi ích từ đòn bẩy tài chính, tiền mặt dư thừa có thể dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông tăng lên, hoặc dùng tiền mặt đó để mua lại cổ phần của chính mình
Các xác định cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp:
Bước 1 : Xác định WACC tối ưu
1.1 Xác định Chi phí Nợ vay sau thuế (Rd*)
Rd* = (Rd + CRT)*(1 – T)
Rd* : Chi phí nợ vay sau thuế
Rd : Chi phí nợ vay cơ bản (Lãi suất ngân hàng, lãi suất danh nghĩa trái phiếu)
CRT : được xác định thông qua tỷ lệ interest coverage ratio, dựa vào bảng xếp hạng trái phiếu
T : Tỷ lệ thuế TNDN
1.2 Xác định Chi phí vốn cổ phần (Re)
a Sử dụng mô hình CAPM để XĐ Re
Re = Rf + β*(Rm-Rf)
Rf : Tỷ lệ sinh lời phi rủi ro Được xác định bằng lãi suất trung bình của trái phiếu chính phủ thời hạn 5 năm phát hành trong năm liền trước
Trang 5β : Hệ số Beta đo lường mức độ rủi ro của doanh nghiệp
Rm – Rf: Phần bù rủi ro, bằng mức chênh lệch giữa market return với lãi suất trung bình trái phiếu chính phủ thời hạn 5 năm
Xác định hệ số Beta hiện hành của doanh nghiệp:
Dựa vào sự biến động của giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, ta ước lượng hệ số Beta của doanh nghiệp như sau : Xác định chuỗi return của giá chứng khoán để có được giá chứng khoán trong quá khứ
Rt= (Pt-Pt-1)/Pt-1
Pt : Giá đóng của điều chỉnh
Pt= Pđóng cửa * hệ số tách tích lũy + DPS*hệ số tách tích lũy
Xác định beta của chứng khoán đã niêm yết
B1: Xác định chuỗi lợi suất Ri và Rm
B2: Xác định hiệp phương sai và phương sai
Cov(Ri,Rm)
Var (Rm)
B3: Xác định Beta: β = Cov(Ri,Rm)/Var(Rm)
Ước lượng beta của chứng khoán chưa niêm yết
B1: Xác định tỷ trọng đầu tư theo ngành tại DN
B2: Tính beta của các ngành hoặc DN điển hình
B3: Tính theo công thức : βi=∑βj*Wjβj*Wj
Điều chỉnh hệ số β theo tỷ lệ Nợ:
β0 : Hệ số Beta ứng với tỷ lệ Nợ hiện tại
βu : Hệ số Beta ứng với trạng thái không vay nợ (Unleverage)
βL : Hệ số Beta ứng với trạng thái vay nợ (Leverage)
Ta có:
βu = βL/(1 + (1 – T)*DL/EL) (1)
βu = β0/(1 + (1 – T)*D0/E0) (2)
Từ (1) và (2), Ta được công thức điều chỉnh Hệ số Beta theo tỷ lệ Nợ như sau
βL = (β0*(1 + (1 – T)*DL/EL))/(1 + (1 – T)*D0/E0)
b Sử dụng mô hình tăng trưởng cổ tức Gordon
Dựa trên nguyên tắc gía trị hiện hành của một tài sản bằng giá trị hiện tại hóa của các luồng thu nhập từ tài sản đó trong tương lai Phương pháp này áp dụng đôi với doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng và chính sách chia cổ tức ổn định
Chúng ta sử dụng mô hình chiết khấu luồng cổ tức về thời điểm hiện tại
Giả sử cổ tức tăng trưởng với tốc độ g
Trang 6DPSt+1 = PDSt*(1+g)
P0 = DPS1/(1+Ks) + DPS1*(1+g)/(1+Ks)^2) + DPS1*(1+g)^2/(1+K_s)^3 + …+ DPS1*(1+g)^(n-1)/(1+K_s)^n
= (DPS1/(1+Ks))/(1-(1+g)/(1+Ks))
= DPS1/(Ks-g)
Ks = DPS1/P0 + g
P0 : Giá trị hiện tại của cổ phiếu (Giá trị thị trường)
DPS1 : Cổ tức trên một cổ phần (Cổ tức dự kiến chia trong năm tới)
1.3 Xác định chi phí sử dụng cổ phần ưu đãi cổ tức (Rps)
Chi phí sử dụng cổ phần ưu đãi cổ tức là tỷ lệ lợi nhuận cần đạt được của khoản đầu tư mà các
cổ đông ưu đãi cổ tức của công ty mong đợi
Rps = DPS/P
DPS : Cổ tức ưu đãi trả hàng năm
P : Giá bán cổ phiếu ưu đãi hiện hành trên thị trường Cuối cùng xác định Chi phí vốn trung bình WACC theo công thức sau:
WACC = Wd*Rd* + Wps*Rps + We*Re
= (Rd+CRT)*(1-T)*D/(D+E) + Rps*PS/(D+E) +Re*(E-PS)/(D+E)
Ứng với các tỷ lệ Nợ khác nhau, sẽ có WACC khác nhau
Bước 2 : Phương pháp tái cấu trúc vốn
Bắt nguồn từ WACCmin, chúng ta có được cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp Sau đó, ta xác định mức vay ngắn hạn hợp lý cho doanh nghiệp trong thời gian tới Việc tiến hành điều chỉnh
cơ cấu nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu sẽ được căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.1: Trường hợp Tăng Nợ, Giảm VCSH - Trong trường hợp này có các phương pháp điều
chỉnh cơ cấu vốn như sau :
- Vay ngân hàng và mua lại cổ phần
- Phát hành trái phiếu và mua lại cổ phần…
a Xác định mức vay nợ ngắn hạn hợp lý
* Đối với doanh nghiệp có vòng quay vốn nhỏ (ngành bất động sản…)
• Thông thường, để giảm thiểu rủi ro tài chính, doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho FA + Cash Needs Khi đó, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên sẽ được tài trợ bằng vốn vay ngắn hạn Mức vay ngắn hạn hợp lý trung bình được xác định bằng chênh lệch lớn nhất giữa giá trị FA+Cash Needs và đường xu thế của nó
• Xác định đường xu thế của FA+Cash Needs : Ta sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để xác định đường đường xu thế có dạng Y = Ax + b
Sau khi xác định được mức vay nợ ngắn hạn hợp lý => Tỷ trọng từng loại Nợ => Quyết định Vay ngắn hạn ngân hàng hay vay dài hạn hoặc phát hành trái phiếu
Trang 7* Đối với doanh nghiệp có vòng quay vốn lớn (ngành sản xuất kinh doanh hàng hóa…)
Để đảm bảo cân bằng về mặt tài chính thì tài sản dài hạn được tài trợ bằng vốn dài hạn Do có vòng quay vốn lớn nên khả năng quay vòng vốn cao, tính thanh khoản được đảm bảo, doanh nghiệp
có khả năng vay nợ ngắn hạn nhiều hơn Khi đó, nhu cầu vốn lưu động ròng sẽ được tài trợ bằng vốn vay ngắn hạn Chúng ta sẽ xác định đường xu thế của Nhu cầu vốn lưu động theo thời gian (theo quý), qua đó xác định được nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp trong quý tới Qua đó quyết định nhu cầu vay vốn ngắn hạn của mình
Xác định phương án cơ cấu vốn
Căn cứ vào mức vay nợ ngắn hạn hợp lý ở trên để xem xét việc tăng hay giảm vay nợ ngắn hạn
Căn cứ vào tỷ lệ nợ mục tiêu, chúng ta tiến hành điều chỉnh cơ cấu vốn của doanh nghiệp tiến dần về mục tiêu
Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể tăng vay nợ ngắn hạn hay phát hành trái phiếu doanh nghiệp tùy thuộc vào diễn biến trên thị trường
Sử dụng lợi nhuận giữ lại hoặc nguồn kinh phí khác thuộc Nguồn vốn chủ sở hữu để mua lại cổ phiếu quỹ Kiến nghị Hội đồng cổ đông hủy cổ phiếu quỹ
2.2 Trường hợp giảm Nợ, tăng VCSH
a Xác định mức vay nợ ngắn hạn hợp lý
Tương tự 2.1
b Xác định phương án cơ cấu vốn
Doanh nghiệp có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu mới (đối với công ty
cổ phần) hoặc các thành viên đóng góp thêm (đối với công ty TNHH) Hoặc doanh nghiệp cơ cấu lại vốn dài hạn thành vốn chủ sở hữu thông qua trái phiếu chuyển đổi
2.3 Những nhân tố quyết định đến cấu trúc vốn tối ưu
a Rủi ro doanh nghiệp và thuế thu nhập doanh nghiệp
Rủi ro phát sinh đối với tài sản của công ty ngay cả khi không sử dụng nợ vay Công ty nào
có rủi ro doanh nghiệp càng lớn thì càng hạ thấp tỷ lệ nợ tối ưu Do lãi vay là yếu tố chi phí trước thuê nên sử dụng nợ giúp công ty tiết kiệm thuế Tuy nhiên, điều này sẽ không còn ý nghĩa nữa đối với những công ty nào được ưu đãi hay vì lý do gì đó mà thuế thu nhập ở mức thấp
b Sự chủ động về tài chính
Sử dụng nhiều làm giảm đi sự chủ động về tài chính đồng thời làm xấu đi tình hình bảng cân đối kế toán tài sản khiến cho những nhà cung cấp vốn ngần ngại cho vay hay đầu tư vốn về công ty
c Các tiêu chuẩn ngành
Cấu trúc vốn giữa các ngành công nghiệp khác nhau rất nhiều Các nhà phân tích tài chính, các Ngân hàng đầu tư, các cơ quan xếp hạng trái phiếu, các nhà đầu tư cổ phần thường và các Ngân hàng thương mại thường so sánh rủi ro tài chính của doanh nghiệp, đo lường bởi các tỷ số khả năng thanh toán lãi vay, khả năng thanh toán chi phí tài chính cố định và tỷ lệ đòn bẩy với các tiêu chuẩn hay định mức của ngành hoạt động
Trang 8PHẦN 2: ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC SỬ DỤNG NỢ VAY VÀ VCSH
- Khái niệm vốn vay:
Vốn vay bao gồm tiền được vay và sử dụng để đầu tư Nó khác với vốn chủ sở hữu, được sở
hữu bởi công ty và các cổ đông Vốn vay có thể được sử dụng để tăng lợi nhuận nhưng nó cũng có thể dẫn đến việc mất tiền của người cho vay
- Đặc điểm của Vốn vay
Doanh nghiệp cần vốn để hoạt động Vốn là tài sản được sử dụng để tạo ra nhiều tài sản hơn Đối với các doanh nghiệp, vốn bao gồm tài sản, nhà máy, hàng tồn kho, tiền mặt,… Các doanh nghiệp có hai lựa chọn để có được vốn vay: tài trợ bằng nợ và tài trợ vốn chủ sở hữu
Nợ là tiền được vay từ các định chế tài chính, cá nhân hoặc thị trường trái phiếu Vốn chủ sở hữu là tiền mà công ty đã có trong kho bạc của mình hoặc có thể huy động từ các chủ sở hữu hoặc nhà đầu tư Thuật ngữ "vốn vay" được sử dụng để phân biệt vốn có nhờ nợ với vốn có bằng vốn chủ
sở hữu
Có nhiều phương thức vay khác nhau cấu thành vốn vay Chúng có thể ở dạng cho vay, thẻ tín dụng, thỏa thuận thấu chi và phát hành nợ, chẳng hạn như trái phiếu Trong mọi trường hợp, người vay phải trả lãi suất như chi phí vay
Thông thường, nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp Trong trường hợp mua nhà, thế chấp được bảo đảm bằng căn nhà đang mua Tuy nhiên, vốn vay cũng có thể là một hình thức gỡ nợ, và trong trường hợp đó, nó không được bảo đảm bằng tài sản
Vốn vay thường được sử dụng trong nền kinh tế vì cả lí do cá nhân và lí do kinh doanh Ưu điểm của đầu tư bằng vốn vay là tiềm năng tạo ra lợi nhuận lớn hơn Nhược điểm là khả năng thua
lỗ lớn hơn, do tiền vay phải được trả lại bằng cách nào đó, bất kể hiệu quả đầu tư như thế nào
Ví dụ về vốn vay
Lấy ví dụ như sau: khi một người mua nhà, họ thường thanh toán một khoản cố định trước Các khoản thanh toán cố định đến từ tài sản vốn có của họ, ví dụ như tiền tiết kiệm của họ hoặc tiền thu được từ việc bán một căn nhà khác Lấy ví dụ một ngôi nhà có giá 300.000 USD, khoản thanh toán cố định của họ sẽ là 60.000 USD, tức 20% Chi phí còn lại của ngôi nhà, tương đương với 240.000 USD, sẽ cần phải được vay
Các khoản tiền bổ sung cần thiết để mua căn nhà sẽ được cung cấp dưới dạng một khoản vay thế chấp từ ngân hàng Vì vậy, ngôi nhà, hiện là tài sản thuộc về chủ nhà, được mua lại bằng cả vốn chủ sở hữu và nợ, hoặc vốn vay, dưới dạng thế chấp Chi phí để vay 240.000 USD sẽ đi kèm với lãi suất hàng tháng mà chủ nhà cần phải trả ngoài các khoản trả góp chính để trả lại khoản vay
- Ưu điểm và nhược điểm của vốn vay
+ Ưu điểm
- Lãi suất mà doanh nghiệp phải trả trên nợ được miễn thuế -> Lá chắn thuế
- Lãi suất vay ngân hàng, hay lãi suất trái phiếu thấp hơn nhiều so với lãi suất kỳ vọng của nhà đầu tư -> Thông thường nợ rẻ hơn vốn chủ sở hữu
Trang 9- Việc phải trả lãi định kỳ, cũng như trả vốn theo định kỳ sẽ ngăn hoặc giảm việc đầu tư thái quá -> Nợ giúp cho các nhà điều hành thận trọng hơn khi đầu tư.
+ Nhược điểm
- Vốn vay làm tăng hệ số nợ, khả năng huy động vốn của doanh nghiệp trong tương lai bị giới hạn Doanh nghiệp không thể tăng nợ lên mức quá cao so với VCSH -> Tỷ lệ nợ cao sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản.
- Chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu nhiều trách nhiệm về các khoản nợ Phần lớn các tổ chức tài chính yêu cầu chủ doanh nghiệp phải thế chấp tài sản doanh nghiệp hoặc tài sản riêng cho các khoản vay cho doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán khoản vay cho doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán khoản vay coi như chủ doanh nghiệp mất toàn bộ tài sản riêng đã thế chấp
- Doanh nghiệp huy động vốn vay càng nhiều thì càng làm tăng gánh nặng tài chính - gánh nặng trả lãi và trả gốc khi đến hạn
- Nếu doanh nghiệp không thanh toán khoản vay, khoản nợ của thẻ tín dụng đúng hạn, mức tín nhiệm của doang nghiệp sẽ bị ảnh hưởng Điều đó khiến doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn khi vay vốn trong tương lai hoặc có thể không được phép vay vốn
- Khái niệm VCSH:
Vốn chủ sở hữu sẽ được thể hiện chi tiết trong báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp Theo quy định về vốn chủ sở hữu, tùy từng doanh nghiệp mà loại vốn này sẽ gồm những thành phần khác nhau Về cơ bản, vốn chủ sở hữu sẽ được cấu thành từ các yếu tố sau:
Vốn cổ đông: Khoản vốn được góp thực tế từ cổ đông, thông tin vốn ghi rõ trong điều lệ công ty
Thặng dư vốn cổ phần: Khoản chênh lệch giá cổ phiếu lúc phát hành với mệnh giá hiện tại Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Khoản lợi nhuận còn lại sau thuế chưa chia Các quỹ doanh nghiệp: Quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển… được hình thành với tỷ lệ không vượt quá quy định pháp luật
Chênh lệch đánh giá tài sản bao gồm: Chênh lệch đánh giá lại tài sản (tài sản cố định, bất động sản đầu tư, hàng tồn kho…)
Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Các giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ, mục tiền tệ có gốc ngoại tệ…
Nguồn khác: Cổ phiếu quỹ (giá trị cổ phiếu do doanh nghiệp mua lại), nguồn kinh phí sự nghiệp…
Trong đó, nguồn vốn cổ đông và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất Nguồn chênh lệch giá, đánh giá lại tài sản hay nguồn khác có tỷ trọng rất nhỏ trong vốn doanh nghiệp
- Các hình thức vốn chủ sở hữu doanh nghiệp hiện nay Với từng loại hình doanh nghiệp thì hình thức vốn sẽ có sự khác biệt Dưới đây là một số hình thức vốn chủ sở hữu hiện hành theo mô hình kinh doanh: Doanh nghiệp nhà nước: Nguồn vốn hoạt động do nhà nước đầu tư
Trang 10Công ty trách nhiệm hữu hạn: Vốn được hình thành do các thành viên tham gia thành lập công ty góp
Công ty cổ phần: Nguồn vốn được hình thành từ các cổ đông là chủ sở hữu của doanh nghiệp Công ty hợp danh: Doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên hợp danh tham gia góp vốn thành lập công ty
Doanh nghiệp tư nhân: Vốn do chủ doanh nghiệp đóng góp Cá nhân hoặc tổ chức sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
Doanh nghiệp liên doanh/xí nghiệp liên doanh: Là sự góp vốn, tiến hành giữa các doanh nghiệp trong hoặc ngoài nước
- Ưu nhược điểm vốn chủ sở hữu
+ Ưu điểm
• Vốn chủ sở hữu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp do đó doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn này một cách lâu dài
• Đặc trưng của vốn chủ sở hữu là không phải một khoản nợ Do đó, khi nắm trong tay nguồn vốn chủ sở hữu, chủ thể đầu tư sẽ không cần phải đắn đo vấn đề về trả lãi vay Khi đó, chi phí cần thiết cho việc tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giảm đi đáng kể
• Vốn chủ sở hữu giúp các chủ thể kinh doanh chủ động hơn trong việc đầu tư
• Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp non trẻ, có thể tự do kinh doanh mà không phải lo lắng gánh nặng nợ nần
• Vì đây là nguồn vốn chủ sở hữu nên chủ thể đầu tư có thể sử dụng chúng theo mục đích, dự định của minh, tự chủ về mặt chi tiêu mà định hướng tiêu dùng mà không cần phụ thuộc vào bất cứ một yếu tố tác động nào Từ đó, giúp cho việc sử dụng vốn được tiến hành một cách tự chủ và linh động hơn
+ Nhược điểm
• Giá thành của vốn chủ sở hữu cao hơn giá thành của nợ
• Việc hợp tác tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như san sẽ giá trị lợi nhuận đôi khi khiến cho các chủ đầu tư ở thế thiệt thòi Cụ thể, khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thì chính các chủ sở hữu doanh nghiệp là người phải chịu trách nhiệm Họ có thể rơi vào trường hợp mất vốn
• Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp làm ăn có lãi thì các chủ đầu tư không được toàn quyền chiếm hữu số tiền đó mà cần phải chia sẽ cho các cổ đông theo tỉ lệ mà họ góp vốn