1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thppxnsh nhóm 4 thứ 2 ca 7

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1.2.Nội dung thực hiện Tiến hành các phản ứng nhằm xác định các hiện tượng lý hóa của protein và định lượng Albumin bằng thiết bị sinh hóa tự động.. Protein Protein là các phân tử sinh h

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KHOA HỌC SINH HỌC

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KHOA HỌC SINH HỌC

BÁO CÁO THỰC HÀNH

PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM SINH HOÁ

GVHD: ThS Nguyễn Thị Vân Anh Danh sách nhóm :

Trang 3

1.2.Nội dung thực hiện 1

2 Tổng quan tài liệu 1

2.1 Protein 1

2.2 Albumin 2

3 Vật liệu và phương pháp thực hiện 2

3.1 Thời gian và địa điểm 2

3.2 Vật liệu nghiên cứu 3

3.3 Tiến hành thí nghiệm 3

3.3.1 Phản ứng nhận diện liên kết peptide 3

3.3.2 Biến tính protein bởi nhiệt độ và acid yếu 3

3.3.3 Biến tính protein ở acid mạnh và không đun nóng 3

3.3.4 Định lượng Albumin trên thiết bị sinh hóa bán tự động 3

4 Kết quả và thảo luận 3

4.1.1 Phản ứng nhận diện liên kết peptide 4

4.1.2 Biến tính protein bởi nhiệt độ và acid yếu 4

4.1.3 Biến tính protein ở acid mạnh và không đun nóng 5

4.1.4 Định lượng Albumin trên thiết bị sinh hóa bán tự động 6

Trang 4

1.1 Đặt vấn đề 8

1.2 Mục tiêu 8

1.3 Nội dung thực hiện 8

2 Tổng quan tài liệu 8

2.1 Giới thiệu chung về đường huyết 8

2.2 Ứng dụng của chuẩn đoán glucose 9

2.3 Nguyên tắc 9

3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 9

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 9

3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 9

3.3 Phương pháp nghiên cứu 9

3.3.1 Pha thuốc thử Benedict 9

3.3.2 Pha thuốc thử Fehling 10

1.3 Nội dung thực hiện 13

2 Tổng quan tài liệu 13

2.1 Giới thiệu chung về lipid 13

2.2 Ứng dụng chẩn đoán lipid 13

2.3 Nguyên tắc 14

3 Vật liệu và phương pháp 14

Trang 5

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 14

3.2 Vật liệu 14

3.3 Phương pháp 14

3.3.1 Khảo sát sự hòa tan lipid trong dung môi phân cực và không phân cực 14

3.3.2 Sự hình thành nhũ tương, phân chia lipid thành micelles 14

3.3.3 Xác định chỉ số acid và hàm lượng acid béo tự do 15

3.3.4 Định lượng Cholesterol toàn phần trên thiết bị sinh hóa bán tự động 15

4 Kết quả và thảo luận 16

4.1 Kết quả 16

4.1.1 Khảo sát sự hòa tan của lipid trong dung dịch dung môi phân cực và không phân cực 16

4.1.2 Sự hình thành nhũ tương để phân chia lipid thành các micelles 17

4.1.3 Xác định chỉ số acid và hàm lượng acid béo tự do 17

4.1.4 Định lượng Cholesterol toàn phần trên thiết bị sinh hóa bán tự động 17

Trang 6

MỤC LỤC HÌNH

Trang

Hình 1.1 Kết quả phản ứng nhận diện peptide 4

Hình 1.2 Kết quả sau khi đun nóng ống nghiệm 5

Hình 1.3 Kết quả thu được sau khi lắc ống nghiệm 5

Hình 2.1 Ống nghiệm chứa thuốc thử Fehling trước khi đun cách thủy 10

Hình 2.2 Ống nghiệm chứa thuốc thử Fehling sau khi đun cách thủy 11

Hình 2.3 Ống nghiệm chứa thuốc thử Benedict trước khi đun cách thủy 11

Hình 2.4 Ống nghiệm chứa thuốc thử Benedict sau khi đun cách thủy 11

Hình 3.1 Kết quả sự hòa tan của lipid trong các dung môi phân cực và không phân cực 16

Hình 3.2 Kết quả thu được của ống nghiệm sau khi lắc 17

Hình 3.3 Kết quả của phản ứng sau khi chuẩn độ với KOH 18

Hình 3.4 Kết quả định lượng cholesterol 18

Trang 7

MỤC LỤC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Khảo sát sự biến tính của protein bởi nhiệt độ và acid yếu 3

Bảng 1.2 Kết quả định lượng Albumin trên thiết bị sinh hóa bán tự động 6

Bảng 2.1 Bảng kết quả định lượng glucose 12

Bảng 3.1 Khảo sát sự hòa tan lipid trong dung môi phân cực và không phân cực 14

Bảng 3.2 Khảo sát sự hình thành nhũ tương 15

Bảng 3.3 Khảo sát hàm lượng dung dịch cho phản ứng định lượng Cholesterol 16

Bảng 3.4 Kết quả định lượng Cholesterol toàn phần 17

Trang 8

BÀI 1 CHUẨN ĐOÁN PROTEIN VÀ ỨNG DỤNG

1 Mở đầu 1.1 Đặt vấn đề

Việc chẩn đoán protein đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại và nghiên cứu khoa học, giúp xác định sự hiện diện, số lượng và chức năng của các protein trong cơ thể Protein là thành phần thiết yếu tham gia vào hầu hết các quá trình sinh học, và sự biến đổi trong protein có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng như ung thư, bệnh tim mạch, và bệnh tự miễn Các phương pháp chẩn đoán phổ biến hiện nay bao gồm Western blot, ELISA, khối phổ và điện di, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng về độ nhạy và độ đặc hiệu Chọn lựa phương pháp phù hợp với loại protein và mục tiêu nghiên cứu là một bước quan trọng để đảm bảo kết quả chính xác và tin cậy

Trong ứng dụng lâm sàng, chẩn đoán protein không chỉ giúp phát hiện bệnh sớm mà còn theo dõi tiến triển và đánh giá hiệu quả điều trị Khả năng chẩn đoán sớm và tiên lượng bệnh dựa trên các biến đổi protein là một lĩnh vực đang được nghiên cứu tích cực, với tiềm năng mang lại những cải tiến đột phá trong chăm sóc sức khỏe Công nghệ gen và tin học sinh học cũng được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán protein, mở ra nhiều cơ hội để phân tích và xử lý dữ liệu phức tạp, từ đó đưa ra kết quả chính xác và đáng tin cậy

1.2.Nội dung thực hiện

Tiến hành các phản ứng nhằm xác định các hiện tượng lý hóa của protein và định lượng Albumin bằng thiết bị sinh hóa tự động

2 Tổng quan tài liệu 2.1 Protein

Protein là các phân tử sinh học quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể sống Chúng được cấu thành từ các chuỗi dài các axit amin, được sắp xếp theo trình tự đặc thù do mã di truyền quy định Với vai trò là các "cỗ máy phân tử" của tế bào, protein thực hiện nhiều chức năng khác nhau, bao gồm xúc tác các phản ứng sinh hóa (enzyme), cung cấp cấu trúc và hỗ trợ tế bào (collagen, keratin), vận chuyển phân tử (hemoglobin), và điều hòa các quá trình sinh học (hormone, cytokine) Mỗi loại protein có cấu trúc và chức năng riêng biệt, được xác định bởi trình

Trang 9

tự axit amin và cấu trúc ba chiều của nó Cấu trúc của protein có bốn cấp độ: cấu trúc bậc một (trình tự axit amin), cấu trúc bậc hai (hình dạng xoắn α hoặc gấp nếp β), cấu trúc bậc ba (cấu trúc ba chiều hoàn chỉnh), và cấu trúc bậc bốn (sự kết hợp của nhiều chuỗi polypeptide) Protein không chỉ là thành phần quan trọng của cơ thể mà còn là chìa khóa trong nghiên cứu y học và sinh học Sự biến đổi hoặc bất thường trong protein có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng, như ung thư, bệnh tim mạch, và bệnh thần kinh Do đó, nghiên cứu về protein và các kỹ thuật chẩn đoán liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu và điều trị các bệnh lý này

2.2 Albumin

Albumin là một loại protein quan trọng, chiếm phần lớn protein trong huyết tương người Được sản xuất chủ yếu bởi gan, Albumin đóng vai trò then chốt trong việc duy trì áp suất thẩm thấu của máu, giúp cân bằng lượng nước giữa các mô và huyết tương Điều này rất quan trọng để ngăn ngừa sự tích tụ chất lỏng trong các mô, gây phù nề Ngoài chức năng điều hòa áp suất thẩm thấu, Albumin còn có vai trò vận chuyển nhiều chất khác nhau trong máu, bao gồm hormone, vitamin, thuốc, và các ion kim loại như canxi Nhờ khả năng liên kết với nhiều loại phân tử, Albumin giúp duy trì cân bằng hóa học trong cơ thể và hỗ trợ quá trình vận chuyển các chất cần thiết đến các cơ quan và mô

Mức độ Albumin trong huyết tương thường được sử dụng như một chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và chức năng gan Sự giảm sút nồng độ Albumin có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm bệnh gan mạn tính, suy dinh dưỡng, hoặc bệnh thận Do đó, xét nghiệm Albumin là một phần quan trọng trong các quy trình kiểm tra y tế, giúp phát hiện sớm và quản lý các bệnh lý liên quan Trong y học, Albumin cũng được sử dụng làm chất bổ sung trong điều trị các bệnh lý cần duy trì hoặc phục hồi thể tích huyết tương, chẳng hạn như trong các trường hợp sốc, bỏng nặng, hoặc phẫu thuật lớn Với nhiều chức năng quan trọng và ứng dụng rộng rãi, Albumin được xem là một trong những protein quan trọng nhất đối với sức khỏe và sự sống của con người

3 Vật liệu và phương pháp thực hiện 3.1 Thời gian và địa điểm

Thời gian: Ngày 08 tháng 04 năm 2024

Địa điểm: BIO317, tòa A1, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 10

3.2 Vật liệu nghiên cứu

Mẫu thí nghiệm: lòng trắng trứng và mẫu nước tiểu

Dụng cụ và thiết bị: Ống nghiệm, pipet, bếp điện từ, thiết bị sinh hóa bán tự động Hóa chất: NaOH 40%, CuSO4 1%, Acid acetic 1%, Acid acetic 10%, NaOH 10%, NaCl bão hòa, HNO3 đậm đặc

3.3 Tiến hành thí nghiệm

3.3.1 Phản ứng nhận diện liên kết peptide

Bước 1: Lấy 1 mL lòng trắng trứng và 1 mL nước tiểu cho vào 2 ống nghiệm Bước 2: Cho lần lượt 0,5 mL NaOH 40% và 10 giọt CuSO4 vào 2 ống nghiệm Bước 3: Lắc đều và quan sát hiện tượng

3.3.2 Biến tính protein bởi nhiệt độ và acid yếu

Bước 1: Chuẩn bị thí nghiệm theo bảng sau

Bảng 1.1 Khảo sát sự biến tính của protein bởi nhiệt độ và acid yếu

Bước 2: Đun cách thủy 1 phút sau đó quan sát hiện tượng

3.3.3 Biến tính protein ở acid mạnh và không đun nóng

Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 mL lòng trắng trứng Bước 2: Thêm vào trong ống 1 mL HNO3 đậm đặc Bước 3: Lắc đều và quan sát hiện tượng

3.3.4 Định lượng Albumin trên thiết bị sinh hóa bán tự động

Bước 1: Chuẩn bị 2 ống nghiệm rồi lần lượt cho vào ống thứ nhất 1 mL thuốc thử REAGENT và ống thứ hai 10 µL mẫu với 1 mL thuốc thử REAGENT

Bước 2: Cho 2 ống nghiệm vào thiết bị sinh hóa bán tự động ủ trong 10 phút, ở 37 ºC, bước sóng 578 nm

Bước 3: Đọc kết quả sau 10 phút

4 Kết quả và thảo luận 4.1 Kết quả

Trang 11

4.1.1 Phản ứng nhận diện liên kết peptide

Ống nghiệm 1 có chứa lòng trắng trứng phản ứng với NaOH 40% và CuSO4 tạo thành dung dịch màu tím đặc trưng

Ống nghiệm 2 chứa mẫu nước tiểu sau khi phản ứng với NaOH 40% và CuSO4 không đổi màu dung dịch chứng tỏ trong mẫu không có hoặc có rất ít protein

Hình 1.1 Kết quả phản ứng nhận diện peptide A) Ống

nghiệm 2; B) Ống nghiệm 1

4.1.2 Biến tính protein bởi nhiệt độ và acid yếu

Có sự đông tụ protein ở cả 5 ống nghiệm nhưng không đồng nhất Ống 1: Bề mặt mịn, không khô

Ống 2: Mất thể tích, có xuất hiện bọt khí Ống 3: Khô, mất nước

Ống 4: Bị tách nước, mất thể tích, khô

Ống 5: Ít đông tụ, có màu vàng, xuất hiện bọt khí

B A

Trang 12

Hình 1.2 Kết quả sau khi đun nóng ống nghiệm A) Ống

nghiệm 1;B) Ống nghiệm 2 C) Ống nghiệm 3; D) Ống nghiệm 4 E) Ống nghiệm 5.

4.1.3 Biến tính protein ở acid mạnh và không đun nóng

Dung dịch trong ống đông tụ, có màu vàng nhạt, không mịn, hơi ấm, có xuất hiện bọt khí

Hình 1.3 Kết quả thu được sau khi lắc ống nghiệm

E D

C B

A

Trang 13

4.1.4 Định lượng Albumin trên thiết bị sinh hóa bán tự động

Bảng 1.2 Kết quả định lượng Albumin trên thiết bị sinh hóa bán tự động

4.2 Thảo luận

Thí nghiệm 1: Phản ứng nhận diện liên kết peptide

Trong ống nghiệm 1, Cu2+sẽ liên kết với nito có trong peptide của lòng trắng trứng tạo ra phức màu tím

Thí nghiệm 2: Biến tính protein bởi nhiệt độ và acid yếu

Ống nghiệm 1, sự đông tụ protein do các liên kết peptide bị nhiệt phá vỡ nên xảy ra hiện tượng vón cục

Ống nghiệm 2, có acid trong dung dịch, Albumin là chuỗi polypeptide nên có tính chất như peptide, thủy phân trong môi trường acid như acid acetid 1% yếu nên thời giân thủy phân bị kéo dài

Ống nghiệm 3, tương tự như ống nghiệm 2, tuy nhiên đây là acid acetid 10% nên thời gian thủy phân ngắn hơn ống nghiệm 2

Ống nghiệm 4, ngoài acid acetid 10% còn bổ sung thêm NaCl giúp dung dịch dẫn nhiệt tốt hơn nên đông tụ nhanh hơn ống nghiệm 3

Ống nghiệm 5, trong ống có thêm dung dịch NaOH 10%, Albumin là chuỗi polypeptide có tính chất tương tự peptide dễ dàng thủy phân trong môi trường kiềm Tạo ra màu vàng là do muối của amino aicd

Thí nghiệm 3: Biến tính protein ở acid mạnh và không đun nóng

Các protein có cấu trúc ( -C6H4-OH ) trong lòng trắng trứng tạo kết tủa màu vàng khi phản ứng với acid HNO3

Phương trình phản ứng:

Thí nghiệm 4: Định lượng Albumin trên thiết bị sinh hóa bán tự động

Trang 14

Nồng độ Albumin lần lượt ở hai mẫu là 1,421 (g/dl) và 1,705 (g/dl) Ở người bình thường nồng độ Albumin dưới 1,000 g/dl từ 1,000-1,500g/dl có nguy cơ bị các bệnh liên quan tới thận nhưng không nguy hiểm Chỉ số Smp Abs ở 2 mẫu khác nhau nhưng không quá lớn (0,132 và 0,158) Có thể trong quá trình làm và ủ mẫu có sai sót

5 Kết luận và kiến nghị 5.1 Kết luận

Sau khi thực hiện thí nghiệm và quan sát hiện tượng của lòng trắng trứng có thể xác định lòng trắng trứng chứa nhiều protein nên có phản ứng với các thí nghiệm đưa ra Ngoài ra thì việc xác định hàm lương Albumin trong nước tiểu giúp kiểm tra tình hình sức khỏe cơ thể và việc sử dụng thiết bị sinh hóa bán tự động cho kết quả nhanh hơn và chính xác hơn so với dùng các phương xét nghiệm sinh hóa thông thường Việc chuẩn đoán protein hiện nay rất phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực

5.2 Kiến nghị

Thực hiện nhiều phản ứng khác nhau để thấy rõ các tính chất cơ bản của protein đồng thời thực hành sử dụng thiết bị sinh hóa bán tự động để kiểm tra chính xác hàm lượng Albumin có trong mẫu

Trang 15

BÀI 2 CHUẨN ĐOÁN GLUCOSE

1 Mở đầu 1.1 Đặt vấn đề

Nền y học ngày càng phát triển và vấn đề sức khoẻ của con người cũng ngày càng được xem trọng, việc xét nghiệm các chỉ số cơ thể ngày càng phổ biến Và một chỉ số khá quan trọng đối với sức khoẻ con người đó là glucose Việc duy trì đường huyết trong giới hạn mục tiêu có thể giúp ngăn ngừa hoặc bảo vệ cơ thể khỏi biến chứng không mong muốn Nồng độ glucose cao sẽ dẫn đến các triệu chứng stress, hôn mê, nhiễm độc, tiểu đường, ảnh hưởng đến thận và hệ thần kinh,… ngược lại quá thấp dẫn đến suy gan, hôn mê co giật, mệt mỏi, ảnh hưởng đến mắt, dùng insulin quá liều,… Nên việc theo dõi để kiểm soát thường xuyên lượng đường rất quan trọng Để kiểm tra nhanh sự hiện diện của glucose có thể dung các loại thuốc thử: Benedict và Fehling và lượng glucose có thể được định lượng bằng thiết bị sinh hoá bán tự động

1.2 Mục tiêu

Định tính glucose bằng thuốc thử Benedict và Fehling

Định lượng glucose bằng phương pháp glucose oxidase và peroxydase

1.3 Nội dung thực hiện

Nội dụng 1: chuẩn bị thuốc thử Benedict và Fehling

Nội dung 2: định tính glucose các hợp chất mất nhãn bằng thuốc thử Nội dung 3: định lượng glucose bằng thiết bị sinh hoá bán tự động

2 Tổng quan tài liệu

2.1 Giới thiệu chung về đường huyết

Đường huyết, hay lượng glucose trong máu, là loại đường chính được tìm thấy trong máu Nó là nguồn năng lượng chính của cơ thể được cung cấp từ thực phẩm tiêu thụ hằng ngày Cơ thể sẽ phân hủy thức ăn đó thành glucose và giải phóng nó vào máu Đối với người bình thường trị số glucose trong máu: 3,9 – 5,5 mmol/L và trị số glucose trong nước tiểu: không có glucose Cơ thể có những quá trình tự điều chỉnh để duy trì mức glucose trong máu ở mức ổn định và lành mạnh Đó là hai loại hormone được sản xuất trong tuyến tụy là glucagon và insulin giúp cân bằng lượng đường trong máu trong cơ thể Glucagon điều hòa lượng đường trong máu khi cơ thể đang trong trạng thái nhịn ăn

Trang 16

Nếu không có nguồn cung cấp thực phẩm ổn định, glucagon sẽ giúp giải phóng một dạng glucose, glycogen dự trữ, được lưu trữ trong gan và các mô khác Mặt khác, insulin giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, giúp glucose đi vào tế bào như một nguồn năng lượng Nếu không có insulin, đường huyết sẽ di chuyển trong máu và có thể tích tụ ở mức quá cao

2.2 Ứng dụng của chuẩn đoán glucose

Việc chuẩn đoán glucose giúp xác định được sự hiện diện của glucose có trong máu và với hàm lượng bao nhiêu để kịp thời kiểm soát, từ đó giảm các biến chứng, bệnh tật không mong muốn và đảm bảo an toàn sức khoẻ

2.3 Nguyên tắc

Phản ứng thuốc thử : glucose và ion đồng (II) cho kết quả oxit đồng (I) kết tủa đỏ RCHO + 2Cu2+ + 5OH- → RCOO- + Cu2O + 3H2O

GOD (glucose oxydase)

Glucose + H2O → Acid gluconic + H2O2POD (Peroxydase)

2H2O2 + Phenol + 4 amino-Antipyrin → Quinonemin + 4H2O

3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Địa điểm: BIO317 , tòa A1, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM Thời gian: ngày 15 tháng 4 năm 2024

3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

Mẫu thí nghiệm: Các mẫu glucose mất nhãn

Hóa chất: Sodium carbonate, natri citrate dihydrate, kali natri tartrate, đồng (II) sulfat, sodium hydroxide, copper sulfate pentahydrate

Dụng cụ và thiết bị: erlen, becher, ống nghiệm, ống đong, bình đựng mức, pipet, cân phân tích, thiết bị sinh hoá bán tổng hợp,…

3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Pha thuốc thử Benedict

Bước 1: cân 5 g sodium carbonate và 8,65 g natri citrate dihydrate, khuấy tan trong 42,5 mL nước

Bước 2: cân 0,865 g đồng (II) sulfat, khuấy tan trong 5 mL nước Bước 3: cho vào bình định mức lên 50 mL

Ngày đăng: 23/07/2024, 18:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w