Thuyết bạo lực Trong thuyết này, các nhà tư tưởng cho rằng, nhà nước xuất hiện trực tiếpchẳng qua là từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác.. Học thuyết này cho rằn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
BÀI THI MÔN: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
HÌNH THỨC THI: TIỂU LUẬN
CÂU 2: CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ SỰ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC, CÁC PHƯƠNG THỨC HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ.
Giảng viên hướng dẫn: Lê Minh Tùng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hiền Nga
Khoá/Lớp: QH-2022-E TCNH 6
Mã sinh viên: 22050535
1
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
I Quan điểm khác nhau về sự hình thành của nhà nước: 3
1 Quan điểm phi Mác-xít 3
1.1 Thuyết thần quyền 3
1.2 Thuyết gia trưởng 4
1.3 Thuyết bạo lực 4
1.4 Thuyết khế ước xã hội 5
2 Quan điểm Mác-xít 5
2.1 Chế độ Cộng sản nguyên thủy và tổ chức thị tộc bộ lạc 6
2.2 Sự tan rã của xã hội công xã nguyên thủy và sự xuất hiện nhà nước 7
II Các phương thức hình thành nhà nước: 8
Các phương thức hình thành nhà nước cổ điển: 8
1.1 Nhà nước Aten: 8
1.2 Nhà nước Giéc- manh: 8
1.3 Nhà nước Roma: 8
2 Phương thức hình thành nhà nước ở các nước phương Đông 9
KẾT LUẬN 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
2
Trang 3MỞ ĐẦU
Trong lịch sử tồn tại và phát triển, nhà nước và pháp luật có một mối quan hệ hữu cơ với nhau Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng phức tạp, nhiều phương diện thể hiện Chúng tạo thành hạt nhân chính trị- pháp lý của thượng tầng kiến trúc xã hội Nhà nước không thể tồn tại nếu thiếu pháp luật, bởi vì theo nghĩa chung nhất, nhà nước là tổ chức được hình thành từ những quy định của pháp luật Và ngược lại, pháp luật là sản phẩm của quyền lực nhà nước, thể hiện
ý chí hợp quy luật và điều kiện khách quan do nhà nước nhận thức được Việc tìm hiểu đến sự hình thành và phát triển của nhà nước sẽ là tiền đề để hiểu rõ bản chất của pháp luật Bởi nhà nước là một hiện tượng xã hội đa dạng
và phức tạp liên quan chặt chẽ đến lợi ích của giai cấp, tầng lớp, dân tộc Để nhận thức đúng đắn bản chất, vai trò của nhà nước, trước hết làm sáng tỏ nguồn gốc của nhà nước, chỉ ra nguyên nhân cội nguồn làm xuất hiện nhà nước Những quan điểm và phương thức hình thành nhà nước trong lịch sử sẽ làm
rõ nguồn gốc của nhà nước cùng với đó là những quan niệm của nhân loại theo từng thời đại, từng thời điểm lịch sử
3
Trang 4NỘI DUNG I.
Quan điểm khác nhau về sự hình thành của nhà nước:
1 Quan điểm phi Mác-xít
1.1 Thuyết thần quyền
Các nhà tư tưởng theo thuyết thần học là những nhà tư tưởng cổ điển nhất đưa ra nguồn gốc của nhà nước Đây cũng là học thuyết lâu đời nhất về nguồn gốc của nhà nước Theo họ, nhà nước là sản phẩm do thượng đế tạo ra để bảo vệ trật tự chung, nhà nước chính là sản phẩm của thượng đế Nhà nước là một lực lượng siêu nhiên Do vậy, Nhà nước là thiết chế quyền lực của thượng đế; quyền lực của thượng đế là vĩnh cửu
Có thể nhận thấy nhà nước theo thuyết này là sự phái sinh từ quyền lực của Thượng đế Tuy nhiên quyền lực đó có thể được trao cho nhà vua một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Do đó, người đứng đầu nhà nước vừa nắm giữ vương quyền
và thần quyền Người đứng đầu phải được tôn thờ và tuyệt đối phục tùng như đối với thần linh Chống lại vua là chống lại ý thần và sẽ bị trời phạt
Học thuyết này thể hiện rõ nhất ở thời kỳ chiếm hữu nô lệ và thời kì phong kiến Là cơ sở nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại: Trung Quốc ( Vua là Thiên
tử - con trời), Lưỡng Hà (Người Lưỡng Hà tin rằng các vị vua và vương hậu của
họ là hậu duệ từ Thiên giới)…
Theo bộ luật manu, bộ luật cổ xưa nhất của Ấn Độ, có ý kiến làm rõ hơn nội dung của thần quyền, vua được tạo ra từ những phần của các vị thánh tối cao,
“Người là vị thánh tối cao mang hình người” , Ấn Độ giáo coi vua sinh từ cánh tay thần Brahma, thay mặt cho Brahma nắm giữ quyền hành thống trị dân chúng
Những người đại diện tiêu biểu theo trường phái này là Ph Acvin (trong xã hội trung cổ), Masiten Koct Phlore (trong xã hội tư sản)
Thuyết thần quyền còn được chia làm ba trường phái nhỏ hơn là phái quân chủ,
phái giáo quyền, phái dân quyền
● Phái quân chủ: Thượng đế trực tiếp trao quyền thống trị dân chúng cho
vua và đòi hỏi dân chúng phải phục tùng nhà vua Đại biểu tiêu biểu cho phái này là Martin Luther, Robert Filmer…
● Phái giáo quyền: Thượng đế trao quyền cho Giáo hội, Giáo hoàng chỉ giữ
lại quyền thống trị về mặt tinh thần còn quyền thống trị về mặt thể xác được trao cho vua, để nhà vua phải phụ thuộc giáo hội Nói cách khác, vấn đề chính trị nghe theo vua, vấn đề tôn giáo nghe theo Giáo hoàng
● Phái dân quyền: Thượng đế giao quyền cho dân chúng, dân chúng ủy thác
quyền lực cho vua làm đại diện Nếu vua không hoàn thành tốt chức năng của
4
Trang 5mình, dân chúng có quyền phản kháng lật đổ và chọn ra vị vua mới thích hợp Đại biểu cho phái này là John Calvin
Thuyết thần quyền vẫn tồn tại cho đến nay Thành quốc Vatican và Cộng hòa
Hồi giáo Iran là hai quốc gia vẫn sử dụng học thuyết này
1.2 Thuyết gia trưởng
Thuyết quyền gia trưởng cho rằng gia đình là tế bào của xã hội Dân tộc được
hình thành từ các gia đình và khi người đứng đầu những gia đình này xác định quyền lãnh thổ cũng là lúc họ hình thành nên nhà nước Nhà nước là sản phẩm phát triển của gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người Nhà nước là mô hình của một gia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước chính là quyền gia trưởng được nâng cao lên Đây là hình thức phát triển mang tính tự nhiên của xã hội loài người
Gia đình nguyên thủy chỉ có vợ chồng và con cái, người cha nắm giữ quyền lực
và là chủ gia đình, được tất cả thành viên trong gia đình tôn trọng Càng về sau, gia đình càng mở rộng ra bắt đầu có nhiều họ hàng con cháu hơn, tuy nhiên, người cha vẫn là người nắm giữ quyền lực tối cao nhất Có thể thấy, quyền gia trưởng chính là nguyên thủy nhất, lời cha mẹ chính là pháp luật
Theo Maclver, gia đình có đầy đủ yếu tố cần thiết của một nhà nước, đó là thành viên dân số; nhà lãnh thổ; người đứng đầu gia đình người đứng đầu nhà nước; tính độc lập và tự chủ – chủ quyền Quan điểm này tương tự với quan điểm Khổng Tử: quốc gia như một đại gia đình mà gia đình như một tiểu quốc gia Cho nên nhà Nho cho đức hiếu là đức quan trọng nhất của con em, có hiếu thì không phạm thượng, có hiếu thì mới có trung; còn nhân là đức quan trọng nhất của nhà cầm quyền vì nhà cầm quyền mà không có nhân thì không làm tròn nhiệm vụ trời ủy thác cho mình là nuôi dân, đàn con của trời được Đại biểu của thuyết gia trưởng là Aristote, Philmer, Mikhailôp, Merđoóc và nhiều nhà triết học khác
1.3 Thuyết bạo lực
Trong thuyết này, các nhà tư tưởng cho rằng, nhà nước xuất hiện trực tiếp chẳng qua là từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác Thị tộc chiến thắng đã lập ra bộ máy đặc biệt (nhà nước) để nô dịch thị tộc chiến bại
Thuyết bạo lực chứng minh nguồn gốc của nhà nước được hình thành bởi sức
mạnh, sự thống trị của kẻ mạnh đối với kẻ yếu Nhà nước là công cụ của kẻ mạnh để thống trị kẻ yếu Nhiều nhà nghiên cứu học thuyết này cho rằng nhiều nhà nước trên thế giới ra đời từ chiến tranh (như Lưỡng Hà, Hy Lạp, Peru, Colombia…).Không thể phủ nhận là bạo lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển của nhà nước.Một số đại biểu tiêu biểu cho thuyết này là David Hume, Ludwig Gumplowicz, E Đuyrinh, Kauxky
5
Trang 61.4 Thuyết khế ước xã hội
Thuyết Khế ước xã hội được xem là một trong những học thuyết tiêu biểu
nhất về nguồn gốc nhà nước Học thuyết này cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của 1 khế ước được ký kết giữa những người sống trong tình trạng không có nhà nước, trong đó mỗi người giao một phần trong số quyền tự nhiên của mình cho nhà nước để nhà nước bảo vệ lợi ích chung cả cộng đồng Vì vậy, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
Khế ước xã hội đã được đồng nhất với luật tự nhiên hay đơn giản là được xem như một học thuyết tự nhiên về nguồn gốc nhà nước và pháp luật
Theo quan điểm này, con người có quyền làm những gì họ muốn, không ai có quyền can thiệp, kiểm soát hay chế ngự họ Pháp luật ở đây chính là pháp luật tự nhiên Đây cũng chính là những nền tảng đầu tiên cho một xã hội dân sự Vì vậy, thuyết khế ước xã hội đã trở thành cơ sở tư tưởng cho cách mạng tư sản, lật đổ chế độ phong kiến, với ý nghĩa đó, nó có tính cách mạng và giá trị lịch sử nhất định
Tuy học thuyết khế ước xã hội đề cao tự do con người, nhà nước phải là công
cụ phục vụ và bị hạn chế quyền lực (John Locke), nhà nước phải vì lợi ích cho toàn bộ xã hội (Rousseau)… nhưng nó lại không giải thích một cách rõ ràng nguồn gốc nhà nước Quan điểm của khế ước xã hội là quan điểm triết học chứ không phải là quan điểm pháp lý thuần túy
Những đại diện tiêu biểu cho học thuyết này: Grôxi, Xpirôza, Gốp, Lôre, Rútxô…
2 Quan điểm Mác-xít
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, nhà nước là “sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được”, nhà nước và pháp luật không phải là những hiện tượng vĩnh cửu, bất biến Nhà nước và pháp luật chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định Chúng luôn vận động, phát triển và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa Nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào đó khi đã xuất hiện sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng
2.1 Chế độ Cộng sản nguyên thủy và tổ chức thị tộc bộ lạc
2.1.1 Cơ sở kinh tế:
Cộng sản nguyên thủy được xem là hình thái kinh tế đầu tiên của lịch sử xã hội loài người Nhìn từ góc độ kinh tế, đây là chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và tài sản của thị tộc Nền sản xuất, về thực chất, là một nền sản xuất tập thể; việc tiêu dùng cũng vậy, được tổ chức thông qua sự phân phối trực tiếp những sản phẩm trong nội bộ các cộng đồng cộng sản lớn hay nhỏ Xã hội không có kẻ giàu người nghèo, không có giai cấp và đấu tranh giai cấp Phân
6
Trang 7phối trực tiếp theo nguyên tắc bình quân các sản phẩm lao động là nguyên tắc chủ đạo trong thời kỳ này
Có thể thấy nguyên tắc này phân công lao động và phân chia sản phẩm lao động trong chế độ này là hoàn toàn phù hợp, bởi lẽ nguồn sản phẩm chủ yếu là săn bắn và hái lượm, số lượng sản phẩm còn hạn chế nên chỉ đủ dùng cho đời sống hàng này, không dư thừa sản phẩm Cũng vì thế mà mà xã hội lúc bấy giờ không có tư hữu
Từ góc độ xã hội, tế bào cơ sở của xã hội này là thị tộc Trong thị tộc có sự phân công lao động nhưng đó là sự phân công mang tính chất tự nhiên, không phải là sự phân công lao động xã hội do địa vị khác nhau trong sản xuất và đời sống
2.1.2 Quyền lực xã hội và tổ chức quản lý xã hội:
Mặc dù trong xã hội công xã nguyên thủy chưa có nhà nước và bộ máy quản
lý chuyên nghiệp nhưng đã tồn tại quyền lực xã hội và quyền lực này được sử dụng để quản lý cộng đồng.Tuy xã hội công xã nguyên thủy chưa hình thành nhà nước nhưng đã hình thành tổ chức quản lý thị tộc Tổ chức này bao gồm hội đồng thị tộc, tù trưởng và thủ lĩnh quân sự Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất, quyết định các vấn đề chung của cộng đồng Tù trưởng và thủ lĩnh quân sự là những người đứng đầu thị tộc, do thị tộc bầu ra để thực hiện quyền lực và quản lý các công việc chung của thị tộc Họ không có bất kỳ đặc quyền kinh tế nào bởi lẽ quan hệ sở hữu là quan hệ sở hữu chung
2.2 Sự tan rã của xã hội công xã nguyên thủy và sự xuất hiện nhà nước
2.2.1 Nguyên nhân
Trong thời kì đầu của xã hội nguyên thủy, sản phẩm tạo ra chỉ có thể đáp ứng
đủ nhu cầu thực tiễn đời sống cộng đồng Tuy nhiên, trong quá trình phát triển dần dần loài người biết đến sự trao đổi một cách ngẫu nhiên Chính sự trao đổi mang tính tự phát này đã tạo mầm mống cho nền sản xuất hàng hóa Sự phân công lao động xã hội đầu tiên là chăn nuôi tách khỏi trồng trọt Sau đó lại xảy ra
sự phân công lao động xã hội lần thứ hai, đó là thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp Sau đó thì thương nghiệp xuất hiện và đó cũng chính là lần phân công lao động thứ ba
Hệ quả của ba lần phân công lao động đã dẫn đến sự phát triển kinh tế nhanh chóng Tư hữu xuất hiện và hình thành phân tầng xã hội Nguyên tắc bình quân trong phân phối sản phẩm bị phá sản, chế độ tư hữu hình thành và phát triển Có thể nói tư hữu chính là nguyên nhân làm phân hóa xã hội
Hệ quả của những lần phân công lao động và sự phát triển nhanh chóng của
xã hội đã làm thị tộc trở nên bất lực Quyền lực công cộng của thị tộc, hệ thống quản lý được toàn xã hội tổ chức ra nhằm bảo vệ lợi ích của mọi thành viên thị tộc chỉ phù hợp với một xã hội không biết đến mâu thuẫn nội tại, nay đã không
7
Trang 8còn thích hợp nữa Để điều hành và quản lý xã hội mới, đòi hỏi phải có một tổ chức mới, khác trước về chất Tổ chức đó, do toàn bộ những điều kiện tồn tại của nó, do giai cấp nắm ưu thế về kinh tế lập ra, là công cụ quyền lực của giai cấp đó và dĩ nhiên là tổ chức thực hiện sự thống trị giai cấp nhằm dập tắt xung đột công khai giữa các giai cấp hoặc giữ cho chúng ở trong vòng trật tự Đó chính là nhà nước
2.2.2 Sự ra đời của nhà nước
Nhà nước đã xuất hiện một cách khách quan, là sản phẩm của một xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định Nhà nước không xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà là sản phẩm của sự phát triển mang tính nội tại trong lòng xã hội thị tộc – bộ lạc Sự ra đời của nhà nước là tất yếu bởi nó dựa trên những tiền đề
về kinh tế và xã hội Tiền đề kinh tế đó là chế độ tư hữu về tài sản, tiền đề xã hội
đó là sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và có sự đấu tranh không khoan nhượng giữa các giai cấp đó với nhau Trong mối quan hệ giữa nhà nước với tiền đề kinh tế và tiền
đề xã hội, tiền đề kinh tế phải xuất hiện trước và là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của nhà nước Tiền đề xã hội chẳng qua chỉ là hậu quả về mặt xã hội (hay sự biểu hiện về mặt xã hội) của tiền đề kinh tế nói trên
II Các phương thức hình thành nhà nước:
1 Các phương thức hình thành nhà nước cổ điển:
1.1 Nhà nước Aten:
Đây là nhà nước thuần túy cổ điển nhất, hình thành thế kỉ VI trước Công nguyên Nhà nước Aten được đánh giá là nhà nước dân chủ nhất thời kỳ cổ đại, thậm chí đây còn là hình thức dân chủ sơ khai nhất trong lịch sử từ khi có nhà nước và pháp luật, tính chất dân chủ của nó đặt cơ sở cho nền văn minh Hy La
cổ đại và cho toàn bộ nền văn minh Châu Âu thời kỳ cận hiện đại sau này Ph Ăng-ghen đánh giá đây là nhà nước ra đời do những nguyên nhân nội tại của xã hội
Nhà nước này ra đời hoàn toàn không có sự can thiệp xâm lược từ các thế lực bên ngoài Sự xuất hiện của nhà nước Aten là do sự tan rã của xã hội thị tộc của chính cư dân vùng Attich Nhà nước Aten hình thành một cách hòa bình dần dần, từng bước hoàn thiện thông qua các cải cách xã hội, từ cải cách đầu tiên của Tede đến cải cách cuối cùng của Pericolet Những tàn dư xã hội nguyên thủy bị đẩy lùi và bị thủ tiêu triệt để Nhà nướcAten được xây dựng và hoàn thiện theo hướng xây dựng thiết chế nhà nước dân chủ chủ nô – một thể chế hết sức đề cao
và đảm bảo những quyền lợi kinh tế, chính trị của những công dân tự do
1.2 Nhà nước Giéc- manh:
Nhà nước Giéc-manh hình thành vào giữa thế kỉ V sau Công nguyên Khác với nhà nước Aten, nhà nước Giéc-manh hình thành sau chiến thắng của người
8
Trang 9Giéc-manh đối với đế chế La Mã cổ đại Nhà nước này ra đời chủ yếu là do nhu cầu cai trị của người Giéc-manh trên đất La Mã và sự ảnh hưởng của văn minh
La Mã chứ không phải do đòi hỏi bức thiết của cuộc đấu tranh giai cấp
trong nội bộ xã hội của người Giéc Manh Do Nhà nước hình thành không do sự đấu tranh giai cấp, xã hội Giéc-manh vẫn tồn tại chế độ thị tộc, sự phân hóa giai cấp chỉ mới bắt đầu và còn mờ nhạt
1.3 Nhà nước Roma:
Nhà nước Roma hình thành vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên, từ cuộc
đấu tranh bởi những người thường dân chống lại giới quý tộc thị tộc La Mã Nhà nước này ra đời trên cơ sở kết quả đấu tranh giữa giới bình dân chống lại giới quý tộc Chiến thắng của giới bình dân đã phá vỡ tổ chức thị tộc, thúc đẩy quá trình hình thành thiết chế nhà nước vốn dựa trên sự phân chia lãnh thổ và sự khác biệt về tài sản
2 Phương thức hình thành nhà nước ở các nước phương Đông
Ở phương Đông, những nhà nước đầu tiên xuất hiện ở đây như Lương Hà, Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ đều là những nhà nước ra đời sớm cả về thời gian, cả
về mức độ chín muồi của các điều kiện về kinh tế xã hội Những nhà nước này xuất hiện do nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, đoàn kết chống ngoại xâm Hình thành sớm nhất là Trung Quốc (Thế kỉ III trước Công nguyên)
Ở Việt Nam, theo những kết quả nghiên cứu mới nhất của giới sử học và khảo cổ học cho thấy nhà nước đầu tiên xuất hiện vào cuối thời đại văn hóa Đông Sơn, tức là cách ngày nay khoảng 2500 – 2700 năm dựa trên những chứng
cứ khảo cổ học qua việc phân tích sự khác biệt của các ngôi mộ táng, đặc biệt là ngôi mộ cổ Việt Khê (ở Hải Phòng).Hai nhân tố trị thủy và tổ chức ngoại xâm là những yếu tố khách quan thúc đẩy nhanh quá trình hình thành nên nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, một nhà nước đầu tiên sơ khai rất lâu đời Khi mới ra đời nhà nước này được tổ chức theo hình thức quân chủ, người đứng đầu là Hùng Vương, thành lập theo nguyên tắc cha truyền con nối Nhà nước này mang tính chất là một tổ chức cao hơn làng, tổ chức ấy có đặc trưng tính đại diện cao, tính liên kết mạnh và tính giai cấp yếu Công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội thời kì này chủ yếu vẫn là luật tục, mang tính chất tự quản
KẾT LUẬN
Các học thuyết trên khi giải thích về nguồn gốc nhà nước chủ yếu dựa trên quan điểm chủ nghĩa duy tâm, là một hiện tượng xã hội đã tách rời nhà nước với quá trình phát triển và vận động của đời sống nội tại nhưng chưa thấy được nguyên nhân vật chất dẫn đến sự ra đời của nhà nước Theo họ, nhà nước là hiện
9
Trang 10tượng tồn tại mãi cùng xã hội loài người Điều này cho thấy, học thuyết Mác -xít khác biệt về chất so với các học thuyết phi Mác - -xít về nguồn gốc ra đời của nhà nước Sự khác biệt này không phải nằm ở chỗ thừa nhận hay không thừa nhận sự tồn tại của nhà nước mà nằm ở chỗ chỉ ra nhà nước ra đời từ đâu, ra đời
để làm gì và ra đời để phục vụ ai? Học thuyết Mác - xít đã lý giải tất cả những câu hỏi này bằng cơ sở hiện thực của nhà nước, đó là cơ sở kinh tế - xã hội đã quy định sự ra đời, hình thành,phát triển và tiêu vong của nhà nước
Có thể nói rằng, các quan điểm, những tư tưởng khác nhau về sự hình thành của nhà nước cùng với các phương thức hình thành nhà nước trong lịch sử đã phần nào khái quát được nguồn gốc của nhà nước Từ đó làm rõ về khái niệm, bản chất của nhà nước, mục đích và các đặc trưng cơ bản của nhà nước
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu sách, giáo trình:
GS.TSKH.Đào Trí Úc, GS.TS.Hoàng Thị Kim Quế (Đồng chủ biên), 2017, Giáo trình Đại cương về Nhà nước và Pháp luật, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Các website:
1, lytuong.net – Nguồn gốc của Nhà nước
https://lytuong.net/nguon-goc-cua-nha-nuoc
Ngày truy cập: 29/11/2022
2, hocluat.vn – Khái niệm, nguồn gốc, bản chất và chức năng của nhà nước
https://hocluat.vn/nguon-goc-ban-chat-chuc-nang-cua-nha-nuoc/#h_174737222951560532649249
Ngày truy cập: 29/11/2022
3, abcland.vn – Thuyết gia trưởng là gì?
https://abcland.vn/thuyet-gia-truong-la-gi/
Ngày truy cập: 29/11/2022
4, studocu.com – Học thuyết về nguồn gốc Nhà nước và Pháp luật
https://www.studocu.com/vn/document/university-of-economics-hue- university/quan-tri-kinh-doanh/hoc-thuyet-ve-nguon-goc-nha-nuoc-va-phap-luat/31023266
Ngày truy cập: 29/11/2022
5, bienniensu.com – Sự ra đời Nhà nước dân chủ chủ nô Athens (thế kỉ VII – thế
kỉ VI TCN)
https://bienniensu.com/thegioi/su-ra-doi-nha-nuoc-dan-chu-chu-no-aten/#Dieu_kien_hinh_thanh_nha_nuoc_Athens
10