Vì vậy, nghiên cứu việc các cộng đồng cư dân làng xã của huyện Phú Xuyên đã lập hương ước cải lương ra sao trong giai đoạn 1921-1945?. Dương Hà Hiếu 2009 trong công trình nghiên cứu Van
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
DO THU HIEN
(1921-1945)
LUAN VAN THAC Si VAN HOA HOC
Hà Nội — 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
DO THU HIEN
Chuyén nganh: Lich su van hoa Viét Nam
Mã số: 8229040.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Chủ tịch Hội đồng Giảng viên hướng dẫn khoa học
PGS.TS Đặng Hồng Sơn TS Đinh Thị Thùy Hiên
Hà Nội — 2023
Trang 3LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS Đinh Thị Thuy Hiên Các số liệu được sử dụngtrong luận văn này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đúng quy định; kết quả
nghiên cứu của luận văn đảm bảo tính khách quan, khoa học.
Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2023
Tác giả luận văn
Đỗ Thu Hiền
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện luận văn này, tôi đã nhận
được sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ tận tình của các thầy
cô giáo, các anh chị em, bạn bè đồng môn và gia đình.
Do vậy, tác giả xin bay tỏ lòng biết ơn tới các cán bộ thuộc bộ phận Sauđại học của Phòng Đào tạo và các thầy cô phụ trách Dao tạo Sau Đại học của
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là các
thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy các chuyên đề cao học, nhất là các chuyên đềchuyên ngành Lịch sử Văn hoá Việt Nam đã tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học dé hoàn thành luận văn
thạc sỹ.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS Đinh Thị Thuy Hiên - người cô nghiêm cẩn đã trực tiếp hướng dẫn, tận tâm, tận tình chỉbảo, giúp đỡ tôi tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học dé hoàn thành
luận văn này.
Do kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, thời gian hạn chế, luận vănkhông tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng gópchân thành từ các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu và bạn bè
Xin trân trọng cảm ơn./.
Trang 5MỤC LỤC
e0 4
1 Lý do chọn đề tài ¿2 2° s+Sx+EE£SE2EE2E12E1271717121121121121111 211111 cye 4
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề -¿- 2 2+ +E+Ek+Ek+EE2E+EeEEEEEEEEEErEerkrrkrrkee 6
3 Mục đích nghiÊn CỨU - - c6 2c 3311391113511 111 11 1 1 1 ng ng rệt II
4 Nguồn tư liỆU ¿52-52 SESEESEEEE1212121111121121111111111 2111111111 cyee 12
5 Phương pháp nghiÊn CỨU - -ó- <1 1k9 9119 1 91 9 1v ng ng ey 12
6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ¿ 2 2+ ++++zx+zxezxzxzxzrxrrxee 12
Chương 1 BÓI CẢNH HÌNH THÀNH HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG
HUYỆN PHU XUYEN TINH HÀ ĐÔNG ( 1921-1945) - 14
1 1 Vài nét về huyện Phú XUY61 ceccescccssesssesseessesssessesssessesssesseessesseesseesseess 14
1.1.1 Vị trí địa lý và điểu kiện tự nhiÊH - + 2© s+ce+c+ee+esrerssreee 141.1.2 Lịch sử hình thành và phát trÏỂH -+©5s©5scccccxeceezxcsrsrssred l61.1.3 Vài nét về tình hình kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội huyện Phú
Xuyén ntra GU 81190960 nua 21
1.2 Hương ước Phú Xuyên trước cải lương hương chính năm 1921 22
1.2.1 Vài nét về các giai đoạn phát triển của hương ước Việt Nam 22
1.2.2 Hương ước Phú Xuyên trước năm 1921 -« «««<ss++sex+s 27
1 3 Sự hình thành hương ước cải lương Phú Xuyên (1921-1945) 28
00908 gi 33Chương 2 HUONG UOC CẢI LƯƠNG VA SỰ PHAN ANH ĐỜI SÓNG
CHÍNH TRI - KINH TE - VĂN HÓA - XÃ HỘI HUYỆN PHU XUYEN
GITAT DOAN 0 L/200L -VÈƯŒẦ})Ầ 34
2.1 Tập hợp văn bản hương ước cải lương huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Đông
E756 5 aA.A_ăốăăă 34 2.2 Huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Đông (1921-1945) nhìn từ hương ước cải lương 37
2.2.1 Về đời sống chính †Fị - + e+Se+‡EềEkEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerkrrkes 37 2.2.2 Về hoạt động sản XUẤT 2S SE S11 1 1111111111111 te 45
Trang 62.2.3 Về đời sống xã NGI ceeecceccessessessssssessessessessusssssssssessecsecsessesssssesseeseeseeses 482.2.4 Về đời sống văn hóa - tin Hgwỡïg ©2+©5¿©cs+ce+cs+rxerxersez 54
2.2.5 Những quy định thưởng và phạt trong hương UOC -. 62
2.3 Một số nhận XÉ -.- ¿+ St +E+EEESE‡EEEEEEEESEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEkrkrrrrres 64
2.3.1 Đặc điểm hương ước cải lương huyện Phú Xuyên (1921-1945) 642.3.2 Đặc điển làng xã huyện Phú Xuyên được phản ánh qua hương tớc
Cải lưƠHg (1 92 ]- ] 4Í ) sát tk kh nà HH Hà HH Hàn nàn 64
2.3.3 Những điểm tích cực và hạn chế của hương ước cải lương huyện Phú
XUVEN Zidi COGN 1921-1945 0n 66
00000 cu 68
Chương 3 HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG VỚI VIỆC XÂY DỰNG QUY
ƯỚC LÀNG VĂN HÓA MỚI CỦA HUYỆN PHÚ XUYÊN HIỆN NAY 70
3.1 Cuộc vận động xây dựng quy ước làng văn hóa - «+-s«+ 70
3.2 Van đề kế thừa hương ước cải lương trong việc xây dựng quy ước làng
©1818 077 (3+1 77
TIEU KET 0 - 83 KET LUẬN - ©5252 S22 122127171 21121121121111 1111111111111 84
TÀI LIEU THAM KHAO 2-52 5£ SE2EE2EEEEEE2EEEEEEEEEEEErrkerrkrrkee 92PHU LỤC 2-22-©SSSEE2EE2E11271127112711211 211211211 .11 11.111 ee 98
Trang 7DANH MỤC CHU VIET TAT
DHKHXH&NV Truong Dai hoc Khoa học Xã hội va Nhân van
LATS Luan 4n tién si
LVTHS Luan van thac si
NXB CTQG Nha xuat ban Chinh tri Quéc gia
NXB DHQGHN Nha xuất ban Dai học Quốc gia Ha Nội
KLTNLS Khóa luận tốt nghiệp lich sử
TTLTQGI Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I
VTTKHXH Viện Thông tin Khoa học xã hội
Trang 8MO DAU
1 Lý do chon đề tàiHương ước là loại hình văn bản xuất hiện ở một số quốc gia khu vựcĐông Á, bao gồm Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa TrungHoa như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản Đây là “bộ luật thành văn của làngxã”, là sự thỏa hiệp của nhà nước với sự tự trị của làng xã mà không làm tôn hại đến pháp luật của nhà nước.
Ở Việt Nam, hương ước manh nha trong thé ky XV và đến các thé kỷXVI, XVII dần được hoàn thiện, thế kỷ XVIII được xem như phổ biến Đếnđầu thế kỷ XX, dưới thời Pháp thuộc, chính quyền thuộc địa đã học tập vàvận dụng cách thức quản lý nông thôn của các triều đại quân chủ Việt Nam vàtừng bước thí điểm cải lương hương ước ở một số địa bàn thuộc các tỉnh HàĐông, Bac Ninh, Phúc Yên , rồi tiễn tới trién khai đồng loạt trên khắp Bắc
Kỳ từ đầu năm 1921 đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945 Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, ở Việt Nam chứng kiến sự quay trở lại của hương ước
và việc xây dựng quy ước làng văn hóa đã dần trở thành chủ trương thực hiện
ở khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Với vai trò quan trọng trong đời sống xã hội đương thời, trong nghiêncứu, và cả trong xã hội hiện dai, dé hiểu vì sao hương ước đã thu hút được nhiềungười quan tâm nghiên cứu Cụ thé, đối với hương ước cổ, điện mạo và vai tròcủa hương ước cổ trong sinh hoạt làng xã được nghiên cứu, khai thác trên nhiều phương diện Đối với hương ước cải lương, mặc dù đã có nhiều công trìnhnghiên cứu nhưng thường không được đánh giá cao như các bản hương ước cổ.Bởi vì quan điểm cho rằng việc áp dụng mẫu và triển khai hàng loạt cũng như sự can thiệp của chính quyền thuộc địa vào quá trình biên soạn hương ước cảilương khiến hương ước cải lương đánh mất tính đặc thù của từng làng xã, qua
đó làm mắt tính đặc thù của hương ước cải lương Ngoài ra, trong khi số lượng
hương ước cải lương hiện còn lưu giữ được khá lớn, các nhà nghiên cứu dường
như cũng còn đang tiếp tục thử nghiệm các phân tích hiệu quả hơn trong việc
Trang 9khai thác thông tin từ tài liệu này Công việc nghiên cứu, vì vậy, vẫn đòi hỏi
phải có nhiều đầu tư hơn nữa dé có thé đi đến một hiểu biết đầy đủ và toàn diện
về vấn đề nảy.
Một số xu hướng nghiên cứu hương ước nói chung và hương ước cảilương nói chung hiện nay bao gồm những nghiên cứu chung về đặc điểm hìnhthành, nội dung, hình thức, phân bố của hương ước giai đoạn này; cũng cónhững nghiên cứu một tập hợp hương ước trên những không gian địa lý cụ thé
(huyện, tỉnh); thậm chí là những văn bản hương ước đơn lẻ Trong đó, việc
nghiên cứu hương ước cải lương ở một phạm vi không gian cụ thể ngày càngpho biến Day là những nghiên cứu trường hợp có khả năng dem lại hiểu biết vềhương ước cải lương trong đời sống những cộng đồng cư dân cụ thê, đồng thời
có thé góp thêm tiếng nói vào những van dé rộng lớn hơn như cải lương hươngchính ở Bắc Kỳ, đời sống văn hóa làng xã đầu thế kỷ XX hay về hương ước Việt
Nam nói chung.
Phú Xuyên là một huyện của tỉnh Hà Đông, cũng là địa bàn diễn ra cải
lương hương chính thí điểm và cải lương hương chính một cách hoàn chỉnh nhất
ở Bắc Kỳ Tuy vậy, cho đến nay, vẫn có rất ít nghiên cứu về hương ước cải lương 1921-1945 ở Phú Xuyên Vì vậy, nghiên cứu việc các cộng đồng cư dân
làng xã của huyện Phú Xuyên đã lập hương ước cải lương ra sao trong giai đoạn
1921-1945? Các bản hương ước cải lương này có mối liên hệ gi với các bảnhương ước cô trước đó không? Chúng có đặc điểm gi về hình thức và nội dung? Tác động của chúng đối với đời sống xã hội lúc bấy giờ? sẽ không chỉ giúp nhận diện hương ước trong đời sống văn hóa ở huyện Phú Xuyên nửa đầu thế kỷ XX
mà còn góp phan tìm hiểu lịch sử văn hóa khu vực này nói riêng, và mở rộng ra
là của tỉnh Hà Đông.
Việc kế thừa di sản ra sao dé có thé triển khai biên soạn hương ước mớimột cách hiệu quả đã được đặt ra từ lâu, nhưng trên thực tế ở các địa phươngvẫn gặp rất nhiều vướng mắc Nghiên cứu hương ước cải lương giai đoạn 1921-
1945, với việc chỉ ra những ưu điêm và nhược điêm của chúng, những điêm có
Trang 10thé kế thừa, những điểm nên tránh trong biên soạn, như vậy, có ý nghĩa về mặt
thực tiễn trong việc xây dựng và thực thi quy ước làng văn hóa mới ở huyện Phú
Xuyên hiện nay.
Ngoài ra, vì là một người con của Phú Xuyên nên bên cạnh tình cảm yêu
mến đặc biệt dành cho quê hương thì việc lựa chọn địa bàn nghiên cứu này còntạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong triển khai đề tài nghiên cứu, bao gồmkhảo sát điền dã, thu thập, phân tích và tổng hop tài liệu.
Với các lí do đó, học viên quyết định lựa chọn đề tài Hương ưóc cải lương huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Đông (1921-1945) dé thực hiện luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Các nghiên cứu về làng xã Nghiên cứu làng xã Việt Nam là một chủ đề đã được quan tâm từ rất sớm, và gặt hái được nhiều thành tựu nghiên cứu Những công trình tiêu biểu có thé kế tới như Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính (1915); P Gourou, Les paysans de delta (Người nông dân ở châu thd Bắc Bộ); Văn minh Việt Nam (Nguyễn Văn Huyên) ở nửa đầu thế kỷ XX Kế đó, là các công trình Xã /hôn Việt Nam (Nguyễn Hồng Phong, 1959), Nông thôn Việt Nam trong lịch sử (Viện
Sử học, 2 tập, 1977-1978); Cơ cầu tổ chức làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ (Tran
Từ, 1984); Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại (Viện Sử học, 2 tập,
1990-1992); Chứng ta kế thừa di sản nào trong khoa học kỹ thuật, pháp luật vàhương ước, nông thôn, nông nghiệp (Văn Tạo, 1993), Kinh nghiệm tổ chức quản
lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử (Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc (cb,
1994); Tìm hiểu kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn ở một số khu vực Đông
Á và Đông Nam Á (Phan Đại Doãn, Nguyễn Trí Dĩnh, 1995); Làng xã Việt Nam một số vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội (Phan Đại Doãn, 2000), Làng ở vùngchâu thé sông Hồng: vấn dé còn bỏ ngỏ (Philippe Papin, Olivier Tessier (cb,2002); Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội (Nguyễn Minh Đoan, 2008);Văn hoá làng Việt Nam (Vũ Ngọc Khánh, 2011); Từ làng đến nước: Một cách
6
Trang 11tiếp cận lịch sứ (Phan Dai Doãn, 2010) Những công trình này đem đến mộthiểu biết chung nhất và cơ bản về vai trò của hương ước trong đời sống làng xãViệt Nam suốt chiều dài lịch sử.
Các công trình nghiên cứu về hương ướcĐây cũng là một chủ đề đã thu hút được nhiều người quan tâm và đạt được nhiều thành tựu nghiên cứu Trong số đó, những nghiên cứu chung về
hương ước như của Bùi Xuân Đính (Lệ làng phép nước, 1985; Hương ước và
quản lý làng xã, 1998); Vũ Duy Mền (Hương ước cổ làng xã đông bằng Bắc Bộ, 2010) Một số công trình nghiên cứu về một khía cạnh của hương ước như Cao Văn Bién (1996), “Sự quản lý của Nhà nước đối với Hương ước trong lịch sử”, Tạp
chí Nghiên cứu Lịch sử (3), tr.42-51; Nguyễn Quang Ngọc (1998),“Hương ước,
một phương thức quan lý nông thôn Việt Nam truyền thong”, Việt Nam học-Kỷ yếuhội thảo quốc tế lan thứ nhất, Hà Nội, tr.544-550
Một nhóm các công trình đáng chú ý khác đã nghiên cứu về hương ướcmới và vai trò của hương ước trong xã hội hiện đại Có thé ké tới Huỳnh Khái
Vinh (1994-1996), Hương ước mới với việc xây dựng làng văn hóa ở nông thôn
dong bằng Bắc Bộ, Đề tài cấp Bộ, trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội;Nguyễn Huy Tính (2003), Huong ước mới - một phương tiện góp phan quản lý
xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay, LATS Luật học, Hà Nội; Dao Tri Úc (cb)
(2004), Huong ưóc trong quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam
hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Đặng Thị Mai Hương (2004),Hương ước và vai trò của hương ước trong diéu kiện xây dựng Nhà nước phápquyền Việt Nam hiện nay, LVTHS Luật học, DHQGHN, Hà Nội
Những nghiên cứu này đem đến hiểu biết căn bản về sự hình thành và pháttriển của hương ước, mối quan hệ của hương ước với lệ làng, vai trò của nhà nước trong việc sử dụng hương ước làm một phương thức quản lý nông thôn truyền thống, về các giai đoạn phát triển trong lịch sử hương ước Việt Nam.
Trang 12Các công trình nghiên cứu về hương ưóc cải lương Hương ước cải lương được nghiên cứu dưới nhiều góc độ Một số côngtrình tập trung giới thiệu khái quát về tập hợp hương ước cải lương ở ViệnThông tin Khoa học Xã hội Chăng hạn các bài viết của Nghiêm Văn Thái(1992), “Một nguồn sử liệu phong phú - những văn bản hương ước cận đại”,
Viện Sử học (1992), Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại, tập 2, NXB
KHXH, Hà Nội, tr.253-264; Cao Văn Bién (1998), “Kho Hương ước Cải lươngHương chính ở Bắc Ky”, Tạp chí Nghiên cứu Lich sử (3), tr.73-83
Bài viết “Một số định hướng giá trị được phản ánh trong hương ước cải lương của các làng thuộc huyện Chương Mỹ đầu thế kỷ XX” của Nguyễn Quang
Ngọc (1996) tìm cách khai thác hiệu quả giá tri của các tài liệu hương ước cai
lương Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu tập trung vào hương ước làng Cônggiáo như Nguyễn Hồng Dương “Hương ước làng Công giáo vùng châu thé sôngHồng nửa dau thế kỷ XX” (2004), hay Nguyễn Thị Quế Hương với #ương ướclàng Công giáo vùng dong bang sông Hong (2012)
Những năm gần đây, một số nghiên cứu tập trung vào giai đoạn hương ước cải lương thí điểm Có thể kể tới một số nghiên cứu của Đinh Thị Thùy Hiên với “Bước đầu tìm hiểu “hương ước cải lương” ở Bắc Kỳ trước năm 1921”
(2012), hay “Văn bản hương ước cải lương (1906-1907): nhìn từ lịch sử hương
ước và cải lương hương chính Bắc Kỳ năm 1921” (2014); của Đào Phương Chivới “Bước đầu tìm hiểu về cải lương hương tục thí điểm ở Bắc Kỳ qua một số
văn bản tục lệ bằng chữ Nôm” (2013), “Đồi thay về tế tự tại một số tỉnh Bắc Ky
qua cải lương hương tục thi điểm: nhìn từ văn bản tục lệ” (2013), “Những khác biệt về cưới hỏi, tang ma, khao vọng tại Bắc Kỳ trước và sau cải lương hương tục thí điểm” (2014), và gần đây nhất là bài viết “Tái phân kỳ văn bản hương
ước Việt Nam” (2020).
Và nhiều nghiên cứu lựa chọn tìm hiểu về hương ước cải lương ở mộtkhu vực địa lý Chăng hạn, luận văn thạc sĩ của học viên Lê Thị Luyén Huong
ước cải lương huyện Mê Linh, tinh Vinh Phúc (1922-1942) (2008) đã trình bay
tong quan về huyện Mê Linh, nội dung và vai trò của hương ước cải lương với
8
Trang 13việc xây dựng quy ước lang văn hóa mới của huyện Mê Linh hiện nay Bùi Thi
Huyền (2010) với Huong ước cải lương huyện Yên Lạc, tỉnh Vinh Phúc
(1921-1942) đã trình bày nội dung hương ước cải lương huyện Yên Lac, từ đó nêu vai trò của hương ước cải lương với việc xây dựng quy ước hiện nay Dương Hà
Hiếu (2009) trong công trình nghiên cứu Van dé quản lý làng xã ở tỉnh Phú Thọ
từ 1920 đến trước năm 1945 (Qua nội dung các hương ước cải lương thời cận đại), tác giả trình bày công cuộc cải lương hương chính của thực dân Pháp, vấn
đề quản lý làng xã ở tỉnh Phú Thọ trước năm 1945 thông qua nội dung cáchương ước cải lương thời cận đại Luận án Tiến sĩ của Đinh Thị Thùy Hiên
(2017) Hương ước Thăng Long - Hà Nội trước năm 1945 đã trình bày tập hợp
văn bản hương ước Thăng Long - Hà Nội, trong đó chủ yếu là hương ước cảilương để tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của hương ước, cũng nhưnội dung chủ yếu được phản ánh trong hương ước ở khu vực này
Như vậy, ngoài việc được đề cập đến trong những nghiên cứu chung về hương ước Việt Nam, hương ước cải lương đã được nghiên cứu dưới nhiều góc
độ, từ giới thiệu về khối tài liệu đang lưu giữ tập trung đến đặc điểm hình thành, các đợt biên soạn hương ước, đặc điểm, giá trị của hương ước trong đời sống làng
xã đương thời cho tới nghiên cứu trường hợp về hương ước ở một địa bàn cụ thể.Day là những nghiên cứu cung cấp hiểu biết cả khái quát cả cụ thé, kiến thức nềncũng như tài liệu đối sánh cho người nghiên cứu đi sau
Các công trình nghiên cứu về cải lương hương chính ở Hà Đông
Đã có một số nghiên cứu tập trung quan tâm đến cải lương hương chính
ở Hà Đông.
Nguyễn Lan Dung (2005), Sinh hoạt làng xã huyện Hoàn Long, tỉnh Hà
Dong trong cuộc cải lương hương chính giai đoạn 1915-1945 (qua hương ước),
đến năm 2010 tác giả cũng cho ra mắt bài biết “Một vài nét về hương ước cảilương của huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông” Tác giả Lê Thị Hằng (2008) đã tìmhiểu về “Chính sách cải lương hương chính do chính quyền Pháp tiến hành ởBắc Kỳ - qua thực tiễn tỉnh Hà Đông” Tác giả Nguyễn Thị Lệ Hà với hai bài
Trang 14viết “Tỉnh Hà Đông - nơi thí điểm chính sách cải lương hương chính thời Pháp
thuộc” (2012) và “Cuộc thử nghiệm chính sách cải lương hương chính của chính
quyền Pháp ở tỉnh Hà Đông (1913-1920)” (2013) khang định việc chính quyềnPháp đã chọn Hà Đông làm nơi thí điểm chính sách cải lương hương chính ởBắc Kỳ từ năm 1913-1920, đồng thời phân tích nội dung thử nghiệm cải lươnghương chính Tiếp đó, sang đến 2014 với luận án Tiến si Tac động của chínhsách cải lương hương chính đến đời sống làng xã ở tỉnh Hà Đông trong thời kỳ Pháp thuộc đã trình bày về chủ trương cải lương hương chính ở tỉnh Hà Đông cũng như đưa ra đánh giá về tác động của chính sách này trong thực tế.
Từ những công trình nghiên cứu này cho biết về một bối cảnh rộng lớnhơn của hương ước cải lương Phú Xuyên, giúp ích cho cái nhìn so sánh về
hương ước của Phú Xuyên với các huyện khác cùng trong tỉnh Hà Đông.
Các công trình liên quan trực tiếp đến van đề hương wéc huyện Phú
Xuyên
Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu trực tiếp về hương ước
cải lương huyện Phú Xuyên trong giai đoạn 1921-1945 Tuy nhiên, ở những
mức độ khác nhau, vấn đề chúng tôi đang nghiên cứu được kế thừa kết quả làm việc của một số tác giả và tập thể tác giả.
Bài viết của tác giả Đỗ Thị Hảo (2004), “Nét đẹp lệ làng vùng chiêm
tring Phú Xuyên”, Tap chí Hán Nôm (3), tr.48-53 giới thiệu văn ban và nội
dung “hương ước cô” của Phú Xuyên tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm có niên đại
từ năm Cảnh Hưng thứ 35 (1774) đến năm Duy Tân thứ 4 (1910) và chỉ ra néttích cực và tiêu cực của lệ làng (hương ước) Đây có thể xem là công trình gần gũi hơn cả với đề tài nghiên cứu, cũng giúp ích cho sự so sánh lịch đại của
hương ước cải lương Phú Xuyên giai đoạn 1921-1945 với trước đó.
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I trong cuốn Cai lương hương chính qua tài
liệu và tu liệu lưu trữ, NXB Thông tin va Truyền thông, Hà Nội, 2018 đã dịch
và giới thiệu toàn văn 2 bản hương ước của huyện Phú Xuyên, gồm Hương ước
thôn Đông, xã Hoàng Lưu, huyện Phú Xuyên, tinh Hà Đông (biên soạn năm
10
Trang 15Khai Dinh 8 - 1923) và Huong ước làng Thịnh Đức Thượng, tổng Thịnh Đức
Hạ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông (soạn năm Khải Định 7 - 1922) Dù không
trực tiếp nghiên cứu, nhưng công trình này cung cấp một nguôn tài liệu tới đôngđảo người cần
Bộ sách do Vũ Văn Quân chủ biên, gồm T liệu văn hiến Thăng Long
-Hà Nội: Thư mục tư liệu trước 1945, 3 tập, NXB -Hà Nội, -Hà Nội, 2010, và Hồ
sơ tư liệu văn hiển Thăng Long - Hà Nội Tập 4: Huyện Phú Xuyên, huyệnThanh Trì, huyện Thường Tín, NXB Hà Nội, 2019 đã giới thiệu các thông tin về
tên văn bản, dung lượng, năm biên soạn (hoặc sao chép), kí hiệu kho của các văn bản hương ước cải lương đang lưu giữ tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội
trong hồ sơ tư liệu của từng xã trong huyện Đây là chỉ dẫn quan trọng giúp người nghiên cứu dễ dàng có cái nhìn khái quát về sé lượng hương ước cũngnhư cách tiếp cận với tài liệu hương ước của Phú Xuyên
Như vậy, khi triển khai đề tài nghiên cứu, người viết được kế thừa kếtquả nghiên cứu về làng xã, về hương ước, hương ước cải lương, về cải lươnghương chính ở Hà Đông, cũng như một số giới thiệu bước đầu về hương ước cảilương ở huyện Phú Xuyên Tuy nhiên, vẫn chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu nào lay Hương ước cải lương năm 1921-1945 dé nghiên cứu dưới góc độ lịch sử
văn hóa.
3 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu hương ước cải lương trên địa bàn huyện Phú Xuyên, tỉnh HàĐông trong những năm 1921-1945, từ đó chỉ ra sự phản ánh đời sống chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như đặc điểm và giá trị của hương ước trong đờisông xã hội đương thời.
Trên cơ sở những ưu điểm và hạn chế của hương ước cải lương huyệnPhú Xuyên trong bối cảnh lúc bấy giờ, chỉ ra những điểm có thé khắc phục, kế
thừa và phát huy trong quá trình biên soạn quy ước làng văn hóa (hay còn gọi là hương ước mới) trong điêu kiện hiện nay.
11
Trang 164 Nguồn tư liệu
- Nguồn tài liệu quan trọng của luận văn là các văn bản hương ước cảilương huyện Phú Xuyên đã được sưu tầm và lưu giữ tập trung tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội Trong tổng số 54 văn ban, 41 hương ước chữ Nôm chưa được dịch hay công bố; 13 văn bản chữ quốc ngữ cũng chưa được giới thiệu
toàn văn trước đây.
- Các văn bản hương ước mới của huyện Phú Xuyên cũng như các tai
liệu liên quan đến quá trình biên soạn hương ước mới ở Phú Xuyên nói riêng,
mở rộng ra là của Việt Nam nói chung.
- Các công trình nghiên cứu về hương ước, nhất là về giai đoạn hương
ước cải lương.
- Các tài liệu khác về huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Đông nửa đầu thế kỷ XX.
- Các nghiên cứu về lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp mô tả, phương pháp lịch sử và phương pháp logic là
những phương pháp quan trọng nhất để nghiên cứu sự hình thành và phát triển của hương ước cải lương huyện Phú Xuyên, đánh giá ưu điểm và hạn chế cũngnhư vai trò của hương ước cải lương trong đời sống cộng đồng
- Phương pháp thống kê được sử dụng đề phân tích đặc điểm hình thức
và nội dung của các bản hương ước.
- Phương pháp so sánh, bao gồm cả so sánh đồng đại và so sánh lịch đại
áp dung dé tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa hương ước cải lương
Phú Xuyên với các địa bàn khác.
6 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu: Đôi tượng nghiên cứu của luận văn là hương ướccải lương với tính cách là một hiện tượng văn hóa Vì thế, chúng tôi sẽ tập trung vào bối cảnh xuất hiện hương ước cải lương, quy trình biên soạn hương ước, nộidung, hình thức của hương ước; vai trò của chúng trong đời sống xã hội đương
thời cũng như bài học kinh nghiệm cho việc lập quy ước mới hiện nay.
12
Trang 17Pham vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu: Huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông giai đoạn
1921-1945 với 10 tổng và 72 thôn/ xã, nay phần lớn là địa bàn huyện PhúXuyên, một phan thuộc các huyện Thường Tin, Ứng Hòa thành phố Hà Nội và
huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam.
- Thời gian nghiên cứu: Trước khi hương ước cải lương được triển khaihàng loạt ở Bắc Kỳ từ ngày 12/8/1921, tại một số nơi thuộc các tỉnh Hà Đông,Bắc Ninh, Phúc Yên, Thái Bình đã tiến hành cải lương thí điểm (khoảng năm
1905/1906 - trước ngày 12/8/1921) Luận văn tập trung nghiên cứu hương ước cải lương trên địa bàn huyện Phú Xuyên trong giai đoạn hương ước cải lương
chính thức (1921-1945).
7 Bố cục luận vănNgoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn đượckết cau thành 3 chương Chương 1: Boi cảnh hình thành hương ước cải lương
huyện Phú Xuyên tinh Ha Đông (1921-1945); chương 2: Hương ước cải lương
và sự phản ánh đời sống chính trị - kinh tế - văn hóa — xã hội huyện Phú Xuyên
giai đoạn 1921-1945; Chương 3: Hương ước cải lương với việc xây dựng quy ước làng văn hóa mới của huyện Phú Xuyên hiện nay.
13
Trang 18Chương 1BOI CANH HÌNH THÀNH HUONG UOC CAI LƯƠNG HUYỆN
PHU XUYEN TỈNH HÀ DONG ( 1921-1945)
1 1 Vài nét về huyện Phú Xuyên 1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Huyện Phú Xuyên là một trong 30 quận, huyện, thị xã của thủ đô Hà Nội,
năm ở phía Đông - Nam Xuôi theo quốc lộ 1A, Phú Xuyên cách trung tâm thủ
đô khoảng 35 km Phía Bắc huyện Phú Xuyên giáp hai huyện Thường Tín và Thanh Oai, phía Tây giáp huyện Ứng Hòa, phía Đông giáp hai huyện Khoái Châu và Kim Động (tinh Hưng Yên) qua dòng sông Hồng, phía Nam giáp huyện
Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) [73; 13].
Với ưu thế nằm ở vị trí cửa ngõ của Thủ đô, là trục kết nối Thủ đô vớicác tỉnh phía Nam nên theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030,tầm nhìn đến năm 2050, Phú Xuyên là một trong 5 đô thị vệ tinh hiện đại của HàNội bao gồm Hoà Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Sóc Sơn, Phú Xuyên
Tính đến ngày 31/12/2020, Phú Xuyên có diện tích đất tự nhiên là17.142 ha (đứng thứ tám trong số 30 quận, huyện và thị xã của Thủ đô Hà Nội).Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 11.044,3 ha (chiếm 64,2%), diện tích đất phi nông nghiệp là 6.038,6 ha (chiếm 35,2%), điện tích đất chưa sử dụng là 60,1
ha (chiếm 0,4%) [73; 14] Với địa hình bằng phăng và quỹ đất lớn nên PhúXuyên có nhiều tiềm năng để quy hoạch các cụm công nghiệp, khu đô thị chất
lượng cao.
Về điều kiện tự nhiên, ngay từ tên gọi “phú”: giàu có, “xuyên”: sông ngòi
đã cho thấy Phú Xuyên là khu vực giàu có về sông nước, hồ, ao của trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng Thực vậy, do trước đây Phú Xuyên là vùng đấttrũng, có cốt đất thấp so với một số đơn vị lân cận, thấp dần về phía Tây, Namnhưng cao ở phía Bắc, Đông nên hàng năm Phú Xuyên thường bị ngập úng, lụt
lội vào mùa mưa Dé khắc phục vân đê nay, từ bao đời, nhân dân Phú Xuyên
14
Trang 19luôn ra sức đắp đê chống lụt và đào ao vượt nền để biến những chỗ đất trũngthành những thổ đất cao làm nơi cư trú Quá trình này đã tạo ra hiện tượng độcđáo về địa hình khi hình thành nhiều ao hồ, sông ngòi trong khu vực.
Chính vi vị thế địa hình và nguồn nước đã khiến thé nhưỡng ở huyện
Phú Xuyên cũng mang nét đặc thù riêng khi vùng phía Đông - các xã giáp sông
Hồng do ảnh hưởng bồi tụ sông Hồng nên có đất sét pha cát, còn gọi là đất màu
Phú Xuyên có hệ thống giao thông đường thủy và đường bộ quan trọng.
Về đường thuỷ, trên địa bàn huyện có hai sông chính là sông Hồng (phía Đông)
và sông Nhuệ (ở giữa) chảy từ Bắc xuống Nam chia Phú Xuyên làm 2 phần.Trong thời kỳ phong kiến đây là được coi là tuyến giao thông đường thủy quantrọng kết nối kinh thành Thăng Long xuôi về phía Nam, nơi các vua quan, nhàbuôn và người dân dong thuyền từ Thăng Long xuôi về phía Nam và ngược lại
về đường bộ, Quốc lộ 1A, cao tốc Pháp Vân - Cầu Gié và đường sắt Bắc - Nam
chạy dọc huyện, chia Phú Xuyên làm hai vùng phía Đông và Trung - Tây; phía
Tây huyện, chạy dọc huyện Ứng Hòa có quốc lộ 2IB; phía Bắc có tỉnh lộ 73
chạy ngang theo hướng Đông - Tây, phía Nam có tỉnh lộ 75 (hay còn gọi là 428)
cũng chạy theo hướng Đông - Tây đều kết nối quốc lộ 1A với quốc lộ 21B Dự
án đường trục phía Nam kết nối Hà Đông với cầu Giẽ và các tỉnh phía Namđang được hoàn thiện kỳ vọng tạo ra sự thay đổi lớn về kết cấu hạ tầng giaothông trong huyện Ngoài ra, hệ thống giao thông liên xã, liên thôn trước đây rấtkhó khăn, gần đây được đầu tư phát triển đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh than cho nhân
dân trong huyện.
Huyện Phú Xuyên chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nóng âm, mưa nhiều vào mùa hè và khô hanh vào mùa đông Hàng năm, mùamưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch Lượngmưa vào khoảng 40 đến hơn 100 mm, nhưng có năm lên tới 60-200 mm Nhiệt
độ trung bình là 25°C, biên độ dao động từ 22°C - 29°C Vào mùa mưa, gióĐông Nam thường thổi mạnh vào chiều tối Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến
15
Trang 20tháng 4 dương lịch, lượng mưa giảm rõ rệt, thời tiết hanh khô, gió mùa ĐôngBắc giá rét kèm theo mưa phùn nhẹ, nhiệt độ trung bình khoảng 18°C, biên độ dao động từ 16°C đến 21°C [95; 18-19] Với đặc điểm khí hậu này, Phú Xuyên
có thảm thực vật phong phú, có thé gieo trồng nhiều loại rau màu vụ đông xuân
và hè thu.
1.1.2 Lich sử hình thành và phát triển
Trong tiến trình lịch sử, Phú Xuyên là một đơn vị hành chính có nhiều
thay đổi về tên gọi cũng như dién cách hành chính, từ Phù Lưu, Phù Vân, PhúNguyên cho đến Phú Xuyên
Tên gọi Phù Lưu với tư cách là một đơn vị hành chính cấp huyện xuất hiện vào khoảng thời Trần (thé kỷ XIID, là một trong ba huyện của châu
Thượng Phúc thuộc lộ Đông Đô hay Đại La: Thượng Phúc, Phù Lưu, Long
Đàm Tuy nhiên, những thông tin cụ thể về huyện thì chưa tìm thấy ghi chép
nào Thời thuộc Minh, Phù Lưu là một trong ba huyện (Bảo Phúc, Phù Lưu,
Thanh Đàm) của châu Phúc Yên Đời Lê, Phù Lưu đôi thành Phù Vân, thuộcphủ Thường Tin, tran Sơn Nam Khoảng niên hiệu Quang Thiệu (1516-1522),Phù Vân được đổi thành Phú Nguyên Đời Mạc, khoảng đầu niên hiệu VĩnhĐịnh (1547), vì kiêng húy tên vua Mạc Phúc Nguyên nên Phú Nguyên được đổithành Phú Xuyên [130; 21] Từ đó tên Phú Xuyên tồn tại và gắn bó cho đến
ngày nay.
Vào đầu thế ky XIX, theo sách Các tran tổng xã danh bị lãm, Phú Xuyên
là một trong ba huyện (Thanh Trì, Thượng Phúc, Phú Xuyên) của phủ Thường
Tín, trấn Sơn Nam Thượng Sau cải cách Minh Mệnh năm 1831, Phú Xuyênthuộc phủ Thường Tín (gồm 3 huyện: Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên),
tỉnh Hà Nội [73; 17].
Theo sách Đồng Khánh dư địa chí, cuỗi thế kỷ XIX, huyện Phú Xuyên
có 11 tổng, 84 xã, thôn Cụ thể: Tổng Hòa Mỹ (5 xã); tổng Lương Xá (5 xã);tong Già Cau (5 xã, trang); tổng Duong Hoàng Trung (5 xã); tổng Đường Xuyên(9 xã, thôn); tổng Thịnh Đức (15 xã, thôn); tổng Mỹ Lâm (9 xã, thôn, trang);
16
Trang 21tổng Biện Thủy (10 xã, thôn); tổng Khai Thái (5 xã); tổng Mộc Pham (8 xã,trai); tong Chuyên Nghiệp (8 xã, thôn) [73; 18].
Năm 1902, Phú Xuyên thuộc tinh Cau Do, đến năm 1904, thực dân Pháp
đi tên tinh Cau Do thành Hà Đông Vào dau thé ky XX, theo cuốn Tên làng xã vàđịa dự các tỉnh Bắc Kỳ của Ngô Vi Liễn [100; 46-47] và cuốn Dia danh và tài liệu hưu trữ về các làng xã Bắc Kỳ thì Phú Xuyên có 10 tong, 72 xã Cụ thé như sau:
TT | Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ Đơn vị hành chính hiện nay
3 | Lễ Nhuê nt Lé Nhué Tan Dan
4 | Ngai Khê nt Ngai Khê Tan Dan
5 | Sơn Thanh nt Son Thanh Son Hoang
6 | Cô Hoang Hoàng Trung | Cô Hoàng Hoàng Long
7 | Hoàng Đông nt Hoàng Đông Hoàng Long
8 | Hoàng Hạ (Côi) nt Khả Liễu, Nội, | Văn Hoàng
11 | Vién Hoang nt Vién Hoang Hoang Long
12 | Cô Liêu Khai Thái
13 | Khai Thái nt Khai Thái Khai Thái
14 | Lật Phương nt Lap Phuong Khai Thai
15 | Tam Khé nt Tam Khé Quang Lang
16 | Vinh Xuan
17
Trang 2217 | Bat Nao (Neo)
18 | Đồng Phố Luong Xá Đồng Phô Tân Dân
19 | Lương Xá nt Tạ Xa, Văn | Đại Thang
Hội, An Mỹ
20 | Phù Đôi nt Phú Đôi Đại Thang
21 | An Khoái Mỹ Lâm An Khoái Phúc Tiên
22 | Cô Châu nt Cô Châu Nam Phong
23 | Đại Đồng nt Đông, Doai, | Thi tran Phú
Dai Nam Xuyén
24 | Mỹ Lâm (Lim) nt My Lam Thi tran Pha
Xuyén
25 | Nam Phú nt Nam Phú Nam Phong
26 | Nam Quat (Vu Quat) nt Nam Quat Nam Triéu
27 | Phong Triéu nt Phong Triéu Nam Triéu
Trang 2341 |Chuyện Mỹ Thượng nt Thuong Chuyén My
Hạ (Chuôn)
42 | Chuyên Mỹ Trung nt Trung Chuyén My
43 | Déng Vinh nt Đồng Vinh Chuyén My
44 | Kim Ling nt Kim Long | Hoang Long
Thuong
45 | Nhị Khê nt Nhi Khé Hoang Long
46 | Ba Lai Thuong Xuyén Dai Xuyén
47 | Cau Đoài (Guột) nt Cau Gie Dai Xuyén
48 | Cau Đông nt Kiéu Dong, | Dai Xuyén
Kiéu Doai
49 | Co Trai nt Cô Trai Dai Xuyén
50 | Da Chat nt Da Chat Dai Xuyén
56 | Hoang Luu Hoa My Hoang Xá Phú Túc
57 | Tri Chi (Chay) nt Tri Chi Tri Trung
58 | Trung Lập (Sộp) nt Trung Lap Tri Trung
59 | Tu San nt Tu san Phú Túc
60 | Bái Đô Tri Thủy Bái Đô Tri Thủy
61 |Bái Xuyên (Bai nt Bái Xuyên Minh Tân
Trang 2466 | Mai Trang Mỗ
67 | Nhân Sơn nt Nhân Sơn Tri Thuy
68 | Phúc Lam nt Phúc Lam Phuc Tién
69 | Thanh Lap nt Thanh Lap Minh Tan
70 | Than Quy
71 | Tri Thủy (Biển) nt Tri Thuy Tri Thủy
72 | Vĩnh Ninh nt Vinh Ninh Tri Thuy
Năm 1965, sau khi tinh Ha Đông sáp nhập với Sơn Tay thành Ha Tây,
Phú Xuyên thuộc tỉnh Hà Tây Đến năm 1975, sau khi Hà Tây và Hòa Bình sápnhập lại, Phú Xuyên thuộc tỉnh Hà Sơn Bình Đến năm 1991, Phú Xuyên lại trở
về tỉnh Hà Tây như trước Năm 2008, Phú Xuyên trở thành một huyện củaThành phó Hà Nội khi địa giới Hà Nội mở rộng
Từ đầu thế kỷ XX đến nay, địa giới huyện Phú Xuyên có một số thayđổi Tổng Mộc Phàm và tổng Chuyên Nghiệp (trừ xã Chuyên Mỹ) chuyền vềhuyện Duy Tiên (tinh Hà Nam) Một số xã của tổng Thịnh Đức (Quan Châm,Nam Chính, Thịnh Đức Cau, Thịnh Đức Than, Thịnh Đức Phùng) chuyên về xãMinh Đức, huyện Ứng Hòa Ngoài ra, Phú Xuyên sáp nhập thêm một số xã vàobản đồ của huyện như: Năm 1948, các thôn Yên Cốc, Hồng Minh, Tân Độ, PhùBật và các thôn của tong Phượng Vũ, tổng Vạn Điểm (Thường Tín) sáp nhập vềPhú Xuyên Năm 1949, sáp nhập thêm một số thôn của xã Thụy Phú (ThườngTín) Năm 1950, sáp nhập thêm các thôn xã Hồng Thái và các thôn của tổng
Duyên Trang (Thường Tín) Năm 1951, sáp nhập thêm xã Bach Sam (Duy Tiên
- Hà Nam) Năm 1953, thôn Bối Khê (xã Minh Đức, huyện Ứng Hòa) sáp nhập vào Chuyên Mỹ (Phú Xuyên) Năm 1958, thêm xã Châu Can, huyện Ứng Hòa sáp nhập vào Phú Xuyên Như vậy, địa giới hành chính Phú Xuyên từ đầu thế kỷ
XX đến nay nhiều lần thay đổi, sáp nhập, chia tách, mở rộng phía bắc, phía đôngnam và thu hẹp phía tây nam Huyện Phú Xuyên đầu thế kỷ XX có sự xuất, nhậpmột phan địa ban với các huyện Thường Tin, Ứng Hòa của thành phố Hà Nội và
huyện Duy Tiên của tỉnh Hà Nam Phạm vi địa giới hành chính của huyện Phú
20
Trang 25Xuyên đầu thế kỷ XX chủ yếu vẫn là khu vực huyện Phú Xuyên hiện nay.
Ngày 11/02/2020, Uy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số UBTVQHI4 “Về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố HàNội”, theo đó sáp nhập xã Thụy Phú và Văn Nhân thành xã Nam Tiến Hiện nayhuyện Phú Xuyên có 27 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị tran (Phú Xuyên, Phú
895/NQ-Minh) và 25 xã: Bạch Hạ, Châu Can, Chuyên Mỹ, Đại Thắng, Đại Xuyên, Hoàng
Long, Hồng Minh, Hồng Thái, Khai Thái, Minh Tân, Nam Phong, Nam Tiến, Nam
Triều, Phú Túc, Phú Yên, Phúc Tiến, Phượng Dực, Quang Lãng, Quang Trung,
Sơn Hà, Tân Dân, Tri Thủy, Tri Trung, Van Hoàng, Vân Từ [73;19].
1.1.3 Vài nét về tình hình kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội huyệnPhú Xuyên nửa đầu thế kỷ XX
Năm 1858, thực dân Pháp chính thức tiến hành cuộc chiến tranh xâmlược Việt Nam Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp hoàn thành về cơ bản côngcuộc bình định Việt Nam, bắt đầu cuộc khai thác thuộc địa, biến Việt Nam từ một nước độc lập, có chủ quyền trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.Cũng như nhân dân cả nước, nhân dân Phú Xuyên rơi vào ách thống trị tàn bạocủa thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
Thực dân Pháp thiết lập trên cả nước trong đó có Phú Xuyên chế độ caitrị phan động về chính trị, day mạnh khai thác, bóc lột về kinh tế và nô dịchnặng nề về văn hóa
Về chính trị, trên địa bàn Phú Xuyên, bộ máy hành chính từ cấp huyệnđến tổng, xã gần như giữ nguyên, trở thành công cụ dé thực dân Pháp thực hiệnchính sách thống trị, vơ vét và bóc lột Ở cấp huyện, tri huyện là người đứng đầu, giúp việc có thừa phái, thông lại, đội lệ Ở tổng có chánh tông, phó tổng Ở
xã có lý trưởng, phó lý, thư ký, hộ lại, chưởng bạ, tuần đỉnh, lính lệ Qua nhữngđợt “cải lương hương chính”, một mặt thực dân Pháp củng cô bộ may cai tritrung thành, một mat huyễn hoặc nhân dân về không khí dân chủ
Về kinh tế, sự kết hợp chặt chẽ giữa phương thức bóc lột thực dân - tưbản với phương thức bóc lột phong kiến giúp cho thực dân Pháp vơ vét, bóc lột
21
Trang 26triệt dé tài lực và nhân lực của nhân dân Việt Nam nói chung, nhân dân Phú Xuyênnói riêng Bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, chính quyền thực dân câu kết với quanlại, địa chủ chiếm đoạt ruộng đất công, ruộng đất của nông dân Hơn 90% nông dân
còn lại lâm vào tình trạng mất ruộng đất, bi ban cùng hóa, phải làm thuê cho địa
chủ, nhà giàu dé duy tri cuộc sống hoặc lang bạt, tha hương cầu thực
Trong điều kiện địa hình, thổ nhưỡng đặc biệt đã tạo ra thử thách rất lớnđối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của cư dân trong huyện Phú Xuyên làmột huyện chiêm trũng, phần lớn diện tích huyện Phú Xuyên ở vào tình trạng
“chiêm khê, mùa thối” Cùng với đó là kỹ thuật canh tác hầu như không pháttriển đã đây sản xuất nông nghiệp vào cảnh điêu tàn; các nghề thủ công hầu nhưkhông phát triển, buôn bán đình đốn, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, làngxóm dần trở nên tiêu điều, xơ xác
Về văn hóa - xã hội, Phú Xuyên vôn là huyện thuần nông, cộng với chínhsách bóc lột đàn áp nặng nề của thực dân đã làm cho đời sống của nhân dân cực khổ,
ly tán nhiều nơi Hơn 90% dân số Phú Xuyên bị thất học, mù chữ.
Tình hình chính trị cùng với văn hoá xã hội như trên đã làm cho cư dân
huyện Phú Xuyên trước tháng 8/1945 rơi vào tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, nhu
cầu được giải phóng hướng đến 4m no, hạnh phúc là nguyện vọng tha thiết của
toàn dân.
1.2 Hương ước Phú Xuyên trước cải lương hương chính năm 1921
1.2.1 Vài nét về các giai đoạn phát triển của hương ước Việt Nam Lịch sử hương ước về cơ bản được chia làm 4 thời kỳ:
Một là, hương ước cổ Đến nay vẫn chưa có chứng cứ nào cho biết chính xác thời điểm hương ước cô Việt Nam ra đời Tuy nhiên dựa vào việc cuối thế kỷ
XV vua Lê Thánh Tông (1460-1497) phải ra chỉ dụ: “Nha nước có điều luật dé chiếuvào đó mà thi hành, dân an nước thịnh không nên có khoán ước riêng” nhằm hạn chếbớt làng xã lập khoán ước riêng vượt những điều cắm đoán của nhà nước [94; 102-103] chứng tỏ việc lập hương ước, khoán ước đã trở thành một hiện tượng khiến nhànước phong kiến phải quan tâm chú ý
22
Trang 27Hương ước cô được xem là sản phẩm kết hợp của sự can thiệp ngày càngsâu sắc của nhà nước phong kiến đối với làng xã với nhu cầu tự thân của làng
xã, cùng với sự xuất hiện của tầng lớp Nho sĩ, trí thức bình dân ở làng [134; 104-130] Cũng có ý kiến cho rằng, hương ước cô ít chịu sự kiểm duyệt của nhà nước, nhất là đặt trong so sánh với hương ước cải lương dưới thời Pháp thuộc;
và đó là những hương ước của làng xã vùng nông thôn, đây là nơi người làng
gan bó với nhau bởi các mối quan hệ thân tộc (họ), địa vực (xóm, ngõ ), lứatudi (tráng, lão), giới, nghề nghiệp (phường, hội ) [84; 124] Ý kiến khác chorằng, hương ước cô đều do các làng xã tự soạn thảo trên cơ sở những địnhhướng lớn của nhà nước phong kiến và hệ tư tưởng Nho giáo nên cả nội dung vàhình thức đều phong phú, đa dạng
Như vậy, thời kỳ này hương ước đều do các làng tự soạn thảo dé phù hợpvới đặc điểm riêng của mỗi làng Về hình thức, hương ước đa dạng về cách gọi,cách trình bày, số điều và những nội dung phản ánh
Về cấu trúc, văn bản đơn giản hay phức tạp tuỳ thuộc vào từng làng cụ thé, nhưng nhìn chung hương ước cổ của các làng xã Bắc Bộ được lập theo một mẫu chung Không phải bản hương ước nào cũng cấu trúc theo thứ tự như vậy, song dù vi trí các mục có bi đảo lộn thì một bản hương ước cô vẫn bảo đảm đủ
năm mục này.
Mẫu hương ước cổ [101; 308]
Thứ tự Các mục - Nội dung
A Thanh phan tham gia lập hương ước
Lý do (hay ý nghĩa của việc lập hay bổ sung hương ước) Nội dung của hương ước - Các điều quy ước hoặc bồ sung
Ngày, tháng, năm, triều vua lập ra hương ước
hương ước (ấn tín, lời phê của quan huyện phủ nếu có)
Về nội dung, hương ước cé là những quy định về tục lệ của từng làng xã,phản ánh những khía cạnh: cơ cấu tổ chức và các quan hệ xã hội trong làng, bảo
vệ an ninh làng xã, bảo đảm đời sông tâm linh của cộng đông, bảo đảm các
23
Trang 28nghĩa vụ với Nhà nước (như sưu thuế, binh dịch), các hình thức khen thưởng và
xử phạt của hương ước làng [68; 7] Ngoài ra một số bản hương ước còn đề cậpđến việc khuyến học, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sản xuất nông nghiệp,
lập quỹ nghĩa thương Tuy vậy thì không phải bản hương ước nảo cũng có các
nội dung day đủ như vậy.
Hai là, hương ước cải lương thí điển (từ 1905/1906 đến trước ngày
năng còn có những làng, xã, phường, trại khác cũng theo chỉ thị này mà hình
thành văn bản hương ước” [82; 108] Theo Nguyễn Thị Lệ Hà, “ở Bắc Kỳ trướckhi ban hành văn bản chính thức, chính quyền Pháp đã cho tiễn hành thử nghiệmtrên một số địa phương ở Bắc Kỳ” [114; 54] Gan đây nhất, Dao Phương Chinhắn mạnh: “Hiện chưa thấy có tài liệu cho biết văn bản cải lương sớm nhất làvào năm nào Với thông tin từ tục lệ làng Thụy Phương, chúng ta biết rằng việc thí điểm này được tiến hành muộn nhất cũng phải từ năm 1906, sớm hon so với Nghị định đầu tiên về cải lương hương chính ở Bắc kỳ 15 năm Mốc 1906 nói trên có lẽ là rất sát với thời điểm Pháp cho tiễn hành cuộc thí điểm Bởi trong
“Bài Diễn - văn của quan Thống sứ J Karau Theime trong Hội đồng kỳ thángOctobre 1925 của Bắc kỳ Tư vấn Nghị viện” có nói: “Việc lập số hộ tịch ở Bắc
kỳ có đã 20 năm nay rồi” 20 năm trở về trước, tính từ thời điểm Thống sứ phátbiểu, sẽ là năm 1905” [77; 58]; “giữa hương ước cổ và hương ước cải lương còn cómột giai đoạn nữa - cải lương thí điểm (từ khoảng 1905/1906 đến trước ngày 12
tháng 8 năm 1921)” [80; 80] Như vậy, dù các công trình nghiên cứu ở quy mô, dang
thức nào thì các tác giả vẫn cùng chung một nhận định, đó là trước khi bước vào giai
đoạn cải lương hương tục chính thức đã có một giai đoạn cải lương thí điểm Các
văn bản hương ước giai đoạn này là do Chính phủ hoặc quan trên chỉ đạo.
24
Trang 29Địa bàn tiến hành thí điểm cải lương diễn ra ít nhất ở 5 tỉnh Bắc Ninh, Hà
Đông, Hà Nam, Hưng Yên và Phúc Yên, chứ không phải chỉ riêng tỉnh Hà Đông.
Về ngôn ngữ, nếu trước đây hương ước được viết bằng chữ Hán thì từnăm 1906, hương ước được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như chữ Hán,chữ Nôm, chữ quốc ngữ (có kèm một số chữ Hán và chữ Pháp)
Về cấu trúc văn bản, năm 1906-1907 các văn bản hương ước chỉ liệt kê
mà không đánh số điều lệ Đến cuối năm 1920 có một sự chuyên đôi mạnh mẽ trong cấu trúc hương ước, với sự xuất hiện của hương ước rất giống với hương ước được biên soạn sau Nghị định số 1949 của Thống sứ Bắc Kỳ ngày12/8/1921, có kết cau chung gồm: Mục lục; Chủ ý cải lương; Nội dung; Niênđại; Người lập; Phê duyệt (ấn triện của Tiên chỉ hoặc Lý trưởng ở thời điểmsao) Dén đây, van bản được đánh số thứ tự, nội dung được kết cau thành haiphần chính trị và tục lệ [84; 160-161]
Về tổng thé, có thé chia hương ước cải lương thí điểm làm ba tiểu giai đoạn: (i) Từ khoảng năm 1906 đến trước năm 1913 đã xuất hiện một số văn bản hương ước có sự điều chỉnh về mặt hương tục, dù ít 01 song đã thé hiện sự tiến
bộ, giảm bớt phiền phí cho nhân dân (i) Từ khoảng năm 1913 đến năm 1919, một số nội dung mới trong đời sống chính trị ở hương thôn đã xuất hiện, trong
đó có yếu tố nhắn mạnh vai trò của số thu chi làng xã, bắt đầu có những thủ quỹ,
thư ký, đại diện các họ, các giáp tham gia quản tri làng xã bên cạnh bộ phận
chức dịch Sang đến năm 1920, có một bộ phận hương ước đã hoàn toàn tươngđồng với những hương ước được ban hành theo Nghị định quan Thống sứ năm
1921 ở Bắc Kỳ, trong đó Hội đồng kỳ mục với vai trò của Tộc biểu hay giápbiểu đã thế chỗ hoàn toàn, chứ không còn song hành với Hội đồng kỳ mục trong các cộng đồng nữa [82; 113].
Ba là, thời kỳ hương ưóc cải lương (từ sau 12/8/1921 đến trước 8/1945)
Đây được coi là dấu mốc cho sự thay đổi trong lịch sử phát triển hươngước ở Việt Nam - dau mốc tiến hành cải lương sâu rộng ở xứ Bắc Kỳ Giai đoạn
này, công tác soạn thảo hương ước không còn là việc làm tự nguyện, tự do của
25
Trang 30các làng xã nữa mà nay chính quyền yêu cầu các xã, thôn, phường, trại đều phải
lập hương ước cải lương theo mẫu cho sẵn
Về hình thức, cau trúc: Ở thời kỳ này, chính quyền thực dân đã đưa ra các bảnhương ước mẫu, dựa vào bản mẫu chính quyền cấp làng xã y theo bản mẫu, điền vàochỗ trống Nhưng nhìn chung cấu trúc chung gồm: Mục lục; Chủ ý cải lương; Nộidung; Niên đại; Ký kết và Ấn triện (xem Bang 1, Phu luc)
Nội dung gồm 2 phan: Phan I: Điều lệ tong cục (hay Chính tri) Phan này,trừ những trường hợp cá biệt thì hầu hết những điều khoản mang tinh rap khuôn.Phan II: Tuc /¿ Mặc dù phong tục của làng nói chung vẫn được giữ nguyênnhưng tất cả các hủ tục như trong cưới hỏi, tang ma, khao vọng, và sự tốn kémrinh rang trong tế lễ đã được dep trừ; những hình phạt tàn nhẫn cũng bị bãi bỏ
Bốn là, hương ước mới (từ đầu thập niên 90 của thê kỷ XX trở lại đây)
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, quá trình xây dựng hương ước bị
gián đoạn bởi người ta coi đó là sản phẩm tàn dư của chế độ cũ Phải đến năm
1990, việc tái lập hương ước mới được thực hiện.
Về hình thức, hương ước mới được in trên khổ giấy A4 hoặc đóng thành khổ A3 Cấu trúc văn bản rõ ràng, thường có Lời mở đầu nêu khái quát về lịch
sử lang; nội dung quy ước được chia thành các chương mục, điều khoản cụ thé; chương cuối quy định về tổ chức thực hiện.
Nội dung hương ước mới chủ yếu trình bày về các van đề như: (i) Bảođảm giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục, thực hiện các hành vi ứng xử vănminh (ii) Các điều khoản về văn hoá, giáo dục; quản lý đời sống và xây dựngkinh tế; về an ninh trật tự, bảo vệ tài sản công: bảo vệ môi trường (iii) Bài trừ tệ nạn xã hội; chống mê tin di đoan; xoá bỏ hủ tục trong ma chay, cưới hỏi (iv) Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá [125; 26].
Hương ước trải qua bốn thời kỳ, luôn gắn liền với những thăng trầmtrong lịch sử, phản ánh chân thực và sinh động diện mạo phát triển đời sống của
các làng xã Việt Nam đương thời Tuy nhiên, dù ở trong giai đoạn lịch sử nào
26
Trang 31thì hương ước cũng có đóng góp quan trọng, là một trong những công cụ dé điềuchỉnh các mối quan hệ phức tạp chốn hương thôn.
1.2.2 Hương ước Phú Xuyên trước năm 1921
Theo công trình nghiên cứu của Đỗ Thị Hảo, hiện nay ở Thư viện Viện
Thông tin Khoa học Xã hội (thời điểm đó là Thư viện Khoa học Xã hội) và ViệnNghiên cứu Hán Nôm còn giữ được một số lệ làng cô của huyện Phú Xuyên Trong
đó, tập văn bản của các tổng có niên đại xưa nhất là niên hiệu Cảnh Hưng thứ 35(1774): Ha Đông tinh Phú Xuyên huyện Tri Chi tổng các xã tục lệ, 180 tờ; hai tậpvăn bản còn lại là Hà Đông tỉnh Phú Xuyên huyện Tri Thuỷ tổng các xã tục lệ - lậpnăm Tự Đức 5 (1852), 55 tờ; Hà Đông tỉnh Phú Xuyên huyện Già Cầu tông các xã
tục lệ - lập năm Tự Đức 18 (1865), 95 tờ.
Đầu thế kỷ XX, tỉnh Hà Đông cũng là một trong số các đơn vị được thựcdân Pháp tiễn hành thí điểm cải lương Theo Đỗ Thị Hảo thì mãi đến đầu thế kỷ
XX, khoảng niên hiệu Duy Tân thứ 4 (1910), Nhà nước bảo hộ yêu cầu các làng
xã kê khai lệ làng của địa phương mình theo mẫu định trước Các bản lệ làng
còn lại ở Phú Xuyên đến nay phan lớn được lập trong thời gian này Nội chủ yếu
đề cập đến mọi vấn đề của nông thôn thời đó, song rút cục có thể quy vào bốn
mục lớn là: hình luật, hộ luật, chính tri và phong tục [88; 48-53] Như vậy xét
theo sự phân ky các giai đoạn phát triển của hương ước kế trên, cũng như quanghiên cứu của Đỗ Thị Hảo, có thé thống kê các tập văn bản của các tổng đượclập trong giai đoạn cải lương thí điểm đang được lưu trữ tại Viện nghiên cứu
Hán Nôm như sau:
: Số Niên
STT Tap van ban cua cac tong
trang dai
1 | Hà Đông tỉnh Phú Xuyên huyện Gia Cau tông các xã tục lệ 48 1910
Hà Đông tỉnh Phú Xuyên huyện Hoàng Trung tông các xã tục
2 » y sone 65 1910
lệ
3 | Hà Đông tỉnh Phú Xuyên huyện Khai Thái tông các xã tục lệ 45 1910
4 | Hà Đông tỉnh Phú Xuyên huyện Khai Thái tông các xã tục lệ 52 1910
27
Trang 325| Hà Đông tinh Phú Xuyên huyện Thịnh Đức tông các xã tục lệ 85 1910
6 | Hà Đông tỉnh Phú Xuyên huyện Thịnh Đức tông các xã tục lệ 178 1908
Hà Đông tinh Phú Xuyên huyện Thường Xuyên tổng các xã
7 y ¿ gay 5 220 1910
tục lỆ
8 | Hà Đông tỉnh Phú Xuyên huyện Tri Thuỷ tông các xã tục lệ 95 1910
Như vậy, Phú Xuyên cũng như nhiều làng xã khác đã lập ra hương ước,tục lệ từ sớm dé góp phan quan lý làng xã Đặc biệt, từ đầu thé kỷ XX với vị tríđặc biệt quan trọng trong toàn xứ Bắc Kỳ, tỉnh Hà Đông nói chung, huyện Phú Xuyên nói riêng đã được thực dân Pháp đặc biệt quan tâm khi là nơi tiến hànhcải lương hương tục thí điểm
1 3 Sự hình thành hương ước cải lương Phú Xuyên (1921-1945)
Năm 1858, thực dân Pháp nỗ súng xâm lược Việt Nam Đến 6/6/1884,Hiệp ước Patonét đã khang định chủ quyền lâu dài của thực dân Pháp trên toàn
bộ lãnh thé đất nước ta Việt Nam từ một xã hội phong kiến độc lập, thống nhấttrở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến mà đặc trưng cơ bản là sự cau kếtgiữa dé quéc va phong kiến Trong hon 20 năm, từ những năm cuối của thé kyXIX đến những năm đầu của thế kỷ XX, chính quyền thực dân Pháp vẫn giữnguyên cơ cấu tô chức làng Việt Trong tình hình đó những bản hương ước vẫn tồn tại và trong chừng mực nhất định có tác dụng phục vụ ý đồ nắm chặt làng xã
của thực dân Pháp.
Sang đầu thế kỷ XX, nhất là sau chiến tranh thế giới thứ nhất
(1914-1918), phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân ngày càng lan rộng tới nông thôn Tính độc lập va tính tự tri của làng xã mà thực dân Pháp đã từng lợi dụng
lúc này có khả năng biến mỗi làng thành một pháo đài chống Pháp Để ngănchặn nguy cơ này, thực dân Pháp đã quyết định cải tổ lại bộ máy hành chính
làng xã hay còn gọi là cải lương hương chính Mục đích của cuộc cải lương
hương chính là tăng cường sự kiêm soát của chính quyền trung ương tới cấp cơ
sở, biến bộ máy chức dịch làng xã thành công cụ đắc lực cho chính sách cai trị
của thực dân.
28
Trang 33Thực hiện điều này, thống sứ Bắc Kỳ đã ra nghị định số 1949 ngày12/8/1921 quy định thành lập ở mỗi làng một hội đồng tộc biểu Tộc biểu cónhiệm kỳ 3 năm và được ứng bầu mãi mãi Mỗi xã được phép bầu tối thiểu là 4,tối đa là 20 tộc biểu Số lượng tộc biểu phụ thuộc vào số dân đinh của mỗi lànghoặc giáp Nghị định này cũng không nhắc đến vai trò của Tiên chỉ mà nhấn
mạnh tư cách pháp nhân của viên Chánh hương hội là “người đại diện cho làng
trước pháp luật” Chánh hương hội có nhiệm vụ trông nom việc trật tự, nhắc nhở
nhân dân thi hành các Nghị định của Hội đồng, thu thuế, định việc chỉ tiêu của
làng xã Nghị định cũng quy định những người giúp việc cho Chánh hương hội,
Phó hương hội là Thư ký, Thủ quỹ và trách nhiệm quyền hạn của các thànhviên đó Hội đồng tộc biểu cũng sẽ chọn ra Lý trưởng, Phó lý, Trương tuần déthừa hành những quyết nghị của Hội đồng và thay mặt làng xã trong mối quan
hệ với chính quyền cấp trên
Ngoài ra, Thống sứ Bắc Kỳ còn ra văn bản số 1950 ký cùng ngày với văn bản số 1949 (Nghị định 12/8/1921) về việc Lập số dự toán chi thu của các làng xã
An Nam xứ Bac Kỳ nhằm tiễn thêm một bước trong việc 6n định tình hình xã thôn
Toàn bộ những vấn đề trên được cụ thê hoá theo mẫu văn bản hương ướccải lương mà chính quyền thực dân đưa xuống các làng xã (xem Bảng 2 Phụ
lục) Trước đó, những văn bản hương ước mẫu này đã được xây dựng trên cơ sở
thực tiễn là giai đoạn “cải lương thí điểm” ở một số tỉnh thuộc khu vực Bắc Kỳ.Tuy nhiên đến Nghị định ngày 12/8/1921, cuộc cải lương hương chính này mới
được thực hiện trên phạm vi cả nước.
Với cuộc cải lương hương chính này, thực dân Pháp đã thực sự can thiệp
sâu vào đời sống làng xã và trực tiếp nam lay bộ máy quản lý của từng đơn vị tụ
cư Tuy nhiên, do Hội đồng tộc biểu được bầu là các thành viên trong dòng họ nên thiếu kinh nghiệm quản lý làng xã như Hội đồng kỳ mục mà thành viên lànhững quan lại, chức sắc cũ vốn có nhiều kinh nghiệm xử lý việc làng Vì vậy,hội đồng tộc biểu vấp phải sự phản ứng gay gắt của các kỳ mục cũ dẫn tới xung
đột có hại cho việc quản trị làng xã.
29
Trang 34Trước diễn biến trên, ngày 25/2/1927, thực dân Pháp đã lập lại Hội đồng
kỳ mục bên cạnh Hội đồng tộc biểu với chức năng giám sát bộ máy quản lý làng
xã Tuy vậy thì so với bản Nghị định năm 1921, nhiệm vụ và chức năng của Hội
đồng tộc biểu không có quá nhiều sự thay đổi, chỉ thay đổi là nhiệm vụ của Hội đồng tộc biểu được kéo dài 6 năm và tiêu chuẩn của tộc biểu không phải là
người có tài sản như trước mà là “những người xứng đáng và có học” Các
quyền bàn bạc, quyết nghị và chấp hành về cơ bản vẫn năm trong tay Hội đồngtộc biểu Trong Nghị định nảy, cũng quy định tiêu chuẩn để bầu vào Hội đồng
kỳ mục, đó là phải là dân đinh trong xã, ít nhất 30 tuổi và phải đạt một trong sốcác điều kiện về học vị hoặc chức bậc Hội đồng kỳ mục có nhiệm vụ là tổ chức
tư vấn, giám sát hoạt động va thông qua các quyết định của Hội đồng tộc biểu.Trong dot cải lương lần 2 này, chính quyền có đặt thêm chức Chưởng bạ (giữ sốđịa bạ); Hộ lại (giữ số sinh tử, giá thú) nhăm nắm chặt hơn về các vẫn đề nhân
Sự và ruộng đất của làng xã
Sau cuộc cải lương hương chính lần 2, đến năm 1941 do những mâu thuẫn vẫn tiếp tục diễn ra giữa Hội đồng tộc biểu và Hội đồng kỳ mục, chính quyềnthực dân phải tìm cách chan chỉnh lai và lần cải lương này cũng được đặt trongkhuôn khổ những cải cách về hành chính, thông qua đạo dụ ngày 23/5/1942 củaBảo Đại (được toàn quyền Đông Dương chuẩn y băng Nghị định số 3702 ngày29/6/1941) Đạo dụ này có nội dung chính là giải thé Hội đồng tộc biểu, khôi phục lại hoàn toàn vai trò của Hội đồng kỳ mục trong quản lý làng xã, Hội đồng
kỳ mục sẽ điều hành mọi công việc với sự giúp đỡ của các chức dịch, đứng đầu
là Lý trưởng Trong Hội đồng kỳ mục, người đứng đầu là các Tiên chỉ và Thứchỉ Việc sắp xếp thứ tự trên dưới của các thành viên trong Hội đồng kỳ mục đềuphải được sự chuẩn y của quan Công sứ chủ tỉnh Đây cũng là cuộc cải lươnghương chính cuối cùng mà thực dân Pháp tiễn hành ở xứ Bắc Kỳ
Cải lương hương ước là biện pháp quan trọng dé biến cải lương hươngchính từ văn bản thành hiện thực Hiểu rõ vai trò của hương ước trong đời sốnglàng xã Việt, thực dân Pháp đã lợi dụng điều đó dé kiểm soát, thống nhất va thé
chế hoá các bản hương ước, yêu cau các làng lập lại hương ước theo mẫu quy
30
Trang 35định và phải ghi nhận những điều phù hợp với nội dung cải lương hương chính,đồng thời hương ước phải do chính quyền phê duyệt sau khi thông qua Hội đồng
hương chính.
Bản cải lương hương ước mẫu dot 1 gồm 2 phan: Phan thứ nhất: Chính tri
- t6 chức hội đồng tộc biéu; Phan thứ hai - Tục lệ Nội dung cải lương hươngchính được đưa vào phần thứ nhất gồm 20 khoản Phần hai - Tục lệ khoảng 9-10 khoản Mỗi khoản có các điều và trong các điều có phần hướng dẫn các làng tự khai, hoặc in sẵn cho các làng điền vào, kèm theo cả quy định số tiền phạt đốivới những hành vi sai trái Đặc biệt, trong điều thứ nhất thường ghi chiều theoNghị định của quan Thống sứ ngày 12/8/1921
Năm 1927, thực dân Pháp lại ban hành một sé Nghi định và Thông tuhướng dẫn thực hiện cải lương hương chính lần 2 ở Bắc Kỳ Căn cứ vào các vănbản này và dựa vào mẫu đợt 1, chính quyên cấp tỉnh đã vạch ra mẫu hương ướcmới gửi tới các làng xã Ban mẫu này cũng gồm 2 phan: Chính trị và Tục lệ,song nội dung mỗi phần ngắn gọn hơn và chặt chẽ hơn đợt 1 Phần Chính trị gồm các mục: Tổ chức và chức năng của Hội đồng tộc biểu (Hương hội); chứcnăng của Hội đồng kỳ mục; cách tuyển cử Lý trưởng, Phó lý, Chưởng bạ,Trương tuần và nhiệm vụ của ho; số chi thu của làng xã; lương bổng cho các hương chức; việc quan trị công sản; việc san bổ sưu thuế; việc tuần phòng chống hoả, chống trộm cướp; việc học hành trong làng xã; việc tiếp quan trên; việc cắtlính; việc tạp dịch; việc chống gian lậu; giữ gìn vệ an ninh, canh phòng; việc xét
xử các vụ khiếu kiện trong làng xã; phân bổ công điền, công thé; tu bồ, kiến trúcđình, chùa Trong đó 3 mục đầu liên quan đến vấn đề nhân sự, hoạt động, chứcnăng của hai Hội đồng và bộ phận chức dịch làng xã là quan trọng nhất Trongđợt cải lương hương chính lần 2 này, việc thực hiện các quy định, quy chế hoạtđộng, các cơ chế tuyển cử và quản lý làng xã về các mặt gần như đã bắt đầu thành nếp, do vậy hương ước thường không ghi cụ thể như đợt 1 các điều luậtcủa nghị định thành điều khoản của hương ước Ké cả việc bồ sung lại Hội đồng
kỳ mục và chức năng cũng chỉ ghi văn tắt là “Theo như điều 1ó, đạo Nghị định
ngày 25/2/1927”.
31
Trang 36Đợt 3 cải lương hương chính, chính quyền thực dân không đưa ra mẫu
hương ước chung như trước Các hương ước lập trong thời gian này thường theomẫu hương ước dot 2
Nếu như trong phan I - Chính trị, các điều khoản của hương ước cải lương mẫu đều bám sát vào nội dung của những Nghị định, Thông tư, Đạo dụ mà Nhànước ban hành, thì ở phần II - Tục lệ, do tục lệ mỗi làng mỗi khác nên bản mẫuchỉ đưa ra một vài gợi ý chung, như lệ hương am; lệ vọng, khánh hạ; các lệ té tự,các tiết lễ; lệ phân chia ruộng đất công; lệ ngôi thứ yến âm tại đình làng; lệ bánthứ vi, bán hậu; lệ kính biếu; hôn lễ; tang lễ: lệ nhập cư, ngụ cư, ký táng.
Dựa vào ban mẫu với những nội dung định sẵn mà chính quyền thực dânđưa xuống, chính quyền cấp làng xã có nhiệm vụ y theo bản mẫu, điền thêm thông tin vào chỗ trồng và khai rõ phong tục tập quán riêng của địa phương rồiđóng dấu, ký tên, điểm chỉ của người lập ra hương ước, của chức dịch (Chánhtổng, Lý trưởng, Tiên chỉ, quan huyện, phủ)
32
Trang 37TIỂU KET
Phú Xuyên là một vùng đất có lịch sử lâu đời, bởi vậy đời sống văn hóamang những nét giá trị chung của vùng văn hóa làng xã Bắc Kỳ xưa Cũng như
ở những làng quê Việt, hương ước ra đời như một “luật làng” đóng vai trò quan
trọng trong xây dựng và quản lý làng xã.
Năm 1902, Phú Xuyên thuộc tinh Cầu Do, đến năm 1904, thực dân Pháp đổi tên tinh Cầu Do thành Hà Đông Hà Đông nămở phía Tây - Nam Hà Nội, có
một vi trí đặc biệt quan trong, là cửa ngõ ra vào Hà Nội - trung tâm chính tri,
quân sự, kinh tế, văn hoá xã hội của toàn xứ Bắc Kỳ Với vị trí đặc biệt cùng nềnvăn hoá da dạng, các làng xã ở tinh Ha Đông có thé xem là tiêu biểu và điểnhình cho vùng đồng băng Bắc Bộ Vì vậy Hà Đông đã được chính quyền thực dân Pháp chọn làm tỉnh thử nghiệm cải lương hương chính ở Bắc Kỳ Phú
Xuyên khi đó cũng thuộc dia ban tỉnh Hà Đông, do đó cũng là một trong những
địa bàn nằm trong chính sách cải lương thí điểm của thực dân Pháp Giai đoạn 1905-1906 đến trước năm 1920 (trước khi Pháp chính thức tiến hành cuộc cảilương hương chính ở toàn Bắc Kỳ năm 1921), ở Phú Xuyên đã có 8 tập văn banhương ước, tục lệ của 8 tông Day chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra đời của hương ước cải lương huyện Phú Xuyên giai đoạn 1921-1945.Cùng với các Nghị định, Thông tư được ban hành trên toàn khu vực xứ Bắc Kỳcủa thực dân Pháp, cũng giống những làng xã người Việt khác, làng xã huyệnPhú Xuyên cũng tiến hành soạn thảo hương ước cải lương theo mẫu chung mà
thực dân Pháp ban hành Hương ước cải lương huyện Phú Xuyên cũng ra đời
trong bối cảnh đó
33
Trang 38Chương 2HƯƠNG UOC CẢI LUONG VÀ SỰ PHAN ANH ĐỜI SÓNG CHÍNH TRI
- KINH TE - VĂN HOA - XA HỘI HUYỆN PHU XUYÊN GIAI DOAN
1921-1945
2.1 Tập hợp văn bản hương ước cải lương huyện Phú Xuyên tỉnh Hà
Đông (1921-1945)
Về số lượngTrên cơ sở thống kê số hương ước được lập trong giai đoạn cải lươnghương chính chính thức áp dụng trên khắp Bắc Kỳ (1921-1945) lưu tạiVTTKHXH, chúng tôi nhận thấy trên địa bàn huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Đông
có tất cả 54 bản hương ước cải lương Đây đều là bản sao Trước năm 1945, huyệnPhú Xuyên có 72 xã thôn nên số xã thôn có hương ước chiếm tỷ lệ 75% (54/72)nên có thể nói số lượng 54 bản hương ước cải lương đủ điều kiện dé phân tích cácnội dung kinh tế, văn hóa, xã hội mà hương ước phản ánh
Trong số 54 văn bản hương ước cải lương của huyện Phú Xuyên hiệncòn, có 4/54 bản không có chữ ký hay con dau chứng thực của những người cótrách nhiệm ngoài dòng chữ “Thừa sao y chính bản” ở cuối văn bản Nhưng, về
cơ bản đây là những bản sao đã được chứng thực, có giá trị pháp lý ngang bằng với bản gốc.
Về chữ viết
Trong tập hợp hương ước cải lương của huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Đông,
văn bản chữ Nôm phổ biến với 41/54 hương ước, chữ Quốc ngữ với 13/54 hương ước Đa phần các bản đều được viết tay; 2/54 văn bản được đánh máy.Nhiều bản hương ước chữ rất mờ và khó đọc (thôn Nam, An Mỹ, thôn Phú, NhịKhê) Từ ngữ, chính tả có nhiều sự khác biệt giữ các chữ như “l”-“n:, “ch”-“tr”,
“d”-“gi”, “x”-“s”, Các hương ước có dung lượng day mỏng khác nhau, từ 2 đến
74 trang Số điều từ 5 đến 158 điều.
34
Trang 39Về niên đại
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có 47/54 bản hương ước huyện PhúXuyên ghi năm lập, chiếm 87%; số lượng hương ước không có năm lập gồm 7bản chiếm 13%
Qua khảo sát 47 bản có ghi năm lập cho thấy các hương ước cải lương
của huyện Phú Xuyên được lập vào cả 3 đợt của cuộc cải lương hương chính
(theo các nghị định của Thống sứ Bắc Kỳ ngày 12/8/1921, 25/2/1927 và đạo dụ của Bảo Đại ngày 23/5/1941) Số lượng hương ước được lập trong ba đợt có sự
tương đồng: đợt 1 va đợt 3 đều có 17 bản (chiếm 31,5%), đợt 2 số lượng thấp
Trang 40Về con dấu và chữ kýPhan lớn hương ước cải lương của huyện Phú Xuyên đều ghi day đủ tên
của những người có trách nhiệm soạn thảo hương ước, tên và chữ ký của các
viên chức cấp làng xã với đầy đủ con dấu, tuy nhiên số lượng con dấu và chữ
ký của mỗi làng xã là khác nhau Cụ thể: Hương ước cải lương của PhúXuyên có 50/54 bản có con dấu của những vị chức trong làng và 4 bản (NhanSơn, Hoàng Đông, Lễ Nhué, An Khánh) không có con dấu Chữ ký, cũnggiống như con dấu, có 50/54 bản có chữ ký và 4 bản (Nhan Sơn, HoàngĐông, Lễ Nhuế, An Khánh) không có chữ ký Bản có ít nhất 1 chữ ký của Lýtrưởng (làng Sơn Thanh) Bản có nhiều chữ ký nhất là văn bản của xã MỹLâm và thôn Cựu với 23 chữ ký Chữ ký trong các hương ước bao gồm Chánh
hội, Phó hương hội, Tiên chỉ, Thứ chỉ, Lý trưởng, Phó lý, Thư ký, Thủ quỹ, Chưởng bạ, Hộ lại, (xem Bảng 3, Phụ lục).
Theo quy định của chính quyền thực dân, các bản hương ước ngoài chữ
ký của các chức dịch trong làng xã thì phải có cả dấu ấn và chữ ký của tri huyện
sở tại Đối chiếu với các văn bản hương ước huyện Phú Xuyên thì chỉ có một số bản có mục dé quan Tổng đốc hay Tri huyện (Cô Trai, thôn Nam, An Mỹ, Văn Quán, thôn Cựu) ký duyệt Điều này cho thấy chỉ rất ít các làng xã huyện PhúXuyên sao chép nội dung phê duyệt trong các bản sao hương ước nộp về ViệnViễn đông Bác cô
Kết cấu của hương ước
Do được lập theo khuôn mẫu chung do thực dân Pháp ban hành, nên hầuhết các văn bản hương ước đều có cấu trúc giỗng nhau gồm: Mục lục, Mục đích lập số hương, Nội dung chính, Ký kết và Ấn triện Con số thống kê cho biết, có 42/54 bản có mục lục (chiếm 85%), mục đích lập hương ước có 47/54 bản(chiếm 87%) (xem Bảng 4, Phụ lục)
Phần mục đích lập số hương ước của hương ước cải lương huyện PhúXuyên chiếm khoảng 1⁄4 số trang với nội dung chủ yếu là phân tích, giải thích về
lí do và ý nghĩa của việc lập hương ước Cac văn bản này được làm theo tinh
36