1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

giáo trình thuế nghề kế toán doanh nghiệp cao đẳng

153 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH

GIÁO TRÌNHMÔN HỌC: THUẾ

NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆPTRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày…….tháng….năm 20 của Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình

Ninh Bình

Trang 2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đượcphép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và thamkhảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinhdoanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Thuế là môn học thuộc nhóm các môn học chuyên ngành, có vị trí quantrọng trong khoa học kinh tế quản lý nói chung và khoa học kế toán nói riêng.Thuế không chỉ là nguồn thu chủ yếu cho Ngân sách nhà nước mà còn là côngcụ điều tiết vĩ mô quan trọng và hiệu quả của nền kinh tế Thông qua chính sáchthuế, Nhà nước khuyến khích đầu tư, sản xuất và tiêu dùng đối với từng mặthàng, ngành nghề, lĩnh vực trọng điểm được ưu đãi; đồng thời hạn chế đầu tư,sản xuất đối với ngành nghề mà Nhà nước chủ trương thu hẹp trong từng giaiđoạn nhất định Có thể nói, kiến thức về thuế là cần thiết và hữu ích cho tất cảcác chủ thể trong nền kinh tế và cho toàn xã hội.

Giáo trình biên soạn theo chương trình dạy nghề trình độ Cao đẳng nghềkế toán doanh nghiệp của Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình năm 2021 nhằmphục vụ giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh viên chuyên ngành Kế toándoanh nghiệp Giáo trình bao gồm:

Bài mở đầu:

Chương 1: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Chương 2: Thuế tiêu thụ đặc biệt

Chương 3: Thuế giá trị gia tăng

Chương 4: Thuế thu nhập doanh nghiệp

Chương 5: Thuế và các khoản phí, lệ phí khác.

Để biên soạn giáo trình, chúng tôi đã tham khảo các tài liệu: Giáo trình Lýthuyết Thuế của Vụ trung học chuyên nghiệp, Thuế thực hành (Lý thuyết và bài tập), …

Giáo trình Thuế đã được Hội đồng thẩm định Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình xét duyệt.

Tuy nhiên trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp quý báu chân thành của bạn đọc.

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2

Bài mở đầu: 7

ĐỐI TƯỢNG NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

1 Thuế và vai trò của thuế trong nền kinh tế 7

1.1 Sự ra đời và phát triển của thuế 7

1.2 Khái niệm và đặc điểm của thuế 11

1.3 Vai trò của thuế 13

2 Các yếu tố cơ bản cấu thành nên một sắc thuế 15

2.1 Tên gọi của sắc thuế 15

2.2 Đối tượng nộp thuế 15

2.3 Đối tượng chịu thuế 16

2.4 Cơ sở tính thuế 16

2.5 Mức thuế 16

2.6.Chế độ giảm thuế, miễn thuế 17

2.7 Chế độ trách nhiệm 18

2.8 Thời hạn thu, thủ tục nộp thuế và các chế tài liên quan 18

3 Phân loại thuế 18

3.1 Phân loại thuế theo đối tượng chịu thuế 18

3.2 Phân loại theo phương thức đánh thuế 19

3.3 Phân loại theo mối quan hệ đối với khả năng nộp thuế 20

3.4 Phân loại theo phạm vi thẩm quyền về thuế 20

4 Các tiêu chí để xây dụng hệ thông thuế 21

2.3 Phương pháp tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu 38

2.4 Miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 38

2.5 Đăng ký, kê khai, nộp thuế xuất nhập khẩu 38

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 40

Trang 5

CHƯƠNG 2: THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 41

1 Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc thíêt lập và tác dụng của thuế tiêu thụđặc biệt 41

1.1 Khái niệm 41

1.2 Đặc điểm 41

1.3 Nguyên tắc thiết lập thuế TTĐB 43

2 Nội dung cơ bản của thuế tiêu thụ đặc biêt ở Việt Nam 44

2.1 Phạm vi áp dụng thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) 44

2.2 Căn cứ tính thuế 46

2.3 Phương pháp tính thuế TTĐB 46

2.4 Chế độ miễn, giảm, hoàn thuế TTĐB 48

2.5 Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế 49

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 52

CHƯƠNG 3: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 53

1 Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc thiết lập và tác dụng của thuế giá trịgia tăng (GTGT) 53

1.1 Khái niệm, đặc điểm của thuế GTGT 53

2 Nội dung cơ bản của thuế GTGT hiện hành ở Việt Nam 57

2.1 Phạm vi áp dụng 57

2.2 Căn cứ tính thuế 59

2.3 Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng 62

2.4 Quy định về hoá đơn chứng từ mua, bán hàng hóa, dịch vụ 66

2.5 Chế độ hoàn thuế giá trị gia tăng 66

2.6 Chế độ giảm thuế, miễn thuế 69

2.7 Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế 70

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 76

CHƯƠNG 4 : THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 77

1 Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc thiết lập và tác dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp 77

1.1 Khái niệm 77

1.2 Đặc điểm 77

1.3 Nguyên tắc thiết lập thuế thu nhập doanh nghiệp 78

1.4 Tác dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp 80

2 Nội dung cơ bản của thuế tndn hiện hành ở việt nam 80

2.1 Đối tượng nộp thuế 80

2.2 Đối tượng chịu thuế 80

2.3 Căn cứ tính thuế 81

2.5 Miễn, giảm thuế TNDN 92

2.6 Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế TNDN 95

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 96

CHƯƠNG 5: CÁC KHOẢN THUẾ VÀ LỆ PHÍ KHÁC 97

1 Thuế chuyển quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất 97

1.1 Đối tượng nộp thuế 97

1.2 Đối tượng chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất 97

1.3 Căn cứ tính thuế 98

Trang 6

1.4 Thuế suất 98

1.5 Phương pháp tính thuế 98

2 Thuế Thu nhập cá nhân 98

2.1 Giới thiệu chung về thuế thu nhập cá nhân 98

2.2 Đối tượng nộp thuế 100

2.3 Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế 100

2.4 Thuế suất, biểu thuế 103

2.5 Kê khai thuế, nộp thuế và quyết toán thuế thu nhập cá nhân 104

3 Thuế tài nguyên 106

3.1.Giới thiệu chung về thuế tài nguyên 106

3.2 Đối tượng nộp thuế 107

3.4 Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế 107

3.5 Miễn, giảm thuế 110

3.6 Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế 112

4 Thuế nhà, đất 113

4.1 Giới thiệu chung về thuế nhà, đất 113

4.2 Đối tượng nộp thuế đất 115

4.3 Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế 116

4.4 Phương pháp và căn cứ tính thuế đất 117

a Diện tích đất tính thuế 117

4.5 Miễn, giảm thuế đất 119

4.6 Thủ tục kê khai, thu nộp thuế đất 119

5 Phí, lệ phí và thuế môn bài 121

5.1.Nội dung cơ bản của phí, lệ phí 121

5.2 Thuế môn bài 126

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5 128

PHẦN BÀI TẬP 129

Trang 7

GIÁO TRÌNH MÔN HỌCTên môn học: Thuế

Mã môn học: MH32

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:

- Vị trí: Môn học được bố trí giảng dạy sau khi đã học xong các môn họccơ sở;

- Tính chất: Là môn học chuyên môn nghề;

- Ý nghĩa và vai trò của môn học: Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triểncủa Nhà nước và là công cụ quan trọng của bất kỳ quốc gia nào Vì thế nghiêncứu môn thuế có vai trò quan trọng trong chương trình dạy học nghề Kế toándoanh nghiệp

II Mục tiêu môn học:

Trang 8

Bài mở đầu: Mã bài: THC0

ĐỐI TƯỢNG NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUGiới thiệu: Sự ra đời, phát triển và tầm quan trọng của thuế đối với sự

phát triển và tồn tại của các quốc gia.

Mục tiêu:

- Nhận biết được tính tất yếu khách quan của sự ra đời và phát triển cũngnhư vai trò của thuế đối với nền kinh tế, từ đó thấy được tầm quan trọng của nóđối với mọi hoạt động của nền kinh tế;

- Trình bày được các yếu tố cấu thành nên một sắc thuế;- Phân biệt được các sắc thuế trong nền kinh tế hiện nay.

1 Thuế và vai trò của thuế trong nền kinh tế

1.1 Sự ra đời và phát triển của thuế

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, Thuế ra đờilà cần thiết khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhànước.

Nhà nước là một tổ chức chính trị, đại diện quyền lợi cho giai cấp thốngtrị, thi hành các chính sách do giai cấp thống trị đặt ra để cai trị xã hội Nhànước xuất hiện đòi hỏi có cơ sở vật chất nhất định để đảm bảo cho sự tồn tại vàhoạt động của mình Do đó, Nhà nước phải dùng quyền lực chính trị vốn có đểtập trung một bộ phận của cải trong xã hội vào tay Nhà nước Việc huy động,tập trung nguồn của cải đó có thể được thực hiện bằng các cách khác nhau, trongđó có hình thức đóng góp bắt buộc được là Thuế.

Thuế luôn luôn gắn chặt với sự phát triển của tổ chức bộ máy Nhà nước.Sự phát triển và thay đổi hình thái tổ chức Nhà nước luôn kéo theo sự cải biếncủa các hình thức thuế và hệ thống thuế nói chung Xem xét sự phát triển củacác hình thức và phương pháp thu thuế,có thể chia lịch sử hình thành và pháttriển của thuế thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất-bắt đầu từ thế giới cổ đại đến đầu thế kỉ XVI đượcđặc trưng bởi sự hình thành các loại thuế sơ khai và Nhà nước chưa có bộ máythu thuế hoàn chỉnh.

Thuế xuất hiện đầu tiên dưới thời La Mã cổ đại Ban đầu đất nước này chỉbao thành phố Rome Chi phí quản lí đất nước còn nhỏ bé, Hội đồng thành phốlàm việc không được trả công và việc cống hiến tài sản cá nhân được xem làniềm vinh dự và đem lạ sự kính trọng Chi tiêu của Chính phủ chủ yếu là chi cho

Trang 9

việc xây đắp thành luỹ, nhà ở và được trang trải bởi những khoản thu về thuêđất Nhưng khi chiến tranh xãy ra thi người dân thành Rome bắt đầu biết đếnnộp thuế, lao dịch và cống nạp để trang trải cho những nhu cầu cần thiết của đấtnước.

Mô hình thuế đầu tiên khá khắc nghiệt thể hiện ở mức thu theo thuế suấtđịnh sẵn 10% đối với tất khoản cần nộp hoặc trưng thu "Kinh Thánh nói rằngmột phần mười các loại cây trồng được để dành phân phối lại và hỗ trợ cho nhàtu" Cùng với sự phát triển của Nhà nước, dần dần xuất hiện thuế suất "10%" đốivới tất cả các khoản thu nhập đầu tiên.Từ thời Hy Lạp cổ đại khoảng thế kỉ VII-VI trước công nguyên, dân biểu đều biết đến nguyên tắc cơ bản của chính quyềntính thuế thu nhập 10% hay 20% Điều này cho phép Chính phủ tập chung đượctiền bạc, của cải vào ngân sách để phân phối cho quân đội, chi phí cho việc bảovệ biên giới, xây dựng nhà thờ, đường ống dẫn nước, đường xá, tổ chứ các lễhội, trợ cấp cho người nghèo và các mục đích xã hội khác

Nguồn thu chính của ngân sách La Mã lúc đầu là thuế đất Các loại bấtđộng sản,vật nuôi, nô lệ Sau này xuất hiện thêm một số loại thuế khác như thuếthu vào hoa quả Người dân thành thị chỉ phải trả một thứ thuế duy nhất là thuếthân.

Vào thế kỉ IV-III trước công nguyên đế quốc La Mã được mở rộng bằngviệc chiếm đóng thêm những thành phố khác và biến chúng thành thuộc địa củamình Các khoản nộp thuế và cống nạp cũng phong phú hơn

Trong một thời gian dài ở La Mã chưa có bộ máy thu thuế của Chính phủ.Việc thu thuế được giao cho một số đại diện do Chính phủ uỷ quyền Hoạt độngcủa họ tách khỏi sự hỗ trợ của dân chúng mà Chính phủ lại không thể kiểm soátđược Kết quả là diễn ra tình trạng mua chuộc ,đút lót,lạm dụng quyền lực Tìnhtrạng đó đưa đến cuộc khủng hoảng kinh tế vào thế kỉ I trước công nguyên.

Đến thời kỳ đế chế La Mã ,vua Oktavian(từ năm 63 đến năm 14 trướccông nguyên)đã thành lập một tổ chức tài chính độc lập của Chính phủ nhằmthực hiện chức năng kiểm tra,giám sát thu thuế Chính phủ quản lý chặt chẽ cáckhoản thu thuế bằng cách so sánh lợi thế về đất đai ở từng địa phương, lập sổghi chép chi tiết về việc sở hữu đất đai và thống kê tài sản của từng người dân.Sổ sách đựơc kí gửi bởi người đứng đầu của địa phương, mỗi người dân có tráchnhiệm trình cho cơ quan chức năng xem bản khai mình

Các hình thức thuế dưới thời đế chế la mã cũng phong phú hơn, bao gồmcác hệ thống thuế thu và thuế gián thu Các loại gián thu điển hình là thuế

Trang 10

doanh thu đánh theo mức thuế xuất 1%, thuế đặc biệt tính theo doanh thu buônbán nô lệ 4%, thuế trả tự do cho người nô lệ được tính 5% theo giá thị trường vào năm thứ 6 sau công nguyên ,vua Oktavian Augút đưa ra thuế thừa kế vớithuế suất là 5% đối với người La Mã.

Tuy nhiên, tổ chức tài chính của chính phủ không trực tiếp thu thuế củadân mà giao cho các lãnh địa thực hiện chính phủ thông qua các tổ chức côngkhố xem xét, đánh giá và xác định tổng số thuế phải nộp ở các địa phương, đồngthời kiểm tra về thời gian nộp thuế Trong thời gian này, thuế thu nộp bằng tiền.Người dân bán lương thực, thực phẩm lấy tiền nộp thuế điều này kích thích vàphát triển mối quan hệ hàng hoá- tiền tệ, làm sâu sắc hơn quá trình phân cônglao động xã hội và thúc đẩy tiến trình đô thị hoá.

Tuy nhiên, trong thời kỳ này nhiều hình thức thuế được ban hành lạikhông làm hưng thịnh về tài chính cho đế quốc la mã ngược lại, gánh nặng thuếkhoá đối với người dân là nguyên nhân quan trọng gây ra khủng hoảng tài chínhvà đưa kinh tế nước lâm vào tình trạng yếu kém.

Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ thế kỷ thứ XVI đến đầu thế kỷ thứ XIX: hìnhthành hệ thống thuế và các tổ chức thu thuế tương đối hoàn chỉnh.

Chính phủ hiện đại xuất hiện ở châu Âu vào khoảng thế kỷ XVI đầu thếkỷ XVII Do chưa có đội ngũ quan chức thu thuế chuyên nghiệp nên Chính phủđã sử dụng các chủ thái ấp vào công tác thu thuế Một số quốc gia châu Âu đã sửdụng phương pháp đấu giá quyền thu thuế: số thuế được xác định và nhượng lạingay sau khi nhận được quyền thu thuế nếu ai trả mức cao nhất trong cuộc đấugiá Tất cả số tiền thuế thu được ngay lập tức được chuyển vào quỹ của Chínhphủ Sau đó các chủ thái ấp sẽ thực hiện trọng trách quốc gia và nhận được thunhập cho mình Ngân sách quốc gia lại trong tình trạng nghèo nàn và điều nàylặp lại tình trạng lịch sử như thời La Mã cổ đại.

Để khắc phục tình hình đó, năm 1662 ở Pháp các văn bản pháp luật đãgiới hạn phần hoa hồng trả cho chủ thái ấp Vì thế, tổng số thu thuế vào ngânsách của Chính phủ ngày càng tăng và chi phí cho việc thu thuế ngày càng giảm.Chính việc chuyển các tổ chức thu thuế vào trong hệ thống quản lý của Chínhphủ đã làm cho việc thu thuế hợp lý hơn Vào đầu thế kỷ XVIII ở các nướcphương Tây đã thiết lập bộ máy hành chính của Chính phủ để tổ chức và kiểmsoát chặt chẽ việc thu thuế

Trong khoảng thời gian này, ở các quốc gia châu Âu xuất hiện rất nhiềuloại thuế nhưng không có khoản thu lớn Nguồn thu Chính của chính phủ là thuế

Trang 11

thân Giới quý tộc và tăng lữ thì không phải nộp thuế này, ngược lại giai cấp tưsản và nông dân phải nộp cho Chính phủ 10-15% toàn bộ thu nhập của mình.Các quan chức và viên chức nhà nước, quân đội nếu được thăng chức cũng phảinộp một khoản thuế đặc biệt

Trong hệ thống thuế trực thu thường bao gồm: thuế đất, thuế đối với trangthiết bị quân đội, thuế mua ngựa, thuế tuyển mộ lính (người nộp thuế này đượcmiễn trừ khỏi nghĩa vụ quân sự) Nguồn thu chủ yếu trong hệ thống thuế giánthu là thuế quan với mức thu từ 5% đến 25% Tuy vậy, việc ấn định mức thuếcho từng loại hàng hoá xuất nhập khẩu cũng không có cơ sở khoa học Do đó, cónhững hàng hoá xuất nhập khẩu đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách, nhưng lạikìm hãm cho sự phát triển của thương mại.

Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ thế kỷ XIX cho đến nay - đó là thời kỳ hìnhthành hệ thống thuế và bộ máy thu thuế hoàn chỉnh.

Trong giai đoạn này ở hầu hết các nước phát triển đã hình thành hệ thốngthuế với các luật thuế và bộ máy thu thuế hoàn chỉnh Các loại thuế đã có trướcđây dần được hoàn thiện hơn, trong đó phải kể đến thuế ruộng đát ngày càng giữvai trò quan trọng trong việc tạo lập nguồn thu cho Chính phủ Năm 1860, thuếđất ở Pháp chiếm 29% tổng số thuế và 59% tổng số thuế trực thu ; ở áo là 28%và 44%; ở Bỉ là 25% và 53% và ở Italia là 40% và 76%.

Nếu như thời kì đầu của chủ nghĩa tư bản, thuế quan rất phát triển vàchiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu ngân sách, thì hiện nay vai trò của hìnhthức thuế này ngày càng lu mờ nhường chổ cho các loại thuế khác trong thờigian đó xuất hiện nhiều hình thức thuế mới và được phát triển đến ngày nay:Thuế thu nhập cá nhân ra đời ở Anh vào năm 1942 sau đó nhiều nước côngnghiệp phát triển khác cũng áp dụng thuế này(Nhật- 1887, Mỹ-1913 và Pháp-1914) Hiện nay, thuế thu nhập cá nhân là một trong những hình thức thuế giữvai trò quan trọng bậc nhất trong hệ thống thuế của quốc gia phát triển, khôngphải chỉ có tổng thu nhập thuế mà cả vai trò của nó trong phân phối thu nhập.Nhiều hình thức thuế mới tiên tiến cũng được nghiên cứu và đưa vào áp dụngtrong thực tiễn: thuế giá trị gia tăng ra đời ở Pháp năm 1954 và hiện nay đã lanrộng ra nhiều quốc gia đang phát triển khác và trở thành hình thức thuế gián thuphổ biến trên thế giới.

Bộ máy thu thuế ở các nước phát triển cũng ngày càng được hoàn chỉnhvà hình thành đồng bộ từ trung ương đến địa phương, không chỉ bao gồm các cơquan quản lý thu nộp thuế, mà ở nhiều quốc gia còn có cả bộ máy cảnh sát thuế,

Trang 12

toà án thuế riêng biệt nhằm đảm bảo sự thống nhất trong việc xây dựng luậtthuế, tổ chức thu thuế, kiểm tra thu nhập thuế và xử lý các vi phạm.

Như vậy, cùng với việc mở rộng các chức năng và nhiệm vụ của Nhànước, các hình thức thuế ngày càng phong phú hơn, công tác quản lý thuế ngàycàng hoàn thiện hơn và thuế đã trở thành một công cụ quan trọng, có hiệu quảcủa Nhà nước để tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của nhà nước.

1.2 Khái niệm và đặc điểm của thuế

1.2.1 Khái niệm

Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân choNhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho

mục đích công cộng.1.2.2 Đặc điểm của thuế

a, Tính bắt buộc

Tính bắt buộc là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế để phân biệt giữa thuếvới các hình thức động viên tài chính khác của ngân sách Nhà nước Nhà kinh tếhọc nổi tiếng Joseph E.Stiglitz cho rằng: "Thuế khác với đa số những khoảnchuyển giao tiền từ người này sang người kia: trong khi tất cả những khoảnchuyển giao đó là tự nguyện thì thuế lại bắt buộc".

Đặc điểm này vạch rõ nội dung kinh tế của thuế là những quan hệ tiền tệ,được hình thành một cách khách quan và có một ý nghĩa xã hội đặc biệt-việcđộng viên mang tính chất bắt buộc của Nhà nước Phân phối mang tính chất bắtbuộc dưới hình thức thuế là một phương thức phân phối của Nhà nước, theo đómột bộ phận thu nhập của người nộp thuế được chuyển giao cho Nhà nước màkhông kèm theo một sự cấp phát hoặc những quyền lợi nào khác cho người nộpthuế.

Tính chất bắt buộc của việc chuyển giao thu nhập bắt nguồn từ những lýdo sau:

Thứ nhất: hình thứ chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế không gắnvới lợi ích cụ thể của người nộp thuế,do đó không thể sử dụng phương pháp tựnguyện trong việc chuyển giao Để đảm bảo nhu cầu chi tiêu công cộng,Nhànước tất yếu phải sử dụng quyền lực chính trị để bắt buộc mọi đối tượng có thunhập phải chuyển giao.

Thứ hai: trong xã hội văn minh nhu cầu của các thành viên cộng đồng vềhàng hoá công cộng ngày càng tăng mà phần lớn hàng hoá này lại do Nhà nướccung cấp Để duy trì hoạt động cung cấp hàng hoá công cộng thì thu nhập về

Trang 13

hàng hoá công cộng từ những người thụ hưởng phải đủ bù đắp các chi phí bỏ ra.Những hàng hoá công cộng lại có tính chất đặc biệt, nó không thể phân bổ theokhẩu phần để sử dụng và người thụ hưởng cũng không muốn sử dụng theo khẩuphần Mặt khác, hàng hoá công cộng không có tính cạnh tranh và không thể đemra trao đổi trực tiếp trên thị trường để bù đắp các chi phí Chính vì thế trong việccung cấp hàng hoá công cộng đã xuất hiện những “ người ăn không” , nghĩa làkhông ai tự nguyện trả tiền cho việc thụ hưởng hàng hoá công cộng Do đó, đểđảm bảo cung cấp hàng hoá công cộng Nhà nước chỉ có thể sử dụng phươngpháp thuế để buộc tất cả mọi người, kể cả “ người ăn không” phải chuyển giaothu nhập của mình sang khu vực công.

Tuy nhiên, tính bắt buộc của thuế không có nội dung hình sự, nghĩa làhành động đóng thuế cho Nhà nước không phải là hành động xuất hiện khi cóbiểu hiện phạm pháp, mà hành động đóng thuế là hành dộng thực hiện nghĩa vụcủa người công dân.

Từ đặc trưng này, thuế không giống như các hình thức huy động tài chínhkhác của ngân sách Nhà nước như chi phí, lệ phí, công trái, hoặc hình thức phạtbằng tiền Hình thức phí, lệ phí, công trái nói chung mang tính tự nguyện và cótính chất đối giá Còn phạt tiền cũng là hình thức bắt buộc, song nó chỉ xảy rakhi người bị phạt có hành vi vi phạm luật lệ làm phương hại đến lợi ích Nhànước hoặc cộng đồng

b, Tính không hoàn trả trực tiếp

Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế được thể hiện ở chỗ: Thuếđược hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua các dịch vụ công cộng củaNhà nước Sự không hoàn trả trực tiếp được thể hiện cả trước và sau khi thuthuế Trước khi thu thuế, nhà nước không hề cung ứng trực tiếp một dịch vụcông cộng nào cho người nộp thuế Sau khi nộp thuế Nhà nước cũng không cósự bồi hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế Cũng như vậy, người nộp thuếkhông thể phản đối việc thực hiện nghĩa vụ thuế với lí do họ không được hoặc ítđược sử dụng các dich vụ công cộng Người nộp thuế cũng không có quyền đòihỏi được thừa hưởng nhiều dịch vụ công cộng hơn so với số thuế mà họ phải trảvà họ cũng không thể từ chối nộp thuế với lí do họ đã phải thanh toán cho cáckhoản chi trái với nguyên tắc này.

Đặc điểm này giúp ta phân biệt sự khác nhau giữa thuế với các khoản phí,lệ phí và tín dụng Nhà nước.

c, Tính pháp lí cao

Trang 14

Đặc điểm này thể hiện thuế là một công cụ tài chính có tính pháp lí cao.Điều này được quyết định bởi quyền lực chính trị của Nhà nước Nhà nước làmột tổ chức chính trị, đại diện cho quyền lực của giai cấp thống trị đặt ra để caitrị xã hội Vì vậy, để bắt buộc các công dân “tự nguyện” nộp thuế thì Nhà nướcphải sử dụng đến quyền lực của mình, quyền lực ấy được thể hiện bằng luậtpháp Nhà kinh tế học Joseph E.Stiglitz nói rằng: “việc chuyển giao bắt buộcnày giống như ăn trộm chỉ có một đặc điểm khác chủ yếu là: Trong khi cả haicách chuyển đều là không tự nguyện, thì cách chuyển qua Chính phủ có mangtấm áo choàng hợp pháp và sự tôn trọng do các quá trình chính trị ban cho”

Tuy nhiên, để sự chuyển giao bắt buộc thông qua thuế diễn gia được “êmthấm”, mặc dù quá trình đó được thực hiện dưới sự bảo vệ của luật pháp, thìnhững quy định của pháp luật cũng không được mang tính tuỳ tiện mà phải dựatrên những cơ sở khoa học nhất định Vì vậy trong luật thuế thường xác địnhtrước các yếu tố có tính chất điều chỉnh hành vi nộp thuế như: Đối tượng chịuthuế, đối tượng nộp thuế, mức thuế phải nộp, thời hạn cụ thể và các chế tài mangtính cưỡng chế khác.

1.3 Vai trò của thuế

1.3.1 Huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước

Ngay từ lúc phát sinh thuế luôn luôn có công dụng là phương tiện độngviên nguồn tài chính cho Nhà nước Người ta gọi công dụng này là chức nănghuy động nguồn lực tài chính của thuế.

Đây là chức năng cơ bản của thuế, đặc trưng cho tất cả các dạng Nhànước Về mặt lịch sử,chức năng huy động nguồn lực tài chính là chức năng đầutiên, phản ánh nguyên nhân nảy sinh ra thuế.

Nhờ chức năng huy động nguồn lực tài chính mà quỹ tiền tệ của Nhànước được hình thành, qua đó đảm bảo cơ sở vật chất cho sự tồn tại và hoạtđộng của nhà nước chính chức năng này đã tạo ra những tiền đề để nhà nướctiến hành phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dântrong xã hội.

Sự phát triển và mở rộng các chức năng của nhà nước đòi hỏi phải tăngcường chi tiêu tài chính, do đó vai trò của chức năng huy động tập trung nguồnlực của thuế ngày càng được nâng cao Nhà nước thông qua thuế tiến hành phânphối một bộ phận đáng kể tổng sản phẩm quốc nội Thuế trở thành nguồn thuchiếm tỉ trọng lớn nhất của Ngân sách của nước có nền kinh tế thị trường.

Trang 15

Chức năng huy động nguồn lực tài chính tạo ra những tiền đề khách quancho sự điều tiết của Nhà nước đối với nền kinh tế Nói cách khách, quá trình huyđộng tập trung nguồn lực thông qua thuế đã tự động làm xuất hiện chức năngđiều tiết kinh tế của thuế Chức năng huy động nguồn lực và chức năng điều tiếtkinh tế có mối quan hệ hữu cơ với nhau.

1.3.2 Điều tiết kinh tế.

Chức năng điều tiết kinh tế của thuế mặc dù có cơ sở nảy sinh chức nănghuy động tập trung nguồn lực, nhưng chỉ được nhận thức và sử dụng rộng rãi từnhững năm đầu của thế kỷ XX khi vai trò điều tiết kinh tế của Nhà nước đượcthực hiện Việc tăng cường chức năng kinh tế-xã hội của Nhà nước dẫn đến tốcđộ chi tiêu công ngày càng lớn và hậu quả tất yếu đòi hỏi Nhà nước phải tăngnguồn lực tài chính Nhà nước, mà được hình thành chủ yếu từ thuế Nhu cầu vềnguồn lực tài chính càng lớn thì sự cần thiết phải tăng cường các chức năng củathuế càng cấp bách, để tác động một cách hiệu quả đến nền kinh tế quốc dân.Chính trong quá trình đó chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính vàchức năng điều tiết kinh tế của thuế đã được sử dụng một cách hiện thực Điềuđó có nghĩa là nội dung điều tiết theo một mục tiêu nào đó đã được lồng trướcvào trong quá trình huy động tập trung nguồn lực tài chính Bằng cách sử dụngnó để kích thích hoặc kìm hãm tốc độ tăng trưởng, tăng cường hoặc làm yếu đisự tích luỹ tư bản, mở rộng hoặc thu hẹp nhu cầu có khả năng thanh toán củadân cư, đẩy mạnh hoặc làm chậm lại chu kỳ khủng hoảng kinh tế, Nhà nước đãthực hiện điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trên quy mô cả nước

Chức năng điều tiết kinh tế của thuế được thực hiện thông qua việc quiđịnh các hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế vàđối tượng nộp thuế, xây dựng chính xác các mức thuế phải nộp có tính đến khảnăng của người nộp thuế, sử dụng linh hoạt các ưu đãi và miễn, giảm thuế Trêncơ sở đó, Nhà nước kích thích các hoạt động kinh tế vào quỹ đạo chung, phùhợp lợi ích của xã hội Như vậy, bằng cách điều tiết và kích thích, chức năngđiều tiết kinh tế của thuế được thực hiện.Trong điều kiện chuyển sang cơ chế thitrường, vai trò kích thích kinh tế thông qua thuế ngày càng được nâng cao Nhànước sử dụng thuế để tác động đến lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh tế vì lợiích của xã hội

Giữa chức năng huy động nguồn lực tài chính và chức năng điều tiết kinhtế có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau Chức năng huy động nguồn lực tàichính nảy sinh đồng thời với sự ra đời của thuế và được coi là chức năng cơ sở,

Trang 16

qua đó quy định sự tác động và phát triển của chức năng điều tiết Ngược lại,nhờ sự vận dụng đúng đắn chức năng điều tiết kinh tế đã làm cho chức năng huyđộng nguồn lực tài chính của thuế có điều kiện phát triển Ý nghĩa của chứcnăng huy động nguồn lực tài chính càng tăng lên nhằm đảm bảo nguồn thu nhậpcho Nhà nước tác động một cách sâu rộng đến các quá trình kinh tế xã hội Điềuđó tạo ra tiền đề tăng thêm thu nhập cho các doanh nghiệp và các tầng lớp dâncư, do đó mở rộng cơ sở thực hiện chức năng huy động nguồn lực tài chính

Đó là sự thống nhất biện chứng giữa các chức năng của thuế Sự thốngnhất đó cũng không loại trừ những mặt mâu thuẫn Sự tăng cường chức nănghuy động tập trung tài chính làm cho mức thu nhập của Nhà nước tăng lên Điềuđó đồng nghĩa với việc mở rộng khả năng của Nhà nước trong việc thực hiện cácchương trình kinh tế - xã hội Mặt khác, việc tăng cường chức năng huy độngmột cách quá mức sẽ làm tăng gánh nặng thuế và hậu quả của nó là giảm độnglực phát triển kinh tế và xói mòn vai trò điều tiết kinh tế Đó là tính hai mặt củathuế, nó có khả năng ảnh hưởng dến nền kinh tế một cách tích cực, nhưng cũngcó thể ảnh hưởng một cách tiêu cực.Tính hai mặt của sự tác động đó cần phảiđược tính toán kỹ lưỡng trong tiến trình hoạch định chính sách thuế ở mỗi giaiđoạn khác nhau.

2 Các yếu tố cơ bản cấu thành nên một sắc thuế.

Sắc thuế là một hình thức thuế cụ thể được quy định bằng một văn bảnpháp luật ,dưới hình thức luật, pháp lệnh hoặc các chế độ thuế Trong một vănbản pháp luật về thuế thông thường chứa đựng các yếu tố cơ bản sau đây.

2.1 Tên gọi của sắc thuế.

Mỗi sắc thuế đều có một tên gọi nhằm phân biệt giữa các hình thức thuếkhác nhau ,đồng thời phản ánh những tính chất chung nhất của hình thức thuếđó Trong nhiều trường hợp, tên gọi của sắc thuế đã hàm chứa nội dung, mụcđích và phạm vi điều chỉnh của sắc thuế đó Chẳng hạn (thuế thu nhập cá nhân)là thuế đánh vào thu nhập của cá nhân; (thuế thu nhập công ty) là thuế đánh vàothu nhập của pháp nhân là các công ty; (thuế giá trị gia tăng) đánh vào phần giátrị gia tăng thêm của hàng hoá và dịch vụ sau mỗi chu kỳ luận chuyển hàng hoávà dịch vụ qua từng giai đoạn.

2.2 Đối tượng nộp thuế

Trong mỗi luật thuế thường quy định rõ ai phải nộp thuế và người đóđược gọi là đối tượng nộp thuế Đối tượng nộp thuế có thể là thể nhân hoặc phápnhân mà được luật pháp xác định có trách nhiệm phải nộp thuế Do tồn tại cơ

Trang 17

chế chuyển dịch gánh nặng của thuế nên người nộp thuế không đồng nhất vớingười chịu thuế tức là người chịu gánh nặng của thuế

2.3 Đối tượng chịu thuế.

Đối tượng chịu thuế chỉ rõ thuế đánh vào cái gì (hàng hoá thu nhập hay tàisản ) Mỗi một luật thuế có một đối tượng chịu riêng, chẳng hạn đối tượngchịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá và dịch vụ sản xuất và tiêu dùng trongnước, còn đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là hàng hoá và dịch vụ tiêu dùngcó tính chất đặc biệt; đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập từhoạt động kinh doanh, còn đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân là thu nhập củacác cá nhân

2.4 Cơ sở tính thuế.

Cơ sở tính thuế là một bộ phận của đối tượng chịu thuế được xác định làmcăn cứ tính thuế Do đối tượng chịu thuế là thu nhập, hàng hoá hay tài sản, do đócơ sở tính thuế chính là thu nhập chịu thuế, giá trị của hàng hoặc giá trị của tàisản.Tuy nhiên, đối tượng chịu thuế thường rộng hơn cơ sở tính thuế, bởi vì tồntại mức tối thiểu không phải nộp thuế, miễn giảm Một cơ sở thuế, sau khi tínhvà nộp một loại thuế tương ứng có thể trở thành cơ sở của một loại thuế khác.

Mức thuế được thể hiện dưới 2 hình thức :mức tuyệt đối và mức tươngđối - Mức thuế tuyệt đối (hay còn gọi là định suất thuế )là mức thuế được tínhbằng số tuyệt đối theo một đơn vị vật lýcủa đối tượng chịu thuế Ví dụ : 1 lítxăng chịu thuế 1.000đồng ; 1ha đất nông nghiệp hạng 1 vùng đồng bằng phảichịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là 550kg thóc

- Mức tương đối (hay còn gọi là thuế suất) là mức thuế tính bằng một tỉ lệphần trăm trên một đơn vị giá trị đối tượng chịu thuế Ví dụ, thuế tiêu thụ đặcbiệt của rượu mạnh được tính bằng tỷ lệ 75% trên giá tính thuế.

Trang 18

Tuỳ theo từng sắc thuế mà người ta áp dụng các phương pháp đánh thuếkhác nhau tương ứng với nhiều mức nộp thuế khác nhau.Thông thường có 4 loạimức thuế sau đây:

-Mức thuế thống nhất là mức nộp thuế cố định như nhau cho tất cả đối

tượng chịu thuế Loại mức thuế này không phụ thuộc vào cơ sở tính thuế

- Mức thuế ổn định là mức nộp thuế được quy định theo một tỷ lệ nhất

định như nhau trên cơ sở tính thuế Dù cho cơ sở tính thuế cao thấp khác nhauthì người nộp thuế cũng chỉ phải nộp mức thuế theo tỷ lệ ổn định Các loại thuếchủ yếu hiện nay thường áp dụng theo phương pháp đánh thuế này Chẳng hạn,thuế lợi nhuận doanh nghiệp ở nước ta được quy định bằng tỷ lệ ổn định 22%trên lợi nhuận chịu thuế; thuế giá trị gia tăng tính bằng 10% trên phần giá trịtăng thêm.

- Mức thuế luỹ tiến là mức thuế phải nộp tăng dần theo mức độ tăng của

cơ sở tính thuế.

Để đảm bảo mức nộp thuế luỹ tién, người ta phải thiết kế nhiều mức thuếsuất ứng với mỗi bậc thuế của cơ sở tính thuế đó hình thành biểu thuế suất luỹtiến Thông thường có 3 loại biểu thuế suất luỹ tiến:

Biểu thuế luỹ tiến giản đơn là loại biểu thuế chia cơ sở tính thuế thành

nhiều bậc chịu thuế khác nhau, ứng với mỗi bậc chịu thuế có quy định mức thuếphải nộp bằng số tuyệt đối.

Biểu thuế luỹ tiến từng phần là loại thuế chia cơ sở tính thuế thành nhiều

bặc chịu thuế khác nhau, ứng với mỗi bậc thuế có quy định cá mức thuế suấttăng đàn tương ứng Số thuế phải nộp là tổng số tính theo từng bậc thuế với thuếsuất tương ứng.

-Biểu thuế luỹ tiến từng phần là loại biểu thuế chia cở tính thuế thành

nhiều bậc thuế chịu thuế khác nhau, ứng với mỗi bậc thuế có quy định các mứcthuế suất tăng dần tương ứng với mức tăng của cơ sở tính thuế Số thuế phải nộplà số thuế tính theo cơ sở tính thuế đó với thuế suất tương ứng.

-Mức thuế luỹ thoái là mức thuế phải nộp giảm dần theo mức độ tăng của

cơ sở tính thuế.

2.6.Chế độ giảm thuế, miễn thuế

Miễn giảm thuế là yếu tố ngoại lệ được quy định trong một số sắc thuế.Thực chất đó là số tiền thuế mà người nộp thuế phải nộp cho Nhà nước ,song vìnhững lý do kinh tế-xã hội mà Nhà nước qui định cho phép không phải nộp toànbộ (miễn thuế)hoặc chỉ nộp một phần (giảm thuế) trong số tiền thuế đó

Trang 19

Việc quy định miễn giảm thuế là nhằm mục đích:

- Tạo điều kiện giúp đỡ người nộp thuế khắc phục hoàn cảnh khó khăn donguyên nhân khách quan làm giảm thu nhập hoăc ảnh hưởng đến phần kinh tếcủa mình

-Thực hiện một số chủ trương chính sách kinh tế - xã hội nhằm khuyếnkhích hoạt động của người nộp thuế.

Tuy nhiên, việc miễn giảm thuế cũng có tính hai mặt Nó chứa đựngnhững nhân tố tích cực tạo điều kiện thực hiện các chính sách kinh tế - xã hộicủa Nhà nước nhưng cũng bao hàm nhiều yếu tố tiêu cực có thể làm méo mótính công bằng của một sắc Vì vậy, để khuyến khích tuân thủ các tiêu thức củamột hệ thống thuế hiện đại thì việc quy dịnh các trường hợp miễn ,giảm thuếmang tính cá biệt cần được hạn chế.

2.7 Chế độ trách nhiệm.

Quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế trong việc đăngký, kê khai, nộp quyết toán, lưu trữ sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn theo quyđịnh.

2.8 Thời hạn thu, thủ tục nộp thuế và các chế tài liên quan.

Quy định rõ hình thức thu nộp, thủ tục thu nộp, kê khai, quyết toán thuế,thời gian thu nộp, nhằm đảm bảo sự minh bạch, rõ rang của chính sách tạo cơsở pháp lý để xử lý các trường hợp vi phạm luật thuế.

3 Phân loại thuế.

Thuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước mà hệ thống thuếbao gồm nhiều loại thuế khác nhau Để định hướng xây dựng và quản lý hệthống thuế ,người ta tiến hành xắp xếp các sắc thuế có cùng tính chất thànhnhững nhốm khác nhau, gọi là phân loại thuế.

Phân loại thuế là việc sắp xếp các sắc thuế trong hệ thống thuế thànhnhững nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định.

Phân loại thuế có ý nghĩa quan trọng trong quản lý thu thuế từ khâu xâydựng chính sách đến triển khai thực hiện.

3.1 Phân loại thuế theo đối tượng chịu thuế.

Nếu căn cứ vào đối tượng chịu thuế ,có thể chia sắc thuế thành ba loại:

- Thuế thu nhập gồm các sắc thuế có đối tượng chịu thuế là thu nhập nhận

được Thu nhập này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: thu nhập từ laođộng dưới dạng tiền lương, tiền công; thu nhập từ hoạt động kinh doanh dưới

Trang 20

dạng lợi nhuận, lợi tức, cổ phần Do vậy thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhậpcông ty, thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế tiêu dùng là loại thuế có đối tượng chịu thuế là phần thu nhập được

mang tiêu dùng trong hiện tại.Trong thực tế loại thuế tiêu dùng dược thể hiệndưới nhiều dạng như thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị giatăng,

- Thuế tài sản là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là giá trị của tài

sản.Tài sản có nhiều hình thức biểu hiện: tài sản tài chính gồm có tiền mặt tiềngửi, chứng khoán, thương phiếu, Tài sản cố định gồm nhà cửa, đất đai, máymóc, nhà máy, xe cộ tài sản vô hình như nhãn hiệu, Nói chung thuế tài sảnthường đánh trên giá trị cửa tài sản cố định gọi là thuế bất động sản.

3.2 Phân loại theo phương thức đánh thuế.

Các hình thức thuế suy cho cùng đều đánh vào thu nhập của người nộpthuế.Tuy nhiên tuỳ thuộc vào phương thức đánh thuế - đánh một cách trực tiếphay gián tiếp vào thu nhập mà người ta chia hệ thống thuế thành hai loại:

Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của

người nộp thuế.

Thuế trực thu có những đặc điểm sau:

- Đối tượng nộp thuế trực thu là người gánh chịu gánh nặng thuế Vìngười nộp thuế trực thu là người trả thuế cuối cùng trong một chu kỳ sẳn xuấtkinh doanh nên khả năng và cơ hội chuyển dịch gánh nặng thuế của người nộpthuế cho người khác trở nên khó khăn hơn.

- Thuế trực thu mang tính chất thuế luỹ tiến vì có tính đến khả năng nhậnđược thu nhập của ngưới nộp thuế.

Thuế trực thu thường bao gồm các sắc thuế có cơ sở đánh thuế là thu nhậpnhận được Ở nước ta thuế trực thu bao gồm: thuế thu nhập đối với người có thunhập cao, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà đất

Thuế gián thu là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản

của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá vàdịch vụ.

Đặc điểm của thuế gián thu là:

-Thuế gián thu là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hoá và dịchvụ Người sản xuất hàng hoá và cung ứng dịch vụ cộng thêm phần thuế vàotrong giá bán hàng hoá và dịch vụ của mình, khi hàng hoá và dịch vụ được bánngười sản xuất thay mặt người tiêu dùng nộp khoản thuế gián thu cho Nhà nước.

Trang 21

-Thuế gián thu có thể chuyển dịch gánh nặng thuế trong những trườnghợp nhất dịnh Do đó, thuế gián thu có ảnh hưởng dén hoạt động sản xuất kinhdoanh thông qua cơ chế giá cả trên thị trường Tuy nhiên sự ảnh hưởng đó củathuế gián thu không những chịu những chi phối của mối quan hệ cung cầu trênthị trường, mà còn phụ thuộc vào bản chất của thị trường, mà trong đó có sự tácđộng của thuế, tức là thị trường đó là cạnh tranh hay độc quyền.

-Thuế gián thu mang tính chất thuế luỹ thoái vì mức thuế không phụ thuộcvào thu nhập có khả năng nhập được của người nộp thuế Thuộc vào loại thuếnày có các sắc thuế mà cơ sở đánh thuế là các khoản thu nhập để tiêu dùng Ởnước ta thuế gián thu bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuếxuất khẩu và nhập khẩu.

3.3 Phân loại theo mối quan hệ đối với khả năng nộp thuế

Căn cứ vào khả năng nộp thuế người ta có thể chia thuế thu nhập thànhhai loại.

- Thuế thực: là loại thuế dựa vào khả năng của người nộp thuế Thuế thực

thu vào các dạng tài sản riêng biệt của người nộp thuế trên cơ sở mức sinh lờitrung bình của tài sản đó mà không phải tự thu nhập thực tế của người nộp thuế.Các loại thuế bao gồm: thuế điền thổ, thuế nhà cửa, thuế tài sản Người nộp thuếthực là người sở hữu tài sản Số thuế phải nộp được tính theo mức thu nhậptrung bình về tài sản.

-Thuế cá nhân : là loại thuế dựa trên khả năng của người nộp thuế Thuế

cá nhân là loại thuế đánh vào thu nhập của người nộp thuế và được thu ngay từkhâu phát sinh thu nhập hoặc do khai báo Khác với thuế thực, thuế cá nhân cótính đến khả năng thu nhập, hoàn cảnh gia đình và tình hình tài chính của ngườinộp thuế Các loại thuế cá nhân bao gồm: thuế thu nhập cá nhân, thuế lợi tứcthuế thu nhập công ty, thuế lợi nhuận siêu ngạch, thuế chuyển nhượng tài sản.

3.4 Phân loại theo phạm vi thẩm quyền về thuế.

Tuy theo phạm vi và thẩm quyền trong việc ban hành chính sách, chế độthuế, hệ thống thuế có thể được chia thành thuế Trung ương và thuế địa phương.Thuế Trung ương là các hình thức thuế do cơ quan đại diện Nhà nước ở Trungương ban hành, còn thuế địa phương là do chính quyền địa phương ban hành.Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuế trung ưong đều nộp hết vào ngân sáchTrung ương mà một phần thuế trung ương có thể được trích vào ngân sách địaphương.

Trang 22

Tóm lại, trong thực tế có nhiều tiêu thức phân loại, tuỳ theo yêu cầu quảnlý ở mỗi nước mà có sự lựa chọn khác nhau Hiện nay, ở nhiều nước người taphân loại thuế chủ yếu dựa vào tiêu thức phương pháp đánh thuế và cơ sở thuế.

4 Các tiêu chí để xây dụng hệ thông thuế

Thuế không chỉ được sử dụng để tập trung nguồn thu cho ngân sách Nhànước mà còn là một trong những công cụ quan trọng điều chỉnh vĩ mô nền kinhtế Bởi vậy, việc xây dựng một hệ thống thuế hiệu quả nhằm giải quyết thoảđáng cả hai yêu cầu trên luôn được các nhà khoa học thế giới quan tâm Đã từlâu, chính nhà kinh tế học nổi tiếng Adam-Smith đã đưa ra bốn nguyên tắc cơbản để xây dựng một hệ thống thuế hợp lý Sau này các nguyên tắc trên đượccác nhà kinh tế học hiện đại hoàn chỉnh, bổ sung, và khái quát thành những tiêuchí làm cơ sở xây dựng và đánh giá chất lượng thuế của mỗi quốc gia.

4.1 Tính công bằng.

Tính công bằng là một đòi hỏi khách quan trong tiến trình phát triển lịchsử Trong xã hội dân chủ, tính công bằng cần phải thực hiện trước hết đối vớiviệc phân chia gánh nặng thuế khoá Tuy nhiên cho đến nay, tiêu thức để đánhgiá công bằng của một hệ thống thuế cũng đang có nhiều ý kiến khác nhau Cácnhà kinh tế cho rằng tính công bằng của thuế khoá phải dựa trên nguyên tắccông bằng theo chiều dọc.

Hệ thống thuế được coi là công bằng theo chiều ngang :nếu các cá nhânvề mọi mặt đều như nhau thi được đối xử ngang nhau trong việc thực hiện nghĩavụ thuế Tuy nhiên trong thực tế nguyên tắc này ít có tính khả thi bởi vì nókhông chỉ rõ tiêu thức nào để xác định hai cá nhân như nhau, mặt khác nó cũngkhông nói rõ việc đối xử như nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ là như thế nào.

Hệ thống thuế được coi là công bằng theo chiều dọc, nếu người có khảnăng nộp thuế cao hơn người khác.

4.2 Tính hiệu quả

Hệ thống thuế phải đảm bảo tính hiệu quả xét trên các mặt sau đây:

Thứ nhất, hiệu quả can thiệp đối với nền kinh tế là lớn nhất.

Xét trên phương diện kinh tế, hành vi đánh thuế của Chính phủ bao giờcũng ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn lực của xã hội và chịu sự chi phối củahai tác nhân có xu hướng vận động không đồng nhất là: Nhà nước và lực lượngthi trường.Tính hiệu quả kinh tế của thuế phải được xem xét trên hai góc độ:

Trước hết, giảm tối thiểu những tác động tiêu cực của thuế trong phân bổnguồn lực xã hội, vốn đã đạt được hiệu quả dười tác động của lực lượng thị

Trang 23

trường Trong nền kinh tế thị trường giá cả thị trường luôn đóng vai trò quantrọng việc đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả Giá cả đưa ra các tínhiệu cho người tiêu dùng về giá trị của loại hàng hoá mà họ tiêu thụ, chúng đưara các tín hiệu cho nhà sản xuất về sở thích của người tiêu dùng mà họ phục vụ.Theo tín hiệu giá cả đó, nhà sản xuất phân bố nguồn lực để đảm bảo nguồn cungnhất định nhằm tối đa hoá lợi nhuận của mình Con người tiêu dùng sẽ chọnmức tiêu thụ hợp lý nhất để tối đa hoá mức độ thoả dụng Khi thị trường đã đạtđến điểm cân bằng thì bất kỳ can thiệp nào của chính phủ (thuế) cũng có thể làmsai lệch tín hiệu về giá cả, việc phân bố nguồn lực theo tín hiệu giá cả này sẽ dẫnđến lãng phí nguồn lực Trong bối cảnh này như vậy, mọi sự can thiệp bằng thuếvào nền kinh tế khi gây ra sự biến động giá cả thì đều gây ra sự phi hiệu quảkinh tế, để phân tích mức phi hiệu quả này, các nhà kinh tế đã đưa ra khái niệmgánh nặng phụ trội hay sự mất trắng do thuế gây ra.

Sau đó là, tăng cường vai trò của thuế đối với việc phân bổ nguồn lựcchưa đạt được hiệu quả Một ví dụ cụ thể như thuế ô nhiễm môi trường vừa huyđộng thêm được nguồn thu cho Nhà nước vừa nâng cao hiệu quả phân bổ nguồnlực.

Nói chung sự phân bổ nguồn lực dưới tác động của các lực lượng thịtrường thường đạt được tính hiệu quả cao Tuy nhiên đã hoạt động chủ yếu là lợinhuận Nên xét ở tầm vĩ mô việc phân bố nguồn lực dưới tác động của thịtrường không hoàn toàn mang lại hiệu quả chung cho nền kinh tế quốc dân Bởivì vậy, tất yếu cần phải có sự kết hợp và can thiệp của các hệ thống phân bốnguồn lực của Nhà nước, trong đó có công cụ thuế để điều chỉnh các xu hướngvận động khác nhau nhằm đảm bảo hiệu quả chung của nền kinh tế thị trường.

Thứ hai, hiệu quả tổ chức thu thuế là lớn nhất.

Trên thực tế khi thu thuế bao giờ cũng phát sinh chi phí, đó là chi phí trựctiếp của cơ quan thuế (chi phí để thu thuế) và chi phí gián tiếp (chi phí tuân thủcủa đối tượng nộp thuế) Tính hiệu quả của thu thuế thể hiện: thuế thu đượcnhiều nhất trên cơ sở chi phí hành chính thuế là thấp nhất Các khoản chi phíhành chính này phụ thuộc vào: Tính phức tạp của hệ thống thuế (các điều khoảnmiễn giảm; số lượng, mức độ phân biệt của thuế suất đối với đối tượng nộp thuếcũng như cơ sở tính thuế )

Nói chung các loại thuế có cơ sở tính thuế phức tạp, nhiều điều khoảnmiễn giảm, yêu cầu quản lý cao thì chi phí hành chính thường là lớn.

Trang 24

Nhằm giảm bớt chi phí hành chính đòi hỏi hệ thống thuế phải đơn giản,chứa đựng ít mục tiêu xã hội Mặt khác hệ thống thuế có đơn giản, dễ hiểu thìviệc quản lý, kiểm tra kiểm soát của Nhà nước đối với người nộp thuế mới dễdàng thuận lợi.

4.3 Tính rõ ràng, minh bạch.

Một hệ thống thuế chính xác thể hiện sự rõ ràng và minh bạch trước hếtphải chỉ rõ ai chịu thuế, thời hạn nộp thuế và để xác định mức thuế phải nộp.Thuế trực thu (thuế thu nhập cá nhân) thường có tính minh bạch hơn thuế giánthu.

Tính minh bạch dễ dàng đạt được hơn khi chính sách thuế đơn giản nếumột chính sách thuế phức tạp với quá nhiều mức thuế suất phân biệt và các điềukhoản miễn giảm thuế sẽ gây ra tình trạng không có chuẩn mực rõ ràng trongcách hiểu và vận dụng, làm cho người nộp thuế khó hiểu và do đó khó tự giácchấp hành, còn cơ quan thu thuế gặp khó khăn trong quản lý thu nộp Vì lẽ đó,phát sinh ra sự tuỳ tiện, tạo kẽ hở trốn và tránh thuế, đồng thời tăng chi phí hànhchính thuế.

4.4 Tính linh hoạt.

Hệ thống thuế phải có tính linh hoạt, được thể hiện thông qua khả năngthích ứng một cách dễ dàng với những hoàn cảnh kinh tế thay đổi Nền kinh tếthị trường rất năng động, nó luôn biến động theo thời gian, trong khi chính sáchthuế lại tương đối ổn định, do vậy dễ nảy sinh sự chệch pha giữa chính sách thuếvà các hoạt động kinh tế Cơ cấu thuế nên tạo thuận lợi việc sử dụng chính sáchtái khoá cho sự ổn định và mục tiêu tăng trưởng Một số chính sách thuế có cơchế ổn định tự động rất hữu hiệu đó là thuế thu nhập, mức thuế thu nhập sẽ tựthay đổi mà không cần phải thay đổi chính bản thân chính sách thuế Thu nhậpchịu thuế phụ thuộc vào thu nhập thực tế, khi nền kinh tế suy thoái, thu nhậpthực tế giảm mức thuế phải nộp giảm, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinhtế Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, thu nhập tăng nhiều thì thuếphải nộp cũng tự động tăng lên, nên có tác động hạn chế nguy cơ lạm phát.

Tuy nhiên tính tác động điều chỉnh chưa thực sự tỏ ra hữu hiệu, nó chưacó những tác động đủ mạnh trước sự biến động lớn của nền kinh tế, vì vậy bắtbuộc các Chính phủ trong những điều kiện nhất định phải chủ động điều chỉnhcác loại thuế và thuế suất Trong thực tế, chính sách tiền tệ trong quá trình thựchiện chính sách can thiệp ở mức độ, thời điểm và đối tượng thích hợp thì mớiđảm bảo tính linh hoạt và hiệu lực của chính sách thuế.

Trang 25

Trong hoạch định chính sách thuế việc đảm bảo sự thống nhất và hài hoàcác tiêu thức trên là rất khó khăn, đôi khi giữa chúng có sự mâu thuẫn nên đòihỏi phải có sự cân nhắc thận trọng về sự đánh đổi này Chẳng hạn để đạt đượctiêu thức công bằng thì buộc phải giảm tính hiệu quả hay nói cách khác là nềnkinh tế phải chập nhận sự phi hiệu quả do tính công bằng của thuế gây ra, bởi vìđể tăng tính công bằng thì các sắc thuế phải gồm nhiều mức thuế suất, nhiều cácđiều khoản miễn giảm phù hợp theo từng đối tượng chịu thuế Nhờ vậy chínhsách thuế trở nên rất phức tạp và tất yếu tính đơn giản của thuế lại bị vi phạm.tương tự như vậy, tiêu chí linh hoạt cũng có những mối quan hệ nghịch với tiêuchí hiểu quả và tiêu thước công bằng.

Yêu cầu xây dựng hệ thống thuế chính là phải kết hợp những tiêu chí đómột cách tối ưu nhất nhằm thực hiện mục tiêu đó một chách tối ưu nhất tronghoàn cảnh kinh tế - xã hội cụ thể phù hợp với từng quốc gia và từng giai đoạnphát triển kinh tế Mỗi quốc gia tuỳ từng điều kiện kinh tế- xã hội và quan điểmcủa Nhà nước trong sử dụng thuế để điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế mà chấp nhânsự đánh đổi giữa các tiêu chí trên để xây đựng một hệ thống thuế phù hợp Mặtkhác, qua phân tích mức độ chấp nhận đánh đổi giữa các tiêu chí trong hệ thốngthuế của mỗi quốc gia, chúng ta cũng có thể nhận rõ được quan điểm của Chínhphủ trong điều hành chính sách thuế của quốc gia đó.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Sự ra đời và phát triển của thuế dựa trên cơ sở nào?

2 Chức năng điều tiết vĩ mô của thuế: Cơ sở, phương thức tác động vàmối quan hệ với chức năng huy động nguồn lực tài chính?

3 Phân biệt thuế gián thu và thuế trực thu, đặc trưng chung của từng loạithuế?

4 Các tiêu chí xây dựng hệ thống thuế và mối quan hệ giữa chúng?

Trang 26

CHƯƠNG 1: Mã chương: THC1

THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨUGiới thiệu:

- Thuế XNK là công cụ bảo hộ sản xuất trong nước.

Trang 27

Hoạt động ngoại thương phát triển có thể gây ra những tác động tiêu cựcđối với sản xuất nội địa, đặc biệt đối với những nền kinh tế chậm phát triển chưađủ sức cạnh tranh với kinh tế nước ngoài Vì vậy, ở các quốc gia kinh tế chậmphát triển, thuế XNK là một trong những công cụ của nhà nước để bảo hộ sảnxuất trong nước Để khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, tăng cường khả năngtrên thị trường quốc tế, các quốc gia thường không đánh thuế xuất khẩu, hoặcthu với thuế suất rất thấp với mục tiêu quản lý là chủ yếu Đối với thuế nhậpkhẩu, được các quốc gia sử dụng rất linh hoạt tuỳ theo tính chất, mục đích củahàng hoá nhập khẩu và phù hợp với trình độ kinh tế của từng nước trong từngthời kỳ.

- Thuế XNK là nguồn thu của ngân sách nhà nước.

Ở các nước đang phát triển, nhu cầu tiêu dùng tăng trong khi sản xuất nộiđịa chưa đáp ứng được, bên cạnh đó, khả năng tài chính của nhà nước lại eo hẹp.Do đó, đối với các nước đang phát triển, mục tiêu động viên số thu cho ngânsách nhà nước của thuế XNK đựơc coi trọng Để đạt được mục tiêu này, cácquốc gia thường mở rộng hoạt động ngoại thương, đánh thuế nhập khẩu vàohàng hoá tiêu dùng trong nước chưa sản xuất được, hoặc đánh thuế xuất khẩuvào những hàng hoá mà trên thế giới có nhu cầu tiêu dùng cao với các mức thuếsuất động viên hợp lý.

1.2 Đặc điểm

Thứ nhất, thuế XNK là loại thuế gián thu Nhà nước sử dụng thuế XNK

để điều chỉnh hoạt động ngoại thương thông qua việc tác động vào cơ cấu giá cảcủa hàng hoá XNK Vì vậy, thuế XNK là một yếu tố cấu thành trong giá củahàng hoá XNK Người nộp thuế là người thực hiện hoạt động XNK hàng hoá,người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng Việc tăng, giảm thuế suất thuếXNK sẽ tác động trực tiếp tới giá cả hàng hoá XNK, từ đó ảnh hưởng tới nhucầu và việc lựa chọn hàng hoá của người tiêu dùng, buộc các nhà sản xuất vànhập khẩu hàng hoá phải điều chỉnh sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp.

Thứ hai, thuế XNK là loại thuế gắn liền với hoạt động ngoại thương Hoạt

động ngoại thương giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tếquốc dân, tuy nhiên hoạt động này đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ của nhànước Thuế XNK là một công cụ quan trọng của nhà nước nhằm kiểm soát hoạtđộng ngoại thương thông qua việc kiểm soát giá cả và chủng loại hàng hoáXNK Việc đánh thuế XNK thường căn cứ vào giá trị và chủng loại hàng hoáXNK Giá trị của hàng hoá được xác định làm căn cứ tính thuế XNK là giá trị

Trang 28

cuối cùng của hàng hoá tại cửa khẩu xuất (đối với thuế xuất khẩu) và giá trị củahàng hoá tại cửa tại cửa khẩu nhập đầu tiên (đối với thuế nhập khẩu) Giá trị tínhthuế XNK phải phản ánh khách quan, trung thực giá trị giao dịch thực tế củahàng hoá XNK.

Thứ ba, thuế XNK chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế như:

sự biến động kinh tế thế giới, xu hướng thương mại quốc tế…Thuế XNK điềuchỉnh vào hoạt động XNK hàng hoá của một quốc gia Sự biến động của kinh tếthế giới, xu hướng thương mại quốc tế trong từng thời kỳ sẽ tác động trực tiếptới hàng hoá XNK của các quốc gia, nhất là trong xu thế tự do hoá thương mại,mở cửa và hội nhập kinh tế như hiện nay Từ đó, các yếu tố quốc tế sẽ ảnhhưởng trực tiếp tới chính sách thuế XNK từng quốc gia Để đạt được những mụctiêu đặt ra, đòi hỏi chính sách thuế XNK phải có tính linh hoạt cao, có sự thayđổi phù hợp tuỳ theo sự biến động của kinh tế thế giới và thương mại quốc tế,ngoài ra chính sách thuế XNK còn phải đảm bảo phù hợp với hiệp định, cam kếtquốc tế mà mỗi quốc gia ký kết, tham gia.

1.3 Nguyên tắc thiết lập thuế XNK.

Khi thiết lập chính sách thuế XNK cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Thuế XNK chỉ đánh vào hàng hoá thực sự xuất khẩu, nhập khẩu

- Phải phân biệt theo khu vực thị trường và các cam kết song phương, đaphương.

- Căn cứ vào lợi thế so sánh thương mại và yêu cầu bảo hộ của từng loạihàng hoá và khu vực thị trường để thiết lập biểu thuế phù hợp.

- Tuân thủ các quy định và thông lệ quốc tế về phân loại mã hàng hoá XNKvà giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá, các quốc gia cần tuânthủ các quy định chung liên quan đến hoạt động ngoại thương Trong đó, đánhthuế bao nhiêu vào hàng hoá nào có liên quan chặt chẽ đến việc phân loại hànghoá và xác định trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu Khi thiết lập thuếXNK cần tuân thủ nguyên tắc này để đảm bảo sự hài hoà trong chính sách thuếgiữa các quốc gia.

1.4 Tác dụng của thuế XNK

- Là nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước Mục tiêu chung của cácquốc gia là sử dụng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để tạo ra nguồn thu chongân sách Nhà nước Đồng thời thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế dễthu nhất, ít bị phản ứng từ phía trong nước.

Trang 29

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có tác dụng bảo hộ nền sản xuất trongnước;

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có tác dụng giảm bớt nạn thất nghiệp vìviếc đánh thuế nhập khẩu cao thì hàng hóa nhập khẩu sẽ giảm; để bù vào lượnghàng hó nhập khẩu đó nhà nước phải mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất tạo ranhiều công ăn việc làm góp phần giải quyết nạn thất nghiệp trong nước;

Thuế xuất nhập khẩu góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại giữa ViệtNam và các nước trong khu vực và thế giới.

2 Nội dung cơ bản của luật thuế XNK hiện hành ở việt nam

2.1 Phạm vi áp dụng

2.1.1 Đối tượng chịu thuế

2.1.2 Đối tượng không chịu thuế

Theo nguyên tắc, thuế XNK chỉ đánh vào hàng hoá thực sự XNK Vì vậy,các trường hợp hàng hoá nước ngoài chỉ đi qua cửa khẩu, biên giới, lãnh thổViệt Nam nhưng không tiêu dùng tại Việt Nam Theo qui định, hàng hoá xuấtkhẩu, nhập khẩu không thuộc diện chịu thuế XNK sau khi làm thủ tục hải quangồm:

- Hàng quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.- Hàng kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu, dưới các hình thức:+ Hàng được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩukhông qua cửa khẩu Việt Nam.

+ Hàng được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửakhẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làmthủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

+ Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có quacửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, không làm thủ tục nhập khẩuvào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

- Hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, doanh nghiệp chếxuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan; hàng hoá từ khu chế xuất, doanh nghiệp chếxuất xuất khẩu, kho bảo thuế, kho ngoại quan xuất khẩu ra nước ngoài; hoặchàng hoá đưa từ khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoạiquan này sang khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoạiquan khác trong lãnh thổ Việt Nam; hàng hoá XNK ra vào các khu vực đượcphép miễn thuế theo qui định của Chính phủ.

- Hàng viện trợ nhân đạo.

Trang 30

2.1.3 Đối tượng nộp thuế

Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân XNK hàng hoá hoặc nhận uỷthác XNK hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế XNK.

2.2 Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế XNK là số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; giá tínhthuế đơn vị từng mặt hàng và thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu từng mặthàng Từ những căn cứ đó, thuế XNK được xác định như sau:

2.2.1 Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượngtừng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu Số lượng này được xác định dựavào tờ khai hải quan của các tổ chức, cá nhân có hàng hoá xuất nhập khẩu.

2.2.2 Giá tính thuế

2.2.2.1 Trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bánhàng hoá

Đối với hàng xuất khẩu: Giá tính thuế là giá bán hàng tại cửa khẩu xuất (giá

FOB - Free on board), không bao gồm phí vận tải và bảo hiểm quốc tế.

Đối với hàng nhập khẩu: Giá tính thuế được quy định trong từng trường

hợp cụ thể như sau:

(1) Hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá thuộc đối tượngáp dụng xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu theo nguyên tắccủa Hiệp định thực hiện Điều 7 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại.

b Trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu

Trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu là trị giá của hàng hoá dùng để tínhthuế nhập khẩu, được xác định tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên.

Trang 31

Thời điểm xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu là ngày người khai hảiquan đăng ký tờ khai hàng nhập khẩu Người khai hải quan tự xác định trị giátính thuế theo mẫu qui định và nộp cho cơ quan hải quan cùng với tờ khai hàngnhập khẩu Trường hợp cơ quan hải quan xác định trị giá tính thuế thì cơ quanhải quan phải thông báo cho người khai hải quan biết kết quả xác định trị giátính thuế trong thời hạn làm thủ tục hải quan theo qui định của pháp luật.

c Phương pháp xác định trị giá tính thuế

Trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu được xác định bằng cách áp dụngmột trong các phương pháp sau (trừ các phương pháp tạm thời chưa áp dụng):

- Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu.

- Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt.- Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự.- Phương pháp trị giá khấu trừ.

- Phương pháp trị giá tính toán.- Phương pháp khác.

Nguyên tắc áp dụng các phương pháp trên là áp dụng tuần tự từ phươngpháp thứ nhất đến các phương pháp tiếp theo; chỉ xác định giá tính thuế bằngphương pháp tiếp theo nếu không đủ điều kiện để xác định trị giá tính thuế theophương pháp trước.

i) Phương pháp trị giá giao dịch

Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu trước hết phải được xác định theophương pháp trị giá giao dịch nếu hội đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, người mua có đủ quyền định đoạt, quyền sử dụng hàng hoá sau

khi nhập khẩu.

Thứ hai, việc bán hàng hay giá cả hàng hoá không phụ thuộc vào một số

điều kiện dẫn đến việc không xác định được trị giá của những hàng hoá cần xácđịnh trị giá tính thuế.

Thứ ba, trường hợp việc mua, bán hàng hoá hay giá cả của hàng hoá phụ

thuộc vào một hay một số điều kiện nhưng người mua có tài liệu khách quanhợp lệ để xác định mức độ ảnh hưởng bằng tiền của sự phụ thuộc đó thì vẫn xemlà đáp ứng điều kiện này Khi xác định trị giá tính thuế phải cộng khoản tiềnđược giảm do ảnh hưởng của sự phụ thuộc đó vào trị giá giao dịch.

Thứ tư, sau khi bán lại hàng hoá, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hoá

nhập khẩu, người mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu

Trang 32

được do việc định đoạt hàng hoá nhập khẩu mang lại (không kể khoản phải cộngđiều chỉnh được qui định).

Thứ năm, người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu

có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.

Nếu đủ các điều kiện trên, trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định nhưsau:

-Các khoản điềuchỉnh giảm

Trong đó:

- Trị giá giao dịch là tổng số tiền người mua đã trả hay sẽ phải trả trực tiếphoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hoá nhập khẩu, bao gồm các khoảnsau:

+ Giá mua ghi trên hoá đơn thương mại.

+ Các khoản người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hoáđơn thương mại, bao gồm tiền trả trước, tiền ứng trước, tiền đặt cọc cho việc sảnxuất, mua bán, vận tải, bảo hiểm hàng hoá; các khoản thanh toán gián tiếp chongười bán.

- Các khoản điều chỉnh tăng:

Chỉ điều chỉnh khi có các điều kiện sau: các khoản này do người mua thanhtoán và chưa được tính vào tổng số tiền người mua đã trả hay sẽ phải trả; cáckhoản phải cộng liên quan trực tiếp đến hàng hoá nhập khẩu.

- Các khoản phải cộng vào trị giá giao dịch để xác định trị giá tính thuế baogồm:

+ Tiền hoa hồng bán hàng, phí môi giới Trường hợp các chi phí này baogồm cả các khoản thuế phải nộp ở Việt Nam thì không phải cộng các khoản thuếđó vào trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu.

+ Chi phí bao bì gắn liền với hàng hoá nhập khẩu.

+ Chi phí đóng gói hàng hoá, bao gồm cả chi phí vật liệu và nhân côngđóng gói.

+ Trị giá hàng hoá, dịch vu do người mua cung cấp cho người bán miễn phíhoặc giảm giá để sản xuất hoặc bán hàng hoá xuất khẩu đến Việt Nam (trị giácác khoản trợ giúp).

Trang 33

+ Tiền bản quyền, phí giấy phép sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ liên quanđến hàng hoá nhập khẩu mà người mua phải trả như một điều kiện của việc muabán hàng hoá nhập khẩu.

+ Các khoản tiền mà người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khiđịnh đoạt, sử dụng hàng hoá nhập khẩu được chuyển cho người bán dưới mọihình thức.

+ Chi phí vận tải, bốc xếp, vận chuyển hàng có liên quan trực tiếp đến vậntải hàng nhập khẩu đến địa điểm nhập khẩu.

+ Chi phí bảo hiểm hàng hoá đến địa điểm nhập khẩu.

- Các khoản điều chỉnh giảm: Nếu các khoản được trừ đã nằm trong trị giágiao dịch và có các số liệu khách quan dựa trên tài liệu, chứng từ hợp pháp hợplệ có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tính thuế thì được trừ để xác định trị giátính thuế Các khoản được trừ bao gồm:

+ Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hoá, baogồm các chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹthuật, tư vấn kỹ thuật, chi phí giám sát và các chi phí tương tự.

+ Chi phí vận tải, bảo hiểm trong nội địa Việt Nam.

+ Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở Việt Nam đã nằm trong giá muahàng hoá nhập khẩu.

+ Tiền lãi phải trả liên quan đến việc thanh toán tiền mua hàng hoá nhậpkhẩu với điều kiện lãi suất phải trả được quy định cụ thể trong hợp đồng muabán và phù hợp với lãi suất tín dụng thông thường do các tổ chức tín dụng củanước xuất khẩu áp dụng tại thời điểm ký kết hợp đồng.

ii) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt

Hàng hoá nhập khẩu giống hệt là những hàng hoá nhập khẩu giống nhau vềmọi phương diện, bao gồm: đặc điểm vật chất (bề mặt sản phẩm, vật liệu cấuthành, phương pháp chế tạo, chức năng, mục đích sử dụng, tính chất cơ, lý, hoá);chất lượng sản phẩm; danh tiếng của nhãn hiệu sản phẩm; được sản xuất ở cùngmột nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được uỷ quyền.

Nội dung phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệtcũng giống như phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự.

iii) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự

Hàng hoá nhập khẩu tương tự là những hàng hoá mặc dù không giống nhauvề mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, bao gồm: đượclàm từ các nguyên liệu, vật liệu tương đương, có cùng phương pháp chế tạo; có

Trang 34

cùng chức năng, mục đích sử dụng; chất lượng sản phẩm tương đương; có thểhoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại; được sản xuất ở cùng một nước,bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác được uỷ quyền.

Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu là trị giá giao dịch của hàng hoánhập khẩu tương tự, với điều kiện hàng hoá nhập khẩu tương tự đã được hảiquan chấp nhận xác định giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch và cócùng các điều kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu với hàng hoá nhậpkhẩu đang xác định trị giá tính thuế.

- Điều kiện về thời gian xuất khẩu:

Lô hàng nhập khẩu tương tự phải được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùngngày hoặc trong vòng 30 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu (ngày xếp hànglên tàu theo vận đơn) nhưng không sau ngày đăng ký tờ khai hàng hoá nhậpkhẩu đang được xác định trị giá tính thuế.

- Điều kiện mua bán: lô hàng nhập khẩu tương tự phải có:

+ Cùng cấp độ thương mại và số lượng, hoặc đã được điều chỉnh về cùngcấp độ thương mại và số lượng với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.

+ Cùng quãng đường và phương thức vận tải hoặc đã được điều chỉnh vềcùng quãng đường và phương thức vận tải với lô hàng đang xác định trị giá tínhthuế.

Khi áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tươngtự, nếu không tìm được hàng hoá nhập khẩu tương tự được sản xuất bởi cùngmột nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được uỷ quyền thì mới xét đến hàng hoáđược sản xuất bởi nhà sản xuất khác và phải có cùng xuất xứ Nếu xác địnhđược từ 2 giá trị giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự trở lên, thì sau khiđã điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang xác định trị giá tínhthuế, trị giá tính thuế là giá trị giao dịch thấp nhất.

iv) Phương pháp trị giá khấu trừ

Trị giá khấu trừ là trị giá được xác định từ đơn giá bán hàng hoá nhập khẩutrên thị trường nội địa Việt Nam sau khi đã trừ các chi phí hợp lý và lợi nhuậnthu được sau khi bán hàng hoá nhập khẩu.

Việc lựa chọn đơn giá bán trên thị trường nội địa phải đảm bảo các điềukiện sau:

- Là đơn giá bán của chính hàng hoá đang được xác định trị giá tính thuế(hoặc đơn giá bán của hàng hoá nhập khẩu giống hệt, hoặc đơn giá bán của hàng

Trang 35

hoá nhập khẩu tương tự) với điều kiện hàng hoá được bán nguyên trạng như khinhập khẩu.

- Là đơn giá của hàng hoá được bán ra với số lượng lớn nhất sau khi nhậpkhẩu và được bán cho người mua trong nước không có mối quan hệ đặc biệt.

Các khoản được khấu trừ khỏi đơn giá phải dựa trên nguyên tắc: có hoáđơn, chứng từ, sổ sách kế toán hợp pháp, hợp lệ và các khoản trừ là các khoảnđược phép hạch toán vào giá vốn Các khoản được trừ bao gồm:

- Tiền hoa hồng bán hàng (nếu có), lợi nhuận và chí phí chung của việc kinhdoanh hàng nhập khẩu.

- Chí phí vận tải, bảo hiểm và chi phí cho các hoạt động khác liên quan đếnvận tải hàng hoá sau khi nhập khẩu (nếu khoản chi phí này đã nằm trong hoahồng bán hàng thì không được trừ).

- Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở Việt Nam sau khi nhập khẩu và bánhàng hoá nhập khẩu trên thị trường nội địa Việt Nam (nếu khoản chi phí này đãnằm trong hoa hồng bán hàng thì không được trừ).

Trường hợp không tìm được hàng hoá được bán nguyên trạng như khi nhậpkhẩu thì phương pháp trị giá khấu trừ có thể áp dụng đối với hàng hoá nhậpkhẩu đã qua quá trình gia công, chế biến thêm ở trong nước và trừ thêm các chiphí gia công, chế biến làm tăng thêm giá trị của hàng hoá Nếu sau khi gia công,chế biến mà hàng hoá nhập khẩu bị thay đổi đặc điểm, tính chất, công dụng vàkhông còn nhận biết được hàng hoá nhập khẩu ban đầu thì không được áp dụngphương pháp này.

v) Phương pháp trị giá tính toánTrị giá tính toán bao gồm các khoản:- Chi phí sản xuất.

- Chi phí chung và lợi nhuận của việc sản xuất và bán hàng hoá xuất khẩu.- Các khoản điều chỉnh cộng (trừ các khoản đã tính vào chi phí sản xuất).Việc xác định trị giá tính toán phải dựa trên số liệu của nhà sản xuất cungcấp và phù hợp với nguyên tắc kế toán của nước sản xuất ra hàng hoá nhậpkhẩu.

vi) Phương pháp khác

Nếu không thể xác định được trị giá tính thuế lần lượt theo các phươngpháp ở trên thì trị giá tính thuế sẽ được bằng phương pháp khác, dựa vào các sốliệu, tài liệu khách quan có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tính thuế và phùhợp với qui định của pháp luật.

Trang 36

Tài liệu liệu làm căn cứ xác định trị giá tính thuế do người khai hải quancung cấp hoặc thông tin có sẵn tại cơ quan hải quan Khi xác định trị giá tínhthuế theo phương pháp này, người khai hải quan và cơ quan hải quan khôngđược sử dụng các trị giá sau đây để xác định trị giá tính thuế:

- Giá bán trên thị trường nội địa của mặt hàng cùng loại được sản xuất ởViệt Nam.

- Giá bán hàng hoá ở thị trường nội địa nước xuất khẩu.- Giá bán hàng hoá để xuất khẩu đến nước khác.

- Chi phí sản xuất hàng hoá, trừ các chi phí sản xuất hàng hoá được sử dụngtrong phương pháp trị giá tính toán.

- Giá tính thuế tối thiểu.

- Các loại giá áp đặt hoặc giả định.

- Trị giá cao hơn khi xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hoánhập khẩu giống hệt hoặc tương tự trở lên.

Các phương pháp được vận dụng để xác định trị giá tính thuế bao gồm: vậndụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hànghoá nhập khẩu tương tự; vận dụng phương pháp trị giá khấu trừ; trị giá tính thuếcủa hàng hoá nhập khẩu được xác định bằng trị giá tính thuế của hàng hoá nhậpkhẩu giống hệt đã được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ, phươngpháp trị giá tính toán.

(2) Hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá nhưng khôngthuộc đối tượng áp dụng giá tính thuế hàng nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệpđịnh thực hiện Điều 7 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại.

Giá tính thuế là giá thực tế phải thanh toán mà người mua đã thanh toánhay sẽ phải thanh toán cho người bán về hàng hoá nhập khẩu Tổng cục hải quanhướng dẫn cụ thể việc xác định giá tính thuế trong trường hợp này.

(3) Một số trường hợp đặc biệt:

- Trường hợp hàng hoá nhập khẩu có bao gồm hàng bảo hành theo hợpđồng (kể cả trường hợp hàng hoá gửi sau) nhưng trong hợp đồng không tínhthanh toán riêng đối với hàng bảo hành thì giá tính thuế trên hợp đồng là giá baogồm cả hàng bảo hành.

- Đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải đưa ra nước ngoài để sửachữa: giá tính thuế khi nhập khẩu trở lại Việt Nam là chi phí sửa chữa theo hợpđồng đã ký với nước ngoài phù hợp với các chứng từ hợp pháp, hợp lệ có liênquan đến việc sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải.

Trang 37

- Đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải đi thuê: giá tính thuế là giáthuê thực phải trả theo hợp đồng đã ký với nước ngoài phù hợp với các chứng từhợp pháp, hợp lệ có liên quan đến việc đi thuê máy móc, thiết bị, phương tiệnvận tải.

Giá thuê thực phải trả hoặc chi phí sửa chữa thực phải trả nêu trên nếu chưabao gồm chi phí vận tải và phí bảo hiểm quốc tế thì phải cộng chi phí vận tải vàphí bảo hiểm quốc tế để xác định giá tính thuế nhập khẩu Trường hợp hàng hoánhập khẩu được các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam cung cấp dịch vụ bảohiểm và vận tải hàng hoá thì giá tính thuế nhập khẩu không bao gồm khoản thuếgiá trị gia tăng đối với phí bảo hiểm và chi phí vận tải.

Đối với hàng nhập khẩu thuộc đối tượng đuợc miễn thuế, tạm miễn thuế đã đưavào sử dụng tại Việt Nam nhưng sau đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyềncho phép chuyển nhượng hoặc thay đổi mục đích được miễn thuế, tạm miễn thuếtrước đây phải nộp thuế nhập khẩu: Giá tính thuế được xác định trên cơ sở giá trịcòn lại của hàng hoá tính theo thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam (tính từthời điểm nhập khẩu đến thời điểm tính thuế)

2.2.2.2 Trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không theo hợp đồng muabán hàng hoá hoặc hợp đồng không phù hợp theo qui định tại Luật Thương mại:giá tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu do Cục Hải quan địa phương qui định Tổngcục Hải quan hướng dẫn cụ thể phương pháp xác định giá tính thuế theo nguyêntắc phù hợp với giá giao dịch trên thị trường nhằm chống gian lận thương mạiqua giá.

2.2.3 Thuế suất

Thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu được qui định đối với từng loại hànghoá, được xác định trong biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Luật thuế XNK.Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu được xác định dựa trên nguyên tắc:

- Phân biệt đối với từng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tuỳ theo yêucầu điều tiết của nhà nước trong từng thời kỳ Cụ thể: hàng hoá nào cần khuyếnkhích xuất khẩu, nhập khẩu thì thuế suất thấp Hàng hoá nào không khuyếnkhích xuất khẩu, nhập khẩu thì thuế suất cao Hiện nay để khuyến khích hoạtđộng xuất khẩu hàng hoá, biểu thuế xuất khẩu phần lớn có thuế suất 0%.

- Riêng biểu thuế nhập khẩu còn được thiết kế phân biệt xuất xứ hàng hoánhập khẩu Theo đó, thuế suất thuế nhập khẩu gồm ba nhóm: thuế suất thôngthường, thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt Cụ thể như sau:

Trang 38

Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước

hoặc khối nước mà Việt Nam không có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc hoặc không có thoảthuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu Thuế suất thông thường được qui định bằng 1,5 lầnthuế suất ưu đãi của từng mặt hàng qui định tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi và được tính nhưsau:

Thuế suất thông thường = Thuế suất ưu đãi + (Thuế suất ưu đãi x50%)

Thuế suất ưu đãi là thuế suất áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất

xứ từ nước hoặc khối nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tốihuệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hoá từ khu phi thuếquan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước,nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệthương mại với Việt Nam

Thuế suất ưu đãi đặc biệt là thuế suất áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu

có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vũng lãnh thổ có thoả thuận ưu đãi đặc biệtvề thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hoá từ khu phithuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từnước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhậpkhẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam

2.2.4 Tỷ giá tính thuế

Về nguyên tắc, giá tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu được tính bằng đồngViệt Nam Trường hợp hợp đồng mua bán ngoại thương ghi giá thanh toán bằngngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam Tỷ giá làm cơ sở để xác định giátính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là tỷ giá giao dịch bình quântrên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam côngbố được đăng trên báo Nhân dân hàng ngày Trường hợp vào các ngày khôngphát hành báo Nhân dân hàng ngày (hoặc có phát hành nhưng không thông báotỷ giá) hoặc thông tin không đến được cửa khẩu trong ngày thì tỷ giá tính thuếcủa ngày hôm đó được áp dụng theo tỷ giá tính thuế của ngày liền kề trước đó.

Đối với đồng ngoại tệ không có giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngânhàng thì xác định theo nguyên tắc tỷ giá tính chéo giữa tỷ giá đồng đô la Mỹ(USD) với đồng Việt Nam giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng vàtỷ giá giữa đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ khác trên thị trường quốc tế do Ngânhàng Nhà nước Việt Nam công bố.

Trang 39

2.3 Phương pháp tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Thuế XK,NK phải

Số luợnghàng hoáXK, NK

Giá tính thuếđơn vị từng

mặt hàng

Thuế suấtthuế XK, NK từng

2 Giảm thuế.

Hàng hoá nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bịhư hỏng mất mát, được cơ quan tổ chức có thẩm quyền giám định, chứng nhậnthì được xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất của hàng hoá Cơ quan hảiquan căn cứ vào số lượng hàng hoá bị mất mát và tỷ lệ tổn thất thực tế của hànghoá đã đựơc giám định, chứng nhận để xét giảm thuế.

3 Hoàn thuế.

Luật hiện hành đã quy định bao quát hơn các trường hợp hoàn thuế, đồng thờiquy định rõ thời hạn hoàn thuế và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩmquyền xét hoàn thuế và đối tượng được hoàn thuế Trong đó khoản 2 điều 20quy định: Nếu việc chậm hoàn thuế do lỗi trong cơ quan nhà nước có thẩmquyền xét hoàn thuế thì ngoài số tiền thuế phải hoàn còn phải trả tiền lãi kể từngày chậm hoàn thuế cho đến ngày được hoàn thuế theo mức lãi suất vay ngânhàng thương mại tại thời điểm phải hoàn thuế.

4.Truy thu thuế.

Luật thuế hiện hành quy định các trường hợp phải truy thu thuế nhập khẩu.- Các trường hợp đã được miễn thuế, xét miễn thuế nhập khẩu quy định tại

điều 16 và 17 của luật này, nhưng sau đó hàng hoá được sử dụng vào mụcđích khác với mục đích đã được miễn, xét miễn thuế nhập khẩu trừ trườnghợp chuyển nhượng cho đối tượng được miễn, xét miễn thuế theo quy định.

Trang 40

- Trường hợp đối tượng nộp thuế hoặc cơ quan hải quan có sự nhầm lẫn trong kêkhai, tính thuế, nộp thuế.

- Trường hợp nếu phát hiện có sự gian lận, trốn thuế.2.5 Đăng ký, kê khai, nộp thuế xuất nhập khẩu

2.5.1 Kê khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

Tổ chức, cá nhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải kê khai đầy đủchính xác các nội dung theo qui định của pháp luật; nộp tờ khai hàng hoá xuấtkhẩu, nhập khẩu và các hồ sơ liên quan cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tụcxuất khẩu, nhập khẩu.

2.5.2 Thời điểm tính và thông báo thuế

- Thời điểm tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu: là ngày đối tượng nộp thuế nộp

tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu cho cơ quan hải quan Trường hợp đốitượng nộp thuế khai báo điện tử thì thời điểm tính thuế là ngày cơ quan hải quancấp số tờ khai tự động từ hệ thống (gọi tắt là ngày đăng ký tờ khai hàng hoá xuấtkhẩu, nhập khẩu) Thuế xuất khẩu, nhập khẩu được tính theo thuế suất, giá tínhthuế, tỷ giá tính thuế tại ngày đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu màđối tượng nộp thuế chưa có hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu thì tờ khai hànghoá xuất khẩu, nhập khẩu đã đăng ký không có giá trị làm thủ tục hải quan hànghoá xuất khẩu, nhập khẩu Khi có hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu đối tượngnộp thuế phải làm lại thủ tục kê khai và đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu.

Trường hợp đối tượng nộp thuế kê khai trước ngày đăng ký tờ khai hànghoá xuất khẩu, nhập khẩu thì tỷ giá tính thuế được áp dụng theo tỷ giá tại ngàyđối tượng nộp thuế đã kê khai, nhưng không quá 3 ngày liền kề trước ngày đăngký tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

- Thời hạn thông báo thuế: trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi đối tượng

nộp thuế đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cơ quan hải quan phảithông báo cho đối tượng nộp thuế về số thuế phải nộp

Đối với trường hợp phải có giám định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, sốlượng, chủng loại để đảm bảo chính xác cho việc tính thuế, trong thời hạn 8 giờlàm việc kể từ khi nhận được kết quả giám định, nếu có thay đổi về số thuế phảinộp, cơ quan hải quan ra thông báo điều chỉnh thông báo ban đầu.

2.5.3 Thời hạn nộp thuế

Ngày đăng: 22/07/2024, 20:22

w