1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kỳ tính tất yếu lịch sử của sự ra đời của đảng cộng sản việt nam và sứ mệnh lịch sử của đảng

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đứng trước những sự thay đổi của cách mạng Việt Nam mà điển hình là sự ra đờicủa giai cấp công nhân kết hợp với những tư tưởng mới mà chủ tịch Hồ Chí Minh đãhọc hỏi và trau dồi trong hàn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

TÍNH TẤT YẾU LỊCH SỬ CỦA SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNGSẢN VIỆT NAM VÀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA ĐẢNG

MÃ MÔN HỌC: LLCT220514_21_03_02HỌC KỲ III – NĂM HỌC 2021-2022

Giảng viên hướng dẫn: T.S Trịnh Thị Mai LinhNhóm SV thực hiện: Lớp 2UTExMC

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 7 năm 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BỘ MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do - Hạnh phúc

2 Giảng viên hướng dẫn: T.S Trịnh Thị Mai Linh

3 Tên đề tài: Tính tất yếu lịch sử của sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và sứ

mệnh lịch sử của Đảng

4 Danh sách nhóm viết tiểu luận cuối kỳ:

STTHỌ VÀ TÊN SINH VIÊNMã số sinhviên

Tỉ lệ tham

- Tỉ lệ hoàn thành = 100%

- Trưởng nhóm: Trần Quang Định- Thư ký: Nguyễn Mạnh Lộc

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Phương pháp nghiên cứu 3

4 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu 3

5 Bố cục bài tiểu luận 3

1.2 Bối cảnh lịch sử Việt Nam 6

2 Phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu XX trước khi có Đảng 7

3 Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 8

Chương 2: Tính tất yếu lịch sử của sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và sứ mệnh lịch sử của Đảng 13

Trang 5

2.2 Yêu cầu lãnh đạo phong trào đấu tranh trong nước 16

2.3 Sự ra đời của Đảng Cộng Sản là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam 17

3 Sứ mệnh của Đảng Cộng sản Việt Nam 18

4 Ý nghĩa lịch sử và thành tựu của Đảng Cộng sản Việt Nam 20

4.1 Ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam 20

4.2 Thành tựu của Đảng Cộng sản Việt Nam 201

KẾT LUẬN ĐỀ TÀI 288

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam từ khi bị thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược từ năm 1858 đến trướckhi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (1930), đời sống nhân dân đã gặp rất nhiều khókhăn về mọi mặt từ chính trị, kinh tế đến cả văn hóa, bọn chúng đã từng bước áp đặtnhững luật lệ mới để “đàn áp” nhân dân ta Bên cạnh đó, những cuộc khởi nghĩa,phong trào yêu nước đứng lên giành lại chính quyền của các nhà yêu nước tiền bối nhưPhan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám, tuy diễn ra mạnh mẽ và quyết liệtnhưng vẫn mang một kết cục thất bại vì vẫn chưa tìm ra được con đường cứu nướcđúng đắn Đứng trước những sự khủng hoảng về đường lối cứu nước ấy, có một chàngtrai yêu nước mang tên Nguyễn Tất Thành - chủ tịch Hồ Chí Minh khi còn trẻ, đãquyết định rời quê hương Việt Nam để ra đi tìm đường cứu nước Người chính là mộtvị anh hùng của dân tộc Việt Nam, là một nhà lãnh tụ vĩ đại, Người đã bôn ba 30 nămtrong hành trình cứu nước ấy để học hỏi những tư tưởng của các nhà yêu nước trên thếgiới, Người học hỏi từ những đất nước có các tư tưởng cách mạng tân tiến và đã thànhcông trong việc đấu tranh giành lại chính quyền, tiêu biểu nhất là cuộc cách mạngtháng 10 Nga và tư tưởng Mác - Lênin đã giúp Người có sự thay đổi về mặt tư tưởngvà cột mốc quan trọng nhất chính là Người đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luậncương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V Lênin đưa chủ tịch Hồ Chí Minh đến gầnhơn với việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam sau này

Đứng trước những sự thay đổi của cách mạng Việt Nam mà điển hình là sự ra đờicủa giai cấp công nhân kết hợp với những tư tưởng mới mà chủ tịch Hồ Chí Minh đãhọc hỏi và trau dồi trong hành trình ra đi tìm đường cứu nước, cách mạng Việt Namvới những yêu cầu tất yếu, chúng ta cần thay đổi con đường cứu nước mới cũng chínhlà con đường mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra và chỉ đạo nhân dân ta đi theo, đầutiên là sự hình thành ba tổ chức cộng sản để lãnh đạo nhân dân kháng chiến, rồi tiếptục là sự hợp nhất để cho ra đời tổ chức mới mang tên Đảng cộng sản Việt Nam(1930) Đứng trước những vấn đề về cách mạng Việt Nam trong công cuộc khángchiến chống Pháp, chúng ta đã thấy được những tất yếu lịch sự cho sự ra đời của Đảngvà sự ra đời của tổ chức ấy đã đánh dấu một cột mốc lớn, những đường lối đúng đắn

Trang 7

của Đảng đưa cách mạng Việt Nam lên đỉnh cao và tạo ra những bước ngoặt lịch sửmới - Đảng mang sứ mệnh lịch sử to lớn, đóng vai trò tất yếu Chính vì thế, để có thểhiểu rõ hơn về tính tất yếu của Đảng cộng sản Việt Nam, những sự chuẩn bị nào chosự ra đời ấy và việc thành lập Đảng đã mang lại những lợi ích to lớn nào cho cách

mạng Việt Nam, nhóm em đã chọn đề tài “Tính tất yếu lịch sử của sự ra đời của Đảng

Cộng sản Việt Nam và sự mệnh lịch sử của Đảng” làm đề tài tiểu luận của môn Lịch

sử Đảng Cộng sản Việt Nam với sự hướng dẫn của giảng viên T.S Trịnh Thị Mai Linh

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong những năm gần đây, đã có một số tác giả là sinh viên từ các trường đại học

cũng đã phân tích về một số đề tài liên quan đến đề tài ““Tính tất yếu lịch sử của sự ra

đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và sứ mệnh lịch sử của Đảng”, được biết các tác giả

cũng đã đưa ra các luận điểm là những vấn đề thực tiễn về sự ra đời của Đảng là mộttất yếu lịch sử chẳng hạn như:

- Tác giả Nguyễn Thị Hải Yến với đề tài “Phân tích và chứng minh Đảng cộngsản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử Hãy nêu nhận thức của bản thân về vai tròlãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Cách mạng hiện nay” (2020), đề tàixoay quanh vấn đề sự ra đời của Đảng như một tất yếu lịch sử bằng luận điểm“Quanđiểm của chủ nghĩa Mác Lênin và Hồ Chí Minh về vai trò của Đảng cộng sản ViệtNam trong cách mạng vô sản và cách mạng Việt Nam” cho người đọc thấy được sự rađời của các phong trào yêu nước, phong trào công nhân và sự truyền bá chủ nghĩa MácLênin vào cách mạng Việt Nam chính là những yếu tố chủ quan chứng tỏ sự thành lậpĐảng mang tính tất yếu.

- Tác giả Đặng Minh Nhựt với đề tài “Ý nghĩa sự ra đời của Đảng cộng sản ViệtNam” (2010) là một đề tài đã chứng minh Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã tác độngtích cực như thế nào đến cách mạng Việt Nam, trong đó đề tài đưa ra các luận điểmnhư “Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử”, “Sự ra đời củaĐảng đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo những năm đầu thế kỷ XX”,“Sự ra đời của Đảng cho thấy cách mạng Việt Nam trở thành bộ phận khăng khít củacách mạng thế giới”, cho người đọc thấy được những ý nghĩa lịch sử của sự ra đờicủa Đảng đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.

Trang 8

3 Phương pháp nghiên cứu

Về đề tài "Tính tất yếu lịch sử của sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và sứ

mệnh lịch sử của Đảng", nhóm đã sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu như

tìm kiếm và nghiên cứu một số tài liệu tham khảo, tổng hợp, liệt kê và phân tích cácluận điểm cho đề tài, từ đó nhóm tổng kết thực tiễn và đưa ra những nhận xét kháchquan và chủ quan để người đọc có cái nhìn bao quát về đề tài.

4 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứuMục tiêu nghiên cứu

Đề tài tập trung vào việc đưa ra các luận điểm phân tích và chứng minh sự ra đờicủa Đảng cộng sản Việt Nam vào năm 1930 là một tất yếu của lịch sử cách mạng ViệtNam Từ đó cho thấy Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời mang sứ mệnh lịch sử vĩ đại vàsự lãnh đạo của Đảng mang một vai trò vô cùng to lớn, là nhân tố hàng đầu góp phầnđưa cách mạng Việt Nam tiến tới những thành công, đạt những cột mốc và bước ngoặtlịch sử mới.

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài phân tích xoay quanh sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, đó là những tấtyếu cho sự ra đời của Đảng và sứ mệnh lịch sử của Đảng sau khi được thành lập.

5 Bố cục bài tiểu luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài tiểu luận gồm những phần chính sau:\- Chương 1: Nguyễn Ái Quốc và quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác– Lênin vềtrong nước và chuẩn bị về mặt chính trị, tư tưởng cho việc thành lập Đảng

- Chương 2: Tính tất yếu lịch sử của sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vàsứ mệnh lịch sử của Đảng

- Chương 3: Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định sứ mệnh lịch sử từ khithành lập cho tới nay

6 Đóng góp của đề tài

Đề tài "Tính tất yếu lịch sử của sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam và sứ mệnh

lịch sử của Đảng" được nhóm tổng hợp và phân tích bối cảnh Việt Nam trước khi

thành lập Đảng, chỉ ra các vấn đề thực tiễn trong bối cảnh ấy giúp người đọc có cáinhìn thực tiễn về tính tất yếu cho sự ra đời của Đảng, sự ra đời ấy là kết hợp của những

Trang 9

yếu tố nào cũng như cho thấy chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại, Người vàĐảng đã có những đường lối đúng đắn để lãnh đạo cách mạng Việt Nam thành công.

Bên cạnh đó, đề tài nói lên vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam ngay sau khi đượcthành lập, cách mạng Việt Nam trước và sau khi có sự lãnh đạo của Đảng có sự khácbiệt như thế nào, từ đó người đọc thấy rõ những sứ mệnh lịch sử của Đảng ta

Đề tài góp phần làm đề tài tham khảo cho các đề tài liên quan của các sinh viênkhóa sau học môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam và các môn lý luận chính trị khác.

Trang 10

NỘI DUNG

Chương 1: Nguyễn Ái Quốc và quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác– Lêninvề trong nước và chuẩn bị về mặt chính trị, tư tưởng cho việc thành lậpĐảng.

1 Bối cảnh lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam1.1 Bối cảnh lịch sử thế giới

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sanggiai đoạn đế quốc chủ nghĩa Chính bước chuyển này đã làm cho mâu thuẫn trong thếgiới tư bản chủ nghĩa ngày càng trở nên gay gắt Mâu thuẫn này tạo ra tính tất yếu củacách mạng vô sản, phạm trù cách mạng thế giới chuyển sang phạm trù cách mạng vôsản, cách mạng Xã hội chủ nghĩa Cùng với mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi nướctư bản thì thời điểm này cũng xuất hiện mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau dotranh giành thuộc địa, phân chia thị trường và khu vực ảnh hưởng Đây là nguyên nhântrực tiếp dẫn tới cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914- 1918) Đặc biệt là sự thốngtrị tàn bạo của Chủ nghĩa Đế quốc làm cho mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa vớiChủ nghĩa Đế quốc thực dân ngày càng trở nên gay gắt và trở thành một vấn đề mangtính thời đại.

Các nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác- Lênin đã xây dựng nên học thuyết lý luận cáchmạng không ngừng, với nội dung cơ bản: Giai cấp công nhân, sau khi đã trưởng thànhvề trình độ giác ngộ, trình độ tổ chức, có đủ khả năng và điều kiện lãnh đạo cuộc cáchmạng dân chủ tư sản trên cơ sở liên minh với giai cấp nông dân đấu tranh chống lạichế độ chuyên chế phong kiến Dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, sự liên minhgiữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân trở thành lực lượng chủ yếu đánh đổ chếđộ chuyên chế phong kiến, thành lập nhà nước chuyên chính cách mạng của giai cấpcông nhân và giai cấp nông nhân

Trong lúc phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang phát triển mạnh mẽ, đặcbiệt là khi được trang bị bởi một học thuyết cách mạng và khoa học, cuộc cách mạngvô sản đầu tiên nổ ra và giành thắng lợi tại Nga năm 1917 Thắng lợi của cuộc cáchmạng Tháng mười đã cổ vũ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân

Trang 11

lao động trên thế giới, đặc biệt là nhân dân các nước thuộc địa Với thắng lợi này, chủnghĩa Mác -Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới trong lịchsử loài người; là ánh sáng soi đường cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giảiphóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Cuộc cách mạng Tháng Mười Nga 1917 cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh củagiai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới, dẫn tới sự ra đời của hàng loạtcác đảng cộng sản Tình hình đó đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế đứng ra lãnh đạo,tập trung sức mạnh của phong trào ở tất cả các quốc gia, dân tộc (Quốc tế II đã khôngcòn vai trò tiên phong kể từ sau khi Ăngghen qua đời năm 1895) Tháng 3- 1919,Quốc tế Cộng sản được thành lập, với khẩu hiệu "Vô sản thế giới và các dân tộc bị ápbức đoàn kết lại" đã đánh dấu một giai đoạn mới của phong trào cộng sản và côngnhân quốc tế "Lần đầu tiên trong lịch sử, quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ sự đoàn kết tấtyếu, liên minh chiến đấu giữa giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa đang rên xiếtdưới ách thống trị thực dân".

1.2 Bối cảnh lịch sử Việt Nam

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và từng bước thiết lập bộ máy thống

trị, biến nước ta từ một quốc gia phong kiến thành “một xứ thuộc địa, dân ta là vong

quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác” Chính sách thống trị

của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi.

Về chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực

đối nội, đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, đó là một chính sáchchuyên chế điển hình, chúng đàn áp đẫm máu các phong trào và hành động yêu nướccủa người Việt Nam, mọi quyền tự do bị cấm Chúng chia rẽ ba nước Đông Dương,chia Việt Nam thành ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) và thực hiện ở mỗi kỳ mộtchế độ cai trị riêng.

Về kinh tế, thực dân Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ để thực hiện chính sách bóc

lột tàn bạo, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; ra sức vơ vét tài nguyên, cùng nhiềuhình thức thuế khóa nặng nề, vô lý; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thốngđường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.

Trang 12

Về văn hóa, thực dân Pháp tiến hành chính sách ngu dân, chúng bưng bít, ngăn cản

ảnh hưởng của văn hóa tiến bộ trên thế giới, khuyến khích văn hóa độc hại, xuyên tạclịch sử, giá trị văn hóa Việt Nam và dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu.

Sự phân hóa giai cấp và mâu thuẫn xã hội diễn ra ngày càng gay gắt

Phần lớn giai cấp địa chủ cấu kết với thực dân Pháp ra sức bóc lột nông dân; mộtbộ phận địa chủ có lòng yêu nước, đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hìnhthức và mức độ khác nhau Các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội Việt Nam đềumang thân phận người dân mất nước và đều bị thực dân áp bức, bóc lột, chèn ép nênđều căm phẫn thực dân Pháp Do đó, mẫu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam lúc này,không chỉ là mâu thuẫn giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ vàphong kiến, mà đã nảy sinh mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa toàn thể nhân dân ViệtNam với thực dân Pháp xâm lược.

Các cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh của quần chúng chống thực dânPháp xâm lược diễn ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại, xã hội Việt Nam rơi vào khủnghoảng về đường lối cách mạng

2 Phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu XX trước khi có Đảng

Tinh thần yêu nước đã trở thành truyền thống đấu tranh bất khuất trong lịch sử dântộc, có vai trò hết sức to lớn trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, trong cácphong trào cách mạng Việt Nam Ngay từ năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng xâmlược nước ta thì phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam đấu tranh để bảo vệ nềnđộc lập dân tộc đã bắt đầu Từ năm 1858 đến trước năm 1930 đã nổ ra các cuộc khởinghĩa, phong trào đấu tranh với mục tiêu giành lại nền độc lập dân tộc Đó là cuộcchiến đấu của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu;khởi nghĩa của Trương Định, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực Đó là các cuộckhởi nghĩa theo tiếng gọi "Cần Vương" của Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật,Đinh Công Tráng Những cuộc đấu tranh vô cùng oanh liệt đó của Nhân dân ta chốngthực dân Pháp đều bị đàn áp tàn bạo và thất bại Mặc dù bị đàn áp dã man nhưng cácphong trào yêu nước vẫn tiếp tục phát triển mạnh Đã xuất hiện các phong trào yêunước theo chủ trương mới và có xu hướng tư sản như các phong trào Đông Du, Đông

Trang 13

Kinh nghĩa thục, Duy Tân, các cuộc khởi nghĩa của tiểu tư sản, trí thức trong Việt NamQuốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo

Tuy nhiên, các phong trào đó cũng không đi đến thành công Nguyên nhân cơ bảnlà do các phong trào không tìm được đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc và conđường phát triển đúng đắn, chưa phản ánh đúng nhu cầu phát triển của xã hội ViệtNam Mà điều cốt lõi nhất là các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX chưa tìm đượcvà chưa có khả năng tập hợp lực lượng đủ sức đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.Phong trào nông dân không giải quyết được mâu thuẫn giữa địa chủ, phong kiến vànông dân, nhân dân lao động nói chung Phong trào yêu nước muốn phát triển đấtnước theo chiều hướng tư sản và tiểu tư sản không giải quyết được mâu thuẫn giữagiai cấp công nhân đang phát triển ngày càng mạnh với giai cấp tư sản mà chủ yếu làtư sản Pháp; do đó, cũng không giải quyết được triệt để mâu thuẫn giữa dân tộc ViệtNam với thực dân Pháp, không tranh thủ được sức mạnh của phong trào cách mạng thế

giới đang dâng lên mạnh mẽ Phong trào yêu nước như không có đường ra Cách

mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.

3 Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan, bắt nguồn từthực tiễn cuộc đấu tranh của nhân dân chống sự nô dịch đế quốc, được soi rọi dưới ánhsáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, phù hợp với quy luật vận động của cách mạng thếgiới và sự nghiệp cách mạng nước ta

Đảng ra đời đã đáp ứng những yêu cầu khách quan, thiết yếu và cấp bách của dântộc là độc lập, tự do và phát triển Đảng thành lập là kết quả của nhiều yếu tố, trong đóvai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh là rất to lớn, Người thực hiện sứ mệnh lịch sử sánglập chính đảng vô sản ở Việt Nam, với những sáng tạo lý luận xuất sắc Từ đây, cáchmạng Việt Nam có một đảng cách mạng chân chính dẫn đường cho toàn dân đứng lênđánh đổ ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến đem lại độc lập cho dân tộc, ấmno, tự do, hạnh phúc cho Nhân dân.

Một là, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộcViệt Nam.

Trang 14

Nguyễn Ái Quốc với lòng yêu nước mãnh liệt và tầm nhìn sáng suốt của mình, đãra đi tìm đường cứu nước, sau nhiều năm nghiên cứu, khảo nghiệm, học tập, tìm tòi,hoạt động không ngừng ở nhiều quốc gia, ở hầu khắp các châu lục thì Người cũng đãtìm thấy ở đó con đường đi đúng đắn giải phóng đất nước khỏi ách thực dân, cứu dâncứu nước là theo con đường cách mạng vô sản, con đường có mục đích cao cả là giảiphóng dân tộc để tiến tới giải phóng con người.

Quá trình thâm nhập thực tiễn rộng lớn đó đã giúp người nhận thức rõ hơn, kháiquát hơn những vấn đề mang tính chất bước ngoặt quan trọng, đó là nhận ra diện mạo,bản chất của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân: Ở đâu bọn đế quốc, thực dâncũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị bóc lột, áp bức nặng nề và“dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột vàgiống người bị bóc lột” Nhận ra bản chất của các cuộc cách mạng qua nghiên cứu các

cuộc cách mạng của các nước tư bản chủ nghĩa: “Cách mệnh Pháp cũng như cách

mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản Cách mệnh không đến nơi, không triệt để, tiếngnói là cộng hòa là dân chủ Kỳ thực bên trong thì nó bóc lột công nông trong nước, ởngoài thì áp bức thuộc địa” Bắt gặp lý tưởng của Chủ nghĩa Mác - Lênin: Người đã

tìm thấy con đường cứu nước giải phóng cho dân tộc - con đường cách mạng vô sản.

Sau này Người có kể lại: “Luận cương của Lênin đã làm cho tôi rất cảm động, phấn

khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mìnhtrong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bàobị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóngcho chúng ta” Có thể khẳng định, chính chủ nghĩa yêu nước đã đưa Nguyễn Ái Quốc

tìm đến lý tưởng cao quý của chủ nghĩa Mác - Lênin, với khát vọng mang lại hòa bìnhcho dân tộc, Người đưa ra những thông điệp mang giá trị vĩnh hằng, đó là những thôngđiệp về hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc, dân chủ, đó chính là: độc lập dân tộc gắnliền với chủ nghĩa xã hội - con đường Người lựa chọn suốt 100 năm qua, nay vẫn làsợi chỉ đỏ, là kim chỉ nam cho hoạt động cách mạng Việt Nam.

Hai là, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trongnước và chuẩn bị những điều kiện cho sự thành lập Đảng.

Khi xác định con đường cách mạng Việt Nam là con đường cách mạng vô sản theocách mạng Tháng Mười Nga, theo Quốc tế Cộng sản thì Nguyễn Ái Quốc bằng hoạt

Trang 15

động thực tiễn tích cực của mình ở nước ngoài đã tiến hành truyền bá chủ nghĩaMác - Lênin về Việt Nam, quá trình truyền bá đi từ thức tỉnh đến giác ngộ, từ lựa chọncon đường đến hành động cách mạng theo con đường cách mạng vô sản.

Về tư tưởng: Nguyễn Ái Quốc đã dùng ngòi bút của mình tích cực tố cáo, lên án

bản chất bóc lột của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa và kêugọi, thức tỉnh nhân dân bị áp bức đấu tranh giải phóng Người đã góp phần quan trọngvào việc tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp ở các thuộc địa Chỉ rõ bản chất củachủ nghĩa thực dân, xác định chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộcđịa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới Đồng thời tiến hànhtuyên truyền tư tưởng Mác - Lênin, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những ngườicộng sản và nhân dân lao động Pháp với các nước thuộc địa và phục thuộc.

Về chính trị: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã hình thành một hệ thống luận điểm chính

trị: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường cách mạng của các dân tộc bị ápbức; xác định cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản thếgiới; xác định lực lượng cách mạng; xác định vai trò lãnh đạo của Đảng; cách mạng làsự nghiệp của quần chúng nhân dân Những luận điểm ấy sau này phát triển thànhnhững nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Về tổ chức: Nguyễn Ái Quốc đã dày công chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời

của chính đảng vô sản của giai cấp công nhân Việt Nam Đó là huấn luyện, đào tạo cánbộ, từ các lớp huấn luyện do Người tiến hành ở Quảng Châu (Trung Quốc) để vừachuẩn bị cán bộ, vừa truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin Năm 1925, Nguyễn Ái Quốcthành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên, mở lớp đào tạo cánbộ cách mạng cho 75 đồng chí Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã giúp chonhững người Việt Nam yêu nước xuất thân từ các thành phần, tầng lớp dễ tiếp thu tưtưởng cách mạng của Người, phản ánh tư duy sáng tạo và là thành công của Ngườitrong chuẩn bị về mặt tổ chức cho Đảng ra đời.

Trong những năm 1928 - 1929, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân tatiếp tục phát triển mạnh về số lượng và chất lượng Chủ nghĩa Mác - Lênin đượcNguyễn Ái Quốc và những chiến sĩ tiên phong truyền bá về trong nước, cùng vớiphong trào "vô sản hoá" đã làm chuyển biến phong trào công nhân, giác ngộ họ và tổ

Trang 16

lớp lớp thanh niên yêu nước được rèn luyện trong thực tiễn, giác ngộ lập trường giaicấp công nhân sâu sắc, hiểu rõ nguyện vọng, lợi ích của giai cấp công nhân và nhândân lao động, thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnhmẽ, tiến tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, tạo điều kiện chínmuồi và hợp qui luật cho sự ra đời của Đảng.

Ba là, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.

Năm 1929, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Xiêm (Thái Lan), mặc dù chưanhận được chỉ thị của Quốc tế cộng sản về yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản ởViệt Nam Song với sự nhạy bén về chính trị, sự chủ động cao, thực hiện trọng tráchlịch sử đối với dân tộc, với vai trò, trách nhiệm trong Quốc tế cộng sản, Nguyễn ÁiQuốc đã chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất, thực hiện sứ mệnh lịch sử của ngườisáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam Từ ngày 06/01/1930 đến ngày 07/02/1930, tại CửuLong – Hồng Công (Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất đã được tiến hành dưới sự chủ trìcủa Nguyễn Ái Quốc Tham dự Hội nghị có các đại biểu của Đông Dương Cộng sảnĐảng (2 đại biểu) và An Nam Cộng sản Đảng (2 đại biểu) và 2 đại biểu hải ngoại (HồTùng Mậu và Lê Hồng Sơn) Còn Đông Dương Cộng sản Liên đoàn đã thành lập, songchưa có liên hệ, nên chưa được triệu tập đại biểu đến dự (và ngày 24/02/1930, tổ chứcnày được hợp nhất vào Đảng Cộng sản Việt Nam) Với sự nhất trí cao, Hội nghị đặttên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua Chánh cương vắn tắt của Đảng,Sách lược vắn tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảngdo lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Các văn kiện đã trở thành Cương lĩnh chính trịđầu tiên của Đảng.

Chánh cương vắn tắt của Đảng do lãnh tụ Hồ Chí Minh soạn thảo, đã thể hiện rõcon đường giải phóng và phát triển của dân tộc Việt Nam là “làm tư sản dân quyềncách mạng và thổ địa cách mạng” (tức cách mạng dân tộc dân chủ), “thực hiện mụctiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng” để đi tới xã hội cộng sản” Nhiệm vụ củacách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, tức cách mạng dân tộc, dân chủ,trong đó giành hết độc lập dân tộc được đặt ở vị trí trên hết Ở Việt Nam, trước hết

phải làm “dân tộc cách mệnh”, tức trước hết phải đánh đổ sự cai trị, nô dịch dân tộc

của chủ nghĩa đế quốc, giành lại quyền bình đẳng dân tộc, tự do cho dân nước mình:“dân tộc cách mệnh thì chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí

Trang 17

chống lại cường quyền” Có thể thấy, trong Chánh cương vắn tắt, Hồ Chí Minh đã

thực hiện 3 cuộc giải phóng cách mạng vô sản ở một nước thuộc địa như nước ta là:giải phóng dân tộc phải tiến hành trước tiên, tạo tiền đề giải phóng giai cấp, giải phóngxã hội Nói một cách khác giải phóng, giành độc lập dân tộc là bước đi đầu tiên củacuộc cách mạng vô sản ở nước thuộc địa, ở Việt Nam Đây là một luận điểm cơ bản,chính yếu trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Đây cũng là một đóng gópđặc sắc, bổ sung phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trên phương diện lý luận về các môhình vận động, phát triển của cuộc cách mạng vô sản.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử, có vai trò to lớn của Chủtịch Hồ Chí Minh, thể hiện những nỗ lực hoạt động nhận thức, phát triển lý luận cáchmạng gắn liền với hoạt động thực tiễn không mệt mỏi của Người, đặc biệt là ở nhữngluận điểm cách mạng độc đáo và sáng tạo, xác lập Nói cách khác, Đảng Cộng sản ViệtNam ra đời là kết quả của sự kết hợp của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

Trải qua 92 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch HồChí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, sự nghiệp cách mạng nước ta đã giành đượcnhững thắng lợi vĩ đại, có ý nghĩa lịch sử và thời đại Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo củaĐảng, sự dẫn dắt của lãnh tụ Hồ Chí Minh đã đoàn kết, đồng lòng đánh thắng các thếlực thù địch, những chiến công đã đi vào lịch sử như Cách mạng Tháng Tám năm1945, cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 -1954, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứunước 1954 - 1975 Đặc biệt, những thành tựu của công cuộc đổi mới sau 35 năm qua,càng chứng minh cho sự lựa chọn đắn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta vàkhẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Những thắng lợi to lớn đóđã chứng minh một chân lý: “sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầuquyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam”.

Kỷ niệm 92 năm thành lập Đảng, chúng ta càng thấy công lao to lớn của Chủ tịchHồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta Tưởng nhớ và khắc sâucông lao to lớn của Người, mỗi cán bộ, đảng viên phải ra sức học tập, nghiên cứu traudồi kiến thức lý luận và thực tiễn, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phongcách Chủ tịch Hồ Chí Minh để vận dụng vào giải quyết những vấn đề trong thực tiễn

Trang 18

phủ nhận vai trò của Đảng, hạ thấp uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cáchmạng Việt Nam, góp phần bảo vệ Đảng, lãnh tụ, chế độ và thực hiện thành công sựnghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

Chương 2: Tính tất yếu lịch sử của sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Namvà sứ mệnh lịch sử của Đảng.

1 Sự ra đời của các tổ chức Cộng sản1.1 Hoàn cảnh ra đời

Đến cuối năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đặc biệt là phong tràocông nhân theo đường lối vô sản ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu cầnphải có chính Đảng lãnh đạo Những yêu cầu mới đó đã vượt quá khả năng lãnh đạocủa Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên, cần phải gấp rút thành lập một Đảng Cộngsản để tổ chức và lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân cùng các lực lượng yêu nướckhác đấu tranh chống đế quốc, phong kiến và bè lũ tay sai giành lại độc lập cho dântộc.

Đây là lý do dẫn đến sự ra đời của chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tại Bắc Kỳ vàotháng 3 năm 1929, họ hoạt động tích cực để thành lập một Đảng Cộng sản thay thế.Tiếp đến vào tháng 6 năm 1929 Đông Dương Cộng Sản Đảng cũng được thành lập,tháng 7 năm 1929 An Nam Cộng Sản Đảng thành lập, tháng 9 năm 1929 Tân ViệtCách Mạng Đảng cũng tự cải tổ thành Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn.

1.2 Sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản

Tháng 3 năm 1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng ThanhNiên ở Bắc kỳ, hai cái tên nổi trội là Ngô Gia Tự và Nguyễn Đức Cảnh, đã họp ở sốnhà 5D Hàm Long (Hà Nội) và lập ra chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam gồm 7người, mở đầu cho quá trình thành lập Đảng Cộng sản thay thế cho Hội Việt NamCách mạng Thanh Niên Tại đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cáchmạng Thanh Niên diễn ra vào tháng 5 năm 1929 khi kiến nghị của mình đưa ra khôngđược chấp nhận thì đoàn đại biểu Bắc Kỳ đã rút khỏi hội nghị, sau khi về nước đã kêugọi công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân khác ủng hộ chủ trương thành lậpĐảng Cộng sản.

Đến 17/6/1929 đại biểu các tổ chức cơ sở Cộng sản ở miền Bắc họp đại hội, quyết

Ngày đăng: 22/07/2024, 17:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w