Mục đích nghiên cứu Tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích là tìm ra những biện pháp haynhất, hiệu quả nhất để giúp học sinh phát huy tính năng động, sáng tạo, pháttriển phẩm chất và năn
Trang 1UBND HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC CAM THƯỢNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐỔI MỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ TẠO HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 2”
Tên tác giả: Kiều Phương Nga
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Cam Thượng
Trang 2Trình độ chuyên môn: Giáo dục Tiểu học
Hệ đào tạo: Chính quy
Trang 33 Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 5
2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 7
III KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ 20
I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến:
Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Toán có vai trò quan trọngkết hợp cùng với các môn học khác để tạo ra những con người phát triển toàndiện Chương trình Toán lớp 2 được coi là tiền đề góp phần thực hiện mục tiêutoán tiểu học
Trang 4Học sinh lớp 2 là những học sinh đang ở những giai đoạn đầu tiểu học Ởlứa tuổi này, các em hiếu động, thích khám phá kiến thức mới nhưng cũng rất dễ
bị phân tán, nhanh chán nếu các em không hứng thú với việc học
Trong hoạt động học tập việc hứng thú học tập là một yếu tố quan trọnggiúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức Hứng thú học tập có vai trò quantrọng trong việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh và sự phát triển bảnthân cho các em
Năm học 2023 - 2024 là năm học thứ tư thực hiện chương trình GDPT
2018 và là năm học thứ ba thực hiện đổi mới chương trình đối với lớp 2 Tạohứng thú trong việc học toán và tình yêu toán là 1 trong 3 mục tiêu quan trọngcủa chương trình Toán 2 - Cánh Diều
Vậy làm thế nào để học sinh lớp 2 hứng thú với môn toán?
Cũng như các thầy cô giáo khác, chúng tôi luôn trăn trở, tìm tòi mongmuốn đưa ra được các phương pháp giảng dạy Toán mới để làm cho những tiếthọc toán trở lên sinh động, hấp dẫn hơn hơn với học sinh Và hơn hết là có thểgiúp học sinh phát huy tính năng động, sáng tạo, phát triển phẩm chất và nănglực toán học của các em Để làm được điều đó thì trước hết cần tạo được hứng
thú học tập cho học sinh Chính vì lí do đó tôi đã mạnh dạn đưa ra giải pháp: “
Đổi mới các phương pháp dạy học và tạo hứng thú học toán cho học sinh lớp 2”.
2 Mục đích nghiên cứu
Tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích là tìm ra những biện pháp haynhất, hiệu quả nhất để giúp học sinh phát huy tính năng động, sáng tạo, pháttriển phẩm chất và năng lực toán học trong chương trình Toán lớp 2 Từ đó gópphần nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy Toán đối với lớp 2 bậc Tiểuhọc
3 Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát triển nănglực tạo hứng thú học toán cho học sinh lớp 2
Trang 5- Khách thể nghiên cứu : Biện pháp gây hứng thú học môn Toán cho họcsinh.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài
- Điều tra thực trạng học toán của học sinh lớp 2C
- Đưa ra một số biện pháp hứng thú học môn Toán cho học sinh
3.3.3 Phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu : Làm rõ một số vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn
về việc gây hứng thú học môn Toán cho học sinh lớp 2
- Đề tài được nghiên cứu và thực hiện từ tháng 9 đến tháng 4 năm học2023- 2024
3.3.4 Phương pháp nghiên cứu:
II NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trang 6Theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 nêu rõ “Giáo dục
Toán học hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học với các thành tố cốt lõi: Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình học toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng các công cụ và phương tiện học toán; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn, giáo dục toán học tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học với các môn học khác
và giữa toán học với đời sống thực tiễn’’.
Để chương trình giáo dục phổ thông 2018 đạt kết quả tốt, nhằm hìnhthành và phát triển năng lực học Toán cho học sinh tiểu học, giáo viên chuyểnhướng dạy học của mình từ việc lấy học sinh làm trung tâm sang dạy học lấyhoạt động học của học sinh làm trung tâm
Ngày nay, môn Toán được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàngngày Những kiến thức và kĩ năng trong toán học cơ bản có thể giúp con ngườigiải quyết các vấn đề trong thực tế một cách chính xác và nhanh hơn đồng thờigóp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển toàn diện Môn Toán ở trườngtiểu học góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lựcchung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng và tạo cơhội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kếtnối giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác
Môn Toán ở tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lựctoán học với các thành tố: Tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học;giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ, phương tiện họcToán Đồng thời, môn Toán góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩmchất chủ yếu và năng lực chung đã quy định trong Chương trình tổng thể; giúphọc sinh bước đầu xác định được năng lực, sở trường của bản thân nhằm địnhhướng và lựa chọn nghề nghiệp, rèn luyện nhân cách để trở thành người laođộng và người công dân có trách nhiệm
2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trang 7Năm học 2023 - 2024, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 2Cvới 31 học sinh Sau 2 tuần nhận lớp, tôi phát phiếu thăm dò hứng thú học toáncho học sinh trong lớp Tôi thu được kết quả như sau:
Bảng tổng hợp kết quả tham dò mức độ hứng thú học Toán
Dựa vào kết quả thăm dò hứng thú học toán của học sinh, tôi thực sự
ngạc nhiên: chỉ có 45,2 % học sinh hứng thú với môn Toán, trong khi số họcsinh không hứng thú, thậm chí là cảm thấy sợ học toán lên tới 22,6 % ( chiếmgần 14 số học sinh của lớp)
Từ thực trạng trên, tôi tìm hiểu và rút ra một số thuận lợi, khó khăn sau:
* Thuận lợi
- Ngành giáo dục luôn có sự chỉ đạo cụ thể, sâu sát Nhà trường luôn độngviên, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên chúng tôi thực hiện đổi mớiphương pháp dạy học
- Phòng học được trang bị cơ bản đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạyhọc hiện đại đáp ứng được nhu cầu đổi mới của giáo dục
- Học sinh có nền nếp, có ý thức học tập Phần lớn phụ huynh đồng thuận,ủng hộ và luôn phối hợp với giáo viên trong quá trình giáo dục học sinh
Bên cạnh những thuận lợi, tôi cũng gặp không ít khó khăn:
* Khó khăn
- Hầu hết cha mẹ học sinh đều là nông nhân, công nhân, buôn bán nên ít
có thời gian để học tập và vui chơi cùng con
Trang 8- Đa số học sinh lớp tôi là học sinh nông thôn nên các em nhút nhát, rụt rèchưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học tập trong nhà trường Nhiều họcsinh làm toán còn máy móc, thậm chí có những em còn nói chuyện, làm việcriêng trong giờ học, thậm trí ngủ trong lớp điều này khiến cho các tiết học toántrở lên căng thẳng, trầm lắng; kết quả học tập môn Toán của nhiều học sinh chưacao
- Trên thực tế, sau một thời gian nghỉ hè và quay trở lại trường học nhiềuhọc sinh chưa quay lại nhịp học tập nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp thukiến thức của các con, đồng thời làm giảm chất lượng học
Nguyên nhân của thực trạng
- Một là, các em chưa có động cơ học tập đúng đắn
- Hai là, giáo viên đôi lúc chưa linh hoạt khi vận dụng các phương phápmới và hình thức tổ chức dạy học trong các tiết học toán sao cho phù hợp với bàihọc
- Ba là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài dạy chưa đạt đượcnhững hiệu quả như mong muốn
- Bốn là giáo viên chưa thực sự sáng tạo trong việc động viên, khích lệ họcsinh Vậy làm thế nào để khắc phục được những thực trạng trên? Câu hỏi đó
khiến tôi luôn trăn trở, tìm tòi và mạnh dạn áp dụng giải pháp: “Tạo hứng thú
học toán cho học sinh lớp 2”.
3 Các giải pháp tiến hành
3.1 Giải pháp 1: Tạo động cơ học tập đúng đắn cho học sinh
Động cơ học tập được hình thành từ những cảm xúc, nhu cầu học tập của
mỗi học sinh Nếu học sinh có động cơ học tập đúng đắn sẽ thúc đẩy tính tíchcực, tự giác chủ động chiếm lĩnh kiến thức Đối với học sinh lớp 1, 2 thì động cơhọc tập không có sẵn và phần lớn các em đều chưa ý thức được mục đích củaviệc học Toán, vì vậy trong quá trình học tập và rèn luyện, giáo viên phải làngười dẫn dắt, chỉ bảo để có thể hình thành động cơ học toán cho các em
Theo quan sát của tôi, tôi thấy rằng có 2 nguyên nhân khiến các em chưa
có động cơ học tập môn Toán: Một là, các em chưa cảm thấy sự thú vị trong
Trang 9môn học hoặc chưa biết ý nghĩa thực sự trong việc học Toán ngoại trừ nhữngsuy nghĩ đó là phải vượt qua các bài kiểm tra bắt buộc trên lớp Hai là, các em
có mong muốn học, hiểu được giá trị, thấy được ý nghĩa của việc học toánnhưng do mất gốc, không theo được chương trình nên các em tự ti, rụt rè từ đócảm thấy sợ môn Toán Vì vậy, đặc điểm chung của học sinh không có động cơhọc toán là những học sinh học chưa tốt môn Toán
Để tạo ra được động cơ học toán cho học sinh, trước hết tôi đã giúp họcsinh thấy được môn Toán có thể ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày Bởi vậy,ngay từ đầu năm học, tôi cho các em tìm hiểu mục lục sách giáo khoa toán lớp
2 Sau đó, tôi giới thiệu về những nội dung chính trong chương trình toán lớp 2 để
có thể kích thích sự tò mò, khám phá của các em khiến cho mỗi học sinh đều có sựhứng thú trong việc học Toán
Ví dụ: Trong chương trình Toán học lớp 2 về phần hình học, tôi đưa ra
các hỏi đó là “ Em hãy tìm những đồ vật có dạng hình tam giác, hình tròn, hìnhchữ nhật, hình vuông, … mà các em biết? ” Với hoạt động này giúp các em thấytoán học thật gần gũi với cuộc sống Tôi giới thiệu thêm: Ở lớp dưới, chúngmình đã biết nhận diện và gọi tên các hình đó Đối với chương trình Toán 2chúng mình khám phá thêm những hình khối mới Những đặc điểm thú vị củacác hình khối đang chờ chúng mình khám phá đấy Qua những lời giới thiệu ấy,tôi thấy rõ sự tò mò, sự hào hứng hiện lên trong ánh mắt của các em
Việc tạo động cơ học tập cho học sinh không chỉ dừng lại ở đó mà trongmỗi tiết học toán, tôi còn thiết kế thêm một số bài tập , tình huống liên quan đếnthực tế
Ví dụ:
+ Khi học “Bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị” (SGK Toán 2
-Cánh diều, trang 50) ở phần khởi động thay vì cho học sinh hát hay chơi một tròchơi vận động thì tôi tạo động cơ học tập bằng một tình huống thực tế về số họcsinh nam và nữ của lớp tôi Tôi đưa ra bài toán: Lớp 2C có 15 học sinh nữ và 16học sinh nam Hỏi số học sinh nữ thế nào so với số học sinh nam? Sau đó, tôidẫn dắt học sinh vào bài mới bằng câu hỏi gợi mở: thế nào là nhiều hơn? Thếnào là ít hơn? Để giải các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị chúng ta
Trang 10sẽ làm như thế nào? Cô mời các em cùng tìm hiểu bài “Bài toán về nhiều hơn, íthơn một số đơn vị”
Ngoài ra, tôi luôn luôn tìm ra cách giới thiệu để tạo hứng thú cho các emmỗi khi bắt đầu 1 bài học mới
Chẳng hạn như: khi dạy bài “Đề - xi- mét” ( SGK Toán 2- bộ Cánh diều,trang 12) ở phần khởi động tôi sẽ cho học sinh thực hành bằng cách đưa ra câuhỏi thực thế “ Hãy thực hành đo một số đồ vật xung quanh em bàn học, quyểnsách, cái ghế, cái bảng , và cho biết đồ vật em đo được dài bao nhiêu “cm”.Sau đó, tôi dẫn dắt học sinh vào bài mới bằng câu hỏi gợi mở: ngoài đơn vị
“cm” đã được học còn có rất nhiều đơn vị đo độ dài khác và hôm nay chúng ta
sẽ khám phá một đơn vị đo độ dài mới trong tiết học “Đề-xi-mét” Từ đó kíchthích sự tò mò, khám phá của học sinh cũng như tạo hứng trong học môn Toáncho các em học sinh
Bên cạnh đó, tôi chú trọng trong việc giao các nhiệm vụ học tập cho các
em ở trên lớp và ở nhà để đảm bảo các em có đủ thời gian hoàn thành bài tậpđược giao
Từ những việc làm đó, tôi đã giúp học sinh dần hình thành động cơ họctập đúng đắn Các em đã tích cực, chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh kiến thứcmới
Với việc làm này, tôi đã bám sát vào con đường hình thành tư duy cho
học sinh tiểu học Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tế Đây không chỉ là 1 việc làm thiết thực để tạo hứng thú học toán mà còn có giá trị gắn kết toán học với cuộc sống và mang cuộc sống vào trong toán học Qua đó học sinh sẽ thấy được tầm quan trọng và sự gần gũi của môn Toán với thực tế cuộc sống Từ đó sẽ khơi gợi sự kích thích và hứng thú của học sinh đối với môn Toán.
3.2 Giải pháp 2: Vận dụng phù hợp các trò chơi học tập môn toán
Trò chơi học tập là trò chơi gắn liền với các hoạt động học tập và nộidung trong bài học giúp học sinh có thể khai thác kinh nghiệm của bản thân đểchơi và thực hành kiến thức vừa học để hoàn thành các nhiệm vụ của trò chơi.Trong quá trình chơi trò chơi các em sẽ bộc lộ nhiều cảm xúc rất rõ ràng như:
Trang 11niềm vui khi thắng và buồn bã khi thua; vui mừng khi đồng đội hoàn thànhnhiệm vụ, bản thân cảm thấy có lỗi khi không làm tốt nhiệm vụ của mình Vì tậpthể mà cố gắng hết khả năng để mang lại chiến thắng cho tổ, nhóm của mình.Đây cũng chính là đặc tính thi đua rất cao của trò chơi học tập Đặc biệt, đối vớimôn toán thì trò chơi học tập phát huy tối đa nhất việc tạo hứng thú học toáncho học sinh.
Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập để có thểcủng cố kiến thức, kỹ năng toán Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi cáctrò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới cũng rất cần để tạo hứng thú họctập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới
Trong quá trình dạy học toán, tôi dựa theo nội dung của từng bài, từngmạch kiến thức và điều kiện thời gian trong mỗi tiết học để thiết kế trò chơi saocho phù hợp Trò chơi học tập có thể tổ chức ở cả 4 bước lên lớp
Đối với mỗi trò chơi, tôi đều thiết kế chu đáo theo quy trình sau:
Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi, mục đích của trò chơi.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi Ở bước này giáo viên cần
làm những việc sau:
+ Chia đội chơi, quy định số thành viên mỗi đội chơi, cử trọng tài, thư kí, + Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ để chơi ( giấy khổ to, thẻ từ, quân bài, cờ, )+ Giới thiệu cách chơi: quy định thời gian chơi, những điều người chơikhông được làm, cách tính điểm,
+ Chơi thử ( nếu cần)
Bước 3: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả trò chơi
Để trò chơi mang lại hiệu quả cao thì khi thiết kế và tổ chức trò chơi tronggiờ học toán cần lưu ý:
- Lựa chọn trò chơi mang ý nghĩa giáo dục
- Thời gian chơi mỗi trò chơi từ 5 - 7 phút
- Trong mỗi tiết học không nên lạm dụng tổ chức nhiều trò chơi
Trang 12- Hình thức trò chơi đa dạng, phong phú Khi tổ chức trò chơi giáo viên cóthể lồng ghép vào trò chơi các nhân vật hoạt hình, các câu chuyện cổ tích quenthuộc mà trẻ yêu thích để làm cho trò chơi thêm hấp dẫn.
Ví dụ: Khi dạy bài Phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100 (SGK Toán 2
Cánh Diều - trang 58) tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Giải cứu BạchTuyết” như sau:
Trò chơi: Giải cứu Bạch Tuyết
- Trò chơi này, tôi tổ chức cho cả lớp cùng tham gia Học sinh nào giơ tay
nhanh sẽ được quyền trả lời
- Giới thiệu trò chơi như sau: Các em ạ! Mụ phù thủy độc ác nham hiểm
đã nhốt nàng Bạch Tuyết ở một nơi bí mật Để giải cứu được nàng Bạch Tuyếtchúng mình phải hành trình mở lần lượt 4 ô cửa bí mật này Mỗi ô cửa đều cóchứa 1 phép tính hoặc 1 bài toán Sau khi mở được 4 ô cửa nàng Bạch Tuyết sẽđược giải cứu Các em có muốn giúp nàng Bạch Tuyết không nào?
Ví dụ: Khi dạy bài Số bị chia - số chia - thương (SGK Toán 2 Cánh Diều
- Tập 2 - trang 24) tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ăn khế trả vàng” nhưsau:
Trò chơi: Ăn khế trả vàng