GDTC là môn học có đốitượng chính là sự phát triển thể chất của con người, góp phần quan trọng choviệc định hướng phát triển các thành phần của năng lực thể chất cho học sinh.Nội dung ch
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ 2
1 Lí do chọn đề tài 2
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4.Thời gian nghiên cứu 3
5 Đối tượng nghiên cứu 3
6 Phạm vi nghiên cứu 3
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 4
1.1 Mục tiêu giáo dục tiểu học 4
1.2 Đặc điểm về mặt cơ thể lứa tuổi 7 - 8 4
1.3 Đặc điểm về hoạt động lứa tuổi 7 - 8 4
1.4 Sự phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ) lứa tuổi 7 - 8 5
1.5 Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học 5
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MÔN GDTC LỚP 2 8
2.1 Mục đích của điều tra thực trạng 8
2.2 Tình hình chung 8
2.3 Thực trạng về việc giảng dạy phân môn GDTC 8
2.4 Các vấn đề cần được giải quyết 9
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 HỌC TỐT MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT 10
3.1 Biện pháp thứ 1 10
3.2 Biện pháp thứ 2 11
3.3 Biện pháp thứ 3 14
3.4 Biện pháp thứ 4 15
3.5 Biện pháp thứ 5 15
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ 17
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 18
1 Kết luận 18
1.1 Bài học kinh nghiệm 18
1.2 Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 18
2 Khuyến nghị 18
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lí do chọn đề tài
Giáo dục thể chất (GDTC) là một phần quan trọng trong hệ thống giáo dụcquốc dân, góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêucầu chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước
Đặc trưng của môn GDTC ở trường phổ thông là biến những kiến thức màhọc sinh nắm được, hiểu được thành kĩ năng hoạt động vận động, trên cơ sở đóphát triển thể lực và tăng cường sức khỏe cho các em GDTC là môn học có đốitượng chính là sự phát triển thể chất của con người, góp phần quan trọng choviệc định hướng phát triển các thành phần của năng lực thể chất cho học sinh.Nội dung chủ yếu là rèn luyện vận động cơ bản và phát triển tố chất thể lựcthông qua những bài tập thể chất đa dạng như: các bài tập đội hình đội ngũ, cácbài tập thể dục, các trò chơi vận động, các môn thể thao… Với mạch nội dungmôn học bao gồm: Kiến thức chung về GDTC; Vận động cơ bản; Thể thao tựchọn Là môn học duy nhất thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và phát triển kĩ năngvận động, tố chất thể lực cho học sinh; trang bị cho các em kiến thức và kĩ năngchăm sóc sức khỏe; hình thành thói quen, ý thức tập luyện, có trách nhiệm đốivới sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng Từ đó, góp phần cải thiện tầmvóc người Việt Nam, hình thành nên một thế hệ người Việt mới khỏe mạnh,cường tráng, siêng năng vận động, tập luyện thể dục thể thao Môn GDTC làmột trong số ít các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sửdụng rất đa dạng, số lượng lớn các loại thiết bị khác nhau Các thiết bị cơ bản cóthể kể đến một số thiết bị như: tranh ảnh, băng đĩa ghi hình các bài tập thể chất,môn thể thao (hoạt động thể dục thể thao); loa; ampli; máy chiếu; dụng cụ tậpluyện vận động cơ bản và dụng cụ các môn thể thao; phương tiện tổ chức các tròchơi vận động; đồng hồ bấm giây; còi; cờ; thước…
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng trong chương trình giáo dục phổ thông.Yêu cầu cấp thiết là hình thành và phát triển nhân cách học sinh với mục tiêugiáo dục toàn diện (đức, trí, thể mỹ, lao động) Do vậy môn GDTC lại càng làmột môn học quan trọng trong nhà trường, học sinh tham gia học tốt sẽ gópphần phát triển thể chất, đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe để tham gia học tốtcác môn học khác cũng như thực hiện tốt các mặt hoạt động Việc nắm rõ đặcđiểm tâm sinh lí trẻ và vận dụng tốt các hình thức, phương pháp giảng dạy sẽgiúp học sinh học tốt môn GDTC trong các nhà trường
Với học sinh lớp 2, mặc dù các em đã biết hành động có chủ định và hànhđộng theo chỉ dẫn của người khác ở mức nhất định Tuy nhiên kỹ năng vận động
Trang 3cơ bản và khả năng phối hợp động tác còn chưa bền chắc, thường có những sailệch nhất định Trong khi đó, khả năng thích ứng của cơ thể còn nhiều hạn chế,
so với yêu cầu của đời sống, học tập thì sự phát triển đó còn thấp, cần phải đượcquan tâm giúp đỡ của người lớn và sự rèn luyện tốt hơn.Vì vậy mà tôi luôn nghĩlàm thế nào để có thể giúp các em yêu thíc môn học, nâng cao chất lượng và
đem lại hiệu quả trong quả học tập, do đó mà tôi đã chọn dề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn Giáo dục thể chất”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cở sở việc nghiên cứu lý luận và thực trạng học tập môn Giáo dục thểchất lớp 2 trong nhà trường để đề ra những biện pháp hợp lý nhằm khắc phụcnhững khó khăn, tồn tại trong quá trình giảng dạy, điều chỉnh phương pháp chophù hợp với đối tượng học sinh Khơi gợi, khích lệ sự hứng thú với môn học chocác em Rèn luyện tác phong, kỉ luật trong giờ học, nếp sống lành mạnh Hìnhthành cho học sinh những kĩ năng vận động cơ bản
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên tôi đặt ra các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Nghiên cứu lý luận GDTC; đặc điểm tâm sinh lý vận động của học sinh lứatuổi 7 - 8
- Thực trạng dạy- học môn GDTC trong nhà trường
- Đề ra những biện pháp cụ thể, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng day họcmôn GDTC
4 Thời gian nghiên cứu
Năm học: 2021-2022, 2022-2023
5 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn Giáo dục thể chất
6 Phạm vi nghiên cứu
Học sinh khối lớp 2 trường Tiểu học Cam Thượng
Trang 4GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Mục tiêu giáo dục tiểu học
Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩnăng cơ bản.Góp phần hình thành và phát triển những cơ sở nền tảng về nhâncách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Sản phẩm của giáo duc tiểu học có giá trị cơ bản, lâu dài, có tính quyếtđịnh đối với cuộc đời mỗi con người
Bất kì ai cũng phải sử dụng các kĩ năng nghe, nói, đọc viết và tính toánđược học ở tiểu học để sống để làm việc
Trường tiểu học là nơi đầu tiên dạy trẻ em biết yêu gia đình, quê hương, đấtnước và con người, biết đọc, biết viết biết làm tính, biết tìm hiểu tự nhiên, xã hội
và con người
Bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinhtiếp tục học trung học cơ sở
1.2 Đặc điểm về mặt cơ thể lứa tuổi 7 - 8
- Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các tròchơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa, Vì vậy mà các nhà giáo dục nên đưa các
em vào các bài tâp, trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảmbảo sự an toàn
- Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân,
xương tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo,gẫy dập, Vì thế mà trong các hoạt động vui chơi của các em các nhà giáo dụccần chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, antoàn
- Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duycủa các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duytrừu tượng
- Trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng khoảng 3 – 4 kg Trung bình, ở độ tuổinày, chiều cao có thể tăng từ 5 đến 6,5 cm/năm Cụ thể, chiều cao cân nặng củatrẻ 7 -8 tuổi sẽ vào khoảng 121.7 cm và 22,9 kg với bé trai; 120.8 cm và 22,4 kgvới bé gái
1.3 Đặc điểm về hoạt động lứa tuổi 7-8
Quá trình phát triển thể chất phần lớn là hoàn thiện các kỹ năng, sự phối hợp và kiểm soát cơ bắp Những trẻ có tiềm năng thể thao có thể thể hiện khả năng của mình ở giai đoạn phát triển này vì đây là độ tuổi các kỹ năng vận động của trẻ được hoàn thiện dần Trên thực tế, đây thường là độ tuổi mà trẻ nhận ra
Trang 5được mình có thích các hoạt động thể chất hay không và có muốn tham gia môn thể thao nào không.
Ở độ tuổi này, trẻ đạt được những mốc phát triển thể chất quan trọng như:+ Kết hợp linh hoạt hơn các kỹ năng vận động (xoay người, chạy nhảy và các hoạt động cần thiết trong thể thao)
+ Cải thiện khả năng phối hợp
+ Cải thiện khả năng kiểm soát các cơ nhỏ cần thiết cho các hoạt động
1.4 Sự phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ) lứa tuổi 7-8
1.4.1 Nhận thức cảm tính
Các cơ quan cảm giác: Tri giác của học sinh lứa tuổi này mang tính đại thể,
ít đi vào chi tiết và trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ,hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng - trigiác có chủ định
1.4.2 Nhận thức lý tính
* Tư duy
Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượngkhái quát mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hànhđộng Hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng
* Tưởng tượng
Tưởng tượng tái tạo đã và đang bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũtrẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển
ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn,
vẽ tranh, Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phốimạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đềugắn liền với các rung động tình cảm của các em
1.4.3 Chú ý và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học
Ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủđịnh Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùngtrực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi hoặc có cô giáo xinh,dịu dàng, Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thểtập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập
1.5 Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học
Nhân cách của học sinh tiểu học nổi bật ở những nét sau:
- Khả năng nhận thức phát triển nhanh chóng nhờ hoạt động học tập
- Đời sống cảm xúc, tình cảm chiếm ưu thế hơn và chi phối mạnh mẽ đếncác hoạt động, nhận thức của trẻ
- Tính hồn nhiên, vui tươi hướng về những cảm xúc tích cực
Trang 6- Hay bắt chước những người gần gũi, có uy tín với trẻ (cha mẹ, thầy cô,bạn bè…)
- Hành vi ý chí chưa cao, bản tính hiếu động, khó kiềm chế, kém tự chủnên dễ phạm lỗi, nhất là đối với các yêu cầu có tính nghiêm ngặt, đòi hỏi sự tậptrung cao độ, gây căng thẳng
- Nhân cách của học sinh tiểu học chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: giađình, nhà trường, xã hội trong đó những ảnh hưởng từ cha mẹ, thầy cô là rấtquan trọng vào đầu tuổi và sau đó là các ảnh hưởng từ bạn bè và phương tiệnthông tin đại chúng, sách báo, phim ảnh…
- Đặc điểm nổi bật nhất là đời sống tình cảm của học sinh tiểu học, các
em đang ở lứa tuổi ngây thơ, trong trắng, rất dễ xúc cảm trước hiện thực, rất dễhình thành những tình cảm tốt đẹp Các em dễ xúc cảm mạnh, đã có ấn tượngkhá sâu sắc và khá bền vững Các em sống nhiều bằng tình cảm và bị ảnh hưởngnhiều bởi tình cảm
- Tình cảm của các em mang tính cụ thể, trực tiếp và giàu cảm xúc Nókhông chỉ biểu hiện trong đời sống sinh hoạt mà còn trong cả hoạt động trí tuệ,các em tiếp thu kiến thức không đơn thuần bằng lý trí, mà còn dựa nhiều vàocảm tính và đượm màu sắc tình cảm, các em dễ bị “lây” những cảm xúc củangười khác Năng lực tự kiềm chế những biểu hiện tình cảm còn yếu, tình cảmcũng dễ thay đổi, dễ dịu đi nhưng cũng dễ bị kích động, vừa khóc đã có thể cườingay
- Tình cảm của các em đã có nội dung phong phú và bền vững hơn tuổimẫu giáo Những tình cảm cao cấp đang hình thành Đặc biệt tình cảm gia đìnhgiữ vai trò khá quan trọng, nhiều khi lòng yêu thương cha mẹ trở thành động cơhọc tập của các em Những tình cảm đạo đức, thẩm mĩ thường gắn với những sựvật cụ thể, gần gũi với các em Tình bạn và tính tập thể được hình thành và pháttriển cùng với tình thầy trò Tình bạn còn dựa vào hứng thú chung đối với mộthoạt động vui chơi hay học tập Nó chưa có cơ sở lí trí vững vàng nên dễ thayđổi: thân nhau, giận nhau, làm lành với nhau là hiện tượng thường xuyên xảy ra.Tình cảm tập thể có ý nghĩa lớn đối với các em Các em dễ dàng gắn bó vớinhau, những người có vai trò lớn trong tập thể là thầy, cô giáo Đó là trung tâmcủa những mối quan hệ giữa các em, là biểu hiện ý kiến chung của trẻ Nhữngtình cảm rộng lớn hơn như lòng yêu tổ quốc, yêu lao động, lòng tự hào dân tộc,
ý thức trách nhiệm cũng đang được hình thành
- Những phẩm chất ý chí và tình cảm của học sinh cấp I cũng bắt đầu nảysinh và phát triển Các em có thể rèn luyện để có tính kế hoạch, tính kiên trì,nhẫn nại, tính mục đích…nhưng nó chưa trở thành những nét tính cách vững
Trang 7chắc, tính độc lập còn yếu, các em chưa vững tin ở bản thân và dựa nhiều vào ýkiến của cha mẹ và thầy cô giáo Các em thường bắt chước họ một cách máymóc, và coi họ là mẫu mực phải noi theo.
- Năng lực tự chủ đã có nhưng còn yếu, tính tự phát còn nhiều, do đó khógiữ kỹ luật, trật tự, nhiều khi các em vi phạm kỷ luật một cách vô ý thức
Các em có tính hiếu động cao, thích vận động chạy nhảy, hò hét, vật lộn…Các em rất hay bắt chước, có thể bắt chước khá tỉ mỉ chi tiết, nhưng lại haychú ý những đặc điểm bên ngoài và bắt chước thiếu lựa chọn: kẻ say rượu,người điên khùng, người tàn tật… nói chung là những cái gì ly kỳ, mới lạ vì thếnếu giáo dục không tốt, trẻ có thể có những hành vi không tốt, như nói tục, đánhnhau, chửi thề, trêu chọc mọi người, phá phách nghịch ngợm, tác quái…
Trang 8CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MÔN HỌC GDTC LỚP 2
2.1 Mục đích của điều tra thực trạng
Nhận biết được nguyên nhân vì sao kết quả giảng dạy, giáo dục môn thểdục trong trường tiểu học là chưa cao Chưa phát triển thể chất đồng đều ở tất cảcác đối tượng học sinh Làm cơ sở để điều chỉnh, đưa ra các biện pháp giúp sángkiến được hoàn thiện hơn Giúp các em có hứng thú tham gia vào giờ học và đạtkết quả cao hơn trong giờ học
2.2 Tình hình chung.
GDTC là môn học cần nhiều đồ dùng trực quan Sách giáo viên chỉ là gợi ýchung cho tất cả vùng miền, muốn dạy – học có hiệu quả cần có nội dung,phương pháp dạy học phù hợp với từng vùng, miền Trước đây một số giáo viênquan niệm môn GDTC không quan trọng bằng các môn khác, nên chưa có sựđầu tư đúng mức cho môn học, chưa thực hiện tốt các phương pháp giảng dạy,không có sự chuẩn bị kĩ về bài dạy kể cả về việc luyện tập trước các bài tập,động tác kĩ thuật Những năm gần đây hầu hết các quận, huyện đã tuyển giáoviên thể chất vào các trường Và ở các trường Tiểu học đều đã có giáo viênchuyên dạy bộ môn GDTC, vì vậy kĩ năng sáng tạo sẽ có những bước tiến triển
để bổ sung vào bộ sách giáo viên
2.3 Thực trạng về việc giảng dạy phân môn GDTC
2.3.1 Thuận lợi:
- Ban giám hiệu nhà trường luôn động viên, quan tâm sát sao đến việc dạy và học bộ môn GDTC để bồi dưỡng sức khỏe, năng lực phẩm chất và tinh thần chocác em
- Hầu hết các em học sinh ở lứa tuổi này trong nhà trường đều rất ngoan và biết nghe lời
2.3.2 Khó khăn:
- Phạm vi nhà trường nhỏ hẹp, cơ sở vật chất phục vụ cho môn thể dục còn thiếu thốn, chưa có nhà đa chức năng, học sinh vẫn phải tập ngoài trời, các tiết học còn bị phụ thuộc vào thời tiết, cùng với đó sân bãi để tập luyện lại
không có Học sinh chỉ có thể hoạt động trong một khoảng sân nhỏ gây khó khăn cho việc học tập vì nhiều hoạt động, nhiều trò chơi mang tính năng độngkhông thể áp dụng Vừa tổ chức hoạt động học tập vừa phải chú ý để không làm ảnh hưởng đến các lớp khác đang học
- Về học sinh: ở lớp 2, tư duy của các em còn mang tính hình ảnh cụ thể, trong suy nghĩ đối với môn thể dục chỉ là những tiết học giúp các em được chạy nhảy, vui chơi, việc học môn thể dục rất thụ động
Trang 9Nhìn chung về thực trạng nhà trường hiện tại mà nói việc dạy và học mônthể dục còn nhiều khó khăn Do đó,bắt buộc người giáo viên GDTC phải có những giải pháp thiết thực để khắc phục những khó khăn, có phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện của nhà trường, đồng thời vẫn đảm bảo đem lạihiệu quả dạy và học môn thể dục nhằm đáp ứng các yêu cầu:
+ Phát triển toàn diện cơ thể, đặc biệt là sức khỏe
+ Bồi dưỡng một số kỹ năng hoạt động cần thiết trong sinh hoạt, đời sống + Bồi dưỡng những tư thế cơ bản, ngay ngắn, khẩn trương và trật tự
2.4 Các vấn đề cần được giải quyết
Học sinh luyện tập thiếu nhiệt tình, thiếu chủ động, tinh thần luyện tập củacác em không cao, không khí buổi tập không được hào hứng và sôi nổi, khônglôi cuốn các em vào bài tập một cách chủ động
Muốn khắc phục những vấn đề trên trong quá trình giảng dạy môn thể dụcgiáo viên cần tạo cho học sinh có sự ham thích, say mê hứng thú trong giờ học.Qua tiết học giúp các em hiểu được lợi ích, tác dụng của việc tập luyện thể dục
để đáp ứng vào thực tế Trong cuộc sống hàng ngày rèn luyện cho các em có sứckhoẻ dẻo dai, tinh thần minh mẫn, tạo cho các em có đức tính tốt như: khiêmtốn, thật thà, dũng cảm, trung thực và tự giác ngày càng được hoàn thiện hơn
Do vậy giáo viên cần chuẩn bị tốt, thật đầy đủ và chu đáo về sân bãi, đồdùng dạy học: Giáo viên phải có còi, tranh ảnh trực quan, đồ dùng dạy học… cónhư vậy thì học sinh mới ham thích, say mê, tự giác trong luyện tập không chỉ
để cho cơ thể phát triển một cách hài hoà cân đối khoẻ mạnh mà còn có nhữngđức tính tốt, một tinh thần minh mẫn, một thể lực cường tráng
Trang 10CHƯƠNG III:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 HỌC TỐT MÔN GIÁO
DỤC THỂ CHẤT
Mỗi tiết học thể dục có thể coi là mỗi bước đi bằng hành động cụ thể trong
quá trình biến mục đích, nội dung giáo dục thành kết quả thực tế Để giúp các
em học tốt môn GDTC, khi lên lớp giáo viên phải biết vận dụng và kết hợpcác phương pháp giảng dạy cho phù hợp, giúp các em hứng thú hơn với mônhọc, đăc biệt phải tạo cho các em có tâm lý thoải mái “học mà chơi, chơi màhọc” Như vậy, mới đem lại hiệu quả cho buổi học thể dục
Trước mỗi giờ lên lớp giáo viên cần nghiên cứu các tài liệu liên quan nhưsách giáo viên, các sách báo giáo dục…để nắm được mục tiêu, yêu cầu của nộidung bài học Sau đó định ra lượng vân động cho từng nội dung và cả giờ học.Tiếp theo xây dựng kế hoạch cụ thể thông qua soạn bài, xác định mục tiêu kiếnthức, kỹ năng và các phương pháp cho từng nội dung
Trong quá trình giảng dạy qua những lần áp dụng thành công và thất bại tôi
đã rút ra kinh nghiệm và đưa ra một số biện pháp sau:
3.1 Biện pháp thứ 1: Đổi mới công tác chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp.
Trước khi lên lớp giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức, yêu cầucần đạt của từng tài, từ đó lựa chọn, đưa ra những phương pháp giảng dạy phùhợp, đem lại hiệu quả cao nhất
Giáo viên phải có ý thức chuẩn bị bài, thiết kế bài học theo hướng phát triểnnăng lực, phẩm chất học sinh:
- Xác định mục tiêu bài học
- Xác định và lựa chọn nội dung bài học
- Lựa chọn và vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
- Lựa chọn phương tiện, thiết bị dạy học
- Thiết kế kế hoạch dạy học
Đặc biệt, ở mỗi giờ học giáo viên cần dự kiến trước những tình huống sưphạm có thể xảy ra, để có biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời
Tham khảo nhiều trò chơi hấp dẫn, bổ ích để lồng ghép vào phần khởi độngcủa giờ dạy tạo hứng thú cho học sinh tập luyện
Trong quá trình giảng dạy môn GDTC ở trường tiểu học công tác chuẩn bịcủa giáo viên trước khi lên lớp góp phần giúp tiết học được sinh động hơn, giúphọc sinh hứng thú hơn trong tập luyện
Trang 113.2 Biện pháp thứ 2: Vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất:
* Phương pháp dùng lời nói và trực quan:
+ Lời nói:
Là phương pháp dùng các hình thức lời nói để chỉ đạo học sinh học tậpnhằm đạt yêu cầu dạy học Sử dụng chính xác phương pháp ngôn ngữ có ý nghĩaquan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ dạy học Nó có thể giúp học sinhtường minh nhiệm vụ học tập
Phương pháp dùng lời nói được sử dụng linh hoạt trong suốt giờ học từphần mở đầu giới thiệu bài, khởi động đến hình thành kiến thức, luyện tập, vậndụng Khi sử dụng lời nói, giáo viên cần nêu ngắn gọn, sinh động, hình tượng,hấp dẫn nhưng phải đảm bảo đủ nội dung Tránh nói dài dòng, khó hiểu khiếnhọc sinh bị nhàm chán
Ví dụ : Khi dạy học sinh các động tác của bài thể dục Kết hợp với việc chỉ
tranh từng động tác là giáo viên sẽ phân tích động tác theo từng nhịp trên tranh.Phân tích đến nhịp nào khó, học sinh dễ mắc sai lầm giáo viên sẽ nói chậm, chỉ
rõ, nhấn mạnh để học sinh có thể chú ý hơn và lường trước những khó khăn khithực hiện động tác Việc giảng giải giúp học sinh nắm vững những nét cơ bản kĩthuật, tránh được sai sót mắc phải trong tập luyện Vì vậy việc chỉ dẫn của giáoviên có ý nghĩa đáng kể trong quá trình tập luyện, học tập
Bên cạnh đó đàm thoại là hình thức hỏi và trả lời Trong quá trình dạy học,giáo viên cần có sự tương tác thường xuyên với học sinh Câu hỏi dùng trongđàm thoại nhằm kích thích sự quan sát, tích cực sáng tạo trong suy nghĩ, giúphọc sinh nắm được quy tắc đánh giá được hành động của mình và của bạn
Ví dụ : Các em thấy bạn thực hiện động tác thế nào? Tư thế của bạn đúng
chưa? Tay đã thẳng chưa?
+ Trực quan (làm mẫu):
Phương pháp trực quan là một phương thức thông qua trực quan tác độngđến các cơ quan cảm giác con người để tiến hành dạy học TDTT Nó có ý nghĩa
to lớn đối với học sinh trong việc nắm vững nội dung dạy học
Trước hết giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy Giáo viên phải tậplàm mẫu từng động tác, thao tác nhuần nhuyễn, phân tích rõ ràng từng chi tiết,yếu lĩnh kỹ thuật động tác trước khi lên lớp để học sinh hiểu và nắm bắt ngay
Đã gọi là làm mẫu thì động tác phải đạt yêu cầu chính xác, đẹp, đúng kỹthuật Vì những động tác ban đầu dễ gây ấn tượng sâu trong trí nhớ các em Đối
Trang 12với giáo viên không chuyên, giáo viên không có khả năng làm mẫu thì nên chohọc sinh quan sát kỹ tranh ảnh hoặc có thể bồi dưỡng cán sự, chọn những em cónăng khiếu tốt về mặt này để làm mẫu thay cho giáo viên khi giảng dạy độngtác.
Khi làm mẫu, giáo viên phải chọn vị trí đứng thích hợp để tất cả học sinhđều nhìn thấy các chi tiết của động tác Tránh không nên để học sinh đứngngược gió, quay mặt về hướng mặt trời, hay có những hoạt động khác trước mặt.Làm mẫu phải kết hợp với giảng giải, nhắc nhở các em tập trung quan sátnhững khâu chủ yếu mà giáo viên yêu cầu, lời nói khi giảng giải phải rõ ràng đểcho toàn thể học sinh đều nghe thấy
Ví dụ : Trước khi giảng dạy một kĩ thuật động tác nào tôi thường tự tập ở
nhà trước để luôn tự tin rằng khi mình làm mẫu trước học sinh, các động tácluôn đúng kỹ thuật, đẹp Khi phân tích từng cử động kỹ thuật động tác tôithường vừa tập chậm và vừa phân tích để học sinh vừa được nghe vừa đượcquan sát làm tăng sự tiếp nhận thông tin của học sinh
Hay khi làm mẫu động tác của bài thể dục tôi thường cho học sinh quan sátđược cả 2 hướng( hướng chính diện, và hướng nghiêng) để học sinh quan sát vànắm rõ hơn từng nhịp của động tác
Ví dụ: Khi dạy động tác chân của bài thể dục, sau hoạt động hình thành
kiến thức giáo viên điều khiển cả lớp tập 1 – 2 lần Sau đó cho cho mỗi cá nhân
tự hô và thực hiện động tác, giáo viên nhắc nhở, sửa sai Tiếp theo cho hai hàngquay mặt vào nhau tạo thành từng cặp luân phiên hô – tập và sửa sai cho bạn Kế
đó chia tổ để học sinh tập luyện các động tác đã học của bài thể dục, tổ trưởng
Trang 13điều khiển tổ tập theo vị trí được phân công ôn từ động tác vươn thở đến độngtác chân vừa học, giáo viên bao quát, giúp đỡ.
* Phương pháp trò chơi:
Mỗi giờ học nên tổ chức cho các em chơi từ 1-2 trò chơi với nội dung khácnhau phù hợp với từng lượng vận động trong tiết học Đảm bảo phát triển hàihòa các tố chất: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, mềm dẻo
Trong quá trình tổ chức các trò chơi chúng ta cần phải quan tâm đến đồdùng dạy học phục vụ cho trò chơi, sân chơi bãi tập phải đảm bảo tuyệt đối tính
an toàn và sự cân đối, đồng đều giữa các đội thi đua như: Số lượng giữa nam và
nữ phải tương đương nhau, thể trạng sức khỏe phải đồng đều và nếu như sốlượng giữa các đội trên lệch nhau thi đội thiếu sẽ có 1 em thực hiện 2 lần trênđộng tác đó hoặc những học sinh có sức khỏe yếu sẽ được cho ra làm trọng tàicủa cuộc thi Như thế sẽ giúp cho các em hoàn thiện tốt nội dung của các tròchơi và thực hiện tốt theo chuẩn kiến thức kĩ năng cũng như việc dạy học theohướng phân hóa đối tượng học sinh mà chương trình đã qui định
Giáo viên sử dụng phương pháp này cho hoạt động khởi động để tạo khôngkhí thoải mái cho lớp học trước khi vào bài mới
Ví dụ: Một số trò chơi như “Kết bạn”, “Nhóm ba, nhóm bảy”, “Đèn xanh,
đèn đỏ”, “Làm theo hiệu lệnh”, “Chẵn, lẻ”, “Nhảy ô tiếp sức” đều là nhữngtrò chơi có tính hấp dẫn, rèn luyện phản xạ, sức nhanh, thường được tôi đưavào phần khởi động
Trong hoạt động luyện tập, giáo viên sử dụng trò chơi như công cụ bổ trợ
để rèn các kĩ năng của bài học
Ví dụ: Các trò chơi rèn đội hình đội ngũ : Lăn bóng tiếp sức, Điểm số
nhanh, Đi nhanh về đích, Ai quay đúng hướng, Các trò chơi bổ trợ khéo léo:Chuyển bóng nhanh, Đội nào nhanh hơn, Ném trúng đích, Trò chơi rèn luyện
kĩ năng vận động và phản xạ: Thi tung và bắt bóng, Đi theo vạch, Đoàn tàu về
ga, Mèo đuổi chuột, Chạy nhanh theo số,
*Phương pháp thi đấu:
Ở lứa tuổi này các em rất thích được thầy cô khen ngợi, tuyên dương Đượckhen ngợi, tuyên dương các em sẽ hứng thú và cố gắng phát huy nhiều hơn.Trong giờ học, giáo viên nên dùng phương pháp thi đua khen thưởng đểđộng viên các em Sau mỗi nội dung tập luyện, giáo viên nên cho các tổ, hoặctừng cá nhân thi đấu sau đó tuyên dương khen thưởng để tạo không khí thi đuacùng tập luyện của học sinh Giáo viên cũng không quên tuyên dương khen
Trang 14thưởng cho những học sinh có sức khỏe yếu, những học sinh khuyết tật sau mỗilần các em tiến bộ thực hiện được những động tác phức tạp, và khó hơn trước.
Từ đó, sẽ tạo động lực rất lớn để các em có thể sớm hòa nhập được với các bạntrong lớp
Ví dụ: Học bài thể dục phát triển chung, sau khi chia nhóm luyện tập, giáo
viên tổ chức cho các tổ thi đua trình diễn xem tổ nào thực hiện đúng, đều, đẹpnhất Khi thi đua các tổ hoặc cá nhân thi đua, giáo viên cần phải nhận xét, đánhgiá đúng khả năng đồng thời khen ngợi để khích lệ tinh thần cho các em tậpluyện tốt hơn Tuy nhiên cần chú ý đến học sinh cá biệt hoặc học sinh khuyết tậtchúng ta cần phải khen ngợi các em tuy chưa hoàn thành bài thể dục nhưng thấycác em có cố gắng và có khả năng phát triển trong tập luyện so với những lầntrước
Hay khi học nhảy dây, đá cầu tôi thường tổ chức thi đấu giữa những cánhân thực hiện giỏi nhất của các tổ và phong tặng danh hiệu nhà vô địch Độngviên khích lệ các em khác phấn đấu để dành lại danh hiệu nhà vô địch của bạnmình Từ đó tạo không khí thi đua giữa các tổ và các cá nhân
3.3 Biện pháp thứ 3: Sửa chữa động tác sai cho học sinh.
Trong quá trình giảng dạy, học sinh không tránh khỏi việc sai sót khi thực
hiện động tác nên việc đưa ra biện pháp, phương pháp sửa chữa là rất cần thiết,góp phần giúp học sinh thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật động tác tạo điều kiệncho học sinh tiếp thu nhanh chóng và chính xác
Một số nguyên nhân sai sót của học sinh khi tập như sau:
- Do lứa tuổi còn nhỏ nên việc tiếp thu kĩ thuật động tác còn hạn chế
- Chưa nắm được yêu cầu của bài và cách tiến hành tập luyện mà giáo viên đãhướng dẫn
- Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp, địa điểm tập luyện, tìnhtrạng sức khỏe của học sinh hoặc học sinh không tập trung trong tập luyện
- Giáo viên sửa chữa còn qua loa chưa bao quát
Tùy theo nguyên nhân mà Gv sử dụng các biện pháp phóng ngừa và sửa sai:
- Giáo viên cần phải nghiên cứu những nguyên nhân thiếu sót của từng học sinh
để vận dụng những phương pháp sửa chữa sai sót kịp thời cho từng đối tượnghọc sinh
- Trong quá trình tập luyện thực tế cho thấy giáo viên không thể sửa chữa sai sótcho học sinh trong một giờ học hết được, cho nên cần phải sửa chữa những saisót chủ yếu là được