4. Mô tả bản chất của sáng kiến. Là giáo viên giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí nhiều năm tại trường THCS .... thuộc Phòng GD&ĐT ..... Qua thực tiễn giảng dạy lớp 6 chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 trong năm học 2021 – 2022 và những năm sau này, tôi nhận thấy: Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử Địa lí phân môn Địa lí trong chương trình GDPT 2018 ở trường THCS .... nói riêng và các trường THCS trên địa bàn nói chung là một nhiệm vụ còn không ít khó khăn. Chương trình GDPT 2018 đã đặt ra yêu cầu với giáo viên và học sinh là hình thành phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức phát huy được tính chủ động, sáng tạo các kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống. Để đạt được yêu cầu đặt ra giáo viên cần không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, cải tiến phương pháp dạy học, tăng cường áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong đó có phương pháp trò chơi. LH zalo: 0393908970
Trang 1TRƯỜNG THCS
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
“SỬ DỤNG TRÒ CHƠI ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP PHÂN MÔN ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH LỚP 6 TẠI TRƯỜNG
THCS ”
Thuộc lĩnh vực: Lịch sử và Địa lí
Người thực hiện:
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS
, tháng 4 năm 2024
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện
Tôi ghi tên dưới đây:
Số
TT Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác Chức
danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
1
Là tác giả đề nghị công nhận sáng kiến: “Sử dụng trò chơi để tạo hứng thú học tập phân môn Địa lí cho học sinh lớp 6 tại trường THCS ”
1 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: - Giáo viên trường THCS
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Lịch sử và Địa lí
- Vấn đề sáng kiến giải quyết:
+ Đưa ra giải pháp dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học phân môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS
+ Xây dựng, thiết kế một số trò chơi trong các hoạt động khởi động, hình thành kiến thức mới, vận dụng nhằm khơi dạy hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình tham gia vào các hoạt động học phân môn Địa lí
3 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ tháng 9
năm 2021 đến nay
4 Mô tả bản chất của sáng kiến.
Là giáo viên giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí nhiều năm tại trường THCS thuộc Phòng GD&ĐT Qua thực tiễn giảng dạy lớp 6 chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 trong năm học 2021 – 2022 và những năm sau này, tôi nhận thấy: Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử Địa lí phân môn
Trang 3Địa lí trong chương trình GDPT 2018 ở trường THCS nói riêng và các trường THCS trên địa bàn nói chung là một nhiệm vụ còn không ít khó khăn Chương trình GDPT 2018 đã đặt ra yêu cầu với giáo viên và học sinh là hình thành phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức phát huy được tính chủ động, sáng tạo các kĩ năng
đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống Để đạt được yêu cầu đặt ra giáo viên cần không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, cải tiến phương pháp dạy học, tăng cường áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong đó có phương pháp trò chơi
Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học là cách thức giáo viên tổ chức hoạt động dạy học thông qua các trò chơi học tập, huy động sự tham gia của học sinh trong lớp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập để học sinh thực hiện được các mục tiêu của bài học một cách dễ dàng hơn
Trò chơi học tập có thể được sử dụng trong nhiều hoạt động học, từ chơi để khởi động trước khi học, tạo bầu không khí vui vẻ và tinh thần học tập tốt hơn đến chơi để hình thành kiến thức mới trong quá trình thực hiện các hoạt động học và chơi để luyện tập củng cố kiến thức cuối mỗi bài học Khi thực hiện hoạt động học tập là chơi trò chơi, học sinh sẽ tiếp thu bài tốt hơn; đồng thời cũng hình thành cho các em nhiều năng lực như: giao tiếp, hợp tác, xử lí nhanh thông tin
Nhận thấy tính hiệu quả của việc sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học, bắt đầu từ năm học 2021 – 2022, khi đón học sinh lớp 6 – khoá đầu tiên học tập theo chương trình GDPT 2018 vào trường, tôi đã mạnh dạn thực hiện sáng kiến
“Sử dụng trò chơi để tạo hứng thú học tập phân môn Địa lí cho học sinh lớp 6 tại trường THCS ” với mong muốn tạo cho học sinh tâm thế học tập tốt trong các
giờ học để các em tiếp thu bài tốt hơn, nâng cao hơn chất lượng học tập phân môn Địa lí
4.1 Thực trạng
Trang 4a) Thuận lợi.
Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình dạy học của nhà trường đầy
đủ Tất cả các lớp học đều có Tivi thông minh kết nối mạng Internet
Bản thân tôi có kinh nghiệm giảng dạy môn Địa lí nhiều năm, có khả năng ứng dụng thông tin khá tốt trong quá trình giảng dạy Các chương trình trò chơi trên truyền hình, các Demo trò chơi trên mạng đa dạng, phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thiết kế các trò chơi học tập của giáo viên
Lứa tuổi học sinh THCS, nhất là học sinh lớp 6 còn khá hiếu động, thích được chơi nên các em đều hào hứng, tích cực khi tham gia các trò chơi học tập
b) Khó khăn
Phát triển năng lực học sinh trong dạy học Địa lí theo chương trình GDPT
2018 là một yêu cầu quan trọng trong dạy học đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi đổi mới để đáp ứng được mục tiêu dạy học Đây là một nhiệm vụ còn khó khăn đối với giáo viên trong quá trình tiếp cận và dạy học phân môn Địa lí lớp 6
Ý thức học của một số học sinh chưa cao, một số phụ huynh và học sinh nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của phân môn Địa lí, nên đa số các em
có xu hướng chọn học môn Toán, Văn, Tiếng Anh,… Từ đó việc học tập phân môn Địa lí chưa được chú trọng đúng mức
Một số học sinh còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tích cực, đặc biệt lớp 6 là lớp học đầu cấp cũng là lớp đầu tiên học theo chương trình GDPT 2018, trong khi ở tiểu học các em học theo chương trình GDPT 2006 nên trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập trong các giờ học nói chung và giờ học phân môn Địa lí nói riêng các em còn nhiều bỡ ngỡ
Từ những thực trạng đó, đầu năm học 2021-2022 sau một vài tuần học tôi
đã tiến hành khảo sát về sự húng thú của học sinh khi học tập phân môn Địa lí
và chất lượng học tập của học sinh Kết quả thu về như sau:
- Khảo sát sự hứng thú học tập của học sinh với câu hỏi: Em có thích học
phân môn Địa lí không?
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
Trang 5học sinh
- Khảo sát chất lượng học tập của học sinh:
Tổng số học
Sau khi tổng hợp kết quả của bài khảo sát tôi nhận thấy, đa phần học sinh còn chưa thực sự yêu thích môn học, kết quả khảo sát chất lượng học tập của học sinh còn chưa cao
4.2 Nội dung sáng kiến
Tôi thực hiện sáng kiến từ đầu học kì 1 năm học 2021 – 2022 Trước khi tiến hành sử dụng phương pháp trò chơi trong các giờ học, tôi đã tìm hiểu tài liệu, nghiên cứu kĩ về cách thức thực hiện phương pháp trò chơi như: quy trình thiết kế, các bước tổ chức trò chơi và khả năng áp dụng phương pháp trong các giờ học phân môn Địa lí
4.2.1 Quy trình thiết kế trò chơi
- Giai đoạn chuẩn bị:
+ Xác định mục tiêu dạy học: Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất có tính chất quyết định Bởi trò chơi được thiết kế phải đạt được các mục tiêu dạy học + Xây dựng, lựa chọn trò chơi: phù hợp đáp ứng các mục tiêu dạy học đề ra
+ Giáo viên xác định: số đội chơi, số người trong đội và các đồ dùng, dụng
cụ cần thiết như: mô hình, tranh, phấn viết bảng, mảnh bìa, hệ thống câu hỏi…
- Giai đoạn thực hiện trò chơi:
+ Giáo viên chọn lối giải thích rõ ràng: ngắn gọn, dễ hiểu, dí dỏm Dẫn dắt người chơi từng bước để tạo sự hấp dẫn
+ Nói và cử động làm mẫu dễ hiểu, nếu cần có thể chơi thử để giảng lại luật
lệ trò chơi
+ Giáo viên phải quán triệt về sự nghiêm túc với học sinh khi tham gia trò chơi
Trang 6+ Đề cao tinh thần tự giác, trung thực trong quá trình tham gia trò chơi + Giáo viên nên đổi người chơi sao cho ai cũng có dịp thắng cuộc
+ Khi bắt lỗi phải khách quan, chính xác, dứt khoát, công bằng
+ Giáo viên cần biết dừng trò chơi đúng lúc, khi người chơi có dấu hiệu mệt mỏi, chán nản hay khi trò chơi đó có kết quả thắng thua rõ ràng và phải đảm bảo thời gian như dự kiến
4.2.2 Các bước tổ chức trò chơi
Bước 1 Ổn định: Để tập trung sự chú ý của cả lớp (sau khi học một nội
dung nào đó hoặc học xong kiến thức trọng tâm của bài)
Bước 2 Giới thiệu trò chơi: Giáo viên tìm cách giới thiệu hấp dẫn, dễ hiểu
để học sinh thấy được sự hấp dẫn và hứng thú của trò chơi tuy nhiên giáo viên cần trình bày ngắn gọn, xúc tích
Bước 3 Hướng dẫn phổ biến cách chơi, luật chơi: Tuỳ theo mỗi trò chơi
mà giáo viên linh động hướng dẫn Có những trò chơi phức tạp cần hướng dẫn đầy đủ trước rồi mới chơi, nhưng cũng có những trò chơi đơn giản thì có thể chơi ngay, vừa chơi vừa giải thích, làm sao cho dễ hiểu, dễ thực hành mới thu hút được học sinh tham gia vào trò chơi
Bước 4: Chơi thử (chơi nháp): Rất quan trọng nhưng cần lưu ý:
+ Nếu thử nhiều: khi chơi thật sẽ nhàm chán
+ Nếu không chơi thử thì người chơi chưa nắm được cách chơi sẽ gây khó khăn cho người điều khiển khi hướng dẫn chơi
Bước 5: Chơi trò chơi
+ Học sinh tham gia trò chơi với sự giám sát, điều khiển của giáo viên hoặc học sinh do giáo viên hoặc lớp bầu ra
+ Khi chơi người giáo viên phải quan sát học sinh chơi để biết được thái
độ, cử chỉ, phong cách từ đó giáo dục điều chỉnh phong cách cho phù hợp + Trong quá trình chơi, giáo viên có thể chuyển hướng khác với dự kiến ban đầu một ít, giáo viên nên linh động khéo léo dẫn đắt Đừng quá nguyên tắc, cứng nhắc quá làm mất vui, mất không khí lớp học
+ Người giáo viên đóng vai trò là người quản trò phải công bằng xử lý tình
Trang 7huống một cách khách quan, không thiên vị, không dễ dãi.
+ Tác phong người quản trò phải chuẩn mực, ngôn ngữ phải sư phạm không thô thiển, phong cách vui tươi, dí dỏm, duyên dáng
+ Trò chơi hình phạt (đảm bảo nhẹ nhàng): hãy quan niệm hình phạt là một trò chơi nhỏ, đừng nên bắt ép quá đáng mà nên khuyến khích động viên người bị phạt tham gia
Bước 6: Nhận xét, đánh giá:
+ Cần phải biết lúc nào ngừng trò chơi Đảm bảo thời gian của tiết học hoặc buổi ngoại khoá, đảm bảo sức khỏe cho người chơi, tạo sự luyến tiếc cho lần chơi sau và mang lại hiệu quả giáo dục cao
+ Tiến hành đánh giá nhận xét về kết quả của trò chơi học tập và rút kinh nghiệm những sai phạm, có thể tiến hành khen, phạt nhẹ nhàng
4.2.3 Sử dụng trò chơi Địa lí trong quá trình dạy học
Trong từng giờ học giáo viên có thể thiết kế và tổ chức một hoặc hai trò chơi liên quan đến bài học ở các bước lên lớp như khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập và vận dụng
a) Tổ chức trò chơi để dẫn kiến thức vào bài mới
Ví
dụ 1: Trò chơi VÒNG QUAY ĐỊA LÍ
Thực hiện trong bài 11 Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh, hiện tượng tạo núi
a) Mục tiêu:
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh Kết nối với bài học
b) Cách thức tổ chức:
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Giáo viên mời học sinh khởi động trước khi vào bài mới với trò chơi VÒNG QUAY ĐỊA LÍ
- Giáo viên chuẩn bị bộ câu hỏi, thiết kế nội dung trò chơi trên powerpoint
- Bộ câu hỏi gồm 4 câu hỏi:
Câu 1: Đỉnh núi cao nhất thế giới?
Câu 2: Hoang mạc rộng lớn nhất thế giới?
Trang 8Câu 3: Đồng bằng có diện tích lớn nhất thế giới?
Câu 4: Nơi sâu nhất trên bề mặt Trái Đất?
- Giáo viên phổ biến nhanh luật chơi
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, chuẩn bị tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất để trả lời
Sản phẩm dự kiến: Câu trả lời của học sinh
Câu 1: Đỉnh Ê-vơ-rét
Câu 2: Hoang mạc Sa-ha-ra
Câu 3: Đồng bằng Tây Si-bia
Câu 4: Rãnh Mariana
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả nhiệm vụ.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Học sinh giơ tay chọn và trả lời câu hỏi
Bước 4: Giáo viên đánh giá và chốt kiến thức:
- Giáo viên chốt đáp án sau mỗi câu trả lời của học sinh, học sinh quay vòng quay chọn phần thưởng (đồ dùng học tập hoặc điểm)
- Từ nội dung trò chơi, giáo viên dẫn dắt vào bài: Bề mặt địa hình Trái Đất không bằng phẳng, có những nơi được nâng cao lên, nhưng có những nơi lại bị bào mòn hay sụp xuống Tại sao lại có những thay đổi như vậy? Có nơi nào trên
bề mặt Trái Đất vừa được nâng cao vừa bị bào mòn hay không?
Ví
dụ 2 : Trò chơi: ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ
Thực hiện trong bài 17 Thời tiết và khí hậu Biến đổi khí hậu
a) Mục tiêu: Kết nối với bài học, tạo tâm thế vui vẻ để học sinh bắt đầu tiết học hiệu quả
b) Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh.
Học sinh khởi động với trò chơi: ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ
- Giáo viên chuẩn bị nội dung trò chơi, phổ biến nhanh luật chơi
- Nội dung trò chơi:
Trang 9Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, chuẩn bị tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất để trả lời
Sản phẩm dự kiến: Các từ khoá “Mưa”, “nhiệt độ”, “khí hậu”, “thời tiết”
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả nhiệm vụ.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Học sinh giơ tay trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức.
- Giáo viên chốt đáp án sau mỗi câu trả lời của học sinh, thưởng điểm cho học sinh trả lời đúng
- Giáo viên dựa vào các từ khóa trong trò chơi: Nhiệt độ, mưa, thời tiết và
khí hậu để kết nối vào bài học.
Ví
dụ 3: Trò chơi VUA TIẾNG VIỆT
Thực hiện trong bài 5 Lược đồ trí nhớ
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh, dẫn dắt vào bài mới thông qua những từ khoá học sinh tìm ra
b) Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh.
Học sinh khởi động với trò chơi: VUA TIẾNG VIỆT
Trang 10- Giáo viên chuẩn bị nội dung trò chơi, phổ biến nhanh luật chơi.
- Nội dung trò chơi:
Gồm 4 từ khoá: “Trí nhớ”, “đường đi”, “về nhà”, “lược đồ” đã bị đảo lộn thứ tự các chữ cái, bài trình chiếu gồm các Slide chứa từ khoá, đáp án
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, chuẩn bị tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất để trả lời
Sản phẩm dự kiến:
Câu trả lời của học sinh gồm 4 từ khoá: “Trí nhớ”, “đường đi”, “về nhà”,
“lược đồ”
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả nhiệm vụ.
Giáo viên lần lượt chiếu từ khoá lên màn hình Tivi, học sinh giơ tay trả lời đáp án Giáo viên quan sát, xử lí các tình huống trong quá trình học sinh chơi
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức.
Giáo viên nhận xét quá trình tham gia trò chơi (ưu điểm, nhược điểm) Tổng kết điểm, tuyên bố học sinh là “VUA TIẾNG VIỆT”
Sau khi trò chơi kết thúc, Giáo viên dẫn dắt vào bài bằng cách đặt ra câu hỏi: Khi không có bản đồ, các em dựa vào đâu để có thể xác định được các tuyến đường đi quen thuộc như đi từ nhà đến trường, đi từ trường về nhà?
b) Tổ chức trò chơi để hình thành kiến thức mới cho học sinh
Ví
dụ 1 Trò chơi “ĐƯA THỎ VỀ NHÀ”
Thực hiện trong bài 5 Lược đồ trí nhớ - Nội dung 2: Vẽ lược đồ trí nhớ.
a) Mục tiêu: HS vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện một số đối tượng địa lí b) Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Giáo viên chuẩn bị: Lược đồ trí nhớ đường về nhà Thỏ, lược đồ trí nhớ trống, mảnh ghép các đối tượng địa lí trên lược đồ
- Giáo viên giới thiệu tình huống trò chơi
Trang 11Tình huống: Mẹ bé Thỏ con bị ốm, bạn Gấu đưa bé Thỏ đi mua thuốc cho
mẹ, vì bạn Gấu sắp muộn giờ học nên bé Thỏ phải tự về nhà, nhưng bé Thỏ không nhớ đường về Dựa vào lược đồ trí nhớ mà bạn Gấu để lại, các em hãy dẫn bé Thỏ về nhà
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: (Giáo viên tổ chức, hướng dẫn kĩ, chơi nháp
để học sinh biết cách chơi trò chơi)
- Giáo viên chia lớp thành 4 đội chơi tương ứng với 4 tổ Treo 4 lược đồ trống có tên các đội chơi lên bảng Giáo viên chọn 1 học sinh là người giám sát Mỗi đội chơi cử ra 1 đại diện làm “Người chỉ đường”
- Nhiệm vụ:
- “Người chỉ đường”: Nhận lược đồ trí nhớ “Đường về nhà Thỏ”, quan sát lược đồ, dùng ngôn ngữ để hướng dẫn các thành viên trong đội tìm và dán các mảnh ghép đối tượng địa lí lên lược đồ cho đúng Hướng dẫn thành viên trong đội vẽ tuyến đường về nhà Thỏ
- Các thành viên trong đội chơi: Điểm danh theo thứ tự từ 1 đến 8 Thành viên từ số 1 đến 6 nhận mảnh ghép các đối tượng địa lí trên lược đồ Lần lượt mỗi thành viên theo hướng dẫn của “người chỉ đường” sẽ dán 1 mảnh ghép lên lược đồ Thành viên số 7 vẽ đường về nhà Thỏ, thành viên số 8 thuyết trình hướng dẫn Thỏ về nhà
- Người giám sát sẽ quan sát và thông báo nếu có đội chơi phạm quy (“Người chỉ đường cho thành viên đội xem lược đồ trí nhớ “Đường về nhà Thỏ” hoặc chỉ tay trực tiếp vào vị trí mảnh ghép trên lược đồ để thành viên trong đội dán mảnh ghép)
Chơi nháp: Để học sinh dễ hình dung về trò chơi, các thành viên còn lại của
4 đội chơi sẽ cùng giáo viên chơi nháp với một lược đồ trí nhớ khác trong đó giáo viên đóng vai trò là “Người chỉ đường, vẽ tuyến đường và thuyết trình hướng dẫn
- Trước khi chơi, các đội được phân công nhiệm vụ cho các thành viên, thảo luận về phương pháp chơi trong 1 phút