Bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 8 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 CHƯƠNG 1 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí. - Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam. - Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam: Đất nước đồi núi, đa phần đồi núi thấp; Hướng địa hình; Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa; Chịu tác động của con người. - Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi; địa hình đồng bằng; địa hình bờ biển và thềm lục địa. - Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam. - Phân tích được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu và vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản. - Tìm được ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối với sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên và khai thác kinh tế. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ VIỆT NAM Câu 1. Vị trí địa lí tự nhiên của nước ta có đặc điểm như thế nào? Hướng dẫn: - Vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc, trong khu vực châu Á gió mùa. - Ở gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, tiếp giáp với Biển Đông thông ra Thái Bình Dương. - Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo. - Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật. - Liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải. ..... Lh zalo: 0393908970
Trang 1CHƯƠNG 1
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
VIỆT NAM NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí.
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thànhđặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam
- Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam: Đất
nước đồi núi, đa phần đồi núi thấp; Hướng địa hình; Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa; Chịutác động của con người
- Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi; địa hình đồngbằng; địa hình bờ biển và thềm lục địa
- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam.
- Phân tích được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu và vấn đề sử dụnghợp lí tài nguyên khoáng sản
- Tìm được ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối với sự phânhoá lãnh thổ tự nhiên và khai thác kinh tế
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ VIỆT NAM Câu 1 Vị trí địa lí tự nhiên của nước ta có đặc điểm như thế nào?
Hướng dẫn:
- Vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc, trong khu vực châu Á gió mùa
- Ở gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, tiếp giáp với Biển Đông thông ra Thái BìnhDương
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và ĐôngNam Á hải đảo
- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật
- Liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng ĐịaTrung Hải
Câu 2 Lãnh thổ nước ta có đặc điểm như thế nào?
Trang 2+ Dải đất liền kéo dài theo chiều bắc - nam dài tới 1650 km, tương đương 15° vĩtuyến Nơi rộng nhất theo chiều đông - tây trên đất liền khoảng 600 km, nơi hẹp nhất chưađầy 50 km (Quảng Bình)
+ Đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260 km Nước ta có hai quần đảo xa bờ làHoàng Sa và Trường Sa và hàng ngàn đảo lớn nhỏ khác
- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km ở Biển Đông, gấp ba lần diệntích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông
- Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ nước ta, trên đấtliền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải
và không gian trên các đảo
Câu 3 Vị trí địa lí ảnh hưởng như thế nào tới môi trường tự nhiên nước ta?
Hướng dẫn:
Vị trí địa lí là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo nên các đặc điểm chung củathiên nhiên nước ta như tính chất nhiệt đới gió mùa, tính chất ven biển, tính chất đa dạng,phức tạp,
+ Nước ta nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão đến từ khu vựcbiển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương
+ Khí hậu có sự phân hoá theo chiều bắc - nam, đông - tây
+ Sự phân hoá của khí hậu dẫn đến sự phân hoá của sinh vật và đất, làm cho sinh vật
và đất ở nước ta phong phú, đa dạng
- Khoáng sản: Việt Nam nằm ở nơi giao nhau giữa các vành đai sinh khoáng nên cótài nguyên khoáng sản phong phú
- Vùng biển nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, có nhiệt độ bề mặt nước biển cao, cácdòng biển di chuyển theo mùa nên sinh vật biển phong phú và đa dạng
Ví dụ: do vị trí nội chí tuyến nên nước ta có khí hậu nhiệt đới, do ở vị trí tiếp xúc củacác luồng sinh vật nên nước ta có nhiều loài sinh vật
Câu 4 Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới các đặc điểm tự nhiên và hoạt động
giao thông vận tải ở nước ta?
Hướng dẫn:
Trang 3- Đối với đặc điểm tự nhiên: Hình dạng kéo dài và hẹp ngang của phần đất liền, với
bờ biển uốn khúc hình chữ S và dài trên 3260 km đã có nhiều ảnh hưởng:
+ Góp phần làm cho thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng, phong phú và sinh động + Cảnh quan thiên nhiên nước ta có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng, miền tự nhiên + Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền, tăng cường tính chất nóng ẩm của thiênnhiên nước ta
- Đối với giao thông, vận tải:
+ Hình dạng lãnh thổ cho phép nước ta phát triển nhiều loại hình vận tải: đường bộ,đường biển, đường hàng không,
+ Hình dạng địa hình lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, nằm sát biển làm cho giao thôngvận tải nước ta gặp không ít trở ngại, khó khăn, nguy hiểm
Ví dụ như các tuyến đường dễ bị chia cắt bởi thiên tai; đặc biệt là tuyến giao thôngbắc - nam thường bị bão, lụt, nước biển phá hỏng, gây ách tắc giao thông
Câu 5 Từ kinh tuyến phía Tây (10209'Đ) tới kinh tuyến phía Đông (109028'Đ), nước
ta mở rộng bao nhiêu độ kinh tuyến và chênh nhau bao nhiêu phút đồng hồ (biết mỗi độkinh tuyến chênh nhau 4 phút)
- Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện
- Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướngquốc tế hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới
- Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng,sóng biển, )
Câu 7 Tìm các biểu hiện cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia thể hiện
đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hoá, lịch sử của khu vực Đông Nam Á?
Hướng dẫn:
- Về thiên nhiên: Việt Nam có địa hình đa dạng (núi cao, thung lũng sâu, các đồngbằng châu thổ rộng lớn, đường bờ biển dài với nhiều vũng, vịnh); khí hậu nhiệt đới ẩm giómùa, cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm
- Về văn hoá: Người dân Việt Nam cũng như người dân ở các quốc gia Đông Nam Ákhác, cũng trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm nguồn lương thựcchính,
- Về lịch sử: Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á khác trước Chiến tranh thếgiới thứ hai bị thực dân xâm chiếm Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nướcĐông Nam Á bị phát xít Nhật xâm chiếm Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đãlần lượt giành độc lập Hiện nay, Việt Nam cùng với các nước trong khu vực xây dựngmối quan hệ hợp tác toàn diện, phát triển đất nước và khu vực
Trang 4Câu 8 Đọc đoạn văn sau và lí giải tại sao như vậy
“Mỗi người Việt Nam, dù sống ở đâu, ngay cả ở trên miền núi, hình như bao giờcũng nghe được tiếng rì rào của biển cả ngày đêm không mỏi vỗ sóng vào bờ.”
(Theo Lê Bá Thảo, Thiên nhiên Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003)
Hướng dẫn:
- Vì nước ta tiếp giáp với Biển Đông Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1triệu km, gấp ba lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông
- Lãnh thổ nước ta như một bán đảo, có chiều dài lớn gấp bốn lần chiều rộng nhất, do
đó không có nơi nào ở nước ta lại xa biển hơn 500 km theo đường chim bay
Câu 9 Lượng mưa theo mùa ở nước ta làm cho sông ngòi
A chảy theo hướng tây bắc - đông nam, vòng cung
B có lượng nước lớn về mùa mưa, cạn về mùa khô
C chủ yếu là các sông nhỏ và vừa, ít các sông lớn
D khác nhau giữa khu vực đồi núi và ở đồng bằng
Câu 10 Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho nước ta có
A tầng đất dày và thực vật phát triển xanh tốt quanh năm
B thực vật phát triển xanh tốt quanh năm và nhiều loại đất
C nhiều loại đất khác nhau và địa hình chia cắt mạnh ở đồi núi
D địa hình chia cắt mạnh ở đồi núi và nhiều đảo, quần đảo
Câu 11 Nhiều loài sinh vật di cư đến nước ta do tác động của
A vị trí địa lí
B khí hậu gió mùa
C lãnh thổ kéo dài
D địa hình đồi núi
Câu 12 Phát biểu nào sau đây không đúng về tác động của vị trí địa lí nước ta đến tự
nhiên?
A Làm cho tài nguyên sinh vật đa dạng
B Tạo ra khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
C Làm nước ta chịu ảnh hưởng thiên tại
D Tạo ra hướng chảy của các sông suối
2 ĐỊA HÌNH VIỆT NAM Câu 1 Địa hình đồi núi của Việt Nam có những đặc điểm chung nào?
Hướng dẫn:
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích phần đất liền
+ Chủ yếu là đồi núi thấp, địa hình thấp từ 500 - 1000 m chiếm tới 60% diện tích khuvực đồi núi
Trang 5+ Núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước; cao nhất là Hoàng Liên Sơnvới đỉnh Phan-xi-păng cao 3147 m
+ Đồi núi nước ta chạy dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ; nhiều vùng núilan ra sát biển hoặc chưa được nâng lên hết tạo thành các quần đảo (vùng biển Hạ Long,Quảng Ninh trong vịnh Bắc Bộ)
+ Có hai hướng chủ yếu: tây bắc - đông nam (dãy Con Voi, Hoàng Liên Sơn, TrườngSơn Bắc, ); vòng cung (thể hiện rõ ở các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn,Đông Triều ở vùng núi Đông Bắc)
- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích phần đất liền và chia thành nhiều khuvực
- Có tính phân bậc rõ rệt: Địa hình nước ta có nhiều bậc địa hình lớn kế tiếp nhau: núiđồi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa Trong đó, lại có các bậc địa hình nhỏ như các bềmặt san bằng, các cao nguyên xếp tầng, các bậc thềm sông, thềm biển,
- Chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và con người
+ Do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên lớp vỏ phong hoá dày, địa hình bị xâm thực,xói mòn mạnh, bị chia cắt, nhiều nơi bị trượt lở đất đá khi có mưa lớn
+ Lượng mưa lớn làm hoà tan đá vôi, tạo nên các dạng địa hình các-xtơ (hang động,thung lũng, )
+ Con người làm biến đổi dạng địa hình hoặc tạo ra nhiều dạng địa hình nhân tạo (đê,đập, kênh đào, ) trong quá trình khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế và quần cư
Câu 2 Trình bày về sự phân bậc và hướng núi của nước ta
Hướng dẫn:
Sau giai đoạn Cổ kiến tạo, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, tạo nên những bềmặt san bằng cổ, thấp và thoải
- Đến Tân kiến tạo, vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm cho địa hình nước ta:
+ Nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, bờ biển, thềmlục địa, Trong đó, lại có các bậc địa hình nhỏ như các bề mặt san bằng, các cao nguyênxếp tầng, các bậc thềm sông, thềm biển,
+ Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển, trùng với hướng tây bắc - đông nam và đượcthể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông lớn
+ Trong từng bậc địa hình lớn như đồi núi, bờ biển, còn có các bậc thềm sông, thềmbiển,
- Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là tây bắc - đông nam (Hoàng Liên Sơn, PuSam Sao, Pu Đen Đinh, Trường Sơn Bắc ) và vòng cung (cánh cung Sông Gâm, NgânSơn, Bắc Sơn, Đông Triều, ) Ngoài ra, còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp
Câu 3 Trình bày tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ bởi con
người của địa hình nước ta
Hướng dẫn:
- Địa hình luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới ẩm gió mùa: + Đất, đá bị phong hoá mạnh mẽ
Trang 6+ Các khối núi bị xói mòn, cắt xẻ, xâm thực; địa hình bị chia cắt
+ Đá vôi hoà tan tạo nên địa hình các-xtơ nhiệt đới độc đáo với nhiều hang động rộnglớn, kì vĩ, Trên bề mặt địa hình thường có rừng cây che phủ rậm rạp
+ Hiện tượng trượt lở đất đá khi mưa lớn theo mùa làm biến đổi bề mặt địa hình + Đồng bằng châu thổ tiến ra biển từ 60 - 80 m mỗi năm; trên đồng bằng có nhiều bãibồi, cồn đất,
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:
+ Quá trình con người khai thác thiên nhiên, phát triển kinh tế, đã làm biến đổi cácdạng địa hình tự nhiên
+ Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều trên đất nước ta như: cáccông trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch, hồ chứa nước,
Câu 4 Việc phá rừng gây tác động như thế nào đến địa hình? Việc bảo vệ rừng có
- Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp: Vậnđộng tạo núi Hi-ma-lay-a trong giai đoạn Tân kiến tạo đã làm cho địa hình nước ta nângcao và phân thành nhiều bậc kể tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa, Địa hìnhthấp dần từ nội địa ra tới biển, trùng với hướng tây bắc - đông nam
- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ củacon người
+ Có nhiều hiện tượng xâm thực, xói mòn, cắt xẻ địa hình
+ Nước mưa hòa tan tạo nên địa hình các-xtơ nhiệt đới độc đáo với nhiều hang độngnổi tiếng
+ Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều (các công trình kiến trúc đôthị, hầm mỏ, giao thông, đê đập, kênh rạch, hồ chứa nước, )
Câu 6 Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào?
Hướng dẫn:
Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do các nhân tố:
- Hoạt động kiến tạo, đặc biệt là hoạt động Tân kiến tạo đã làm cho địa hình nước ta
có diện mạo như hiện nay
Trang 7- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, hoạt động của sinh vật
- Hoạt động của con người
Câu 7 Trình bày sự hình thành các dạng địa hình các-xtơ, cao nguyên badan ở nước
ta
Hướng dẫn:
- Địa hình các-xtơ: chiếm diện tích khoảng 50000 km2, bằng 1/6 lãnh thổ đất liền.Trong nước mưa có thành phần CO2 khi tác dụng với đá vôi gây ra phản ứng hoà tan đá:CaCO3 +H2CO3 = Ca(HCO3)2 Sự hoà tan đá vôi ở vùng nhiệt đới như ở nước ta xảy ra rấtmãnh liệt Địa hình các-xtơ ở nước ta có đỉnh nhọn, sắc, với nhiều hang động có nhữnghình thù kì lạ
- Địa hình cao nguyên badan: Các cao nguyên badan ở Việt Nam được hình thànhvào đại Tân sinh do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy Chúng tập trung ở TâyNguyên và rải rác một số nơi khác như Nghệ An, Quảng Trị, Đông Nam Bộ, Tổng diệntích badan khoảng hơn 20000 km2
Câu 8 So sánh địa hình vùng Đông Bắc và Tây Bắc
+ Độ cao trung bình phổ biến dưới 1000 m, cao nhất ở phía bắc và tây bắc với một
số ít đỉnh núi cao trên 2000 m và thấp dần ra biển về phía nam
+ Đặc trưng là những cánh cung núi lớn và vùng đồi (trung du) phát triển mở rộng.Các cánh cung lớn: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều mở ra ở phía bắc và chụmlại ở Tam Đảo
+ Địa hình các-xtơ khá phổ biến (vùng hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long, )
- Vùng Tây Bắc:
+ Nằm giữa sông Hồng và sông Cả
+ Địa hình cao nhất nước ta, độ cao trung bình 1000 - 2000 m, có nhiều đỉnh cao trên
2000 m Bao gồm những dãy núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Pu Đen Đinh) và nhữngcao nguyên hiểm trở chạy song song và kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam (chạy từPhong Thổ đến Mộc Châu)
+ Đặc trưng là bị chia cắt mạnh, xen giữa các vùng núi đá vôi là các cánh đồng(Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ,…); thung lũng các-xtơ
Câu 9 Phân biệt địa hình vùng Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
Trang 8Hướng dẫn
a) Vùng Trường Sơn Bắc:
- Kéo dài từ phía nam sông Cả tới dãy núi Bạch Mã, dài khoảng 600 km
- Là vùng núi thấp, độ cao trung bình chỉ trên dưới 1000 m, có một số đỉnh cao trên
2000 m (Pu Xai Lai Leng 2711 m, Rào Cỏ 2235 m)
- Trường Sơn Bắc có hai sườn không đối xứng Sườn phía tây (trên lãnh thổ Lào)rộng và thoải dần, còn sườn phía đông (thuộc Việt Nam) hẹp và dốc, có nhiều nhánh núiđâm ngang ra biển chia cắt đồng bằng Duyên hải miền Trung
b) Vùng Trường Sơn Nam:
- Là vùng núi và cao nguyên có độ cao lớn hơn vùng núi Trường Sơn Bắc Địa hình
có hướng vòng cung, lưng quay ra biển, giữa hai sườn Đông và Tây Trường Sơn Namkhông đối xứng rất rõ rệt
- Địa hình nổi bật là các cao nguyên rộng lớn, bề mặt phủ đất đỏ badan dày, xếp tầng
- Là đồng bằng châu thổ các sông, do phù sa các hệ thống sông bồi đắp nên
- Địa hình đều thấp, khá bằng phẳng và nghiêng ra biển
- Mỗi đồng bằng đều được phân hoá thành các bộ phận khác nhau
- Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Diện tích trên 40000 km2, được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Mê Công + Phần thượng châu thổ có địa hình tương đối bằng phẳng với nhiều gờ đất cao(giồng đất), phần hạ châu thổ cao trung bình từ 2 - 3 m so với mực nước biển
+ Trên bề mặt đồng bằng không có đê lớn ngăn lũ, có hệ thống kênh rạch dày đặc cótác dụng tiêu nước, thau chua, rửa mặn
+ Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước nhưvùng Đồng Tháp Mười, vùng Tứ giác Long Xuyên
Trang 9Câu 11 Địa hình châu thổ sông Hồng khác với địa hình châu thổ sông Cửu Long như
thế nào?
Hướng dẫn:
- Châu thổ sông Hồng do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắpnên Đồng bằng châu thổ sông Hồng có hệ thống đê sông chống lũ dài, chia đồng bằngthành các ô trũng, thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3 - 7 m, không được bồi đắp tựnhiên nữa Giữa đồng bằng nhô lên một số đồi núi thấp; ra sát biển có các cồn cát duyênhải
- Châu thổ sông Cửu Long do phù sa sông Cửu Long bồi đắp nên Đồng bằng châuthổ sông Cửu Long cao trung bình 2 - 3 m so với mực nước biển, trên mặt đồng bằngkhông có đê lớn để ngăn lũ, nhưng có hệ thống kênh rạch chằng chịt Ở vùng thượng châuthổ có các vùng trũng rộng lớn bị ngập sâu vào mùa lũ (Đồng Tháp Mười, vùng Tứ giácLong Xuyên - Châu Đốc - Hà Tiên - Rạch Giá) Phía tây nam đồng bằng có diện tích rộngrừng sú vẹt, rừng tràm rộng; về phía biển có các cồn cát duyên hải
Câu 12 Trình bày đặc điểm khái quát của các đồng bằng Duyên hải miền Trung Hướng dẫn:
- Tổng diện tích khoảng 15000 km2
- Các nhánh núi đâm ngang và ăn sát ra biển chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp,rộng nhất là đồng bằng Thanh Hoá (3100 km2)
- Các đồng bằng duyên hải ít màu mỡ hơn so với hai đồng bằng châu thổ hạ lưu sông,
do đất có nguồn gốc hỗn hợp từ phù sa sông và phù sa biển bồi đắp, trong đồng bằng cónhiều cồn cát
Câu 13 Tại sao các đồng bằng Duyên hải miền Trung nhỏ hẹp và kém phì nhiêu? Hướng dẫn:
- Các đồng bằng Duyên hải miền Trung nằm ở chân núi Trường Sơn, bị các dãy núi
ăn lan ra sát biển chia cắt thành các đồng bằng nhỏ hẹp
- Trong sự hình thành các đồng bằng này, vai trò bồi đắp phù sa của sông không đáng
kể, chủ yếu là vai trò của biển nên đất đai kém phì nhiêu, nhiều cát
Câu 14 Trình bày đặc điểm khái quát địa hình các đồng bằng nước ta
Hướng dẫn:
Địa hình đồng bằng nước ta bao gồm đồng bằng châu thổ các sông và các đồng bằngDuyên hải miền Trung
a) Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn
- Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Diện tích khoảng 40000 km2, được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Mê Công + Phần thượng châu thổ có địa hình tương đối bằng phẳng với nhiều gờ đất cao(giồng đất), phần hạ châu thổ cao trung bình từ 2 - 3 m so với mực nước biển
+ Trên bề mặt đồng bằng không có đê lớn ngăn lũ, có hệ thống kênh rạch dày đặc cótác dụng tiêu nước, thau chua, rửa mặn
Trang 10+ Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước nhưvùng Đồng Tháp Mười, vùng Tứ giác Long Xuyên
b) Các đồng bằng Duyên hải miền Trung
- Gồm các đồng bằng nhỏ, hẹp ngang, với tổng diện tích khoảng 15000 km2
- Các nhánh núi đâm ngang và ăn sát ra biển chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp,rộng nhất là đồng bằng Thanh Hoá (3100 km2)
- Các đồng bằng duyên hải ít màu mỡ hơn so với hai đồng bằng châu thổ hạ lưu sông,
do đất có nguồn gốc hỗn hợp từ phù sa sông và phù sa biển bồi đắp, trong đồng bằng cónhiều cồn cát
Câu 15 Tìm biểu hiện chứng minh mỗi vùng địa hình nước ta có ảnh hưởng đến một
- Vùng Tây Bắc: Dãy Hoàng Liên Sơn tạo nên ranh giới khí hậu giữa vùng Tây Bắc
và Đông Bắc nước ta, làm suy yếu gió mùa Đông Bắc khiến mùa đông ở Tây Bắc có thờigian ngắn hơn và nền nhiệt ấm hơn
- Vùng Trường Sơn Bắc:
+ Dãy Trường Sơn gây nên hiệu ứng phơn cho đồng bằng Duyên hải miền Trung tạo
ra sự khác biệt về thời gian mùa mưa giữa hai sườn núi phía đông và phía tây
+ Dãy Bạch Mã ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào phía nam nước ta, làmcho nền nhiệt độ phía bắc và phía nam khác nhau trong mùa đông Bạch Mã trở thành ranhgiới tự nhiên của hai miền khí hậu (phía bắc có mùa đông lạnh và phía nam nóng quanhnăm)
- Vùng Trường Sơn Nam: Dãy Trường Sơn Nam gây nên hiệu ứng phơn ở duyên hảiNam Trung Bộ, tạo ra sự khác biệt về thời gian mùa mưa giữa hai sườn núi, sự khác nhau
về mùa mưa và mùa khô ở duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Câu 16 Địa hình bờ biển và thềm lục địa nước ta có đặc điểm như thế nào?
Hướng dẫn:
- Bờ biển nước ta dài 3260 km chạy dài từ Móng Cái đến Hà Tiên Địa hình bờ biển
có hai dạng chính: bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn
+ Bờ biển bồi tụ: Bờ biển tại các châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long có nhiều bãibùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển
Trang 11+ Bờ biển mài mòn: Bờ biển tại các vùng chân núi và hải đảo (như đoạn từ bờ biển
Đà Nẵng đến Vũng Tàu) rất khúc khuỷu, lồi lõm có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió vànhiều bãi cát sạch
- Địa hình bờ biển đa dạng: vịnh cửa sông, bãi cát, bãi triều, cồn cát, đầm phá, vũng,vịnh nước sâu, đảo ven bờ, rạn san hô,
- Thềm lục địa nước ta mở rộng và nông tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, sâuhơn và thu hẹp ở vùng biển miền Trung
Câu 17 So sánh giá trị kinh tế của bờ biển mài mòn và bờ biển bồi tụ ở nước ta Hướng dẫn:
- Bờ biển bồi tụ có nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển, là nơi có vườnquốc gia và khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn, có nhiều bãi triều thuận lợi để nuôitrồng thuỷ sản
Ví dụ: bờ biển tại các châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long
- Bờ biển mài mòn tại các chân núi và hải đảo rất khúc khuỷu, có nhiều vũng, vịnhnước sâu, kín gió và nhiều bãi cát sạch là nơi thuận lợi để xây dựng các cảng biển nướcsâu, phát triển du lịch, nuôi trồng thuỷ sản,
Ví dụ: đoạn bờ biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu
Câu 18 Địa hình đá vôi tập trung nhiều ở miền nào? Địa hình cao nguyên badan tập
trung nhiều ở miền nào?
Hướng dẫn:
- Địa hình đá vôi tập trung nhiều ở miền Bắc (Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ)
- Địa hình badan tập trung nhiều ở Tây Nguyên (các cao nguyên badan: Kon Tum,Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh, Lâm Viên, )
Câu 19 Độ cao địa hình nước ta có ảnh hưởng đến sự phân hoá tự nhiên như thế
nào?
Hướng dẫn:
- Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp nên tính nhiệt đới của thiên nhiên được bảotoàn trên phần lớn diện tích lãnh thổ
- Thiên nhiên ở các vùng núi có sự phân hoá theo độ cao:
+ Đại nhiệt đới gió mùa: Có hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới giómùa phát triển trên nhóm đất feralit
+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: Có hệ sinh thái rừng lá rộng cận nhiệt, nhóm đấtđiển hình là là đất feralit (có hàm lượng mùn lớn hơn)
+ Đai ôn đới gió mùa trên núi: Có thực vật ôn đới, đất chủ yếu là mùn thô
Câu 20 Hướng của địa hình nước ta ảnh hưởng đến sự phân hoá thiên nhiên giữa các
sườn núi như thế nào?
Hướng dẫn:
Một số dãy núi có vai trò là bức chắn địa hình kết hợp với gió, tạo nên sự phân hoáthiên nhiên giữa các sườn núi
Trang 12- Dãy Hoàng Liên Sơn làm suy yếu tác động của gió mùa Đông Bắc, làm cho mùađông ở Tây Bắc có nền nhiệt cao hơn và ngắn hơn ở Đông Bắc
- Dãy Trường Sơn cùng gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đã gây nên hiệu ứng phơncho duyên hải Nam Trung Bộ, tạo ra sự khác biệt giữa hai sườn núi
- Dãy Bạch Mã ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào phía nam nước ta, trởthành ranh giới tự nhiên của hai miền khí hậu (phía bắc có mùa đông lạnh, phía nam nóngquanh năm) Từ đó, tự nhiên hai miền cũng có sự khác nhau)
Câu 21 Khu vực đồi núi có khả năng phát triển những ngành sản xuất nào? Tại sao? Hướng dẫn:
- Phát triển các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, luyện kim, chế tạo, dokhu có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng vực đồi núi
- Phát triển các ngành lâm nghiệp; chăn nuôi gia súc lớn; trồng cây công nghiệp lâunăm, cây ăn quả Do vùng có nguồn lâm sản phong phú; các đồng cỏ tự nhiên; thổnhưỡng và khí hậu thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả phát triển
- Phát triển thuỷ điện: Sông ngòi chảy qua địa hình miền núi chia cắt mạnh với nhiềubậc địa hình nên có tiềm năng thuỷ điện rất lớn
- Phát triển du lịch sinh thái Do khu vực đồi núi có khí hậu mát mẻ, cảnh quan đadạng và đặc sắc
Câu 22 Khu vực đồng bằng có khả năng phát triển những ngành sản xuất nào? Tại
Câu 23 Vùng biển và thềm lục địa nước ta có điều kiện thuận lợi cho phát triển
những ngành nào? Tại sao?
Hướng dẫn:
Vùng biển và thềm lục địa nước ta có điều kiện thuận lợi cho phát triển những ngành:
- Khai thác, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối Do vùng biển nước ta ấm, một số nơi
có độ mặn cao, giàu tài nguyên sinh vật, có nhiều loài cá, tôm và hải sản khác có giá trịcao (hải sâm, đồi mồi, trai ngọc, ) Đường bờ biển dài, có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, bãitriều rộng, rừng ngập mặn, nhiều đảo gần bờ, thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản Nghềlàm muối có điều kiện phát triển, nhất là vùng ven biển Nam Trung Bộ
+ Giao thông vận tải biển Do dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh nước sâu, cửa sôngthuận lợi cho xây dựng cảng biển; vùng biển rộng, giáp với nhiều nước
+ Khai thác dầu khí, khai thác năng lượng gió và thuỷ triều Do nước ta có trữ lượnglớn dầu khí ở thềm lục địa, các đảo, ven bờ biển là những nơi đón nhiều gió quanh nămvới cường độ lớn, chênh lệch mức triều lên xuống lớn
Trang 13+ Du lịch biển Do có nhiều đảo, quần đảo, vũng, vịnh phong cảnh hữu tình, có nhiềubãi tắm đẹp, khí hậu thích hợp; một số đảo có vườn quốc gia hoặc khu dự trữ sinh quyểnthế giới Vịnh biển Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới
Câu 24 Trong quá trình khai thác kinh tế, cần chú ý vấn đề gì về môi trường ở mỗi
khu vực địa hình nước ta? Tại sao?
Hướng dẫn:
- Khu vực đồi núi: Cần chú ý phòng chống thiên tai (lũ quét, sạt lở, ) đồng thời tăngcường bảo vệ và mở rộng diện tích rừng, do địa hình có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh, cónhiều thiên tai xảy ra như xâm thực, xói mòn, sạt lở,
- Khu vực đồng bằng: Cần chú ý phòng chống lụt úng, hạn mặn, sạt lở bờ sông, docác đồng bằng nước ta thấp, chịu ảnh hưởng nhiều của biển và thiên tai (lũ lụt, hạn hán, )
- Vùng biển và thềm lục địa: Cần chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường biển, bảo tồn
sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái biển, Do môi trường biển không bị chia cắt làm lantoả nhanh các điểm ô nhiễm, nhiều hoạt động của con người (đặc biệt là công nghiệp, giaothông biển) đe doạ nghiêm trọng đến đa dạng sinh vật biển
Câu 25 Trình bày sự hình thành các dạng địa hình đồng bằng phù sa mới, đê sông và
đê biển ở nước ta
Hướng dẫn:
- Địa hình đồng bằng phù sa mới: Ở nước ta, các đồng bằng này nguyên là nhữngvùng sụt lún vào đại Tân sinh Sau đó được bồi đắp dần bằng vật liệu trầm tích do sôngngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới Lớp trầm tích phù sa có thể dày 5000 - 6000 m Tổngdiện tích các đồng bằng khoảng 70000 km2, trong đó lớn nhất là Đồng bằng sông CửuLong 40000 km2 Các đồng bằng còn đang phát triển, mở rộng ra biển hàng trăm hectamỗi năm
- Địa hình đê sông, đê biển: Đê sông và đê biển được xây dựng chủ yếu ở đồng bằngBắc Bộ
+ Đê sông được xây dựng dọc hai bờ sông Hồng, sông Thái Bình để chống lũ lụt
Hệ thống đê dài trên 2700 km đã ngăn đồng bằng thành các ô trũng nằm thấp hơn mựcnước sông vào mùa lũ từ 7 - 10 m
+ Đê biển được xây dựng dọc ven biển Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, để ngănmặn, chống thủy triều xâm nhập,
Câu 26 Đọc đoạn văn sau và cho biết ảnh hưởng của các con đê sông ở đồng bằng
Bắc Bộ
“Hệ thống đê ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ là một trong những hệ thống ngăn lũ tolớn nhất trên thế giới Bóng dáng của các thân đê chắc nịch và xanh rờn cỏ là hình ảnhkhông tách rời được với quang cảnh của nông thôn đồng bằng châu thổ Bắc Bộ; ngay cácthành phố lớn cũng nằm nấp sau lưng của nó mới được yên ổn Nhiều mặt sinh hoạt củanông thôn gắn liền với đê: đấy là con đường giao thông trên bộ thuận tiện nhất, là nơi họpchợ và tuần canh nhưng cũng là nơi trẻ con hàng ngày nô đùa thả diều và chăn trâu, nơingười ta hóng mát trong những buổi chiều nóng nực
Con sông thì hình như bị đóng đai giữa các thân để làm cho các khúc uốn kéo dài ra,sông phải tìm cách vận chuyển toàn bộ khối lượng phù sa khổng lồ ra biển càng nhanh
Trang 14càng tốt để giữ cho được sự cân bằng giữa độ dốc và hoạt động của nó Một phần khá lớnphù sa được đem phủ lên trên các bãi bồi và doi cát ”
(Lê Bá Thảo, Thiên nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục, 2003)
Hướng dẫn:
- Tác dụng lớn nhất là đê ngăn lũ, bảo vệ đô thị, làng mạc tránh lũ sông
- Ảnh hưởng đến nếp sinh hoạt và đời sống văn hoá của nông thôn đồng bằng BắcBộ
- Ngăn sông không bồi đắp được phù sa cho vùng đồng bằng, tạo thành các doi cát vàbãi bồi trong lòng sông, làm cạn lòng sông
Câu 27 Đọc đoạn văn sau và cho biết nội dung trình bày về vùng địa hình nào? Bộ
phận địa hình nào trong vùng đó?
“Từ trung lưu sông Gâm đến thung lũng sông Thương, các nếp núi không còn chạytheo hướng tây bắc - đông nam mà uốn theo hình vòng cánh cung lồi ra phía đông baogồm những “nếp lồi” và những “nếp lõm” xen kẽ nhau Các sông chính đều lợi dụngnhững nếp lõm này để tạo nên những thung lũng của mình Đấy là một vùng chủ yếu gồmnúi thấp và đồi, nhưng mạng lưới sông suối dày đặc đã cho chúng có dạng một trận đồ bátquái.”
(Lê Bá Thảo, Thiên nhiên Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003)
Hướng dẫn:
- Vùng địa hình Đông Bắc
- Bộ phận địa hình bốn cánh cung núi Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
Câu 28 Đọc đoạn văn sau và cho biết nội dung trình bày về vùng địa hình nào? Hãy
trình bày về đặc điểm địa hình của vùng đó
“Bây giờ nếu đi từ thung lũng sông Hồng đến biên giới Tây Bắc - Lào, chúng ta sẽthấy địa hình hết sức phức tạp Đầu tiên, đấy là dãy núi cao Hoàng Liên Sơn đồ sộ nằmthành một khối chắc nịch dài 180 km, rộng 30 km [ ] Các đỉnh núi đều cao từ 2800 mđến trên 3000 m
Ở tận cùng biên giới phía tây có dãy núi cao trung bình thường được gọi là dãy núisông Mã (có những đỉnh cao 1800 m) dài đến 500 km [ ]
Giữa hai mạch núi đồ sộ đó là một vùng đồi núi thấp rộng lớn [ ] bị chia cắt dữ dội.”
(Lê Bá Thảo, Thiên nhiên Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003)
Hướng dẫn:
- Vùng địa hình Tây Bắc
- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả
- Địa hình cao nhất nước ta, độ cao trung bình 1000 - 2000 m, có nhiều đỉnh cao trên
2000 m
- Ba dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc - đông nam: Phía đông là dãy núi cao đồ
sộ Hoàng Liên Sơn, có đỉnh Phan-xi-păng (3147 m); phía tây là các dãy núi (Pu Sam Sao,
Pu Đen Đinh) cao trung bình; ở giữa thấp hơn là các dãy núi, cao nguyên đá vôi từ PhongThổ đến Mộc Châu tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình - Thanh Hoá
Trang 15- Đặc trưng là bị chia cắt mạnh, xen giữa các vùng núi cao là các cánh đồng, thunglũng, sông (Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ )
Câu 29 Cấu trúc địa hình nước ta có hai hướng chính là
A bắc - nam và tây nam - đông bắc
B tây bắc - đông nam và vòng cung
C vòng cung và tây nam - đông bắc
D đông nam - tây bắc và bắc - nam
Câu 30 Biểu hiện rõ rệt của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là
A bồi tụ nhiều ở đồng bằng, xói lở nhiều ở vùng biển
B xói lở nhiều ở ven biển, sạt lở mạnh ở nhiều con sông
C bóc mòn mạnh ở đồi núi, bồi tụ nhiều ở đồng bằng.
D sạt lở nhiều bờ sông, bờ biển bị sóng phá huỷ mạnh
Câu 31 Các quá trình của ngoại lực diễn ra mạnh mẽ ở nước ta do
A nhiệt ẩm giữa các vùng khác nhau
B nhiệt độ tăng từ phía bắc vào nam
C bức xạ mặt trời lớn, nhiều loại gió
D nhiệt độ cao, ẩm lớn và mưa nhiều
Câu 32 Vùng nào sau đây có địa hình đồi rộng lớn tạo nên vùng trung du khá đặc
sắc?
A Vùng đồi núi Đông Bắc
B Vùng núi Tây Bắc
C Vùng núi Trường Sơn Bắc
D Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam
3 KHOÁNG SẢN VIỆT NAM Câu 1 Tại sao nói nước ta có tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng?
Câu 2 Tại sao nói phần lớn khoáng sản của nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ, nhưng
phân bố tương đối rộng khắp cả nước?
Hướng dẫn:
- Phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ: Các khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn ởnước ta là than, dầu khí, a-pa-tít, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bô-xít, đất hiếm,
- Phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước:
+ Có mặt từ bắc vào nam, từ miền núi tới miền đồng bằng, ven biển và thềm lục địa
Trang 16+ Các khu vực tập trung: Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên,
Câu 3 Những nguyên nhân nào làm cho khoáng sản nước ta phong phú, đa dạng? Hướng dẫn:
- Do nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của hai đai sinh khoáng lớn trên thế giới là đai ĐịaTrung Hải và đai Thái Bình Dương
Nước ta có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp, trải qua nhiều chu kì kiếntạo, mỗi chu kì có một hệ khoáng sản đặc trưng; bao gồm các khoáng sản nội sinh vàngoại sinh
+ Các mỏ nội sinh thường hình thành ở các vùng có đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh, cóhoạt động mắc-ma xâm nhập hoặc phun trào như: vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc,dãy Trường Sơn,
+ Các mỏ ngoại sinh hình thành từ quá trình trầm tích tại các vùng biển nông, vùng
bờ biển hoặc các vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng vật liệu từ các vùng uốn nếp có chứaquặng,
Câu 4 Tại sao cần phải đặt ra vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản ở
- Cần phải thực hiện nghiêm chỉnh Luật Khoáng sản của Nhà nước ta
Câu 5 Chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa
dạng
Hướng dẫn:
- Hiện nay đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần
60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại khoáng sản đã và đang khai thác
- Có nhiều nhóm khoáng sản: khoáng sản năng lượng (than, dầu khí, ); khoáng sảnkim loại (kim loại đen: sắt, man-gan, crôm; kim loại màu: đồng, chì, kẽm, ni-ken, bô-xít,thiếc, đất hiếm, vàng, ); khoáng sản phi kim loại (đá quý, a-pa-tít, sét, cao lanh, đá vôi,cát sỏi xây dựng, nước khoáng, )
- Một số khoáng sản có trữ lượng lớn là: than, dầu khí, a-pa-tít, đá vôi, sắt, crôm,đồng, thiếc, bôxít,
Câu 6 Nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng tài nguyên khoáng sản
nước ta
Hướng dẫn:
- Quản lí lỏng lẻo, khai thác bừa bãi (than, vàng, sắt, thiếc, đá quý, )
- Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải bỏ
- Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng, hàm lượng, phân bố làm cho khaithác gặp khó khăn và đầu tư lãng phí
Trang 17Câu 7 Tại sao cần phải quan tâm đến vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản
nước ta?
Hướng dẫn:
- Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi được
- Trong một thời gian dài, quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản ởnước ta còn nhiều bất cập như: Một số quy trình và công nghệ khai thác khoáng sản cònlạc hậu, việc quản lí tài nguyên khoáng sản ở nhiều địa phương chưa chặt chẽ, tổ chứckhai thác chưa hợp lí, ý thức tiết kiệm khoáng sản chưa cao,…
- Hậu quả của việc khai thác và sử dụng khoáng sản chưa hợp lí là: Khoáng sản bị sửdụng lãng phí, một số loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, ảnhhưởng đến tăng trưởng kinh tế, chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững
Câu 8 Để sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản, cần tiến hành những giải pháp nào? Hướng dẫn:
- Phát triển các hoạt động điều tra, thăm dò; khai thác, chế biến; giảm thiểu tác độngtiêu cực đến môi trường sinh thái và cảnh quan
- Đẩy mạnh đầu tư, hình thành ngành khai thác, chế biến đồng bộ, hiệu quả với côngnghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại
- Phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản, hạn chế xuất khẩu khoáng sảnthô
- Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản
Câu 9 Hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta tác động đến môi trường như thế
nào?
Hướng dẫn:
- Hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta đã có nhiều tác động đến môi trườngnhư: xói mòn, sụt đất, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm đất, nước ngầm và nước mặt do hóachất từ chế biến quặng
- Trong một số trường hợp, rừng ở vùng lân cận còn bị chặt phá để lấy chỗ chứa chấtthải mỏ
- Tại những vùng hoang vu, khai khoáng còn gây hủy hoại các hệ sinh thái, còn ở nơicanh tác thì hủy hoại hoặc nhiễu loạn đất trồng cấy và đồng cỏ,
Câu 10 Hãy suy luận thuận lợi, khó khăn trong khai thác hoặc sử dụng khoáng sản ở
nước ta từ mỗi đặc điểm sau đây
Đặc điểm khoáng sản nước ta Thuận lợi/ khó khăn
trong khai thác, sử
dụngNước ta có nhiều mỏ kim loại như sắt, man-gan, đồng, và
nhiều mỏ phi kim loại như than đá, than mỡ, than nâu, dầu
mỏ,
Than đá có tổng trữ lượng khoảng 7 tỉ tấn, phân bố chủ yếu ở
Quảng Ninh; dầu mỏ và khí tự nhiên có tổng trữ lượng khoảng
Trang 1810 tỉ tấn dầu quy đổi, phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa
phía đông nam Một số loại khoáng sản và vật liệu xây dựng
như cát thủy tinh, đá vôi, rất phong phú
Nhiều loại khoáng sản có chất lượng tốt như than đá ở Quảng
Ninh có chất lượng tốt ngang với than đá an-tra-xit của Vương
quốc Anh
Nhiều mỏ khoáng sản có điều kiện khai thác rất thuận lợi như
khai thác cát thủy tinh lộ thiên ở bờ biển, a-pa-tít lộ thiên ở Lào
Cai
Trữ lượng khoáng sản của ta đều nhỏ
Mỏ dầu khí nằm sâu dưới tận đáy ở Biển Đông
Các khoáng chất bị lẫn nhiều các tạp chất khác như vàng lẫn
bạc, đồng lẫn chì,
Hướng dẫn:
Đặc điểm khoáng sản nước ta Thuận lợi/ khó khăn trong khai thác, sử
dụngNước ta có nhiều mỏ kim loại như sắt,
man-gan, đồng, và nhiều mỏ phi kim loại
như than đá, than mỡ, than nâu, dầu mỏ,
Là cơ sở để phát triển đa dạng ngành kinh
tế như: khai thác than, luyện kim màu,luyện kim đen,
Than đá có tổng trữ lượng khoảng 7 tỉ tấn,
phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh; dầu mỏ và
khí tự nhiên có tổng trữ lượng khoảng 10 tỉ
tấn dầu quy đổi, phân bố chủ yếu ở vùng
thềm lục địa phía đông nam Một số loại
khoáng sản và vật liệu xây dựng như cát
thủy tinh, đá vôi, rất phong phú
Là nguồn cung cấp những nguyên liệu tốt
để phát triển nền công nghiệp
Nhiều loại khoáng sản có chất lượng tốt
như than đá ở Quảng Ninh có chất lượng
tốt ngang với than đá an-tra-xit của Vương
quốc Anh
Là nguyên liệu tốt để phát triển ngànhcông nghiệp và là mặt hàng xuất khẩu cógiá trị cao về kinh tế
Nhiều mỏ khoáng sản có điều kiện khai
thác rất thuận lợi như khai thác cát thủy
tinh lộ thiên ở bờ biển, a-pa-tít lộ thiên ở
Lào Cai
Giúp cho việc khai thác dễ dàng và giúplàm hạ giá thành sản phẩm khi đưa rangoài thị trường
Trữ lượng khoáng sản của ta đều nhỏ Khai thác khoáng sản ở nước ta chỉ hợp
với quy mô vừa và nhỏ
Trang 19Mỏ dầu khí nằm sâu dưới tận đáy ở Biển
Các khoáng chất bị lẫn nhiều các tạp chất
khác như vàng lẫn bạc, đồng lẫn chì,
Phải có công nghệ cao mới có thể tinhluyện được
Câu 11 Đọc đoạn văn sau và cho biết một số đặc điểm của khoáng sản Việt Nam
“….Xét trong mối tương quan với diện tích lãnh thổ thì Việt Nam được xếp vào nướcgiàu khoáng sản trên thế giới Đã phát hiện hàng trăm mỏ, hàng nghìn điểm quặng, đa số
là nhỏ và trung bình Tuy nhiên cũng có một số mỏ lớn như than, dầu khí, a-pa-tít, nguyênliệu xây dựng, sắt, crôm, đồng, thiếc, nhôm, đất hiếm, Sự hình thành và phân bố khoángsản cũng phức tạp, liên quan đến hai loại khoáng sản chính là khoáng sản nội sinh gắnvới các hoạt động mắc-ma và khoáng sản ngoại sinh gắn với quá trình phong hoá, bócmòn, trầm tích”
(Vũ Tự Lập, Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, 2005)
Hướng dẫn:
- Khoáng sản phong phú, đa dạng
- Đa số là có trữ lượng nhỏ và trung bình; một số mỏ có trữ lượng lớn như: than, dầukhí, a-pa-tít, nguyên liệu xây dựng, sắt, crôm, đồng, thiếc, nhôm, đất hiếm
- Có hai nguồn gốc hình thành: nội sinh và ngoại sinh
Câu 12 Các mỏ khoáng sản nội sinh ở nước ta thường phân bố ở
Câu 14 Khoáng sản không phải là tài nguyên vô tận nên việc sử dụng cần
A dừng lại, bảo quản
B tiết kiệm, hiệu quả
C nhiều loại, rộng rãi
D thay bằng loại khác
Câu 15 Việc khai thác khoáng sản nước ta hiện nay cần
A khai thác nhiều loại
B dùng cho xuất khẩu
Trang 20C bảo vệ môi trường
D tăng nhanh tốc độ
CHƯƠNG 2
KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam.
- Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn
- Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam: phân hóa bắc nam,phân hóa theo đai cao
- Phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam
- Phân tích được ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp
- Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thốngsông lớn
- Phân tích được vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt
- Vẽ và phân tích được biểu đồ khí hậu của một số trạm thuộc các vùng khí hậu khácnhau
- Phân tích được vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch ở một số điểm dulịch nổi tiếng của nước ta
- Tìm ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyênnước ở một lưu vực sông
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1 KHÍ HẬU VIỆT NAM Câu 1 Trình bày tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta
Hướng dẫn:
- Quanh năm nước ta nhận được lượng nhiệt mặt trời lớn Bình quân 1 m2 lãnh thổnhận được trên một triệu kcal nhiệt năng, số giờ nắng đạt từ 1400 - 3000 giờ trong mộtnăm Nhiệt độ không khí trung bình năm của cả nước trên 20°C (trừ những vùng núi cao)
Trang 21- Lượng mưa quanh năm lớn, trung bình 1500 - 2000 mm/năm Độ ẩm không khí cao,trung bình trên 80%.
- Một năm có hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh khô với giómùa Đông Bắc, mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam
Câu 2 Tính chất gió mùa của khí hậu nước ta thể hiện như thế nào?
Hướng dẫn:
Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa
- Gió mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau):
+ Miền Bắc chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh từ phía bắc di chuyển xuống tạo nênmùa đông lạnh (nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa sau mùa đông lạnh, ẩm)
+ Từ phía nam dãy Bạch Mã trở vào: Tín phong bán cầu Bắc có hướng đông bắcchiếm ưu thế gây mưa cho vùng biển Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ thờitiết nóng, khô
- Gió mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10): Chủ yếu có hướng tây nam
+ Đầu mùa hạ: gió Tây Nam thổi từ Bắc Ấn Độ Dương gây mưa lớn cho đồng bằngNam Bộ và Tây Nguyên Khi vượt qua dãy núi Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc theobiên giới Việt - Lào, gây hiệu ứng phơn khô nóng cho phía đông dãy Trường Sơn và phíanam khu vực Tây Bắc
+ Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ bán cầu Nam di chuyển lên,kết hợp với ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới tạo nên thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều trên
cả nước Thời kì này thường có bão kèm theo mưa lớn
Câu 3 Chứng minh rằng khí hậu nước ta đa dạng và thất thường
và mưa nhiều
+ Miền khí hậu phía Nam: từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 160B) trở vào Nhiệt độ khôngkhí trung bình năm trên 25°C, không có tháng nào dưới 20°C; biên độ nhiệt độ trung bìnhnăm nhỏ hơn 90C Trong năm có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt
+ Riêng phần lãnh thổ Duyên hải miền Trung vào đầu mùa hạ chịu ảnh hưởng củagió phơn khô nóng, mùa mưa vào thu đông
- Theo chiều đông - tây, khí hậu có sự phân hoá giữa vùng biển và đất liền, giữa vùngđồng bằng ở phía đông và vùng núi ở phía tây:
+ Vùng biển và thềm lục địa có khí hậu ôn hoà hơn trong đất liền
+ Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
Trang 22+ Vùng đồi núi phía tây khí hậu phân hoá phức tạp do tác động của gió mùa vàhướng của các dãy núi
- Theo độ cao, từ thấp lên cao, nước ta có ba đai khí hậu:
+ Ở dưới thấp (miền Bắc đến độ cao 600 - 700 m, miền Nam đến độ cao 900 - 1000m): Khí hậu nhiệt đới gió mùa Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ đềutrên 25°C; độ ẩm và lượng mưa thay đổi tuỳ nơi
+ Lên cao hơn (đến dưới 2600 m): Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi Nhiệt độcác tháng đều dưới 25°C; lượng mưa và độ ẩm tăng lên
+ Từ độ cao 2600 m trở lên: Khí hậu ôn đới gió mùa trên núi, tất cả các tháng cónhiệt độ trung bình dưới 15°C
b) Thất thường: Khí hậu Việt Nam rất thất thường, biến động mạnh: năm rét sớm,năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,
Câu 4 Những nhân tố chủ yếu nào đã làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và
thất thường?
Hướng dẫn:
- Vị trí địa lí và lãnh thổ: nằm ở phía đông nam châu Á, tiếp giáp Biển Đông; lãnh thổkéo dài theo kinh tuyến, trải ra trên nhiều vĩ tuyến
- Địa hình: độ cao và hướng của các dãy núi lớn hướng tây bắc - đông nam
- Gió mùa: tạo nên hai mùa của khí hậu và khác nhau giữa các miền
Câu 5 Tại sao gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ có đặc tính trái ngược nhau? Hướng dẫn:
- Gió mùa Đông Bắc thổi từ cao áp Xi-bia (ở vĩ độ cao của nửa cầu Bắc) có đặc tínhkhô và lạnh
- Gió mùa Tây Nam thổi từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu Nam, trở nên ẩm sau khivượt qua vùng biển Xích đạo để thổi vào nước ta
- Gió Tây Nam đầu mùa hạ thổi từ cao áp chí tuyến Bắc Ấn Độ Dương, trên vùngbiển nhiệt đới vào nước ta có tính chất nóng ẩm
Câu 6 Những nơi nào ở nước ta có lượng mưa lớn? Tại sao?
Hướng dẫn:
- Các địa điểm có lượng mưa lớn: Bắc Quang, Hoàng Liên Sơn, Bạch Mã, Hòn Ba
- Nguyên nhân: Các địa điểm này nằm ở vị trí đón gió
Câu 7 Tại sao miền khí hậu phía Bắc nước ta có chế độ nhiệt thất thường?
Hướng dẫn:
- Chủ yếu do tác động của gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam từ cao áp Bắc Ấn ĐộDương đến
Gió mùa Đông Bắc gây ra mùa đông lạnh, gió Mậu dịch thổi xen kẽ gây nên thời tiết
ấm xen với các đợt lạnh Gió mùa Đông Bắc thất thường nên gây thời tiết thất thường
Trang 23- Đầu mùa hạ, gió Tây Nam từ cao áp chí tuyến Bắc Ấn Độ Dương đến gặp các dãynúi phía tây gây hiệu ứng phon khô nóng cho Duyên hải miền Trung và Nam Tây Bắc.Gió này thổi theo đợt nên nhiệt độ khác nhau theo thời gian
Câu 8 Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta
thể hiện ở những mặt nào?
Hướng dẫn:
- Đặc điểm chung của khí hậu nước ta: Nhiệt đới ẩm gió mùa
- Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở: cao trung bình năm trên 20°C), lượngmưa lớn (1500 - 2000 mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%); trong năm có haimùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: gió mùa đông và gió mùa hạ
+ Tính chất đa dạng: Khí hậu nước ta phân hoá mạnh mẽ theo không gian và thờigian, hình thành nên các miền, vùng và đai khí hậu rõ rệt
+Tính chất thất thường: Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh (có năm rétmuộn, có năm rét sớm; năm mưa lớn, năm mưa muộn; năm ít bão, năm nhiều bão, )
Câu 9 Phân biệt đặc điểm hai miền khí hậu của nước ta
Hướng dẫn:
- Miền khí hậu phía Bắc:
+ Từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16°B) trở ra
+ Có mùa đông lạnh, nửa đầu mùa đông tương đối khô, nửa cuối mùa đông ẩm ướt.Mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều
- Miền khí hậu phía Nam:
+ Từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16°B) trở vào
+ Có nhiệt độ quanh năm cao, có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt
Câu 10 Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ theo hướng từ
bắc vào nam Tại sao có sự thay đổi như vậy?
Bảng 2.1 Nhiệt độ và lượng mưa các trạm khí tượng Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ
Chí Minh Tháng
62, 6
47, 1
51, 6
795, 6
580, 6 27, 4
Trang 249 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4
25, 7
218, 4
311, 7
293, 7
269, 8
327, 0
266, 7
116, 5
48, 3
Hướng dẫn:
Nhận xét:
- Nhiệt độ tăng dần từ bắc vào nam, rõ rệt trong các tháng 10, 11, 12, 1, 2, 3, 4
- Nguyên nhân: do tác động của gió mùa Đông Bắc
Câu 11 Trình bày đặc điểm của gió mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) ở
nước ta
Hướng dẫn:
- Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau có hai loại gió hoạt động ở nước ta theo hướngđông bắc: gió mùa Đông Bắc, gió Mậu dịch (hướng đông bắc)
+ Thời kì này, ở miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc từ cao áp
ở lục địa phương Bắc tràn xuống thành từng đợt, mang lại một mùa đông lạnh (nửa đầumùa đông có thời tiết lạnh, khô; nửa cuối mùa đông có thời tiết lạnh, ẩm)
- Trong khi đó, ở Tây Nguyên và Nam Bộ chịu tác động mạnh của gió Mậu dịch báncầu Bắc (Tín phong bán cầu Bắc) nên có thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa Riêngduyên hải Trung Bộ có mưa, nhất là vào các tháng cuối năm, do gió đông bắc gặp dãyTrường Sơn gây ra
Câu 12 Trình bày đặc điểm của gió mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10) ở nước ta Hướng dẫn:
- Từ tháng 5 đến tháng 10 có hai loại gió hoạt động ở nước ta theo hướng tây nam:Gió Tây Nam từ cao áp chí tuyến Bắc Ấn Độ Dương đến và gió mùa Tây Nam từ Nambán cầu lên
- Đầu mùa hạ: Gió Tây Nam thổi từ Bắc Ấn Độ Dương gây mưa lớn cho đồng bằngNam Bộ và Tây Nguyên Khi vượt qua dãy núi Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc theobiên giới Việt - Lào, gây hiệu ứng phơn khô nóng cho phía đông dãy Trường Sơn và phíanam khu vực Tây Bắc
- Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ bán cầu Nam di chuyển lên,kết hợp với ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới tạo nên thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều trên
cả nước Thời kì này thường có bão kèm theo mưa lớn
Câu 13 Trong tháng 4 và tháng 10, loại gió nào hoạt động mạnh ở nước ta? Tại sao? Hướng dẫn:
- Trong tháng 4 và tháng 10, gió Mậu dịch bán cầu Bắc (Tín phong bán cầu Bắc) hoạtđộng mạnh ở nước ta Tín phong bán cầu Bắc là loại gió hoạt động quanh năm ở nước ta,thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương vào nước ta
Trang 25- Vào mùa đông, gió thổi cùng hướng với gió mùa Đông Bắc, bị các đợt gió mùaĐông Bắc lấn át
- Vào tháng 4, gió mùa Đông Bắc suy yếu hầu như không hoạt động nữa, gió TâyNam từ Bắc Ấn Độ Dương chưa hoạt động ở nước ta nên Tín phong bán cầu Bắc (loại gióhoạt động thường xuyên quanh năm) thổi mạnh lên
- Vào tháng 10, gió mùa Tây Nam suy yếu do các khối khí dịch chuyển về phía nambán cầu theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời; gió mùa Đông Bắc chưa hoạt động nênTín phong bán cầu Bắc hoạt động mạnh
Câu 14 Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa
Hướng dẫn:
- Nước ta có hai mùa khí hậu: mùa đông và mùa hạ
- Đặc trưng khí hậu từng mùa:
+ Mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Ở miền Bắc, gió mùa Đông Bắc hoạtđộng gây ra lạnh khô nửa đầu mùa, lạnh và mưa phùn nửa sau mùa Ở miền Nam, mùakhô nóng kéo dài do chịu tác động của Tín phong bán cầu Bắc
+ Mùa hạ: Từ tháng 5 đến tháng 10, mùa gió Tây Nam (gió Tây Nam từ Bắc Ấn ĐộDương, gió mùa Tây Nam), nóng ẩm; có mưa to, gió lớn và dông bão, diễn ra phổ biếntrên cả nước
Câu 15 Trong mùa gió Đông Bắc, thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ có
giống nhau không? Tại sao?
Hướng dẫn:
- Không giống nhau
+ Ở Bắc Bộ: bầu trời nhiều mây, tiết trời lạnh, mưa ít
+ Ở Trung Bộ: có nhiều mưa, càng vào phía nam càng ấm hơn
+ Ở Nam Bộ: bầu trời trong xanh, không có mưa, khô và ấm
- Nguyên nhân:
+ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chịu tác động của gió mùa Đông Bắc lạnh, đặc biệt là Bắc
Bộ Riêng Trung Bộ, gió Đông Bắc gặp dãy Trường Sơn gây mưa, nhất là từ Nghệ An đếnThừa Thiên Huế (gió mùa Đông Bắc gặp dãy Trường Sơn Bắc gây mưa)
+ Nam Bộ chịu tác động của gió Mậu dịch bán cầu Bắc (Tín phong bán cầu Bắc) vớitính chất khô, nóng
Câu 16 Dựa vào bảng số liệu 2.1 (Nhiệt độ và lượng mưa các trạm khí tượng Hà
Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh), so sánh số liệu khí hậu ba trạm Hà Nội, Huế,Thành phố Hồ Chí Minh đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam và cho biết:
- Nhiệt độ tháng thấp nhất của ba trạm
- Lượng mưa trung bình tháng ít nhất của ba trạm
- Nêu nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa đông
Hướng dẫn:
- Nhiệt độ tháng thấp nhất của ba trạm: Hà Nội, Huế vào tháng 1; Thành phố Hồ ChíMinh vào tháng 12
Trang 26- Lượng mưa trung bình tháng ít nhất của ba trạm: Hà Nội, Huế vào tháng 1; Thànhphố Hồ Chí Minh vào tháng 2
- Nêu nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa đông:
+ Nhiệt độ thấp, đặc biệt là ở miền Bắc (nhiệt độ tháng 1 ở Hà Nội là 16,4°C) Càngvào phía Nam, nhiệt độ càng tăng
+ Lượng mưa thấp, đặc biệt ở phía nam (lượng mưa tháng 1 ở Thành phố Hồ ChíMinh là 4,1 mm), Huế có lượng mưa cao hơn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
Câu 17 Dựa vào bảng số liệu 2.1 (Nhiệt độ và lượng mưa các trạm khí tượng Hà
Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh), hãy nêu nhiệt độ tháng cao nhất của ba trạm khítượng Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh và nguyên nhân của những khác biệt đó
+ Huế và Hà Nội nằm gần chí tuyến Bắc, ngày 22/6 Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chítuyến Bắc nên tháng 7 có nhiệt độ cao nhất
Câu 18 Dựa vào bảng thống kê sau, hãy cho biết mùa bão nước ta diễn biến như thế
nào? Tại sao như vậy?
Bảng 2.2 Diễn biến của mùa bão dọc bờ biển Việt Nam
- Mùa bão ở nước ta bắt đầu từ tháng 6, kéo dài đến tháng 11
- Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam: Quảng Ninh đến Nghệ An, bão bắt đầu từ tháng
6 và kết thúc vào tháng 9; Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, mùa bão bắt đầu từ tháng 7 đến tháng10; Bình Định đến Bình Thuận, mùa bão bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11; Vũng Tàu đến
Cà Mau, mùa bão có hai tháng gần cuối năm (tháng 10 và 11)
- Bão liên quan đến hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ở nước ta:
+ Dải hội tụ này hoạt động từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11
+ Dải hội tụ chuyển dịch từ Bắc vào Nam làm cho bão chậm dần từ Bắc vào Nam
Trang 27Câu 19 Dựa vào bảng số liệu 2.1 (Nhiệt độ và lượng mưa các trạm khí tượng Hà
Nội, Huế và Thành phố Hồ chí Minh), hãy vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội,Huế, Thành phố Hồ Chí Minh Nhận xét sự khác nhau của các trạm khí tượng đó
- Biểu đồ có chú giải và tên
b) Nhận xét sự khác nhau về nhiệt độ và lượng mưa ở ba trạm khí tượng:
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh (27,0°C), tiếp đến
là Huế (25,1°C); thấp hơn cả là Hà Nội (23,5°C)
+ Nhiệt độ tháng cao nhất của hai trạm khí tượng Hà Nội và Huế là tháng 7, của trạmThành phố Hồ Chí Minh là tháng 4
+ Nhiệt độ tháng thấp nhất của trạm khí tượng Hà Nội và Huế là tháng 1 và của trạmThành phố Hồ Chí Minh là tháng 12
Câu 20 Nguyên nhân chủ yếu nào tạo nên sự khác nhau về nhiệt độ, lượng mưa giữa
trạm khí tượng Lạng Sơn (độ cao 259 m, vĩ độ 21°50’B) và trạm khí tượng Cà Mau (độcao 0,9 m, vĩ độ 9011’B); giữa trạm khí tượng Lào Cai (104 m) và trạm khí tượng Sa Pa(1583 m)?