1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

xây dựng chuyên đề phân dạng và phương pháp giải bài tập di truyền hoán vị gen dành cho ôn thi tn thpt và bồi dưỡng học sinh giỏi

42 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân dạng và phương pháp giải bài tập di truyền hoán vị gen
Tác giả Hoàng Thị Thúy
Trường học Trường PT DTNT Cấp 2-3 Vĩnh Phúc
Chuyên ngành Sinh học
Thể loại Sáng kiến
Năm xuất bản 2021
Thành phố Vĩnh Phúc
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 436,8 KB

Cấu trúc

  • 1. Lời giới thiệu (5)
  • 2. Tên sáng kiến (5)
  • 3. Tác giả sáng kiến (5)
  • 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến (5)
  • 6. Ngày sáng kiến được áp dụng thử (6)
  • 7. Mô tả bản chất của sáng kiến (6)
  • PHẦN 1. MỞ ĐẦU (7)
    • 1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm (7)
    • 2. Mục đích và ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm (8)
    • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu (8)
    • 4. Phạm vi nghiên cứu (8)
    • 5. Phương pháp nghiên cứu (8)
  • PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (10)
  • CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG DẠY - HỌC BÀI TẬP DI TRUYỀN HOÁN VỊ GEN (10)
    • 1. Cơ sở lí luận (10)
    • 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu (11)
  • CHƯƠNG 2. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG (13)
    • 1. DẠNG 1: CÁCH NHẬN BIẾT HIỆN TƯỢNG HOÁN VỊ GEN (13)
    • 2. DẠNG 2: CÁCH TÍNH TẦN SỐ HOÁN VỊ GEN (15)
    • 3. DẠNG 3: XÁC ĐINH KIỂU GEN CỦA CƠ THỂ ĐEM LAI (17)
    • 4. DẠNG XÁC ĐỊNH SỐ KIỂU TỔ HỢP GIAO TỬ, SỐ LOẠI KIỂU GEN ĐỜI SAU, TỶ LỆ XUẤT HIỆN MỘT KIỂU GEN CỤ THỂ Ở ĐỜI SAU (0)
    • 5. DẠNG 5: PHƯƠNG PHÁP QUY NẠP ĐỂ TÍNH NHANH TLKH Ở QUY LUẬT HOÁN VỊ GEN (21)
  • CHƯƠNG 3. KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN (31)
    • 1. Kết quả chung (31)
    • 2. Kết quả cụ thể (31)
  • PHẦN 3. KẾT LUẬN (35)
    • 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có) (36)
    • 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến (36)
    • 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau (36)
      • 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến (36)
      • 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến (37)
    • 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) (37)
  • PHỤ LỤC (38)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (42)

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚCTRƯỜNG PT DTNT CẤP 2-3 VĨNH PHÚCBÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾNTên sáng kiến: XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ “PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP DI

Lời giới thiệu

Kiến thức thi TN THPT, thi học sinh giỏi các cấp môn Sinh học chủ yếu tập trung vào chương trình Sinh học lớp 12, trong đó phần di truyền học chiếm khối lượng kiến thức nhiều nhất Kiến thức phần di truyền học khó và trừu tượng, học sinh khó học, đặc biệt là kiến thức về quy luật hoán vị gen của các các quy luật di truyền Tuy nhiên, chương trình Sách giáo khoa Sinh học 12 lại yêu cầu đối với nội dung này khá đơn giản, không cung cấp cho các em những công thức cơ bản để giải bài tập, phân phối chương trình dành cho tiết giải bài tập cả chương hạn chế nên không đáp ứng được nhu cầu học hỏi của các em đối với các bài tập di truyền.

Qua thực tế giảng dạy, luyện thi chọn học sinh giỏi và luyện thi THPT Quốc gia tôi nhận thấy học sinh vẫn bị vướng mắc và gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các bài tập quy luật di truyền, trong đó có bài tập về hoán vị gen. Để giúp cho người giáo viên dễ dàng hơn trong việc truyền tải kiến thức một cách đầy đủ nhất, đồng thời cũng giúp cho các em học sinh có kĩ năng nhận dạng, giải bài tập và làm bài thi, cung cấp một nguồn tài liệu quý để có thể tự học, tự ôn luyện một cách hiệu quả, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài của mình.

Tên sáng kiến

Sáng kiến "Xây dựng chuyên đề “Phân dạng và phương pháp giải bài tập di truyền hoán vị gen” nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải dạng toán di truyền hoán vị gen cho học sinh Sáng kiến này hướng đến mục tiêu hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT và bồi dưỡng học sinh giỏi, góp phần cải thiện chất lượng giáo dục THPT.

Tác giả sáng kiến

- Họ và tên: Hoàng Thị Thúy - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Ngọc Thanh – Phúc Yên – Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 0987.526.983

E_mail: hoangthithuy.gvdtnttinh@vinhphuc.edu.vn

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến :

- Tác giả: Hoàng Thị Thúy.

Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

- Sáng kiến được áp dụng vào việc giảng dạy cho học sinh ôn thi TN THPT và bồi dưỡng học sinh giỏi phần quy luật di truyền.

- Qua thời gian nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn giảng dạy trên lớp và ôn thi thì kết quả cho thấy chất lượng học tập của học sinh nâng lên đáng kể.

- Sáng kiến giúp học sinh có thể tự học và ôn tập tại nhà, giúp học sinh yêu thích môn học hơn.

Ngày sáng kiến được áp dụng thử

- Sáng kiến được thực hiện trong nội dung kiến thức ở chương II: “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” và được áp dụng trên đối tượng học sinh lớp 12A3 (ban KHTN) và đội tuyển học sinh giỏi của trường.

- Tích luỹ, đúc rút kinh nghiệm thực hiện áp dụng sáng kiến trong học kì I, ôn thi học sinh giỏi, ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2021-2022.

Mô tả bản chất của sáng kiến

Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm được chia làm ba phần:

Sáng kiến này cung cấp một hệ thống học tập toàn diện, bao gồm kiến thức cơ bản đến nâng cao cùng hệ thống câu hỏi và bài tập theo các mức độ nhận thức về kiến thức bài tập di truyền hoán vị gen, đáp ứng nhu cầu học tập hiệu quả của học sinh.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

DI TRUYỀN HOÁN VỊ GEN

1 Cơ sở lí luận 1.1 Thí nghiệm của Moocgan

1 Đối tượng thí nghiệm: Ruồi giấm 2 Kết quả thí nghiệm:

Pt/c: (cái) thân xám, cánh dài x (đực) thân đen, cánh cụt F1: 100% thân xám, cánh dài

Lấy con cái ở F1 thân xám, cánh dài x con đực thân đen, cánh cụt Fa: 0,41 thân xám, cánh dài: 0,41 thân đen, cánh cụt: 0,09 thân xám, cánh cụt : 0,09 thân đen, cánh dài

3 Nhận xét Tính trạng thân xám > thân đen Tính trạng cánh dài >cánh cụt.

F1 dị hợp hai cặp gen, nhưng lai phân tích nếu theo qui luật phân li độc lập sẽ có tỉ lệ 1: 1: 1: 1 Nhưng trong thí nghiệm của Moocgan có tỉ lệ 0,41:0,41: 0,09: 0,09.

 Con cái F1 chỉ cho 4 loại giao tử với tỉ lệ 0,41AB:0,41 ab: 0,09 Ab: 0,09 aB

1.2 Cơ sở tế bào học

- Tại kì đầu của giảm phân I các NST kép trong cặp NST tương đồng tiếp hợp (chúng bện xoắn với nhau dọc theo chiều dài NST), vào cuối kì đầu I các NST kép tách nhau ra và có thể xảy ra hiện tượng trao đổi đoạn NST hoán vị gen.

Nếu một tế bào xảy ra hoán vị tại một cặp NST tượng đồng thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử, bao gồm: giao tử liên kết (không hoán vị) và giao tử hoán vị Thực tế, không phải tế bào nào cũng xảy ra hoán vị, do đó số lượng giao tử liên kết và hoán vị khác nhau Tần số hoán vị gen là tổng tỷ lệ các giao tử hoán vị, đóng vai trò quan trọng trong việc xác định số lượng và tỷ lệ các loại giao tử này.

- Nếu gọi tần số hoán vị gen là f thì trong trường hợp trên f= 0,09+0,09= 0,18= 18%.

- Các gen có khoảng các càng xa nhau thì tần số hoán vị càng lớn và ngược lại.

Hoán vị gen có tính phụ thuộc vào giới tính, thể hiện ở đặc điểm hoán vị gen của các loài khác nhau: một số loài chỉ hoán vị ở giới đực (tằm dâu), một số loài chỉ hoán vị ở giới cái (ruồi giấm), trong khi một số loài khác lại hoán vị ở cả hai giới Đây là một thông tin quan trọng cần lưu ý khi giải các bài tập liên quan đến hoán vị gen.

- Hoán vị gen chỉ có ý nghĩa khi dị hợp hai cặp gen trở lên Ngoài hoán vị 1 chỗ còn hoán vị 2 chỗ.

Ptc: AB/AB (xám, dài) x ab/ab (đen cụt) G AB ab

KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG DẠY - HỌC BÀI TẬP DI TRUYỀN HOÁN VỊ GEN

Cơ sở lí luận

1 Đối tượng thí nghiệm: Ruồi giấm 2 Kết quả thí nghiệm:

Pt/c: (cái) thân xám, cánh dài x (đực) thân đen, cánh cụt F1: 100% thân xám, cánh dài

Lấy con cái ở F1 thân xám, cánh dài x con đực thân đen, cánh cụt Fa: 0,41 thân xám, cánh dài: 0,41 thân đen, cánh cụt: 0,09 thân xám, cánh cụt : 0,09 thân đen, cánh dài

3 Nhận xét Tính trạng thân xám > thân đen Tính trạng cánh dài >cánh cụt.

F1 dị hợp hai cặp gen, nhưng lai phân tích nếu theo qui luật phân li độc lập sẽ có tỉ lệ 1: 1: 1: 1 Nhưng trong thí nghiệm của Moocgan có tỉ lệ 0,41:0,41: 0,09: 0,09.

 Con cái F1 chỉ cho 4 loại giao tử với tỉ lệ 0,41AB:0,41 ab: 0,09 Ab: 0,09 aB

1.2 Cơ sở tế bào học

- Tại kì đầu của giảm phân I các NST kép trong cặp NST tương đồng tiếp hợp (chúng bện xoắn với nhau dọc theo chiều dài NST), vào cuối kì đầu I các NST kép tách nhau ra và có thể xảy ra hiện tượng trao đổi đoạn NST hoán vị gen.

- Nếu một tế bào xảy ra hoán vị tại một cặp NST tượng đồng thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử, nhưng thực tế không phải tế bào nào cũng xảy ra hoán vị nên số loại giao tử liên kết và giao tử hoán vị là khác nhau và phụ thuộc vào tần số hoán vị gen (tổng tỉ lệ các giao tử hoán vị).

- Nếu gọi tần số hoán vị gen là f thì trong trường hợp trên f= 0,09+0,09= 0,18= 18%.

- Các gen có khoảng các càng xa nhau thì tần số hoán vị càng lớn và ngược lại.

- Hoán vị gen phụ thuộc vào giới tính Một số loài hoán vị gen chỉ hoán vị ở giới đực: tằm dâu, một số loài hoán vị ở giới cái: ruồi giấm, một số loài hoán vị cả hai giới (khi làm bài tập các em phải chú ý điều này).

- Hoán vị gen chỉ có ý nghĩa khi dị hợp hai cặp gen trở lên Ngoài hoán vị 1 chỗ còn hoán vị 2 chỗ.

Ptc: AB/AB (xám, dài) x ab/ab (đen cụt) G AB ab

♀AB/ab (xám dài) x ♂ ab/ab (đen cụt) Gf1: 0,41AB: 0,41ab : 0,09 Ab : 0,09aB ab ab Fa: 0,41 AB/ab (xám dài) : 0,41ab/ab (đen cụt) 0,09Ab/ab (xám, cụt) : 0,09aB/ab (đen, dài)

1.4 Khái niệm hoán vị gen

Hoán vị gen (HVG) là hiện tượng các gen trên cùng 1 cặp NST có thể đổi chỗ cho nhau do sự trao đổi chéo giữa các crômatit ở kì đầu của giảm phân I, làm xuất hiện các tổ hợp gen mới.

1.5 Đặc điểm của tần số hoán vị gen (f)

- Tần số HVG (f) được xác định bằng tổng tỉ lệ % các loại giao tử mang gen hoán vị.

- Đơn vị đo khoảng cách gen được đo = 1% tần số HVG (f) = 1cM - Trong phép lai phân tích, tần số HVG (f) được tính bằng tỷ lệ phần trăm số cá thể có kiểu hình tái tổ hợp trên tổng số cá thể trong đời lai phân tích.

- Tần số HVG (f) dao động từ 0% đến 50% Hai gen càng gần nhau thì lực liên kết càng lớn, tần số HVG (f) càng nhỏ, hai gen càng xa nhau thì lực liên kết càng nhỏ và tần số HVG (f) càng lớn nhưng luôn nhỏ hơn hoặc bằng 50%.

1.6 Ý nghĩa của hiện tượng hoán vị gen

- Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp.

- Hoán vị gen làm cho các gen quý có cơ hội được tổ hợp lại.

- Hoán vị gen giúp thiết lập được bản đồ di truyền  có thể dự đoán trước tần số tái tổ hợp gen trong các phép lai, có ý nghĩa trong chọn giống và nghiên cứu khoa học (100% hoán vị = 1M, 10% hoán vị = 1dM, 1% hoán vị = 1cM.)

Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Các đề thi THPTQG và học sinh giỏi tỉnh theo xu hướng ngày càng khó, đòi hỏi kiến thức sâu rộng và khả năng vận dụng linh hoạt Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Cấp 2, 3 Vĩnh Phúc trong những năm gần đây ghi nhận số lượng học sinh lựa chọn tổ hợp Khoa học tự nhiên và đội tuyển Sinh học tăng cao Do đó, việc giảng dạy cần chú trọng dạng bài tập nâng cao, mở rộng để hỗ trợ học sinh trong quá trình luyện thi KHTN, đặc biệt là Sinh học, và đạt kết quả tốt trong kỳ thi chọn học sinh giỏi.

Thời lượng dành cho các tiết bài tập ít trong khi đó dạng bài tập về quy luật di truyền là phần trọng tâm trong các đề thi TN THPT và chọn học sinh giỏi tỉnh.

Dựa trên những hiểu biết về quy luật di truyền, sáng kiến kinh nghiệm

Xây dựng chuyên đề: “Phân dạng và phương pháp giải bài tập di truyền hoán vị gen” dành cho ôn thi TN THPT và bồi dưỡng học sinh giỏi Ở đây, đã trình bày được các dạng bài tập cơ bản và nâng cao đáp ứng được chương trình thi hiện tại Mỗi dạng bài tập có phương pháp giải, bài tập vận dụng có lời giải chi tiết và một số câu hỏi trắc nghiệm giúp học sinh dễ dàng kiểm tra lại kiến thức.

CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG

DẠNG 1: CÁCH NHẬN BIẾT HIỆN TƯỢNG HOÁN VỊ GEN

* Trong phép lai phân tích cá thể dị hợp tử hai cặp gen a Phương pháp giải:

Khi lai phân tích cá thể dị hợp tử hai cặp gen, mỗi gen quy định một tính trạng trội lặn hoàn toàn nếu Fa xuất hiện 4 loại kiểu hình khác 1:1:1:1 và 1:1 ta kết luận hai cặp gen đó di truyền theo hoán vị gen b Ví dụ minh họa Ví dụ 1: Ở một loài côn trùng, hai cặp alen Aa, Bb quy định hai cặp tính trạng màu sắc thân và độ dài chân Cho P thuần chủng khác nhau hai cặp tính trạng, F1 xuất hiện thân đen, chân dài Đem F1 giao phối với cá thể thân nâu, chân ngắn thu được 40% thân đen, chân dài: 40% thân nâu, chân ngắn: 10% thân nâu, chân dài: 10% thân nâu, chân ngắn Các gen quy định các tính trạng trên di truyền theo quy luật nào? a phân li độc lập b hoán vị gen c liên kết gen d phân li Đáp án: Chọn b.

 Vì đây là phép lai phân tích, F1 dị hợp hai cặp gen, Fa có tỷ lệ kiểu hình có tỷ lệ khác 1:1:1:1 và 1:1 Vậy các gen quy định tính trạng tuân theo hiện tượng hoán vị gen.

Ví dụ 2: P (Aa, Bb) cây cao chín sớm x (aa, bb) cây thấp, chín muộn

Phép lai trên chịu sự chi phối của quy luật di truyền hoán vị gen Điều này thể hiện ở việc tỉ lệ phần trăm của các kiểu hình có sự hoán đổi vị trí giữa các alen ở hai gen khác nhau so với tỉ lệ phần trăm theo quy luật phân li độc lập Tỉ lệ phần trăm của các kiểu hình cao, chín sớm và thấp, chín muộn phải bằng nhau (25%) nếu theo quy luật phân li độc lập, nhưng trong phép lai này, tỉ lệ phần trăm của chúng chỉ bằng 9%.

Vì đây là phép lai phân tích, F1 dị hợp hai cặp gen, Fa có tỷ lệ kiểu hình khác 1:1:1:1, 1:1.Vậy các gen quy định tính trạng tuân theo hiện tượng hoán vị gen.

* Trong phép lai tự thụ phấn hoặc giao phối cá thể đều dị hợp hai cặp gen: a Phương pháp giải:

Khi tự thụ phấn hoặc giao phối cá thể đều dị hợp hai cặp gen, mỗi gen quy định một tính trạng trội lặn hoàn toàn Nếu thế hệ lai xuất hiện 4 loại kiểu hình tỷ lệ khác với tỷ lệ 9:3:3:1, 3:1, 1:2:1 ta kết luận: Hai cặp gen đó quy định tính trạng cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng và xảy ra hiện tượng hoán vị gen. b Ví dụ minh họaVí dụ 1: P: Khi cho cây hoa kép màu đỏ di hợp tử hai cặp gen tự thụ phấn F1 thu được

59% cây hoa kép, màu đỏ: 16% cây hoa kép, màu trắng : 16% cây hoa đơn, màu đỏ: 9% cây hoa đơn, màu trắng Hãy xác định quy luật di truyền của phép lai trên ? Đáp án: F1 xuất hiện 4 loại kiểu hình khác với tỷ lệ 9:3:3:1, 3:1, 1:2:1 chứng tỏ hai cặp gen quy định hai cặp hai cặp tính trạng trên cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng và có hiện tượng hoán vị gen.

Ví dụ 2: P( Aa, Bb) cây cao chín sớm x (Aa, bb) cây cao, chín muộn:

Trong quần thể thực vật, tính trạng chiều cao và thời gian chín là hai tính trạng được quy định bởi hai cặp gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng Trong trường hợp xảy ra hoán vị gen, phép lai giữa cây cao, chín sớm với cây thấp, chín muộn sẽ cho đời con phân li theo tỷ lệ 9:6:4:1 Tỷ lệ này khác biệt so với các tỷ lệ phân li theo quy luật Menđen như (3:1)(3:1), 1:2:1 hay 3:1.

* Kết luận: Nếu phép lai xuất hiện đầy đủ biến dị tổ hợp nhưng tỷ lệ phân li kiểu hình khác với quy luật phân li độc lập, thì phép lai phải được di truyền tuân theo hiện tương hoán vị gen.

1.2 Cách nhận biết hoán vị gen (HVG) trong bài toán không cho biết đầy đủ kiểu hình a Phương pháp giải:

* Cách nhận biết HVG: Dựa vào kiểu hình không đặc thù của phân li độc lập (PLĐL) và liên kết gen (LKG) để suy ra HVG

+ Nếu P dị hợp 2 cặp gen (Aa,Bb) mà F1 xuất hiện KH đồng hợp lặn (aabb) khác 6,25% trong PLĐL và khác 25% trong LKG

 Kết luận có HVG với f < 50%.

+ Nếu P dị hợp 2 cặp gen (Aa,Bb) mà F1 xuất hiện KH (A-bb) khác 18,75% trong PLĐL và khác 25% trong LKG

+ Nếu trong phép lai phân tích P dị hợp 2 cặp gen (Aa,Bb) mà Fa xuất hiện KH đồng hợp lặn (aabb) # 25% trong PLĐL và # 50% trong LKG

 Kết luận có HVG. b Ví dụ minh họa Ví dụ 1: Ở ruồi giấm, đem giao phối giữa ruồi cái F1(Aa,Bb) xám,dài với ruồi đực

(Aa,Bb)xám,dài F2 thu được 4 loại kiểu hình, trong đó có 20,75% ruồi thân đen, cánh cụt Biết gen trên NST thường Phép lai tuân theo quy luật di truyền nào? Đáp án: F1 dị hợp 2 cặp gen mà F2 có ruồi đen, cụt (aa,bb) = 20,75% khác tỉ lệ

6,25% trong PLĐL và khác tỉ lê 25% trong LKG  Có hoán vị gen xảy ra

Ví dụ 2: Người ta đem lai giữa cây hoa kép, màu đỏ với cây hoa đơn, màu vàng, thu được F1 toàn cây hoa kép, màu đỏ Cho cây F1 tiếp tục giao phấn, đời F2 xuất hiện 9654 cây gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 869 cây cho hoa kép, màu vàng Biết mỗi gen quy định một tính trạng Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên. Đáp án: F1: 100% hoa kép, mầu đỏ Tính trạng hoa kép, màu đỏ là trội hoàn toàn so với hoa đơn, màu vàng

Quy ước: A- Hoa kép, a- hoa đơn

B- Màu đỏ, b- màu vàngF2: tỷ lệ hoa kép, vàng (A-bb) là 869/ 9654 = 0,09 khác 18,75% trong PLĐL và khác25% trong LKG => hoán vị gen chi phối phép lai trên.

DẠNG 2: CÁCH TÍNH TẦN SỐ HOÁN VỊ GEN

Tần số HVG( f) = Tổng tỷ lệ các loại kiểu hình có hoán vị gen + Tỷ lệ loại giao tử hoán vị = f /2

+ Tỷ lệ giao tử liên kết = (1- f /2)/2 Xác định kiểu gen có hoán vị gen:

(Dựa vào tỷ lệ kiểu hình ở Fa hai kiểu hình có tỷ lệ nhỏ chính là hai kiểu hình mang gen hoán vị). b Ví dụ minh họa Ví dụ 1: Khi lai cây thân cao, chín sớm (dị hợp tử hai cặp gen) với cây thân thấp, chín muộn (đồng hợp lặn) thu được đời sau: 35% cây thân cao, chín sớm: 35% cây thân thấp, chín muộn: 15% cây thân cao, chín muộn: 15% cây thân thấp, chín sớm Xác định tần số hoán vị gen? Đáp án: Đời sau kiểu hình thân cao, chín muộn và thân thấp, chín sớm có tỷ lệ nhỏ là kiểu hình có hoán vị gen vậy tần số hoán vị gen (f) = 15% + 15 % = 30%.

Ví dụ 2: Cho F1 dị hợp hai cặp gen, kiểu hình hoa kép, tràng hoa đều lai với cây hoa đơn, tràng hoa không đều, kết quả thu được ở thế hệ lai gồm:

1748 cây hoa kép, tràng hoa không đều, 1752 cây hoa đơn, tràng hoa đều.

751 cây hoa kép, tràng hoa đều, 749 cây hoa đơn, tràng hoa không đều.

Tìm tần số hoán vị gen? Đáp án: Đây là phép lai phân tích f = (751+749)/1748 + 1752 +751 +749 = 0.30 = 30%

2.2 Cách tính tần số hoán vị gen dựa vào phương pháp phân tích tỷ lệ giao tử mang gen lặn ab:

* Trường hợp xảy ra hoán vị cả hai bên: a Phương pháp giải:

- Được áp dụng cho thực vật, dòng tự thụ, hầu hết các loại động vật (trừ ruồi giấm, bướm, tằm…).

+ Nếu P dị hợp 2 cặp gen (Aa,Bb) đều có HVG với tần số bằng nhau ta phân tích: % ab/ab = x% ab x% ab để tìm x.

- Khi x% ab < 25%  ab là giao tử hoán vị, P dị hợp tử chéo, f = 2 x% ab

- Khi x% ab > 25%  ab là giao tử liên kết, P dị hợp tử đều , f = 100% - 2 x% ab + Nếu P dị hợp 2 cặp gen (Aa,Bb) đều có HVG với tần số khác nhau ta phân tích: % ab/ab = x% ab y% ab để tìm x và y b Ví dụ minh họa Ví dụ 1: Khi lai giữa P đều thuần chủng, đời F1 chỉ xuất hiện kiểu hình cây quả tròn, ngọt Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có 4 kiểu hình theo tỷ lệ như sau:

Tỷ lệ kiểu hình quy tròn ngọt (A-B-): 66% ; quy tròn chua (A-bb): 9% ; bầu dục ngọt (aaB-): 9% ; bầu dục chua (aabb): 16% Tỉ lệ kiểu hình khác kiểu gen P là 36% Nếu mỗi cặp gen quy định một tính trạng, hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới với tần số như nhau, thì tần số hoán vị gen là 36% Kiểu gen F1: 0,36 Ab/aB : 0,32 AB/ab : 0,16 Ab/ab : 0,16 aB/ab.

Kiểu hình lặn có kiểu gen ab//ab = 16% = 0.4 ab x 0.4 ab => 0.4 ab > 25%  ab phải là giao tử liên kết => f = 100% - 40% x 2 = 20%  F1: AB/ab.

Ví dụ 2: Khi lai 2 cá thể dị hợp 2 cặp gen, thế hệ sau thu được kết qủa lai Trong đó KH lặn ab/ab = 0,25% Tìm f biết cả 2 cá thể đem lai đều xảy ra, biết HVG với tần số bằng nhau ở cả hai giới Đáp án:

 ab là GTHV, P dị hợp tử chéo (

* Trường hợp xảy ra hoán vị gen ở một trong hai bên bố hoặc mẹ (ruồi giấm, bướm, tằm): a Phương pháp giải:

- Trường hợp này tỷ lệ giao tử giới đực và giới cái không giống nhau Nếu P dị hợp 2 cặp gen (Aa,Bb) mà chỉ một trong hai cá thể lai có HVG ta phân tích : % ab/ab = x% ab 1/2 ab để tìm x.

+ Nếu ab là giao tử hoán vị thì f = ab 2 + Nếu ab là giao tử liên kết thì f = 100% - 2.ab b Ví dụ minh họa Ví dụ 1: Ở loài ruồi giấm đem lai giữa bố mẹ đều thuần chủng đời F1 chỉ xuất hiện loại kiểu hình thân xám, cánh dài Tiếp tục cho F1 giao phối, đời F2 có 4 loại kiểu hình sau:

Ở loài ruồi giấm, hoán vị gen chỉ xảy ra ở ruồi cái, không xảy ra ở ruồi đực Kiểu hình thân đen, cánh ngắn ab//ab ở đời F2 có tần số 20,5%, tương đương với khoảng cách giữa các gen qui định hai tính trạng này trên bản đồ di truyền là 20,5 cM.

= 1/2 giao tử ♂ ab x 41% giao tử ♀ ab => Loại giao tử ♀ ab = 41% lớn hơn 25% đây là giao tử liên kết => f = 100% - 41% x 2 = 18%.

Ví dụ 2: Ở ruồi giấm, cho giao phối giữa những con thân xám, cánh dài với nhau, ở F1 thu được 4 loại kiểu hình, trong đó tỉ lệ kiểu hình thân đen, cánh cụt chiếm 20%, biết rằng tính trạng thân xám, cánh dài trội hoàn hoàn so với thân đen, cánh cụt Xác định kiểu gen của P và tần số hoán vị gen. Đáp án:

Thân đen, cánh cụt: aabb

♂.40%ab♀ ab 40% 25%   ablà giao tử liên kết → giao tử hoán vị = 10%, f = 20%.

Con đực có kiểu hình thân xám, cánh dài, lại sinh giao tử abnên kiểu gen của con đực là

AB ab Con cái có kiểu hình thân xám, cánh dài, lại sinh giao tử ablà giao tử liên kết nên kiểu gen của con cái là

DẠNG 3: XÁC ĐINH KIỂU GEN CỦA CƠ THỂ ĐEM LAI

a Phương pháp giải: Trong phép lai phân tích cơ thể dị hợp tử hai cặp gen

+ Fa xuất hiện kiểu hình có hoán vị gen khác với kiểu hình của bố mẹ Thì cơ thể đem lai phân tích có kiểu gen là dị hợp tử đều (AB/ab).

+ Fa xuất hiện kiểu hính có hoán vị gen giống với kiểu hình của bố mẹ thì cơ thể đem lai phân tích có kiểu gen là dị hợp chéo (Ab//aB). b Ví dụ minh họa Ví dụ 1: Ở cà chua gen A trội hoàn toàn quy định quả tròn so với gen a quy định quả bầu.

Gen B trội hoàn toàn quy định quả đỏ so với b quy định quả vàng Lấy cây quả tròn, đỏ dị hợp tử hai cặp gen đem lai phân tích thu được Fa: 41% quả tròn, đỏ: 41% quả bầu, vàng:

9% quả tròn, vàng: 9% quả bầu, đỏ Xác định kiểu gen của cơ thể đem lai? Đáp án:

Fa kiểu hình có hoán vị gen (tròn, vàng; quả bầu đỏ) khác với kiểu hình bố, mẹ => kiểu gen của cơ thể đem lai là dị hợp tử cùng (AB//ab)

Ví dụ 2: Ở cà chua gen A trội hoàn toàn quy định quả tròn so với gen a quy định quả bầu Gen B trội hoàn toàn quy định quả đỏ so với b quy định quả vàng Lấy cây quả tròn, đỏ dị hợp tử hai cặp gen đem lai phân tích thu được Fa: 41% quả tròn, vàng: 41% quả bầu, đỏ: 9% quả tròn, đỏ: 9% quả bầu, vàng Xác định kiểu gen của cơ thể đem lai? Đáp án:

Fa kiểu hình có hoán vị gen (quả tròn, đỏ; quả bầu, vàng) giống với kiểu hình bố, mẹ

=> kiểu gen của cơ thể đem lai là dị hợp tử chéo (Ab//aB).

3.2 Xác định kiểu gen của cơ thể đem lai trong phép lai không phải là phép lai phân tích của hai cơ thể di hợp tử hai cặp gen

* Hoán vị xảy ra ở hai cơ thể bố, mẹ đem lai với tần số hoán vị bằng nhau: a Phương pháp giải: Đời sau xuất hiện với 4 loại kiểu hình với tỷ lệ không bằng nhau.

Căn cứ vào tỷ lệ kiểu hình lặn:

+ Nếu tỷ lệ kiểu hình lặn nhỏ hơn 0.05 thì cơ thể tạp giao là dị hợp tử chéo (Ab//aB) + Nếu tỷ lệ kiểu hình lặn lớn hơn hoặc bằng 0.05 thi cơ thể đem lai là dị hợp tử đều (AB//ab). b Ví dụ minh họa Ví dụ 1: Ở cà chua gen A trội hoàn toàn quy định quả tròn so với gen a quy định quả bầu Gen B trội hoàn toàn quy định quả đỏ so với b quy định quả vàng, hai cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng Khi cho hai thứ cà chua thuần chủng khác nhau bởi hai cặp tính trạng nói trên thu được F1, cho F1 tạp giao F2 thu được 54% cao, tròn : 21% thấp, tròn : 21% cao, bầu : 4% thấp, bầu Quá trình giảm phân tạo noãn và phấn giống nhau Xác định kiểu gen của F1? Đáp án: Kiểu hình lặn thân thấp, quả bầu có tần số là 0.04 nhỏ hơn 0.05 => F1 có kiểu gen dị hợp tử chéo (Ab//aB)

Ví dụ 2: Ở cà chua gen A trội hoàn toàn quy định quả tròn so với gen a quy định quả bầu Gen B trội hoàn toàn quy định quả đỏ so với b quy định quả vàng, hai cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng Khi cho hai thứ cà chua thuần chủng khác nhau bởi hai cặp tính trạng nói trên thu được F1, cho F1 tạp giao F2 thu được 66% cao, tròn: 9% cao, bầu: 9% thấp, tròn: 16% thấp, bầu Quá trình giảm phân tạo noãn và phấn giống nhau Xác định kiểu gen của F1? Đáp án: Kiểu hình lặn thân thấp, quả bầu có tần số 0.16 nhỏ hơn 0.05 => F1 có kiểu gen dị hợp tử cùng (AB//ab).

* Hoán vị xảy ra ở một cơ thể dị hợp lai với cơ thể liên kết có kiểu gen AB//ab: a Phương pháp giải: Căn cứ vào tỷ lệ kiểu hình lặn ở đời sau, vì cơ thể kia cho 2 loại giao tử tỷ lệ ngang nhau, nên ta có phương trình: tỷ lệ kiểu hình lặn bằng x.1/2.

- Nếu 2x nhỏ hơn 50% => kiểu gen hoán vị đem lai là dị hợp tử chéo (Ab//aB).

Nếu tần số hoán vị gen (f) đạt 50% thì các cá thể dị hợp tử đều cho giao tử hoán vị Ví dụ, trong phép lai giữa ruồi giấm dị hợp hai cặp gen với ruồi đực liên kết (AB//ab), nếu F1 xuất hiện 10% ruồi thân đen, cánh ngắn thì chứng tỏ f = 20% Khi đó, kiểu gen của cá thể hoán vị đem lai là Ab//aB.

Tỷ lệ kiểu hình lặn (thân đen, cánh ngắn) chiếm 10% = 0.1 = x.1/2

=> kiểu gen hoán vị đem lai là di hợp tử chéo (Ab//aB).

Ví dụ 2: Ở ruồi giấm gen B quy định tính trạng thân xám trội hoàn toàn so với gen b quy định tính trạng thân đen Gen V quy định tính trạng cánh dài trội hoàn toàn so với gen v quy định tính trạng cánh ngắn Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường Cho cơ thể dị hợp hai cặp gen tạp giao với cơ thể liên kết có kiểu gen AB//ab.

F1 xuất hiện 4 loại kiểu hình trong đó ruồi mình đen, cánh ngắn chiếm 20% Xác định kiểu gen bố, mẹ đem lai? Đáp án:

Tỷ lệ kiểu hình lặn (mình đen, cánh ngắn) chiếm 20% = 0.2 = x.1/2

=> kiểu gen hoán vị đem lai là dị hợp tử cùng (AB//ab).

3.3 Xác định kiểu gen của cơ thể đem lai trong phép lai giữa cơ thể dị hợp hai cặp gen với cơ thể dị hợp một cặp gen (aB//ab; Ab//ab): a Phương pháp giải: Vì cơ thể dị hợp một cặp gen chỉ cho hai loại giao tử với tỷ lệ ngang nhau, căn cứ vào tỷ lệ kiểu hình lặn.

Tỷ lệ kiểu hình lặn lớn hơn hoặc bằng 12,5% chứng tỏ cá thể mang gen hoán vị gen là dị hợp tử cùng Lý do là vì tỉ lệ kiểu hình lặn ab/ab lớn hơn hoặc bằng 12,5% có nghĩa là giá trị tần số hoán vị gen x (tính theo đơn vị Morgan) phải lớn hơn hoặc bằng 12,5%.

=> x lớn hơn hặc bằng 25% =>2x lớn hơn hoặc bằng 50% đây không phải là tần số hoán vì vậy kiểu gen hoán vị là dị hợp tử cùng (AB//ab).

Nếu tỷ lệ kiểu hình lặn nhỏ hơn 12,5%, ta kết luận rằng cơ thể hoán vị gen là dị hợp tử chéo, tức là kiểu gen hoán vị là Ab//aB.

(Ab//ab) F1 thu được: 50% cây cao, quả tròn : 37.5% cây cao, quả dài : 12.5% cây thấp, quả dài Xác định kiểu gen của cơ thể hoán vị đem lai? Đáp án:

F1 có kiểu hình lặn thân thấp, quả dài có tỷ lệ 12.5% => Cơ thể đem lai là dị hợp tử cùng (AB//ab).

Ví dụ 2: Cho P dị hợp hai cặp gen (Aa, Bb) cây cao, quả tròn giao với cây cao, quả dài có kiểu gen (Ab//ab) F1 thu được: 10% cây thấp, quả dài Xác định kiểu gen của cơ thể hoán vị đem lai? Đáp án: F1 có kiểu hình lặn cây thấp, quả dài có tỷ lệ 10% nhỏ hơn 12.5% => Cơ thể đem lai là dị hợp tử chéo (Ab//aB).

4 DẠNG 4 XÁC ĐỊNH SỐ KIỂU TỔ HỢP GIAO TỬ, SỐ LOẠI KIỂU GEN ĐỜI SAU, TỶ LỆ XUẤT HIỆN MỘT KIỂU GEN CỤ THỂ Ở ĐỜI SAU:

4.1 Xác định số kiểu tổ hợp giao tử a Phương pháp giải:

Số kiểu tổ hợp giao tử = (số kiểu giao tử ♀) (số kiểu giao tử ♂) b Ví dụ minh họa

DẠNG 5: PHƯƠNG PHÁP QUY NẠP ĐỂ TÍNH NHANH TLKH Ở QUY LUẬT HOÁN VỊ GEN

Trường hợp bố mẹ đều dị hợp về 2 cặp gen, mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn thì trong quy luật LKG, HVG dù dị hợp tử đều hay chéo, HVG ở 1 hay 2 bên, với f bất kỳ < 50% ta đều có TLKG và TLKH ở F1 theo hệ quả sau: a Về tỉ lệ kiểu gen b Về tỉ lệ kiểu hình c Ví dụ minh họa Ví dụ 1:

AB ab (Hoán vị ở cả bố và mẹ với tần số f = 20%). a Xác định tỉ lệ các loại KG của F1? b Xác định tỉ lệ các loại KH của F1? Đáp án:

Cách giải nhanh thông qua vận dụng các tính chất cơ bản của HVG.

Gp:(AB = ab = 0,4 ; Ab = aB = 0,1) (AB = ab = 0,4 ; Ab = aB = 0,1) a Xác định tỉ lệ các loại KG của F1

(0,4.0,1) b Xác định tỉ lệ các loại KH của F1

Ví dụ 2: Biết: A= quả to > a = quả nhỏ ; B = chín sớm > b = chín muộn.

Lai giữa cơ thể dị hợp 2 cặp gen F1, đời F2 xuất hiện 4 kiểu hình Trong 6100 cây, có 976 cây có quả nhỏ và chín muộn Qua phép lai trên, tỉ lệ kiểu hình cây quả nhỏ, chín muộn chiếm khoảng 16% Đây là kết quả tuân theo quy luật phân li độc lập của các cặp gen.

Vì tính trạng lặn = 16% # 6,25% # 25%  HVG c Xác định tỉ lệ % các loại KH ở F2?

BÀI TẬP VẬN DỤNG PHÂN CHIA Ở CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

BÀI TẬP Ở MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT

Câu 1 Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện xảy ra hoán vị gen?

A Hoán vị gen chỉ xảy ra ở những cơ thể dị hợp tử về một cặp gen.

B Hoán vị gen xảy ra khi có sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng ở kỳ đầu I giảm phân.

C Hoán vị gen chỉ có ý nghĩa khi có sự tái tổ hợp các gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

D Hoán vị gen còn tùy vào khoảng cách giữa các gen hoặc vị trí của gen gần hay xa tâm động.

Câu 2 Hiện tượng hoán vị gen làm tăng tính đa dạng ở các loài giao phối vì

A đời lai luôn luôn xuất hiện số loại kiểu hình nhiều và khác so với bố mẹ.

B giảm phân tạo nhiều giao tử, khi thụ tinh tạo nhiều tổ hợp kiểu gen, biểu hiện thành nhiều kiểu hình.

C trong trong quá trình phát sinh giao tử, tần số hoán vị gen có thể đạt tới 50%.

D tất cả các NST đều xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo các đoạn tương ứng.

Câu 3 Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự

A trao đổi chéo giữa 2 crômatit “không chị em” trong cặp NST tương đồng ở kì đầu giảm phân I.

B trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I.

C tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu của giảm phân I.

D tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I.

Câu 4 Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 20% Theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen

A AB = ab = 20% và Ab = aB = 30% B AB = ab = 40% và Ab = aB = 10%.

C AB = ab = 30% và Ab = aB = 20% D AB = ab = 10% và Ab = aB = 40%.

Câu 5 Một cá thể đực có kiểu gen ABDE/abDE, biết khoảng cách giữa gen A và gen B là

40 cM Theo lí thuyết, trong số các loại giao tử được tạo ra, loại giao tử ab DE chiếm tỉ lệ

Câu 6 Một tế bào có kiểu gen (AB/ab)Dd khi giảm phân bình thường thực tế cho tối đa mấy loại tinh trùng.

Câu 7 Có 4 tế bào đều có kiểu gen BD/bd tiến hành giảm phân xảy ra trao đổi chéo thì tối đa sẽ cho bao nhiêu loại giao tử?

Câu 8 Giả sử một tế bào sinh tinh có kiểu gen (Ab /aB)Dd giảm phân bình thường và có hoán vị gen giữa alen B và b Theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ tế bào này là:

A ABD; ABd ; abD; abd hoặc AbD; Abd; aBd; aBD;

B ABD; AbD ; aBd; abd hoặc ABd; Abd; aBD; abD;

C ABD; abd hoặc ABd; abD; hoặc AbD; aBd;

D abD; abd hoặc ABd; ABD; hoặc AbD; aBd;

Câu 9 Trên một NST xét 4 gen A, B, C và D Khoảng cách giữa các gen là: AB 1,5cM, BC = 16,5cM, BD = 3,5cM, CD = 20cM, AC = 18cM Trật tự đúng của các gen trên NST là:

Câu 10 Một tế bào sinh tinh có kiểu gen

AB ab tiến hành giảm phân có xảy ra trao đổi chéo Số loại và tỉ lệ các loại giao tử tạo ra là

A 4 loại phụ thuộc tần số hoán vị B 2 loại tỉ lệ 1: 1.

C 4 loại tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 D 2 loại phụ thuộc tần số hoán vị.

BÀI TẬP Ở MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU Câu 11 Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 40% Theo lí thuyết, loại giao tử ABD được sinh ra từ quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen

AB ab Dd chiếm tỉ lệ

Câu 12 Cá thể dị hợp 2 cặp gen (Aa, Bb) khi giảm phân tạo 4 kiểu giao tử với tỷ lệ:

Ab = aB = 37,5%; AB = ab = 12,5% Kiểu gen và tần số hoán vị gen của cá thể trên là:

C Ab/aB (f,5%) D AB/ab(f,5%) Câu 13 Cơ thể có kiểu gen AaBb (DE/de) giảm phân tạo ra 16 loại giao tử, trong đó loại giao tử AbDe chiếm tỉ lệ 4,5% Biết rằng không có đột biến, tần số hoán vị gen là:

Trong quá trình giảm phân của 1000 tế bào sinh tinh có kiểu gen AB/ab, xảy ra trao đổi đoạn và hoán vị gen, dẫn đến sự hình thành 4 loại giao tử AB, Ab, aB, ab Tỉ lệ các loại giao tử này phụ thuộc vào tần số trao đổi đoạn và tần số hoán vị gen.

Câu 15 Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen

AD ad đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 18% Tính theo lí thuyết, cứ 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế bào không xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d là:

Câu 16 Cho biết không có đột biến, hoán vị gen giữa alen B và b ở cả bố và mẹ đều có tần số 20% Tính theo lí thuyết, phép lai AB/ab x Ab/ Ab cho đời con có kiểu gen Ab/

Câu 17 Cho cây (P) có kiểu gen AB/ ab tự thụ phấn, thu được F1 Cho biết trong quá trình hình thành giao tử đực và giao tử cái đều không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 20% Theo lí thuyết, trong tổng số cây thu được ở F1, số cây có kiểu gen AB/aB chiếm tỉ lệ

Câu 18 Một loài thực vật, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1

Câu 19 Quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể dị hợp tử về 2 cặp gen (A, a và B, b) đã tạo ra 4 loại giao tử, trong đó loại giao tử AB chiếm 20% Theo lí thuyết, kiểu gen của cơ thể này và khoảng cách giữa 2 gen đang xét là

A AB/ab và 40 cM B Ab/aB và 40 cM

C AB/ab và 20 cM D Ab/aB và 20 cM

Câu 20 Trong quá trình giảm phân của ruồi giấm cái có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hoán vị gen với tần số 17% Tỷ lệ các loại giao tử được tạo ra từ ruồi giấm này

A AB ab 8,5%   ; Ab aB 41,5%   B AB ab 41,5%   ; Ab aB 8,5%  

C AB ab 33%   ; Ab aB 17%   D AB ab 17%   ; Ab aB 33%  

BÀI TẬP Ở MỨC ĐỘ VẬN DỤNG Câu 21 Cứ 2000 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen

AD ad giảm phân thì có 600 tế bào xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d Theo lí thuyết tần số hoán vị gen là:

Câu 22 Ở một loài thực vật, A: thân cao, a thân thấp; B: quả đỏ, b: quả vàng Cho cá thể

Ab aB (hoán vị gen với tần số f = 20% ở cả hai giới) tự thụ phấn Xác định tỉ lệ loại kiểu gen

Ab aB được hình thành ở F1.

Câu 23 Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen

Theo lí thuyết, tần số hoán vị gen giữa các alen D và d là 18% Do đó, cứ 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế bào xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d là: 1000 x 18% = 180 tế bào.

Câu 24 Ở tằm, hai cặp gen Bb và Dd cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể, cách nhau

20 cM Thực hiện phép lai (P) : ♀

Bd bD , ở đời con (F1) kiểu gen bd bd có tỉ lệ là:

KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN

Kết quả chung

Qua thực tế giảng dạy và rút kinh nghiệm tôi nhận thấy sáng kiến có một số ưu nhược điểm sau: Ưu điểm

- Học sinh nắm chắc được kiến thức lý thuyết, phân dạng và giải nhanh các dạng bài tập thuộc quy luật hoán vị gen.

- Học sinh khá hứng thú trong khi làm bài, các em đưa ra ý kiến, tranh luận rồi thống nhất để đưa ra kết luận

- Học sinh rất tích cực khi được giao nhiệm vụ cụ thể, kích thích sự tìm tòi sáng tạo của các em

- SKKN có thể áp dụng để ôn thi học sinh giỏi, ôn thi TN THPT.

- Do số lượng dạng bài nhiều nên một số học sinh còn lúng túng khi áp dụng, cần phải luyện tập nhiều để các em thành thạo hơn.

Kết quả cụ thể

- Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm khẳng định tính hiệu quả và khả thi của việc xây dựng chuyên đề “Phân dạng và phương pháp giải bài tập di truyền hoán vị gen” trong dạy học sinh học THPT đặc biệt trong quá trình ôn thi TN THPT và ôn thi học sinh giỏi

- Tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường PTDT Cấp 2,3 Vĩnh Phúc với đối tượng là học sinh lớp 12 năm học 2021 - 2022

- Hai lớp thực nghiệm (12A3) và đối chứng (12A4) đều học chương trình Sinh học cơ bản.

- Để thu được kết quả cụ thể, tôi đã tiến hành ba bài kiểm tra cho hai lớp 12A3,12A4 có lực học tương đương trong thời gian 45 phút với 25 câu trắc nghiêm

Kết quả cụ thể theo bảng sau:

Không Một Hai Ba Bốn Năm Sáu Bảy Tám Chín Mười TB Điểm

Kết quả khảo sát lần 1 Đối chứng Column10

Không Một Hai Ba Bốn Năm Sáu Bảy Tám Chín Mười TB Điểm 0

Kết quả khảo sát lần 2 Đối chứng Column10

Không Một Hai Ba Bốn Năm Sáu Bảy Tám Chín Mười TB Điểm

Kết quả khảo sát lần 3 Đối chứng Column10

Kết quả cho thấy rõ hiệu quả của sáng kiến Đối với học sinh lớp 12A3 khi được hướng dẫn cách phân dạng và giải bài tập thì kết quả học sinh đạt điểm khá và giỏi là chủ yếu, còn học sinh trung bình và yếu chiếm số lượng ít Học sinh thấy hứng thú và tự tin hơn với tiết giải bài tập di truyền,đặc biệt các em giải bài tập hoán vị gen nhanh hơn Kết quả sau 3 lần kiểm tra thấy rằng chất lượng điểm khá giỏi ở các bài kiểm tra sau đều tăng hơn so với các bài kiểm tra trước Do học sinh đã được làm quen và năm bắt được kiến thức, rút kinh nghiệm cho các bài kiểm tra lần sau Đối với lớp 12A4 chỉ cho học sinh hoc tập theo nội dung sách giáo khoa, không có sự phân dạng thì gần như học sinh chỉ đạt kết quả chủ yếu là khá và trung bình Kết quả của học sinh có sự thay đổi qua ba bài thi tuy nhiên sự thay đổi rất ít.

Không có học sinh đạt điểm giỏi.

Ngoài ra tôi còn áp dụng nội dung sáng kiến cho quá trình ôn tập cho học sinh giỏi khối 12 đã giúp học sinh nắm vững các kiến thức về bài tập di truyền, nâng cao kiến thức Kết quả thi chọn HSG khối 12 của tỉnh HS đã đạt 01 giải ba, 01 giải khuyến khích

Kết quả cho thấy việc áp dụng đề tài “Phân dạng và phương pháp giải bài tập di truyền hoán vị gen” cho học sinh bước đầu đã đem lại hiệu quả, giúp học sinh dễ vận dụng, giải bài tập nhanh, chính xác.

Với bản thân tôi qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu để viết sáng kiến đã tích lũy thêm vốn kiến thức và thêm một số kinh nghiệm trong giảng dạy Từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của mình.

Ngày đăng: 20/07/2024, 18:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sách giáo khoa Sinh học 12 (cơ bản). Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008. Tác giả:Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên) Khác
2. Sách giáo khoa Sinh học 12 (nâng cao). Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008. Tác giả:Vũ Văn Vụ (tổng chủ biên) Khác
3. Di truyền học Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2010. Tác giả Phạm Thành Hổ Khác
4. Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 12. Nhà xuất bản đại học sư phạm, năm 2012. Tác giả Huỳnh Quốc Thành Khác
5. Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học THPT (phần di truyền và tiến hóa). Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2011. Tác giả Vũ Đức Lưu Khác
6. Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013. Tác giả: Phan Khắc Nghệ Khác
7. Di truyền học tập 1, 2. Nhà xuất bản đại học sư phạm, năm 2007. Tác giả Phan Cự Nhân – Nguyễn Minh Công – Đặng Hữu Lanh Khác
8. Hướng dẫn giải các bài toán xác suất thống kê. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2004. Tác giả: Đào Hữu Hồ Khác
9. Sinh học 12 chuyên sâu tập 1 phần di truyền học Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011. Tác giả: Vũ Đức Lưu Khác
10. Nguồn thông tin về phương pháp xác định số kiểu gen trong quần thể từ Internet Khác
11. Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng chương trình sinh học THPT Khác
12. Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh (tinh giảm) nội dung dạy học môn sinh cấp THPT Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w