1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(SKKN 2022) tích hợp các hiện tượng thực tiễn vào giảng dạy chủ đề hô hấp ở động vật và tuần hoàn máu (sinh học 11) nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi TN THPT, ôn thi học sinh giỏi văn hoá cấp tỉnh

21 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 90,67 KB

Nội dung

Ở chương trình Sinh học 11 thì nội dung “Chuyển hoá vật chất và nănglượng ở động vật” mà đặc biệt là nội dung “Hô hấp ở động vật” và “Tuần hoànmáu” có rất nhiều kiến thức gắn liền với th

Trang 1

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây có thể nói COVID -19 là một bệnh do virut cótên SARS -CoV-2 gây ra và được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 ở Vũ Hán,Trung Quốc đã nhanh chóng tác động tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội; thị trườngtài chính chao đảo, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp vànghèo đói chưa từng có trong lịch sử Đại dịch này rất dễ lây lan và đã nhanhchóng lan ra khắp thế giới Riêng ở Tỉnh Thanh hoá chỉ tính riêng từ 27/04/

2021 đên 27/5/2022 đã ghi nhận 198 413 ca ngoài cộng đồng, có 75 bệnh nhân

tử vong Loại virut này gây ra nhiều loại bệnh từ cảm thường hoặc viêm phếquản đến các bệnh nghiêm trọng hơn như hội chứng hô hấp cấp tính Hiện nay tỉ

lệ tiêm phòng đạt tỉ lệ cao, tuy nhiên nâng cao và duy trì ý thức phòng chốngdịch vẫn là cấp thiết để có thể “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch hiệuquả” Bên cạnh đó tỉ lệ người bị bệnh về huyết áp, tim mạch, tỉ lệ người bị độtquỵ cũng chiếm tỉ lệ cao Tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc nên lồng ghépcác hiện tượng thực tiễn vào dạy học ở nội dung phù hợp của bộ môn để tăngcường giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng phó cho học sinh

Ở chương trình Sinh học 11 thì nội dung “Chuyển hoá vật chất và nănglượng ở động vật” mà đặc biệt là nội dung “Hô hấp ở động vật” và “Tuần hoànmáu” có rất nhiều kiến thức gắn liền với thực tiễn Việc lồng ghép các hiệntượng thực tiễn vào mỗi bài học không chỉ dừng lại ở việc giúp học sinh khámphá ra các kiến thức khoa học mà hơn cả là học sinh biết nhìn nhận, giải thíchcác hiện tượng thực tiễn có liên quan, hứng thứ trong học tập, có thêm có kỹnăng sống cần thiết để biết cách chăm sóc sức khoẻ Vấn đề này cũng phù hợpvới xu hướng, nội dung cấu trúc đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông (tốtnghiệp THPT) và thi học sinh giỏi (HSG) văn hoá cấp tỉnh của Sở Giáo dục vàĐào tạo Thanh hoá từ năm học 2017-2018 trở lại đây

Từ những lý do trên cùng với kinh nghiệm giảng dạy tôi đã quyết định chọn

đề tài: Tích hợp các hiện tượng thực tiễn vào giảng dạy chủ đề “Hô hấp ở động vật” và " Tuần hoàn máu" (Sinh học 11) nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT, ôn thi học sinh giỏi văn hoá cấp tỉnh đồng thời giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân trong

năm học 2021 – 2022 Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, của đồngnghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn

1.2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra và sử dụng giải pháp tích hợp các hiện tượng thực tiễn vào giảng dạy chủ đề “Hô hấp ở động vật” và "Tuần hoàn máu" (Sinh học 11), nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh và nâng

cao hiệu quả ôn thi HSG, ôn tốt nghiệp THPT” Qua đó rèn luyện và định hướngphát triển cho học sinh những năng lực sau:

- Năng lực phân tích, liên kết các kiến thức liên quan để giải quyết tìnhhuống thực tiễn nhằm xác định kiến thức khoa học cũng như hoàn thiện các kỹ

Trang 2

năng sống, kỹ năng ứng phó có liên quan.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích và giải thích các hiệntượng thực tiễn

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giải pháp tích hợp các hiện tượng thựctiễn vào các hoạt động khởi động, giảng dạy nội dung mới và củng cố kiến thức,giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khi dạy học chủ đề “ Hô hấp ở động vật” và

" Tuần hoàn máu"- Sinh học 11

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài bao gồm:

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Dựa vào sách giáokhoa Sinh học 11 - Nâng cao và Cơ bản, sách bài tập Sinh học 11- Nâng cao và

Cơ bản, tài liệu ôn thi học sinh giỏi, tài liệu về dạy học theo định hướng pháttriển năng lực học sinh; Đề thi khảo sát học sinh lớp 12 của các Sở Giáo dục vàĐào tạo; Đề thi tốt nghiệp THPT, đề thi minh họa, đề thi tham khảo của Bộ Giáodục và Đào tạo

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê và xử lý số liệu từ kết quảthi chính thức kì thi do Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh hóa, kì thi tốt nghiệpTHPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức; thống kê kết quả phiếu điều tra về kỹnăng sống của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng làm cơ sở đánh giá hiệu quảcủa đề tài

- Phương pháp thực nghiệm: bản thân tác giả là người đứng lớp tổ chức dạyhọc Do đó, tác giả phải vận dụng nhiều phương pháp lên lớp, các hình thức tổchức dạy học khác nhau để mang lại hiệu quả cao

1.5 Những điểm mới của SKKN

Năm học 2019-2020 tôi đã nghiên cứu nội dung “ Chuyển hoá vật chất và

năng lượng ở động vật” theo hướng :“Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức để nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông và ôn thi học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh, khi giảng dạy chủ đề “ Tuần hoàn máu” Sinh học 11”; Năm học 2020-2021 tôi đã nghiên cứu nội dung “ Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật” theo hướng: “Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức để nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông và ôn thi học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh, khi giảng dạy chủ đề “ Hô hấp” Sinh học 11” Năm học này tôi phát triển đề tài theo hướng tích hợp các hiện tượng thực tiễn vào giảng chủ đề “Hô hấp ở động vật” và " Tuần hoàn máu"- Sinh học 11, nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT, ôn thi học sinh giỏi văn hoá cấp tỉnh đồng thời giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

2

Trang 3

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Chuyên đề chủ đề “Hô hấp ở động vật” và "Tuần hoàn máu"- Sinh học 11,

là một phần kiến thức trọng tâm của Sinh học 11, bao gồm các các nội dung kiếnthức gắn liền với các hiện tượng thực tiễn và là cơ sở giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh như sau:

Nội dung 1: Hô hấp ở động vật thì có 2 đơn vị kiến thức liên quan nhiều

đến các hiện tượng thực tiễn là đặc điểm của bề mặt trao đổi khí và các hìnhthức hô hấp ở động vật

Nội dung 2: Tuần hoàn máu thì có 2 đơn vị kiến thức liên quan nhiều đến

các hiện tượng thực tiễn là quy luật hoạt động của tim và huyết áp

Các đơn vị kiến thức này có nhiều nội dung được khai thác ở mức độ vậndụng giải thích các hiện tượng thực tiễn Muốn giải quyết tốt các câu hỏi, bài tập

ở mức độ yêu cầu này đòi hỏi học sinh ngoài nắm chắc bản chất của kiến thứcthì cần phải biết cách xác định các kiến thức có liên quan và liên kết kiến thứccác phần một cách nhuần nhuyễn.Việc lồng ghép các câu hỏi thực tiễn vào cáckhâu khác nhau trong tiến trình bài dạy có tác dụng nâng cao hứng thú và kíchthích học sinh chủ động học tập

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Đối với thi tốt nghiệp THPT thì phần lớn chỉ thi với mục đích xét tốtnghiệp, rất ít em thi với mục đích xét tuyển đại học, mỗi khóa học của trườngchỉ có khoảng hơn 10 học sinh muốn xét tuyển vào các trường đại học có tổ hợpxét tuyển liên quan đến bộ môn Sinh học, đo đó số đông còn lại chỉ học với tưtưởng chống liệt

Đối với thi HSG khi lựa chọn đội tuyển nguồn ít, năng lực không đồngđều, vì đặc thù nội dung kiến thức ở lớp 10, 11 chủ yếu là lý thuyết Các em thấy

sợ và ngại

Khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh học chủ đề “Hô hấp ở động vật”

và " Tuần hoàn máu" thì có nhiều kiến thức trừu tượng, có nhiều câu hỏi liên

quan đến giải thích hiện tượng thực tiễn Các hiện tượng thực tiễn này không chỉđơn thuần là để củng cố, xác định kiến thức khoa học mà còn liên quan đếnnhiều kỹ năng chăm sóc “sức khoẻ của hệ hô hấp” và “sức khoẻ của hệ tuầnhoàn”

Do vậy tôi đã thiết kế bài giảng theo hướng tích hợp các hiện tượng thựctiễn vào bài giảng

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Tôi đã thiết kế bài giảng theo hướng tích hợp các hiện tượng thực tiễn vào

tiến trình giảng dạy Cụ thể như sau:

2.3.1 Khi giảng dạy “ Hô hấp ở động vật”.

2.3.1.1 Hệ thống kiến thức trọng tâm của bài “Hô hấp ở động vật” có liên quan đến giải thích các hiện tượng thực tiễn.

Trang 4

2.3.1.1.1 Hệ thống kiến thức trọng tâm đặc điểm của bề mặt trao đổi khí.

2.3.1.1.2 Hệ thống kiến thức trọng tâm các hình thức hô hấp ở động vật.

4Rộng (Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt trao đổi khí và thể tích

Hô hấp qua bề mặt cơ thể:

+ Đại diện: động vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp+ Giải thích: Bắt giun đất để lên mặt đất khô giáo bề mặt trao đổi khí sẽ không còn ẩm ướt -> giun đất sẽ nhanh bị chết

Hô hấp bằng hệ thống ống khí:

+ Đại diện: Sâu bọ, côn trùng

+ Ống khí phân nhánh tiếp xúc trực tiếp với từng tế bào

do đó hệ tuần hoàn không có chức năng vận chuyển khí

+ Đại diện: Cá, thân mềm và chân khớp

+ Miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng nên dòng nước chảy một chiều và liên tục qua mang

+Dòng máu chảy trong mao mạch mang song song và ngược chiều với dòng nước

Hô hấp bằng phổi và kết hợp giữa phổi với các bề mặt

trao đổi khí khác.

+ Bò sát, thú có cơ quan trao đổi khí là phổi

+ Chim hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí

+ Lưỡng cư hô hấp bằng phổi và da-> Quá trình trao đổi khí tại các phế nang (Ngoại trừ phổi chim không có phế nang thì được thay thế bằng hệ thống ống khí)

Trang 5

2.3.1.2 Các hiện tượng thực tiễn được tích hợp vào để khởi động vào bài, chuyển giao giữa các mục, củng cố, giáo dục kỹ năng sống.

Ví dụ 1 Giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề sau: Tác hại của dịch

bệnh Covid 19 là gì? Để chủ động phòng tránh cần thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K của Bộ Y tế có nội dung như thế nào?

Giáo viên định hướng học sinh dựa vào hiểu biết thực tế và kiến thức đã biết ởchương trình Sinh học 8 để xác định nội dung Sau đó giáo viên hoàn thiện nhưsau:

+ Với hầu hết bệnh nhân, virus corona đều bắt đầu và kết thúc ở phổi, gây bệnh

ở đường hô hấp, có thể dẫn đến viêm phổi và nặng hơn nữa là tử vong

+ Virut tấn công vào lớp tế bào Cilia thì làm giảm chức năng của tế bào niêmmạc phổi, mô phổi không được bảo vệ sẽ bị tổn thương, lúc này phổi sẽ bị viêmnhiễm, hoạt động cung cấp ôxi cho máu bị trì trệ dẫn đến suy hô hấp, thậm chí làkhông thở được

+ Thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập Khai báo y tế

-Giáo viên tiếp tục dẫn dắt : Như vậy có thể thấy để có một cơ thể khoẻ mạnh

chúng ta cần bảo vệ một hệ hô hấp khoẻ mạnh Áp dụng để khởi động vào bài

“Hô hấp ở động vật” và cũng khắc sâu cho học sinh hiểu biết về dịch bệnh

Covid 19 từ đó nâng cao tinh thần tự giác trong công tác phòng, chống dịch

Ví dụ 2: Tại sao cá lên cạn lại không hô hấp được?

Khi lên cạn mất đi lực đẩy của nước, các phiến mang và cung mang xẹp lại dínhchặt vào nhau thành một khối làm diện tích bề mặt trao đổi khí bị thu hẹp Trongkhông khí khô và không ẩm ướt như ở dưới nước làm mang cá bị khô nên cákhông hô hấp được và chết sau thời gian ngắn

Áp dụng dạy bài 17 mục III 3 “Hô hấp bằng mang” qua đây học sinh nắm

được đặc điểm hô hấp ở cá, căn cứ vào đặc điểm của bề mặt trao đổi khí sẽ giảithích được vì sao cá chỉ hô hấp được hiệu quả khi ở dưới nước Như vậy ví dụnày vừa giúp học sinh củng cố kiến thức nội dung hình thức hô hấp bằng mang,vừa củng cố kiến thức về đặc điểm bề mặt trao đổi khí

Ví dụ 3: Tại sao mưa thì thì giun lại phải ngoi lên?

Mưa tăng lượng H2O trong đất chiếm khoảng trống khí trong đất nên giảm

lượng O2 Do đó giun đất ngoi lên để lấy khí

Áp dụng dạy bài 17 mục III.1 “Hô hấp qua bề mặt cơ thể” khai thác kiến thức

đặc điểm của bề mặt trao đổi khí phù hợp với chức năng hô hấp ở động vật hôhấp qua bề mặt cơ thể Như vậy ví dụ này vừa giúp học sinh củng cố kiến thứcnội dung hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể, vừa củng cố kiến thức về đặc điểm

bề mặt trao đổi khí Qua đây cũng giáo dục thêm cho học sinh một số kĩ năngsống như khi làm vườn nên tưới nước, cung cấp đủ độ ẩm để giun đất sinh sản,gia tăng số lượng, đất tơi xốp hơn vì giun đất được ví như một người thợ cày

Trang 6

chăm chỉ; Cũng như nếu muốn đào giun làm mồi câu cá thì nên chọn những vịtrí đất ẩm ướt, hay gần các nguồn nước

Ví dụ 4 Tại sao không nên hút thuốc lá?

Hút thuốc lá dẫn đến tích tụ một số lượng hóa chất đáng kể trong phổi, đường hôhấp và toàn bộ cơ thể của bạn Tất cả dư lượng này lâu dài sẽ làm tắc nghẽnphổi, đưa đến các vấn đề về hô hấp và suy giảm chức năng của phổi Việc suygiảm chức năng của phổi dẫn đến thiếu oxy và máu tươi đến các cơ quan, bộphận khác nhau của cơ thể, làm cho cơ thể luôn mệt mỏi và khó thở Nghiên cứucho thấy hút thuốc lá có thể dẫn đến COPD (Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), khíthũng, viêm phế quản mạn tính, viêm phổi, nhiễm trùng phổi, hen suyễn và làm

tăng nguy cơ mắc bệnh lao (Tham khảo bài viết trên http://benhvienungbuounghean.vn/2018/05/10-tac-hai-hang-dau-cua-viec-hut- thuoc-la/ )

Áp dụng dạy bài 17 mục III 4“Hô hấp bằng phổi” để củng cố vai trò của hệ hô

hấp và chỉ rõ tác hại khi hệ hô hấp bị các hoá chất độc hại trong thuốc lá gây ra,

từ đó giúp học hiểu rõ tác hại và nói không với hút thuốc lá

Ví dụ 5: Khi bắt cá, một số con giãy giụa nhiều trong lưới, sau một thời

gian thả vào nước thì một số con bị chết Hãy giải thích nguyên nhân?

Do giãy giụa nhiều, sinh ra nhiều axit lactic → giảm pH trong máu → tăng phân

li O2, khả năng gắn Hb vào ôxi kém → cá thiếu ôxi và bị chết

Áp dụng dạy bài 17 mục III 3 “Hô hấp bằng mang” với mục đích giáo dục kỹ

năng đánh bắt và sử dụng cá hợp lí và bổ sung kiến thức kiến thức thực tiễn

Ví dụ 6: Tại sao cá voi nín thở được khoảng 10 phút, người nín thở được

3 phút?

Dự trữ O2 bằng cách tăng số lượng máu nhiều, cơ quan tạo máu (lách) của cá voi, cá heo lớn -> Vận chuyển được nhiều O2

Áp dụng dạy bài 17 mục III “Các hình thức hô hấp” với mục đích củng cố, so

sánh khả năng hô hấp của các nhóm động vật

Ví dụ 7 Vì sao không ta nên la hét, nói to, … trong điều kiện độ ẩm

không khí cao, lạnh và nhiều bụi?

Không nên la hét, nói to…trong điều kiện độ ẩm không khí cao, lạnh và nhiềubụi vì các yếu tố trên có thể tác động đến dây thanh quản và hệ thống phát âmlàm cho chúng dễ bị nhiễm khuẩn, gây nên một số bệnh về đường hô hấp và dây

âm thanh: khản tiếng, ho, viêm phế quản

Áp dụng dạy bài 17 mục III 4 “Hô hấp bằng phổi” với mục đích chỉ ra các yếu

tố ảnh hưởng đến hô hấp của Phổi và hình thành kỹ năng ứng phó để có hệ hôhấp khoẻ mạnh

Ví dụ 8 Vì sao công nhân làm việc trong các hầm than thường bị ngạt

thở?

Trong hầm than, hàm lượng O2 giảm, hàm lượng CO, CO2 tăng Khi CO tăng sẽdẫn tới hemoglobin kết hợp dễ dàng với CO tạo cacboxyhemoglobin Đây là

6

Trang 7

một hợp chất rất bền, khó phân ly -> Máu thiếu Hb tự do -> Cơ thể thiếu O2 nên

có cảm giác ngạt thở.

Áp dụng dạy bài 17 mục III 4 “Hô hấp bằng phổi” với mục đích chỉ ra các yếu

tố ảnh hưởng đến hô hấp của Phổi và hình thành kỹ năng ứng phó để có hệ hôhấp khoẻ mạnh

Ví dụ 9 Một người trước khi lặn đã thở sâu liên tiếp, khi anh ta lặn

xuống nước có thể gặp phải nguy cơ nào?

Thở sâu liên tiếp làm giảm sâu nồng độ CO2 đồng thời tăng nồng độ O2 Khi lặnxuống nước cơ thể sử dụng oxi và giải phóng CO2 Tuy nhiên do thở sâu nên cóthể khi thiếu oxi nhưng nồng độ CO2 tích lũy chưa cao nên không đủ kích thíchtrung khu hô hấp, người này có thể bị ngạt, hôn mê

Áp dụng dạy bài 17 mục III 4 “Hô hấp bằng phổi” với mục đích chỉ ra các yếu

tố ảnh hưởng đến hô hấp của Phổi và hình thành kỹ năng ứng phó để có hệ hôhấp khoẻ mạnh

Ví dụ 10: Tại sao cá quả, cá trê, cá rô sống được khá lâu ở trên cạn?

Các loài cá này ngoài cơ quan hô hấp chính là mang còn có một cơ quan hô hấpphụ gọi là “hoa khế” Hoa khế là chùm tế bào chứa nhiều mạch máu đỏ tươi nằm

ở phần đầu ( môi trên của cá) Khí O2 qua mũi và thực hiện trao đổi khí tại hoakhế Vì vậy cá lên bờ vẫn sống được thời gian khá lâu

Áp dụng để củng cố mở rộng khi dạy mục III.3 “Hô hấp bằng mang” để củng

cố, so sánh về khả năng hô hấp của các nhóm động vật khác nhau

Ví dụ 11: Tại sao những động vật chỉ hô hấp bằng phổi không thể hô hấp được khi ngập dưới nước?

Khi bị ngập dưới nước, không hô hấp được do nước ngập vào khí quản, phếquản (đường dẫn khí) nên khí không lưu thông và sau một thời gian ngắn thiếudưỡng khí động vật sẽ chết

Áp dụng dạy bài 17 mục III.4 “Hô hấp bằng phổi” nhằm củng cố mỗi loại cơ

quan hô hấp có đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng trong một môi trườngsống nhất định và giải thích tại sao con người không duy trì hô hấp được lâu khilặn xuống nước hoặc bị đuối nước

Ví dụ 12: Khi ta vận động nhiều thì mỏi cơ?

Khi vận động nhiều thì cơ thể cần nhiều năng lượng Trong tế bào diễn ra quátrình hô hấp tế bào để tạo ra năng lượng cung cấp cho cơ thể đồng thời giảiphóng nhiều khí CO2 Khi hoạt động mạnh thì cần nhiều O2 cho quá trình hôhấp đó Dẫn đến thiếu hụt O2 , tế bào chuyển sang hô hấp kị khí để tạo ra 1 ítnăng lượng và giải phóng axít lactic Lượng axít lactic này sẽ đầu độc tế bào vàgây mỏi cơ

Áp dụng dạy củng cố bài 17: “Hô hấp ở động vật” giải đáp được thắc mắc của

học sinh tại sao khi làm việc nhiều thì mỏi cơ, khi mệt thì cơ bị mỏi Đồng thờiliên hệ hình thành kỹ năng nên khởi động trước khi vận động và nên thườngxuyên luyện tập thể dục, thể thao

Trang 8

Ví dụ 13: Tại sao khi vận động mạnh, tập thể dục nhiều thì nhịp thở

tăng?

Khi vận động mạnh tế bào cần nhiều năng lượng, nhu cầu O2 sẽ tăng lên Lúcnày cơ thể sẽ tăng cường lấy O2 và thải CO2 ra dẫn đến nhịp thở tăng lên Nhịpthở sẽ thay đổi ở thể trạng, người thường xuyên lao động, người luyện tập thểdục thể thao thường xuyên sẽ không thay đổi nhịp thở nhiều

Áp dụng dạy củng cố bài 17: “Hô hấp ở động vật” học sinh sẽ từ ví dụ này giải

thích được nhiều hiện tượng tương tự như: khi đạp xe đạp lên dốc, khi leo núi,khi bưng vác nặng nhịp thở đều tăng lên Khích lệ lao động và luyện tập thểdục thể thao để tăng cường sức khỏe

Ví dụ 14: Vì sao khi hít thở sâu vài lần người ta nhịn thở được lâu hơn ?

Nguyên nhân kích thích sự hô hấp là nồng độ ion H+ tăng cao trong máu, kéotheo áp suất thẩm thấu giảm Sau vài lần hít thở sâu, nồng độ Oxi trong máutăng dần lên, nồng độ CO2 trong máu giảm => pH tăng lên nên người nhịn thởđược lâu

Áp dụng dạy bài 17 mục III 4 “Hô hấp bằng phổi” với mục đích chỉ ra các yếu

tố ảnh hưởng đến hô hấp của Phổi, liên kết kiến thức với bài cân bằng nội môi

và hình thành kỹ năng ứng phó để có hệ hô hấp khoẻ mạnh

Ví dụ 15: Vì sao chim không phải là động vật tiến hoá nhất nhưng lại là

động vật trao đổi khí hiệu quả nhất trên cạn?

Hệ hô hấp của chim gồm đường dẫn khí, phổi và hệ thống túi khí Phổi của chimkhông có phế nang mà được cấu tạo bởi một hệ thống ống giàu mao mạch baoquanh Chim có hệ hô hấp kép => cả khi hít vào, thở ra đêu có không khí giàuOxi qua phổi để thực hiện trao đổi khí Khi hô hấp, phổi chim không thay đổithể tích => chim là động vật trao đổi khí hiệu quả nhất trên cạn

Áp dụng dạy bài 17 mục III 4 “Hô hấp bằng phổi” với mục đích điểm khác

biệt trong cấu tạo hệ hô hấp của Chim so với các loài động vật trên cạn khác Để

từ đó vận dụng trả lời các câu hỏi liên quan trong đề thi HSG, đề thi tốt nghiệpTHPT

Ví dụ 16: Vì sao trẻ sơ sinh lại cất tiếng khóc chào đời?

Trong bào thai trẻ được trao đổi khí nhờ nhau thai nối với rốn mẹ Khi cắt dâyrốn thì trẻ không trao đổi khí với mẹ được, lượng CO2 trong máu tăng dẫn đến

H+ trong máu tăng kích thích trung khu hô hấp làm cơ hoành co phát ra nhịp thởđầu tiên và đứa trẻ khóc chào đời

Áp dụng để củng cố khi dạy mục III 4 “Hô hấp bằng phổi” chỉ ra điểm đặc

biệt trong hô hấp của trẻ sơ sinh khi mới chào đời Đồng thời cũng là nội dungtích hợp với cân bằng nội môi được khai thác trong đề thi HSG văn hoá

2.3.1.3 Vận dụng kiến thức đã được hệ thống trong sơ đồ và các hiện tượng thực tiễn được tích hợp để trả lời các câu hỏi trong đề thi tốt nghiệp THPT, thi HSG văn hoá.

8

Trang 9

Căn cứ vào những hiện tượng thực tiễn này học sinh học sinh sẽ hiểu bản chất kiến thức, hiểu rõ cơ sở Sinh học của hiện tượng liên quan đến hô hấp ở động vật nói chung cũng như hô hấp của con người nói riêng Từ đó nắm được kiến thức khoa học, liên kết kiến thức để giải thích và vận dụng vào cuộc sống, biết cách chăm sóc sức khoẻ Có thể nói trong giai đoạn này dịch bệnh Covid 19 vẫn đang còn ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ thì không ngừng trau rồi kỹ năng phòng chống dịch bệnh nói riêng và các bệnh về đường hô hấp nói chung là cần thiết Những hiểu biết này cũng là cơ sở để trả lời các câu hỏi trong đề thi tốt nghiệp THPT và thi HSG văn hoá cấp tỉnh có liên quan đến hô hấp ở động vật.

Ví dụ như:

Câu 1 (Trích đề thi thử tốt nghiệp THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh

hóa năm 2019) Nhóm động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí của cơ

quan hô hấp hiệu quả nhất?

A Chim B Lưỡng cư C Bò sát D Động vật có vú

Qua sơ đồ và các hiện tượng thực tiễn (Ví dụ 15) học sinh xác định được đáp án

là A.

Câu 2 (Trích đề thi thử tốt nghiệp THPT của Đại học Quốc gia Hà nội năm

2020) Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hô hấp của động vật?

(1) Tất cả các động vật có xương sống dưới nước đều hô hấp bằng mang

(2) Nếu ở trên mặt đất khô ráo, giun đất sẽ nhanh bị chết do khí O2 và CO2không khuếch tán qua da được vì da bị khô

(3) Bề mặt trao đổi khí của chim và thú phát triển hơn bề mặt trao đổi khí củalưỡng cư, bò sát

(4) Nhu cầu trao đổi khí của chim và thú cao hơn nhu cầu trao đổi khí của lưỡng

cư và bò sát

Qua sơ đồ và các hiện tượng thực tiễn (Ví dụ 3, ví dụ 15) học sinh xác định được:

Ý (1) là sai vì nhiều loài thuộc bò sát (Rùa ), Thú (Cá voi…) ở dưới nước nhưng

cơ quan hô hấp là phổi Ý (2), (3), (4) đúng.

Câu 3 (Trích đề thi thử tốt nghiệp THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình

Thuận năm 2020) Khi nói về hoạt động hô hấp của thú phát biểu nào sau đây

đúng?

(1) Sự trao đổi khí diễn ra tại phế nang

(2) Trước khi xảy ra trao đổi khí ở mô có phân áp CO2 thấp hơn so với trongmao mạch máu

(3) Sự thông khí là nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồngngực

(4) Hiệu quả trao đổi khí thấp hơn so với các loài chim

A (2), (3), (4) B (1), (3), (4) C (1), (2), (4) D (1), (2), (3)

Trang 10

Qua sơ đồ và các hiện tượng thực tiễn (Ví dụ 15) học sinh xác định được: Ý (1), (3), (4) là đúng Ý (2) là sai vì trước khi xảy ra trao đổi khí ở mô có phân áp

CO 2 cao hơn so với trong mao mạch máu.

Câu 4 (Trích đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12, Sở Giáo dục và Đào tạo

Thanh Hóa năm 2021-2022) Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau

đây sai?

A Ếch đồng hô hấp bằng phổi và hô hấp bằng da

B Giun đất hô hấp qua bề mặt cơ thể

C Phổi chim có nhiều phế nang

D Cá voi hô hấp bằng phổi

Qua sơ đồ và các hiện tượng thực tiễn (Ví dụ 15) học sinh xác định được đáp án

là C.

Câu 5 (Trích đề thi KSCL các môn thi THPTQG lần 2, năm học 2020 -2021 của Trường THPT Chuyên lam Sơn, Thanh hoá) Nội dung nào sau đây không

có trong các trong các nội dung thông điệp “5K” của Bộ Y tế giúp phòng tránh

dịch viêm đường hô hấp cấp do virut Corona chủng mới (Covid -19) gây ra?

A Không tụ tập B Khẩu trang C Không hút thuốc D Khửkhuẩn

Học sinh căn cứ vào kiến thức trong tình huống có vấn đề ở ví dụ 1, sẽ xác định ngay được đáp án là C.

Câu 6: (Trích đề thi tốt nghiệp THPT, năm 2020) Có bao nhiều biện pháp sau

đây giúp phòng tránh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virutCorona (COVID - 19) gây ra?

(1) Đeo khẩu trang đúng cách

(2) Thực hiện khai báo y tế khi ho, sốt

(3) Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi và miệng

(4) Rửa tay thường xuyên và đúng cách

Học sinh căn cứ vào kiến thức trong tình huống có vấn đề ở ví dụ 1, sẽ xác định ngay được đáp án là C.

2.3.2 Khi giảng dạy “Tuần hoàn máu”.

2.3.2.1 Hệ thống kiến thức trọng tâm của bài “Tuần hoàn máu” có liên quan đến giải thích các hiện tượng thực tiễn.

2.3.2.1.1 Hệ thống kiến thức về các quy luật hoạt động của tim.

Giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp, hệ thống kiến thức đã học hình thành

sơ đồ sau:

10

Quy luật hoạt động tự động: do có hệ dẫn truyền

tim, cấu tạo gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó his

Quy luật hoạt động theo chu kì: Tim hoạt động

nhịp nhàng theo chu kì, mỗi chu kì gồm 3 pha: pha

co tâm nhĩ, pha co tâm thất và pha dãn chung

Vì vậy:

+ Động vật kích thước cơ thể càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn -> Số nhịp tim càng cao và ngược lại.

+ Nhịp tim tỉ lệ thuận với nhịp hô hấp.

+ Tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi.

Ngày đăng: 05/06/2022, 10:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua bảng thống kê chúng ta nhận thấy, học sin hở lớp được áp dụng giải pháp có những hiểu biết rõ hơn, tích luỹ được nhiều kỹ năng sống và kỹ năng  ứng phó hơn. - (SKKN 2022) tích hợp các hiện tượng thực tiễn vào giảng dạy chủ đề hô hấp ở động vật và tuần hoàn máu (sinh học 11) nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi TN THPT, ôn thi học sinh giỏi văn hoá cấp tỉnh
ua bảng thống kê chúng ta nhận thấy, học sin hở lớp được áp dụng giải pháp có những hiểu biết rõ hơn, tích luỹ được nhiều kỹ năng sống và kỹ năng ứng phó hơn (Trang 19)
2.4.2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường - (SKKN 2022) tích hợp các hiện tượng thực tiễn vào giảng dạy chủ đề hô hấp ở động vật và tuần hoàn máu (sinh học 11) nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi TN THPT, ôn thi học sinh giỏi văn hoá cấp tỉnh
2.4.2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường (Trang 19)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w