MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT Ở LÀNG NGHỀ DỆT CHIẾU CÓI NGA SƠN...6 1.. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở làng n
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
- -&&&&&
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
…
Chủ đề tiểu luận: Hãy phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở làn nghề mà em biết.
Giảng viên hướng dẫn : GV Ninh Thị Ánh Hồng
Sinh viên thực hiện : Lê Trọng Thắng
Hà Nội, 2022
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG CHÍNH 3
I MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ
QUAN HỆ SẢN XUẤT 4
1 Khái niệm lực lượng sản xuất 4
2 Khái niệm quan hệ sản xuất 5
3 Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
5
4 Ý nghĩa phương pháp luận 6
II MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ
QUAN HỆ SẢN XUẤT Ở LÀNG NGHỀ DỆT CHIẾU CÓI NGA SƠN 6
1 Quy trình sản xuất cói 6
2 Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
ở làng nghề dệt chiếu cói Nga Sơn 7
III KẾT LUẬN 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Làng nghề là cả một môi trường kinh tế - xã hội và văn hoá Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, hun đúc các thế hệ nghệ nhân tài hoa và những sản phẩm độc đáo mang bản sắc riêng Sản phẩm của các làng nghề truyền thống là những sản phẩm văn hoá, có giá trị mỹ thuật cao
Thanh Hoá là một tỉnh giao thoa giữa hai miền Bắc và miền Trung của nước
ta, nơi có rất nhiều làng nghề truyền thống lâu đời và nổi tiếng như: Làng nghề chè lam Phù Quảng, làng nghề dệt thổ cẩm Cẩm lương, làng nghề mây tre đan Hoằng Thịnh, … Nhưng đặc biệt nhất đó là làng nghề dệt chiếu cói ở Nga Sơn Theo lời các cụ kể lại, ngày xưa, chiếu cói Nga Sơn cùng với chiếu cói Kim Sơn (Ninh Bình) là một trong những vật cống tiến triều đình, được các bậc vua chúa, quý tộc ưa dùng Trải qua hơn 150 năm không biết bao nhiêu thăng trầm chiếu cói Nga Sơn đã trở thành mặt hàng thủ công mỹ nghệ với những hoạ tiết, hoa văn khác nhau Đó là nhờ những đôi bàn tay tài hoa, khối óc giàu tính sáng tạo của những người nghệ nhân những sản phẩm từ và cả sự cố gắng không ngừng nghỉ của người nông dân, với đôi tay khéo léo của người dệt chiếu, hàng ngàn đôi chiếu khác nhau đã được dệt nên để rồi sau đó bằng nhiều phương thức khác nhau chiếu cói Nga Sơn đã được đưa đến với người sử dụng
Qua tất cả những thông trên em quyết định chọn làng nghề dệt chiếu cói Nga
Sơn (Thanh Hoá) để làm bài tiểu luận cho chủ đề: "Vận dụng mối quan hệ biện
chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở làng nghề mà em biết" Vì
thời gian hoàn thành có hạn cũng như vốn hiểu biết còn hạn hẹp, nông cạn và ít ỏi nên bài viết của em khó có thể tránh khỏi những sai sót và khuyết điểm cần phải sửa đổi và bổ sung Vì vậy em rất mong mọi ý kiến đóng góp của cô để em có thể
bổ sung sửa chữa và cũng cố lượng kiến thức của mình Em xin chân thành cảm ơn
Trang 4NỘI DUNG CHÍNH
I MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
1 Khái niệm lực lượng sản xuất
2 Khái niên quan hệ sản xuất
3 Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
4 Ý nghĩa phương pháp luận
II MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT LÀNG NGHỀ DỆT CHIẾU CÓI NGA SƠN
1 Quy trình sán xuất cói
2 Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở làng nghề dệt chiếu cói Nga Sơn
III KẾT LUẬN
Trang 5I MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT.
1 Khái niệm lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất là phạm trù chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ mối quan hệ giữa người và giới tự nhiên trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, phản ánh khả năng con người chinh phục và thích ứng với tự nhiên bằng các sức mạnh hiện thực của nình
Trong quá trình sản xuất, con người nắm bắt được quy luật của tự nhiên vận dụng một cách sáng tạo quy luật của tự nhiên, biến thế giới tự nhiên từ chỗ hoang
sơ, thuần phác trở thành "Thế giới thứ hai" với sự tham gia của ý thức và bộ óc của con người Sản xuất vật chất là một quá trình luôn thay đổi nên lực lương sản xuất
là một yếu tố động, luôn được đổi mới và phát triển không ngừng
Lực lượng sản xuất là một kết cấu vật chất, là nội dung của phương thức sản xuất bao gồm các yếu tố cấu thành:
① Người lao động với sức lao động gồm thể lực, trí lực và kỹ năng lao
động của họ
② Tư liệu sản xuất - những điều kiện cần thiết để tổ chức sản xuất, bao
gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động.
③ Khoa học kỹ thuật là một bộ phận của lượng sản xuất Nó là cái cốt lõi, yếu tố quyết định trình độ của lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất có tính thừa kề và phát triển, tồn tài một cách khách quan, người ta không được tự do lựa chọn lực lượng sản xuất cho mình C.Mác viết:
"Thật là thừa nếu nói thêm vào đó rằng con người không được tự do trong việc lựa chọn lực lượng sản xuất của mình, lực lương sản xuất là cơ sở của toàn bộ lịch sử con người, bởi vì mọi lực lượng sản xuất đều là lực lượng được tạo ra, đều là sản phẩm của hoạt động trước đó Như thế lực lượng sản xuất là kết quả của nghị lực thực tiễn của con người …"
Trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất thì người lao động là yếu tố quyết định nhất, quan trọng nhất con người lao động chế tạo ra tư liệu lao động Ngay cả khoa - kỹ thuật là yếu tố cốt lõi của lực lượng sản xuất, nhưng tự bản thân
nó không thể gây ra bất kỳ sự tác đông tích cực hay tiêu cực đối với thế giới, mà phải thông qua sự vận dụng hoạt động thực tiễn của con người thì nó mới phát sinh tác dụng
Công cụ lao động là bộ phận quan trọng nhất cua tư liệu lao động, nó tác động trực tiếp vào đối tượng lao động, nhằm biến đổi, thay đổi đối tượng lao đông theo mục đích của con người Trong quá trình lao động sản xuất, nhu cầu tăng năng suất lao động là một nhu cầu tất yếu, sự cải tiến công cụ lao động là yếu tố động để
Trang 6thoả mãn nhu cầu đó, công cụ lao động là yếu tố động, cách mạng, luôn luôn biến đổi phát triển, là cơ sở để phân niệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thể hiện ở: Trình độ phát triển của
công cụ lao động; trinh độ tổ chức, phân công lao dộng xã hội; trình độ ứng dụng khoa học - công nghệ vào quá trình sản xuất; khinh nghiệm và kỹ năng lao động của người lao động.
2 Khái niệm quan hệ sản xuất.
Quan hệ sản xuất là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với người trong quá trình sản xuất và trao đổi của cải vật chất, là một trong những biểu hiện của quan hệ xã hội, giữ vai trò chủ đạo xuyên suốt trong các quan hệ xã hội Quan hệ xã hội đóng vai trò là hình thức
xã hội của phương thức sản xuất
Quan hệ sản xuất được cấu thành từ các yếu tố:
①Quan hệ sở hữu đối với quan hệ sản xuất
②Quan hệ quan hệ tổ chức, quản lý quá trình lao động sản xuất
③Quan hệ phân phối sản phẩm lao động
Quan hệ sản xuất là cái tạo thành cơ sở kinh tế của xã hội, là cơ sở kinh tế của xã hội, là cơ sở hiện thực của hoạt động sản xuất tinh thần của toàn bộ những quan hệ hư tưởng, chính trị và những thiết chế tương ứng trong xã hội
3 Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất là một trong những nguyên lý cơ bản, cốt lõi của chủ nghĩa duy vật lịch
sử, là quan hệ cơ bản của toàn xã hội, quyết định sự vận động và phát triển của lịch
sử xã hội loài người
Nội dung cốt lõi của quan hệ biện chứng, mang tính quy luật, giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
①Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai yếu tố cơ bản cấu thành nên phương thức sản xuất, chúng tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, rang buộc lẫn nhau trong quá trình sản xuất xã hội
②Trong mỗi phương thức sản xuất thì lực lựng sản xuất đóng vai trò quyết định Tính quyết định lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất được thể hiện ở chỗ, lực lượng sản xuất nào thì quan hệ sản xuất đó, khi lực lượng sản xuất thì cũng tất yếu đòi hỏi quan hệ sản xuất phải có những thay đổi nhất định
Trang 7③Quan hệ sản xuất luôn có khả năng tác động ngược trở lại, đối với việc bảo tồn, khai thác, sử dụng và phát triển lực lượng sản xuất Quá trình tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất có thể diễn ra theo hai khuynh hướng tích cực hoặc tiêu cực
④Quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là quan hệ mâu thuẫn biện chứng, tức là mối quan hệ thống nhất của hai mặt đối lập Sự vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là đi
từ sự thông nhất đến mâu thuẫn và một khi mâu thuẫn được giải quyết tái thiết lập sự thống nhất mới
Sự thay thế, phát triển đi lên của lịch sử xã hội loài người từ chế độ công xã nguyên thuỷ, qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và chế độ công sản chủ nghĩa tương lai là kết quả của tác động của hệ thông các quy luật xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất
4 Ý nghĩa phương pháp luận.
- Phát triển lực lượng sản xuất: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng lực
lương sản xuất tiên tiến Coi trọng yếu tố con người trong lực lượng sản xuất
- Phát triển nên kinh tế nhiều thành phần, đảm bảo sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nhằm phát huy mọi tiềm năng vốn có của lực lượng sản xuất ở nước ta
- Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hôi chủ nghĩa Phát huy vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước Nâng cao sự quản lý của nhà nước với các thành phần kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa
II MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT Ở LÀNG NGHỀ DỆT CHIẾU CÓI NGA SƠN.
1 Quy trình sản xuất cói.
①Công đoạn chọn giống: Người dân chọn lựa các cây cói ngay từ khi mới bắt đầu chồng Mống cói được chọn là những mống từ những giống cói già, trên các ruộng được trồng ít nhất ba năm
②Căn cứ vào địa hình cụ thể có thể áp dụng phương thức làm đất (cày trộn trở) Tuỳ vào từng loại đất cụ thể thì người dân Nga Sơn có những phương pháp khác nhau Ngoài ra phải phòng trừ sâu bệnh hại cây trong quá trình sing trưởng của cói Ngoài ra, còn bón phân theo các thời điểm để cây cói
Trang 8phát triển mạnh khoẻ và đạt chất lượng tốt Bên cạch đó phải cải tạo đất và duy trì chất lượng cây cói trên những chân ruộng sau nhiều năm canh tác cói
③Làm cỏ thường xuyên tránh trường hợp cạch tranh dinh dưỡng từ các loài
cỏ dại
2 Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở làng nghề dệt chiếu cói Nga Sơn.
Những năm gần đây, do người dân đã biết áp dụng những tiến bộ khoa học
-kỹ thuật vào trồng cói nên đã tạo được giống mới có thể chịu mặn, chịu chua, cho năng xuất cao đảm bảo về độ dai, độ bền chất lượng được đảm bảo Cũng giống như lúa trồng một năm hai vụ cói vụ chiêm vào tháng 5 và cói vụ đông vào tháng
10 Nhờ biết vận dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật nên trong cả vụ, người nông dân chỉ tốn công bón phân vào đầu vụ và vài lần làm cỏ, sau 4 - 5 tháng là có thể thu hoạch được tại các xã Nga Liên, Nga Thanh, Nga Hải,… Người dân nơi đây đang phấn khởi bề những cánh đồng cói và nghề sản xuất cói của mình
Hiện nay cói nguyên liệu và cói thành phẩm không bị ế ẩm như trước nữa Nếu một hec-ta đất nông nghiệp nuôi trồng các loại cây, mỗi năm cho thu hoạch 20-25 triệu đồng mà vẫn khó khăn thì một hec-ta cói lại cho thu nhập gấp 1,5 - 2 lần, thậm chí cói chất lượng cao thì có thể gấp đôi hoặc gấp ba lần
Để làm ra cây cói đẹp, người dân phải lao động vất vả Đầu tiên là làm cỏ, người dân phải nhổ sạch cỏ gà và chủ yếu là những cây sậy, vài khi bón phân đạm cho cây cói mà có cây sậy thì nó sẽ hấp thụ hết và phát triển rất nhanh Sau đó tầm tháng 6 đến tháng 9 thì người dân tiên hành thu hoạch lúc đó cây cói đã phát triển đầy đủ
Sau đó lợi dụng thuỷ chiều lên, người dân thả những đòm cói xuống ngánh
và dùng dây thừng kéo về nhà Để chẻ cói người ta dùng tay hoặc máy chẻ cói ra làm hai mảnh rồi mới đem phơi Chiếu cói dệt màu trắng thường được in hoa văn rồi đem đi hấp cho chín phẩm màu Khi dệt hết một chiếu thì thường được cắt ra để ghim hai đầu đay để thửa để giữ cho cây cói không bị bung ra trong quá trình sử dụng
Chiếu cói thành phẩm sau khi được sản xuất ra sẽ được người dân mang đi tiêu thụ, ban đầu chiếu cói thành phẩm chỉ phục vụ ở trong nước nhưng với sự phát triển của thị trường trong nước và ngoài nước những chiếc chiếu cói Việt Nam đã được xuất khẩu ra nước ngoài và mang lại lợi ích kinh tế vô cùng lớn Bên cạnh đó một số công ty nước ngoài cũng đã đầu tư thị vào thị trường nước ta Nhờ áp dụng công nghệ - kỹ thuật tiên tiến đã thay đổi phương thức sản xuất chiếu, thay đổi từ máy móc thô sơ sang các loại máy công nghiệp hiện đại có dây chuyền sản xuất và dần dần được tự động hoá
Trang 9III KẾT LUẬN.
Nói tóm lại người dân ở làng nghề dệt chiếu cói đã áp dụng một cách sáng tạo những tiến bộ của khoa học - kỹ thuật vào trong quy trình sản xuất ra những chiếc chiếu cói Quy trình sản xuất không còn là thủ công mà giờ đây đã có sự tham gia của máy móc đã góp phần gia tăng năng xuất lao động và tăng thêm thu nhập cho người lao động Nhờ có bàn tay của những người nghệ nhân mà những sản phẩm mang đầy nét đẹp văn hoá và nghệ thuật đã được tạo ra, những chiếc chiếu cói được sản xuất ra không đơn thuần chỉ là món dồ dùng hằng ngày mà đó còn là tinh hoa nghệ thuật của đất nước Việt Nam, chiếc chiếu cói được sản xuất ra còn được xuất khẩu sang nước ngoài góp phần quảng bá nét đẹp văn hoá của nước nhà Làng nghề truyền thống không đơn giản chỉ là nét đẹp văn hoá mà giờ đây nó đã trở thành một công việc mang lại thu nhập cao cho người lao động Đó chính là nhờ
sự áp dụng linh hoạt các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào phương thức sản xuất đã khiến cho lực lướng sản xuất và quan hệ sản xuất phát triển
Trang 10DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình triết học Mác-Lênin; chủ biên PGS.TS Trần Ngọc Linh.
- Wikipedia.org
- Cổng thông tin điện tử huyện Nga Sơn; tên bài viết: Chiếu Nga Sơn tinh hoa dân tộc Việt; tác giả: Ngô Mai Nga; ngày đăng 02/04/2015