A.MỞ ĐẦU 1.Lý do trọn đề tài 1.1, Khái quát về hội nhập quốc tế -Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài và có nguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và
Trang 1Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Trường Kinh Doanh Công Nghệ Hà Nội
Khoa Công Nghệ Thông Tin
********
Chủ đề: Thách thức của Việt Nam trên từng lĩnh vực sau khi đổi mới thể chế đối ngoại, mở cửa hội
nhập quốc tế
Giáo viên thực hiện: TS Nguyễn Thị Hạnh
Sinh viên thực hiện:Lã Duy Tần
Mã sinh viên : 2722220274
Lớp: TH27.32
Hà Nội, tháng 11 ngày 25 năm 2022
Trang 2A.MỞ ĐẦU 1.Lý do trọn đề tài
1.1, Khái quát về hội nhập quốc tế
-Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài và có nguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ giữa con người với con người Trong xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau Rộng hơn, ở phạm vi quốc tế, một quốc gia muốn phát triển phải liên kết với các quốc gia khác.Trong một thế giới hiện đại,
sự phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc tế Đây chính
là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế
- Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế Hội nhập quốc tế cũng như các hình thức hợp tác quốc tế khác đều vì lợi ích quốc gia, dân tộc Các quốc gia tham gia quá trình này cơ bản vì lợi ích cho đất nước, vi sự phồn vinh của dân tộc mình Mặc khác, các quốc gia thực hiện hội nhập quốc tế cũng góp phần thúc đẩy thế giới tiến nhanh trên con đường văn
minh, thịnh vượng 1.2, Tầm quan trọng của hội nhập quốc tế
-Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội , làm tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia; thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ được khối lượng lớn vốn đầu tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý và các nguồn lực quan trọng khác; tạo thêm nhiều việc làm; nâng cao dân trí và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế từ Trung ương đến địa phương được nâng lên một bước; tổ chức, bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước được củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động Đội ngũ doanh nhân Việt Nam có bước trưởng thành đáng kể
Trang 31.1KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Truy cập từ ngày 23/11/2022 từ https://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Pages/thuong-mai-tai-chinh.aspx?ItemID=5
1.2Hội nhập kinh tế quốc tế là động lực phát triển xã hội Truy cập từ ngày 23/11/2022 từ
https://tuoitre.vn/hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-la-dong-luc-phat-trien-xa-hoi-1214575.htm
2.Mục đích nghiên cứu
-Trong quá trình hội nhập và phát triển của nước ta nhờ sự lãnh đạo của đảng nhà nước và sự cố gắng của nhân dân ta đã đưa nước ta từ một nước lạc hậu do bị đô hộ hàng trăm năm trở thành một nước đang phát triển,thị trường suất nhập khẩu được mở rộng,thu hút thêm được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài và giúp cho ta tiếp cận được với những công nghệ hiện đại,những kiến thức khoa học tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới Tuy nhiên việc gì cũng
có hai mặt bên cạnh những lợi ích trên thì việc hội nhập cũng đem lại cho ta những khó khăn thử thách Chính vì thế nhóm em đã chọn đề tài “Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế” để có thể hiểu rõ về quá trình hội nhập và tìm ra những giải pháp
để giải quyết các vấn đề đó
B.Nội dung
cửa hội nhập quốc tế
1.1 lĩnh vực kinh tế-xã hội
Trang 4-Tỷ lệ đói nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo tăng.Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam đã giảm từ hơn 70% vào giữa những năm 1980 từ 37% năm 2000 xuống còn 29% năm 2002 LHQ xếp những nước có GDP bình quân đầu người trước đây dưới 500 USD / người / năm, nay dưới
750 USD / người / năm là nước nghèo (Việt Nam dưới 500 USD / người) So với chuẩn nghèo của Liên hợp quốc, tỷ lệ nghèo của chúng ta vẫn ở mức cao và cuộc chiến chống đói nghèo vẫn phải tiếp tục Công tác giảm nghèo đang trì trệ: Giai đoạn 1993-1998 Việt Nam giảm 20% tỷ lệ hộ nghèo từ 57% xuống 37%, giai đoạn
1998-2002 tỷ lệ giảm chỉ còn 8,1% Thu nhập và mức sống tăng lên bằng
0 trong năm 1999-2002 Giai đoạn 1993-1998 cũng vậy Đáng lo ngại
là nguy cơ tái nghèo vẫn ở mức cao và khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng nhanh chóng Chỉ số nghèo tổng hợp HPI1 là một thước đo đa chiều về nghèo ở các nước đang phát triển Chỉ số này tính đến tình trạng thiếu cuộc sống và kiến thức, bị xã hội bỏ rơi và thiếu nguồn tài chính Giá trị HPI1 của VN là 19,9% và đứng thứ 39 trên 94 nước đang phát triển Có sự chênh lệch giữa xu hướng tăng trưởng giàu nghèo.Thu nhập của nhóm giàu cao gấp 8,1 lần nhóm nghèo vào năm 20012002 và gấp 7,6 lần vào năm 1999 Để xác định sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo, hệ số GINI cũng được sử dụng để tính giá trị 0 để đo lường đến 1 Hệ số không
có nghĩa là không có bất bình đẳng Hệ số càng gần 1 thì sự bất bình đẳng càng lớn Hệ số bất bình đẳng của Việt Nam là 0,35 vào năm
1994 và 0,42 vào năm 2001-2002 Bình đẳng thu nhập ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng Ở mức 36,2o, chỉ số GINI của Việt Nam vượt xa các quốc gia giàu nhất hiện nay như Na Uy 25,8%, Thụy Điển 25%, Nhật Bản 24,9%
- Hội nhập sử dụng gia tăng cạnh tranh gay gắt khiến nhiều công
ty và lĩnh vực kinh tế gặp khó khăn, thậm chí là đóng cửa, từ đó gây nhiều hậu quả về mặt kinh tế-xã hội
-Hội nhập quốc tế kỷ nguyên số tạo ra nguy cơ về tụt hậu kinh tế Các nước phát triển
có tiềm lực về tài chính, công nghệ sẽ đầu tư và triển khai chuyển đổi số nhanh hơn các nước khác Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển chậm đưa ra các chính sách chuyển đổi số, hội nhập trong lĩnh vực số sẽ gặp khó khăn hơn về thu hút nguồn lực cho chuyển đổi số Với tốc độ phát triển rất nhanh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Công nghiệp 4.0), nguy cơ tụt hậu xa hơn của các quốc gia “chậm chân” cũng lớn hơn rất nhiều so với trước đây
Trang 5-Nước ta đang đứng trước nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc vì một số thành phần giới trẻ hiện nay đang tiếp thu những văn hóa lệch lạc trên không gian mạng xã hội;phai mờ,đánh mất bản sắc dân tộc
1.3lĩnh vực chính trị-an ninh quốc phòng
- Xu hướng toàn cầu hóa và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thông qua mạng xã hội thông tin với Internet một mặt tạo ra những điều kiện thuận lợi chưa từng có cho các dân tộc và cộng đồng trên thế giới để có được hàng hóa, dịch vụ, tri thức,… để tăng trưởng kinh tế, phát triển khoa học và công nghệ và mở rộng hiểu biết văn hóa lẫn nhau Mặt khác, quá trình trên cũng tiềm ẩn mối nguy lớn về sự xấp
xỉ của các hệ thống giá trị và chuẩn mực, đe dọa và làm cạn kiệt sức sáng tạo của văn hóa, vốn rất quan trọng đối với sự tồn tại của con người
Các thế lực thù địch, cơ hội chính trị không ngừng lợi dụng quá trình hội nhập quốc tế, coi đó là tâm điểm để ráo riết thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam
Trước hết, thông qua tiến trình hội nhập quốc tế, các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá Lợi dụng Việt Nam tiến hành hội nhập quốc tế mà bắt đầu từ hội nhập kinh tế quốc tế, các thế lực thù địch thúc đẩy hình thành những yếu tố phi xã hội chủ nghĩa, gia tăng mặt trái của nền kinh tế thị trường, nhằm làm cho Nhà nước mất khả năng kiểm soát, điều hành nền kinh tế, từ khống chế về kinh tế để chuyển hóa và gây sức ép về chính trị Chúng ngầm thâm nhập, móc nối với các đối tượng phản động, gây dựng lực lượng đối lập, mua chuộc, lôi kéo những cán bộ, đảng viên, quần chúng thoái hóa, biến chất, cơ hội chính trị, triệt để lợi dụng sơ hở của chính sách, khoét sâu mâu thuẫn nội bộ, thúc đẩy “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” ngay từ bên trong Chúng đưa ra các yêu cầu mang tính áp đặt phi lý, như đặt điều kiện để có “thỏa thuận”, “hợp tác” thì
ta phải “cải cách”, “đổi mới” về tư tưởng, chính trị, pháp luật; phải thay thế chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh bằng hệ tư tưởng dân chủ tư sản; đòi Nhà nước xóa bỏ Điều 4 của Hiến pháp và một số điều về an ninh quốc gia trong Bộ luật Hình sự hiện hành; đòi thực hiện tự do báo chí, tự do ngôn luận theo tiêu chí phương Tây nhằm tạo nên những tiền đề gây mất ổn định chính trị, mất độc lập,
tự chủ của đất nước
1.4 lĩnh vực môi trường
Trang 6-Môi trường ngày càng ô nhiễm.Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn
Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải, vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị, ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử
lý nước thải tập trung Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm, chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên
-Nước ta trở thành bãi thải công nghệ.Tình trạng nhập thiết bị, công
nghệ lạc hậu và cả rác thải công nghiệp sẽ buộc chúng ta phải đối mặt nhiều mối nguy, như: ô nhiễm môi trường, mất an ninh năng lượng, kéo dài quá trình hiện đại hóa nền công nghiệp, giảm năng lực cạnh tranh quốc gia,
Để phục vụ sản xuất, kinh doanh, thời gian qua nhiều doanh nghiệp
đã nhập khẩu máy móc, thiết bị từ nhiều quốc gia Tuy nhiên, bên cạnh các doanh nghiệp có ý thức “đi tắt, đón đầu”, đầu tư nhập khẩu các thiết bị, công nghệ hiện đại, vẫn còn một số doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu Điều này đã và đang gây hệ lụy khó lường, nhất là khi gần đây hàng loạt vụ việc liên quan nhập thiết
bị hết hạn sử dụng rồi tân trang thành thiết bị mới để trục lợi đã bị các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý
Việc nhập khẩu máy móc, công nghệ lạc hậu, phế liệu rác thải không chỉ trực tiếp đe dọa môi trường, đe dọa an ninh năng lượng, mà còn
Trang 7cản trở quá trình hiện đại hóa nền công nghiệp của đất nước, giảm giá trị cạnh tranh của quốc gia
Xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá cho thấy các nước công nghiệp phát triển có độc quyền sản xuất và chiếm ưu thế đối với các sản phẩm công nghệ cao, còn các nước đang phát triển thì kém hơn Các nước công nghiệp phát triển sẽ cố gắng chuyển giao tất cả các công nghệ cũ, lạc hậu và có hại cho môi trường cho các nước đang phát triển; Những công nghệ này phù hợp với tiềm năng kinh tế và con người của các nước đang phát triển Mặt khác, do mức lương cao
và ô nhiễm, một số sản phẩm và công nghệ không cần giữ bí mật và
sử dụng nhiều lao động và ô nhiễm đang được chuyển sang các nước có giá nhân công rẻ hơn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đức đang làm với các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam
1.5 lĩnh vực khoa học công nghệ
- Chảy máu chất xám:Việt Nam thiếu trầm trọng nguồn lao động chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ người có chuyên môn kỹ thuật trong tổng dân số
từ 15 tuổi trở lên đạt 8,1% năm 2000 là rất thấp (ở các nước trong khu vực là 49-50%), 9,5% số người trong độ tuổi lao động và 11,7% lực lượng lao động Năm 2001, lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm đến 26,7% lao động Đây là một tồn tại và thách thức lớn đối với nước ta Song chúng ta có một tiềm năng lớn nguồn chất xám Một thực tế là, có đến 70% trong số 60.000 người đi du học muốn làm việc tại nơi mình học mà không muốn trở về Việt Nam Lý
do rất đơn giản, họ thích một môi trường làm việc văn minh với công nghệ hiện đại, phong cách làm việc thoải mái và chú trọng vào chất lượng hơn là các quy định ngặt nghèo về đồng phục, thời gian làm việc cũng như các thủ tục hành chính vất vả Nếu trở về Việt Nam, người ta cũng có cơ hội làm việc tại các công ty dù lớn đến mấy nhưng vẫn có những bất cập, vấn đề xung đột tư tưởng, khó làm việc lâu dài Thêm nữa, các mức lương ở nước ngoài dĩ nhiên hấp dẫn hơn nhiều so với ở trong nước Họ ở lại, và sau khi ổn định công việc thì
sẽ đón cả gia đình sang nước ngoài sinh sống
Lâu nay, khi nói về tình trạng chảy máu chất xám, người ta vẫn thường hình dung về việc nguồn chuyên gia, nhân lực khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ từ các nước có mức sống thấp, rời bỏ Tổ quốc, sang sinh sống tại những quốc gia có điều kiện để hoạt động khoa học, có chế độ đãi ngộ cao hơn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước phương Tây (theo nghĩa rộng nhất của khái niệm này bao gồm cả
Trang 8các quốc gia có điều kiện kinh tế phát triển của Liên minh châu Âu như Anh, Pháp, Ðức, Na Uy, Thụy Ðiển, Thụy Sĩ ) Ðiều này là không thể phủ nhận, và chỉ nhìn vào danh sách những người đoạt giải thưởng Nobel cũng có thể thấy rõ Tính từ khi được thành lập vào năm 1911 đến nay, giải thưởng Nobel đã được trao trong 109 "mùa" với hơn 800 cá nhân, tổ chức được nhận thuộc các lĩnh vực Vật lý, Văn học, Kinh tế, Hóa học, Hòa bình và Y học
-Nguồn nhân lực Việt Nam dồi dào nhưng tay nghề kém, lợi thế về lao động rẻ có xu hướng mất dần.Chất lượng nguồn nhân lực lao động Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập; Khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động ngày càng lớn Đồng thời, sự chuyển dịch mô hình, cơ cấu kinh tế khiến cho cung và cầu trong lao động thay đổi, trong khi các ngành đào tạo trong nhà trường chưa bắt kịp được xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp
1.6 lĩnh vực giáo dục và đào tạo
-Hiện nay nước ta thiếu thốn về cơ sở vật chất dạy học, có sự chênh lệch về cơ sở vật chất giữa các vùng miền đặc biệt ở các vùng cao cơ
sở vật chất rất tồi tàn khiến cho việc học tập ở các vùng cao đã khó nay còn khó hơn
-Hằng năm ngành giáo dục được đầu tư khá nhiều thế nhưng hiệu quả đem lại không đạt yêu cầu,tính hiệu quả còn kém
-Trương trình dạy học của nước ta vẫn còn lạc hậu,bị phê bình vì quá thiên về lý thuyết mà bỏ qua nội dung thực hành,rèn luyện các kỹ năng trong khi đó các nước phát triển đã có những thành quả cao khi
áp dụng nền giáo dục hiện đại
-Chất lượng của đội ngũ giảng viên nước ta vẫn để lại nhiều nghi hoặc khi chưa có bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước
và nước ngoài,trình độ ngoại ngữ còn hạn chế…
2 Liên hệ ngành công nghệ thông tin
2.1 cơ hội
-Hiện nay nước ta đang trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực bởi vì hiện nay bất cứ ngành nghề,lĩnh vực nào cũng có sự góp mặt của
Trang 9công nghệ thông tin.Nhu cầu xã hội đối với sản phẩm của ngành này
vô cùng đa dạng.Từ ứng dụng của điện thoại cá nhân đến phần mềm quản lý doanh nghiệp, ngân hàng, hãng hàng không hay toàn bộ hệ thống an ninh quốc phòng đều là sản phẩm của chuyên ngành Công nghệ thông tin.Tuy nhiên nguồn nhân lực hiện nay không đủ để đáp ứng được nhu cầu thế nên cơ hội tìm được việc làm của sinh viên sau khi ra trường rất cao
-Nhân lực ngành công nghệ thông tin hiện nay đang được hưởng mức lương cao.Nếu có từ 1-5 năm kinh nghiệm thì có thể nhận mức lương 180-250 triệu/tháng và nếu có hơn 5 năm kinh nghiệm thì mức lương sẽ là 250-400 triệu/tháng
2.2 thách thức
-Nước ta hiện nay đang thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao -Thế giới của chúng ta đang ngày càng phát triển,điều đó cũng đồng nghĩa với việc dòng chảy của Công nghệ thông tin cũng không ngừng đổi mới để phù hợp với sự phát triển đó Chính vì vậy để cạnh tranh và phát triển theo xu hướng đó, các bạn sinh viên Công nghệ thông tin và “dân IT” thực thụ cần phải không ngừng học hỏi, trau dồi bản thân, tự nghiên cứu những điều mới mẻ… nếu không muốn
bị bỏ lại phía sau và dần dần bị đào thải
2.3 liên hệ bản thân
-Hiện nay những lợi ích về kinh tế -xã hội mà thế hệ trẻ đem lại cho chúng ta sau khi hội nhập quốc tế là không hề nhỏ thế nhưng hiện nay vẫn còn một số nam,nữ thanh niên chưa thực sự góp sức mình vào việc hội nhập quốc tế của nước nhà
-Về bản thân em, em thấy mình phải có trách nhiệm tham gia một cách tích cực có hiệu quả vào quá trình thực hiện các mục tiêu của Ðảng và Nhà nước đề ra trong hội nhập kinh tế quốc tế.Tích cực học tập rèn luyện để trau dồi kiến thức để có thể đáp ứng được nhu cầu về trình độ,năng lực
Trang 10C.kết luận
-Thế giới đang bước vào “kỷ nguyên số” với đặc điểm,tính chất và sự tác động sâu rộng chưa từng có.Các quốc gia trong quan hệ quốc tế cũng đang điều chỉnh chính sách,chiến lược cho phù hợp với những chuyển động,tác động của kỷ nguyên số,trong đó có những nội dung
về hội nhập quốc tế.Đối với Việt Nam,việc tranh thủ các cơ hội từ kỷ nguyên số cho hội nhập quốc tế sẽ góp phần thực hiện chủ trương tích cực,chủ động,hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện được đề ra trong văn Kiện Đại Hội XIII của đảng.Do vậy,việc nghiên cứu cơ hội,thách thức,những vấn đề đặt ra của hội nhập quốc tế kỷ nguyên
số trên thế giới,qua đó đề xuất chính sách tham chiếu cho Việt Nam
là rất cần thiết