1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bản Tham Luận Phát Triển Năng Lực Lãnh Đạo Cho Các Giám Đốc Doanh Nghiệp Lý Luận Thực Tiễn Tại Việt Nam Và Thế Giới.pdf

14 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Năng Lực Lãnh Đạo Cho Các Giám Đốc Doanh Nghiệp
Tác giả Nhóm 1
Trường học Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Bản Tham Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Sức ép của tính hiệu quả, hiệu xuất và chất lượng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng lớn, nó buộc chúng ta phải chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa các công việc và các vị t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

o0o

BẢN THAM LUẬN

CHỦ ĐỀ HỘI THẢO:

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CHO CÁC

GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP

LÝ LUẬN THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI

Nhóm 1 Lớp: QT25.09

Hà Nội, ngày 1 tháng 11 năm 2023

Trang 2

MỞ ĐẦU

Trong thời đại ngày nay, công nghệ khoa học phát triển nhanh như vũ bão, hiện hữu vào cuộc sống chúng ta một cách rõ ràng, chính vì vậy con người cần phải có một khả năng to lớn hơn về phương diện quản lý để áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, nhất là trong các doanh nghiệp để tập hợp, khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài nguyên khan hiếm, từ đó tạo ra giá trị cho các mục đích phát triển của chính mình và của xã hội

Chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, bên cạnh các mặt thuận lợi khác, các doanh nghiệp hàng ngày phải đối mặt với muôn vàn thử thách của cuộc cạnh tranh khắc nghiệt Sức ép của tính hiệu quả, hiệu xuất và chất lượng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng lớn, nó buộc chúng

ta phải chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa các công việc và các vị trí của một tổ chức kinh doanh, trong đó có công việc và chức danh của Giám đốc

Vậy nghề giám đốc là gì? Cơ sở hình thành, hình thái lao động

và đặc điểm lao động của nghề làm Giám đốc được biểu hiện như thế nào trong xã hội hiện nay? Nhận biết được tầm quan trọng của nghề Giám đốc Nhóm 1 đã chọn chủ đề 1: “ Nghề giám đốc; khái niệm, cơ sở hình thành, hình thái lao động và đặc điểm lao động của nghề làm giám đốc” làm đề tài tham luận cho buổi hội thảo hôm nay Nhằm làm rõ các câu hỏi để từ

đó giúp các bạn hiểu hơn về nghề Giám đốc

Cấu trúc của bài tham luận gồm 5 phần chính:

 Phần 1: Khái niệm về nghề Giám đốc

 Phần 2: Cơ sở hình thành nên nghề giám đốc

 Phần 3: Hình thái lao động của nghề giám đốc

 Phần 4: Đặc điểm lao động của nghề giám đốc

 Phần 5: Cơ sở thực tiễn

Trang 3

NỘI DUNG

I KHÁI NIỆM VỀ NGHỀ GIÁM ĐỐC

Một công việc được coi là một nghề khi:

- Để hoàn thành nó cần kỹ năng, kiến thức mang tính chuyên môn, có thể đào tạo được

- Mang tính phổ biến, được xã hội công nhận

- Gắn bó lâu dài với cuộc đời mỗi người

- Có chế độ thù lao tương ứng với sự đóng góp, nhờ nó mà mỗi người có thể sống và đóng góp cho xã hội

Như vậy giám đốc cũng được coi là một nghề vì chúng có đầy

đủ các yếu tố kỹ năng, kiến thức chuyên môn, phổ biến, có thể đào tạo và được xã hội công nhận, có lương tương xứng với đóng góp, góp ích cho xã hội

Có rất nhiều khái niệm về giám đốc, tuy nhiên có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về giám đốc trong cơ chế thị trường như sau:

“Giám đốc doanh nghiệp là người được chủ sở hữu doanh nghiệp giao cho quyền quản lý điều hành doanh nghiệp theo chế độ một thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước người chủ sở hữu về mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng như kết quả của các hoạt động đó, đồng thời được hưởng thù lao tương xứng với kết quả mang lại.”

Giám đốc là người quản lý dẫn dắt hoặc giám sát một khu vực

cụ thể của một công ty Các công ty hiện nay thường có nhiều giám đốc trải rộng trên các chức năng hoặc vai trò kinh doanh khác nhau (ví dụ: giám đốc nhân sự, giám đốc kinh doanh, giám đốc Marketing )

II CƠ SỞ HÌNH THÀNH NÊN NGHỀ GIÁM ĐỐC

Nghề giám đốc doanh nghiệp ra đời cách ngày nay khoảng hơn

100 năm ở các nước kinh tế phát triển Âu – Mỹ Vào giữa những năm 80 của thế kỷ XX, Đảng CSVN chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và từ đó vai trò của giám

Trang 4

đốc doanh nghiệp cũng như nghề Giám đốc doanh nghiệp bắt đầu được quan tâm và ngày càng được đánh giá cao

- Do tính chuyên môn hóa của công việc

Nếu như trong các nền kinh tế trước đây, sự cạnh tranh chỉ tập trung vào chất lượng và giá bán thì ngày nay, các doanh nghiệp còn cạnh tranh bằng thương hiệu, uy tín, sự quảng bá, cách thức tổ chức hệ thống phân phối, mô hình kinh doanh, nhân sự hướng đến sự phát triển các mô hình kinh doanh chuỗi trên toàn cầu Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh của mình, đồng nghĩa với việc người giám đốc lãnh đạo doanh nghiệp đó cũng cần phải chuyên nghiệp hóa Đó là lý do giám đốc lại trở thành một nghề

- Do tính pháp lý đòi hỏi đối với hoạt động sản xuất kinh doanh

- Tính sự nghiệp thể hiện ở sự đóng góp quan trọng cho xã hội

III HÌNH THÁI LAO ĐỘNG CỦA NGHỀ GIÁM ĐỐC

Hình thái lao động của nghề Giám đốc được chia thành 2 phần chính như sau:

1 Mục tiêu nghề nghiệp của giám đốc là mục tiêu chung của doanh nghiệp

 Giám đốc là người được thuê để đề ra và hiện thực hóa các mục tiêu kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp

 Giám đốc không được thuê để điều hành chung chung mà để đưa doanh nghiệp đạt đến những mục tiêu nhất định

 Không thể đặt ra mục tiêu cụ thể rồi thuê giám đốc, mà chỉ là các mục tiêu định tính

 Bản chất lao động của một giám đốc là biến cái tiềm ẩn thành cái hữu hình

 Cách thức bổ nhiệm giám đốc từ ý chí chủ quan của chủ doanh nghiệp, như thế gắn với trách nhiệm vô hạn của người bổ nhiệm, đó là sự bất cập

 Mục tiêu đạt được của doanh nghiệp là thước đo trực tiếp kết quả nghề nghiệp của giám đốc

Trang 5

 Mọi kết quả lao động của giám đốc đều gắn chặt với những gì

mà doanh nghiệp đạt được

 Doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh có tư cách pháp nhân nên chỉ lấy các kết quả kinh doanh (sau khi hoàn thành các nghĩa vụ pháp lý) để đánh giá một giám đốc

 Những kết quả kinh doanh phải định lượng được và đánh dấu một cách rõ ràng sự phát triển của doanh nghiệp trong ngành và trên thị trường

 Mục tiêu của doanh nghiệp đạt được đảm bảo mục tiêu cá nhân của giám đốc

 Mục tiêu cá nhân của giám đốc mang lại giá trị của một sự nghiệp

 Sự nghiệp đó gắn chặt với các thành quả mà doanh nghiệp đạt được bởi sựu quản lý của công ty

 Sự thành đạt của một số cá nhân có trách nhiệm trong một tổ chức lụn bại đó là đỉnh cao của sự tha hóa hệ thống, đi ngược lại quy luật phát triển

2 Nguyên tắc hành động của giám đốc là sứ mệnh của doanh nghiệp

 Giám đốc là người đề ra sứ mệnh

 Sứ mệnh là tinh thần xuyên suốt, chỉ đạo các nỗ lực kinh doanh

để đạt được các mục tiêu cụ thể, là điểm mấu chốt của một quan niệm, phong cách lãnh đạo, là cách mà một giám đốc định hướng hoạt động của doanh nghiệp vào thị trường

 Chủ doanh nghiệp (hay cổ đông) chỉ quan tâm đến sự gia tăng của lợi nhuận và giá trị cổ phiếu Nhưng cách của sự gia tăng đó tùy thuộc vào giám đốc Sứ mệnh là bản chất làm nên sựu gia tăng đó theo cách và quan niệm của giám đốc

 Mỗi khoảng thời gian đủ dài, đánh dấu những biến chuyển cơ bản về chất của một doanh nghiệp trong sự nghiệp kinh doanh thường được giám đốc phát biểu bằng như sứ mệnh có thể khác nhau

 Sứ mệnh là bản chất, nền tảng của mọi hoạt động quản lý

 Sứ mệnh là cái làm nên các giá trị khác biệt của doanh nghiệp

so với các doanh nghiệp khác, đó là hình ảnh của doanh nghiệp trong ngành và trong xã hội

 Sứ mệnh như một triết lý thâm nhập vào mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 6

 Sứ mệnh là chuẩn mực, là động lực, là tiêu chí chủ đạo cho các họat động quản lý nội bộ

 Mọi giao dịch của giám đốc đều xuất phát từ sứ mệnh của doanh nghiệp

 Vì đề cao sứ mệnh nên trong các giao dịch giám đốc có thể hy sinh một số lợi ích trước mắt, bỏ qua một số bất cập và sự không đồng nhất trong các giao dịch bên ngoài

 Sứ mệnh có ý nghĩa như một thương hiệu, là cái làm nên uy tín của doanh nghiệp trong ngành, do vậy nó là kim chỉ nam có tính tối cao định hướng giao dịch của giám đốc

 Cuối cùng vì sứ mệnh là quan niệm và phong cách lãnh đạo – kinh doanh của một giám đốc

IV ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG CỦA NGHỀ GIÁM ĐỐC

1 Lao động của giám đốc là lao động quản lý

Lao động của giám đốc là lao động quản lý do đó giám đốc phải có kiến thức tổng hợp về nhiều mặt

2 Sản phẩm của nghề giám đốc là các quyết định

 Công việc thường xuyên của giám đốc là đưa ra các quyết định

 Giám đốc là người chỉ huy tối cao trong việc quản lý doanh nghiệp thông qua một tổ chức với các mối quan hệ chức năng – nhiệm vụ - quyền hạn có dạng chóp nón, có trách nhiệm vận hành nó hoạt động trôi chảy và hiệu quả bằng các quyết định hành chính có hiệu lực tối cao và tối hậu

 Nhờ các quyết định của giám đốc một hành lang trách nhiệm và pháp lý được thiết lập cho các cá nhân và các bộ phận có trách nhiệm thực thi

 Các quyết định đưa tổ chức doanh nghiệp tiếp cận đến các mục tiêu đã được xác định

 Các quyết định của giám đốc nhằm vào cái gì

Trang 7

 Xác định ý tưởng về giá trị trong các hoạt độnh kinh doanh và trong SP/DV của doanh nghiệp

 Hệ thống mục tiêu doanh nghiệp cần đạt được

 Ba cấp chiến lược của doanh nghiệp

 Sự thay đổi trạng thái, các quan hệ, các khuynh hướng trong hoạt động quản lý nội bộ

 Bản chất, động thái, các quan hệ, các khuynh hướng trong hoạt động quản lý nội bộ

 Bản chất, động thái và kết cục của các giao dịch bên trong bên ngoài

 Tính chất lượng và tính thích hợp của sản phẩm này thể hiện như thế nào

 Các quyết định phải thể hiện được 3 đặc tính: tính thống nhất; -tính không mâu thuẫn; - -tính phù hợp

 Các quyết định phải nhằm vào giải quyết một công việc, một vấn đề, một sự việc hiện hành khiến nó có thể phát triển tốt hơn

về thể chất

 Phải thực hiện được trên thực tế

3 Nguyên liệu để làm ra các quyết định của giám đốc là thông tin

 Chỉ có thẻ đưa ra các quyết định tốt khi đầy đủ các dữ kiện, dữ liệu và các thông số (đã được xử lý theo một quy trình kỹ thuật

về nghiệp vụ, chủ đề) về môi trường kinh doanh, về sự việc hiện tượng

 Năm chức năng quản lý được thực hiện hướng vào mục tiêu bởi các quyết định của giám đốc đều không thể thiếu thông tin

 Thông tin được ví như tài nguyên nhưng việc nó có trở thành quý giá hay không tùy thuộc vào giám đốc đã xử lý và biến nó thành các quyết định như thế nào

Trang 8

 Thông tin có tác dụng làm giảm độ bất định trong hành động kinh doanh, nhưng chỉ khi nó biến thành các quyết định cụ thể

 Các nguồn thông tin quản lý của giám đốc

 Từ các bộ phận chức năng và các cá nhân có trách nhiệm trong

tổ chức, dưới dạng các báo cáo tổng kết, tài liệu, hồ sơ, cơ sở dữ liệu trong một hệ thống thông tin

 Thông tin về môi trường kinh tế - xã hội - chính trị - kĩ thuật có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới doanh nghiệp và ngành nghề doanh nghiệp đang kinh doanh Thông tin về 5 lực lượng cạnh tranh của doanh nghiệp Thông tin về trạng thái của các loại thị trường có liên quan

 Thông tin trực tiếp và gián tiếp có được bởi các khả năng và xơ hội của doanh nghiệp cũng như của chính bản thân giám đốc

 Hệ thống thông tin quản lý phục vụ công tác quản lý của giám đốc

 Yêu cầu: chính xác, đầy đủ, kịp thời, liên tục, phổ cập

 Nguyên tắc: bất cứ ai, bộ phận nào đều có trách nhiệm về thông tin; việc xử lý thông tin phải tuân thủ các quy tắc về kỹ thuật và nghiệp vụ; thông tin phải phục vụ cho từng công tác quản lý cụ thể

4 Công cụ của giám đốc là tổ chức

 Lênin nói: “Hãy cho tôi một tổ chức tôi sẽ cải tạo cả thế giới”

 Dấu hiệu của một tổ chức là: nhiều người; có mục tiêu chung;

có mối quan hệ về chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ trong một trật tự thứ bậc Tổ chức vì thế là nơi tập hợp năng lực của các cá nhân riêng lẻ và làm được cái điều từng người không thể làm được

 Khả năng to lớn của tổ chức ở chỗ: phân công lao động trên cơ

sở chuyên môn hóa và lợi thế của mỗi cá nhân; cộng hưởng các

Trang 9

ý chí, trí tuệ và nỗ lực cá nhân; các giá trị tinh thần, hệ thống các quy tắc và chuẩn mực của tổ chức vừa là động lực vừa là sức ép tác động lên mỗi cá nhân

 Tính hiệu quả và hiệu suất của lao động nghề nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào công cụ sử dụng là gì

 Trình độ lao động thể hiện ở chỗ biết sử dụnh công cụ gì và như thế nào để đạt được mục đích

 Công cụ giúp con người vượt qua được những hàng rào hạn chế

về sinh học của mình Công cụ ở đó có sự vận dụng các quy luật

tự nhiên – xã hội để nối dài và làm cao hơn khả năng vốn có của con người và thực hiện các ý chí của họ

 Tổ chức được tạo ra để đạt một mục đích nhất định không mang tính tự thân, sự vận hành của nó tùy thuộc rất nhiều vào ý chí cá nhân của giám đốc Giám đốc sử dụng nó bởi một hệ thống quyền hạn chính danh và sứ mệnh được ủy thác

 Nhờ tổ chức giám đốc sử dụng được mọi người thuộc quyền như một nguồn lực to lớn hướng vào mục tiêu

 Giám đốc sử dụng công cụ tổ chức như thế nào

 Tổ chức là nơi hiện thực hóa các quyết định của giám đốc, nên

nó phải thông suốt khoa học và hiệu quả

 Tổ chức như bầu dưỡng khí nuôi dưỡng các ý chí kinh doanh của giám đốc, nên nó phải lành mạnh và tích cực

 Chức danh giám đốc và quyền hạn tương ứng chỉ tồn tại trong một tổ chức, bởi vậy cách sử dụng phải chính danh

 Nguyên tắc sử dụng tổ chức như một công cụ: chí công vô tư, toàn quyền hợp pháp, chương trình hóa và kĩ năng hóa; thường xuyển kiểm tra kiểm soát để nâng cấp, điều chỉnh

5 Công nghệ thực hiện các tiến trình trong hoạt độnh quản lý của giám đốc là sự ủy quyền và hệ thống trách nhiệm

Trang 10

 Tính phân đoạn, đa dạng trong các công việc

 Từ đầu vào đến đầu ra có nhiều công việc phải tiến hành song song hoặc nối tiếp trong một quy trình thống nhất về tiêu chuẩn

và chất lượng và ý chí quản lý

 Mỗi công việc, phân đoạn do từng cá nhân hay bộ phận có trách nhiệm chuyên biệt thực hiện, trong không gian , thời gian khác nhau đồng thời về chuyên môn, thủ tục và nghiệp vụ kĩ thuật, trên cơ sở chuyên môn hóa của quá trình phân công lao động

 Mỗi công việc phải được tiến hành với một trách nhiệm và năng lực tối đa, giảm thiểu sự chồng chéo, kiêm nhiệm, chân không trách nhiệm, tạo điều kiện cho tất cả mọi người, mọi cấp làm chủ, phấn đấu và toàn tâm với doanh nghiệp

 Tại sao nói ủy quyền là công nghệ?

 Công nghệ là các phương pháp mang tính kĩ thuật được áp dụng

từ một nền tảng của một nguyên lý nhất định để chất lượng, hiệu quả và hiệu suất hóa các hoạt động tạo giá trị mới

 Ủy quyền dựa trên các nguyên lý thiết kế và vận hành tổ chức, xác lập hệ thống quyền hạn và trách nhiệm, nền tảng VHTC Ủy quyền là phương pháp quản lý mang tính kĩ thuật vì nó xác lập một cơ chế vận hành các cá nhân và cấp quản lý theo cách kĩ năng hóa và tự động hóa theo chuyên môn, trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ, một cách đồng bộ

 Ủy quyền là việc cấp trên giao nhiệm vụ cho cấp dưới gắn chặt trong một hành lang trách nhiệm và nghĩa vụ, quyền hạn tương ứng để người được ủy quyền thực thi nhiệm vụ đó

 Nguyên tắc của sự ủy quyền

 Chỉ ủy quyền cho cấp dưới trực tiếp, phù hợp với chuyên môn

và chức năng của họ trong tổ chức

Trang 11

 Sự ủy quyền phải đi đôi với một nhiệm vụ cụ thể và với một mục đích cụ thể cần đạt từ nhiệm vụ đó

 Nội dung sự ủy quyền phải được xác định rõ ràng về không gian thời gian, trong sự minh xác về trách nhiệm – quyền hạn – nghĩa vụ - lợi ích với cả người ủy quyền và người được ủy quyền trong nhiệm vụ cụ thể

 Sự ủy quyền trước hết mang tính tự giác, xuất phát từ lòng tin, nhu cầu phối hợp trong công việc Những khi đã ủy quyền phải tuân thủ các ràng buộc về pháp lý và phù hợp với các chuẩn mực của VHTC

 Không ủy quyền vô thời hạn và không có kiểm tra kiểm soát

V CƠ SỞ THỰC TIỄN

Theo những phân tích và chứng minh của C.Mac, đội ngũ giám đốc là một bộ phận của lao động xã hội, một bộ phận lao động đặc biệt phát sinh từ yêu cầu chung của lao động hiệp tác, gắn với bất kỳ một loại lao động hiệp tác nào

Ở các nước phát triển, giám đốc được quan niệm là một nghề vì

nó đòi hỏi phải được đào tạo qua trường lớp và trước khi được tuyển chọn làm giám đốc thì phải thông qua thi tuyển và kiểm tra tay nghề Do đó, đội ngũ giám đốc phần lớn là trẻ tuổi và có bằng cấp

Ở nước ta:

– Trong nền kinh tế hoạch hóa tập trung: Ở nước ta quan niệm giám đốc là một chức vụ bởi vì trong thời kì này, các doanh nghiệp đều là doanh nghiệp nhà nước nên được Nhà nước bổ nhiệm Vì vậy, người được nắm giữ chức vụ giám đốc hầu hết là người đã lớn tuổi theo kiểu “sống lâu lên lão làng”, đa số họ đều chưa có, thiếu, hoặc nợ bằng cấp Do thiếu kiến thức trong quản trị doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp hoạt động yếu kém, dẫn tới thua lỗ, phá sản, gây thiệt hại lớn cho Nhà nước

Ngày đăng: 17/07/2024, 16:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w