Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành nhằm mục đích đánh giá mức độc lập trong các hoạt động cơ bản hàng ngày và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
NINH THỊ NGỌC BÍCH
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐỘC LẬP TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG
CƠ BẢN HÀNG NGÀY VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM DƯỠNG LÃO DIÊN HỒNG NĂM 2023
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
HÀ NỘI - 2024
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
NINH THỊ NGỌC BÍCH
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐỘC LẬP TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG
CƠ BẢN HÀNG NGÀY VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM
DƯỠNG LÃO DIÊN HỒNG NĂM 2023
Ngành: Điều dưỡng
Mã số: 8720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HOÀNG THỊ XUÂN HƯƠNG
HÀ NỘI - 2024
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sĩ Điều dưỡng tôi luôn nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu từ các thầy/cô, các đồng nghiệp và bạn bè Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc:
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS Hoàng Thị Xuân Hương đã dành thời gian hướng dẫn, đưa ra các góp ý và cùng tôi chỉnh sửa để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Trường Đại học PHENIKAA đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội được học tập, nghiên cứu
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám đốc, toàn thể cán bộ, nhân viên Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu cho đề tài luận văn
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, các bạn đồng nghiệp, các anh/chị em lớp Cao học Điều dưỡng của Trường Đại học PHENIKAA đã động viên, giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2024
Học viên
Ninh Thị Ngọc Bích
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Ninh Thị Ngọc Bích học viên lớp Cao học Trường Đại học PHENIKAA, chuyên ngành Điều dưỡng, tôi xin cam đoan:
1 Đây là công trình nghiên cứu do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Hoàng Thị Xuân Hương
2 Nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam
3 Các số liệu, thông tin thu thập được trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực, khách quan và đã được sự đồng ý của cơ sở nơi thực hiện nghiên cứu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2024
Học viên
Ninh Thị Ngọc Bích
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 5MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tổng quan về người cao tuổi (NCT) 3
1.3 Chất lượng cuộc sống (CLCS) 8
1.4 Một số nghiên cứu trên thế giới và trong nước về mức độ độc lập trong hoạt động cơ bản hàng ngày và chất lượng cuộc sống của NCT 12
1.5 Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu 16
1.6 Khung lý thuyết 17
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1 Đối tượng nghiên cứu 18
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 18
2.3 Thiết kế nghiên cứu, cỡ mẫu, chọn mẫu 18
2.5 Các biến số nghiên cứu 19
2.6 Tiêu chuẩn đánh giá 23
2.8 Sai số và cách khắc phục 25
2.9 Đạo đức trong nghiên cứu 25
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 26
3.2 Mức độ độc lập trong các HĐCBHN của người cao tuổi 28
3.3 Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi 35
Chương 4 BÀN LUẬN 49
KẾT LUẬN 62
KHUYẾN NGHỊ 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CLCS : Chất lượng cuộc sống
CSSK : Chăm sóc sức khỏe
ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu
HĐSH : Hoạt động sinh hoạt
HĐCBHN : Hoạt động cơ bản hàng ngày
WHO : World Health Organization
(Tổ chức y tế thế giới) WHOQOL : The World Health Oranization Quality of Life
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2 1 Biến số nghiên cứu 20
Bảng 3.1 Thông tin nhân khẩu học về đối tượng nghiên cứu 26
Bảng 3.2 Thông về tình trạng kinh tế của đối tượng nghiên cứu 27
Bảng 3.3 Điểm mức độ độc lập trong 10 hoạt động cơ bản hàng ngày 28
Bảng 3.4 Phân loại mức độ độc lập trong 10 hoạt động cơ bản hàng ngày của NCT 29 Bảng 3 5 Phân bố điểm mức độ độc lập trong hoạt động cơ bản hàng ngày về các đặc điểm cá nhân của người cao tuổi 31
Bảng 3 6 Một số yếu tố liên quan đến mức độ độc lập trong các hoạt động cơ bản hàng ngày 33
Bảng 3.7 Điểm CLCS về khía cạnh giác quan 35
Bảng 3.8 Điểm CLCS về khía cạnh tự chủ 36
Bảng 3 9 Điểm CLCS về khía cạnh hoạt động xã hội 37
Bảng 3.10 Điểm CLCS về khía cạnh hoạt động quá khứ, hiện tại, tương lai 38
Bảng 3.11 Điểm CLCS về khía cạnh cái chết 39
Bảng 3.12 Điểm CLCS về khía cạnh tình thương 40
Bảng 3.13 Phân loại điểm trung bình CLCS và đặc điểm nhân khẩu học của NCT 42
Bảng 3.14 Phân loại CLCS chung và đặc điểm nhân khẩu học của NCT 47
Bảng 3.15 Chất lượng cuộc sống chung và mức độ độc lập trong hoạt động cơ bản hàng ngày 48
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Khung lý thuyết đánh giá mức độ độc lập, các yếu tố tác động đến hoạt
động cơ bản hàng ngày, các yếu tố đánh giá CLCS của NCT 17
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Tỉ lệ mắc bệnh mãn tính của người cao tuổi 28
Biểu đồ 3.2 Mức độ độc lập chung trong H ĐCBHN 30
Biểu đồ 3.3 Phân loại CLCS theo khía cạnh giác quan 35
Biểu đồ 3.4 Phân loại CLCS theo khía cạnh tự chủ 36
Biểu đồ 3.5 Phân loại CLCS theo khía cạnh hoạt động xã hội 37
Biểu đồ 3.6 Phân loại CLCS theo khía cạnh hoạt động quá khứ, hiện tại, tương lai 39
Biểu đồ 3.7 Phân loại CLCS theo khía cạnh cái chết 40
Biểu đồ 3.8 Phân loại CLCS theo khía cạnh tình thương 41
Biểu đồ 3.9 Phân loại CLCS chung 41
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 9TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Đặt vấn đề: Tại Việt Nam, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2021, cả
nước có 11,41 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 12% dân số Vì sự già hóa ngày càng nhanh nên nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi cũng tăng cao Hoạt động cơ bản hàng ngày (HĐCBHN) bao gồm các sinh hoạt hoặc công việc phải làm thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người Các hoạt động này có vai trò rất lớn, quyết định sự độc lập hay phụ thuộc vào người khác của mỗi cá nhân Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp đánh giá chất lượng cuộc sống của người cao tuổi Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu được chăm sóc tại các viện dưỡng lão cho người già ngày càng tăng Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành nhằm mục đích đánh giá mức độc lập trong các hoạt động cơ bản hàng ngày
và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng
Mục tiêu: Thứ nhất, mô tả mức độ độc lập trong các hoạt động cơ bản hàng
ngày của người cao tuổi tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng năm 2023 Thứ hai,
Đánh giá chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng năm 2023
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả
cắt ngang, phỏng vấn bằng phiếu tự điền trên 114 NCT đang được chăm sóc, điều trị tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng năm 2023
Kết quả: Điểm trung bình đánh giá mức độ độc lập trong hoạt động cơ bản
hàng ngày của người cao tuổi (NCT) là 78,94 ± 24,96; có 53,51% NCT là độc lập hoàn toàn; 46,49% là phụ thuộc Nữ giới có mức độ độc lập trong sinh hoạt cơ bản hàng ngày cao gấp 3,15 lần so với nam giới và có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Trong khi đó điểm chất lượng cuộc sống (CLCS) trung bình theo thang điểm 0-100 của NCT về khía cạnh giác quan là 53,78 ± 27,52; khía cạnh tự chủ là 63,04 ± 14,81; khía cạnh hoạt động xã hội là 57,07 ± 15,32; hoạt động quá khứ, hiện tại, tương lai
là 55,64 ± 16,58; cái chết là 77,08± 21,86 và tình thương là 63,21 ± 13,4 Có 66,67
% NCT có CLCS khá, 21,05% có CLCS trung bình và 12,28% có CLCS tốt Nhóm tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập hàng tháng, học vấn, hôn nhân và mức độ độc Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 10lập trong hoạt động cơ bản hàng ngày có ảnh hưởng đến CLCS của NCT là có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Kết luận và khuyến nghị: Mức độ độc lập trong hoạt động cơ bản hàng ngày
và chất lượng cuộc sống của NCT còn thấp Cần tiếp tục hỗ trợ, chăm sóc cho những người cao tuổi bị hạn chế trong các hoạt động cơ bản hàng ngày Đồng thời xây dựng thêm nhiều hoạt động xã hội phù hợp; dành nhiều thời gian hơn nữa để tâm
sự, lắng nghe và chia sẻ với NCT
Từ khóa: Chất lượng cuộc sống, Hoạt động cơ bản hàng ngày, Người cao
tuổi
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 11MỞ ĐẦU
Theo Tổ chức y tế thế giới, người cao tuổi (NCT) là từ 60 tuổi trở lên Số lượng người cao tuổi trên thế giới và ở Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh Năm 2020, thế giới có khoảng 727 triệu người từ 65 tuổi trở lên, chiếm 9,3% tổng dân số thế giới Con số này sẽ tăng lên hơn gấp đôi vào năm 2050, đạt hơn 1,5 tỷ người cao tuổi, chiếm 16% dân số thế giới[16] Trong giai đoạn 2019-2021, tổng dân số Việt Nam tăng thêm 2,07 triệu người (từ 96,21 triệu lên 98,28 triệu), người cao tuổi tăng thêm 1,17 triệu người (từ 11,41 triệu lên 12,58 triệu) [21]
Sự già hóa dân số đặt ra những thách thức và yêu cầu đối với chính phủ và xã hội, cũng như gia đình và cộng đồng Việc suy giảm chức năng cơ thể và tăng nguy
cơ mắc các bệnh mãn tính là một trong những khía cạnh của quá trình này dẫn đến nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tăng cao Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, có 35,73% người cao tuổi gặp khó khăn ít nhất ở một chức năng trong đó chức năng nhìn là 24,49%, nghe là 19,02%, ghi nhớ là 20,89% [21]
Cùng với sự già hóa dân số nhanh chóng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi không chỉ dừng lại ở việc điều trị bệnh tật mà còn liên quan đến nâng cao chất lượng cuộc sống Bên cạnh đó, các hoạt động hàng ngày của người cao tuổi cũng bị ảnh hưởng rất nhiều Hoạt động cơ bản hàng ngày là khả năng tự chăm sóc, tham gia các hoạt động xã hội, là các hoạt động sinh hoạt hàng ngày Việc thực hiện được các hoạt động này sẽ ảnh hưởng đến sự độc lập hay phụ thuộc vào người khác
và là một trong những yếu tố giúp đánh giá chất lượng cuộc sống của người cao tuổi
Khái niệm chất lượng cuộc sống rất phức tạp, mang tính chủ quan Theo Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: Chất lượng cuộc sống là sự hiểu biết của cá nhân về
vị trí xã hội của họ trong bối cảnh văn hóa, hệ thống các giá trị và trong mối quan
hệ với các mục tiêu, kỳ vọng, chuẩn mực và mối quan tâm của họ [47] Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lượng cuộc sống chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố bao gồm sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần, điều kiện kinh tế…[31] Ở Việt Nam, Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 12người cao tuổi có chất lượng cuộc sống tốt là những người có trình độ học vấn cao,
có điều kiện kinh tế xã hội tốt và không có ốm đau bệnh tật [8],[24],[33]
Tại Việt Nam, người cao tuổi được tập trung chủ yếu tại 3 vùng là Đồng bằng sông Hồng (27,17%), Đồng bằng sông Cửu Long (19,05%) và Bắc Trung Bộ (15,01%) [21] Theo thống kê dữ liệu của Bộ công an về nhà ở ngày 1/12/2023: Hà Nội là thành phố có số lượng người cao tuổi lớn thứ 2 cả nước Cùng với sự phát triển của xã hội thì con cái càng ít có thời gian ở bên, chăm sóc cha mẹ lúc về già từ
đó nhu cầu về nơi có thể chăm sóc cho người già ngày càng lớn Viện dưỡng lão là nơi được xây dựng nhằm phục vụ cho việc, chăm sóc tập trung, khám chữa bệnh cho những người cao tuổi có vấn đề về tuổi tác, sức khỏe, bệnh tật
Theo thống kê, năm 2020 Hà Nội có khoảng 20 nhà dưỡng lão tư nhân Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào được thực hiện nhằm đánh giá về mức độ độc lập trong các hoạt động cơ bản hàng ngày và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi sống trong viện dưỡng lão Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá mức độ độc lập trong các hoạt động cơ bản hàng ngày và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng năm 2023” nhằm hai mục tiêu:
1 Mô tả mức độ độc lập trong các hoạt động cơ bản hàng ngày của người cao tuổi tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng năm 2023
2 Đánh giá chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng năm 2023
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về người cao tuổi (NCT)
1.1.1 Định nghĩa người cao tuổi
Người cao tuổi theo quy ước chung của Liên hiệp quốc là người từ 60 tuổi trở lên.Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng lấy mốc 60 tuổi và phân loại NCT thành ba mức: từ 45-59 tuổi, 60-74 tuổi và từ 75-90 tuổi Trong nghiên cứu của chúng tôi, người cao tuổi được định nghĩa là những công dân Việt Nam có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên theo Luật người cao tuổi được Quốc hội Việt Nam ban hành năm 2009[15]
1.1.2 Một số đặc điểm của người cao tuổi
1.1.2.1 Sinh lý của người cao tuổi [4]
a Quá trình lão hóa
Lão hóa là quá trình tự nhiên và tất yếu của con người Khi tuổi tác gia tăng, các chức năng sinh lý và cơ chế phục hồi trong cơ thể dần giảm đi Lão hóa đến sớm hay muộn phụ thuộc vào mỗi người Khi tuổi cao thì phản ứng cũng kém đi, khả năng điều chỉnh, thích nghi cũng giảm, sức khỏe thể chất và tinh thần cũng giảm theo Cùng với những thay đổi về thể xác, lão hóa cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng tinh thần của con người Một số người có thể trở nên dễ bị căng thẳng, mất ngủ, buồn bã, lo lắng hoặc cảm thấy bất an Thậm chí, những vấn đề tâm lý này
có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và CLCS của họ Một số thay đổi chính của quá trình lão hóa như:
- Diện mạo: Tóc bạc, da mồi, có thêm nhiều nếp nhăn, da trở nên khô và thô hơn
- Giác quan: Cảm giác nghe, nhìn, nếm và khứu giác bắt đầu kém hiệu quả
- Nội tạng:
+ Tim cùng với sự gia tăng tuổi tác thì cũng bị ảnh hưởng tương tự như các bộ phận khác của cơ thể Tim phụ thuộc vào hoạt động của hệ tuần hoàn, mà có thể dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến lão hoá
+ Phổi của NCT thường làm việc ít hiệu quả khi lượng ôxy hít vào giảm Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 14- Tình dục: Nội tiết tố, ham muốn tình dục ở NCT cũng giảm rõ rệt NCT hay
bị mệt mỏi, mọi hành vi, cử chỉ yêu đương gặp khó khăn
b Các bệnh thường gặp ở người cao tuổi
- Bệnh tim mạch và huyết áp: Cao huyết áp, loạn nhịp tim, suy tim
- Bệnh về xương khớp: Loãng xương, thoái hóa, bệnh gút
- Bệnh về hô hấp: Cúm, viêm phế quản, viêm phổi…
- Bệnh răng miệng: Sâu răng, khô miệng, bệnh nha chu
- Bệnh về tiêu hóa và dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa
- Một số bệnh: Ung bướu, bệnh thần kinh và các bệnh về tâm thần
Ở Bệnh viện Lão khoa trung ương 10 bệnh kể trên chiếm 56,9% tổng số NCT đến khám chữ bệnh năm 2008 [2] Trong đó, 2 bệnh truyền nhiễm (viêm phổi và viêm phế quản) chiếm gần 10% tổng số lượt khám chữa bệnh Bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ lớn nhất gồm tai biến mạch máu não (21,9%), tăng huyết áp (THA) (7,7%), và suy tim (2,4%)
1.1.2.2 Tâm lý và tình cảm người cao tuổi [4]
Khi về già, NCT thường cảm thấy cô đơn, mất tự tin, lo lắng về tương lai và không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình Đồng thời, sức khỏe thể chất cũng có thể ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý Trạng thái tâm lý và sức khỏe của NCT không chỉ phụ thuộc vào bản thân họ mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội, đặc biệt là môi trường văn hóa - tình cảm và quan trọng nhất là môi trường gia đình Gia đình và những người thân yêu có thể cung cấp sự hỗ trợ tinh thần, tình yêu và sự quan tâm, giúp người cao tuổi cảm thấy có giá trị và không cô đơn Một môi trường văn hóa - tình cảm ủng hộ cũng có thể cung cấp
sự kết nối xã hội và gắn kết trong cộng đồng, giúp người cao tuổi tìm thấy ý nghĩa và hạnh phúc trong cuộc sống Thay đổi tâm lý của mỗi người là khác nhau, nhưng chủ yếu là:
Trang 15b Chuyển từ trạng thái “tích cực” sang “tiêu cực”
Khi người cao tuổi nghỉ hưu, họ thường phải đối mặt với sự thay đổi trong cuộc sống lao động Chuyển từ trạng thái làm việc bận rộn, tập trung vào làm việc
và mối quan hệ xã hội hàng ngày sang trạng thái nghỉ ngơi và thư giãn Điều đó có thể gây ra sự mất cân bằng và khó khăn trong việc thích nghi Chính vì vậy NCT dễ gặp phải “hội chứng về hưu” trong giai đoạn này Đây là giai đoạn mà người cao tuổi dễ cảm thấy mất đi ý nghĩa trong cuộc sống, thiếu mục tiêu, cảm thấy cô đơn và không biết làm gì để sử dụng thời gian của mình
c Những biểu hiện tâm lý của NCT
- Sự cô đơn và mong muốn được quan tâm chăm sóc là những cảm xúc tự nhiên của người cao tuổi, đặc biệt khi con cháu hoặc người thân xung quanh bận rộn với cuộc sống riêng Đây là một vấn đề phổ biến trong xã hội hiện đại, khi sự phân tán và xa cách trong gia đình cộng đồng ngày càng trở nên phổ biến Điều này khiến NCT cảm thấy mình bị lãng quên Họ rất muốn tuổi già của mình vui vẻ bên con cháu Họ muốn được mọi người quan tâm, lo lắng và ngược lại, NCT sợ cô đơn,
sợ ở một mình
- Cảm nhận thấy bất lực và tủi thân:
Trên thực tế, NCT còn sức khỏe vẫn còn tham gia làm việc đơn giản trong nhà, tự đi lại, hoặc có thể tham gia các hoạt động xã hội Nhưng cũng có một số NCT do tuổi tác đã cao, sức khỏe giảm sút nên sinh hoạt phần lớn phụ thuộc vào con cháu Do vậy dễ nảy sinh tâm trạng chản nản, buồn phiền, hay tự dằn vặt mình nên chỉ một thái độ hay một câu nói thiếu tế nhị có thể làm cho họ tự ái, tủi thân
- Nói nhiều hoặc trầm cảm: Vì muốn con cháu sống theo khuôn phép đạo đức thế hệ mình, muốn truyền đạt kinh nghiệm sống cho con cháu nên họ hay bắt lỗi, nói nhiều và có khi còn làm cho người khác khó chịu Hoặc khi thấy có sự khác biệt
về tư duy, lối sống với con cháu họ tự tách mình ra khỏi gia đình, dần dần ít giao tiếp nên có thể dẫn tới trầm cảm
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 16Với một bộ phận NCT bảo thủ và khó thích ứng với sự thay đổi, cộng với sự giảm sút của sức khỏe, khả năng thực hiện công việc hạn chế Nếu thời trẻ có những ước mơ không thực hiện được, hoặc không thỏa đáng, không hài lòng nên hay ghen
tỵ, soi xét với những người xung quanh
- Sợ phải đối mặt với cái chết: Sinh - tử là quy luật của tự nhiên, nhưng NCT vẫn sợ phải đối mặt với cái chết
Cũng có những NCT bàn việc hậu sự cho mình, viết di chúc cho con cháu nhưng cũng có NCT không chấp nhận, lảng tránh và sợ chết
1.2 Hoạt động cơ bản hàng ngày
1.2.1 Định nghĩa
Hoạt động cơ bản hàng ngày bao gồm những hoạt động cho nhu cầu nhất định của bản thân HĐSHHN được chia thành hai nhóm: HĐSHHN cơ bản (ADL) như ăn uống, vệ sinh, đi lại… và hoạt động có sử dụng phương tiện (IADL) như nấu ăn, quản lý tài chính, sử dụng điện thoại…[6] Cả hai đều có vai trò quan trong như nhau đối với con người
HĐCBHN được sử dụng trong CSSK để chỉ hoạt động tự làm để chăm sóc
cơ thể Đánh giá HĐCBHN cơ bản giúp xác định mức độ phụ thuộc và khả năng
tự chăm sóc của NCT và các nội dung sau đây:
- Đi lại: đánh giá khả năng đi lại quanh nhà, khi lên xuống cầu thang và có nguy cơ tự ngã hoặc gây thương tích trong quá trình di chuyển hay không
- Ăn uống: có chế độ ăn đặc biệt gì hay không, NCT tự ăn hay có cần sử dụng các dụng cụ trợ giúp gì khi ăn, có khó khăn gì trong quá trình ăn uống
- Vệ sinh cá nhân: Người cao tuổi có tự đánh răng, tự tắm gội được hay không, hay cần phải trợ giúp
- Mặc quần áo: Mức độ khó khăn khi mặc quần áo, tự mặc hay cần trợ giúp
- Đi vệ sinh: Có gặp khó khăn khi đi vệ sinh không, khả năng kiểm soát tiểu tiện và đại tiện như thế nào
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 171.2.2 Thang điểm đánh giá hoạt động cơ bản hàng ngày
Có rất nhiều thang đo đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày
cơ bản, dưới đây là một số thang điểm có thể sử dụng được [10]:
- Thang điểm Barthel: được sử dụng để đo lường và đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh Thang điểm này gồm 10 hoạt động, trong đó có 8 mục đánh giá cho các hoạt động liên quan đến việc chăm sóc
cá nhân như ăn, uống, vệ sinh cá nhân, tắm rửa, mặc quần áo, di chuyển, đi vệ sinh, lên xuống cầu thang, 2 mục còn lại liên quan đến kiểm soát ruột (đại tiện)
và kiểm soát bàng quang (tiểu tiện)
Các hoạt động được đánh giá ở ba mức: “độc lập”, “cần hỗ trợ” và “không làm được” Điểm Barthel được tính từ từ 0 đến 100 điểm với mỗi 5 điểm tăng dần đều
- Thang điểm Kenny: thang này chia ra 7 hoạt động chính (hoạt động trên giường, vận động, di chuyển, mặc cởi quần áo, vệ sinh cá nhân, kiểm soát bàng quang và ruột, ăn uống)
Điểm đánh giá được cho từ 4 điểm (hoàn toàn độc lập) đến 0 điểm (hoàn toàn phụ thuộc)
- Chỉ số Katz: Chỉ số này bao gồm các hoạt động (tắm rửa, mặc/cởi quần
áo, đi vệ sinh, ăn uống, tự kiểm soát bàng quang và ruột, kỹ năng vận động và di chuyển cơ bản)
Chỉ số Katz rất đơn giản, là 1 nếu người khuyết tật không cần hỗ trợ của người khác và 0 nếu cần hỗ trợ để thực hiện Các mức độ từ A-G được áp dụng cho việc thực hiện được các hoạt động khác nhau Điểm mạnh của chỉ số này là ngắn gọn, dễ sử dụng, tuy nhiên chỉ áp dụng cho người khuyết tật
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng Thang điểm Barthel để đánh giá Đây là một thang đo dễ sử dụng, đánh giá nhanh các hoạt động cơ bản hàng ngày, phù hợp với các biến số của nghiên cứu và đã được sử dụng trong một số nghiên cứu tại Việt Nam
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 18và mức độ hài lòng, từ đó sẽ quyết định CLCS của họ [39]
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) CLCS là “sự hiểu biết của cá nhân về vị trí xã hội của họ trong bối cảnh văn hóa và hệ thống các giá trị và trong mối quan hệ với các mục tiêu, kỳ vọng, chuẩn mực và mối quan tâm của họ” CLCS thường được đánh giá theo bốn khía cạnh: thể chất, tâm lý, các mối quan hệ xã hội và môi trường sống [24]
CLCS là một chỉ số đánh giá mức độ phát triển và chất lượng cuộc sống của con người trong một quốc gia Nó bao gồm các yếu tố như trí tuệ, tinh thần và vật chất để đo lường khả năng và sự tiếp cận của con người đối với các cơ hội phát triển và sự hưởng thụ xã hội CLCS càng cao giúp con người có nhiều lựa chọn cho bản thân và tận hưởng những giá trị vật chất và tinh thần mà xã hội mang lại Đây là một công cụ để đo lường sự tiến bộ và hiệu suất của một quốc gia trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
1.3.2 Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi
Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến CLCS của NCT như sức khỏe, môi trường sống, giáo dục, thu nhập, an ninh và an toàn, văn hóa và giải trí, quyền lợi công dân và trật tự hành chính Trong đó sức khỏe là một yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến CLCS Sức khỏe bao gồm cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần của con người Có nghiên cứu ghi nhận mối liên quan giữa CLCS
và sức khỏe [25],[27],[45] Con người khó có được một cuộc sống tốt nếu thường xuyên đau ốm, bệnh tật
Sau đó là các yếu tố như sức khỏe tinh thần, giao tiếp, vị thế xã hội, tình trạng kinh tế, tín ngưỡng… và một số yếu tố khác
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 19Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng này như nghiên cứu định tính năm 2012 của Nguyễn Thanh Hương về NCT ở tỉnh Hải Dương Nghiên cứu cho thấy các vấn đề vật lý, tâm lý, xã hội, môi trường, tôn giáo và kinh tế là các khía cạnh quan trọng đối với CLCS Mối liên quan giữa CLCS của NCT và các yếu tố giới, tình trạng gia đình, nguồn thu nhập, điều kiện kinh tế và tình trạng sức khỏe đã được chỉ ra trong nghiên cứu của Lê Thị Hoàn [8] Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Tiến tìm thấy có mối liên quan giữa giới tính và CLCS, nam giới có mức CLCS cao hơn so với phụ nữ về các mặt thể chất, tâm lý và môi trường [37]
Như vậy, các yếu tố tác động đến CLCS rất đa dạng: đặc điểm nhân khẩu học (tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp tình trạng hôn nhân), tình trạng kinh tế, thu nhập, lối sống, mối quan hệ gia đình, xã hội… Vậy những vấn đề nào có tác động đến CLCS của NCT tại các viện dưỡng lão và có thể có những can thiệp nào để nâng cao CLCS của NCT là câu hỏi mà chúng tôi muốn tìm hiểu khi triển khai nghiên cứu này
1.3.3 Đánh giá chất lƣợng cuộc sống
Đo lường chất lượng cuộc sống (CLCS) là một quá trình phức tạp, bao gồm các đánh giá về cả khía cạnh tích cực và tiêu cực Vì vậy, các nhà nghiên cứu cần tìm ra các công cụ và chỉ số mới đo lường CLCS từ các góc nhìn khác nhau, theo nhiều yếu tố và mối liên quan khác nhau
Sự phức tạp và mức độ khó xác định của vấn đề này đã dẫn tới việc xuất hiện nhiều công cụ lượng giá hiện nay còn sử dụng: SF – 36 Health Survey (thang đo chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe gồm 36 mục), EUROQOL-EQ-5D (European Quality of Life-5 Dimensions) là một công cụ chuẩn hóa được sử dụng rộng rãi để đo lường chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe Được phát triển bởi Tổ chức EuroQol, công cụ này giúp đánh giá sức khỏe tổng quát của cá nhân dựa trên năm chiều khác nhau) Bộ WHO-8: EUROHIS Quality of Life Scale (thang đo chất lượng cuộc sống gồm 8 chỉ số) , AQOL Instrument…
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 20Thấy được tầm quan trọng trên, Tổ chức Y tế thế giới đã triển khai bộ công
cụ đo lường WHOQOL((World Health Organization Quality of Life), bộ công cụ WHOQOL-100 gồm 100 câu hỏi về 24 khía cạnh liên quan đến CLCS được nhóm thành 6 lĩnh vực [40]
Tuy nhiên, WHOQOL-100 là quá dài để sử dụng Nên WHO tiếp tục đưa ra một bản rút gọn là WHOQOl-BREF WHOQOL-BREF có 26 câu hỏi, đánh giá các khía cạnh liên quan đến CLCS:
- Sức khỏe thể chất: Các đánh giá về tình trạng thể chất của con người, sự
phụ thuộc vào thuốc và y tế, sự mệt mỏi, đau đớn…
- Sức khỏe tâm thần: Cảm xúc của con người; tâm linh, tôn giáo và tín
ngưỡng; suy nghĩ…
- Các mối quan hệ xã hội: Mối quan hệ sống hàng ngày (cá nhân, xã hội)
- Môi trường: Nguồn lực tài chính, tự do, an ninh, y tế, chăm sóc xã hội và
đi lại Tuy nhiên trong quá trình triển khai bộ công cụ đã xuất hiện một số điểm không phù hợp, đặc biệt là với NCT Vì vậy nhóm nghiên cứu của WHO đã điều chỉnh cho ra đời bộ công cụ WHOQOL-OLD [26] WHOQOL-OLD gồm 24 câu hỏi liên quan đến 6 khía cạnh của NCT:
- Giác quan: mất chức năng giác quan, sự suy giảm giác quan…
- Tự chủ: quyền tự quyết, tự kiểm soát cuộc sống, được tôn trọng và được
làm những điều mình muốn
- Hoạt động trong quá khứ, hiện tại và tương lai: hài lòng với điều mình
nhận được trong quá khứ và những điều mong đợi sắp tới
- Hoạt động xã hội: các công việc tham gia, thời gian tham gia, cơ hội tham
gia hoạt động xã hội
- Cái chết: các vấn đề liên quan đến cái chết của bản thân (cách sẽ chết, sợ
chết)
- Tình thương: Các vần đề về tình thương trong cuộc sống (trải nghiệm tình
thương, cơ hội để yêu thương và được yêu thương)
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 21Nhiều nghiên cứu sử dụng WHOQOL-OLD đã cho thấy độ tin cậy cũng như tính ứng dụng của nó [22],[23],[34]
Đo lường CLCS là một phần quan trọng trong nghiên cứu này Vì vậy chúng tôi đã chọn sử dụng WHOQOL-OLD, đây là một công cụ chuyên biệt được WHO phát triển dành cho NCT và đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia WHOQOL-OLD bao gồm các nội dung về tự chủ, cái chết và tình thương Rất ít bộ công cụ đo lường khác có các khía cạnh này, do đó WHOQOL-OLD là một lựa chọn thích hợp để đánh giá CLCS của người cao tuổi Nó đã được sử dụng và cho kết quả tốt khi áp dụng tại Việt Nam [1],[48] Sử dụng WHOQOL-OLD trong nghiên cứu này giúp chúng tôi đảm bảo tính đồng nhất và sự so sánh được thực hiện với các nghiên cứu trước đó trên toàn cầu
1.3.4 Mối liên quan giữa hoạt động cơ bản hàng ngày và chất lƣợng cuộc sống
Người ta thấy rằng độc lập trong các hoạt động sinh hoạt cơ bản hàng ngày
là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì chất lượng cuộc sống của người cao tuổi Khi có khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách độc lập như
tự đi lại, tự vệ sinh cá nhân, tự làm việc nhà và tổ chức sinh hoạt cá nhân, NCT
có thể tận hưởng cuộc sống một cách đầy đủ và tự tin Việc có khả năng tự quản
lý cuộc sống hàng ngày cũng mang lại sự độc lập tinh thần và tạo cảm giác tự trọng cho NCT Sự tự tin và sự tự chủ trong việc đảm nhận các hoạt động sinh hoạt hàng ngày có thể ảnh hưởng đến tư duy tích cực và tinh thần lạc quan Từ
đó nâng cao chất lượng cuộc sống của họ Bên cạnh đó, mặc dù không mắc bệnh nhưng mỗi NCT vẫn yêu cầu có một HĐCBHN tốt hơn để duy trì tình trạng sức khỏe [53]
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Ngọc tại Thành phố Hà Nội năm 2018 cho thấy người cao tuổi tự chăm sóc được bản thân có điểm CLCS (76,42 ± 12,81) cao hơn nhóm NCT cần người khác hỗ trợ hoặc chăm sóc (71,49 ± 13,30), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Một nghiên cứu khác của Dương Huy Lương khi nghiên cứu CLCS NCT và thử nghiệm giải pháp can Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 22thiệp ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm 2010 cho kết quả: những người có khả năng tự thực hiện các hoạt động hàng ngày có điểm CLCS cao hơn so với những người không tự thực hiện được một số hoạt động (63,8 ± 9,5 so với 51,0 ± 10,2)
1.4 Một số nghiên cứu trên thế giới và trong nước về mức độ độc lập trong hoạt động cơ bản hàng ngày và chất lượng cuộc sống của NCT
1.4.1 Trên thế giới
Nghiên cứu của tác giả Rudan Xu về “Tình trạng sức khỏe của người cao tuổi và ảnh hưởng của nó đối với các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi ở Shangrao, tỉnh Giang Tây” đã sử dụng phiếu điều tra 6 nội dung về vấn đề sức khỏe thông qua chỉ số HĐHN của Barthel Kết quả cho thấy: tuổi, chỉ
số BMI, trình độ học vấn, số bệnh mãn tính càng cao thì điểm hoạt động sinh hoạt hàng ngày càng kém Và các yếu tố: sức khỏe, khả năng giao tiếp, khả năng nhận thức, khả năng nhìn và thu nhập càng thấp thì điểm sinh hoạt hàng ngày càng thấp [52]
Một NC khác về “Mối liên quan giữa hoạt động sinh hoạt hàng ngày cơ bản, hoạt động sinh hoạt hàng ngày có sử dụng phương tiện với chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe ở người dân tộc thiểu số Yi” của tác giả Lingyun Ran khi sử dụng hai công cụ để đánh giá HĐCBHN (chỉ số Barthel và thang đo IADLs) IADLs bao gồm các hoạt động được phức tạp hơn so với với ADL Kết quả đánh giá cho thấy điểm ADL trung bình là 92,2 ± 16,1 95,1% NCT ở nhóm 65-69 tuổi mức độ độc lập trong các ADL và ở nhóm >80 tuổi là 87,6% Phân tích mối tương quan giữa CLCS với ADL và IADL Kết quả cho thấy cả ADL và IADL đều có mối tương quan với CLCS (p< 0,05) và mức độ độc lập càng cao khi CLCS càng cao [42]
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều nghiên cứu đánh giá CLCS của NCT được thực hiện Một nghiên cứu được triển khai trên 184 NCT ở Tabriz, Iran đang sống trong cộng đồng sử dụng đánh giá CLCS của Tổ chức Y tế Thế giới (WHOQOL-BREF) cho thấy điểm CLCS ở cả nam và nữ là 90,75 ± 13,37; trong Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 23đó nam giới có điểm CLCS cao hơn nữ giới và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê Ngoài ra nghiên cứu có tìm thấy có sự khác biệt giữa việc mắc một số bệnh tật (tim mạch, hô hấp, tiêu hóa…) có ảnh hưởng đến điểm CLCS [32]
Một nghiên cứu tại Châu Âu được thực hiện trên 33241 người vào năm
2016 của tác giả Josep L Conde-Sala với đối tượng nghiên cứu là NCT từ 65 tuổi trở lên NC đánh giá CLCS và một số yếu tố liên quan đến mô hình phúc lợi
xã hội Kết quả chỉ ra rằng các nước dân chủ (cụm Bắc Âu) có chỉ số kinh tế xã hội tốt hơn và điểm số CLCS cao hơn (38,5 ± 5,8) so với các nước Đông Âu và Địa Trung Hải (33,5 ± 6,4), vì đây là các nước kiện kinh tế nghèo, phúc lợi xã hội còn hạn chế [24]
1.4.2 Tại Việt Nam
Nghiên cứu của tác giả Phan Trọng Đức về “Hạn chế hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người cao tuổi và thực trạng chăm sóc tại cộng đồng ở phường Tân Dân, thành phố Việt Trì năm 2017” cho kết luận có 6,4% người cao tuổi bị hạn chế HĐSHHN cơ bản và 11,4% bị hạn chế HĐSHHN có sử dụng phương tiện Gần 40% trong số này là hạn chế cao (phụ thuộc hoàn toàn) Các yếu tố làm tăng khả năng HĐSHHN cơ bản và có sử dụng phương tiện là: tuổi từ 80 trở lên,
có sa sút trí tuệ, bị tai biến mạch máu não NCT có nghề nghiệp là nông dân, có bệnh về mắt bị hạn chế trong HĐSHHN có sử dụng phương tiện [6]
Nghiên cứu của Võ Văn Thắng về “Tình trạng chức năng và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại tỉnh Thừa Thiên Huế” cho kết quả 82,6% NCT chủ động hoàn toàn trong các hoạt động sống cơ bản hàng ngày Các yếu tố về tuổi tác, hôn nhân, tôn giáo có liên quan đến sức khỏe chức năng của người cao tuổi [17]
Nghiên cứu khác về “Thực trạng hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi, một số yếu tố ảnh hưởng và thử nghiệm một giải pháp can thiệp dự phòng” của Phạm Ngân Giang cho thấy: người cao tuổi 4 tỉnh Thái Nguyên, Hà Tây, Huế và Cần Thơ có tỉ lệ bị hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 24ngày là 8,8% Trong đó 3% là phụ thuộc hoàn toàn, 1,9% là phụ thuộc mức độ trung bình và 3,9% là phụ thuộc mức độ nhẹ Tuổi cao, giới nam, tình trạng hiện tại không làm việc, là người dân tộc ít người, không tập thể dục hàng ngày, bị bệnh mạn tính (tai biến mạch máu não, sa sút trí tuệ, giảm thị lực, run tay, chấn thương, tai nạn) là các yếu tố làm tăng nguy cơ bị hạn chế sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi [7]
Nghiên cứu của Nguyễn Vũ Thiện năm 2018 đánh giá “Thực trạng hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi tại Hà Nội năm 2018 và một số yếu
tố liên quan” cho thấy hầu hết các nhóm (8/9 nhóm) hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi tại Hà Nội năm 2018 được đánh giá ở mức cao (giá trị trung bình trên 2,5) Tuổi, trình độ học vấn, tôn giáo, nơi ở hiện tại là 4 yếu tố có liên quan đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi đó [18]
Ở Việt Nam, thời gian gần đây, CLCS của NCT là một vấn đề mới nổi và đang được nhà nước, xã hội quan tâm chú ý Tuy nhiên khái niệm CLCS ở Việt Nam vẫn chưa được tìm hiểu và đánh giá một cách toàn diện Trước đây CLCS chủ yếu được đánh giá bởi “cơm no áo ấm” hoặc không có bệnh tật đã là hạnh phúc thì ngày nay yếu tố tinh thần đang trở nên đặc biệt quan trọng
Theo bảng xếp hạng MERCER năm 2017, CLCS của Việt Nam đứng thứ 4 trong số các nước Đông Nam Á (ASEAN), còn tương đối thấp so với các nước khác trên thế giới (116/182 nước) [35] Bên cạnh đó, CLCS của NCT nói riêng vẫn đang
là một vấn đề mới đối với Việt Nam, mặc dù cũng đã có một số nghiên cứu được triển khai gần đây
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Ngọc năm 2018 tại Hà Nội, cho thấy trung bình chung điểm CLCS của NCT trong nghiên cứu này theo thang điểm 24-120 là 95,94 ± 12,61 điểm và theo thang điểm theo thang 0-100 là 74,94 ± 13,14 [9]
Một NC khác của Phạm Thị Thu Huyền năm 2021 tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội kết quả thu được là 51.5 % NCT có CLCS xếp loại ở mức tốt Các yếu
tố liên quan đến CLCS của NCT được tìm thấy: nhóm tuổi, tính trạng hôn nhân, giới tính, trình độ học vấn, hoàn cảnh sống, giúp đỡ Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 25tới CLCS còn bao gồm: nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, số lần bị ốm trước khi
nghiên cứu, số bệnh mạn tính bị mắc, khám sức khỏe định kỳ, tự đánh giá sức khỏe [11]
Nghiên cứu của Ninh Thị Hà và cộng sự năm 2014 cho thấy trung bình điểm
CLCS của NCT tại vùng nông thôn tỉnh Long An chỉ đạt mức trung bình so với
thang điểm của WHO [38]
Năm 2015, Lê Thị Hoàn và cộng sự đã sử dụng bộ công cụ WHOQOL-BREF
để nghiên cứu NCT tại xã Trung Lương Kết quả cho thấy: điểm trung bình CLCS
chung và theo bốn khía cạnh của CLCS đều ở mức trung bình Trong đó, điểm trung
bình về khía cạnh xã hội là cao nhất (62,1 điểm) và thấp nhất là khía cạnh thể chất
(50,1 điểm) [8]
Nghiên cứu năm 2017 của Nguyễn Văn Tiến và cộng sự tại vùng nông thôn
tỉnh Thái Bình cũng ghi nhận hầu hết NCT có CLCS chung ở mức trung bình, ít có
sự chệnh lệch theo giới tính, nam giới là 90,5%, nữ là 89,6% Nhưng chỉ có 0,5%
NCT là nữ có CLCS đạt mức cao, trong khi ở nam giới là 4% và tỷ lệ NCT nam có
CLCS thấp là 5,5% trong khi ở nữ giới chiếm tới 10% [37]
Nghiên cứu của Lê Đức Thịnh khi tiến hành trên 586 NCT tại thị xã Hương
Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, sử dụng bộ câu hỏi SF-36 Điểm CLCS trung bình chung
đạt 62,16 16,74 điểm, NCT có CLCS tốt chiếm tỷ lệ 24% và 54,8% NCT có
CLCS trung bình khá, 18,1% NCT có CLCS trung bình và 3,1% có CLCS kém
[19]
Nghiên cứu khác trên 559 NCT ở 10 xã, phường thuộc thành phố Quảng Ngãi
của Tô Kỳ Nam (2013), sử dụng bộ câu hỏi đo lường cho NCT do trường Đại học Y
tế Công cộng xây dựng, cho thấy CLCS của NCT ở thành phố Quảng Ngãi không
cao; điểm trung bình đều ở mức trung bình khá, điểm cao nhất là khía cạnh môi
trường và thấp nhất là khía cạnh kinh tế, sức khỏe thể chất Điểm trung bình chỉ đạt
3,36 điểm Ngoài ra có tới 65,7% NCT có điểm CLCS ở mức trung bình khá [12]
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 261.5 Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu
Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng là một cơ sở chăm sóc và nuôi dưỡng người cao tuổi tọa lạc tại thành phố Hà Nội, được thành lập từ tháng 9 năm 2014 với mong muốn chia sẻ trách nhiệm chăm sóc NCT với các gia đình Sống tại viện dưỡng lão
là một giải pháp tối ưu giúp con cháu vẫn duy trì công việc, học tập mà vẫn có điều kiện quan tâm đến bố mẹ, ông bà Đồng thời NCT vẫn được vui sống bên những người cùng lứa tuổi, được chăm sóc sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần
Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng có 04 cơ sở đặt tại các quận, huyện quanh Hà Nội Cụ thể: Cơ sở 1 tại Khu đô thị Đô Nghĩa, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội Cơ sở
2 tọa lạc tại Khu đô thị Thanh Hà Cienco5, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội Cơ sở 3 tại Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội Cơ sở 4 có địa chỉ tại đường Quang Lai, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội Có thể thấy các cơ sở của Trung tâm dưỡng lão đều được tọa lạc tại những khu vực có mật độ xây dựng và mật độ dân cư thấp nên đảm bảo sự thoáng mát, yên tĩnh, riêng tư Đặc biệt với không gian rộng rãi, xanh mát và thiết
kế hiện đại, trung tâm đã trở thành địa chỉ tin cậy của các gia đình có người cao tuổi, người bị tai biến, tai nạn lao động… tại Hà Nội và các tỉnh từ Quảng Bình trở
ra Hiện nay trung tâm dưỡng lão Diên Hồng có khoảng 70 cán bộ, điều dưỡng, nhân viên tham gia chăm sóc, hỗ trợ cho tổng số hơn 300 người cao tuổi
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 271.6 Khung lý thuyết
Dựa vào các phân tích tại phần tổng quan tài liệu, mục tiêu và biến số sẽ nghiên cứu chúng tôi xây dựng khung lý thuyết các hoạt động để đánh giá các yếu tố gây ảnh hưởng tới mức độ độc lập và CLCS của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng
- Chải đầu, đánh răng
- Mặc quần áo, đi giày dép
Trang 28Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Người cao tuổi đang tham gia các dịch vụ chăm sóc nội trú tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng
* Tiêu chuẩn lựa chọn
Đối tượng nghiên cứu có khả năng nghe nói, trả lời câu hỏi và cung cấp đầy
đủ thông tin
* Tiêu chuẩn loại trừ
Đối tượng khuyết tật không thể trả lời phỏng vấn hoặc sức khoẻ yếu đang cần chăm sóc y tế 24/24 (câm, điếc, loạn thần, sa sút trí tuệ, liệt, đột quỵ…)
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Thời gian: Từ 05/2023 - 09/2023
Địa điểm: Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng
2.3 Thiết kế nghiên cứu, cỡ mẫu, chọn mẫu
* Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang
* Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
α là ý nghĩa thống kê, ở mức α = 0,05 và giá trị Z tương ứng là 1,96
p = 0.064 (tỉ lệ người cao tuổi có hạn chế HĐSHHN chung theo nghiên cứu của Phan Trọng Đức [6])
d: Mức độ sai lệch tuyệt đối mong đợi là 0,05
Thay vào công thức trên tìm được n = 92 Để loại trừ khả năng phiếu không hợp lệ
NC lấy thêm 10% dự phòng Vậy cỡ mẫu tối thiểu là 102 Thực tế điều tra là 114 người Vậy trong NC này n=114
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 29* Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện Chúng tôi tiến hành lập danh sách NCT tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đủ tiểu chuẩn lựa chọn để tiến hành phỏng vấn
2.4 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu định lượng: được thu thập thông qua phiếu khảo sát được xây dựng dựa trên các biến số cần nghiên cứu
Quy trình thu thập số liệu
Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn
Thử nghiệm bộ câu hỏi với đối tượng nghiên cứu
Hoàn thiện bộ công cụ nghiên cứu
Điều tra chính thức đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu viên và cộng tác viên thu thập số liệu, phỏng vấn trực tiếp các ĐTNC theo bộ câu hỏi có sẵn
2.5 Các biến số nghiên cứu
- Nhóm biến số về thông tin chung: tuổi, giới, nghề nghiệp, dân tộc, học vấn, thu nhập gồm 10 biến
- Nhóm biến số về độ độc lập trong HĐCBHN: gồm 10 biến
- Biến số về CLCS: 24 biến
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 30Bảng 2 1 Biến số nghiên cứu
TT Biến số Định nghĩa Loại biến PP
thu thập
I Thông tin chung
1 Tuổi Số tuổi hiện tại tính theo lịch
2 Giới Giới tính hiện tại của ĐTNC
3 Nghề nghiệp Ghi rõ nghề nghiệp có thời gian
làm lâu nhất trước đây của ĐTNC Danh mục Phỏng vấn
4 Dân tộc Là thành phần dân tộc của ĐTNC
ghi theo giấy khai sinh Danh mục Phỏng vấn
5 Nơi ở Nơi ĐTNC đang sống hiện tại theo sổ hộ khẩu Danh mục Phỏng vấn
6 Học vấn Học vấn cao nhất của ĐTNC đạt
7 Thu nhập Thu nhập hàng tháng của ĐTNC tại thời điểm nghiên cứu Liên tục Phỏng vấn
8 Hôn nhân Tình trạng hôn nhân tại thời
9 Con cái Số người con ruột của đối tượng Rời rạc Phỏng vấn
10 Bệnh mãn tính Hiện tại ĐTNC có mắc bệnh
mãn tính nào không Nhị phân Phỏng vấn
II Đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày
11 Ăn uống Khả năng tự độc lập trong ăn
Trang 31TT Biến số Định nghĩa Loại biến PP
thu thập
I Thông tin chung
15 Đại tiện Khả năng tự độc lập trong việc đi đại tiện của ĐTNC Thứ hạng Phỏng vấn
16 Tiểu tiện Khả năng tự độc lập trong việc
đi tiểu tiện của ĐTNC Thứ hạng Phỏng vấn
Thứ hạng Phỏng vấn
22 Mất chức năng
giác quan
Mức độ đánh giá ĐTNC mất chức năng các giác quan ảnh hưởng đến sự tham gia các hoạt động của ĐTNC
Trang 32TT Biến số Định nghĩa Loại biến PP
29 Hài lòng về
tương lai
Mức độ đánh giá ĐTNC hài lòng với cơ hội có thể đạt được trong tương lai
Thứ hạng Phỏng vấn
30 Sự công nhận
Mức độ đánh giá ĐTNC nhận được sự công nhận trong cuộc sống
Thứ hạng Phỏng vấn
31 Kết quả đạt được
Mức độ đánh giá hài lòng với những gì đạt được trong cuộc sống của ĐTNC
Thứ hạng Phỏng vấn
32 Hạnh phúc với
mong đợi
Mức độ đánh giá hạnh phúc với những điều mong đợi trong tương lai của ĐTNC
Thứ hạng Phỏng vấn
33 Công việc hàng
ngày
Mức độ đánh giá có đủ công việc
để làm mỗi ngày của ĐTNC Thứ hạng Phỏng vấn
34 Sử dụng thời gian
Mức độ đánh giá hài lòng với việc sử dụng thời gian của ĐTNC
Thứ hạng Phỏng vấn
37 Cách sẽ chết Mức độ đánh giá sự lo lắng về
cách sẽ chết của ĐTNC Thứ hạng Phỏng vấn Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 33TT Biến số Định nghĩa Loại biến PP
thu thập
I Thông tin chung
38 Kiểm soát cái
chết
Mức độ đánh giá sự lo ngại về việc không thể kiểm soát được cái chết của ĐTNC
Thứ hạng Phỏng vấn
39 Sợ chết Mức độ đánh giá nỗi sợ của
40 Sự đau đớn Mức độ đánh giá nỗi sợ đau
trước khi chết của ĐTNC Thứ hạng Phỏng vấn
41 Tình thân Mức độ đánh giá các vấn đề tình
thân trong cuộc sống của ĐTNC Thứ hạng Phỏng vấn
42 Tình yêu Mức độ đánh giá tình yêu trong
cuộc sống của ĐTNC Thứ hạng Phỏng vấn
43 Để yêu thương Mức độ đánh giá về việc cơ hội để yêu thương của ĐTNC Thứ hạng Phỏng vấn
44 Được yêu thương Mức độ đánh giá về việc được yêu thương của ĐTNC Thứ hạng Phỏng vấn
2.6 Tiêu chuẩn đánh giá
Trang 34năng và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại tỉnh Thừa Thiên Huế” với Cronbach’s alpha = 0,806 [17] Trong nghiên cứu này, Cronbach’s alpha = 0,91
Phần 3: Đánh giá chất lượng cuộc sống của người cao tuổi với 24 câu hỏi đánh giá tần suất từ không bao giờ tới rất thường xuyên, các câu hỏi được tính điểm trên thang Likert 5 Trong nghiên cứu này, Cronbach’s alpha = 0,92
* Phân loại mức độ độc lập trong HĐCBHN theo thang điểm Barthel (Phụ lục 1) và chia thành 2 nhóm:
- Độc lập hoàn toàn: 90 - 100 điểm
2.7 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 35- Số liệu được làm sạch và nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1, phần mềm SPSS 18.0 để phân tích
- Phân tích số liệu: Sử dụng thuật toán thống kê tính toán tần số, tỷ lệ, tần suất, trung bình ; kiểm định khi bình phương, t-test, Anova, tỉ suất chênh OR để tìm mối liên quan
2.8 Sai số và cách khắc phục
Sai số có thể mắc phải:
- Sai số hệ thống do nhầm lẫn hoặc sai sót trong quá trình xây dựng bộ câu hỏi
- Sai số trong quá trình thu thập số liệu: đối tượng nghiên cứu chưa hiểu rõ nội dung câu hỏi, còn e ngại, nên việc thu thập thông tin đôi khi còn chưa chính xác
Biện pháp khắc phục:
- Tổng hợp, hoàn thiện lại phiếu điều tra sau khi tham khảo bộ công cụ điều tra của các tác giả trong nước đã được việt hóa cho đúng với mục tiêu và biến số cần nghiên cứu
- Tập huấn kỹ cho điều tra viên về bộ câu hỏi, để điều tra viên có thể giải thích
rõ được nội dung cho ĐTNC
- Làm sạch số liệu trước khi xử lý, thu thập lại ngay các thông tin còn thiếu, các thông tin nếu thấy thiếu chính xác
2.9 Đạo đức trong nghiên cứu
- Nghie n cứu đu ợc tiến hành du ới sự phe duyẹ t của họ i đồng xét đạo đức trong nghiên cứu y sinh học số 833/GCN-HĐĐĐ Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
và sự đồng ý của Ban lãnh đạo Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng
- Đối tượng tham gia nghiên cứu được giải thích rõ ràng, cụ thể về mục đích của nghiên cứu Người cao tuổi tự nguyện tham gia nghiên cứu và có quyền dừng lại ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình điều tra
- Dữ liệu thu thập là bí mật, chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 36Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 3 1 Thông tin nhân khẩu học về đối tượng nghiên cứu (n=114)
(n)
Tỷ lệ (%)
Trang 37Qua khảo sát, đánh giá 114 đối tượng tham gia nghiên cứu kết quả bảng 3.1 cho thấy:
- Giới tính chủ yếu của đối tượng tham gia nghiên cứu là nữ chiếm 61,4%
- Phần lớn người cao tuổi là trên 70 tuổi chiếm 77,19%, sống chủ yếu ở thành thị, chiếm tỷ lệ 85,09%
- Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu từ THPT trở lên chiếm tỷ lệ 71,05%; 4,39% NCT có trình độ từ tiểu học trở xuống
- Tình trạng hôn nhân hiện tại của người cao tuổi có tỷ lệ cao nhất là góa chiếm 51,75% và có 11,4% là độc thân/không kết hôn Số lượng con cái của đối tượng nghiên cứu có từ 2 con trở lên chiếm 63,16 %
Bảng 3.2 Thông về tình trạng kinh tế của đối tƣợng nghiên cứu (n=114)
(n)
Tỷ lệ (%)
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 38Trong nghiên cứu này có 70,18% đối tượng tham gia nghiên cứu có bệnh mãn tính (chủ yếu là THA và ĐTĐ)
3.2 Mức độ độc lập trong các HĐCBHN của người cao tuổi
Bảng 3 3 Điểm mức độ độc lập trong 10 hoạt động cơ bản hàng ngày (n=114)
Biến số Điểm trung bình mức độ độc lập
Trang 39Biến số Điểm trung bình mức độ độc lập
là ±24.96 Trong đó mức độc lập về ăn uống là cao nhất đạt 9,12/10 điểm, thấp nhất
là lên xuống cầu thang 6,09/10 điểm
Bảng 3 4 Phân loại mức độ độc lập trong 10 hoạt động cơ bản hàng
Mặc quần áo, đi giày dép 55 (48,25%) 59 (51,75%)
Trang 40Kết quả bảng 3.4 cho thấy phần lớn NCT độc lập hoàn toàn trong các hoạt động sinh hoạt, cao nhất là chải đầu, đánh răng 87,72%, ăn uống 83,33%, đại tiện 80,70% Một số hoạt động NCT phải phụ thuộc hoàn toàn khá cao như tắm gội là 35,96%, lên xuống cầu thang là 24,56%
Phụ thuộc Độc lập hoàn toàn
Biểu đồ 3 2 Mức độ độc lập chung trong HĐCBHN (n=114)
Biểu đồ 3.2 cho kết quả: 53,51% người cao tuổi có thể tự lập trong các hoạt động cơ bản hàng ngày và 46,49% người cao tuổi là phụ thuộc
46,49%
53,51%
Copies for internal use only in Phenikaa University