PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀChính phủ điện tử với nền tảng hệ thống dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo AI và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực ngành nghề trong xã hội đã và đang
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ, CHÍNH PHỦ SỐ
VÀ ỨNG DỤNG TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN
CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP BÁC SĨ
MÃ LỚP:
GV hướng dẫn:
HỌ TÊN HỌC VIÊN:
MSHV:
Năm 202…
Trang 2MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt……… ……… ….… 1
Phần 1: Đặt vấn đề……… ….… ….… 2
Phần 2: Mục tiêu của tiểu luận………… ……… …….… 3
Phần 3: Các nội dung cơ bản của tiểu luận……… ….… ….… 3
1 Một số khái niệm, mục tiêu và lợi ích về Chính phủ điện tử… …………3
1.1 Khái niệm về chính phủ điện tử ……… … 3
1.2 Mục tiêu và lợi ích của chính phủ điện tử ……… ……… 4
1.3 Một số kết quả đạt được khi triển khai chính phủ điện tử tại Việt Nam……….… … 5
1.4 Ứng dụng dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam……… …… … 6
2 Hệ thống thông tin trong bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long…… ……… 7
2.1 Mục tiêu, lợi ích hệ thống thông tin bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long 7
2.2 Thực trạng hệ thống thông tin bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long…… 10
3 Đề xuất một số giải pháp tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện
Đa khoa Vĩnh Long ……….……… 12
Phần 4: Kết luận……………… … 13
Tài liệu tham khảo……………… 14
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ
AI (artificial intelligence): Trí tuệ nhân tạo hoặc trí thông minh nhân tạo
Thẻ ATM (Automatic Teller Machine): thẻ rút tiền tự động
DVCTT: dịch vụ công trực tuyến
QR code (Quick response code): mã phản hồi nhanh
VNSW (VietNam National Single Window): cơ chế 1 cửa sổ quốc gia Việt Nam Telehealth: Chăm sóc sức khỏe từ xa
1
Trang 4PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Chính phủ điện tử với nền tảng hệ thống dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo (AI) và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực ngành nghề trong xã hội đã và đang trở thành một trong những lĩnh vực trọng tâm được Đảng, chính phủ đặc biệt quan tâm Những lợi ích to lớn của ứng dụng công nghệ thông tin như giảm chi phí do tiết kiệm thời gian thực hiện quy trình, cải thiện hiệu quả và năng suất lao động, cho phép tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới, tạo ra lợi thế cạnh trang do nâng cao chất lượng sản phẩm…
Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế đã và đang triển khai trong thời gian gần đây Một số ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh đã không còn xa
lạ với người dân như đặt hẹn, quét mã QR code khi đi khám chữa bệnh, trả tiền dịch
vụ khám chữa bệnh qua thẻ ATM Thời gian gần đây, nhiều ứng dụng công nghệ thông tin cũng đang được triển khai như bệnh án điện tử, app quản lý sức khoẻ,
telehealth… Những ứng dụng này đang góp phần giảm thời gian khám chữa bệnh, tăng cường sự hài lòng của người bệnh, tiết kiệm các chi phí điều trị
Trong khoá học chức danh nghề nghiệp bác sĩ hạng III, tôi xin được lựa chọn chủ đề
“Chính phủ điện tử, chính phủ số và ứng dụng trong lĩnh vực y tế” Qua bài tiểu luận này, tôi sẽ hiểu biết sâu hơn về chính phủ điện tử, những ứng dụng công nghệ thông tin đang triển khai trong lĩnh vực y tế Qua đó, tôi sẽ báo cáo thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin tại khoa phòng làm việc và đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện hơn những ứng dụng này nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của người dân
Trang 5PHẦN II: MỤC TIÊU CỦA TIỂU LUẬN
1 Trình bày các khái niệm, mục tiêu, lợi ích, một số kết quả đạt được
khi triển khai chính phủ điện tử và ứng dụng dịch vụ công trực tuyến trong
lĩnh vực Y tế tại Việt Nam
2 Trình bày mục tiêu, lợi ích, thực trạng, định hướng hoàn thiện và sử
dụng hệ thống thông tin tại bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long
3 Trình bày thực trạng và đề xuất một số giải pháp tăng cường việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long
PHẦN III: NỘI DUNG TIỂU LUẬN
1 Một số khái niệm, mục tiêu và lợi ích về Chính phủ điện tử
1.1 Khái niệm về chính phủ điện tử
Theo khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam do Bộ thông tin và
Truyền thông ban hành năm 2015 “Chính phủ điện tử là Chính phủ ứng dụng
công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan
nhà nước, tăng cường công khai minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công
tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp”
Như vậy, Chính phủ điện tử là việc sử dụng những tiến bộ của công
nghệ thông tin và truyền thông nhằm tự động hóa, số hóa và máy tính hóa
các thủ tục hành chính, những công việc của Chính phủ để tạo ra phong cách
lãnh đạo mới, các cách thức làm việc mới trong việc xây dựng và quyết định
các chiến lược phát triển, các cách thức giao dịch, giao tiếp để phục vụ
người dân và cộng đồng Chính phủ điện tử nhằm mục tiêu cải tiến việc tiếp
cận và cung cấp các dịch vụ của Chính phủ nhằm mang lại lợi ích cho người
dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế Quan trọng hơn nữa, Chính
phủ điện tử còn nhằm mục tiêu tăng cường năng lực của chính phủ theo
hướng quản lý, đièu hành hiệu lực, hiệu quả và nâng cao tính minh bạch nhằm quản lý tốt hơn các nguồn lực kinh tế và xã hội của đất nước vì mục tiêu phát triển thịnh vượng và văn minh
3
Trang 6Chính phủ điện tử là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông để các cơ quan chính phủ từ trung ương đến địa phương đổi mới và làm việc hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn; cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ của mình trong việc tham gia quản lý nhà nước Chính phủ điện tử góp phần:
- Đưa chính phủ tới gần dân và đưa dân tới gần chính phủ
- Làm minh bạch hóa hoạt động của chính phủ, chống tham nhũng, quan liêu, độc quyền
- Giúp chính phủ hoạt động có hiệu quả trong quản lý và phục vụ dân
1.2 Mục tiêu và lợi ích của chính phủ điện tử
Một số mục tiêu của chính phủ điện tử bao gồm:
- Tăng cường sự điều hành có hiệu quả của chính phủ và sự tham gia
rộng rãi của người dân
- Tạo môi trường kinh doanh tốt hơn
- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các công đồng vùng sâu vùng xa
- Nâng cao năng suất và tính hiệu quả của các cơ quan chính phủ
Lợi ích của chính phủ điện tử bao gồm:
- Chính phủ điện tử với nền tảng hệ thống dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo
sẽ cung cấp đầy đủ thông tin, đúng thời điểm, độ tin cậy cao cho những người
có vai trò ra quyết định
- Giảm thiểu chi phí giao dịch, tăng tính minh bạch, xây dựng lòng tin
và tăng cường sự tham gia của cộng đồng đối với quá trình ra quyết định của chính phủ
- Mang lại hiệu quả trong các hoạt động quản lý nhà nước, các dịch vụ
được cung cấp dịch vụ 24/7 ngày trong tuần
- Chất lượng dịch vụ cung cấp được cải thiện
- Xây dựng và tăng cường lòng tin giữa nhân dân với chính phủ
Trang 71.3 Một số kết quả đạt được khi triển khai chính phủ điện tử tại Việt Nam
Sau một số năm triển khai thực hiện Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử, các bộ, ngành, địa phương đã có những chuyển biến rõ nét từ nhận thức đến
hành động, tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường kết
nối liên thông, mở rộng thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến
Chính phủ điện tử dần đi vào thực chất, đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn Cụ thể:
- Về kết nối, liên thông các hệ thống quản lý văn bản
Đã có 26 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63/63 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản, hình thành một hệ thống quản lý văn bản điện tử thống nhất, thông suốt
từ trung ương đến địa phương, cho phép tự động nhận biết được trạng thái xử lý văn bản giữa các cơ quan
- Về công khai tiến độ xử lý hồ sơ trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Đã có 63/63 tỉnh, thành phố và 19/30 bộ ngành đã công khai tiến độ xử
lý hồ sơ trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Đã thiết lập trang tin doanh nghiệp, đưa vào vận hành hệ thống tiếp
nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp và vận hành hệ thống tiếp nhận, trả
lời kiến nghị của người dân Từ ngày 01/10/2016, Hệ thống kiến nghị của
doanh nghiệp đi vào hoạt động đã tiếp nhận 1441 kiến nghị, chuyển các bộ,
ngành xử lý 1174, các bộ, ngành đã trả lời 966 kiến nghị (đạt tỷ lệ 82,35%)
Hai hệ thống thông tin đã tiếp nhận 6.691 phản ánh, kiến nghị, trong đó, đã
chuyển các bộ, địa phương xử lý 1.946 phản ánh, kiến nghị, các bộ, địa
phương đã trả lời và đăng tải công khai 1.303 kết quả xử lý trên Cổng Thông
tin điện tử Chính phủ
- Về đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và thiết lập Cổng dịch vụ công Quốc gia
5
Trang 8Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Danh mục dịch vụ công trực tuyến
mức độ 3 và 4 thực hiện tại các Bộ, ngành địa phương năm 2017, có 358 thủ
tục hành chính triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 để các bộ,
ngành thực hiện trong năm 2017 và 353 thủ tục hành chính triển khai dịch vụ
công trực tuyến mức độ 3, 4 để các địa phương thực hiện trong năm 2017
Nhiều Bộ, ngành, địa phương đã chính thức triển khai Cổng dịch vụ công trực
tuyến nhằm thực hiện cam kết cải cách thủ tục hành chính của Bộ, ngành, địa
phương với người dân và cộng đồng doanh nghiệp; tăng cường kết nối
DVCTT với Cơ chế một cửa quốc gia (VNSW) Trong năm 2017, nhiều
DVCTT mức độ 3, 4 được người dân, doanh nghiệp thực hiện với số lượng hồ
sơ được tiếp nhận và giải quyết rất lớn Ví dụ: Bộ Công an: 8.834.680 hồ sơ
(cấp hộ chiếu và khai báo tạm trú); Bộ Công Thương 771.661 hồ sơ; Bộ Giáo
dục và Đào tạo: 270.000 hồ sơ; Bộ Giao thông vận tải: 144.189 hồ sơ (cấp
giấy phép lái xe và giấy phép kinh doanh vận tải); Thành phố Hà Nội:
225.173 hồ sơ; Lâm Đồng: 110.625 hồ sơ; Cà Mau: 95.018 hồ sơ; Thái
Nguyên: 91.201 hồ sơ; Hà Nam: 81.929 hồ sơ: ) Những kết quả này đã
được Liên hiệp quốc xếp hạng từ trung bình trở lên về chỉ số phát triển chính
phủ điện tử
1.4 Ứng dụng dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam
Dịch vụ y tế chính là một loại hàng hóa dịch vụ công đặc thù, đáp ứng
những nhu cầu cơ bản của người dân và cộng đồng bao gồm hai nhóm dịch vụ
thuộc khu vực công mở rộng và nhóm dịch vụ y tế công cộng Trong cuộc sống, con người luôn luôn có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ không những của bản thân
mà của cả gia đình Không chỉ khi mắc bệnh thì con người mới có nhu cầu được chạy chữa mà ngay cả lúc khoẻ mạnh chúng ta vẫn có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ Như vậy, dịch vụ y tế chính là một loại hàng hóa dịch vụ công đặc thù, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người dân và cộng đồng bao gồm hai nhóm dịch vụ thuộc khu vực công mở rộng: Nhóm dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu (mang tính chất hàng hóa
Trang 9tư nhiều hơn có thể áp dụng cơ chế cạnh tranh trong thị trường này) và nhóm dịch vụ y
tế công cộng như phòng chống dịch bệnh (mang tính chất hàng hóa công nhiều hơn)…
do Nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm
Hiện nay chất lượng dịch vụ y tế đã đang được nâng lên rõ rệt, tuy nhiên
vẫn còn quá nhiều vấn đề còn tồn tại và cần sớm khắc phục để phục vụ và đáp
ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân Một trong những giải pháp để
nâng cao chất lượng dịch vụ đó là đẩy mạnh cung ứng dịch vụ công trực
tuyến trong lĩnh vực y tế
Trong thời gian qua, Bộ Y tế và các cơ sở y tế đã tích cực, chủ động đẩy
mạnh việc cung ứng các dịch vụ trên môi trường mạng
Cùng với đó ngành Bộ Y tế và các cơ sở y tế đang tiếp tục đẩy mạnh xây
dựng và cung ứng các dịch vụ trực tuyến sau:
- Đăng ký khám bệnh trực tuyến
- Hệ thống khám bệnh từ xa
- Hệ thống thông tin thuốc và cảnh giác dược
- Bệnh án điện tử
- Thanh toán viện phí qua mạng
- Cung cấp thông tin khoa học thường thức về chăm sóc sức khỏe
- Đăng ký tiểm chủng trực tuyến, người dân theo dõi được lịch tiêm
chủng, các lần tiêm chủng, kquả tiêm, và biết được cần làm gì tiếp theo
2 Hệ thống thông tin thông tin bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long
2.1 Mục tiêu và lợi ích của hệ thống thông tin bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long
Hệ thống thông tin y tế là một bộ phận của hệ thống thông tin Quốc gia
và là một trong 6 trụ cột của ngành y tế với chức năng chính là thu thập, lưu
trữ, xử lý, phân tích, phiên giải, chuyển tải và phổ biến thông tin Hệ thống
thông tin y tế không chỉ cung cấp những thông tin về hoạt động của lĩnh vực y tế mà còn cung cấp các thông tin liên quan đến sức khỏe của con người
Chính vì vậy sản phẩm của Hệ thống đóng một vai trò quan trọng trong quản
lý, điều hành, xây dựng kế hoạch và hoạch định chính sách của ngành
7
Hệ thống thông tin bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long là một bộ phận cấu
Trang 10thành của hệ thống thông tin y tế Hệ thống thông tin bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức
khỏe nhân dân, đồng thời góp phần giảm chi phí, giảm thời gian và tăng
cường sự hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ y tế của bệnh viện
Đa khoa Vĩnh Long Hệ thống thông tin bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long sẽ mang lại những lợi ích cơ bản như:
- Góp phần tạo điều kiện thuận lợi, giảm phiền hà, nâng cao chất lượng
phục vụ người dân, doanh nghiệp khi tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế, các
dịch vụ quản lý hành chính trong ngành y tế, đồng thời tăng cường khả năng
giám sát đối với các hoạt động của ngành
- Góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực, tính minh bạch của công tác
quản lý, điều hành, chất lượng các dịch vụ y tế và phục vụ tốt hơn người dân,
doanh nghiệp, qua đó làm tăng sự hài lòng của người dân đối với ngành y tế
- Giảm bớt gánh nặng công việc hành chính sự vụ; tạo điều kiện thuận
lợi cho việc phối hợp, hợp tác giữa các cá nhân, đơn vị; hỗ trợ nâng cao chất
lượng hoạt động chuyên môn
- Góp phần tạo ra môi trường chăm sóc sức khỏe, môi trường sống, làm
việc hiện đại, thuận tiện, trong sáng, minh bạch cho người dân, nâng cao hiệu
quả và giảm chi tiêu cho hoạt động chăm sóc sức khoẻ, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước
- Góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, định hướng, tư vấn sức khỏe
nhân dân, những công việc này sẽ được làm tốt ngay từ tuyến y tế cơ sở
Chẳng hạn như việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân: Trong mẫu phiếu
quản lý sức khỏe cá nhân điện tử mà cán bộ y tế nhập dữ liệu vào máy tính để
kết nối vào hệ thống dùng chung, ngoài các thông tin về tình trạng sức khỏe, bệnh thông thường của bệnh nhân còn có cả nhóm máu, tên bố mẹ bệnh nhân,
tên người chăm sóc chính, mã số khám chữa bệnh
Trang 11tế mà chỉ cần mang hồ sơ đến để cán bộ nhập dữ liệu vào sổ quản lý sức khỏe
cá nhân điện tử Việc này không chỉ giúp phát huy tối đa hiệu quả phòng
chống bệnh dịch từ tuyến y tế cơ sở mà còn tạo điều kiện cho mọi người
thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe, chủ động bảo vệ, chăm sóc sức
khỏe cho bản thân và gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân,
là giải pháp lâu dài giảm chi phí về y tế cho mỗi người và toàn xã hội Việc
triển khai hồ sơ điện tử theo dõi sức khỏe toàn dân giúp địa phương có tầm
nhìn tổng quát về tình hình sức khỏe nhân dân trên toàn địa bàn Thông tin
trong hồ sơ sẽ được sử dụng cho công tác theo dõi sức khỏe, khám, chữa bệnh cho người dân; dự báo tình trạng sức khỏe cộng đồng làm cơ sở thực hiện
các can thiệp dự phòng, cải thiện sức khỏe cho cộng đồng; từng bước thay thế
hệ thống ghi chép, báo cáo của tuyến y tế cơ sở Dự án cũng sẽ giúp các bác sĩ
dễ dàng tra cứu tiền sử sức khỏe người bệnh mà không phải làm lại các xét
nghiệm không cần thiết, từ đó, giúp việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn, đưa
ra những phương án điều trị hiệu quả hơn Khi có hồ sơ sức khỏe, mỗi người
dân khi cần khám chữa bệnh có thể dịch chuyển thông suốt trong hệ thống y
tế, các thông tin về sức khỏe người bệnh được cung cấp cho bác sĩ một cách
nhanh chóng, chính xác, tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị, giúp
người bệnh được chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục và phối hợp, phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn sớm, hiệu quả điều trị
cao, giảm bớt chi phí của mỗi người dân cho việc khám chữa bệnh Đồng
thời, thông qua đó, giúp cho việc quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
hiệu quả, ngành y tế hoạch định chính sách tốt hơn vì có những bằng chứng
về thực tiễn
9
Cùng với đó lợi ích của hệ thống thông tin bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long còn ở các mặt sau:
- Quản lý tốt, chính xác và đồng bộ
- Tra cứu dữ liệu nhanh, đầy đủ