Một số nghiên cứu đã cho thấy tác động của việc tuân thủ điều trị với kiểm soát huyết áp: theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trần Phương Thảo, người bệnh tuân thủ điều trị có tỷ lệ kiểm
Phân tích các yếu tố quyết định vấn đề sức khỏe
Tuổi, giới và các yếu tố sinh học
Giới tính là yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng tuân thủ điều trị trong nhiều nghiên cứu Một số nghiên cứu cho thấy, người bệnh nữ có tỷ lệ tuân thủ điều trị tốt hơn so với người bệnh nam: trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tiến Khương, nữ giới có tỷ lệ tuân thủ điều trị đạt cao gấp 3,5 lần so với nam giới (95%CI: 1,89-6,30) (8) Mối quan hệ này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của tác giả Trần Thị Nga: nữ giới tuân thủ điều trị dùng thuốc cao gấp 2 lần so với nam giới (95%CI: 1,12 - 4,10) (9) Điều này có thể do nữ giới thường quan tâm nhiều hơn tới việc thay đổi lối sống (chế độ ăn uống, thể dục hàng ngày, giảm cân…) trong khi nam giới ít quan tâm tới việc này do họ bận rộn và chịu nhiều áp lực trong công việc Bên cạnh đó, nam giới cũng thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia và hút thuốc là trong các mối quan hệ xã hội, giao lưu bạn bè, công việc Một số nghiên cứu lại cho thấy mối quan hệ ngược lại: nam giới có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao hơn nữ giới Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trần Phương Thảo tại Bệnh viện trường Đại học Y dược Cần Thơ, nam giới có tỷ lệ tuân thủ cao hơn 1,92 lần so với nữ giới
(95%CI: 1,23-3,01) (6) Mối quan hệ tương tự cũng đã được nhận thấy trong nghiên cứu của tác giả Kim Bảo Giang (2015) tại Bệnh viện huyện Cẩm Khê, Phú Thọ (10)
Theo nghiên cứu của tác giả Lê Hoàng Hoài Linh và cộng sự (2020), người trong nhóm tuổi 65-69 tuổi có tỷ lệ không tuân thủ dùng thuốc điều trị THA cao gấp 1,58 lần người trong nhóm 60-64 tuổi (95%CI: 1,11 – 2,25) (7)
2.1.3 Thời gian mắc tăng huyết áp
Nhìn chung, thời gian được chẩn đoán tăng huyết áp càng tăng, người bệnh càng tuân thủ điều trị tốt hơn Trong nghiên cứu của tác giả Lê Hoàng Hoài Linh, nếu thời gian mắc THA lâu thêm một bậc thì tỷ lệ tuân thủ điều trị tăng lên một bậc (p < 0,01) (7) Còn trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trần Phương Thảo, những người bệnh có thời gian điều trị 2-3 năm và trên 3 năm có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao hơn 3,98 lần (95%CI: 1,48-10,69) và 2,34 lần so với những người bệnh điều trị dưới 1 năm 2,34 (95%CI: 1-5,43) (6)
2.1.4 Huyết áp tối đa của người bệnh
Nghiên cứu của tác giả Kim Bảo Giang tại Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Khê, Phú Thọ cho thấy, mức độ tuân thủ điều trị càng cao khi huyết áp tối đa của người bệnh càng cao (10)
2.1.5 Các bệnh mắc kèm của người bệnh
Trong nghiên cứu về các yếu tố liên quan tới không tuân thủ dùng thuốc của người bệnh cao tuổi mắc tăng huyết áp tại Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020, tác giả
Lê Hoàng Hoài Linh đã chỉ ra rằng: người cao tuổi có bệnh THA mắc kèm bệnh đái tháo đường có tỷ lệ không tuân thủ điều trị thấp hơn 0,43 lần người không mắc kèm bệnh đái tháo đường (95%CI: 0,54 – 0,97) (7).
Mạng lưới cộng đồng và xã hội
2.2.1 Hỗ trợ từ gia đình
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hỗ trợ của vai trò có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các hành vi sức khỏe và nâng cao tỷ lệ tuân thủ của người bệnh Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tiến Khương, khi có người thân hỗ trợ thì tỷ lệ tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp cao hơn 2,78 lần khi không có người thân hỗ trợ (95%CI: 1,37-5,62) (8) Nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Trần Phương Thảo cho thấy, người bệnh sống chung với người thân (vợ chồng hoặc con cái) có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao hơn lần lượt 4,85 lần (95%CI: 1,87-12,55) và 2,74 lần (95%CI: 1,04-7,3) so với những người bệnh sống một mình (6) Sự hiểu biết của người thân và sự giám sát có liên quan đến khả năng người bệnh THA được quan tâm hơn, từ đó tăng tỷ lệ tuân thủ điều trị
2.2.2 Hỗ trợ từ nhân viên y tế
Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tiến Khương, hoạt động tư vấn của nhân viên y tế có vai trò quan trọng trong tuân thủ điều trị của người bệnh Nhân viên y tế tận tình hướng dẫn khi người bệnh tới khám, người bệnh được tư vấn đầy đủ về bệnh, được nhắc nhở tuân thủ điều trị giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, an tâm cho những lần điều trị tiếp theo Cụ thể, người bệnh tăng huyết áp được tư vấn có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao hơn 3,5 lần so với người bệnh không được tư vấn bởi nhân viên y tế (95%CI: 1,52-7,84)(8)
2.2.3 Hỗ trợ từ cộng đồng
Việc tham gia các hội nhóm, câu lạc bộ tại địa phương (Hội Người cao tuổi, Hội Phụ nữ, Câu lạc bộ liên thế hệ…) cũng là một yếu tố có thể giúp người bệnh tăng cường tuân thủ điều trị vì những người trong cùng hội nhóm sẽ khuyến khích nhau thực hiện các hoạt động tốt cho sức khỏe.
Điều kiện sống và làm việc
Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tiến Khương, người bệnh có trình độ học vấn càng cao thì tuân thủ điều trị càng tốt Cụ thể, người bệnh tăng huyết áp có trình độ học vấn từ phổ thông trung học trở lên có tỷ lệ đạt tuân thủ điều trị cao gấp 3,2 lần so với người bệnh tăng huyết áp có trình độ học vấn thấp hơn trung học phổ thông (95%CI: 1,71-6,01) Thông thường, những người có trình độ học vấn cao có nhận thức và kiến thức đúng về bệnh hơn, hơn nữa họ có công việc và thu nhập ổn định hơn, điều kiện sống cao hơn nên họ quan tâm tới vấn đề sức khỏe của mình hơn Họ cũng có điều kiện tìm hiểu thêm những thông tin về bệnh thông qua sách báo, internet…Điều này dẫn đến việc tuân thủ điều trị bệnh ở nhóm đối tượng này tốt hơn (8)
Theo nghiên cứu của tác giả Lê Hoàng Hoài Linh, người cao tuổi không có BHYT có tỷ lệ không tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp cao gấp 2,62 lần người có BHYT (95%CI: 1,59–4,33) Có thể lý do đến từ việc sở hữu BHYT sẽ khiến người bệnh quan tâm đến tình trạng sức khỏe hiện tại và đi khám bệnh nhiều hơn khi có sự hỗ trợ từ việc chi trả của BHYT, từ đó tiếp cận với y tế tốt hơn và tuân thủ điều trị hơn (7)
2.3.3 Kiến thức của người bệnh về bệnh và tuân thủ điều trị
Kiến thức là yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị được đề cập trong nhiều nghiên cứu Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tiến Khương, kiến thức của người bệnh càng cao thì tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp càng tốt Cụ thể, nhóm người bệnh có kiến thức đạt có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao hơn 4,9 lần so với nhóm có kiến thức không đạt (95%CI: 1,64-14,29) (8) Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trần Phương Thảo cho kết quả, những người bệnh có kiến thức về biến chứng (biết ít nhất 01 biến chứng của tăng huyết áp) có tỷ lệ tuân thủ cao hơn 2,22 lần so với những người bệnh không biết về biến chứng (95%CI: 1,21-4,08) Nghiên cứu của tác giả Kim Bảo Giang cũng cho kết quả tương tự (6)
2.3.4 Việc tự theo dõi huyết áp của người bệnh
Nghiên cứu của tác giả Lê Hoàng Hoài Linh cho thấy, người cao tuổi không có hành vi tự theo dõi huyết áp có tỷ lệ không tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp cao gấp 1,35 lần người có hành vi theo dõi huyết áp (95%CI: 1,02–1,79) (7)
2.3.5 Số loại thuốc người bệnh được kê đơn
Nghiên cứu của tác giả Lê Hoàng Hoài Linh không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số loại thuốc trong toa với việc không tuân thủ dùng thuốc (p=0,234) Kết quả này tương đồng với nhiều nghiên cứu khác trên thế giới Tuy nhiên, kết quả đó lại không tương đồng với kết quả của một số nghiên cứu khi cho rằng người bệnh sử dụng nhiều thuốc sẽ tuân thủ điều trị kém hơn người sử dụng ít thuốc (7)
2.3.6 Tác dụng phụ của thuốc
Ngoài ra, tác dụng phụ hay khả năng dung nạp của thuốc cũng là một lý do được liệt kê để giải thích cho việc kém tuân thủ ở bệnh nhân tăng huyết áp Nhóm thuốc ức chế thụ thể (đại diện là Losartan) được biết đến với tỷ lệ gặp tác dụng phụ thấp hơn (OR=1.0) có tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ cao hơn (63-71%); trong khi nhóm ức chế men chuyển và nhóm chẹn kênh Calci có tỷ lệ gặp tác dụng phụ cao hơn (OR=1.78 và OR=2.65) và tỷ lệ tuân thủ điều trị thấp hơn (44% và 39%) (11).
Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường
2.4.1 Điều kiện kinh tế, văn hóa
Khi kinh tế, văn hóa ngày càng phát triển, con người càng quan tâm tới vấn đề sức khỏe của mình nhiều hơn, vì thế tỷ lệ tuân thủ điều trị cao hơn.
Chính phủ ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật cũng như các chương trình để tăng cường chẩn đoán, điều trị và phòng chống bệnh tăng huyết áp, như Dự án phòng chống tăng huyết áp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010 (Theo Quyết định số 172/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ)
Nhiều địa phương cũng ban hành kế hoạch riêng về chương trình phòng chống tăng huyết áp tại địa phương, như tỉnh Bắc Giang đã ban hành Đề án Quản lý, điều trị ngoại trú bệnh không lây nhiễm và một số bệnh mạn tính ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2020, hoặc như ở Hà Nam, Tổ chức Y tế thế giới phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật, Trung tâm y tế huyện và Trạmy tế xã thực hiện mô hình chăm sóc lồng ghép trong dự phòng và quản lý bệnh bệnh không lây nhiễm và rối loạn tâm thần tại Trạm Y tế xã và cộng đồng.
Đối tượng đích và phân tích các đặc điểm hành vi của đối tượng đích
Phân tích đối tượng đích
Nhóm nghiên cứu dự kiến tiến hành can thiệp trên tất cả các đối tượng đã được chẩn đoán trước đó theo mã ICD-10 là I10 (tăng huyết áp vô căn, nguyên phát), và đang được điều trị tại phòng khám ngoại trú của Trung tâm y tế huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Tất cả các bệnh nhân tăng huyết áp khi khám lại đều khám ở phòng khám này
Nhóm đối tượng đích có độ tuổi từ 50 đến 70 tuổi do đây là nhóm tuổi chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong số những người bệnh THA tại phòng khám ngoại trú của trung tâm y tế huyện Tiền Hải, Thái Bình (chiếm 73,1% tổng số người bệnh chung) Bên cạnh đó, đây là nhóm người có độ tuổi tương đối, họ không còn quá trẻ, thường đã dần nghỉ ngơi nên có điều kiện chăm lo cho sức khỏe của mình nhiều hơn, và cũng chưa quá lớn tuổi để có thể dễ dàng tiếp nhận can thiệp
Các đối tượng can thiệp phải có thời gian điều trị ba tháng tại trung tâm y tế huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và đã được bệnh viện quản lý bằng sổ theo dõi điều trị bệnh mạn tính Nguyên nhân là do, nếu bệnh nhân chỉ mới đến đây lần đầu hoặc lần hai, bệnh nhân có thể chỉ đến khám một hoặc hai lần, và sau đó tới các cơ sở y tế khác điều trị (bệnh viện huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã, cơ sở y tế tư nhân…) nên việc quản lý và can thiệp vào bệnh nhân sẽ khó khăn Nếu bệnh nhân tới đây điều trị từ 3 tháng và có sổ theo dõi điều trị bệnh mạn tính ở đây, bệnh nhân sẽ có sự cam kết nhất định với trung tâm y tế, và việc liên hệ, theo dõi, can thiệp trên đối tượng sẽ thuận tiện hơn, và có thể đánh giá được hiệu quả can thiệp, cũng như hạn chế các sai số có thể phát sinh do mất đối tượng nghiên cứu
Các đặc điểm khác của người bệnh, như giới tính, dân tộc, tình trạng kinh tế hộ gia đình, sống cùng người thân, các bệnh mắc kèm, thời gian mắc bệnh… không là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn đối tượng tiến hành can thiệp
Trung bình, số lượng bệnh nhân tăng huyết áp hàng tháng của phòng khám ngoại trú tại Trung tâm y tế là 250 người bệnh Nếu giả sử số lượng bệnh nhân 50-70 tuổi chiếm 70% thì số bệnh nhân trong độ tuổi này là khoảng 175 người Nhóm nghiên cứu dự kiến tiến hành trên 150 người bệnh để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp can thiệp.
Phân tích hành vi sức khỏe của đối tượng đích
3.2.1 Nhóm yếu tố tiền đề
Kiến thức về sử dụng thuốc điều trị THA chưa cao, có đến 42,7% người bệnh không biết rằng phải sử dụng thuốc suốt đời Đặc biệt, đây cũng là lý do mà đa số người bệnh chọn về việc không dùng thuốc, người bệnh sử dụng thuốc hạ HA và thấy không còn triệu chứng nên đã bỏ thuốc và cho rằng không có triệu chứng là khỏi bệnh Tỷ lệ người bệnh cho rằng kiểm soát HA không chỉ bằng thuốc điều trị thuốc là 80,2% Tỷ lệ bệnh nhận biết về các tác dụng không mong muốn thông thường của thuốc hạ HA được kê đơn là 52% Tác dụng phụ của thuốc là lý do được chọn nhiều thứ 2 cho việc không dùng thuốc, một số người bệnh gặp tác dụng phụ như ho, phù chân thì đã tự ý dừng thuốc vì nghĩ dùng lâu có hại Người bệnh có kiến thức về sử dụng thuốc hạ HA có xu hướng tuân thủ điều trị thuốc gấp 8,5 lần so với người bệnh có kiến thức chưa tốt về dung thuốc điều trị THA
● ã Thỏi độ và niềm tin Đầu tiên, thái độ lo lắng đối với nguy cơ tai biến và lo lắng về tác dụng phụ của thuốc có mối liên quan với tuân thủ điều trị thuốc THA của người bệnh Cụ thể người bệnh có thái độ lo lắng nguy cơ tai biến của bản thân có xu hướng tuân thủ sử dụng thuốc hạ HA gấp 5,4 lần so với người bệnh không lo lắng về nguy cơ tai biến của thân Hơn nữa, người bệnh có thái độ lo lắng về tác dụng phụ của thuốc về lâu dài có xu hướng sử dụng thay thế bằng thuốc dân gian như trà mướp đắng, trà râu ngô,…gấp 2,3 lần so với người bệnh không lo lắng về tác dụng phụ lâu dài của thuốc Đây là một bài thuốc truyền thống mà người dân tại địa phương tin tưởng và cho rằng có tác dụng lợi tiểu từ đó dẫn tới hạ HA có thể uống hằng ngày mà không lo sợ ảnh hưởng về lâu dài Người bệnh sử dụng bài thuốc này cho biết cảm thấy dễ chịu và bỏ việc điều trị THA bằng thuốc tây
Tiếp theo, sự động viên và hỗ trợ từ người thân có thể giúp người bệnh tăng khả năng tuân thủ điều trị thuốc Người bệnh nhận được hỗ trợ, động viên hoặc nhắc nhở của gia đình có thái độ sẵn sàng trong việc dùng thuốc khi cao gấp 2,7 lần so với người bệnh không nhận được hỗ trợ Có thể do đối tượng đều là người cao tuổi, họ có thể quên mất việc uống thuốc và nếu có người nhắc nhở thì việc dùng thuốc sẽ có hiệu quả hơn, đồng thời cho thấy gia đình có vai trò tích cực trong việc khuyến khích người bệnh tuân thủ điều trị thuốc Hơn nữa, tỷ lệ người bệnh có thái độ hài lòng với tư vấn của cán bộ y tế về sử dụng thuốc THA khá thấp (48%) Điều này có thể do kiến thức và kỹ năng truyền thông giáo dục của cán bộ y tế tại địa phương chưa tốt, dẫn đến người bệnh chưa hiểu được rõ ràng sự cần thiết, cách dùng, liều dùng, và thời gian dùng thuốc
Gia đình có thể ảnh hưởng tích cực tới việc tuân thủ điều trị thuốc của người bệnh, nếu như những thành viên trong gia đình khuyến khích người bệnh tuân thủ đúng những hướng dẫn điều trị Người bệnh từng được người thân nhắc nhở về việc uống thuốc có xu hướng tuân thủ điều trị thuốc cao gấp 2,7 lần so với người bệnh không được nhắc nhở Như vậy, việc nhận nhận lời nhắc và động viên từ người xung quanh cũng khiến người bệnh cam kết hơn với quá trình điều trị, đặc biệt là sử dụng thuốc THA hằng ngày
● ã Hội nhúm, cõu lạc bộ:
Việc tham gia các hội nhóm, câu lạc bộ cũng là yếu tố tăng cường, có thể khuyến khích người bệnh tuân thủ điều trị tốt hơn Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau là một ví dụ: Đây là một mô hình thực hiện các giải pháp can thiệp và phòng chống bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tại cộng đồng, bên cạnh những can thiệp y tế tại tuyến y tế cơ sở Các hoạt động cả dự án là: các tình nguyện viên chăm sóc câu lạc bộ đã tổ chức khám sàng lọc, cân, đo huyết áp cho tất cả các thành viên nhằm phát hiện những đối tượng có nguy cơ tăng huyết áp, chuyển gửi tới trạm y tế xã để chẩn đoán xác định Sau khi các thành viên được khám bệnh về, các tình nguyện viên chăm sóc sức khỏe tới động viên, nhắc nhở tuân thủ phác đồ điều trị và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ
3.2.3 Nhóm y ế u t ố t ạo điề u ki ệ n thu ậ n l ợ i
Nhóm yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ điều trị tăng huyết áp bao gồm các chương trình sức khỏe, truyền thông và một số nguồn lực cần thiết được đầu tư
Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định, tạo hành lang pháp lý để việc điều trị tăng huyết áp cho người dân thuận tiện và dễ dàng hơn:
+ Quyết định số 3192/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp
+ Quyết định số 5904/QĐ-BYT năm 2019 về việc ban hành tài liệu chuyên môn
“Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã” giúp việc điều trị với bệnh nhân thuận tiện hơn, người bệnh không cần đi xa để điều trị
+ Quyết định số 2559/QĐ-BYT năm 2018 ban hành kế hoạch thực hiện điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường theo nguyên lý y học gia đình tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn giai đoạn 2018-2020
Quy mô toàn quốc: Đối với chương trình sức khỏe, Việt Nam đã thực hiện chương trình phòng chống tăng huyết áp từ năm 2008 với hai mục tiêu chính: 1) Tăng cường nhận thức của nhân dân về tăng huyết áp; 2) Duy trì mô hình quản lý tăng huyết áp từ cấp thấp đến cao Đến tháng 3 năm 2015, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025” Trong đó, đề xuất nhiều giải pháp về chính sách, truyền thông và vận động xã hội, tăng cường hệ thống cung cấp dịch vụ và chuyên môn kỹ thuật y tế, và đề xuất giải pháp về nguồn lực Đối với việc truyền thông, việc tuyên truyền có tác động lớn đối với hành vi tuân thủ điều trị thuốc của người dân, vì việc tuyên truyền có thể cải thiện sự hiểu biết của người dân về tăng huyết áp Việt Nam đã đẩy mạnh tuyên truyền về tăng huyết áp, tổ chức nhiều buổi hội thảo và tuyên truyền cho người dân Ngoài ra, Việt Nam cũng hưởng ứng ngày 17/05 hàng năm (ngày tăng huyết áp thế giới) Đối với nguồn lực, việc đầu tư vào nguồn lực cần thiết vào việc tuyên truyền cũng làm tăng sư tuân thủ của người dân Một nghiên cứu được thực hiện tại miền Bắc Việt Nam đã chỉ ra rằng việc các nhân viên y tế thôn bản thường xuyên nhắc nhở người dân tuân thủ điều trị thuốc khi đến khám định kỳ đã góp phần lớn trong việc tuân thủ điều trị thuốc của đối tượng nghiên cứu
Nhiều địa phương cũng ban hành kế hoạch riêng về chương trình phòng chống tăng huyết áp tại địa phương, như tỉnh Bắc Giang đã ban hành Đề án Quản lý, điều trị ngoại trú bệnh không lây nhiễm và một số bệnh mạn tính ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2020, hoặc như ở Hà Nam, Tổ chức Y tế thế giới phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật, Trung tâm y tế huyện và Trạm y tế xã thực hiện mô hình chăm sóc lồng ghép trong dự phòng và quản lý bệnh bệnh không lây nhiễm và rối loạn thâm thần tại Trạm Y tế xã và cộng đồng.
Phân tích mô hình lí thuyết ảnh hưởng đến hành vi của đối tượng đích
Yếu tố cá nhân Niềm tin cá nhân Hành động
Nhóm từ 45-60 tuân thủ kém hơn nhóm > 60 tuổi.
Nam tuân thủ thuốc kém hơn nữ.
Thiếu kiến thức về thời gian dùng thuốc dẫn đến tuân thủ thuốc kém.
Tình trạng kinh tế, xã hội:
Nhóm có thu nhập thấp tuân thủ kém hơn. Động lực hành động:
- Chứng kiến việc bỏ trị từ người khác.
- Tác dụng phụ của thuốc.
- Biến chứng mới của bệnh.
- Không được NVYT tư vấn hoặc người thân nhắc nhở, hỗ trợ
Không tuân thủ dùng thuốc (không dùng đúng liều, bỏ qua một hoặc nhiều liều, không sử dụng hàng ngày, …).
Nhận thức về sự nhạy cảm => nhận thức về sự đe dọa của VĐSK với bản thân:
Không tin việc sử dụng thuốc không đúng liều có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát huyết áp.
Nhận thức về sự trầm trọng:
Không nhận thức được việc không tuân thủ thuốc có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn hoặc có thể gây hậu quả đáng kể như biến chứng tim mạch… hay tăng tỷ lệ tử vong.
Nhận thức về sự đe dọa của vấn đề sức khỏe đối với bản thân: Nếu không tuân thủ uống thuốc sẽ không dẫn đến các biến chứng hoặc không ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị.
Nhận thức lợi ích phòng bệnh
Nghi ngờ về hiệu quả của thuốc khi triệu chứng tăng nặng hoặc xuất hiện biến chứng.
Không kỳ vọng vào kết quả điều trị.
Nhận thức về trở ngại:
Không tin vào hiệu quả của thuốc.
Không tin tưởng vào NVYT hoặc phác đồ điều trị.
Nơi ở cách xa cơ sở y tế
Cơ sở y tế không đủ thuốc Không đủ tài chính để duy trì điều trị lâu dài
Tin rằng quên uống thuốc cũng không gặp vấn đề gì lớn.
Tin rằng có thể chủ động kiểm soát vấn đề sức khỏe
Không chấp nhận bệnh tật nên không dùng thuốc.
Không ghi nhớ lịch uống thuốc, quên uống thuốc đúng lịch
Gặp các khó khăn về thể chất như nuốt thuốc, mở nắp lọ thuốc, đọc hướng dẫn dùng thuốc,…
Thói quen uống thuốc vào 1 thời điểm nhất định (ví dụ trước ăn) khác với thời điểm được chỉ định uống thuốc.
Ngưng thuốc khi triệu chứng giảm hoặc tăng nặng.
Gia đình, người thân, bạn bè:
Sống một mình hoặc không có người hỗ trợ tuân thủ thuốc.
NVYT: chưa hướng dẫn chi tiết, chưa có kỹ năng tư vấn, truyền thông.
Phác đồ điều trị phức tạp: nhiều loại thuốc hoặc nhiều lần uống thuốc trong ngày, dẫn đến nhầm lẫn.
Hình 1 Phân tích hành vi tuân thủ điều trị thuốc của người bệnh THA theo mô hình niềm tin sức khỏe (Glanz, 2008)
Yếu tố có thể thay đổi hành vi
Từ mô hình niềm tin sức khỏe, nhóm dự đoán đối tượng có khả năng thay đổi hành vi sức khỏe bằng cách tác động vào một số yếu tố ảnh hưởng sau:
- Kiến thức về bệnh và tuân thủ điều trị của bệnh nhân: giáo dục nâng cao kiến thức về bệnh THA, nâng cao nhận thức về sự trầm trọng của việc không tuân thủ điều trị với kết quả điều trị và kiểm soát huyết áp mục tiêu
- Hỗ trợ NVYT, gia đình, tổ chức xã hội: tạo môi trường hỗ trợ bệnh nhân tuân thủ điều trị thuốc bằng nhiều hình thức khác nhau, qua nhiều kênh tiếp cận khác nhau như nâng cao kỹ năng, kiến thức cho NVYT, người thân của bệnh nhân, nâng cao kiến thức cho các tổ chức xã hội mà bệnh nhân tham gia
- Cung cấp phương tiện, công cụ hỗ trợ cho việc tuân thủ thuốc: cung cấp các công cụ hoặc phương tiện nhằm hỗ trợ bệnh nhân kiểm soát tốt thời gian uống thuốc, hình thành thói quen uống thuốc đúng giờ, hoặc ghi nhớ thông tin về các loại thuốc/thời điểm uống,….
Chiến lược nâng cao sức khỏe
M ụ c tiêu c ủ a chi ến lượ c
Tăng tỉ lệ tuân thủ sử dụng thuốc điều trị THA của người bệnh tăng huyết áp từ 50 đến 70 tuổi đang điều trị tại trung tâm y tế huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình từ 49.5% năm 2022 lên 75% năm 2023
1 Tăng tỉ lệ người bệnh tăng huyết áp từ 50 đến 70 tuổi đang điều trị tại trung tâm y tế huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình có kiến thức đúng về tuân thủ sử dụng thuốc THA từ 49% năm 2022 lên 80% năm 2023
2 Tăng tỉ lệ người bệnh tăng huyết áp từ 50 đến 70 tuổi đang điều trị tại trung tâm y tế huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình có thái độ hài lòng với sự tư vấn của nhân viên y tế từ 48% năm 2022 lên 85% năm 2023
3 Tăng tỉ lệ người bệnh tăng huyết áp từ 50-70 tuổi tại trung tâm y tế huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình được nhắc uống thuốc tăng huyết áp bởi người thân từ 25% năm
Các bên liên quan
Bảng 1 Các bên liên quan
Vai trò Ưu điểm Nhược điểm
- Chỉ đạo triển khai và tham gia các kế hoạch hoạt động truyền thông trực tiếp cho người bệnh, người nhà bệnh nhân, các buổi tập huấn, đào tạo cho nhân viên y tế
- Soạn thảo các quy định cần thiết để xây dựng góc tư vấn cố định tại TTYT và TYT
- Phân công, giao nhiệm vụ cho các phòng ban liên quan thực hiện triển khai chương trình
- Tiến hành giám sát và đánh giá
- Quyết định khen thưởng cá nhân, đơn vị làm tốt
- Sự tham gia của lãnh đạo bệnh viện khẳng định tầm quan trọng và lan tỏa mức ảnh hưởng của chương trình đến mọi đối tượng đích
- Có các thành viên từ các khoa phòng tham gia hỗ trợ
- Đảm bảo triển khai minh bạch, rõ ràng, giám sát và đánh giá chặt chẽ
Bận rộn và có nhiều vấn đề ưu tiên nên cần phải có thời gian để cân nhắc và rà soát nội dung kỹ lưỡng trước khi phê duyệt chương trình
Vai trò Ưu điểm Nhược điểm
- Tham mưu cho ban lãnh đạo, lên kế hoạch triển khai chương trình
- Trực tiếp triển khai các hoạt động của chương trình: tổ chức các buổi đào tạo/tập huấn cho nhân viên y tế, xây dựng góc tư vấn trực tiếp cho người bệnh, tổ chức ngày hội sức khỏe, các buổi tập huấn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
- Hỗ trợ trong việc giám sát và hỗ trợ các nhân viên y tế trong việc tư vấn sử dụng công cụ ghi nhớ cho bệnh nhân
Báo cáo hàng tháng cho ban lãnh đạo bệnh viện
- Có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động xã hội và các buổi tập huấn
- Có thể huy động sự tham gia của các nhân viên y tế
Khối lượng công việc của phòng khá nhiều dẫn đến khó khăn trong việc sắp xếp thứ tự ưu tiên, lên kế hoạch cho rất nhiều các chương trình/hoạt động khác nhau, không chỉ các chương trình về tuân thủ điều trị tăng huyết áp
Trạm Y tế Thực hiện và hỗ trợ triển khai các hoạt động dô TTYT yêu cầu
Có kinh nghiệm và năm bắt được thông tin, quản lý người bệnh tại địa phương
Nhân lực hạn chế về số lượng và chất lượng
Vai trò Ưu điểm Nhược điểm
- Các trưởng khoa/phó trưởng khoa phối hợp cùng phòng TT-GDSK cắt cử bác sĩ/điều dưỡng tham gia các buổi tập huấn, truyền thông
- Tự giác tham gia các buổi tập huấn, tuyên truyền theo sắp xếp của trưởng khoa
- Tích cực chia sẻ, trao đổi hoặc báo cáo tại các buổi tập huấn
- Có nghĩa vụ trao đổi, chia sẻ lại các thông tin được tập huấn cho các nhân viên không tham gia tập huấn trong các buổi giao ban, sinh hoạt khoa học của khoa
- - Hỗ trợ phòng TT- GDSK trong tập huấn/tuyên truyền kiến thức đến người bệnh/người nhà bệnh nhân
- Nhân viên y tế - Các trưởng khoa/phó trưởng khoa phối hợp cùng phònG TT- GDSK cắt cử bác sĩ/điều dưỡng tham gia các buổi tập huấn, truyền thông
- Tự giác tham gia các buổi tập huấn, tuyên truyền theo sắp xếp của trưởng khoa
- Tích cực chia sẻ, trao đổi hoặc báo cáo tại các buổi tập huấn
- Có nghĩa vụ trao đổi, chia sẻ lại các thông tin được tập huấn cho các nhân viên không tham gia tập huấn trong các buổi giao ban, sinh hoạt khoa học của khoa
- Hỗ trợ phòng TT-GDSK trong tập huấn/tuyên truyền kiến thức đến người bệnh/người nhà bệnh nhân
Vai trò Ưu điểm Nhược điểm
Cán bộ phụ trách câu lạc bộ
- Chịu trách nhiệm nhắc nhở các bệnh nhân tham gia các buổi truyền thông nâng cao nhận thức
- Chịu trách nhiệm giám sát, nhắc nhở các bệnh nhân thực hiện đúng hướng dẫn tuân thủ điều trị tăng huyết áp
- Tổ chức các hoạt động thi đua giữa các cá nhân, hướng đến mục tiêu tất cả cùng thực hiện tốt tuân thủ điều trị
- Cán bộ phụ trách câu lạc bộ - Chịu trách nhiệm nhắc nhở các bệnh nhân tham gia các buổi truyền thông nâng cao nhận thức
- Chịu trách nhiệm giám sát, nhắc nhở các bệnh nhân thực hiện đúng hướng dẫn tuân thủ điều trị tăng huyết áp
- Tổ chức các hoạt động thi đua giữa các cá nhân, hướng đến mục tiêu tất cả cùng thực hiện tốt tuân thủ điều trị
- Hỗ trợ việc giám sát các trường hợp không thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn tuân thủ điều trị tăng huyết áp
- Hướng dẫn người bệnh sử dụng các công cụ ghi nhớ tại nhà
- Nhắc nhở người bệnh thực hiện đúng theo hướng dẫn tuân thủ đã được học từ các buổi tập huấn, tuyên truyền, ngày hội sức khỏe cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
- Người nhà bệnh nhân - Hỗ trợ việc giám sát các trường hợp không thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn tuân thủ điều trị tăng huyết áp.
- Hướng dẫn người bệnh sử dụng các công cụ ghi nhớ tại nhà
- Nhắc nhở người bệnh thực hiện đúng theo hướng dẫn tuân thủ đã được học từ các
Vai trò Ưu điểm Nhược điểm buổi tập huấn, tuyên truyền, ngày hội sức khỏe cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Cách ti ế p c ậ n NCSK và chi ến lược hành độ ng/gi ả i pháp
Bảng 2 Cách tiếp cận NCSK và chiến lược hành động
STT Cách tiếp cận Chiến lược Giải pháp
Tiếp cận giáo dục sức khỏe
Cung cấp thông tin sức khỏe, giáo dục sức khỏe cho người bệnh để họ hiểu được thông tin về bệnh THA và tầm quan trọng của tuân thủ sử dụng thuốc THA
- Tăng cường tư vấn 1:1 giữa bác sĩ/ dược sĩ với người bệnh
- Xây dựng câu lạc bộ người bệnh THA, tổ chức buổi sinh hoạt nhóm bệnh nhân hàng tháng, trong đó bác sĩ/nhân viên y tế tư vấn cho bệnh nhân thông tin về bệnh THA và tầm quan trọng của việc tuân thủ sử dụng thuốc THA (các biến chứng có thể xảy ra nếu không tuân thủ điều trị THA, HA mục tiêu, các biện pháp kiểm soát HA, )
- Vận dụng ứng dụng điện thoại Elfie đã được
Bộ y tế thử nghiệm, trong đó có nội dung truyền thông, tư vấn về bệnh THA và sử dụng thuốc và tư vấn trực tiếp với bác sĩ/dược sĩ khi có nhu cầu
STT Cách tiếp cận Chiến lược Giải pháp
- Thiết kế tờ rơi để phát cho người bệnh
- Xây dựng góc truyền thông tăng huyết áp và bệnh mạn tính ở trung tâm y tế, nơi bệnh nhân trong lúc đợi khám có thể xem các thông tin về bệnh, cũng như các trường hợp bệnh đã khỏi, và cách họ tuân thủ điều trị như thế nào
- Tổ chức Ngày hội sức khỏe tại trung tâm y tế, nơi người bệnh và tất cả những đối tượng quan tâm (bao gồm người nhà của người bệnh) đến sàng lọc, khám và được tư vấn về bệnh và tuân thủ điều trị
STT Cách tiếp cận Chiến lược Giải pháp
Tiếp cận thay đổi hành vi
Thực hiện biện pháp để khuyến khích người bệnh thay đổi hành vi không tuân thủ sử dụng thuốc
- Chia bệnh nhân thành các nhóm nhỏ (khoảng từ 10 tới 15 người - có thể theo ngày bệnh nhân đi tái khám hoặc theo thôn xã) để luân phiên nhắc nhở lẫn nhau uống thuốc
- Vận dụng ứng dụng điện thoại Elfie nhắc nhở uống thuốc hàng ngày và lịch khám lại hàng tháng
- Khuyến khích sự tham gia của người nhà người bệnh để nhắc nhở họ uống thuốc hàng ngày
- Xây dựng bảng hỗ trợ theo dõi uống thuốc THA cho người bệnh để họ tự theo dõi việc uống thuốc huyết áp hàng ngày
Tiếp cận nâng cao quyền làm chủ/trao quyền về sức khỏe
Khuyến khích người bệnh nâng cao vai trò trong tuân thủ sử dụng thuốc thông qua công cụ hỗ trợ
- Xây dựng bảng hỗ trợ theo dõi uống thuốc THA cho người bệnh để họ tự theo dõi việc uống thuốc huyết áp hàng ngày.
- Vận dụng ứng dụng điện thoại Elfie vào quản lý THA
STT Cách tiếp cận Chiến lược Giải pháp
Tiếp cận vận động tạo môi trường xã hội thuận lợi
- Vận động để tăng cường sự ủng hộ, tham gia và cam kết của lãnh đạo, các phòng ban và cán bộ liên quan tại trung tâm y tế
- Tăng cường năng lực của cán bộ y tế
- Tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc
- Vận động để lãnh đạo bệnh viện ban hành quyết định về việc thực hiện chương trình, các phòng ban và thành viên tham gia, vai trò của từng phòng ban và từng thành viên trong đó, xây dựng câu lạc bộ bệnh nhân, xây dựng góc truyền thông, lên kế hoạch tổ chức Ngày hội sức khỏe, kế hoạch và chương trình tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ y tế
- Xây dựng chương trình đào tạo, tập huấn cho cán bộ y tế về: kiến thức về bệnh và điều trị bệnh THA, kĩ năng truyền thông và tư vấn cho người bệnh, kĩ năng đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc…
- Xây dựng câu lạc bộ người bệnh THA tại trung tâm y tế/ chia người bệnh thành các nhóm nhỏ từ 10 tới 15 người để trao đổi thông tin và nhắc nhở sử dụng thuốc hàng ngày.
Khung chương trình hành độ ng
Bảng 3 Khung chương trình hành động
STT Các hoạt động Thời gian Người thực hiện Người phối hợp Kết quả mong đợi
Xây dựng, phát triển các tài liệu tập huấn và truyền thông về tuân thủ điều trị thuốc
Phòng Truyền thông – Giáo dục sức khỏe
Phòng truyền thông Giáo dục sức khỏe, cán bộ y tế chuyên trách về bệnh không lây nhiễm của TTYT huyện
Xây dựng được tài liệu tập huấn và truyền thông phù hợp với thực trạng cán bộ y tế và người dân của huyện (tờ rơi, băng ghi hình và bài truyền thanh)
Tổ chức lớp tập huấn về tuân thủ điều trị thuốc THA cho cán bộ y tế
Cán bộ y tế chuyên trách về bệnh không lây nhiễm và TTYT huyện
Trung tâm Y tế huyện, các trạm y tế
Tổ chức được 2 buổi tập huấn: 1 buổi về kiến thức tuân thủ điều trị thuốc THA, 1 buổi về kỹ năng truyền thông tư vấn cho người bệnh và hướng dẫn sử dụng công cụ hỗ trợ ghi nhớ lịch uống thuốc
Thực hiện các buổi tư vấn giữa cán bộ y tế với người bệnh và người nhà
Cán bộ y tế TTYT huyện và TYT
Hội NCT của các xã, trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố
Thực hiện được các buổi tư vấn 3 tháng/lần vào các lần khám tổng quát định kỳ của người bệnh
Xây dựng góc truyền thông về tuân thủ điều trị thuốc
Phòng TT- GDSK của TTYT
Xây dựng được 35 góc truyền thông khi người bệnh đến khám và ngồi chờ tại TTYT huyện và
5 Xây dựng câu lạc bộ người bệnh THA
Cán bộ chuyên trách người cao tuổi và bệnh không lây nhiễm tại TTYT huyện và TYT
Hội người cao tuổi, trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố
Xây dựng được 34 câu lạc bộ người bệnh THA tại mỗi xã
6 Tổ chức buổi sinh hoạt Tháng 5 đến Cán bộ chuyên trách Hội người cao tuổi, trưởng Tổ chức được 7 buổi sinh hoạt hàng tháng với mỗi
STT Các hoạt động Thời gian Người thực hiện Người phối hợp Kết quả mong đợi nhóm bệnh nhân hàng tháng tháng 12 năm 2023 người cao tuổi và bệnh không lây nhiễm tại TYT thôn/tổ trưởng tổ dân phố xã
Xây dựng công cụ hỗ trợ theo dõi uống thuốc THA
Cán bộ chuyên trách bệnh không lây nhiễm tại TTYT
Xây dựng được 1 bộ công cụ giấy để hỗ trợ người bệnh theo dõi uống thuốc THA
Tổ chức Ngày hội sức khỏe để sàng lọc và tư vấn điều trị về THA cho người bệnh và người nhà
Trạm y tế xã, trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố, Ủy ban Nhân dân huyện
Tổ chức 2 buổi Ngày hội sức khỏe
Ch ỉ s ố đánh giá
Bảng 4 Chỉ số đánh giá
Các chỉ số đánh giá Định nghĩa Phương pháp thu thập thông tin
Chỉ số đánh giá quá trình
Các chỉ số đánh giá Định nghĩa Phương pháp thu thập thông tin
Số Ngày hội sức khỏe được tổ chức Là tổng số ngày hội được tổ chức thực tế
Thống kê từ báo cáo, sổ sách. Thống kê theo báo cáo kết quả tổ chức ngày hội
Số tài liệu truyền thông được xây dựng
Là tổng số tài liệu truyền thông được xây dựng trong thời gian triển khai
Thống kê từ báo cáo, sổ sách hoặc hợp đồng dịch vụ xây dựng tài liệu truyền thông
Số lần bài truyền thanh, video ghi hình được phát
Là tổng số lần bài truyền thanh, video ghi hình được phát tại các chương trình truyền thông trực tiếp và gián tiếp trong thời gian triển khai.
Thống kê từ báo cáo, sổ sách.
Số buổi truyền thông trực tiếp tại thôn/xã được tổ chức
Là tổng số buổi truyền thông trực tiếp tại thôn/xã được tổ chức trong thời gian triển khai
Thống kê từ báo cáo, sổ sách. Thống kê theo báo cáo kết quả của hoạt động
Số tờ rơi được phát ra trong các buổi truyền thông trực tiếp
Là tổng số tờ rơi được phát ra trong các buổi truyền thông trực tiếp trong thời gian triển khai
Thống kê từ báo cáo, sổ sách
Thống kê theo báo cáo kết quả của hoạt động truyền thông.
Tỷ lệ người bệnh hoặc người nhà tham dự các buổi truyền thông và Ngày hội sức khỏe được tổ chức
Số người bệnh hoặc người nhà tham dự/tổng số người tham dự.
Khảo sát người tham dựtại các buổi truyền thông hoặc ngày hội
Các chỉ số đánh giá Định nghĩa Phương pháp thu thập thông tin
Số câu lạc bộ bệnh nhân được thành lập Là số câu lạc bộ được thành lập trong thời gian triển khai
Biên bản thành lập câu lạc bộ Thống kê từ báo cáo các câu lạc bộ được tổ chức.
Số buổi sinh hoạt câu lạc bộ được tổ chức Tổng số buổi sinh hoạt câu lạc bộ được tổ chức trong thời gian triển khai
Thống kê từ báo cáo, sổ sách Biên bản sinh hoạt câu lạc bộ
Tỷ lệ bệnh nhân là thành viên câu lạc bộ.
= (Số bệnh nhân đăng ký là thành viên câu lạc bộ/tổng số bệnh nhân được TTYT quản lý)* 100%
Thống kê từ danh sách bệnh nhân đăng ký câu lạc bộ thực tế
Số nội dung truyền thông được truyền tải (kiến thức về THA, tuân thủ sử dụng thuốc, hướng dẫn sử dụng công cụ ghi chú và app điện thoại).
Tổng số nội dung truyền thông được truyền tải qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ trong thời gian triển khai.
Theo dõi qua biên bản sinh hoạt câu lạc bộ
Tỷ lệ bệnh nhân và người nhà tham dự các buổi sinh hoạt câu lạc bộ
= (Bệnh nhân và người nhà tham dự các buổi sinh hoạt câu lạc bộ/tổng số người được mời)*
Lấy thông tin từ danh sách ký nhận tham dự trực tiếp và tổng số thư mời được phát ra/gửi đi
Tỷ lệ bệnh nhân và người nhà đạt yêu cầu về kiến thức
= (Số bệnh nhân và người nhà đạt yêu cầu về kiến thức/tổng số bệnh nhân và người nhà tham dự)*
100% Đánh giá bằng khảo sát sau buổi sinh hoạt
Các chỉ số đánh giá Định nghĩa Phương pháp thu thập thông tin
Tỷ lệ bệnh nhân và người nhà biết cách sử dụng công cụ ghi chú được hướng dẫn trong buổi sinh hoạt
= (Số bệnh nhân và người nhà biết cách sử dụng công cụ ghi chú được hướng dẫn trong buổi sinh hoạt/tổng số bệnh nhân và người nhà tham dự)* 100% Đánh giá qua thực hành trực tiếp tại buổi sinh hoạt
Số công cụ được xây dựng và áp dụng Số công cụ ghi chú được xây dựng và áp dụng trong thời gian triển khai Số liệu báo cáo của dự án
Tỷ lệ bệnh nhân nhận được công cụ = (Số bệnh nhân nhận được công cụ/tổng số bệnh nhân được TTYT quản lý)* 100%
Số bệnh nhân nhận công cụ thống kê qua khảo sát đánh giá danh sách bệnh nhân được TTYT quản lý.
Tỷ lệ người bệnh hài lòng với công cụ = (Số người bệnh hài lòng với công cụ/tổng số người bệnh được hỏi)* 100%
Thống kê qua khảo sát đánh giá
Số buổi tập huấn được tổ chức Là số buổi tập huấn được tổ chức trong thời gian thực hiện Thống kê từ biên bản, sổ sách.
Số NVYT tham dự các buổi tập huấn Là tổng số NVYT tham dự các buổi tập huấn theo danh sách thực tế
Danh sách ký nhận tham dự thực tế
Tỷ lệ NVYT có kiến thức đúng về bệnh và điều trị
=(Số NVYT có kiến thức đúng về bệnh và điều trị THA/tổng số người trả lời)* 100%
Bảng đánh giá sau buổi tập huấn.
Khảo sát phỏng vấn bộ câu hỏi định lượng
Các chỉ số đánh giá Định nghĩa Phương pháp thu thập thông tin
Tỷ lệ NVYT có kĩ năng tốt về đánh giá tuân thủ thuốc
=(Số NVYT có kĩ năng tốt về đánh giá tuân thủ thuốc/tổng số người trả lời)* 100%
Bảng đánh giá sau buổi tập huấn.
Khảo sát phỏng vấn bộ câu hỏi định lượng
Tỷ lệ NVYT có thể thực hiện buổi truyền thông hoặc tư vấn đạt tiêu chuẩn.
=(Số NVYT có thể thực hiện buổi truyền thông hoặc tư vấn đạt tiêu chuẩn/tổng số người tham dự)*
100% Đánh giá trực tiếp sau buổi tập huấn theo thang đánh giá có sẵn hoặc tự xây dựng
Tỷ lệ NVYT biết cách sử dụng công cụ ghi chú được hướng dẫn trong buổi tập huấn
= (Số lượng NVYT biết cách sử dụng công cụ ghi chú được hướng dẫn trong buổi tập huấn/tổng số người tham dự)*
Đánh giá trực tiếp sau buổi tập huấn theo thang đánh giá có sẵn hoặc tự xây dựng.
Chỉ số đánh giá kết quả ngắn hạn
Tỷ lê người bệnh tăng huyết áp từ 50 đến 70 tuổi đang điều trị tại trung tâm y tế huyện Tiền Hải, tỉnh
Thái Bình có kiến thức đúng về tuân thủ sử dụng thuốc THA.
= (Số người bệnh có kiến thức đúng / tổng số bệnh nhân tuổi từ 50-70 được quản lý) * 100%
Khảo sát phỏng vấn bộ câu hỏi định lượng
Các chỉ số đánh giá Định nghĩa Phương pháp thu thập thông tin
Tỷ lệ người bệnh THA từ
50 đến 70 tuổi đang điều trị tại trung tâm y tế huyện
Tiền Hải, tỉnh Thái Bình có thái độ hài lòng với sự tư vấn của NVYT
= (Số người bệnh hài lòng / tổng số bệnh nhân tuổi từ 50-70 được quản lý) * 100%
Khảo sát phỏng vấn bộ câu hỏi định lượng
Tỷ lệ người bệnh THA từ
50 đến 70 tuổi đang điều trị tại trung tâm y tế huyện
Tiền Hải, tỉnh Thái Bình được người thân nhắc uống thuốc
= (Số người bệnh được người thân nhắc uống thuốc / tổng số bệnh nhân tuổi từ 50-70 được quản lý) * 100%
Khảo sát phỏng vấn bộ câu hỏi định lượng.
Chỉ số đánh giá tác động dài hạn
Tỉ lệ tuân thủ sử dụng thuốc điều trị THA của người bệnh tăng huyết áp từ 50 đến 70 tuổi đang điều trị tại trung tâm y tế huyện
Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
= (Số người bệnh tuân thủ thuốc / tổng số người bệnh tuổi từ 50-70 được quản lý) * 100% Khảo sát phỏng vấn bộ câu hỏi định lượng sau khi chương trình kết thúc 3 tháng.
Khó khăn có thể g ặ p và cách kh ắ c ph ụ c
- Người bệnh THA thường có nhiều bệnh mắc kèm nên có nhiều loại thuốc phải uống
- Người bệnh cao tuổi chưa có thể tiếp thu các buổi truyền thông nhanh chóng
- Các mục đánh giá có thể gặp sai số nhớ lại
- Các chương trình truyền thông có thể khó thực hiện Đề xuất
- Củng cố tổ chức các câu lạc bộ tăng cường nhận thức của người bệnh về tuân thủ điều trị thuốc
- Thông qua chương trình truyền thông về tác hại của không tuân thủ điều trị thuốc cho người bệnh để tiếp tục phát huy triển khai đồng bộ trên các đối tượng còn lại trong toàn Trung tâm Y tế
- Lên kế hoạch xin kinh phí nguồn hỗ trợ từ các tổ chức ngoài Trung tâm Y tế để đẩy mạnh công tác truyền thông, cung cấp các giải pháp sử dụng thuốc hiệu quả
- Tăng cường tuyển dụng nhân sự có năng lực làm công tác xã hội, cán bộ truyền thông để thực hiện hiệu quả các công tác hỗ trợ, tư vấn, truyền thông cho chương trình Ngày hội sức khỏe
- Xây dựng thiết kếcác chương trình truyền thông app hiệu quả, tạo điều kiện cho người bệnh tham gia các buổi phát động phong trào, đào tạo, chia sẻ về vấn đề tuân thủ điều trị thuốc
1 World Health Organization Noncommunicable diseases country profiles 2018 [Internet] World Health Organization; 2018 [cited 2022 Dec 12] 223 p Available from: https://apps.who.int/iris/handle/10665/274512
2 A global brief on hypertension : silent killer, global public health crisis: World Health Day 2013 [Internet] [cited 2022 Dec 12] Available from: https://www.who.int/publications-detail-redirect/a-global-brief-on-hypertension- silent-killer-global-public-health-crisis-world-health-day-2013
3 Mohsen Ibrahim M Hypertension in Developing Countries: A Major Challenge for the Future Curr Hypertens Rep [Internet] 2018 May 1 [cited 2022 Dec 12];20(5):38 Available from: https://doi.org/10.1007/s11906-018-0839-1
4 Hội nghị Tăng huyết áp Việt Nam lần thứ II - Tạp Chí Y học Thực Hành - Bộ Y Tế
[Internet] [cited 2022 Dec 12] Available from: http://www.yhth.vn/hoinghitanghuyetapvietnamlanthuii_d3378.aspx
5 World Health Organization Adherence to long-term therapies : evidence for action [Internet] World Health Organization; 2003 [cited 2022 Dec 12] Available from: https://apps.who.int/iris/handle/10665/42682
6 Thảo NTP, Lình PV, Phương TTB, Thao NTP, Linh PV, Phuong TTB NGHIÊN CỨU
SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN TRÊN 60 TUỔI TẠI PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM :7
7 Lê Hồng Hoài Linh, Trương Hoàng Tuấn Anh, Nguyễn Hùng Sang, et al Các yếu tố liên quan đến không tuân thủ dùng thuốc của người cao tuổi mắc bệnh tăng huyết áp tại quận 10 TP.HCM 2020;(133 (9)):180-188
8 Khương NT, Đức DM, Châu PN KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU
TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐƯỢC QUẢN LÝ NGOẠI TRÚ TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN TIM MẠCH AN GIANG NĂM 2021 YHCĐ [Internet] 2022 Jan 6 [cited 2022 Dec 12];63(1) Available from: https://tapchiyhcd.vn/index.php/yhcd/article/view/263
9 Trần Thị Nga, Nguyễn Thu Quỳnh Tuân thủ thuốc điều trị ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa nông nghiệp 1 và một số yếu tố liên quan Tạp chí Nghiên cứu y học Published online 2020:174-181
10 Giang KB, Minh NH, Thanh HTK Tuân thủ điều trị dùng thuốc ở người bệnh tăng huyết áp được quản lý tại bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Khê, Phú Thọ, năm 2015-
2016 1 [Internet] 2017 [cited 2022 Dec 12];(44):30–30 Available from: https://vjol.info.vn/index.php/TTCC/article/view/40005
11 Munger MA, Van Tassell BW, LaFleur J Medication Nonadherence: An Unrecognized Cardiovascular Risk Factor MedGenMed [Internet] 2007 Sep 19 [cited 2022 Dec
12];9(3):58 Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2100116/
PHIEU DANH GIA TONG KET SU THAM GIA LAM zyxwvutsrqponmlkjihgfedcbaZYXWVUTSRQPONMLKJIHGFEDCBA v re c NHOM Nhom 3 - L6'p ThSYTCC26-1B - Khoa 2022-2024
Thao luin nhom vao cac ngay: 25/1112022(1),27/11/2022 (2), 01112/2022(3),05/12/2022 (4), 11112/2022(5)
Chi so Di~m Toan Thi NgQcAnh Vii Tri Duc D,ng Thi Thao Tran Th] Thu Thiiy D8 Th] Quynh Trang Nguy~n Lan Vy danh chuin 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 gia l.Tham 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 giay : kien
2.Dong 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 (3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 gop co gia tri va dap
3.Hoan 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 "'I ) 3 3 3 3 3 3 3 :3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 thanh nhiem vu duoc nhom giao
Di~m Toan Thi NgQcAnh Vii TriDuc D~ng Thi Thao Trin Thi Thu Thuy Da Th] Quynh Trang Nguy~n Lan Vy danh chuin 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 gia nhiem
" phan cong chuAn bicho bu6i thao luan tiSp thea s.reằ 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 trong, l~ng nghe khi thanh vien khac phat bi~u
Khong 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 tham (Khong gia (co tinh vao u do