Tỉ lệ tử vong 30 ngày của bệnh nhân bị hội chứngvành cấp nhóm có ST chênh lên cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không có STchênh lên p < 0,001 [15].Cơ sở của việc điều trị nhồi máu cơ tim S
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên có tổn thương đa nhánh động mạch vành được chụp và can thiệp động mạch vành tại phòng can thiệp tim mạch, khoa Hồi sức tích cực, Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Miền Núi Phía Bắc Quảng Nam từ 04/2024 đến 04/2025.
- Bệnh nhân được chẩn đoán NMCTSTCL và kết quả chụp động mạch vành qua da có tổn thương đa nhánh động mạch vành Tiêu chuẩn lựa chọn để tiến hành can thiệp cấp cứu tuân theo khuyến cáo năm 2023 của hội Tim mạch châu Âu: điều trị tái thông ở tất cả các bệnh nhân với chẩn đoán NMCTSTCL (đoạn ST chênh lên cố định hoặc tương đương) và triệu chứng thiếu máu cục bộ biểu hiện trong vòng 12 giờ (mức khuyến cáo I, mức bằng chứng A); can thiệp mạch vành cứu vãn được khuyến cáo nếu dùng thuốc tiêu sợi huyết thất bại (đoạn ST giảm chênh 12h, CTMVTĐ được khuyến cáo nếu có triệu chứng thiếu máu cục bộ tiến triển, huyết động không ổn định, hoặc các rối loạn nhịp đe dọa tính mạng (mức khuyến cáo I, mức bằng chứng C)
- Tổn thương hẹp có ý nghĩa động mạch vành không thủ phạm: hẹp ≥ 70% đối với động mạch vành phải, động mạch liên thất trước, động mạch mũ; hẹp ≥ 50% đối với thân chung động mạch vành trái (dùng phần mềm QCA- quantitative coronary angiography trên máy chụp mạch số hóa xóa nền để đo kích thước).
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu sau khi đã được giải thích về chỉ định, chống chỉ định, các biến chứng và vấn đề kinh phí.
- Các bệnh nhân được lấy theo trình tự thời gian, không phân biệt tuổi, giới hay chủng tộc.
- Bệnh nhân có tình trạng bệnh lý nặng đi kèm dẫn đến tiên lượng sống kém như ung thư giai đoạn cuối.
- Bệnh nhân có biến chứng cơ học do nhồi máu cơ tim (hở hai lá cấp do đứt dây chằng, thủng vách liên thất).
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang có phân tích.
- Phiếu thu thập số liệu: theo mẫu.
- Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc và Khoa Nội tim mạch, Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Miền Núi Phía Bắc Quảng Nam.
- Dụng cụ: máy DSA Philips ALLRA XPER FD 20 được đặt tại phòng lab khoa Hồi sức tích cực chống độc cùng các bộ dụng cụ can thiệp đi kèm.
- Đĩa CD lưu hình ảnh chụp và can thiệp mạch vành của bệnh nhân.
Hình 2.1 Máy DSA Philips ALLRA XPER FD 20
2.2.4 Chọn đối tượng nghiên cứu
Chọn tất cả bệnh nhân NMCTSTCL nhập viện điều trị tại bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam thỏa tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ trong thời gian từ 04/2024 đến 04/2025.
Sau khi được chọn vào nghiên cứu, bệnh nhân được hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng, làm bệnh án Giải thích về chỉ định thủ thuật, cách thức tiến hành, nguy cơ và lợi ích Bệnh nhân và/hoặc người đại diện pháp lý của bệnh nhân đồng ý làm thủ thuật sẽ được ký cam kết trước khi tiến hành can thiệp.
Hình 2.2 Sơ đồ nghiên cứu
2.2.6 Kỹ thuật chụp và can thiệp mạch vành
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tuân thủ chỉ định chụp và can thiệp động mạch vành theo quy trình kỹ thuật của Bộ Y Tế năm 2017 đối với bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên Thủ thuật viên là các bác sĩ đã đáp ứng đủ yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Bộ Y Tế [1], [2].
Thăm khám và chuẩn bị bệnh nhân trước thủ thuật
Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi được chuẩn bị trước thủ thuật như sau:
-Khám lâm sàng đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch bao gồm: tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, tăng cholesterol máu, béo phì.
-Thực hiện các xét nghiệm sinh hóa và ECG.
-Bệnh nhân được chẩn đoán NMCTSTCL theo tiêu chuẩn chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp theo đồng thuận toàn cầu về nhồi máu cơ tim lần thứ 4 năm 2018.
-Đánh giá mức độ đau ngực theo Phân độ đau ngực của Hiệp hội tim mạch Canada và đánh giá suy tim theo Phân độ suy tim NYHA trước can thiệp động mạch vành
-Các bệnh nhân đều được dùng thuốc phù hợp với chẩn đoán như chống ngưng kết tiểu cầu (aspirin và clopidogrel hoặc ticagrelor), nhóm thuốc statin (atorvastatin, rosuvastin) trước khi làm thủ thuật Ngoài ra tuỳ từng bệnh nhân, có thể dùng thêm một số thuốc khác như: nhóm nitrat, nhóm chẹn kênh canxi, nhóm chẹn beta giao cảm
- Tất cả bệnh nhân và người đại diện pháp lý của bệnh nhân đều được giải thích về chỉ định cùng nguy cơ của thủ thuật và ký cam đoan đồng ý tiến hành thủ thuật.
Bệnh nhân được chuyển vào phòng can thiệp sau khi được thăm khám, làm các xét nghiệm trước thủ thuật và sử dụng đủ thuốc.
Mắc monitor theo dõi mạch, huyết áp, độ bão hòa oxy, nhịp thở
Mâm dụng cụ thủ thuật:
- Bàn để dụng cụ: bao gồm bộ bát vô khuẩn, áo phẫu thuật, găng tay.
- Bộ dụng cụ mở đường vào động mạch: 01 bộ sheath, 01 kim chọc mạch, thuốc gây tê tại chỗ (lidocain hoặc novocain).
+ Ống thông Judkins (JR, JL) các cỡ.
+ Ống thông chụp mạch vành trong trường hợp sử dụng đường động mạch quay: Tiger 5F, Ikari 6F.
+ Các loại ống thông khác tuỳ thủ thuật: Amplatz (AL, AR), ống thông đa dụng (MP)
- Guidewire dẫn đường cho catheter.
- Dây nối với lọ thuốc cản quang.
- 01 xilanh xoáy để lấy và bơm thuốc cản quang.
Khi lấy máu tĩnh mạch ngoại vi vào ống xét nghiệm chân không, không cần sử dụng Heparin Đối với lấy máu động mạch, tùy vào đường vào: nếu là động mạch quay thì phải dùng Heparin với liều lượng 5000 đơn vị vào xilanh 10 ml; còn nếu là động mạch đùi thì không cần dùng Heparin.
- Nitroglycerin: lấy 2 mg nitroglycerin pha với vừa đủ 20 ml nước muối sinh lý để tạo thành dung dịch có hàm lượng nitroglycerin 100 microgam/1ml.
- Các thuốc sử dụng sau khi mở đường vào mạch máu:
+ Với động mạch quay, sau khi mở đường vào mạch máu, tiêm vào động mạch quay từ 3000-5000 đơn vị heparin, 200 àg Nitroglycerin Cú thể dựng thờm 100 àg Verapamil.
+ Với động mạch đùi, không cần tiêm Heparin và Nitroglycerin (nếu chỉ chụp ĐMV)
Kỹ thuật chụp mạch vành qua đường động mạch quay:
- Bơm nước muối sinh lý có pha sẵn heparin (flush) ống thông (catheter) chụp, lau dây dẫn (guidewire) bằng gạc tẩm nước muối pha heparin.
- Luồn dây dẫn vào trong lòng catheter chụp.
- Kết nối đường cản quang vào manifold, đảm bảo không có khí tồn tại trong đường cản quang
- Chọc động mạch quay, luồn Introducer Sheath vào động mạch quay, tráng rửa Sheath bằng nước muối sinh lý pha heparin.
- Bơm 100-200 microgam NTG vào động mạch qua ống sheath để hạn chế co thắt động mạch quay Bơm 5000 đơn vị heparin vào động mạch qua sheath Có thể dựng thờm 100 àg Verapamil.
- Đẩy dây dẫn và catheter (TIG) đồng thời qua động mạch quay cho tới gốc động mạch chủ Lưu ý: luôn đẩy dây dẫn trước và catheter theo sau.
- Rút dây dẫn, lưu lại catheter Kết nối catheter với hệ thống manifold, thực hiện quy trình để đảm bảo không có không khí trong catheter và hệ thống manifold.
- Thiết lập chế độ máy chụp mạch: tốc độ chụp 15 khung hình/giây Cỡ bóng
7 inches (18 cm) Có thể thay đổi tuỳ thuộc thủ thuật viên.
- Chụp chọn lọc động mạch vành
Xoay catheter để đầu catheter vào thân chung động mạch vành trái Tiến hành chụp chọn lọc ĐMV trái, lượng thuốc cản quang cho mỗi lần chụp từ 6-10 ml.
Xoay catheter sang xoang vành phải và chọn lọc vào động mạch vành phải. Chụp chọn lọc ĐMV phải, lượng thuốc cả quang cho mỗi lần chụp từ 4-6 ml.
Kỹ thuật chụp mạch vành qua đường động mạch đùi: thực hiện tương tự như với động mạch quay Đánh giá kết quả chụp mạch vành:
Đánh giá tổng quan giải phẫu hệ động mạch vành, bên phải hay trái trội hơn (căn cứ vào nhánh PDA bên phải có nuôi dưỡng bù sang trái nhiều không).
Đánh giá các bất thường về giải phẫu, vị trí xuất phát, đường đi ĐMV.
Đánh giá tổn thương động mạch vành:
Số lượng nhánh tổn thương
Mức độ hẹp đo theo % đường kính chỗ hẹp nhất so với chỗ lành tham chiếu trước chỗ hẹp (nhẹ < 50 %; vừa 50-70 %; nhiều > 70 %; tắc hoàn toàn).
Tính chất hẹp: lệch tâm, vôi hóa, dài, huyết khối.
Các đánh giá khác: cầu cơ động mạch vành,…
Bàn để dụng cụ: bao gồm bộ bát vô khuẩn, áo phẫu thuật, găng tay.
Gạc vô khuẩn; bơm 5 ml, 10 ml, 20 ml, 50 ml; dụng cụ ba chạc.
Bộ dụng cụ mở đường vào động mạch: 01 bộ sheath, 01 kim chọc mạch, thuốc gây tê tại chỗ (lidocain hoặc novocain).
Ống thông can thiệp động mạch vành (guide): các loại guide thông thường là EBU, JL, JR, AL, AR, XB, tùy theo đặc điểm giải phẫu của động mạch vành cần can thiệp và thói quen của thủ thuật viên.
Dây dẫn (guidewire) cho guide.
Bộ kết nối guide can thiệp với hệ thống manifold (khúc nối chữ Y) và khúc nối ngắn.
Thiết bị để điều khiển guidewire: introducer và torque.
Bơm áp lực định liều: dùng để tạo áp lực làm nở bóng hoặc stent theo một áp lực mong muốn.
Dây dẫn (guidewire) can thiệp động mạch vành Có rất nhiều loại guidewire mạch vành Chọn lựa guidewire tùy theo đặc điểm tổn thương động mạch vành và thói quen của thủ thuật viên.
Bóng nong động mạch vành: chọn kích thước và loại bóng (áp lực thường, áp lực cao, bóng có lưỡi cắt - cutting balloon, ) tùy theo đặc điểm tổn thương.
Stent: stent được lựa chọn phù hợp với độ dài và đường kính tham chiếu của tổn thương, chọn stent phù hợp để đảm bảo che phủ hết tổn thương và đảm bảo độ áp thành tối đa.
Pha loãng thuốc cản quang và hút vào bơm áp lực Pha loãng thuốc cản quang và nước muối sinh lý theo tỉ lệ 1:1.
Các loại thuốc dùng trong quá trình can thiệp và cấp cứu: heparin không phân đoạn, nitroglycerin, adenosin, dobutamin, dopamin, atropin, xylocain, verapamil, thuốc ức chế GP IIb/IIIa
Các phương tiện cấp cứu: oxy mask, bóng, nội khí quản, máy sốc điện, bóng ngược dòng động mạch chủ, máy tạo nhịp tạm thời,…
Trước khi đưa dụng cụ can thiệp vào mạch vành phải cho người bệnh dùng heparin Liều heparin là 70-100 đơn vị/kg cân nặng, tiêm tĩnh mạch Nếu người bệnh đã chụp ĐMV đường mạch quay, đã được dùng đủ heparin thì không cần cho thêm.
Nội dung các biến nghiên cứu
2.3.1 Chỉ số nhân trắc (Biến độc lập)
- Tuổi: biến định lượng Biến này được chia thành nhóm < 40 tuổi, 40 – 60 tuổi và > 60 tuổi.
- Giới: biến nhị phân gồm hai giá trị là nam và nữ
- BMI (Body mass index – Chỉ số khối cơ thể) (kg/m 2 ): biến định lượng Biến này được chia thành ba nhóm gầy (BMI < 18,5), bình thường (18,5 ≤ BMI ≤ 22,9),thừa cân (BMI > 23).
2.3.2 Các yếu tố nguy cơ tim mạch (Biến độc lập)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, việc hút thuốc lá được xác định khi bệnh nhân hút đều đặn ≥ 10 điếu thuốc lá/ngày trong thời gian liên tục trên 2 năm Điều này tương đương với việc bệnh nhân hút 1 gói thuốc lá/năm.
- Tăng huyết áp (THA): biến nhị phân nhận các giá trị Có hoặc Không Có tăng huyết áp được định nghĩa là khi bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp đã được chẩn đoán và đang được điều trị thuốc hoặc bệnh nhân chưa được chẩn đoán tăng huyết áp bao giờ nhưng hiện tại có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp theo tiêu chuẩn khuyến cáo của Phân hội Tăng huyết áp – Hội Tim mạch học Việt Nam năm
2022 Tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg [5]
- Đái tháo đường: biến nhị phân nhận các giá trị Có hoặc Không Có đái tháo đường tức là bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường đã và đang điều trị hoặc bệnh nhân không có tiền sử đái tháo đường được chẩn đoán đái tháo đường dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường của Hội đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2024 với thỏa mãn 1 trong các tiêu chí sau:
Glucose máu đói ≥ 7 mmol/l (đói được định nghĩa là 8h không ăn đường) HOẶC
Glucose máu 2 giờ sau làm nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 11,1 mmol/l HOẶC
Glucose máu bất kì ≥ 11.1 mmol/l kèm theo các triệu chứng lâm sàng điển hình của hội chứng tăng glucose máu [14]
Tai biến mạch máu não cũ là một biến nhị phân có thể nhận giá trị "Có" hoặc "Không" Biến này cho biết bệnh nhân có tiền sử đã được chẩn đoán mắc tai biến mạch máu não và/hoặc hiện đang trong quá trình điều trị.
- Rối loạn lipid máu: biến nhị phân nhận các giá trị Có hoặc Không Có tăng cholesterol máu được chẩn đoán là bệnh nhân có tiền sử tăng cholesterol máu đang điều trị thuốc hạ cholesterol máu hoặc bệnh nhân chưa có tiền sử thì chẩn đoán tăng cholesterol máu dựa theo tiêu chuẩn của Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2015.
Bệnh nhân đã có tổn thương mạch vành thuộc nhóm đối tượng nguy cơ rất cao Gọi là tăng cholesterol máu khi chỉ số: LDL-C (Low-density lipoprotein cholesterol - Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp) ≥ 1,8 mmol/l [4].
- Đã từng được PCI/CABG: biến nhị phân nhận các giá trị Có hoặc Không
2.3.3 Các thuốc sử dụng trong thời gian nằm viện (Biến độc lập)
Biến số được ghi nhận theo hồ sơ bệnh án.
Các thuốc bao gồm Aspirin, Clopidogrel (Plavix), Ticagrelor (Brilinta), Statin, các thuốc ức chế hệ RAA (gồm ức chế men chuyển và ức chế thụ thể), các thuốc ức chế Beta (Bisopolol hoặc Metoprolol succinate), thuốc ức chế SGLT2 (Empagliflozin hoặc Dapagliflozin).
2.3.4 Triệu chứng lâm sàng (Biến độc lập)
Huyết áp: Biến định lượng với đơn vị mmHg và được phân loại theo Hội tim mạch học Việt Nam (Không THA, THA độ I, II, III).
Bảng 2.1 Phân loại tăng huyết áp theo Hội tim mạch học Việt Nam [5]
Mạch: biến định lượng (lần/phút).
Nhiệt độ: biến định lượng ( o C).
Phân độ Killip: biến thứ hạng (I, II, III, IV)
Bảng 2.2 Phân độ Killip theo Hội tim mạch học Việt Nam [5]
Phân độ Killip Đặc điểm
I Không có biểu hiện suy tim, không ứ dịch, không ứ huyết phổi.
II Suy tim Ran phổi ứ đọng đáy phổi, ran ẩm, tiếng
III Suy tim nặng Phù phôi cấp với biến chứng suy thất trái nặng hoặc do biến chứng sa van hai lá cấp.
IV Trụy mạch và sốc do tim
Mức độ đau thắt ngực: Biến thứ hạng (I, II, III, IV).
Bảng 2.3 Mức độ đau thắt ngực theo Hiệp hội tim mạch Canada Độ Đặc điểm Chú thích
I Những hoạt động thể lực bình thường không gây đau thắt ngực. Đau thắt ngực chỉ xuất hiện khi hoạt động thể lực rất mạnh.
Hạn chế nhẹ hoạt động thể lực bình thường. Đau thắt ngực xuất hiện khi leo cao >
1 tầng gác thông thường bằng cầu thang hoặc đi bộ dài hơn 2 dãy nhà.
III Hạn chế đáng kể hoạt động thể lực bình thường. Đau thắt ngực khi đi bộ dài từ 1-2 dãu nhà hoặc leo cao 1 tầng gác.
IV Các hoạt động thể lực bình thường đều gây đau thắt ngực. Đau thắt ngực khi làm việc nhẹ, khi gắng sức nhẹ.
Phân độ suy tim: Biến thứ hạng (I, II, III, IV)
Bảng 2.4 Phân độ suy tim theo Hội tim mạch New York (NYHA) [18] Độ I Không hạn chế - Vận động thể lực thông thường không gây mệt, khó thở hay hồi hộp. Độ II Hạn chế nhẹ vận động thể lực BN khỏe khi nghỉ ngơi; vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở hay đau ngực. Độ III Hạn chế nhiều vận động thể lực Mặc dù BN khỏe khi nghỉ ngơi nhưng chỉ cần vận động nhẹ đã có triệu chứng cơ năng. Độ IV
Không vận động thể lực nào không gây khó chịu Triệu chứng cơ năng của suy tim xảy ra ngay khi nghỉ ngơi, chỉ một vận động thể lực nhẹ cũng làm triệu chứng cơ năng gia tăng.
2.3.5 Cận lâm sàng (Biến độc lập)
Công thức máu: biến định lượng Ghi nhận chỉ số Bạch cầu.
Sinh hóa: bao gồm các chỉ số như Troponin T, Pro BNP, CKMB, Ure,
Creatinine, Glucose máu đói, bilan lipid, điện giải đồ Đây là biến định lượng.
ECG: biến danh mục, chia thành các vùng nhồi máu (trước, sau dưới, thành bên). Siêu âm tim: ghi nhận phân suất tống máu EF theo phương pháp đo Simpson.
Biến định lượng, chia thành hai nhóm EF ≥ 50% và EF < 50%
2.3.6 Dữ liệu thủ thuật (Biến độc lập)
Sang thương động mạch vành thủ phạm: biến danh mục.
Sang thương động mạch vành không thủ phạm: biến danh mục
Phân độ dòng chảy TIMI trước và sau can thiệp: biến thứ hạng Được khảo sát ở nhánh thủ phạm và nhánh không thủ phạm.
Bảng 2.6 Phân loại dòng chảy mạch vành theo phân độ TIMI
0 Không có dòng chảy xuôi chiều qua chỗ tắc
1 Cản quang qua được vị trí tắc nhưng “kẹt lại” và không đến được giường mạch xa trong suốt quá trình chụp mạch
Cản quang qua được vị trí tắc và đến được giường mạch xa sau chỗ tắc Tuy nhiên, tốc độ cản quang đến giường mạch xa sau vị trí tắc hoặc tốc độ trôi rửa khỏi giường mạch xa chậm hơn so với tốc độ đi vào hoặc trôi rửa ở các vùng mạch máu khác.
Dòng chảy xuôi chiều đến giường mạch xa sau chỗ tắc cũng nhanh như dòng xuôi chiều đến giường mạch trước chỗ tắc và sự trôi rửa cản quang ở giường mạch có liên quan đến chỗ tắc cũng nhanh như ở nơi không liên quan
Kích thước stent: biến định lượng Được ghi nhận ở nhánh thủ phạm và không thủ phạm với đơn vị mm.
Liều lượng cản quang: biến định lượng với đơn vị mg.
Tai biến trong quá trình can thiệp: biến danh mục
- Rối loạn nhịp: gồm rối loạn nhịp nhanh là các loại rối loạn nhịp có tần số >
100 chu kỳ/phút (nhịp nhanh nhĩ, nhịp nhanh thất, rung thất, xoắn đỉnh ) và rối loạn nhịp chậm là các rối loạn nhịp có tần số < 60 chu kỳ/phút (nhịp chậm xoang, block nhĩ thất các cấp độ ).
- Hiện tượng dòng chảy chậm: được đánh giá theo phân độ dòng chảy TIMI như bảng 2.6 Dòng chày chậm là dòng chảy sau can thiệp với tốc độ dòng chảy chậm hơn so với trước khi can thiệp.
- Tách, vỡ thành động mạch vành: là tai biến được đánh giá trong và ngay sau khi can thiệp Tách thành ĐMV thể hiện hình ảnh hai lòng trên chụp mạch Vỡ thành ĐMV khi có hình ảnh thoát thuốc cản quang ra ngoài thành mạch và có thể vào trong cơ tim hoặc vào khoang màng ngoài tim.
Xử lý số liệu
Số liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 20.0 và Excel 2013.
Mô tả và phân tích số liệu theo mục tiêu đề tài
Sử dụng tần số (ký hiệu n) và tỷ lệ (ký hiệu %) để mô tả các biến số định tính.
Các biến định lượng được trình bày dưới dạng số trung bình và độ lệch chuẩn
So sánh 2 giá trị trung bình với biến phân bố chuẩn sử dụng T- test
So sánh 2 tỷ lệ sử dụng test khi bình phương hoặc fisher exact test.
Giá trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.
Đạo đức nghiên cứu
- Đề tài được thông qua Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học của Trường Đại học Y Dược Huế.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Các thông tin về bệnh nhân được đảm bảo bí mật.
- Học viên đảm bảo trung thực trong suốt quá trình tiến hành thu thập số liệu,phân tích và viết báo cáo nghiên cứu Tất cả chi phí liên quan đến nghiên cứu hoàn toàn do người làm nghiên cứu chi trả.
Kế hoạch nghiên cứu
-Tháng 12/2023 đến tháng 03/2024 viết đề cương nghiên cứu
-Tháng 04/2024 đến tháng 04/2025 thực hiện đề tài và lấy số liệu
-Tháng 05/2025 đến tháng 11/2024 phân tích, xử lý số liệu và viết đề tài
-Tháng 12/2025 bảo vệ đề tài
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
3.1.1 Tuổi Được thể hiện dưới dạng biểu đồ.
3.1.2 Giới Được thể hiện dưới dạng biểu đồ.
3.1.4 Các yếu tố nguy cơ tim mạch Được thể hiện dưới dạng biểu đồ.
Lâm sàng và cận lâm sàng
Bảng 3.2 Huyết áp và phân loại
Tăng huyết áp Độ I (nhẹ) Độ II (vừa) Độ III (nặng)
3.2.2 Mạch và nhiệt độ Được thể hiện dưới dạng biểu đồ.
3.2.4 Đặc điểm mức độ đau thắt ngực
Bảng 3.4 Mức độ đau ngực theo Hiệp hội tim mạch Canada
3.2.5 Đặc điểm mức độ suy tim theo NYHA
Bảng 3.5 Phân độ Suy tim theo NYHA
3.2.6 Các chỉ số xét nghiệm
Bảng 3.6 Các chỉ số xét nghiệm
Các chỉ số xét nghiệm Trung bình ± độ lệch chuẩn
Troponin T CKMB Creatinin mỏu trước can thiệp (àmol/l)
Creatinin mỏu sau can thiệp (àmol/l)
Cholesterol (mmol/l)Triglycerid (mmol/l)HDL-C (mmol/l)LDL- C (mmol/l)Bạch cầu
3.2.7 Phân suất tống máu EF
Bảng 3.7 Phân suất tống máu EF
Dữ liệu thủ thuật
3.3.1 Sang thương động mạch vành thủ phạm
Bảng 3.8 Sang thương động mạch vành thủ phạm
3.3.2 Sang thương động mạch vành không thủ phạm
Bảng 3.9 Sang thương động mạch vành không thủ phạm
3.3.3 Phân độ dòng chảy TIMI trước và sau can thiệp
Bảng 3.10 Phân độ TIMI trước can thiệp đối với ĐMV thủ phạm
Bảng 3.11 Phân độ TIMI sau can thiệp đối với ĐMV thủ phạm
Bảng 3.12 Phân độ TIMI trước can thiệp đối với ĐMV không thủ phạm
Bảng 3.13 Phân độ TIMI sau can thiệp đối với ĐMV không thủ phạm
0 1 2 3 Thể hiện biểu đồ cột so sánh trước và sau can thiệp ở nhánh thủ phạm và nhánh không thủ phạm.
3.3.4 Đặc điểm đường kính stent ở nhánh thủ phạm và nhánh không thủ phạm
Bảng 3.14 Đường kính stent ở nhánh thủ phạm và nhánh không thủ phạm
Vị trí Đường kính nhỏ nhất (mm) Đường kính lớn nhất (mm) Đường kính trung bình ± độ lệch chuẩn (mm)
3.3.8 Liều lượng thuốc cản quang đã dùng
3.3.9 Biến chứng trong quá trình can thiệp
Bảng 3.15 Biến chứng trong quá trình can thiệp Các biến chứng trong quá trình can thiệp n %
Rối loạn nhịp Hiện tượng dòng chảy chậm Tách, vỡ thành động mạch vành
Kết quả can thiệp
Bảng 3.16 Kết quả can thiệp về mặt thủ thuật
Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Thành công về mặt thủ thuật
Bảng 3.17 Kết quả can thiệp
Dòng chảy tối ưu sau can thiệp
Suy thận sau can thiệp
Bảng 3.18 Thời gian nằm viện
Số ngày ít nhất Số ngày nhiều nhất Số ngày trung bình ± độ lệch chuẩn
Các biến cố tim mạch
Bảng 3.19 Các biến cố tim mạch