Đến nay, Việt Nam đã hội nhập kinh tế một cách sâu rộng, đặc biệt đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, vì thế việc hoàn thiện và phát triển thị trường
Trang 1GVHD: Ths Trần Thị Hoài Thương Nhóm sinh viên thực hiện
Phạm Nguyễn Minh Tâm
Huỳnh Ngọc Phương Quyên Nguyễn Hồng Kim Xuyến
Huỳnh Hoàng Cẩm Tú Trần Thị Kim Ngân Nguyễn Thảo Trinh Cil Múp La Rích
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận 4
3 Phương pháp nghiên cứu tiểu luận 4
4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của tiểu luận 4
5 Kết cấu của tiểu luận 4
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÍN DỤNG 1
1 Tín dụng và những hình thức tín dụng chủ yếu 1
2 Khái niệm và sự cần thiết của tín dụng Nhà nước 1
CHƯƠNG II: TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 3
1 Chính sách nổi bật của tín dụng Nhà nước Việt Nam 3
1.2 Các tổ chức thực hiện tín dụng Nhà nước ở Việt Nam 3
Tỷ trọng dư nợ TĐNN-XHCNVN trên GDP (2001-2010) 6
Tốc độ tăng trưởng tín dụng Nhà nước và GDP Việt Nam (2001-2010) 7
CHƯƠNG III: TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 8
1 Những chính sách, chiến lược nổi bật 8
2 Thực trạng tín dụng Nhà nước Việt Nam 2011 – 2020 11
CHƯƠNG IV: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 15
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Không phải lúc nào các cá nhân và tổ chức kinh tế cũng có sẵn một lượng vốn nhất định để tài trợ cho hoạt động chi tiêu, mua sắm hay duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh Việc thiếu vốn sẽ trở thành gánh nặng kinh tế lớn trong cuộc sống
và làm gián đoạn quá trình sản xuất Ngoài ra, việc cho vay và lãi suất từ các khoản vay là nguồn thu nhập quan trọng của các tổ chức tín dụng nhằm duy trì và mở rộng
hoạt động kinh doanh Do đó, tín dụng ra đời với mục tiêu giải quyết “cơn khát
vốn” của các cá nhân và doanh nghiệp Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng góp phần
điều hòa dòng vốn trong nền kinh tế, là công cụ thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng và góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Ở nước ta, sau cuộc khủng hoảng kinh tế đã có rất nhiều khó khăn và năm
1999 là mốc đánh dấu nền kinh tế bắt đầu phục hồi cũng như vượt qua nhiều thử thách Chúng ta không chỉ bị tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế mà còn gặp khó khăn do hạn hán, lũ lụt, thiên tai xảy ra liên tiếp Nền kinh tế chậm phát triển, thiếu hụt nguồn nhân lực, nguyên vật liệu còn hạn chế và sản phẩm kém sự cạnh trạnh cũng là một trong những vấn đề cần quan tâm
Đến nay, Việt Nam đã hội nhập kinh tế một cách sâu rộng, đặc biệt đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vì thế việc hoàn thiện và phát triển thị trường tín dụng theo hướng thống nhất và mang tính cạnh tranh cao đã trở thành một đòi hỏi khách quan của nền kinh tế Trải qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội, tín dụng đã đi qua các giai đoạn và vượt qua nhiều thuận lợi cũng như thách thức để tồn tại và phát triển với nhiều hình thức khác nhau Từ
đó khẳng định vị trí quan trọng của nó như một công cụ “đòn bẩy” kinh tế để thúc
đẩy sự phát triển của nền kinh tế của nước ta
Đứng trước tình hình đó, là sinh viên khoa Giáo dục chính trị để tìm hiểu
thêm về hoạt động tín dụng ở Việt Nam hiện nay, nhóm 1 đã chọn tiêu đề “Thực
trạng tín dụng Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn 2001 - 2020“ làm
đề tài nghiên cứu của môn “Tín dụng và sử dụng dịch vụ tín dụng”
Trang 42 Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận
2.1 Mục đích
Tiểu luận được viết với mục đích tìm hiểu khái quát về tín dụng nói chung và tín dụng Nhà nước Việt Nam nói riêng đồng thời làm nổi bật khái niệm tín dụng, những hình thức, chính sách và thực trạng của tín dụng Nhà nước Việt Nam từ năm
2001 đến năm 2020 Từ đó có thể nêu lên quan điểm, đánh giá đề tài của tiểu luận bằng cái nhìn tổng thể, khách quan nhất và đưa ra phương hướng giải quyết trong khả năng
2.2 Nhiệm vụ
Một là, khái quát chung về tín dụng
Hai là, phân tích tình hình tín dụng ở Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2020
Ba là, phương hướng giải quyết những vấn đề để nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng Nhà nước Việt Nam
3 Phương pháp nghiên cứu tiểu luận
Tiểu luận được nghiên cứu và trình bày dựa trên cách tiếp cận đề tài với thái
độ khách quan, đồng thời tham khảo từ những văn bản, tài liệu khoa học Bên cạnh
đó còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích - tổng hợp, thu thập các số liệu chính xác và cụ thể, thuyết phục, nhằm làm rõ được thực trạng tín dụng Nhà nước Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2020
4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của tiểu luận
4.1 Ý nghĩa khoa học
Đóng góp vào lý luận nghiên cứu về tình hình tín dụng trong từng thời kì của Việt Nam, nghiên cứu các yếu tố nhằm tác động đến việc sử dụng dịch vụ tín dụng của người dân
4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Khẳng định và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng cũng như vai trò của tín dụng đối với sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia, từ đó góp phần xây dựng, khắc phục và định hướng sự phát triển của tín dụng Nhà nước Việt Nam
5 Kết cấu của tiểu luận
Trang 5CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÍN DỤNG
1 Tín dụng và những hình thức tín dụng chủ yếu
2 Khái niệm và sự cần thiết của tín dụng Nhà nước
CHƯƠNG II: TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2010
1 Chính sách nổi bật của tín dụng Nhà nước Việt Nam
1.1 Bối cảnh ra đời
1.2 Các tổ chức thực hiện tín dụng Nhà nước ở Việt Nam
2 Thực trạng tín dụng Nhà nước Việt Nam 2001 – 2010
2 Thực trạng tín dụng Nhà nước Việt Nam 2011 – 2020
2.1 Tổng quan 2.2 Thành tựu 2.3 Dữ liệu 2.4 Hạn chế và thách thức
CHƯƠNG IV: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
KẾT LUẬN
Trang 6CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÍN DỤNG
1 Tín dụng và những hình thức tín dụng chủ yếu
Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời 1 lượng giá trị dưới hình thức tiền tệ hay hiện vật từ người sở hữu sang người sử dụng để sau 1 thời gian nhất định thu hồi về 1 lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu Là huy động vốn và tiến hành cho vay
Tín dụng tồn tại khách quan trong nền kinh tế thị trường và được coi là một trong những công cụ tài chính quan trọng có vai trò và tác dụng to lớn đối với sự triển của nền kinh tế - xã hội Xét trong mối quan hệ giữa các chủ thể của quan hệ tín dụng, tín dụng tồn tại dưới ba hình thức chủ yếu, gồm: Tín dụng thương mại; Tín dụng ngân hàng; Tín dụng nhà nước
Cả ba hình thức tín dụng này đều tồn tại và hoạt động song song với nhau, tạo ra hiệu ứng tích cực chung đối với nền kinh tế - xã hội Trong ba hình thức tín dụng nói trên, Tín dụng nhà nước là công cụ tài chính của Nhà nước để xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, tạo đà và thúc đẩy kinh tế phát triển, tăng cường an sinh xã hội Các quốc gia trên thế giới đều sử dụng công cụ tài chính này như một giải pháp tài chính cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội
2 Khái niệm và sự cần thiết của tín dụng Nhà nước
Tín dụng nhà nước là các hoạt động vay trả giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong nền kinh tế, phục vụ cho mục đích của Nhà nước Nhà nước có chức năng cung cấp các “hàng hoá công cộng” như an ninh, quốc phòng, dịch vụ hành chính Chức năng kinh tế và xã hội của Nhà nước phát triển thì thu chi của Nhà nước phải thay đổi cho phù hợp
Ưu nhược điểm của tín dụng Nhà nước :
Ưu điểm: Duy trì hoạt động thường nhật của Nhà nước; góp phần xây dựng
cơ sở vật chất hiện đại; góp phần vào nghĩa vụ quốc tế, tạo điều kiện phát triển tín dụng ngân hàng
Nhược điểm: Rủi ro tăng nợ của quốc gia, do đó cần tính toán kỹ nhu cầu vay và sử dụng vốn vay hiệu quả
Trang 7 Tuy có ưu có nhược nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của tín dụng Nhà nước đối với doanh nghiệp và nền kinh tế của đất nước Vốn tín dụng đầu
tư nhà nước đóng vai trò quan trọng hỗ trợ một số ngành, lĩnh vực trọng điểm; tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật và năng lực sản xuất của nền kinh tế trong thời gian qua; góp phần thu hút đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
và đặc biệt khó khăn; phát triển khu vực nông nghiệp…
Trang 8CHƯƠNG II: TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2010
Trong thời kỳ 2001-2010, hoạt động tín dụng tại Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh chóng Tổng dư nợ tín dụng tăng từ 413.700 tỷ đồng năm 2001 lên 2.500.000 tỷ đồng vào năm 2010, tương đương với mức tăng trung bình hàng năm khoảng 25% Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất tập trung vào các lĩnh vực như công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ Ngân hàng cũng đã đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ tín dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
1 Chính sách nổi bật của tín dụng Nhà nước Việt Nam
1.1 Bối cảnh ra đời
Từ năm 1986 Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới, chuyển đổi sang nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội, nhu cầu về vốn tín dụng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng cao Để đáp ứng nhu cầu này, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động tín dụng, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tư nhân, hợp tác được thành lập và hoạt động
1.2 Các tổ chức thực hiện tín dụng Nhà nước ở Việt Nam
- Tín dụng Nhà nước ra đời được định hình với 02 hướng chính là:
- Tín dụng Nhà nước cho đầu tư phát triển và hỗ trợ xuất khẩu
- Tín dụng Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác Tương ứng với hai loại hình tín dụng chính sách này là 02 tổ chức thực hiện tín dụng chính sách là:
- Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo
và các đối tượng chính sách khác Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo (được thành lập theo Quyết định
số 230/QĐ-NH5 ngày 01/9/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
- Ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước Ngân hàng phát triển Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Quỹ hỗ trợ phát triển (được thành lập theo Nghị định
số 50/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ)
Trang 9Sau khi Ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập và đi vào hoạt động, phần lớn việc cho vay, tài trợ vốn cho các đối tượng thuộc phạm vi của các chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo được giao cho Ngân hàng phục vụ người nghèo đảm nhận thực hiện
Tháng 5/2001 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 71/2001/QĐ-TTg về các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2005 và phân công cơ quan quản
lý, triển khai thực hiện chương trình Các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn này bao gồm:
- Chương trình mục tiêu quốc gia Xoá đói giảm nghèo và Việc làm;
- Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
- Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và kế hoạch hoá gia đình;
- Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS;
- Chương trình mục tiêu quốc gia Văn hoá;
- Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và đào tạo
Theo quyết định này của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước được giao nhiệm vụ phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo Ngân hàng Phục vụ người nghèo (nay là Ngân hàng chính sách xã hội) quản lý, tổ chức thực hiện dự án Tín dụng cho hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Xoá đói giảm nghèo và Việc làm
Tháng 10/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, theo đó:
- Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo, ổn định xã hội;
- Người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng ưu đãi gồm:
Trang 104) Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài 5) Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực n,III miền núi và thuộc Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (sau đây gọi là Chương trình 135)
6) Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ
2 Thực trạng tín dụng Nhà nước Việt Nam 2001 – 2010
2.2 Thành tựu
Ngày 7/11/2006, lễ kết nạp Việt Nam gia nhập WTO được tổ chức tại trụ sở WTO ở Geneva, Thụy Sĩ Sau đó, kể từ ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này
Ý nghĩa của việc gia nhập WTO
+ Mở rộng thị trường: WTO có hơn 160 quốc gia thành viên, chiếm hơn 90%
GDP toàn cầu Việc gia nhập WTO giúp Việt Nam tiếp cận thị trường rộng lớn với hơn 8 tỷ người tiêu dùng, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và thu hút đầu tư nước ngoài
+ Thu hút đầu tư: Nhờ môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, chính sách cởi mở và
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng,Việt Nam đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong những năm qua FDI đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân
Trang 11+ Nâng cao năng lực cạnh tranh: Để đáp ứng các tiêu chuẩn của WTO, Việt Nam đã phải cải cách toàn diện hệ thống pháp luật, thể chế kinh tế và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ Nhờ vậy, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam được cải thiện đáng kể, có thể tham gia hiệu quả vào thị trường quốc tế
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Nhờ những yếu tố trên, kinh tế Việt Nam đã
có bước phát triển mạnh mẽ sau khi gia nhập WTO Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2007-2020 đạt 6,2%/năm, cao hơn nhiều so với mức bình quân chung của khu vực và thế giới
- Quy mô tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ: Tỷ trọng dư nợ XHCNVN trên GDP tăng từ 14,4% năm 2001 lên 34,1% năm 2010
TĐNN-2.3 Dữ liệu
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ trọng dư nợ tín dụng phi ngân hàng (TĐNN-XHCNVN) trên GDP có sự gia tăng đáng kể trong giai đoạn 2001 - 2010, cụ thể:
Tỷ trọng dư nợ TĐNN-XHCNVN trên GDP (2001-2010)
Trang 12- TĐNN-XHCNVN: Tín dụng phi ngân hàng (bao gồm tín dụng của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng như công ty tài chính, quỹ tín dụng, công ty chứng khoán, )
Trang 13CHƯƠNG III: TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2020
1 Những chính sách, chiến lược nổi bật
1.1 Bối cảnh chung
Trong bối cảnh thế giới và nội địa đầy biến động, chính sách tín dụng của Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã phải đối mặt với nhiều thách thức và
cơ hội nhưng vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước Thời kỳ 2011-2020 đánh dấu một giai đoạn quan trọng của hệ thống tín dụng của Việt Nam - hành trình 10 năm và những bước tiến vượt bậc
1.2 Những chính sách và chiến lược nổi bật
Triển khai Chiến lược phát triển Ngân hàng chính sách Xã Hội ( NHCSXH ) giai đoạn 2011 - 2020 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 Chiến lược cùng với sự quan tâm đặc biệt của Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị
số 40-CT/TW) đã kết nối hệ thống chính trị - xã hội thành một thể thống nhất cả về trí và lực tham gia công cuộc giảm nghèo, làm sâu sắc hơn hiệu quả một chính sách đặc thù phù hợp với cấu trúc chính trị Việt Nam
Chỉ trong vòng 10 năm, Chính phủ đã hai lần nâng chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, cùng với đó là số hộ nghèo, cận nghèo tăng lên theo chuẩn mới mang đến áp lực lớn cho NHCSXH trong vấn đề cung ứng tín dụng Minh chứng là năm 2017 - năm đầu tiên NHCSXH được bố trí nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, tạo tiền đề cho NHCSXH tăng trưởng nguồn vốn ổn định, bền vững cũng như nâng cao năng lực tài chính
Giai đoạn 2011 - 2020, ngân sách Nhà nước đã cấp 41.204,5 tỷ đồng, trong
đó cấp bổ sung 8.270,5 tỷ đồng vốn điều lệ, 12.412 tỷ đồng để thực hiện tín các chương trình tín dụng chính sách
Giai đoạn 2011 - 2020, tốc độ tăng trưởng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt bình quân khoảng 10%/năm Quy mô tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tăng gấp 2,5 lần, từ 89.462 tỷ đồng năm 2010 lên 225.377 tỷ