1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hướng dẫn học sinh lớp 9 kĩ năng cảm thụ văn học

8 1 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Giải pháp dự thi giáo viên dạy giỏi môn Ngữ văn cấp THCS: "HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 9 KĨ NĂNG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC"

Trang 1

TRƯỜNG THCS AN THẠNH TÂY

Phần II: Nội dung biện pháp

1 Tên biện pháp: Hướng dẫn học sinh lớp 9 kĩ năng cảm thụ tác phẩm

văn học.

2 Thời gian thực hiện: Năm học 2021-2022.3 Quá trình hoạt động để áp dụng biện pháp3.1 Lý do chọn biện pháp

- Về mặt lý luận: Văn chương là loại hình tác phẩm được cấu trúc bởi mộtkiểu ngôn ngữ đặc biệt, khác với ngôn ngữ đời thường, là tiếng nói tình cảm, từxưa nó đã là một điều kì diệu giúp người ta nhận thức, khám phá thế giới tâmhồn, giúp người ta hướng tới những giá trị cao đẹp bằng rung động thẩm mĩ,giúp thanh lọc mỗi tâm hồn chúng ta Mỗi chúng ta cảm thấy cuộc đời đẹp hơnkhi ta được tìm hiểu tiếp cận các tác phẩm văn chương.

- Về thực tiễn: Để cảm và hiểu được tư tưởng của tác phẩm văn họckhông phải là đơn giản đối với học sinh THCS Tác phẩm văn học là công trình

Trang 2

nghệ thuật ẩn chứa bao điều kì thú để khám phá, khai thác nó khiến chúng ta vôcùng hứng thú Nhưng làm thế nào để cảm nhận đúng ý tưởng, học sinh say mêngay từ đầu, có ý thức được tìm hiểu các tác phẩm văn học, không bị hẫng hụt làđiều giáo viên cần quan tâm Như vậy việc hướng dẫn học sinh phân tích, cảmthụ văn học là góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của môn Ngữ văn.

- Về tính cấp thiết: Xuất phát từ suy nghĩ và định hướng như vậy, bảnthân tôi luôn có ý thức tìm tòi cách dạy để học sinh yêu thích môn Ngữ văn,phấn đấu đạt tới các mục tiêu mà mình mong muốn Vì vậy tôi xin đưa ra biệnpháp “Hướng dẫn học sinh lớp 9 kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học” để vậndụng trong việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn.

3.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

- Thực trạng:

+ Năng lực cảm thụ, phân tích văn học của học sinh nói chung, học sinhlớp 9 nói riêng còn rất hạn chế: bài viết sơ sài, chưa sâu sắc, nhiều em khi cảmthụ tác phẩm thơ thì hầu như chỉ diễn xuôi các câu thơ, với truyện thì kể lạitruyện chứ chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp mà tác phẩm đem lại qua ngôntừ, chi tiết, hình ảnh, hệ thống nhân vật

+ Trong giảng dạy đôi khi giáo viên chỉ quan tâm đến việc cung cấp kiếnthức chứ chưa chú ý đúng mức đến việc hình thành phát triển những năng lựccảm thụ văn học cho học sinh.

Để đánh giá khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của học sinh, đầu nămhọc 2021-2022 tôi làm khảo sát và thu được kết quả như sau:

Trang 3

xúc và trí tưởng tượng lại vô cùng phong phú Đây là giai đoạn các em bộc lộnăng khiếu nghệ thuật nói chung và năng khiếu văn chương nói riêng

+ Dần dần giáo viên đã quan tâm đến việc định hướng cho học sinh cảmthụ văn học.

- Khó khăn:

+ Do định hướng của phụ huynh thường hướng cho con em chú trọng họccác môn khoa học tự nhiên, ít quan tâm đến môn học xã hội, nên không dànhnhiều thời gian cho việc học môn Ngữ văn có chăng học qua loa, chiếu lệ để đốiphó, không biết cách tổ chức sắp xếp và diễn đạt ý, không nắm được các giá trịnội dung, giá trị nghệ thuật của các tác phẩm

+ Hoạt động đọc và cảm thụ văn chương của học sinh còn nhiều hạn chế:ít đọc, đọc gượng ép, đọc những sách ít giá trị văn chương.

3.3 Các biện pháp, giải pháp tiến hành giải quyết vấn đề

3.3.1 Hướng dẫn học sinh chú ý đến ý nghĩa nhan đề của các tácphẩm văn học

Có thể nói, đây là một việc làm rất quan trọng khi phân tích và cảm thụcác tác phẩm văn học Bởi nhan đề tác phẩm đã phần nào thể hiện được nộidung, dụng ý, tư tưởng và tình cảm mà các nhà thơ, nhà văn muốn thể hiện Nếuhọc sinh khai thức được vấn đề này tức là các em đã rất thành công trong quátrình cảm thụ văn chương.

Chẳng hạn như khi tìm hiểu truyện ngắn “Làng” của Kim Lân: Nhà vănđặt tên truyện là “Làng” mà không phải là “Làng Chợ Dầu” Nhà văn đặt tên“Làng” vì truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến của người nôngdân Việt Nam thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp: tình yêu làng quêgắn liền với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến.

3.3.2 Hướng dẫn học sinh nhận biết một số tín hiệu, dụng ý mà cácnhà văn, nhà thơ muốn gửi gắm trong các tác phẩm của mình

Để có cái nhìn đúng đắn, toàn diện khi tiếp cận tác phẩm trong chươngtrình Ngữ văn 9, giáo viên cần cho học sinh thấy được mối quan hệ giữa “cảnh”

Trang 4

và “tình” trong dụng ý tả cảnh của tác giả Điều này đã được đại thi hào NguyễnDu thể hiện rất rõ trong thiên kiệt tác “Truyện Kiều”:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”

Ví dụ như trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích “TruyệnKiều”), ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tài tình trong việc sử dụng bút pháp tảcảnh và tả cảnh ngụ tình Những hình ảnh: “non xa, trăng gần, cát vàng, bụihồng” là những cảnh thực mà Kiều cảm nhận được nhưng cũng là những hìnhảnh mang tính chất ước lệ gợi sự mênh mông, rợn ngợp của không gian, qua đódiễn tả tâm trạng cô đơn, tuyệt vọng của Kiều nơi đất khách quê người

3.3.3 Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm tác phẩm

Đọc diễn cảm là thể hiện sáng tạo tác phẩm văn học trong giọng đọcnhằm tác động đến những người nghe Nếu như các biện pháp khác thôngthường tác động đến lý trí thì đọc diễn cảm, trước hết và chủ yếu tác động đếntình cảm Bởi vì, về thực chất đọc diễn cảm thuộc nghệ thuật trình diễn, nó cónhững điểm tương đồng với ngâm thơ hoặc trình diễn ca khúc Nếu giáo viênđọc diễn cảm tốt thì sẽ tạo nên bầu không khí tươi mát trong giờ học Ngườihọc, trong chừng mực nào đó, có thể thưởng thức giọng đọc và dễ sản sinhnhững ấn tượng, xúc động tự nhiên về văn bản Có thể thấy rất rõ rằng trên thựctế học sinh ở nhà đã tiếp xúc với văn bản không chỉ một lần; việc lên lớp đọc lạivăn bản nếu không tạo được sự khác biệt thì dễ gây nhàm chán và mất tập trung.Do đó, bằng hình thức đọc diễn cảm, giáo viên có thể tạo cho học sinh nhữngbất ngờ, hoặc sự hứng thú và có thể khiến các em bỗng nhiên có cảm nhận mớimẻ về văn bản.

3.3.4 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu xuất xứ tác phẩm, cung cấp mộtsố kiến thức lịch sử liên quan đến tác phẩm cho học sinh

Khi cảm thụ một tác phẩm văn học, hoàn cảnh sáng tác có vai trò rất quantrọng khi đánh giá, nhận xét một tác phẩm văn học Nếu ta đặt tác phẩm vàohiện thực xã hội lúc đó, chúng ta sẽ hiểu rõ và nhìn nhận đúng hơn về tâm trạng,hành động và suy nghĩ của nhân vật trong tác phẩm Từ đó, có thể làm rõ các

Trang 5

vấn đề như: Tại sao nhân vật có những suy nghĩ, hành động, tình cảm, cảm xúcnhư vậy? Qua đó, đã bộc lộ phẩm chất, tính cách gì của nhân vật?… Ngược lại,nếu giáo viên không hướng dẫn học sinh nắm được hoàn cảnh sáng tác tác phẩmthì sẽ làm cho học sinh rất khó khăn trong việc tìm hiểu tác phẩm

Ví dụ như: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận được viết năm1958, khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,miền Bắc được giải phóng và bước vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới -công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Qua bài thơ, ta thấy được không khí hàohứng, phấn chấn, tin tưởng bao trùm trong đời sống xã hội và ở khắp nơi dấy lênphong trào phát triển sản xuất xây dựng đất nước Qua đó cho thấy rằng, muốncó kiến thức để viết bài và hiểu đúng về tác phẩm thì việc nắm chắc các mốclịch sử trong mỗi tác phẩm là rất quan trọng và không thể thiếu.

3.3.5 Hướng dẫn học sinh có cách kể sáng tạo

Đây là biện pháp thường được dùng với học sinh THCS vì nó phù hợp vớiđặc điểm tâm lý cũng như năng lực của các em Kể sáng tạo là tự đặt mình vàomột nhân vật nào đó trong văn bản mà kể lại câu chuyện Hình thức này pháthuy sáng tạo của học sinh, rèn luyện năng lực hoá thân, nhập thân vào nhân vật.Khi kể, trong chừng mực nào đó, học sinh phải đặt mình vào vị trí nhân vật, thểnghiệm những gì mà nhân vật nếm trải trong tình huống của nó, từ đó hiểu sâusắc hơn về nhân vật và mở rộng kinh nghiệm đời sống Biện pháp này khiến họcsinh hào hứng học tập, xoá bỏ khoảng cách với văn bản, phát huy được sự sángtạo

Ví dụ: Khi học sinh học xong bài “Chiếc lược ngà” (Nguyễn QuangSáng), giáo viên cho các em đóng vai một ông Sáu hoặc bé Thu để kể lại câuchuyện.

3.3.6 Dùng lời bình đúng thời điểm

Dùng những lời bình hấp dẫn và đúng chỗ có tác dụng rất lớn trong việcrèn luyện cảm thụ văn học cho học sinh Trước hết, nó khiến học sinh có nhữngấn tượng sâu sắc khó phai mờ về vẻ đẹp của văn chương; sau đến, rèn luyện khảnăng thẩm định những điểm sáng thẩm mỹ trong văn bản Biện pháp này cho

Trang 6

phép giáo viên phát huy phẩm chất nghệ sĩ của mình; và cũng vì thế kích thíchmầm sáng tạo của học sinh, tạo nên sự giao lưu về tình cảm trong giờ Ngữ văn.Nhưng tuyệt nhiên giáo viên không được lạm dụng biện pháp này, bởi nhiệm vụchính của giáo viên là tổ chức để học sinh cảm thụ và lĩnh hội giá trị của vănbản chứ không phải là trổ tài trình diễn để thu hút học sinh Do đó, giáo viên chỉđưa ra lời bình khi học sinh cảm nhận chưa tới, đánh giá chưa xác đáng vànhững lời bình lúc đó có tác dụng hỗ trợ, tiến tới khắc sâu ấn tượng cho họcsinh, tạo nên những giá trị thẩm mỹ Lời bình vì thế, trước hết phải giàu cảmxúc, là sản phẩm của sự xúc động sâu sắc trước vẻ đẹp của văn bản

Hơn nữa, giáo viên chọn bình những chi tiết nào là điểm sáng nghệ thuậtcủa tác phẩm và việc bình giá nó giúp học sinh nắm được thần thái, linh hồn củavăn bản.

Chẳng hạn khi phân tích hai câu thơ:“Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau…”

(Trích Đồng chí – Chính Hữu)

Giáo viên có thể chọn bình cách sử dụng từ “đôi” của Chính Hữu ở đâynhư sau: “Anh với tôi đôi người xa lạ”, tác giả không sử dụng từ “hai” mà lạinói “đôi” Thông thường từ “đôi” thường gắn với những danh từ như “đũa”,“chim”, Đã là “đôi” tức là bao giờ cũng phải gắn bó chặt chẽ với nhau, keosơn, thắm thiết Chính Hữu dùng từ này như để khẳng định tình thân giữa haingười, đồng thời làm lời thơ thêm giản dị gần với đời thường

Hay phân tích văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của NguyễnDữ, khi phân tích đến chi tiết “cái bóng” trong chuyện, giáo viên nên hướng dẫnhọc sinh bình chi tiết này: Có thể nói chi tiết “cái bóng” có vai trò và ý nghĩa rấtquan trọng trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” Nó đóng vai tròthắt nút và mở nút câu chuyện “Cái bóng” là nguyên nhân dẫn tới cái chết củaVũ Nương nhưng cũng chính “cái bóng” ấy cũng đã giúp Vũ Nương được giảioan Chi tiết này làm cho câu chuyện được đẩy lên đến đỉnh điểm, cao trào gâythuyết phục cho người đọc.

Trang 7

3.4 Đánh giá, phân tích ưu điểm cho từng giải pháp đã đề ra; tínhmới, tính sáng tạo

3.4.1 Đánh giá, phân tích ưu điểm cho từng giải pháp đã đề ra

Các giải pháp nêu trên đều tập trung khơi dậy cảm xúc của học sinh đốivới các tác phẩm văn học mà các em được học trong chương trình Qua đó hìnhthành kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học, bồi dưỡng tình cảm cho các em.

4 Hiệu quả và ý nghĩa nhất định trong việc nâng cao chất lượng giáodục đối với đơn vị, địa phương

4.1 Kết quả thực nghiệm

- Qua việc áp dụng biện pháp này, tôi nhận thấy phần lớn các em học sinhhứng thú hơn trong các tiết học, học sinh hiểu bài sâu sắc, hứng thú say sưa vớibài giảng, có thái độ chủ động, tích cực học tập, hăng say xây dựng bài, học sinhviết bài giàu hình ảnh hơn, sinh động hơn, bớt khô khan

- Cuối năm học 2021-2022, tôi tiến hành khảo sát và đạt được kết quả nhưsau:

Trang 8

xếp loại yếu Kết quả này góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Ngữvăn, chất lượng giáo dục của nhà trường cũng như của địa phương.

5 Mức độ ảnh hưởng, phạm vi áp dụng của biện pháp đem lại hiệuquả cao

5.1 Mức độ ảnh hưởng: Biện pháp này đã được áp dụng, kiểm chứng và

có tác động tích cực đối với nhà trường và địa phương trong việc nâng cao chấtlượng giáo dục.

5.2 Phạm vi áp dụng: Biện pháp này có thể áp dụng để dạy nhiều lớp ở

trường THCS An Thạnh Tây và các trường khác.

5.3 Kết luận: Biện pháp tôi trình bày bước đầu đã phát huy hiệu quả Để đạt được kếtquả cao hơn, đòi hỏi người giáo viên phải biết linh hoạt, phối hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy họcqua mỗi tiết dạy, mỗi giờ lên lớp, đúc kết cho mình những kinh nghiệm để góp phần giáo dục họcsinh đạt hiệu quả một cách tốt nhất

NGƯỜI BÁO CÁO

Ngày đăng: 16/07/2024, 12:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w