Thứ hai là trường hợp viện dẫn quyền miễn trừquốc gia để ngăn cản việc thực thi các biện pháp chống lại tài sản của mộtquốc gia hay gọi là quyền miễn trừ về tài sản, ví dụ như yêu cầu tị
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM MÔN: TƯ PHÁP QUỐC TẾ
-* -ĐỀ TÀI:
Bình luận và cho ví dụ về quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp
quốc tế.
NHÓM 02 LỚP HỌC PHẦN: N05.TL1
Hà Nội - 2024
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA
VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Nhóm số: 02 Lớp: N05.TL1 Tổng số sinh viên của nhóm: Môn học: Tư pháp quốc tế
Đề tài: Bình luận và cho ví dụ về quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm 02 với kết quả như sau:
ĐÁNH GIÁ CỦA SV
SV KÝ TÊN
ĐÁNH GIÁ CỦA GV
(số)
ĐIỂM (Chữ)
GV (Ký tên)
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
NHÓM TRƯỞNG
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4 LỜI MỞ ĐẦU 5 NỘI DUNG 5
2
Trang 31 Lý luận chung về quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế 5
1.1 Khái quát chung quyền miễn trừ của quốc gia trong tư pháp quốc tế 5
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế 6
2 Nội dung quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế 7
2.1 Chủ thể được hưởng quyền miễn trừ quốc gia 7
2.2 Nội dung quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia 8
3 Thực tiễn áp dụng về quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế 10
3.1 Thực tiễn áp dụng và ví dụ về quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế ở một số nước 10
3.2 Thực tiễn pháp luật và một số kiến nghị về thực hiện quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế Việt nam 12
KẾT LUẬN 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
PHỤ LỤC 16
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
3
Trang 4trừ thẩm quyền của Quốc gia và Tài sản quốc gia năm 2004
4 CHXHCN Việt Nam Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Quốc gia là chủ thể đặc biệt của luật quốc tế, đây cũng là chủ thể duy nhất có chủ quyền và được hưởng quyền miễn trừ Học thuyết về quyền miễn trừ quốc gia đã được các thừa nhận từ lâu thông qua các bản án của các quốc gia Tuy nhiên, mỗi quốc gia có những quan điểm và quy định pháp luật khác nhau trong việc áp dụng quyền miễn trừ quốc gia Do đó, để tìm hiểu sâu và một cách hệ thống về quyền miễn trừ của quốc gia trong quan hệ quốc tế,
nhóm chúng em lựa chọn đề tài: “Bình luận và cho ví dụ về quyền miễn trừ
quốc gia trong tư pháp quốc tế”.
4
Trang 5NỘI DUNG
1 Lý luận chung về quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế
1.1 Khái quát chung quyền miễn trừ của quốc gia trong tư pháp quốc tế
Quyền miễn trừ quốc gia là tổng hợp các quy định và các nguyên tắc pháp lý mà trên cơ sở đó quốc gia và các cơ quan của quốc gia không phải tuân theo thẩm quyền tài phán của một quốc gia nước ngoài.1Trên thực tế, thường phát sinh hai trường hợp viện dẫn quyền miễn trừ quốc gia2 Hiện nay nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, quyền miễn trừ quốc gia bao gồm: quyền miễn trừ tư pháp và quyền miễn trừ đối với tài sản
Thứ nhất, quyền miễn trừ quốc gia đối với thẩm quyền xét xử của các tòa án của một quốc gia khác trong các vụ việc mà quốc gia là một bên, hay gọi là quyền miễn trừ tư pháp Thứ hai là trường hợp viện dẫn quyền miễn trừ quốc gia để ngăn cản việc thực thi các biện pháp chống lại tài sản của một quốc gia hay gọi là quyền miễn trừ về tài sản, ví dụ như yêu cầu tịch thu tài sản của sứ quán một nước để bồi thường theo quyết định tòa án quốc gia
Cơ sở pháp lý quốc tế của quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia trong
tư pháp quốc tế là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia đã được xác định trong luật quốc tế với tư cách là nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế Theo nguyên tắc này, khi tham gia vào các quan hệ quốc tế, các quốc gia được quyền tự quyết mọi vấn đề đối nội, đối ngoại của quốc gia mà không phải chịu sự áp đặt của bất kỳ chủ thể nào khác, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia trong cộng đồng quốc
tế Do các quốc gia độc lập và bình đẳng về chủ quyền nên không thể có quốc gia nào có quyền đứng trên để phán xét tính đúng sai của hành động của một quốc gia khác Hay nói cách khác, tòa án của một quốc gia sẽ không có thẩm quyền xét xử một quốc gia nước ngoài Xuất phát từ cơ sở này, quy chế pháp
1
Nguyễn Thu Thủy (2012), Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp quốc tế, luận văn thạc sĩ luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội
2
P Malanczuk, Akehurst's Modern Introduction to International Law, 7th ed (Routledge 1997) 118.
5
Trang 6lý đặc biệt của quốc gia khi tham gia vào quan hệ do Tư pháp quốc tế điều chỉnh thể hiện ở chỗ quốc gia được hưởng các quyền miễn trừ3
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế
Sự hình thành và phát triển của quyền miễn trừ của quốc gia gắn liền với sự ra đời và phát triển của hai học thuyết về quyền miễn trừ quốc gia được các quốc gia trên thế giới thừa nhận - học thuyết miễn trừ tuyệt đối và học thuyết miễn trừ tương đối
Thứ nhất, học thuyết miễn trừ tuyệt đối Học thuyết miễn trừ tuyệt đối
cho phép nhà nước cùng các thực thể của nhà nước được viện dẫn quyền miễn trừ một cách hoàn toàn, tuyệt đối, không có điều kiện, không có ngoại lệ đối với thẩm quyền tài phán của quốc gia khác Theo thuyết này, quốc gia phải được hưởng quyền này trong tất cả các lĩnh vực quan hệ dân sự mà quốc gia tham gia và trong bất kỳ trường hợp nào
Tuy nhiên, nhà nước càng trực tiếp tham gia vào các quan hệ kinh tế với tư cách là một bên chủ thể, các quốc gia ngày càng tham gia vào nhiều hoạt động kinh tế cả trong nước lẫn nước ngoài, Quan điểm quyền miễn trừ tuyệt đối có thể trao các tổ chức có yếu tố nhà nước vị thế pháp lý cao hơn, áp đảo các tổ chức tư nhân Điều vi phạm một nguyên tắc trong những nguyên tắc cơ bản của dân sự đó là sự bình đẳng trong quan hệ tài sản giữa các bên chủ thể mà ở đây là các quốc gia và các chủ thể là cá nhân, pháp nhân nước ngoài Từ đó, tạo ra những hạn chế, cản trở đối với việc giao kết hợp đồng, giải quyết tranh chấp khi mà một bên là quốc gia, còn một bên là thương nhân Chính thực tiễn này đã dẫn đến sự xuất hiện quyền miễn trừ tương đối
Thứ hai, học thuyết miễn trừ tương đối Nền tảng của học thuyết miễn trừ tương đối chính là ở sự phân biệt giữa hành vi mang tính chất công và hành vi mang tính chất tư Sự khác biệt giữa các hành vi nhằm thực thi chủ
3
Bành Quốc Tuấn (2017), Giáo trình tư pháp quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6
Trang 7quyền quốc gia của một quốc gia và hành vi thực hiện với tư cách một chủ thể
tư hoặc thương nhân là yếu tố quyết định nhằm xác định việc hưởng quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia theo học thuyết miễn trừ tương đối.4
Học thuyết hướng tới việc bảo đảm cho các cá nhân và pháp nhân khi tham gia vào giao dịch dân sự, thương mại với quốc gia một vị thế bình đẳng, tạo cho họ một hành lang pháp lý an toàn hơn, qua đó, góp phần thúc đẩy mối quan hệ giao thương trên thế giới Quan điểm về chấp nhận quyền miễn trừ tương đối của quốc gia được thể hiện tương đối rõ ràng trong Công ước Liên hợp quốc năm miễn trừ tài phán, miễn trừ tài sản của quốc gia 2004 (Công ước UNCSI) Từ Điều 10 đến Điều 17 trong Phần III Công ước quy định về các trường hợp quốc gia không được hưởng quyền miễn trừ trong các lĩnh vực giao dịch thương mại, hợp đồng lao động, thiệt hại về người và tài sản,
2 Nội dung quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế
2.1 Chủ thể được hưởng quyền miễn trừ quốc gia
Khi tham gia vào quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài trong tư pháp quốc tế, quốc gia có chủ quyền được hưởng quy chế pháp lý chủ thể đặc biệt, đó là quyền miễn trừ khi tham gia các quan hệ quốc tế Công ước UNCSI quy định khái niệm quốc gia không những bao gồm bản thân quốc gia mà còn là các cơ quan chính phủ; các bang trong nhà nước liên bang; các cơ quan, tổ chức của một Quốc gia hay các thực thể khác có quyền thực thi và thực sự đang thực thi thẩm quyền quốc gia và đại diện của Quốc gia đang thực thi thẩm quyền đại diện Mặc dù vậy, trên thực tế có một số trường hợp một cơ quan được quốc gia này xác định là chủ thể của miễn trừ quốc gia trong khi quốc gia khác thì lại không ví dụ vụ kiện đối với Cơ quan điều khiển không lưu của Đài Loan
4 Nguyễn Thu Thủy (2012), Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp quốc tế, luận văn thạc sĩ
luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội
7
Trang 82.2 Nội dung quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia
Nội dung quyền miễn trừ quốc gia trong Tư pháp quốc tế chia thành quyền miễn trừ tư pháp và quyền miễn trừ quốc gia đối với tài sản của quốc gia
Thứ nhất, quyền miễn trừ tư pháp Tương ứng với ba giai đoạn của quá
trình tố tụng, quyền miễn trừ tư pháp quốc gia gồm 3 nội dung chính sau:
(i) Quyền miễn trừ xét xử của quốc gia được hiểu là nếu không có sự đồng
ý của quốc gia thì không một toà án nước ngoài nào có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ kiện mà quốc gia là bị đơn dân sự Các tranh chấp liên quan đến quốc gia phải được giải quyết bằng con đường ngoại giao hoặc thương lượng trực tiếp, trừ khi các quốc gia tuyên bố từ bỏ quyền này Các chủ thể có quyền nộp đơn khởi kiện quốc gia nhưng toà án nhận được đơn kiện có quyền thụ lý giải quyết vụ kiện hay không lại phụ thuộc vào ý chí của quốc gia bị kiện Tuy nhiên, Công ước UNCSI cũng quy định một số trường hợp quốc gia không thể yêu cầu hưởng quyền miễn trừ xét xử
(ii) Quyền miễn trừ đối với các biện pháp đảm bảo cho vụ kiện Trong
trường hợp quốc gia đồng ý cho cá nhân, pháp nhân khởi kiện mình tại tòa án nước ngoài thì toà án nước ngoài được quyền xét xử nhưng không được áp dụng bất kỳ một biện pháp cưỡng chế nào như bắt giữ, tịch thu đối với tài sản của quốc gia để đảm bảo cho việc xét xử, trừ trường hợp quốc gia đồng ý và cho phép theo quy định của Điều 18 Công ước UNCSI
(iii) Quyền miễn trừ đối với các biện pháp bảo đảm thi hành án Một
quốc gia đồng ý cho tòa án nước ngoài giải quyết một tranh chấp mà nếu quốc gia là bên thua kiện thì bản án của Tòa án nước ngoài đó cũng phải được quốc gia tự nguyện thi hành Nếu như không tự nguyện thi hành bản án và không
có sự đồng ý của quốc gia thì không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thi hành bản án đó, được quy định trong Điều 19 Công ước UNCSI
8
Trang 9Việc từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong Tư pháp quốc tế được thể hiện thông qua điều ước quốc tế hoặc pháp luật quốc gia hoặc các điều khoản trong hợp đồng như điều khoản giải quyết tranh chấp Quốc gia có quyền từ bỏ từng nội dung hoặc tất cả các nội dung của quyền miễn trừ tư pháp bởi việc hưởng quyền miễn trừ tư pháp là quyền chứ không phải nghĩa
vụ quốc gia Và quốc gia từ bỏ từng nội dung hoặc từ bỏ toàn bộ các nội dung của quyền miễn trừ tư pháp trong trường hợp này không có nghĩa là trong trường hợp khác quốc gia cũng đương nhiên từ bỏ
Thứ hai, quyền miễn trừ tài sản của quốc gia Quyền miễn trừ đối với tài
sản thuộc sở hữu của quốc gia (Điều 21 Công ước UNCSI) thì không thể là đối tượng áp dụng các biện pháp tư pháp khi quốc gia tham gia vào các quan
hệ dân sự quốc tế Tài sản của quốc gia do quốc gia tự định đoạt, không một chủ thể nào được chiếm đoạt hoặc xâm phạm tài sản của quốc gia bằng bất cứ một hình thức nào Đây là quy định bảo vệ lợi ích của quốc gia khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế Tài sản của quốc gia không thể bị bắt giữ, tịch thu khi không có sự đồng ý của quốc gia Ngoài ra, quyền này cũng được pháp luật của rất nhiều nước quy định ví dụ Luật miễn trừ nhà nước của Hoa
Kỳ tại Điều 1609, pháp luật của Cộng hòa Liên bang Nga, Vương quốc Anh
3 Thực tiễn áp dụng về quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế 3.1 Thực tiễn áp dụng và ví dụ về quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế ở một số nước
Thứ nhất, Hoa Kỳ Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đầu tiên trên
thế giới thừa nhận và giải thích quan điểm về quyền miễn trừ tuyệt đối của
quốc gia tại phán quyết của Tòa án tối cao Hoa Kỳ trong vụ The Schooner
Exchange v McFaddon, Chánh án khẳng định rằng “sự bình đẳng và độc lập tuyệt đối của các quốc gia có chủ quyền…đã đưa tới một loại vụ việc mà trong đó mỗi quốc gia có chủ quyền được hiểu là đã khước từ một phần trong đặc quyền tài phán theo lãnh thổ của mình” Đến những năm 1952, Bộ ngoại
9
Trang 10giao Hoa Kỳ tuyên bố rằng do sự tham gia ngày càng tăng của các Chính phủ vào các hoạt động thương mại cùng sự thay đổi quan điểm của một số quốc gia; nhằm đảm bảo sự bình đẳng của các chủ thể từ khi tham gia vào các quan
hệ dân sự, thương mại với các quốc gia nước ngoài; Hoa Kỳ sẽ chuyển từ học thuyết công nhận quyền miễn trừ tuyệt đối sang học thuyết chỉ công nhận quyền miễn trừ tương đối Các toà án ở Hoa Kỳ lần lượt theo nguyên tắc này
để chấp nhận quyền khởi kiện của các nguyên đơn trong các vụ kiện liên quan
đến giao dịch mà một bên là Chính phủ nước ngoài như vụ Victory Transport,
Inc v Comisario General de Abastecimos y Transportes năm 1963 liên quan
đến Bộ Thương mại Tây Ban Nha thuê tàu chở lúa mì sau đó xảy ra tranh chấp Bên cạnh áp dụng học thuyết, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Luật miễn trừ nhà nước dành cho quốc gia nước ngoài Đạo luật này chính là sự hiện thực hóa học thuyết quyền miễn trừ tương đối mà Hoa Kỳ đang theo đuổi.5
Thứ hai, Vương Quốc Anh Không giống như Hoa Kỳ, Vương Quốc
Anh được xem là quốc gia phương Tây duy nhất còn thừa nhận học thuyết miễn trừ tuyệt đối cho đến năm 1975 Năm 1978, Vương Quốc Anh đã ban hành Luật về quyền miễn trừ của quốc gia được xây dựng trên cơ sở học thuyết miễn trừ tương đối Theo quy định của Vương Quốc Anh, các doanh nghiệp nhà nước sẽ có tư cách như một thực thể độc lập, không đương nhiên được hưởng quyền miễn trừ như một “quốc gia nước ngoài” trừ trường hợp chứng minh được doanh nghiệp đang thực hiện hành vi mang tính chất chủ quyền quốc gia và quốc gia nước ngoài sẽ được hưởng quyền miễn trừ đối với hành vi tương tự Ngoài ra, còn quy định trường hợp tài sån của quốc gia nước ngoài có thể là đối tượng của các biện pháp cưỡng chế thi hành nếu tài sản đó được sử dụng hoặc dự định sử dụng vào mục đích thương mại Như vậy, với các tài sản được sử dụng vào mục đích phi thương mại như tài sản
5
Bành quốc tuấn (2016), Công ước liên hiệp quốc về miễn trừ tài phán, miễn trừ tài sản của quốc gia và sự gia nhập của việt nam, http://www.lapphap.vn/pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208689, truy cập
30/4/2024
10
Trang 11của ngân hàng trung ương sẽ được hưởng quyền miễn trừ đối với các biện pháp bảo đảm thi hành trừ trường hợp mà quốc gia nước ngoài đồng ý
Thứ ba, Pháp Đây là quốc gia có hệ thống civil law, chưa có một văn
bản pháp luật cụ thể nào quy định về quyền miễn trừ quốc gia mà nội dung này chủ yếu được thể hiện thông qua các án lệ của tòa án Các học thuyết về quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế áp dụng tại Pháp được chia làm 2 giai đoạn Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, các tòa án tại Pháp áp
dụng rộng rãi học thuyết miễn trừ tuyệt đối Sau chiến tranh thế giới thứ nhất,
bắt đầu xuất hiện sự thừa nhận và áp dụng cả học thuyết miễn trừ tương đối
trong các phán quyết của tòa án Pháp Trong vụ Societe Eurodif v.
République islamique d’Iran Tòa phá án Pháp lập luận “quyền miễn trừ thi hành có thể bị bác bỏ đối với các vụ kiện mà các tài sản được quốc gia dành riêng cho các hoạt động kinh tế hoặc thương mại mang bản chất tư” Tuy
nhiên Pháp vẫn áp dụng cả học thuyết miễn trừ tuyệt đối trong quyền miễn trừ
với các biện pháp cưỡng chế thi hành án Trong án lệ Procureur de la
République v SA Alpi Trade International năm 1978, Tòa thượng thẩm Paris
lập luận “Một thẩm phán được yêu cầu ban hành một lệnh áp dụng các biện
pháp bảo đảm có nghĩa vụ phải thừa nhận tính chất tuyệt đối của quyền miễn trừ đối với các biện pháp bảo đảm thi hành”6
3.2 Thực tiễn pháp luật và một số kiến nghị về thực hiện quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế Việt nam
3.2.1 Thực tiễn pháp luật
Các quốc gia trên thế giới đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ về lý luận cũng như thực tiễn về quyền miễn trừ quốc gia, song cho đến nay, pháp luật thực định của Việt Nam cũng chưa có văn bản pháp luật nào đề cập rõ ràng về vấn đề này
6 August Reinisch (2006), European Practice Courts in Immunity from Enforcement measures, The
European Journal of International Law
11