1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn Cơ Sở Tiếng Việt Trình Bày Về Sự Hiểu Biết Về Âm Chính, Âm Cuối Trong Tiếng Việt.docx

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình Bày Về Sự Hiểu Biết Về Âm Chính, Âm Cuối Trong Tiếng Việt
Tác giả Huỳnh Hương Hoài, Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Thu Huyền Dương, Thị Ngọc Lan, Đồng Thị Mỹ Linh, Nguyễn Khánh Linh
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Ngọc Hân
Trường học Trường Đại Học Đồng Nai
Chuyên ngành Cơ Sở Tiếng Việt
Thể loại Bài Báo
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

STT Họ và tên MSSV Nội dung chuẩn bị Mức độ hoàn thành 13 Huỳnh Hoài Hương 1231070095 Tìm hiểu, soạn nội dung miêu tả các nguyên âm làm âm cuối trong tiếng Việt, sự phân bố và biến dạng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

MÔN: CƠ SỞ TIẾNG VIỆT

TRÌNH BÀY VỀ SỰ HIỂU BIẾT VỀ ÂM CHÍNH,

ÂM CUỐI TRONG TIẾNG VIỆT

a

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Ngọc Hân

Nhóm 3

Trang 2

Mục lục

I ÂM CHÍNH

1.Đặc điểm của âm chính trong tiếng Việt

2 Số lượng của âm chính trong tiếng Việt

3.Miêu tả các nguyên âm làm âm chính trong tiếng Việt

4 Sự phân bố và biến dạng của các âm chính

5 Âm chính trong phương ngữ, thổ ngữ

II.ÂM CUỐI

1.Các âm vị âm cuối

2 Sự phân bố âm cuối

3.Biến thể của âm cuối

4 Sự thể hiện bằng chữ viết

5 Âm cuối trong phương ngữ, thổ ngữ

Trang 3

Danh sách thành viên nhóm 3:

Đề bài: Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về âm chính, âm cuối trong tiếng Việt.

STT Họ và tên MSSV Nội dung chuẩn bị Mức độ

hoàn thành

13 Huỳnh Hoài

Hương

1231070095 Tìm hiểu, soạn nội dung miêu tả

các nguyên âm làm âm cuối trong tiếng Việt, sự phân bố và biến dạng của các âm cuối Sửa nội dung

100%

14 Nguyễn Thị

Thu Huyền

1231070088 Tìm hiểu ,soạn nội dung miêu tả

các nguyên âm làm âm chính trong tiếng Việt, sự phân bố và biến dạng của các âm chính Phân tích Ach và Anh.Sửa nội dung, tổng hợp word.

100%

15 Nguyễn Thị

Thu Huyền

1231070340 Tìm hiểu, soạn nội dung âm chính

trong phương ngữ, thổ ngữ. 100%

16 Dương Thị

Ngọc Lan

1231070102 Tìm hiểu, soạn nội dụng âm cuối

trong phương ngữ thổ ngữ. 100%

17 Đồng Thị Mỹ

Linh

1231070109 Tìm hiểu,soạn nội dung đặc điểm,

số lượng âm chính. 100%

18 Nguyễn

Khánh Linh

1231070116 Tìm hiểu, soạn nội dung đặc điểm,

Trang 4

* ÂM CHÍNH

1 Đặc điểm

- Âm chính là hạt nhân của âm tiết Giống như thanh điệu, âm chính không bao giờ vắng mặt trong cấu tạo âm tiết Đặc trưng của âm chính là nguyên âm, quy định âm sắc chủ yếu của âm tiết (là những âm vị âm tiết tính) Trong tiếng Việt, vị trí âm chính có cả nguyên âm đơn, nguyên

âm đôi và bán nguyên âm Ở các âm tiết mở, độ vang âm chính rõ, kéo dài, còn ở những âm tiết có âm cuối thì độ vang của âm chính giảm đi (nhất là trong những âm tiết đóng)

- Trong cấu tạo âm tiết, các nguyên âm tiếng Việt có cấu tạo ngữ âm sáng sủa, khác biệt nhau, không gần nhau quá như trong các ngôn ngữ biến hình

Ví dụ: “ toán” /tu̯an5/ /-u̯-/ và /a/ là hai nguyên âm khác hàng cấu âm xa nhau

Nguyên âm có thể đứng ở ba vị trí khác nhau trong cấu tạo âm tiết,

nhưng ở các vị trí đó chúng là các âm vị riêng biệt vì chức năng của chúng không giống nhau

Ví dụ: ‘ khoai” /xu̯ai̯1

/ /u̯, a, i̯/ là ba âm vị khác nhau

2 Số lượng

2.1 Theo đa số các nhà nghiên cứu và căn cứ vào hệ thống âm vị được

phản ánh trên chữ viết, tiếng Việt có 14 nguyên âm làm âm chính (11 nguyên âm đơn và ba nguyên âm đôi) 2 bán nguyên âm

Trang 5

Căn cứ vào những tiêu chí phân loại nguyên âm đã phân tích ở chương I, các nguyên âm tiếng Việt có thể chia ra:

Vị trí lưỡi, hình dáng môi

- Nhóm nguyên âm hàng trước, không tròn môi: /i, e, ε, i̮e/

VD: im, bi, ý chí; ê chề, êm đềm; e dè; kia, yêu

- Nhóm nguyên âm hàng sau, tròn môi: /u, o, ᴐ, u̮o/ và nguyên âm

không tròn môi: / , ա, ɤ, a, ա, ̮ɤ/

VD1: tu hú; lô tô; con cò, lò dò; vuông, chuông, luôn luôn, tua rua

VD2: từ từ, chữ; bơ, phở, lơ; la cà, a ha; lướt thướt, chưa.

Sự tròn môi rõ nhất ở nguyên âm khép và yếu nhất ở nguyên âm mở

Theo độ nâng của lưỡi:

Trang 6

- Nhóm nguyên âm hẹp: /i, ɯ, u/ và nguyên âm hơi hẹp/e, o, ɤ, i̮e, u̮o,

ա, ̮ɤ/

VD: Cây si;Sư tử; mù VD: ê chề, êm đềm;ô tô;bơ phờ; bia;buồn;

tươi

- Nhóm nguyên âm rộng a và nguyên âm hơi rộng /ε, ɔ/

VD: hát ca; ăn chặn VD: e thẹn, le te; no

Căn cứ vào âm sắc, tính chất bổng hoặc trầm của các nguyên âm có thể chia chúng thành:

- Các nguyên âm bổng nguyên âm bổng: /i, e, ε/ VD Bi, bê, be

- Các nguyên âm trầm vừa: /ɯ, ɤ, а/ VD: Tư, Bơ, ba

- Các nguyên âm cực trầm: /u, o, ɔ/ VD: Tu, ô tô, cho

Căn cứ về độ dài, độ ngắn, về âm lượng của nguyên âm, có thể chia chúng thành:

- Các nguyên âm đơn dài: /i, e, ε, u, o, ɔ, ɯ, a, ɤ/

- Các nguyên âm đơn ngắn: /ă, ɤ̆/

- Các nguyên âm đôi:/i̮e, u̮o, ա, ̮ɤ/phân đều cho mỗi dòng trước, dòng sau Các âm này đều có đặc trưng chung là bắt đầu từ độ hẹp, lướt đến

độ mở vừa của nguyên âm trong hệ thống nguyên âm

Tiếng Việt không có nguyên âm hàng giữa (trừ một số phương ngữ

như Trung Bộ có [+]: bích, kịch ) nên từ hình thang nguyên âm quốc tế

có thể hình dung hệ thống âm chính tiếng Việt bằng tam giác nguyên âm sau:

2.2 Một số tác giả (tiêu biểu là Đoàn Thiện Thuật) đưa thêm vào hệ

thống âm chính hai cặp âm vị đối lập khác là /ε:/ /ε ̆ / và / ᴐ:/ /ᴐ̆/ với các

ví dụ: kẻng/cảnh, bong/boong

Những âm tiết tạo nên thế đối lập này phần lớn thuộc khu vực các từ tượng thanh hay từ phiên âm nước ngoài nên việc thừa nhận hai cặp đối lập âm vị này cũng cần được xem xét thêm Tuy nhiên, nếu thừa nhận có

Trang 7

/ε ̆ / và /ᴐ̆/ thì hệ thống nguyên âm làm âm chính sẽ là 16 và hệ thống âm

cuối sẽ không còn /ɲ, c/ , chữ viết “nh”, “ch” chỉ là các biểu hiện của /ŋ, k/ bị ngạc hoá Các cặp vần: anh ach/eng ec, ong oc/oong ooc được

phiên âm như sau: [ε ̆ ŋ’, ε ̆ k’] / [ε:ŋ, ε:k] [ ᴐ̆ŋw, ᴐ̆kw ] / [ ᴐ:ŋ, ᴐ:k]

3 Miêu tả các nguyên âm làm âm chính trong tiếng Việt

3.1 Nhóm nguyên âm đơn, hàng trước, không tròn môi

- /i/: nguyên âm đơn dài, hàng trước, hẹp, không tròn môi, có tính chất

ẩm, xuất hiện sau phụ âm đầu Khi đứng trước /k/, / ŋ/ nó bị rút ngắn thành /i/

Chữ viết ghi i, ví dụ: thi, tíu tít, bịt,…

Ghi bằng y khi đứng sau âm đệm /-u-/, ví dụ: huy, quý hoặc đứng riêng

ví dụ: y tá, y tế,…

- /e/: nguyên âm đơn dài, hàng trước, hơi hẹp, không tròn môi, có tính

chất bổng, xuất hiện sau các phụ âm đầu

Khi phía sau có /k/, /ŋ/ thì biến thể thành /˘e/ Ví dụ: ênh ếch, bềnh bệch Chữ viết ghi bằng ê trong mọi trường hợp, ví dụ: ê chề, đề huề,…

- /ε/: nguyên âm đơna dài, hàng trước, hơi hẹp, không tròn môi, có tính

chất bổng, xuất hiện sau các phụ âm đầu

Nếu sau nó có /k/, /ŋ/ thì có thể biến thành /ε/

Chữ viết ghi bằng “e”, ví dụ: nghe, ve, the, thé ghi bằng “a” khi /ε/ ở biến thể ngắn /˘ε/, ví dụ: sách, xanh, cảnh

*Đặc điểm của các nguyên âm đơn hàng trước là:

- Phát âm với âm sắc bổng

- Có hai sự thể hiện: thể dài và thể ngắn (tiêu thể, biến thể)

- Thể dài có trường độ lớn, cấu âm giữ đều, xuất hiện trong các âm tiết khi các phụ âm cuối không phải là /k/, /ŋ/

-Thể ngắn có sự biến dạng ít nhiều về trường độ, cường độ và âm sắc, phát âm căng và ngắn hơn, cấu âm giữ không đều, xuất hiện khi đứng trước các phụ âm cuối /k/, /ŋ/ Kết hợp được với âm đệm /-u-/ và âm cuối /-u/ không kết hợp với âm cuối /-i/

3.2 Nhóm nguyên âm đơn, hàng sau, tròn môi

- /u/: nguyên âm đơn dài, hàng sau, hẹp, tròn môi, có âm sắc cực trầm

Chữ viết u trong mọi trường hợp

Thể dài xuất hiện khi phía sau không có /k/, /ŋ/ Ví dụ: bùn, lùn, vui

Trang 8

Thể ngắn xuất hiện khi phía sau là /k/, /ŋ/ Ví dụ: súng

- /o/: nguyên âm đơn dài, hàng sau, hơi hẹp, tròn môi, có âm sắc cực

trầm Chữ viết ô ghi trong mọi trường hợp

Thể dài xuất hiện khi phía sau không phải là /k/, /ŋ/ Ví dụ: ô tô, lô nhô Thể ngắn xuất hiện khi phía sau có /k/, /ŋ/ Ví dụ: ốc, đồng

- /ɔ/: nguyên âm đơn dài, hàng sau, hơi rộng, tròn môi, có âm sắc cực

trầm Chữ viết ghi bằng o trong mọi trường hợp

Thể dài xuất hiện khi phía sau không phải là /k/, /ŋ/ Ví dụ: cỏn con, trót

lọt

Thể ngắn xuất hiện khi phía sau là /k/, /ŋ/ Ví dụ: ong óc

* Đặc điểm của nguyên âm đơn hàng sau, tròn môi là:

- Phát âm với âm sắc cực trầm

Có hai sự thể hiện:

+ Sự thể hiện âm dài, cấu âm giữ đều, xuất hiện trong các âm tiết khi phụ

âm cuối không phải là /k/, /ŋ/

+ Sự thể hiện rút ngắn, cấu âm không giữ đều khi đứng trước các phụ

âm cuối là /k/, /ŋ/

Các nguyên âm đơn, hàng sau, tròn môi, không kết hợp với âm đệm và

âm cuối /-u/ mà chỉ kết hợp với âm cuối /-i/ VD: ai-> cái, oi -> coi

3.3 Nhóm các nguyên âm hàng sau không tròn môi

- /ɯ/: nguyên âm đơn dài, hàng sau, hẹp không tròn môi, âm sắc trầm

vừa Chữ viết ghi bằng “ư” trong mọi trường hợp

Thể dài xuất hiện trong các kiểu âm tiết, trừ âm tiết đóng Ví dụ: lừ đừ Thể ngắn xuất hiện trong kiểu âm tiết đóng.Ví dụ: bứt rứt, rừng rực

- /ɤ/: nguyên âm đơn dài, hàng sau, hơi hẹp, không tròn môi, âm sắc

trầm vừa Chữ viết ghi bằng ơ trong mọi trường hợp

Xuất hiện trong các kiểu âm tiết (trừ âm tiết có âm cuối /k/, /ŋ/), không

có biến thể Ví dụ: lơ mơ, nơm nớp.

- /ɤ̆/: nguyên âm đơn ngắn, hàng sau, hơi hẹp, không tròn môi, âm sắc

trầm vừa Xuất hiện trong các kiểu âm tiết, trừ âm tiết mở Chữ viết ghi

bằng “â” trong mọi trường hợp, ví dụ: ân cần, chật vật….

- /a/: nguyên âm đơn dài, hàng sau, rộng, không tròn môi, âm sắc trầm

vừa, xuất hiện tromg tất cả các kiểu âm tiết, không có biến thể rút ngắn

Chữ viết ghi bằng “a” trong mọi trường hợp, ví dụ: a ha, lan can, cát….

Trang 9

- /ă/: nguyên âm đơn ngắn, hàng sau, rộng, không tròn môi, âm sắc vừa, xuất hiện trong các kiểu âm tiết trừ các âm tiết mở ví dụ: lau tay….

*Đặc điểm các nguyên âm đơn, hàng sau, không tròn môi là:

- Phát âm với âm sắc trầm vừa

- Không có biến thể rút ngắn, trừ âm vị /ɯ/, nhưng xuất hiện thành từng cặp âm vị đối lập nhau về trường độ

- Kết hợp với âm đệm /-u-/ (trừ /ɯ/) và hai bán âm cuối vần /-u/ và /-i/ (trừ /ɤ/ không kết hợp với /-u/)

3.4 Các nguyên âm đôi

- /͜ie/: nguyên âm đôi yếu dần, hàng trước, không tròn môi, yếu tố sau là

nguyên âm hàng trước, hơi hẹp, không tròn môi Chữ viết ghi bằng “ia”

khi trước /͜ie/ không có âm đệm và sau nó không có âm cuối, ví dụ: kia

kìa, bia…

- /u̮o/: nguyên âm đôi yếu dần, hàng sau, tròn môi, yếu tố sau đây là

nguyên âm hàng sau, hơi hẹp, tròn môi Chỉ có một thể dài, không có biến thể ngắn Chữ viết ghi bằng “ua” khi sau nó không có âm cuối, ví dụ: muộn, tuồn tuột, rùa, lua tua…

- /ա̮ɤ/: nguyên âm đôi yếu dần, hàng sau, không tròn môi Chữ viết ghi bằng “ưa” khi sau nó không có âm cuối, ví dụ: thườn thượt, , tươi cười,

mưa, trưa, dưa…

*Đặc điểm của các nguyên âm đôi là:

- Phát âm yếu dần, yếu tố đầu bao giờ cũng phát âm mạnh hơn yếu tố sau, do đó âm sắc chủ yếu của nguyên âm đôi là do yếu tố thứ nhất

quyết định

- Các nguyên âm đôi chỉ có một thể dài Trước /k/, /ŋ/, chúng không bị biến dạng về trường độ, cường độ, âm sắc

- Nguyên âm đôi là âm vị trong tiếng Việt, chúng có chức năng và sự phân bố trong âm tiết hoàn toàn giống như nguyên âm đơn cùng hàng

- Các nguyên âm đôi là những tổ hợp bền vững, hai yếu tố gắn liền với nhau

* Trong hiệp vần thơ, các nguyên âm đôi hợp vần với những nguyên âm đơn cùng hàng với chúng:

Ví dụ: Đau lòng kẻ ở người đi

Lệ rơi thấm đá tơ chia rũ tằm.

Trang 10

Hoặc: Ở đâu đau đớn giống nòi

Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.

4 Sự phân bố và biến dạng của các âm chính

Từ sự miêu tả đã nêu trên, có thể nêu lên một vài nét chung về sự phân

bố và biến dạng của các âm chính như sau:

4.1 Tất cả các nguyên âm nói chung đều xuất hiện sau các phụ âm đầu

ví dụ < các, cháu, thiếu, nhi, yêu, mến, Bác, Hồ > trừ hai trường hợp

sau:

- /u̮o/: không xuất hiện sau phụ âm đầu /f/ VD phuốt -> buốt

- /͜ie/: không xuất hiện sau phụ âm đầu /γ/ VD: ghia -> kia

4.2 Sau âm đệm /-u-/ không bao giờ xuất hiện các nguyên âm trầm /u,

o, ɔ, u̮o/ và hai nguyên âm trung hòa, ở âm lượng hẹp và hơi hẹp / ɯ,

ա, ̮ɤ /

4.3 Tuỳ theo vị trí của các nguyên âm đứng sau phụ âm đầu hoặc đứng

sau âm đệm mà chúng thể hiện khác một chút Ví dụ: các nguyên âm bị mũi hoá sau các phụ âm mũi /m, n, ŋ/

- Tuỳ theo vị trí của các nguyên âm trước âm cuối mà một số nguyên âm

có biến dạng khác nhau

-Phần lớn các nguyên âm đều có hai thể: dài và ngắn

+ Không có âm cuối bao giờ nguyên âm cũng ở thể dài , ví dụ < cô, ta> Trường độcủa nguyên âm không có âm cuối có trường độ lớn hơn so với các âm tiết có âm cuối khác Ví dụ trường độ của /o/ trong < oto> và /o/ trong <tôm>

Ví dụ: các nguyên âm/i, e, ε, u, o, ɔ/ đứng trước phụ âm cuối /k, ŋ/ bị

biến dạng ở thể ngắn /i/ trong <in> ở thể dài, nhưng /i/ trong <ich> ở thể ngắn

+Nguyên âm / ɯ / đứng trước âm cuối /k, ŋ / và /n,t/ cùng ở thể ngắn

ví dụ: hừng hực, phừn phựt

+ Nguyên âm / ɤ, a / chỉ xuất hiện ở thể dài

+ Nguyên âm / ɤ̆ ă / chỉ xuất hiện ở thể ngắn

- Trái lại, các nguyên âm đôi chỉ có một thể dài

5 Âm chính trong phương ngữ, thổ ngữ

Trang 11

Đúng thuật ngữ, các nhà ngôn ngữ học gọi là phương ngữ Nam

(Bộ) và phương ngữ Bắc (Bộ) Đó là 2 trong số ba vùng phương ngữ chính (cùng phương ngữ Trung (Bộ)) của nước ta từ xưa Nhưng sau 36 năm nước non liền một giải (từ năm 1975), vẫn còn sự khác biệt lớn giữa 2 vùng phương ngữ

-Phương ngữ là sản phẩm tất yếu của mọi cộng đồng ngôn ngữ trên thế giới Sự khác biệt về phương ngữ, thổ ngữ ngay trong phạm vi cộng đồng nhỏ hẹp (có khi chỉ vài chục ngàn người)

5.1 Trong phương ngữ miền Bắc, khi âm cuối /-u̯/ kết hợp với các

nguyên âm giữa /ɯ, ա, ̮ɤ / thì các nguyên âm này chuyển thành các

nguyên âm hàng trước tương ứng /i, i̮e /: hưu-> hiu, rượu-> riệu…

5.2 Trong phương ngữ Nam Bộ, các nguyên âm đôi khi kết hợp với các

âm cuối, ở một số trường hợp đã mất đi yếu tố thứ 2 và trở thành nguyên

âm đơn: / i̮e, ա, ̮ɤ / khi xuất hiện trước /-p,-m/ thì lần lượt biến thành /i,

ɯ /: kiếp-> kíp, cướp-> cứp , tiêm-> tim, gươm-> gưm, chiều-> chìu, hươu-> hưu, cười-> cừi… khi xuất hiện trước/ -t, -n, -k, -i / thì biến thành /u/: tuốt-> [tuk5], luộc-> [luk6]…

- Có rất nhiều sự khác nhau giữa tiếng Nam và tiếng Bắc Điều dễ nhận thấy nhất là mặt ngữ âm Vd:Gặp một cô gái Sài Gòn ra Thủ đô ta sẽ khó nhận ra nếu dựa vào ngoại hình, trang phục Nhưng nếu cô nói chuyện người ta sẽ nhận ra ngay

5.3 Ở phương ngữ miền Trung,

- Các nguyên âm đôi / ie, ɯɤ, uo/ khi không có âm cuối hay khi có âm cuối /-i, -t, -n, -k ,- ŋ/ thì chuyển hoá với các nguyên âm đơn rộng cùng dòng /ε, a, c/ ở một số từ: miệng-> mẹng, nước-> nác, mượn-> mạn, lúa-> ló, muối-> mói…

Âm chính “e ngắn”(được biểu hiện bằng chữ cái “a” sang “e”.

Ví dụ:“anh” > “eng”, “canh” > “ceng”, “lành” > “lèng”, “lạch”

->“lẹc”, “mách” -> “méc”, “nạnh” -> “nẹng”, “nách” -> “néc”, “quanh” -> “queng”, “sạch”-> “sẹc”,

Âm chính “â” sang “u”.

- Ví dụ: “dâu” -> “du”, “nâu” ->“nu”, “sâu” -> “su”, “tâu” -> “tu”,…

Trang 12

.Âm chính “ư” sang “ơ”.

- Ví dụ: “bưng” -> “bơng”, “gửi” -> “gởi”, “hứng” -> “hớng”,

“mừng”-> “mờng”, “trứng” -> “trớng”

Âm chính “ô” sang “u”.

- Ví dụ: “chổi” -> “chủi”, “hôn” ->“hun”, “khôn” ->“khun”,

“môi”->“mui”, “mối” ->“múi”, “tôi” -> “tui”, “tối” ->“túi”, “

Âm chính “uô” sang “o”.

- Ví dụ: “muỗi” ->“mọi”, “muối” -> “mói”, “ruồi” -> “ròi”

- Tiếng Nam Bộ, tiếng Bắc Bộ, tiếng Trung Bộ có nhiều điểm khác và còn tiếp tục khác nhau nữa Nhưng ranh giới của chúng đang được kéo gần lại với đường đồng ngữ của chủ thể tiếng Việt Đó là những hiện tượng bình thường và là nhân tố tích cực của sự phát triển Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác (ngữ âm và nhiều từ riêng biệt) thì chúng vẫn được giữ gìn, bảo lưu từ đời này sang đời khác Đó là tính bền vững, làm nên một nét riêng, nét đẹp của tiếng Việt chúng ta

* ÂM CUỐI

1 Các âm vị âm cuối

1.1 Nếu theo giải pháp 14 âm chính thì số lượng âm cuối là 10 âm vị( 8

phụ âm cuối và 2 bán âm cuối Lúc đó hệ thống âm cuối vẫn có 2 âm mặt lưỡi /c, ŋ / các âm vị này phân biệt với nhau theo các tiêu chí sau:

1.2 Nếu theo giải pháp 16 âm chính thì số lượng âm cuối gồm 8 âm vị( 6

phụ âm cuối và 2 bán âm cuối) Lúc đó hệ thống âm cuối không có/ ŋ /

và /c/

Ngày đăng: 15/07/2024, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w