1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hệ Thống Obd (On-Board Diagnostics) - Một Hệ Thống Chẩn Đoán Trên Bảng Điều Khiển Giúp Công Việc Theo Dõi, Chuẩn Đoán Động Cơ Được Thuận Tiện Và Nhanh Chóng.docx

46 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ Thống Obd (On-Board Diagnostics) - Một Hệ Thống Chẩn Đoán Trên Bảng Điều Khiển Giúp Công Việc Theo Dõi, Chuẩn Đoán Động Cơ Được Thuận Tiện Và Nhanh Chóng
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn Thắng
Trường học Đại học Giao Thông Vận Tải TP Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ thuật Ô tô
Thể loại Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 21,56 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NƠI THỰC TẬP (6)
    • 1.1. Giới thiệu chung về garage AUTOCARE 24 (6)
      • 1.1.1. Giới thiệu về chức năng của garage (6)
      • 1.1.2. Giới thiệu về cơ sở vật chất và trang thiết bị tại garage (6)
      • 1.1.3. Giới thiệu về nhân lực và chuyên môn tại garage (7)
    • 1.2 Phương hướng phát triển của công ty (7)
  • CHƯƠNG 2: NHẬT KÍ THỰC TẬP (9)
  • CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TỰ CHẨN ĐOÁN ( ON BOARD DIAGNOSTICS) (17)
    • 3.1. Sự ra đời của hệ thống tự chẩn đoán (17)
    • 3.2. Phân loại hệ thống tự chẩn đoán (19)
    • 3.2. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của hệ thống tự chẩn đoán OBD (23)
      • 3.2.1. Cấu tạo (23)
      • 3.2.2. Nguyên lí hoạt động (24)
    • 3.3. Một số khái niệm trên hệ thống OBD II (25)
  • CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG HỆ THỐNG OBD II VÀ MỘT LỖI THƯỜNG GẶP (32)
    • 4.1. Ứng dụng hệ thống OBD II (32)
      • 4.1.1. Các thiết bị chẩn đoán cầm tay (32)
      • 4.1.2. Các thiết bị và phân tích trên điện thoại di động (0)
      • 4.1.3. Các công cụ quét dựa trên máy tính và các nền tảng phân tích (33)
      • 4.1.4. Ứng dụng thu thập dữ liệu, (34)
      • 4.1.5. Kiểm tra khí thải (34)
    • 4.2. Ứng dụng máy chẩn đoán để xử lí các lỗi thường gặp trên ô tô (34)
      • 4.2.1. Các bước sử dụng máy chẩn đoán để chẩn đoán ô tô (34)
      • 4.2.2. Khắc phục lỗi P0171 trên ô tô (35)
      • 4.2.3. Khắc phục lỗi P0103 trên ô tô (0)
  • KẾT LUẬN (16)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (46)

Nội dung

GIỚI THIỆU VỀ NƠI THỰC TẬP

Giới thiệu chung về garage AUTOCARE 24

Garage AUTOCARE 24 được thành lập vào năm 2017 thuộc công ty TNHH PASSIO TUNING, garage nằm ở địa chỉ: 146 Cao Đức Lân, phường An Phú, thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh Do anh Nguyễn Văn Vũ làm chủ

1.1.1 Giới thiệu về chức năng của garage

Garage cung cấp các dịch vụ chủ yếu sau:

1 Đảm bảo an toàn: Cung cấp dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp để đảm bảo phương tiện hoạt động an toàn trên đường

2 Bảo dưỡng định kỳ: Thực hiện các dịch vụ bảo dưỡng để giữ cho xe hoạt động ổn định và hiệu quả, tăng hiệu suất và tính an toàn của ô tô trong quá trình sử dụng Tăng tuổi thọ của xe.

3 Nâng cấp và tùy chỉnh: Cung cấp các dịch vụ nâng cấp và tùy chỉnh để cá nhân hóa và cải thiện hiệu suất của xe

4 Dịch vụ chuẩn đoán và tư vấn: Sử dụng các công nghệ hiện đại để phát hiện các vấn đề kỹ thuật trên xe Hỗ trợ chủ xe trong việc hiểu về vấn đề kỹ thuật của xe và Hỗ trợ chủ xe chọn ra phương pháp sữa chữa phù hợp và tối ưu nhất.

1.1.2 Giới thiệu về cơ sở vật chất và trang thiết bị tại garage:

1 Không gian làm việc: Không gian nhà xưởng rộng có thể chứa nhiều xe cùng một lúc mà vẫn đủ không gian để kỹ thuật viên tiếp cận từ mọi phía của xe.

2 Thiết bị sửa chữa cơ bản: Trang bị đầy đủ các công cụ như cờ lê,tua vít, búa, cần xiết, dây điện, bình hàn, và các dụng cụ cơ bản khác cần thiết phụ vụ cho công việc sửa chữa và bảo dưỡng xe được nâng, và các thiết bị khác cần thiết cho việc sửa chữa và bảo dưỡng xe.

4 Thiết bị điện tử: Bao gồm máy chẩn đoán đa chức năng để đọc mã lỗi và xác định vấn đề kỹ thuật, máy đo khí thải, máy kiểm tra và sạc hệ thống điện, máy kiểm tra kim phun

5 Trang thiết bị an toàn: Garage trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động cho kỹ thuật viên như mũ bảo hiểm, kính bảo hộ, găng tay, áo khoác chống nước, cũng như các thiết bị bảo vệ cá nhân khác Ngoài ra, cũng cần có các thiết bị an toàn như bình chữa cháy và hệ thống thoát hiểm

6 Hệ thống lưu trữ và bảo quản công cụ: Garage có các kệ, tủ, giá treo đảm bảo rằng các công cụ và thiết bị được lưu trữ và bảo quản một cách gọn gàng và an toàn để dễ dàng tiếp cận và sử dụng khi cần thiết.

7 Trang bị tiện ích khác: Bao gồm các thiết bị như vòi phun nước áp suất cao dùng để rửa xe, máy nén khí, hệ thống thông gió và quạt mát, máy hút bụi và các thiết bị khác giúp làm việc hiệu quả và tiện lợi.

1.1.3 Giới thiệu về nhân lực và chuyên môn tại garage.

AUTOCARE 24 nhận sữa chữa tất cả các hệ thống trên xe bao gồm: Hệ thống gầm, hệ thống điện, máy lạnh, đồng sơn Garage nhận bảo dưỡng, tiểu tu, đại tu các dòng xe từ hầu hết các hãng xe phổ thông khác nhau như: Honda, Toyota, Mazda cho đến các dòng xe sang như Mercedes, Lexus, BWM

Về nhân lực thì hiện nay garage có 2 thợ chính và 2 thợ phụ với kinh nghiệm dày dặn, chuyên môn cao, tính trách nhiệm cao với công việc, sẵn sằng giúp đỡ các đồng nghiệp khác.

Phương hướng phát triển của công ty

- Nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị: Luôn cập nhật và nâng cấp các công cụ và thiết bị hiện đại, bao gồm các máy móc chẩn đoán và công nghệ sửa chữa mới nhất, nhằm cung cấp dịch vụ chất lượng cao và tối ưu hóa quy trình làm việc.

- Phát triển nhân sự: Xây dựng đội ngũ kỹ thuật viên có kỹ năng chuyên môn cao, cùng với việc đào tạo và phát triển liên tục để tiếp tục cập nhật với công nghệ và xu hướng mới.

- Mở rộng dịch vụ: Đa dạng hóa các dịch vụ như sửa chữa động cơ, hệ thống điện, hệ thống treo và phanh, cũng như dịch vụ bảo dưỡng định kỳ và kiểm tra định kỳ.

- Cải thiện quản lý và vận hành: Đưa công nghệ thông tin vào quy trình quản lý và vận hành garage, từ đó tối ưu hóa việc quản lý lịch hẹn, quản lý hàng tồn kho và quản lý tài chính và thanh toán của garage.

- Tăng cường tiếp thị và quảng bá: Phát triển chiến lược tiếp thị hiệu quả để tăng cường nhận thức thương hiệu và thu hút khách hàng mới, bao gồm sử dụng các kênh truyền thông xã hội, quảng cáo trực tuyến và quảng cáo truyền thống.

NHẬT KÍ THỰC TẬP

2.1.1 Vệ sinh máy lạnh xe Toyota Landcruiser:

- Kiểm tra: máy lạnh có mùi hôi, khách hàng yêu cầu vệ sinh máy lạnh định kỳ

- Sửa chữa: Vệ sinh máy lạnh gồm các hạng mục sau:

+ Vệ sinh lọc gió máy lạnh:

Hình 2.1: quạt gió máy lạnh xe Landcruiser

+ Vệ sinh cửa gió điều hòa:

2.2.1.Thay bi moay ơ ( bạc đạn) gắn bán trục.

- Tình trạng: Khi xe chạy phát ra tiếng kì lạ, nguyên nhân do bị hỏng moay ơ gắn bán trục.

- Sữa chữa: Sử dụng các dụng cụ cần thiết, tiến hành tháo và thay moay ơ mới cho xe

Hình 2.2: moay ơ gắn bán trục

2.2.2 Vá vỏ bánh xe Huyndai accent.

- Tình trạng: Thủng bánh xe do có dị vật đâm vào

- Sửa chữa: Tiến hành vá bánh xe, gồm các bước:

+ Xác định chỗ bị thủng bằng cách dùng nước xà phòng quét lên bánh xe.

+ Đánh dấu và tháo bánh xe ra khoải mâm xe bằng máy chuyên dùng.

+ Mài nhẵn nơi bị thủng và dùng miếng dán chuyên dụng để dán lại.+ Gắn vỏ vào mâm xe, bơm hơi và kiểm tra kỹ, sau đó gắn lại vào xe.

2.3.1 Sửa chữa xe Huyndai Accent.

Tình trạng: Gãy routine lái trong khiến xe không thể hoạt động.

Sửa chữa: Tiến hành tháo và thay mới routine lái trong.

2.3.2 Thay nhớt và lọc nhớt xe Mercedes C200

Tình trạng: Động cơ hoạt động ồn và yếu hơn bình thường, nhớt máy có màu đen và đục

Sữa chữa: Thay nhớt máy và lọc dầu.

2.4.1 Sửa chữa bơm xăng xe Chevrolet spark

- Tình trạng: Chết máy đột ngột và không nổ được, kiểm tra bằng cách đo áp suất bơm thấy bơm xăng bị tắc nghẽn làm cho xăng không đến động cơ được.

- Sữa chữa: Tiến hành tháo bơm xăng trong bình xăng, vệ sinh bơm xăng bằng xăng.

Hình 2.4: Vệ sinh bơm xăng xe Chevrolet Spark

2.4.2 Sửa chữa máy lạnh xe Super Carry.

- Tình trạng: Máy lạnh không mát, kiểm tra thấy lốc lạnh bị hỏng, các dây dẫn gas lạnh bị rò rỉ, máy lạnh bẩn do lâu ngày không vệ sinh. Cần thay nhớt máy.

Sữa chữa: Tháo và thay mới lốc lạnh và các dây gas, tháo và vệ sinh máy lạnh.

2.5.1 Sữa chữa phuộc xe Toyota Camry.

Tình trạng: Khi xe chạy có tiếng động lạ phía sau xe, xe bị nhún mạnh khi phanh, kiểm tra phuộc thấy đệm lò xo bị hỏng Ngoài ra bố thắng mòn.

Sữa chữa: Tháo phuộc và thay mới đệm lò xo, vệ sinh thắng và thay bố thắng mới.

Hình: Thay đệm cao su phuộc xe Toyota Camry

2.6.1 Công việc hằng ngày: Quét dọn nhà xưởng, kiểm tra và vệ sinh các dụng cụ, thiết bị , Kiểm tra kho Vệ sinh, rửa xe ( nếu có) 2.6.2 Kiểm tra lỗi mất điện táp lô xe Lexus Ls600

Tình trạng: Mất điện trên táp lô xe, kiểm tra bằng đồng hồ điện nhận thấy cầu chì bị cháy.

Sửa chữa : Tháo và thay mới cầu chì.

Hình 2.5 : Thay cầu chì xe Lexus Ls600

2.6.3 Bảo dưỡng xe Mazda CX5

Sữa chửa: Bảo dưỡng 5000 km gồm:

Hình: Bảo dưỡng 5000 km xe Mazda CX5

2.7.2 Vệ sinh máy lạnh xe Toyota Yaris

Tình trạng: Máy lạnh bị hôi do lâu ngày khiing vệ sinh, hết gas lạnh khiến máy lạnh yếu.

Sửa chữa: Tháo và vệ sinh máy lạnh

Hình 2.6: Vệ sinh máy lạnh xe Toyota Yaris.

2.7.3 Vệ sinh máy lạnh xe Toyota Landcruiser

Tình trạng: Máy lạnh có mùi khó chịu, Máy lạnh yếu.

Sữa chữa: Vệ sinh máy lạnh.

Hình 2.7: Vệ sinh máy lạnh xe Landcruiser

2.8.1 Thay phớt lái xe Misubishi Xpander

Tình trạng: rò rỉ dầu thước lái,

Sữa chữa: Thay phớt thước lái, châm dầu cho thước lái.

Hình 2.8: Thay Phớt thước lái xe Xpander

2.9.2 Vệ sinh thắng xe audi

Tình trạng: Khi thắng xe phát ra tiếng động lớn

Sửa chữa: Vệ sinh thắng, thay bố thắng mới, vớt dĩa thắng.

Hình 2.9: Vệ sinh thắng xe Audi

2.9.3 Vệ sinh thắng xe Lexus.

Tình trạng: Hết bố thắng do mòn Nhớt máy đen đục, Xe ra khói đen nhẹ,

Sửa chữa: Vệ sinh dĩa thắng và thay mới bố thắng Thay nhớt và thay lọc nhớt

2.10.1 Công việc hằng ngày: Quét dọn nhà xưởng, kiểm tra và vệ sinh các dụng cụ, thiết bị , Kiểm tra kho Vệ sinh, rửa xe ( nếu có).

2.10.2 Thay bạc đạn puly, vệ sinh máy xe Toyota Yaris.

- Tình trạng: Bạc đạn puly bị bể, máy xe dơ, rỉ sét.

- Sửa chữa: Thay bạc đạn puly mới, vệ sinh máy.

Kết thúc quá trình thực tập tại garage ô tô, em vui với những kiến thức và kỹ năng mới mà tôi đã học được, và rất biết ơn về trải nghiệm thực tế mà em đã có được Từ việc tiếp xúc trực tiếp với các loại xe và các vấn đề kỹ thuật, đến việc làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và tinh thần đồng đội, em tin rằng những bài học từ quá trình này sẽ luôn đồng hành và giúp đỡ tôi trong sự nghiệp sắp tới.

Một trong những điều quý báu nhất mà em đã học được từ quá trình thực tập là sự quan trọng của sự cẩn trọng, kiên nhẫn và sự tự tin trong công việc của mình Em cũng đã nhận ra rằng, trong một môi trường làm việc đòi hỏi sự chính xác và kỹ thuật cao như garage ô tô, việc học hỏi và không ngừng cải tiến là chìa khóa để thành công.

Cuối cùng, em muốn bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các kỹ thuật viên và nhân viên tại garage đã hỗ trợ và chỉ dẫn trong suốt thời gian thực tập Sự hỗ trợ và sự hướng dẫn của họ không chỉ giúp em hoàn thiện nhiệm vụ của mình mà còn là nguồn động viên lớn lao trong quá trình học tập và phát triển bản thân.

Với những kinh nghiệm và bài học mà em đã thu được, em sẵn sàng bước vào những thử thách mới trong sự nghiệp và hy vọng có thể đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô trong tương lai.

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TỰ CHẨN ĐOÁN ( ON BOARD DIAGNOSTICS)

Sự ra đời của hệ thống tự chẩn đoán

Vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, ngành công nghiệp ô tô đã đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các cơ quan quản lý môi trường Sự gia tăng mức độ ô nhiễm không khí do khí thải từ xe cộ đã dẫn đến sự ra đời của các quy định nghiêm ngặt về kiểm soát phát thải Tại Hoa Kỳ, Đạo luật Không khí Sạch (Clean Air Act) năm 1970 đã yêu cầu các nhà sản xuất ô tô phải phát triển các phương tiện có khả năng giảm thiểu phát thải độc hại. Để đáp ứng các yêu cầu về môi trường và cải thiện khả năng chẩn đoán và bảo dưỡng xe, các nhà sản xuất ô tô đã bắt đầu phát triển các hệ thống tự chẩn đoán trên xe Năm 1988, California Air Resources Board (CARB) đã yêu cầu tất cả các xe bán ra tại California phải có hệ thống tự chẩn đoán cơ bản, được gọi là OBD-I (On-Board Diagnostics I).

OBD-I là thế hệ đầu tiên của hệ thống tự chẩn đoán, được thiết kế để theo dõi các chức năng cơ bản của động cơ và hệ thống kiểm soát phát thải Hệ thống này chủ yếu tập trung vào việc giám sát các cảm biến và bộ phận quan trọng như bộ chuyển đổi xúc tác (catalytic converter), cảm biến ôxy (oxygen sensor), và hệ thống nhiên liệu Ngoài ra, hệ thống này có thể phát hiện và lưu trữ các mã lỗi cơ bản khi có sự cố xảy ra, giúp kỹ thuật viên chẩn đoán và sửa chữa.

Sau sự ra đời của hệ thống OBD-I vào cuối những năm 1980, ngành công nghiệp ô tô nhận ra rằng cần có một hệ thống tự chẩn đoán tiên tiến hơn để giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp và đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường ngày càng nghiêm ngặt Hệ thống OBD-I tuy có nhiều lợi ích nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, như khả năng chẩn đoán chưa toàn diện và thiếu tiêu chuẩn hóa giữa các nhà sản xuất.

Vào những năm 1990, Hoa Kỳ tiếp tục thúc đẩy các biện pháp kiểm soát phát thải nghiêm ngặt hơn Đạo luật Không khí Sạch được sửa đổi năm 1990 (Clean Air Act Amendments of 1990) đã yêu cầu phải có một hệ thống tự chẩn đoán toàn diện hơn để đảm bảo rằng các phương tiện giao thông duy trì mức phát thải thấp trong suốt vòng đời của chúng.

Năm 1994, Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) và Hội đồng Tài nguyên Không khí California (CARB) đã đưa ra yêu cầu bắt buộc về việc trang bị hệ thống OBD-II trên tất cả các xe mới sản xuất từ năm

1996 trở đi Hệ thống OBD-II được thiết kế để khắc phục những hạn chế của OBD-I và mang lại khả năng chẩn đoán toàn diện hơn Sự ra đời của hệ thống OBD-II đã mang lại một bước đột phá quan trọng trong ngành công nghiệp ô tô Với khả năng chẩn đoán toàn diện,tiêu chuẩn hóa cao và dễ dàng sử dụng, OBD-II đã góp phần nâng cao hiệu suất, an toàn và bảo vệ môi trường cho các phương tiện giao thông Hệ thống này tiếp tục được phát triển và cải tiến, đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sự bền vững và hiệu quả của ngành công nghiệp ô tô trong thời đại công nghệ số.

Phân loại hệ thống tự chẩn đoán

Hệ thống tự chẩn đoán trên ô tô (OBD) đã phát triển qua nhiều giai đoạn và phiên bản khác nhau để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về kiểm soát phát thải và hiệu suất vận hành Việc phân loại hệ thống OBD thường dựa trên các thế hệ phát triển và mức độ tiêu chuẩn hóa của chúng Dưới đây là phân loại chính của hệ thống OBD:-OBD-I (On-Board Diagnostics I):

OBD-I là thế hệ đầu tiên của hệ thống tự chẩn đoán, xuất hiện vào cuối những năm 1980 Hệ thống này được thiết kế để giám sát các chức năng cơ bản của động cơ và hệ thống kiểm soát phát thải. Đặc Điểm:

- Giám Sát Cơ Bản: Chỉ giám sát một số thành phần quan trọng của động cơ và hệ thống phát thải.

- Mã Lỗi Cơ Bản: Phát hiện và lưu trữ các mã lỗi cơ bản nhưng không cung cấp nhiều chi tiết.

- Thiếu Tiêu Chuẩn Hóa: Không có tiêu chuẩn chung, mỗi nhà sản xuất ô tô sử dụng các giao thức và tiêu chuẩn riêng.

- OBD-II (On-Board Diagnostics II):

OBD-II được giới thiệu vào năm 1994 và bắt buộc trang bị trên tất cả các xe mới sản xuất từ năm 1996 tại Hoa Kỳ Hệ thống này khắc phục những hạn chế của OBD-I và cung cấp khả năng chẩn đoán toàn diện hơn.

- Khả Năng Chẩn Đoán Toàn Diện: Giám sát nhiều hệ thống và bộ phận hơn, bao gồm cả hệ thống phát thải, động cơ, hộp số và các cảm biến.

- Mã Lỗi Chi Tiết: Cung cấp mã lỗi chi tiết (DTC) giúp xác định chính xác các vấn đề kỹ thuật.

- Giao Diện Người Dùng Tốt Hơn: Dễ dàng truy cập thông tin và mã lỗi thông qua các công cụ chẩn đoán.

Hình 3.2: Giấc chẩn đoán của hệ thống OBD II.

Chân 1 : Tùy thuộc nhà sản xuất

Chân 2 : Đường truyền dương của chuẩn SAE J1850 PWM và VPW Chân 3 : Tùy thuộc nhà sản xuất

Chân 6 : CAN-High (ISO 15765-4 và SAE J2284)

Chân 8 : Tùy thuộc nhà sản xuất

Chân 9 : Tùy thuộc nhà sản xuất

Chân 10 : Đường dây âm của SAE J1850 PWM

Chân 11 : Tùy thuộc nhà sản xuất

Chân 12 : Tùy thuộc nhà sản xuất

Chân 13 : Tùy thuộc nhà sản xuất

Chân 14 : CAN-Low (ISO 15765-4 và SAE J2284)

- EOBD (European On-Board Diagnostics):

EOBD là phiên bản của OBD-II được áp dụng tại châu Âu, bắt buộc từ năm 2001 đối với xe xăng và từ năm 2003 đối với xe diesel. EOBD được phát triển để đáp ứng các quy định về phát thải của Liên minh châu Âu. Đặc Điểm:

- Tiêu Chuẩn Hóa: Sử dụng các tiêu chuẩn tương tự như OBD-II nhưng điều chỉnh để phù hợp với quy định châu Âu.

- Khả Năng Chẩn Đoán: Giám sát và chẩn đoán các hệ thống liên quan đến phát thải và động cơ.

- Mã Lỗi Chi Tiết: Cung cấp mã lỗi chi tiết giống như OBD-II.

JOBD (Japanese On-Board Diagnostics):

JOBD là một hệ thống chẩn đoán tích hợp trên các phương tiện ô tô sản xuất tại Nhật Bản Nó tương tự như các hệ thống OBD (On- Board Diagnostics) khác, như OBD-I, OBD-II, hay EOBD, nhưng được áp dụng và phát triển riêng cho các xe ô tô của Nhật Bản. Đặc Điểm:

- Tiêu Chuẩn Hóa: Sử dụng các tiêu chuẩn tương tự như OBD-II nhưng điều chỉnh để phù hợp với quy định tại Nhật.

- Khả Năng Chẩn Đoán: Giám sát và chẩn đoán các hệ thống liên quan đến phát thải và động cơ.

- Mã Lỗi Chi Tiết: Cung cấp mã lỗi chi tiết giống như OBD-II.

Hệ thống tự chẩn đoán trên ô tô đã phát triển qua nhiều thế hệ, từ OBD-I đến OBD-II và các phiên bản khu vực như EOBD, JOBD,nhưng thường hay nhắc đến là hệ thống OBD I và OBD II Mỗi phiên bản đều được cải tiến để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về kiểm soát phát thải, hiệu suất và an toàn Sự tiêu chuẩn hóa và khả

Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của hệ thống tự chẩn đoán OBD

Hệ thống tự chẩn đoán OBD có cấu tạo gồm 3 phần chính: Các cảm biến, Bộ điều khiển trung tâm, và các cơ cấu chấp hành.

Chi tiết hệ thống tự chẩn đoán OBD.

+ Cảm biến Oxy (Oxygen Sensor): Theo dõi nồng độ oxy trong khí thải để điều chỉnh hỗn hợp nhiên liệu.

+ Cảm biến nhiệt độ nước làm mát (Coolant Temperature Sensor): Giám sát nhiệt độ của nước làm mát động cơ.

+ Cảm biến vị trí trục khuỷu (Crankshaft Position Sensor): Xác định vị trí và tốc độ quay của trục khuỷu.

+ Cảm biến lưu lượng khí nạp (Mass Air Flow Sensor): Đo lượng không khí đi vào động cơ.

+ Một số các cảm biến khác như: Cảm biến kích nổ, cảm biến trục Cam, cảm biến tốc độ xe, cảm biến bướm ga,

-Bộ điều khiển điện tử (ECU - Electronic Control Unit): Đây là "bộ não" của hệ thống OBD, nhận dữ liệu từ các cảm biến, xử lý thông tin và điều khiển các hệ thống khác nhau trên xe.

- Cổng kết nối chẩn đoán (Diagnostic Link Connector - DLC): Là giao diện vật lý để kết nối máy quét OBD với hệ thống của xe, thường nằm dưới bảng điều khiển gần vô lăng.

- Đèn báo kiểm tra động cơ (Malfuntion Indicator Lamp- MIL): Đèn báo trên bảng điều khiển, sáng lên khi hệ thống OBD phát hiện ra lỗi.

Hình 3.3: Cấu tạo hệ thống OBD

Nguyên lý hình thành hệ thống OBD dựa trên việc giám sát liên tục và chẩn đoán các hệ thống quan trọng của xe thông qua các cảm biến và ECU Sự kết hợp giữa các cảm biến tiên tiến, ECU mạnh mẽ và các giao thức truyền thông tiêu chuẩn tạo nên một hệ thống tự chẩn đoán hiệu quả, giúp cải thiện hiệu suất vận hành, bảo vệ môi trường và nâng cao an toàn cho người sử dụng.

- Giám sát liên tục: Hệ thống OBD liên tục giám sát các cảm biến và các thành phần khác của xe để đảm bảo rằng tất cả các hệ thống hoạt động bình thường và đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải.

- Phát hiện và ghi lại lỗi: Khi một cảm biến phát hiện sự cố hoặc hoạt động bất thường, ECU sẽ ghi lại mã lỗi tương ứng (Diagnostic Trouble Code - DTC) và kích hoạt đèn MIL để cảnh báo người lái xe.

- Chẩn đoán và xử lý lỗi: Các kỹ thuật viên sử dụng máy quét OBD để truy cập thông tin từ DLC Máy quét này đọc các mã lỗi DTCs đã được lưu trữ trong ECU Dựa vào mã lỗi và các thông số liên quan, kỹ thuật viên có thể xác định nguyên nhân của sự cố và tiến hành sửa chữa.

-Điều chỉnh và tối ưu hóa: Dữ liệu từ cảm biến không chỉ được sử dụng để phát hiện lỗi mà còn để điều chỉnh các thông số vận hành của động cơ và hệ thống khác để tối ưu hóa hiệu suất và giảm khí thải

Một số khái niệm trên hệ thống OBD II

3.3.1 Mã lỗi ( Diagnostic Trouble Codes – DTCs)

DTC (Diagnostic Troube Code) hay Fault code là mã lỗi được lưu trữ tại ECU khi ECU phát hiện ra dấu hiệu bất thường trong hệ thống. Dựa vào thông tin của mã lỗi có thể giúp kỹ thuật viên sửa chữa khoanh vùng hư hỏng hiện đang xảy ra ở đâu trên cả một chiếc xe phức tạp nhiều hệ thống này.Từ năm 1996, hệ thống chẩn đoán OBD ra đời quy định một chuẩn kết nối chung và chuẩn mã lỗi mà các nhà sản xuất phải tuân theo.

Mã lỗi OBD bao gồm 5 ký tự, bắt đầu bằng một chữ cái và theo sau là 4 chữ số (Ví dụ: P0102).

Hình 3.5: Quy ước mã lỗi.

Hệ thống Body bao gồm các hệ thống như: Hệ thống túi khí, điều hòa, nâng hạ kính, điều khiển đèn, lock cửa, điều khiển ghế, điều khiển hành trình, âm thanh giải trí.

Hệ thống Chassis bao gồm các hệ thống như: Hệ thống ABS, trợ lực lái, hệ thống treo khí nén, hệ thống cân bằng điện tử ESP, hệ thống kiểm soát lực kéo TRAC CONTROL, hỗ trợ phanh khẩn cấp.

Hệ thống Powertrain bao gồm các hệ thống như: Hệ thống động cơ, ly hợp, hộp số, gài cầu.

Hệ thống Network liên quan đến tất cả mạng giao tiếp trên xe, từ xe sử dụng mạng giao tiếp CAN, K line, L line, Lin, Most Một khi mã lỗi bắt đầu bằng chữ cái U, chúng ta hiểu nó liên quan đến mạng giao tiếp trên xe.

Các kí tự thứ 2 được quy ước như sau:

X0xxx: Theo tiêu chuẩn của SAE/ISO ( SAE- Hiệp hội kỹ sư tự động hóa).

X1xxx: Theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

Các kí tự thứ 3 được quy ước theo bảng sau:

Các kí tự thứ 4 và thứ 5:

- Là các số từ 0-99, các kí tự này biểu thị bộ phần nào hoặc chi tiết nào của hệ thống gây ra lỗi.

- Các kí tự này không được quy ước cụ thể như ở kí tự 2 và 3 bởi vì mỗi hệ thống có rất nhiều chi tiết và bộ phận khác nhau.

Trạng thái của mã lỗi.

Một mã lỗi có thể tồn tại ở các dạng sau:

Hình 3.6: Trạng thái của một mã lỗi.

+ Pending- Mã lỗi chờ xác nhận: Là những mã lỗi phát hiện khi đèn động cơ không sáng cho đến khi được phát hiện nhiều lần.

+ Stored- Mã lỗi lưu trữ: Đây là các mã lỗi hiện tại sẽ ngay lập tức sáng đèn “check engine” vì chúng được thúc đẩy bởi mã lỗi pending và được coi là rất quan trọng. Đây là những mã lỗi quan trọng và khẩn cấp nhất vì chúng có khả năng gây ra thiệt hại nhanh và nghiêm trọng. Đây là các mã liên quan đến khí thải (EVAP) Các mã này sẽ sáng đèn “check engine” khi thất bại trong một chu kỳ lái xe, hoặc tạo Frezze frame mã sự cố (thông tin về những thứ khác xảy ra trong động cơ) khi không thực hiện được một chu kỳ lái xe.

+ Permanent – Mã lỗi lâu dài: Thường được xóa khi thực hiện các chu trình lái xe.

3.3.2 Đèn báo sự cố( Malfuntion Indicator Lamp- MIL).

- Là đèn báo kiểm tra động cơ hay còn được gọi là đèn cá vàng.

- Nguyên lí hoạt động của đèn MIL:

Hình 3.7 Nguyên lí hoạt động của đèn MIL.

-Đèn MIL được thiết kế sẽ sáng lên khi công tắc hệ thống được bật cho đến khi động cơ đạt 400 vòng/phút, và khi phát hiện có mã lỗi lưu trữ

Hình 3.8: Đèn MIL trên một số hệ thống.

3.3.3 Dữ liệu động( Live data)

Là một chức năng cung cấp cho người dùng giá trị hiện hành của các cảm biến, các cơ cấu chấp hành, công tắc và trạng thái của hệ thống tại thời điểm đang thực hiện chức năng chẩn đoán Giúp cung cấp thông tin cần thiết cho việc kiểm tra và sửa chửa

3.3.4 Dữ liệu tĩnh ( Frezze frame data).

Là khung dữ liệu về các điều kiện hoạt động quan trọng của hệ thống thường được lưu trữ với mã lỗi chẩn đoán đầu tiên.

Dữ liệu được lưu trữ dưới dạng danh sách Danh sách này có thể rất khó để ai đó đọc và hiểu và không thể truy cập được nếu không có máy quét OBDII hỗ trợ tính năng này Dữ liệu mới tiếp tục được thêm vào hệ thống bất cứ khi nào đèn MIL sáng Tuy nhiên, dữ liệu mới này không ghi đè lên dữ liệu đã cũ Trong một số trường hợp, dữ liệu gốc của bạn có thể bị ghi đè Điều này xảy ra khi dữ liệu mới có liên quan đến lỗi đánh lửa hoặc cắt nhiên liệu Hệ thống có thể thực hiện điều này vì các ECU liên tục hoạt động khi xe đang được sử dụng Tuy nhiên, cũng có một số hộp ECU không liên tục như máy sưởi, bộ chuyển đổi xúc tác và cảm biến oxy.

Trình giám sát là một chương trình tích hợp trong chế độ OBD2 nhằm giám sát hoạt động của xe Khi sửa chữa xong một mã lỗi, chúng ta xóa mã lỗi để làm tắt đèn báo lỗi, điều này cũng reset trạng thái của trình giám sát Lúc này điều cần làm là lái xe trên đường để các trình giám sát hoạt động nhằm xác nhận kết quả sửa chữa Nếu mã lỗi xuất hiện trở lại có nghĩa là hư hỏng vẫn chưa giải quyết xong,

+ Trình giám toàn diện ( Comprehensive component monitor): Có chức năng lưu trữ các thông tin cảm biến và cơ cấu chấp hành khác nhau xem chúng có hoạt động bình thường không.

+ Trình giám sát mất lửa ( Misfire Monitor): Có chức năng giám sát hiện tượng mất lửa trên động cơ.

+ Trình giám sát nhiên liệu ( Fuel System Monitor): Có chức giám sát tỉ lệ hòa khí của động cơ.

Hình ảnh: Hiển thị trình giám sát.

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG OBD II VÀ MỘT LỖI THƯỜNG GẶP

Ứng dụng hệ thống OBD II

Có nhiều thiết bị có thể kết nối với đầu OBD-II trên xe để truy cập các chức năng của OBD Những thiết bị này bao gồm các thiết bị thông dụng đơn giản chi phí thấp đến các thiết bị có công nghệ cao với chi phí cao

4.1.1 Các thiết bị chẩn đoán cầm tay.

Một loạt các thiết bị chẩn đoán phổ biến với tính năng mạnh mẽ như: Đọc/reset mã lỗi; Truy cập chẩn đoán nâng cao; Đọc thông sốECU của nhà sản xuất hoặc xe cụ thể; Truy cập và điều khiển các hệ thống điều khiển, như túi khí hoặc ABS; Giám sát hoặc truy xuất đồ thị theo thời gian thực các thông số động cơ để thuận tiện cho việc

OBD-II thông qua cáp USB, Bluetooth hoặc WiFi được cắm vào đầu nối OBD-II của xe Một số thiết bị mới cho phép cổng OBD của xe truyền dữ liệu trực tiếp tới Internet thông qua kết nối di động.

4.1.3 Các công cụ quét dựa trên máy tính và các nền tảng phân tích

Một thiết bị phân tích OBD có thể chuyển đổi các tính hiệu OBD-

II thành chuỗi dữ liệu nối tiếp (USB hoặc cổng nối tiếp) tiêu chuẩn đến máy tính Phần mềm sẽ giải mã dữ liệu nhận được và hiển thị lên màn hình trực quan.

Ngoài các chức năng của một thiết bị chẩn đoán cầm tay, các thiết bị trên máy tính thường cung cấp:

- Khả năng lưu trữ dữ liệu lớn và các chức năng khác

- Màn hình độ phân giải cao hơn các thiết bị cầm tay.

- Khả năng sử dụng được nhiều chương trình phần mềm một cách linh hoạt

- Mức độ mà một máy tính có thể truy cập vào các chương trình chẩn đoán ECU của nhà sản xuất hoặc một xe cụ thể là khác nhau giữa các sản phẩm phần mềm giống như các thiết bị chẩn đoán cầm tay.

4.1.4 Ứng dụng thu thập dữ liệu,

Thu thập dữ liệu được thiết kế để nắm bắt dữ liệu xe trong khi xe đang hoạt động bình thường để phân tích sau này Bộ thu thập dữ liệu bao gồm:

- Giám sát động cơ và xe trong quá trình hoạt động bình thường, nhằm mục đích chẩn đoán hoặc điều chỉnh

- Một số công ty bảo hiểm đề nghị giảm phí bảo hiểm nếu các bộ thu thập dữ liệu và các máy quay phim được cài đặt trên xe OBD-II, và nếu các hành động của lái xe đáp ứng các yêu cầu - Giám sát hành vi của lái xe bằng các đội điều khiển xe

Tại Hoa Kỳ, nhiều tiểu bang hiện đang thực hiện kiểm tra OBD-II thay cho việc kiểm tra đường ống xả đối với các xe đã tuân thủ OBD-

II từ năm 1996 Từ khi OBD-II lữu trữ các mã lỗi, thiết bị kiểm tra có thể truy cập hệ thống điều khiển trên xe, xác minh rằng không có mã lỗi liên quan đến phát thải và chiếc xe tuân thủ các tiêu chuẩn khí thải EOBD đối với quy định theo năm sản xuất.

Ngày đăng: 15/07/2024, 16:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: quạt gió máy lạnh xe Landcruiser - Hệ Thống Obd (On-Board Diagnostics) - Một Hệ Thống Chẩn Đoán Trên Bảng Điều Khiển Giúp Công Việc Theo Dõi, Chuẩn Đoán Động Cơ Được Thuận Tiện Và Nhanh Chóng.docx
Hình 2.1 quạt gió máy lạnh xe Landcruiser (Trang 9)
Hình 2.2: moay ơ gắn bán trục - Hệ Thống Obd (On-Board Diagnostics) - Một Hệ Thống Chẩn Đoán Trên Bảng Điều Khiển Giúp Công Việc Theo Dõi, Chuẩn Đoán Động Cơ Được Thuận Tiện Và Nhanh Chóng.docx
Hình 2.2 moay ơ gắn bán trục (Trang 10)
Hình 2.4: Vệ sinh bơm xăng xe Chevrolet Spark - Hệ Thống Obd (On-Board Diagnostics) - Một Hệ Thống Chẩn Đoán Trên Bảng Điều Khiển Giúp Công Việc Theo Dõi, Chuẩn Đoán Động Cơ Được Thuận Tiện Và Nhanh Chóng.docx
Hình 2.4 Vệ sinh bơm xăng xe Chevrolet Spark (Trang 11)
Hình 2.5 : Thay cầu chì xe Lexus Ls600 - Hệ Thống Obd (On-Board Diagnostics) - Một Hệ Thống Chẩn Đoán Trên Bảng Điều Khiển Giúp Công Việc Theo Dõi, Chuẩn Đoán Động Cơ Được Thuận Tiện Và Nhanh Chóng.docx
Hình 2.5 Thay cầu chì xe Lexus Ls600 (Trang 13)
Hình 2.6: Vệ sinh máy lạnh xe Toyota Yaris. - Hệ Thống Obd (On-Board Diagnostics) - Một Hệ Thống Chẩn Đoán Trên Bảng Điều Khiển Giúp Công Việc Theo Dõi, Chuẩn Đoán Động Cơ Được Thuận Tiện Và Nhanh Chóng.docx
Hình 2.6 Vệ sinh máy lạnh xe Toyota Yaris (Trang 13)
Hình 2.7: Vệ sinh máy lạnh xe Landcruiser - Hệ Thống Obd (On-Board Diagnostics) - Một Hệ Thống Chẩn Đoán Trên Bảng Điều Khiển Giúp Công Việc Theo Dõi, Chuẩn Đoán Động Cơ Được Thuận Tiện Và Nhanh Chóng.docx
Hình 2.7 Vệ sinh máy lạnh xe Landcruiser (Trang 14)
Hình 2.8: Thay Phớt thước lái xe Xpander - Hệ Thống Obd (On-Board Diagnostics) - Một Hệ Thống Chẩn Đoán Trên Bảng Điều Khiển Giúp Công Việc Theo Dõi, Chuẩn Đoán Động Cơ Được Thuận Tiện Và Nhanh Chóng.docx
Hình 2.8 Thay Phớt thước lái xe Xpander (Trang 14)
Hình 2.9: Vệ sinh thắng xe Audi - Hệ Thống Obd (On-Board Diagnostics) - Một Hệ Thống Chẩn Đoán Trên Bảng Điều Khiển Giúp Công Việc Theo Dõi, Chuẩn Đoán Động Cơ Được Thuận Tiện Và Nhanh Chóng.docx
Hình 2.9 Vệ sinh thắng xe Audi (Trang 15)
Hình 3.3: Cấu tạo hệ thống OBD - Hệ Thống Obd (On-Board Diagnostics) - Một Hệ Thống Chẩn Đoán Trên Bảng Điều Khiển Giúp Công Việc Theo Dõi, Chuẩn Đoán Động Cơ Được Thuận Tiện Và Nhanh Chóng.docx
Hình 3.3 Cấu tạo hệ thống OBD (Trang 24)
Hình 3.5: Quy ước mã lỗi. - Hệ Thống Obd (On-Board Diagnostics) - Một Hệ Thống Chẩn Đoán Trên Bảng Điều Khiển Giúp Công Việc Theo Dõi, Chuẩn Đoán Động Cơ Được Thuận Tiện Và Nhanh Chóng.docx
Hình 3.5 Quy ước mã lỗi (Trang 26)
Hình 3.6: Trạng thái của một mã lỗi. - Hệ Thống Obd (On-Board Diagnostics) - Một Hệ Thống Chẩn Đoán Trên Bảng Điều Khiển Giúp Công Việc Theo Dõi, Chuẩn Đoán Động Cơ Được Thuận Tiện Và Nhanh Chóng.docx
Hình 3.6 Trạng thái của một mã lỗi (Trang 27)
Hình 3.7 Nguyên lí hoạt động của đèn MIL. - Hệ Thống Obd (On-Board Diagnostics) - Một Hệ Thống Chẩn Đoán Trên Bảng Điều Khiển Giúp Công Việc Theo Dõi, Chuẩn Đoán Động Cơ Được Thuận Tiện Và Nhanh Chóng.docx
Hình 3.7 Nguyên lí hoạt động của đèn MIL (Trang 28)
Hình 3.9: Dữ liệu động. - Hệ Thống Obd (On-Board Diagnostics) - Một Hệ Thống Chẩn Đoán Trên Bảng Điều Khiển Giúp Công Việc Theo Dõi, Chuẩn Đoán Động Cơ Được Thuận Tiện Và Nhanh Chóng.docx
Hình 3.9 Dữ liệu động (Trang 29)
Hình 3.8: Đèn MIL trên một số hệ thống. - Hệ Thống Obd (On-Board Diagnostics) - Một Hệ Thống Chẩn Đoán Trên Bảng Điều Khiển Giúp Công Việc Theo Dõi, Chuẩn Đoán Động Cơ Được Thuận Tiện Và Nhanh Chóng.docx
Hình 3.8 Đèn MIL trên một số hệ thống (Trang 29)
Hình 3.10: Dữ liệu tĩnh. - Hệ Thống Obd (On-Board Diagnostics) - Một Hệ Thống Chẩn Đoán Trên Bảng Điều Khiển Giúp Công Việc Theo Dõi, Chuẩn Đoán Động Cơ Được Thuận Tiện Và Nhanh Chóng.docx
Hình 3.10 Dữ liệu tĩnh (Trang 30)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w