Hình 1.8 Băng tải chống cháy PVG phù hợp với độ ẩm của 20 độ dưới đâu việc xử lý vậy liệu nước .Model N/ mm độ bền kéo:An toàn thực hiện : Các băng tải đã qua kiểm nghiệm ngọn lửu và th
Tìm hiểu về phần mềm Factory IO
Tổng quan
Factory IO là phần mềm mô phỏng hệ thống 3D rất trực quan và hiện đại Hỗ trợ mô phỏng Process chuyên nghiệp với nhiều hãng PLC, thư viện đa dạng sát thực tế.
Có nhiều ứng dụng đã mô phỏng khá sát thực với phần mềm này trước khi áp dụng thực tế Đem lại hiệu quả cao, thỏa mãn trải nghiệm khách hàng.
Hình 2.12 hình ảnh phần mền Factory IO và các PLC được hỗ trợ
Các hệ thống , đối tượng trong Factory IO
Factory IO được thiết kế sẵn 20 mô hình dựa theo các ứng dụng công nghiệp.Các hệ thống, đối tượng trong Factory IO thường được cung cấp sẵn trong thư viện Factory IO để thiết kế dây chuyền, hệ thống theo nhu cầu riêng của bạn.Các thư viện này có thể được thấy khi mở phần mềm Factory IO lên ở góc bên phải gồm các thư viện như băng tải nặng, băng tải nhẹ, cảm biến… Bạn lựa chọn nhóm thiết bị rồi kéo thả là có thể lắp ghép mô hình dễ dàng.
Các phím tắt chức năng để thiết kế mô hình
Để thiết kế được các mô hình 3d trong Factory IO yêu cầu khả năng sử dụng chuột linh hoạt Ngoài ra còn có 1 số các phím tắt giúp ta có thể thao tác một chạy dễ dàng và nhanh chóng.
Bảng 2.1 Các phím tắt trong phần mềm FACTORY IO
Di chuyển tới W Mở/ tắt thẻ cảm biến I
Di chuyển lùi S Mở/ tắt thẻ cơ cấu chấp hành O
Di chuyển sang trái A Reset góc nhìn backspace
Di chuyển sang phải D Reset hệ thống F6
Chạy hệ thống F5 Quay theo trục x R
Quay theo trục z Y Phóng to mô hình Q
Quay theo trục y T Mở thư viện P
Các mô hình thực tế
Hình 2.13 dây chuyền sản xuất trong Factory IO
Hình 2.14 Thang máy chuyển hàng trong Factory IO
Hình 2.15 Palletizer trong factory IO
Hình 2.16 Kho hang trong factory IO
Các kết nối Factory IO với bộ điều khiển
Sau khi đã thiết kế xong hệ thống, Factory IO sẽ kết nối với các bộ điều khiển PLC thông qua các driver kết nối được cung cấp sẵn Điều khá hay là không những kết nối với thiết>III Kết nối Factory IO với bộ điều khiển PLCvới bộ mô phỏng PLC Sim của Siemens. Đối với một PLC chưa được Factory IO cung cấp drive có sẵn thì các bạn có thể kết nối thông qua các giao thức trung gian như OPC, Modbus
Kết nối với PLC thông qua board Advantech USB 4750 và 4704.
Kết nối PLC Allen-Bradley ControlLogix, CompactLogix hoặc SoftLogix PAC thông qua Ethernet.
Kết nối PLC Allen-Bradley Micro800 PLC thông qua Ethernet.
Kết nối PLC Allen-Bradley MicroLogix PLC thông qua Ethernet.
Kết nối PLC Allen-Bradley SLC-5/05 PLC thông qua Ethernet.
Automgen Server Kết nối PLC Automgen thông qua TCP/IP server.
Control I/O Kết nối bộ SoftPLC.
MHJ Kết nối PLC WinPLC-Engine và WinSPS-S7.
Modbus TCP/IP Client Kết nối theo chuẩn Modbus TCP/IP client.
Server Kết nối theo chuẩn Modbus TCP/IP server.
OPC Client DA/UA Kết nối theo chuẩn OPC DA/UA client.
Siemens LOGO! Kết nối bộ điều khiển Siemens LOGO! thông qua Ethernet.
Kết nối PLC Siemens dòng S7-200/S7-200 SMART/300/400 thông qua Ethernet.
Kết nối PLC Siemens dòng S7-1200/1500 thông qua Ethernet.
Siemens S7-PLCSIM Kết nối PLC mô phỏng S7-PLCSIM của
Các bước sử dụng tạo 1 Project và kết nối với PLC S7- 1200
Mở phần mềm Factory IO bước tiếp theo chọn New để khai tạo project mới
2.2.6.2 Thiết lập mô hình đưa pallet vào kho hàng
Sau khi khởi động project, ta tiếp tục thiết kế mô hình vận chuyển nhà kho Hệ thống bao gồm các thiết bị có sẵn trong thư viện của phần mềm, ta chỉ cần lấy ra và lắp đặt hệ thống nhà kho theo ý muốn Ta nhấn vào mục Palette window để lựa chọn thiết bị Đề tài nhà kho sử dụng 2 băng tải loại năng, các cảm biến vị trí, hệ thống kệ hàng và hệ thống máy nâng chuyển Sau khi lấy thiết bị, ta sử dụng chuột và các phím tắt để thiết lập mô hình mô phỏng nhà kho.
Chọn thiết bị và bắt đầu lắp ghép mô hình
Kéo thả thiết bị để lắp ghép hệ thống
2.2.6.3 Lập trình PLC S7-1200 với các kết nối với Factory IO
Lập trinh PLC S7-1200 và giao diện HMI
Viết chương trình cho hệ thống theo ý của bạn với Tia portal, ở code mẫu chúng tôi dùng Tia v16, các bạn có thể load về tham khảo, hoặc tự viết theo ý của mình cho chủ động.
Sau khi viết xong các bạn thiết lập chạy với PLC SIM để Simulation PLC, và Simulation luôn HMI để quan sát.
Phần này các bạn có thể tự code theo ý cho thuận tiện nhé Do đó mình sẻ không nói sâu.
Kết nối giữa Factory IO với PLC SIM Đầu tiện đổ chương trình chạy mô phỏng với PLC SIM Sau đó vào phần mềm Factory IO, chọn menu FILE -> Drivers.
Chọn Driver mình đang thực hành là Siemens S7-PLCSIM, sau đó chọn CONFIGURATION để thiết lập cấu hình PLC mà mình sử dụng
Chọn model PLC mình đang làm là S7 1200
I/O Config và I/O Point cần lưu ý: khi ta chọn kiểu là DWORD hay WORD thì các giá trị trên I/O Point cũng sẻ tương ứng như vậy, các giá trị này giúp ta liên kết với PLC theo nhóm bit hay qua các giá trị số định dạng Word, DWord
Offset: là để tính từ vị trí đó,
Sau khi tiến hành gắn tag cho mô hình vào các đầu vào, đầu ra của PLC SIM, ta thu được kết quả như sau:
Sau khi hoàn thành các bước trên, ta tới hành connect và chạy chương trình mô phỏng trên mô hình 3D nhà máy.
Chạy chương trình với PLCSIM
Tìm hiểm về bộ PLC S7-1200
Tổng quan
- S7-1200 ra đời năm 2009 dùng để thay thế dần cho S7-200 So với S7-200 thì S7-1200 có những tính năng nổi trội hơn.
- S7-1200 được thiết kế nhỏ gọn, chi phí thấp, và một tập lệnh mạnh giúp những giải pháp hoàn hảo hơn cho ứng dụng sử dụng với S7-1200
– S7-1200 cung cấp một cổng PROFINET, hỗ trợ chuẩn Ethernet và TCP/IP.
Hình 2.17 Hình ảnh sự khác biệt giữa PLC S7- 200 và S7- 1200 Siemens
Bộ điều khiển tích hợp, phù hợp cho các ứng dụng từ thấp đến trung bình.
Tất cả thu gọn trong một bộ xử lý, tiết kiệm không gian và năng lượng.
Kết nối thời gian thực với chuẩn giao tiếp Profinet.
Các CPU có thể được sử dụng trong chế độ độc lập hay kết nối thành một mạng lưới nhất định.
Cài đặt, lập trình và vận hành cực kì đơn giản.
Tích hợp web-server với những trang web tiêu chuẩn dễ dàng cho người sử dụng.
Có khả năng ghi dữ liệu để lưu trữ khi chạy chương trình.
Tích hợp các chức năng mạnh mẽ như đếm, đo, điều khiển vòng kín, điều khiển chuyển động.
Có các đầu vào/ra tín hiệu số và tín hiệu tương tự.
Khả năng mở rộng linh hoạt: o Signal board gắn trực tiếp lên CPU o Những signal module kết nối với CPU để mở rộng I/ O o Những phụ kiện như nguồn cấp CPU, module chuyển đổi, thẻ nhớ simatic.
Ứng dụng
SIMATIC S7-1200 thực hiện nhiệm vụ điều khiển cho các ứng dụng vòng hở và vòng kín trong các thiết bị sản xuất và hệ thống nhà máy Do thiết kế nhỏ gọn với khả năng kết hợp nhiều module cùng một lúc, S7-1200 có thể đa dạng hóa các tác vụ từ việc thay thế các rơle và contactor đến các tác vụ tự động hoàn toàn cho các mạng lưới có cấu trúc phân tán phức tạp.Những lĩnh vực ứng dụng của s7_1200 bao gồm:
Thang máy và thang cuốn
Thiết bị vận chuyển nguyên vật liệu
Nhà máy xử lý nước ngọt
Nhà máy xử lý nước thải
Điều khiển nhiệt độ phòng
Kiểm soát hệ thống sưởi ấm / làm mát
Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Hệ thống an ninh / truy cập
Thiết kế
Các thành phần của PLC S7-1200 bao gồm:
– 3 bộ điều khiển nhỏ gọn với sự phân loại trong các phiên bản khác nhau giống như điều khiển AC, RELAY hoặc DC phạm vi rộng
– 2 mạch tương tự và số mở rộng ngõ vào/ra trực tiếp trên CPU làm giảm chi phí sản phẩm
– 13 module tín hiệu số và tương tự khác nhau bao gồm (module SM và SB) – 2 module giao tiếp RS232/RS485 để giao tiếp thông qua kết nối PTP
– Module nguồn PS 1207 ổn định, dòng điện áp 115/230 VAC và điện áp 24VDC
Hình 2.19 Cấu tạo của bộ điều khiển Siemens CPU S7 - 1200
Các tính năng cơ học , đặc tính thiết bị
Dễ lắp đặt các mô đun trên một đường rail DIN tiêu chuẩn (rail 35mm) hoặc trong các panel điều khiển.
Vỏ bằng nhựa an toàn, chắc chắn.
Các bộ phận kết nối và kiểm soát có thể tiếp cận dễ dàng, được bảo vệ bởi các nắp trước.
Thiết bị đầu cuối và các module có thể dễ dàng lắp đặt và tháo rời. Các tiêu chuẩn quốc tế:
SIMATIC S7-1200 phù hợp với các tiêu chuẩn VDE, UL, CSA và FM (loại I, loại 2; Nhóm nguy hiểm A, B, C và D, T4A) Hệ thống quản lý chất lượng sử dụng trong quá trình sản xuất được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001.
Các tính năng nổi bật
+ Cổng truyền thông Profinet (Ethernet) được tích hợp sẵn:
Dùng để kết nối máy tính, với màn hình HMI hay truyền thông PLC-PLC
Dùng kết nối với các thiết bị khác có hỗ trợ chuẩn Ethernet mở Đầu nối RJ45 với tính năng tự động chuyển đổi đấu chéo
Hỗ trợ 16 kết nối ethernet
TCP/IP, ISO on TCP, và S7 protocol
+ Các tính năng về đo lường, điều khiển vị trí, điều khiển quá trình:
6 bộ đếm tốc độ cao (high speed counter) dùng cho các ứng dụng đếm và đo lường, trong đó có 3 bộ đếm 100kHz và 3 bộ đếm 30kHz
2 ngõ ra PTO 100kHz để điều khiển tốc độ và vị trí động cơ bước hay bộ lái servo (servo drive)
Ngõ ra điều rộng xung PWM, điều khiển tốc độ động cơ, vị trí valve, hay điều khiển nhiệt độ…
16 bộ điều khiển PID với tính năng tự động xác định thông số điểu khiển (auto- tune functionality)
Mở rộng tín hiệu vào/ra bằng board tín hiệu mở rộng (signal board), gắn trực tiếp phía trước CPU, giúp mở rộng tín hiệu vào/ra mà không thay đổi kích thước hệ điều khiển
Mỗi CPU có thể kết nối tối đa 8 module mở rộng tín hiệu vào/ra.
Ngõ vào analog 0-10V được tích hợp trên CPU
3 module truyền thông có thể kết nối vào CPU mở rộng khả năng truyền thông, vd module RS232 hay RS485
Card nhớ SIMATIC, dùng khi cần rộng bộ nhớ cho CPU, copy chương trình ứng dụng hay khi cập nhật firmware
Chẩn đoán lỗi online / offline
Giao tiếp
Hình 2.20 Cấu hình giao tiếp truyền thông của PLC- 1200
SIMATIC S7-1200 được trang bị các cơ chế truyền thông khác nhau:
Tích hợp sẵn giao tiếp truyền thông Profinet
Module truyền thông PROFIBUS DP master
Module truyền thông PROFIBUS DP slave
Module GPRS để kết nối với mạng điện thoại di động GSM / G
Mô-đun LTE để liên lạc trong các mạng điện thoại di động của thế hệ LTE (Long Term Evolution).
Bộ xử lý truyền thông để kết nối với phần mềm trung tâm điều khiển TeleControl qua Ethernet và để truyền thông an toàn qua mạng IP.
Bộ xử lý truyền thông để kết nối với các trung tâm điều khiển cho các ứng dụng từ xa.
RF120C để kết nối với các hệ thống SIMATIC Ident.
Module SM1278 để kết nối cảm biến IO-Link và bộ truyền động.
Module giao tiếp Point-to-point.
Truyền thông Profinet
Truyền thông Profinet cho phép kết nối với:
Bộ điều khiển khác của SIMATIC
Các thành phần tự động PROFINET IO
Các giao thức được hỗ trợ:
Kết nối thiết bị lập trình với máy tính cá nhân thông qua cáp CAT5
Hình 2.21 Kết nối giữa PG và CPU của Simatic S7-1200
Kết nối với màn hình HMI
Hình 2.22 Kết nối giữa Basic Panel và CPU của Simatic S7- 1200
Kết nối nhiều bộ điều khiển S7-1200
Hình 2.23 Kết nối một số thiết bị qua bộ chuyển mạch Ethernet CSM 1277
Tương tác point - to - point
Các mô-đun truyền thông cho phép thực hiện các kết nối point-to- point là các giao tiếp truyền thông vật lý RS322 và Rs485 Việc truyền dữ liệu được thực hiện trong chế độ "Freeport" của CPU (một giao thức truyền thông theo định hướng bit dành riêng cho người dùng như giao thức ASCII, USS, hoặc Modbus).
S7_1200 có thể giao tiếp với bất kỳ thiết bị đầu cuối nào có kết nối point-to-point ví dụ: ổ đĩa, máy in, đầu đọc mã vạch, modem, vv.
Hình 2.24 Kết nối point-to-point với S7-1200 thông qua CM 1241
Việc lập trình S7-1200 được đặc trưng bởi:
Các gói khởi tạo đặc biệt bao gồm mô phỏng và tài liệu hướng dẫn cụ thể.
Hoạt động không phức tạp:
Các lệnh tiêu chuẩn được sử dụng đơn giản, cùng với phần mềm lập trình thân thiện, giảm thiểu chi phí lập trình ở mức tối thiểu.
Chế độ thời gian thực:
Các chức năng ngắt đặc biệt, bộ đếm nhanh, và đầu ra xung cho phép sử dụng thậm chí với các quyt rình đòi hỏi thời gian nghiêm ngặt SIMATIC S7-1200 đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế:
FM Class I, Div 2, Nhóm A, B, C, D; T4A Cấp I, Khu 2, IIC, T4
Yêu cầu của chỉ thị EMC theo EN 50081-1, 50081-2 và 50082-2
Lập trình
Phần mềm dùng để lập trình cho S7-1200 là Step7 Basic Step7 Basic hỗ trợ ba ngôn ngữ lập trình là FBD, LAD và SCL Phần mềm này được tích hợp trongTIA Portal của Siemens.
Tìm hiểu về phần mềm TIA Portal Siemens
Tổng quan về TIA Portal
TIA Portal viết tắt của Totally Integrated Automation Portal là một phần mềm tổng hợp của nhiều phần mềm điều hành quản lý tự động hóa, vận hành điện của hệ thống Có thể hiểu, TIA Portal là phần mềm tự động hóa đầu tiên, có sử dụng chung 1 môi trường/ nền tảng để thực hiện các tác vụ, điều khiển hệ thống.
TIA Portal được phát triển vào năm 1996 bởi các kỹ sư của Siemens, nó cho phép người dùng phát triển và viết các phần mềm quản lý riêng lẻ một cách nhanh chóng, trên 1 nền tảng thống nhất Giải pháp giảm thiểu thời gian tích hợp các ứng dụng riêng biệt để thống nhất tạo hệ thống.
TIA Portal – Tích hợp tự động toàn diện là phần mềm cơ sở cho tất cả các phần mềm khác phát triển: Lập trình, tích hợp cấu hình thiết bị trong dải sản phẩm Đặc điểm TIA Portal cho phép các phần mềm chia sẻ cùng 1 cơ sở dữ liệu, tạo nên tính thống nhất, toàn vẹn cho hệ thống ứng dụng quản lý, vận hành. TIA Portal tạo môi trường dễ dàng để lập trình thực hiện các thao tác:
1 Thiết kế giao diện kéo nhã thông tin dễ dàng, với ngôn ngữ hỗ trợ đa dạng.
2 Quản lý phân quyền User, Code, Project tổng quát.
3 Thực hiện go online và Diagnostic cho tất cả các thiết bị trong project để xác định bệnh, lỗi hệ thống.
4 Tích hợp mô phỏng hệ thống.
5 Dễ dàng thiết lập cấu hình và liên kết giữa các thiết bị Siemens.
Hiện tại phần mềm TIA Portal có nhiều phiên bản như TIA Portal V14,TIA Portal V15, TIA Portal V16 và mới nhất là TIA Portal V17 Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người dùng sẽ lựa chọn cài đặt TIA portal phiên bản tương ứng.
Ưu và nhược điểm khi sử dụng TIA Portal
TIA Portal là thuật ngữ quen thuộc được ứng dụng trong các lĩnh vực tự động hóa, tích hợp nhiều phần mềm phổ thông khác như: HMI, PLC, Inverter của Siemens Phần mềm TIA Portal có những ưu và nhược điểm trong vận hành hệ thống tự động hóa. Ưu điểm:
1 Tích hợp tất cả các phần mềm trong 1 nền tảng, chia sẻ cơ sở dữ liệu chung dễ dàng quản lý, thống nhất cấu hình Giải pháp vận hành thiết bị nhanh chóng, hiệu quả, tìm kiếm khắc phục sự cố trong thời gian ngắn.
2 Tất cả các yếu tố: bộ lập trình PLC, màn hình HMI được lập trình và cấu hình trên TIA Portal, cho phép các chuyên viên tiết kiệm thời gian thao tác, thiết lập truyền thông giữa các thiết bị Chỉ với 1 biến số của bộ lập trình PLC được thả vào màn hình HMI, kết nối được thiết lập mà không cần bất ký thao tác lập trình nào.
Hạn chế: Do tích hợp nhiều phần mềm, cơ sở dữ liệu hệ thống lớn nên dung lượng bộ nhớ khổng lồ Yêu cầu kỹ thuật cao của người lập trình, quản lý, tốn nhiều thời gian để làm quen sử dụng.
Các thành phần trong bộ cài TIA Portal
Phần mềm TIA Portal được Siemens phát triển với nhiều thành phần giúp người dùng quản lý, lập trình PLC, HMI hiệu quả Các thành phần có trong bộ TIA
1 Simatic Step 7 professional và Simatic step 7 PLCSIM: Giải pháp lập trình và mô phỏng PLC S7-300, S&-400, Simatic S7-1200, Simatic S7- 1500…
2 Simatic WinCC Professional: Được dùng để lập trình màn hình HMI, và giao diện SCADA.
3 Simatic Start Driver: Được lập trình cấu hình Siemens.
4 Sirius và Simocode: Thiết lập cấu hình và chuẩn đoán lỗi linh hoạt.
5 Điều khiển chuyển động đơn trục và đa trục với hỗ trợ Scout TIA Thư viện Simatic Robot đầy đủ dữ liệu cho phép người dùng thiết lập cấu hình và hệ thống nhanh chóng.
6 Quản lý hệ thống phân phối điện toàn diện.
THUẬT TOÁN ĐIỀU KHIỂN , CHƯƠNG TRÌNH VÀ MÔ PHỎNG 61
Mô tả hoạt động của chương trình
Khi nhất nút start thì các băng tải được khởi động một cách tuần tự , băng tải chạy vật bắt đầu được di chuyển trên băng tải ,vật sẽ đi qua băng tải cân có cảm biến khối lượng tín hiệu sẽ được trả về PLC và sử lý , nếu vật đạt khối lượng từ (1-4kg) thì là sản phẩm có khối lượng loại 3, nếu vật có khôi lượng từ (5-9kg) thì đạt khối lượng loại 2, vật có khối lượng từ (10-20 kg ) thì đạt khối lượng loại
2 Khi vậy chạm cảm biến 1 băng tải cân là băng tải 1 sẽ dừng , “bắt đầu việc phân loại sản phẩm theo khối lượng” khi vật chảm đến cảm biến đặt ở Pusher 3 và đồng thời đạt khối lượng theo yêu cầu là từ (5-9kg) vật sẽ được phân loại và chạm cảm biến 3 băng tải 1 và băng tải cân được hoạt động ,tương tự với Pusher
4 và vật đạt khối lượng từ (1-4kg) Vật đạt khối lượng từ (10-20kg) sẽ được tiếp tục phân loại theo “cao độ ” và cảm biến 1 sẽ được dùng để đêm tổng số sản phẩm , khi chạm cảm biến 4 thì đẩy 1 sẽ được set và sản phẩm chiều cao loại 1 sẽ được qua băng tải 2 (4m) vật chạm cảm biến 5 thì gạt 2 sẽ được set vật 2 sẽ được di chuyển sang băng tải 4 (2m) sản phẩm chiều cao loạt 2 được phân các sản phẩm sẽ được đếm dựa trên số lần chạm cảm biến của từng loại sản phẩm ,quá trình hoạt động sẽ được giám sát trên màn hình WinCC Profesional 3.2 Mô hình dây chuyền băng tải phân loại sản phẩm theo chiều cao trên phần mềm Factory IO Khi có sự cố xảy ra sẽ có đèn vào khẩn cấp và khi đó người vận hành sẽ nhân nút dừng khẩn cấp.Các sự cố có thể sảy ra như ùn hang , rách băng ,có vật thể lạ, quá tải
Hình 3.1 hình ảnh mô hình trên phần mền FactoryIO
Lưu đồ thuật toán của của chương trình
1 Lưu đồ thuật toán của chương trình chính
2.Sơ đồ thuật toán khởi động hệ thống
3.Sơ đồ thuật toán dừng sự cố
4.Lưu đồ phân loại sản phẩm theo khối lượng
5.Lưu đồ thuật toán phân loại sản phẩm theo cao độ
3.3 Bảng tổng hợp thiết bị gắn với các tín hiệu vào/ra của PLC
1.Bảng các thiết bị và tín hiệu vào của PLC
Tên thiết bị Tín hiệu vào của PLC
2.Bảng các thiết bị và tín hiểu ra của PLC
Tên thiết bị Tín hiệu ra của PLC
Sơ đồ đấu nối các thiết bị trong chương trình
Sơ đồ đầu nối DI
Sơ đồ đấu nối DO
Các bước lập trình cho dây chuyền phân loại sản phẩm và cài đặt mô phỏng giám sát WinCC
Bước 2: Chọn bộ điều khiển cho chương trình
Bước 3: Thêm SCADA cho chương trình
Bước 4:Thêm khối truyền thông cho chương trình , kết nối SCADA với PLC
Lập trình cho hệ thống
- Khai báo các tiếp điểm
Thiết kế giao diện WinCC
Kết nối TIA với Factory IO
Vào phần file chon vào Drivers
Gắn các tiếp điểm tương ưng với các tiếp điểm trong file TIA
Chọn vào phần Siemens S7-PLCSIM – rồi chon model là S7-1200
- Thiết kế và hoàn thiện mô hình mô phỏng Factory IO hệ thống phân loại sản phẩm theo cao độ.
- Nghiên cứu và ứng dụng được lập trình PLC trên TIA PORTAL , thiết kế được mô hình 3D trên Factory IO
- Thiết kế giao diện giám sát
Trong quá trình thiết kế và thi công nhận biết sản phẩm còn hạn chế về mặt các loại sản phẩm xong cung đã phần nào giải quyết ổn thoải cơ bản đề bài
2 Kết luận Đề tài là sự kết hợp giữa các khối chức năng riêng để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh Nội dung đồ án trình bày khá sâu sắc về cấu trúc và chức năng của từng khối phần mềm , giúp người đợc nằm được cấu trúc và chức năng Mặc dù còn nhiều hạn chế , song được sự hướng dẫn tận tình của thầy Uông Quang Tuyến và các thầy cô ngành tự động hóa , khoa Cơ Điện và các bạn sinh viên đã giúp đỡ và giải đáp những thắc mắc khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài này Nhờ sự giúp đỡ và nổ lực , em đã hoàn thành được nhiệm vũ được giao cũng như những yêu cầu đặt ra
Em mong nhận được sự ủng hộ , động viên cũng như góp ý của quý thầy cô cùng bạn bè để đồ án chúng em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !