Tuy nhiên, trước những tháchthức ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, khan hiếm tài nguyên và yêu cầu về tráchnhiệm xã hội thì phát triển chuỗi cung ứng bền vững đã trở thành một mục tiêu
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG 2
1.1 Khái niệm 2
1.2 Ba khía cạnh chính trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững 2
1.3 Thực tiễn các yêu cầu hiện nay về phát triển chuỗi cung ứng bền vững 2
1.4 Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng bền vững hiện nay 6
CHƯƠNG 2: CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG CỦA MCDONALD’S 8
2.1 Giới thiệu về McDonald’s 8
2.2 Chuỗi cung ứng của McDonald’s 8
2.3 Vấn đề McDonald’s gặp phải trong chuỗi cung ứng 11
2.4 Giải pháp của McDonald’s 14
2.5 Kết quả McDonald’s đạt được 16
CHƯƠNG 3: AI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA MCDONALD’S 19
3.1 Xu hướng sử dụng AI trong chuỗi cung ứng thức ăn 19
3.2 Lợi ích khi sử dụng AI 19
3.3 Thách thức khi sử dụng AI 20
KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại toàn cầu hóa, chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong việcđảm bảo sự vận hành hiệu quả của các doanh nghiệp Tuy nhiên, trước những tháchthức ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, khan hiếm tài nguyên và yêu cầu về tráchnhiệm xã hội thì phát triển chuỗi cung ứng bền vững đã trở thành một mục tiêu khôngthể thiếu đối với các doanh nghiệp
Khi nhắc đến phát triển chuỗi cung ứng bền vững, một ví dụ điển hình khôngthể không nhắc đến chính là Mcdonald’s-nhà bán lẻ dịch vụ thực phẩm hàng đầu thếgiới Mcdonald’s đã thật sự áp dụng hiệu quả các chiến lược phát triển chuỗi cung ứngbền vững giúp doanh nghiệp đảm bảo được sự vận hành hiệu quả
Bài tiểu luận này sẽ tập trung phân tích về giải pháp phát triển chuỗi cung ứngbền vững và cách McDonald’s xây dựng chuỗi cung ứng của mình một cách bềnvững Ngoài phần mở đầu và kết luận thì bài tiểu luận gồm 3 nội dung chính:
Chương 1: Tổng quan về chuỗi cung ứng bền vững
Chương 2: Chuỗi cung ứng bền vững của McDonald’s
Chương 3: AI trong chuỗi cung ứng của McDonald’s
Nhóm chúng em đã rất nỗ lực và cố gắng hoàn thiện bài tiểu luận nhưng do hạnchế về thời gian, kiến thức còn hạn hẹp nên nội dung đề tài không tránh khỏi nhữngthiếu sót Nhóm rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô cũng như của cácnhóm còn lại để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG
Theo Tirkolaee cùng cộng sự của mình, cho rằng Quản lý chuỗi cung ứng bền vững (SSCM) là khả năng phát triển chuỗi cung ứng đảm bảo đạt được các lợi ích kinh tế mà không gây tổn hại (tác động xấu) đến môi trường và xã hội.
1.2 Ba khía cạnh chính trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững
Khía cạnh kinh tế: là hoạt động đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không
ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai như: tối thiểu hóa chiphí, tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao hiệu quả cung ứng trong doanh nghiệp… và duytrì sự tồn tại đó trong dài hạn
Khía cạnh xã hội: là hoạt động tạo ra và duy trì các điều kiện cho phép tất cả
các thành viên trong xã hội thực hiện vai trò xã hội của mình một cách hiệu quả, đồngthời tôn trọng quyền của người khác và môi trường như: Tuân thủ các quyền lợi đúngđắn của nhân công về các chế độ làm việc; lương thưởng; bảo hiểm, xây dựng môitrường làm việc tốt đảm bảo phát triển cho mỗi cá nhân khi tham gia vào doanhnghiệp
Khía cạnh môi trường: là hoạt động tạo ra và duy trì các điều kiện để con
người và thiên nhiên có thể tồn tại hài hòa trong sản xuất, cho phép đáp ứng các yêucầu xã hội, kinh tế và các yêu cầu khác của thế hệ hiện tại và tương lai như: Quản lýnguồn tài nguyên sẵn có, tái chế nguyên vật liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, biếnđổi khí hậu, tiết kiệm tài nguyên và ngăn chặn suy giảm hệ sinh thái do sản xuất kinhdoanh,
1.3 Thực tiễn các yêu cầu hiện nay về phát triển chuỗi cung ứng bền vững
Theo báo cáo của Statista 2023 - Top những ưu tiên hàng đầu khi duy trì chuỗi
quản lý và doanh nghiệp, ưu tiên về “Kế hoạch duy trì kinh doanh liên tục” đứng tại vị trí thứ nhất với 20,2% mức độ quan tâm Từ đó khiến cho các doanh nghiệp
đưa ra vấn đề chính trong việc duy trì chuỗi cung ứng chính là làm cách nào để khiếncho hoạt động kinh doanh có thể duy trì một cách bền vững Và để đảm bảo đạt đượcđiều đó, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ những tiêu chuẩn trong nước và quốc tế
về 3 khía cạnh chính: Yêu cầu bắt buộc, yêu cầu chung và yêu cầu khuyến khích thamgia
Trang 4Source: Statista 2024 – Top priorities to operate business and supply chain
1.3.1 Yêu cầu bắt buộc
Những yêu cầu, tiêu chuẩn bắt buộc theo quy định, luật pháp trong nước vàquốc tế mà những doanh nghiệp, tổ chức phải áp dụng để đảm bảo xu hướng thực tiễntrong tương lai hướng tới sự phát triển bền vững và chuỗi cung ứng toàn cầu
- Hàm lượng hóa chất
Đối với các sản phẩm cần làm xét chuẩn Hàm lượng hóa chất, cần phải áp dụngnhững quy chuẩn quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm đối với bất cứ ngành hàng nào,theo điều luật và quy định bắt buộc của các bộ, cục của tất cả các quốc gia
Danh mục chất bị hạn chế của AAFA Restricted Substance List (Hiệp hội
May mặc và giày dép) đã quy định rằng đối với mỗi mặt hàng khác nhau khi áp dụnghoặc xuất khẩu vào một quốc gia khác thì phải đảm bảo được dư lượng hóa chất trongsản phẩm không được vượt quá một tiêu chuẩn nhất định đã được đề ra, và từng quốcgia cũng sẽ có những giới hạn riêng Bên cạnh đó, cũng có một số luật định về hóa
chất, ví dụ như Quy định Đăng ký, Đánh giá, Cho phép và Hạn chế Hóa chất (REACH – Registration, Evaluation, Authorisation and Restriction of Chemicals) của Liên minh châu Âu hay Dự luật 65 California của Hoa Kỳ Tên công ty đã được
nộp trong hồ sơ đăng ký của REACH hiện tại đã lên tới con số 26.000 doanh nghiệp
và mức độ tìm kiếm đối với REACH cùng ngày càng được mở rộng
- Tiêu chuẩn kỹ thuật
Ví dụ, đối với mặt hàng thực phẩm nội địa trong nước, các hàng hóa đều phảituân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặngtrong thực phẩm, theo Thông tư số 02/2011/TT-BYT của Cục An toàn vệ sinh thựcphẩm được ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Y tế
Trang 5- An toàn của sản phẩm
Là một phần quan trọng trong quá trình đảm bảo tính hiệu quả của sản phẩm vàgắn liền một cách xuyên suốt vào sự bền vững cho chuỗi cung ứng tạo ra sản phẩm,tính an toàn của sản phẩm luôn là một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu
Tiêu chuẩn UL (Bộ Tiêu chuẩn về An toàn của Tổ chức hợp tác giữa các phòng thí nghiệm) là một minh chứng rõ nét nhất cho An toàn sản phẩm được ban
hành bởi Hoa Kỳ UL được mệnh danh là tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới khi hầu hếttất cả các tiêu chuẩn thử nghiệm của UL đều dựa trên các tiêu chuẩn riêng của họ vàbên cạnh đó họ còn tham khảo thêm các tiêu chuẩn khác như ANSI, ASTM, BHMA,
… của Mỹ để đánh giá Hiện tại, trên trang chủ của UL đã công bố hơn 20 tỷ sản phẩm đã được công nhận chứng chỉ an toàn UL trên toàn cầu vào mỗi năm Dấu chứng chỉ UL cũng đã được hơn 65.000 nhà sản xuất chứng nhận cho sản phẩm
riêng của họ và được công nhận trên thị trường giữa các nhà sản xuất, nhà phân phối,nhà bán lẻ,
1.3.2 Yêu cầu chung
Những yêu cầu chung mà doanh nghiệp không bắt buộc nhưng ngày nay nếudoanh nghiệp muốn hướng tới xu thế chung trong chuỗi cung ứng bền vững thì phảicần được áp dụng nếu muốn đảm bảo xây dựng quy trình dài hạn Có thể kể đến:
Công cụ quản lý Six Sigma là một hệ phương pháp cải tiến quy trình kinh
doanh và quản lý chất lượng bằng cách dựa trên thống kê để tìm ra lỗi (khuyết tật),xác định nguyên nhân của lỗi và xử lý lỗi nhằm làm tăng độ chính xác của quy trình
Theo một báo cáo được thực hiện bởi Six Sigma Quality, có tới 53% trong tổng số
các doanh nghiệp thuộc Fortune 500 (Top 500 doanh nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ) đang
sử dụng Six Sigma và có tới 82% các doanh nghiệp trong Fortune 100 áp dụng phương pháp để cải tiến kinh doanh Nghiên cứu cũng đã cho thấy Six Sigma đã tiết kiệm được cho các công ty hơn 400$ tỷ USD về mặt doanh thu và lợi nhuận
Hình 1.1 So sánh so sánh giữa số lượng lỗi trong tổng số đơn hàng được vận chuyển
bởi Amazone thực hiện bởi 5 Sigma và 6 Sigma
Trang 6Source: Council for Six Sigma Certification
Bên cạnh công cụ quản lý 6Sigma, một biến thể mới của Six Sigma là Lean
Six Sigma (LSS), được định nghĩa là mô hình quản lý kết hợp các nguyên tắc quản lý
của Lean với các phương pháp Six Sigma Lean giúp giảm thiểu chất thải và rút ngắn
chu kỳ sản xuất ngay từ đầu, trong khi Six Sigma tập trung vào tinh chỉnh độ chính
xác cho quy trình Chúng song hành cùng nhau có thể coi là sự biến thể tích cực Theo
báo cáo của Manufacturing Digital vào năm 2021, có khoảng 69,7% các nhà sản
xuất hiện này thì đang sử dụng phương pháp thực hành tinh gọn Trong đó, khi
áp dụng phương pháp này, nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Giảm được tới 90% hàng tồn
kho và thời gian giao hàng, đạt tới 26% mục tiêu vận chuyển, tăng 15% chất
lượng sản phẩm và 35% hiệu quả năng suất.
1.3.3 Khuyến khích thực hiện để phát triển bền vững
Đây là một xu thế không bắt buộc, nhưng khi doanh nghiệp đã xác định được
mục tiêu muốn hướng tới kinh doanh bền vững thì cần được khuyến khích cần phải
tuân thủ được các tiêu chuẩn mà ngày nay các doanh nghiệp trên toàn cầu cũng đã và
đang áp dụng
Hiện tại, một trong những tiêu chuẩn được mọi người khuyến khích áp dụng
nhiều nhất là CSR – Corporate Social Responsibility (Trách nhiệm của doanh
nghiệp với xã hội) Ảnh hưởng của CSR hướng một cách tích cực tới đồng thời xã hội
và doanh nghiệp, gắn liền với các chiến lược như tăng trưởng, xây dựng thương hiệu
và hoạt động kinh doanh dài hạn Theo Zipdo, có khoảng 76% các doanh nghiệp tin
rằng CSR sẽ giúp giảm thiểu được những rủi ro thương hiệu và trong Fortune 500,
khoảng 40% các công ty công khai ủng hộ những nỗ lực của CSR trong quá trình hoạt
động và giải quyết vấn đề Đồng thời việc áp dụng CSR cũng là một chìa khoá để thu
hút vốn đầu tư, khi 78% các nhà đầu tư cho rằng những báo cáo của CRS đưa ra
là rất quan trọng khi đánh giá doanh nghiệp.
ISO 14001 là một chứng chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn quản lý môi trường của
doanh nghiệp, được thực hiện bởi tiêu chuẩn quốc tế ISO Đây là một tiêu chuẩn quốc
tế không bắt buộc, tuy nhiên để đảm bảo tính bền vững của doanh nghiệp trong các
lĩnh vực liên quan đến môi trường, các doanh nghiệp cần phải quan tâm cũng như
khuyến khích thực hiện chứng chỉ này Theo báo cáo mới nhất trên trang chủ của ISO
- ISO 14001, đã có đến hơn 500.000 doanh nghiệp trong hơn 180 quốc gia trên thế
giới đã và đang sử dụng tiêu chuẩn này như một thước đo để đánh giá độ hiệu quả
trong quản lý môi trường Theo Báo cáo của Enhesa năm 2020 cho thấy, chứng nhận
ISO 14001 vào năm 2020 đã đạt 417,478 trên toàn cầu, một con số tăng trưởng
đáng kể lên tới 34% khi so sánh với năm 2019 Và trong tổng số các tiêu chuẩn, chứng
chỉ của ISO đã được áp dụng thì ISO 14001 chiếm khoảng 24%, chỉ đứng sau ISO
9001 với 61%
Trang 7Source: Enhesa.com
1.4 Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng bền vững hiện nay
1.4.1 Tìm kiếm nguồn cung ứng bền vững đảm bảo về chất lượng sản phẩm, tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội.
Thiết lập các tiêu chuẩn rõ ràng về chất lượng sản phẩm, các yêu cầu về môi trường và xã hội mà các nhà cung cấp phải tuân thủ Điều này có thể bao gồm
các tiêu chuẩn về nguyên liệu sử dụng, quy trình sản xuất bảo vệ môi trường, đảm bảođiều kiện làm việc công bằng và an toàn cho lao động, cũng như việc giảm thiểu tácđộng xã hội đối với cộng đồng địa phương Theo một nghiên cứu của Quỹ Phát triểnQuốc tế (IFC), việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường và xã hội trong các hợp đồngvới nhà cung cấp đã giảm thiểu được 25% lượng chất thải sinh ra trong quá trình sảnxuất Từ đó, giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí vận hành và xử lý chấtthải
Xây dựng một hệ thống kiểm định và theo dõi chặt chẽ để đánh giá sự tuân thủ của các nhà cung cấp Các đánh giá này có thể bao gồm kiểm tra định kỳ, các
cuộc kiểm tra không báo trước, và hỗ trợ kỹ thuật để giúp nhà cung cấp nâng cao nănglực của họ Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng nguồn cung của họ không chỉđáp ứng các yêu cầu về chất lượng, chi phí mà còn góp phần bảo vệ môi trường và tạo
ra giá trị bền vững lâu dài
1.4.2 Thiết lập hệ thống sản xuất bền vững
Áp dụng các công nghệ chế biến hiện đại và năng lượng tái tạo là một giải
pháp hiệu quả để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và cải thiện hiệu quảkinh tế Một nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy rằng việc sửdụng năng lượng tái tạo có thể giảm đến 70% lượng phát thải CO2 trong ngành sảnxuất công nghiệp vào năm 2050
Ứng dụng công nghệ chế biến hiện đại vào sản xuất như quy trình sản xuất tiết kiệm năng lượng và tái chế chất thải có thể giảm 50% lượng chất thải công nghiệp
và tiết kiệm tới 25% chi phí sản xuất Cụ thể, khi áp dụng các biện pháp này, Unilever
đã giảm 65% lượng khí thải CO2 từ các nhà máy sản xuất của mình từ năm 2008.Patagonia sử dụng 100% năng lượng tái tạo cho các cơ sở của mình, giúp giảm hơn
Trang 810.000 tấn CO2 mỗi năm Từ đó, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, tối ưu hóaquy trình sản xuất và tăng năng suất đáng kể
1.4.3 Xây dựng hệ thống phân phối bền vững
Áp dụng các chiến lược nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường
và tối ưu hóa hiệu quả kinh tế trong quá trình vận chuyển và phân phối hàng hóa
như sử dụng phương tiện vận tải thân thiện với môi trường, tối ưu hóa lộ trình vậnchuyển, cải thiện hiệu quả kho bãi, Theo một báo cáo của Viện Tài nguyên Thế giới(WRI), các biện pháp như tối ưu hóa lộ trình vận chuyển có thể giảm đến 15% lượngnhiên liệu tiêu thụ, đồng thời giảm lượng khí thải CO2 tương đương 20%
Cụ thể, Walmart đã tiết kiệm được hơn 100 triệu USD mỗi năm bằng cách tối
ưu hóa lộ trình giao hàng và sử dụng các phương tiện vận tải tiết kiệm nhiên liệu, như
xe tải điện và xe tải chạy bằng khí tự nhiên nén (CNG) DHL đã áp dụng hệ thốngquản lý vận tải (TMS) và đạt được mức giảm 10% chi phí vận chuyển hàng năm, đồngthời cải thiện đáng kể thời gian giao hàng Như vậy, việc áp dụng các chiến lược vậnchuyển và phân phối bền vững không chỉ bảo vệ môi trường mà còn mang lại lợi íchkinh tế rõ rệt cho doanh nghiệp và tạo sự tin tưởng cho khách hàng
1.4.4 Xây dựng các chiến lược tiêu dùng bền vững cho khách hàng
Đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm, các chương trình khuyến mãi
và ưu đãi đặc biệt cho các sản phẩm và dịch vụ bền vững để khuyến khích khách hàng mua sắm và tiêu dùng bền vững Bên cạnh đó, việc cung cấp thông tin rõ ràng
về nguồn gốc, quy trình sản xuất, và tác động của sản phẩm đến môi trường cũng làyếu tố giúp khách hàng có thể đưa ra quyết định mua sắm thông minh
Khuyến khích khách hàng lựa chọn các sản phẩm có chứng nhận bền vững như FSC (Forest Stewardship Council), Fair Trade, Organic, và Energy Star Nghiên cứu của Unilever cho thấy, các sản phẩm mang nhãn hiệu bền vững của
họ có tốc độ tăng trưởng bán hàng nhanh hơn các sản phẩm thông thường Điều nàykhông chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường màcòn thúc đẩy sự tăng trưởng doanh thu nhờ vào việc cải thiện hình ảnh thương hiệu vàthu hút khách hàng có ý thức về môi trường
Trang 9CHƯƠNG 2: CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG CỦA MCDONALD’S 2.1 Giới thiệu về McDonald’s
McDonald’s là nhà bán lẻ dịch vụ thực phẩm hàng đầu thế giới, có mặt hơn
120 quốc gia với hơn 41.000 cửa hàng địa phương, phục vụ gần 70 triệu người mỗingày Trong đó, có 21.000 cửa hàng nhượng quyền trên toàn thế giới năm 2024 Công
ty ban đầu được thành lập đầu tiên năm 1940 do anh em Richard & MauriceMcDonald’s Cuối cùng nó đã trở thành một hoạt động nhượng quyền thương mại vàđược mua lại từ anh em nhà McDonald's vào năm 1955 bởi doanh nhân Ray Kroc
Sứ mệnh: Sứ mệnh của McDonald’s là trở thành địa điểm và cách thức ăn
uống yêu thích của khách hàng McDonald’s không ngừng nâng cao chất lượng dịch
vụ và mang đến những trải nghiệm thú vị cho khách hàng với các món ăn yêu thíchnhư Khoai tây chiên, Big Mac và Chicken MCNuggets cũng như những trải nghiệmđộc đáo khác chỉ có thể tìm thấy tại McDonald’s
Tầm nhìn: Phát triển với tốc độ nhanh để thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận và
trở thành một McDonald’s tốt hơn nữa, phục vụ khách hàng hơn với những món ănngon mỗi ngày trên toàn thế giới
Doanh thu: McDonald’s năm 2023 đạt 25,49 tỷ đô la Mỹ Phần lớn doanh thu
từ các nhà hàng nhượng quyền của McDonald’s với 15,44 tỷ đô la Mỹ thông quaphương thức hoạt động này năm 2023, trong đó 9,84 tỷ đô la Mỹ đến từ tiền thuê nhà
và 5,53 tỷ đô la Mỹ được tạo ra từ việc nhượng quyền thương mại của McDonald’s
2.2 Chuỗi cung ứng của McDonald’s
Trang 102.2.1 Nhà cung cấp
Nhà cung cấp được xem như là một phần của chiếc ghế kiềng ba chân củaMcdonald's Nhà cung cấp Mcdonald's chia làm hai cấp: Nhà cung cấp cấp 1 và cấp 2
Nhà cung ứng cấp 1: Hay còn gọi là nhà cung cấp cốt lõi Hiện nay,
McDonald's có tới 3100 nhà cung cấp trên toàn cầu, đến từ các quốc gia khác nhau
Họ cung cấp các sản phẩm chính như thịt bò, cá, gà, và các vật liệu đóng gói vànguyên liệu mà Mcdonald’s sử dụng để chế biến thức ăn, đồ uống và các sản phẩmkhác trực tiếp tại cửa hàng
Nhà cung ứng cấp 2: Nhà cung cấp cấp 2 chủ yếu là các nông trại, người nông
dân Họ chịu trách nhiệm cho việc chăn nuôi, thực phẩm và cung cấp các nguyên liệu
cơ bản cho các nhà cung cấp cấp 1
Nhà cung cấp Sản phẩm cung cấpTyson Foods Thịt gà, thịt bò, cá và thịt lợn
Bảng 2.1 Danh sách một số nhà cung cấp hàng đầu của McDonald’s
2.2.2 Trung tâm phân phối
Theo McDonald’s Corporation, hiện nay công ty có hơn 200 trung tâm phân phối phục vụ cho hơn 40.000 nhà hàng tại hơn 100 quốc gia Số lượng trung tâm
phân phối cụ thể tại mỗi khu vực sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy mô hoạt động cũngnhư là mật độ nhà hàng
Các trung tâm phân phối được triển khai theo mô hình Hub and Spoke.
Mô hình này có trách nhiệm lớn trong việc vận hành một trung tâm phân phối lớn,trung tâm chịu trách nhiệm cung cấp cho các cửa hàng hoặc điểm phân phối thựcphẩm, vật liệu đóng gói và các vật tư liên quan khác Bên cạnh đó, mô hình đồng thờiquản lý việc mua sắm, tồn kho và kiểm soát chất lượng một cách hiệu quả và tối đa
Trang 11Nhờ vậy, Mcdonald's có thể đạt được hiệu quả kinh tế nhờ việc mở rộng quy mô vàduy trì chất lượng cũng như đạt được những tiêu chuẩn sản phẩm quan trọng trong cácchuỗi cửa hàng rộng lớn
2.2.3 Nhà hàng và nhà hàng nhượng quyền
Theo Our Purpose & Impact Report McDonald’s corporation năm 2022, trong số hơn 40.000 nhà hàng McDonald's thì khoảng 95% đã được nhượng quyền, hoạt động tại hơn 100 quốc gia Hiện tại, cái tên McDonald's dễ dàng có thể
bắt gặp tại các đường phố với quy mô khá đáng kể ở Châu Âu, Nam Mỹ, Châu Á vàThái Bình Dương Ngoài ra, McDonald's còn có thể cấp phép thương hiệu và bán sảnphẩm của mình cho các công ty khác muốn sở hữu và vận hành nhà hàng McDonald'scủa riêng họ Điều này không chỉ giúp công ty mở rộng dấu ấn toàn cầu mà còn vẫntiếp tục duy trì vị thế của mình trên bản đồ đồ ăn nhanh toàn thế giới
Thị phần lớn nhất của Mcdonald chủ yếu nằm ở Hoa kỳ với số lượng cửa
hàng khoảng 13,4 nghìn cửa hàng, chiếm hơn 32% số lượng cửa hàng trên toàn cầu.Tại Châu Âu, Pháp và Anh là hai quốc gia có nhiều cơ sở McDonald's nhất, lần lượtchiếm khoảng 1,6 nghìn và 1,4 nghìn cửa hàng Đối với các nhà hàng McDonald's ởkhu vực Châu Á Thái Bình Dương và Trung Đông, Trung Quốc chiếm vị trí số 1, lầnlượt tiếp theo đó là Nhật Bản và Australia
Hình 2.1 Số lượng nhà hàng McDonald’s toàn cầu được phân theo khu vực