1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

huỳnh ngọc thùy dương 21126037 dh21shb

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển sản phẩm sinh học
Tác giả Huỳnh Ngọc Thùy Dương
Người hướng dẫn KS. Nguyễn Minh Quang
Trường học Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học
Thể loại Báo cáo thực hành
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Thủ Đức
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Ảnh sinh viên thực hiện cấy giống cấp 1 trái và ống nghiệm trước, sau khi cấy phải.... Ảnh sinh viên thực hiện cấy meo lúa trái và meo lúa sau khi cấy phải.. Sinh viên thực hiện cấy meo

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC SINH HỌC

BÁO CÁO THỰC HÀNH

Ngành học :CÔNG NGHỆ SINH HỌC Môn học :Phát triển sản phẩm sinh học Niên khóa :2023 - 2024

TP Thủ Đức, tháng 3 năm 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC SINH HỌC

BÁO CÁO THỰC HÀNH

Môn học :Phát triển sản phẩm sinh học Giảng viên :KS Nguyễn Minh Quang Sinh viên thực hiện :Huỳnh Ngọc Thùy Dương

TP Thủ Đức, tháng 3 năm 2024

Trang 3

Mục lục

Chương I: Mở đầu 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Nội dung thực hiện 1

3 Mục tiêu thí nghiệm 1

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1

2.1.Nấm ăn và nấm dược liệu 2

CHƯƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 3

3.1 Vật liệu – dụng cụ 3

3.1.1 Vật liệu 3

3.1.2 Dụng cụ 3

3.2 Phương pháp 3

3.2.1 Quy trình sản xuất phôi nấm 3

3.2.2 Quy trình sản xuất giống cấp 1 4

3.3.3 Quy trình sản xuất giống cấp 2 6

3.3.4 Quy trình sản xuất phôi nấm 8

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 11

4.1 Kết quả 11

4.2 Thảo luận 12

Trang 4

i

Danh sách hình

Hình 3.1 Cao nấm men (trái) và đường dextrose (phải) 3

Hình 3.3 Khoai tây đang được nấu 4

Hình 3.3 Đong thêm nước vào nước đun khoai tây vừa lọc 4

Hình 3.4 Cho đường dextrose, agar vào dung dịch nước khoai tây 5

Hình 3.5 Đẩy thạch trong ống nghiệm vừa đổ và đậy nút bông 5

Hình 3.6 Ảnh sinh viên thực hiện cấy giống cấp 1 (trái) và ống nghiệm trước, sau khi cấy (phải) 6

Hình 3.7 Lúa được nấu đến khi nứt nhẹ 7

Hình 3.8 Trộn đều lúa vi cám bắp 7

Hình 3.9 Thành phẩm sau khi đóng lúa vào túi 8

Hình 3.10 Ảnh sinh viên thực hiện cấy meo lúa (trái) và meo lúa sau khi cấy (phải) 8

Hình 3.11 Mùn cưa sau khi ủ 2 ngày 9

Hình 3.13 Trộn mùn cưa với cám bắp (trái) và phôi sau khi đóng (phải) 9

Hình 3.13 Sinh viên thực hiện cấy meo lúa vào phôi 10

Hình 3.14 Phôi nấm sau khi cấy 10

Hình 4.1 Ống giống cấp 1 sau 7 ngày cấy 11

Hình 4.3 Meo lúa sau khi cấy 3 ngày 11

Hình 4.3 Phôi nấm sau khi cấy 7 ngày 12

Trang 5

Danh sách chữ viết tắt

PDAY :Potato Dextrose Agar Yeast PDA :Potato Dextrose Agar

Trang 6

1

Chương I: Mở đầu

1 Đặt vấn đề

Ngày nay, nấm lớn (nấm quả thể) đã trở thành sản phẩm quen thuộc với con người Đối với các loại nấm hữu ích, người ta phân loại theo công dụng của chúng, với hai nhóm chính: nấm ăn và nấm dược liệu Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh công dụng thực của các loại nấm, chúng được đưa vào sản phẩm thương mại, mang lại khả năng kinh tế Với tiềm năng lớn từ ngành nấm, việc tìm hiểu, nắm rõ quy trình sản xuất nấm

cơ bản tạo tiền đề cho nghiên cứu phát triển là cần thiết

2 Nội dung thực hiện

Nội dung 1: chuẩn bị môi trường cấy, sản xuất giống nấm bào ngư xám cấp 1

Nội dung 2: chuẩn bị meo lúa, sản xuất giống nấm bào ngư xám cấp 3

Nội dung 3: sản xuất phôi nấm Linh chi Đài Loan

3 Mục tiêu thí nghiệm

Nắm rõ quy trình cơ bản trong sản xuất nấm, thực hiện sản xuất phôi nấm cơ bản

Trang 7

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Nấm ăn và nấm dược liệu

- Nấm ăn và nấm dược liệu là những loại nấm đa bào gọi là sợi nấm, phát triển tạo quả thể có thể nhìn thấy bằng mắt thường Thông thường, nấm sinh sản thông qua bào tử dưới phiến nấm và mỗi loài nấm có đặc tính và điều kiện sinh trưởng khác nhau

- Tên gọi nấm ăn, nấm dược liệu là do công dụng của các loài nấm:

 Nấm ăn: là những loài nấm có thể ăn được, được dùng làm thực phẩm, chúng thường chứa nhiều loại axit amin, có thể dùng thay thế thịt cho người ăn chay Một số loài nấm ăn phổ biến ở Việt Nam: nấm rơm, nấm bào ngư, nấm hương,…

 Nấm dược liệu: là những loài nấm chứa hoạt chất có lợi cho sức khỏe, y học, thường được dùng làm thuốc, thực phẩm chức năng tăng sức đề kháng, hỗ trợ sức khỏe Một số loài nấm dược liệu phổ biến ở Việt Nam: đông trùng hạ thảo, linh chi, vân chi,…

Trang 8

3

CHƯƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 3.1 Vật liệu – dụng cụ

3.1.1 Vật liệu

3.1.1.1 V ẬT LIỆU SẢN XUẤT GIỐNG CẤP 1

- Môi trường PDAY: 200 g khoai tây, 20 g Dextrose, 20 g Agar, 2 g cao nấm men, 1L nước (khối lượng trên 1 L môi trường)

Hình 3.1 Cao nấm men (trái) và đường dextrose (phải)

- Ống nghiệm chứa nấm đã làm thuần: giống sử dụng là Bào ngư xám

3.1.1.2 V ẬT LIỆU SẢN XUẤT GIỐNG CẤP 2

- Lúa: 2 Kg

- Cám bắp: 100 g

- Ống nghiệm giống nấm cấp 1: giống sử dụng là Bào ngư xám

3.1.1.3 V ẬT LIỆU SẢN XUẤT PHÔI NẤM

- Mùn cưa: 30 Kg

- Cám bắp: 1 Kg

- Vôi bột

- Giống nấm cấp 2: giống sử dụng là Linh chi Đài Loan

3.1.2 Dụng cụ

Đèn cồn, que cấy, tủ cấy, ống nghiệm, cân, túi chịu nhiệt,…

3.2 Phương pháp

3.2.1 Quy trình sản xuất phôi nấm

Phân lập

(môi trường

PDA)

Làm thuần (môi trường PDA)

Giống cấp 1 (môi trường PDAY)

Giống cấp 2 (meo lúa) Phôi nấm

Trang 9

3.2.2 Quy trình sản xuất giống cấp 1

- Chuẩn bị ống thạch nghiêng (PDAY hoặc PDA):

 Gọt vỏ khoai tây, cân đủ khối lượng 200 g, đun sôi với 1 L nước để lấy dinh dưỡng

Hình 3.2 Khoai tây đang được nấu

 Lọc bỏ khoai tây, lấy nước đun khoai tây đong thêm với nước cất vừa đủ 1 L

Hình 3.3 Đong thêm nước vào nước đun khoai tây vừa lọc

 Cho đường dextrose, agar, cao nấm men (nếu là môi trường PDA thì không bổ sung cao nấm men) vào lượng nước vừa đong, đun lửa nhỏ đến khi agar tan hoàn toàn

Trang 10

5

Hình 3.4 Cho đường dextrose, agar vào dung dịch nước khoai tây

 Chia hỗn hợp môi trường vào ống nghiệm, khoảng 10 mL/ống, dùng ống hút đẩy phần thạch dính trên thành ống rồi đóng nút bông Tiến hành hấp khử trùng ở

121oC, 20 phút, sau đó lấy ống nghiệm tiến hành nghiêng thạch

Hình 3.5 Đẩy thạch trong ống nghiệm vừa đổ và đậy nút bông

- Cấy giống cấp 1: quá trình cấy giống được tiến hành trong tủ cấy.Từ ống nghiệm thuần,

hơ miệng ống nghiệm, dùng que cấy cắt thạch khoảng 5 mm, chuyển thạch sang ống thạch nghiêng

Trang 11

Hình 3.6 Ảnh sinh viên thực hiện cấy giống cấp 1 (trái) và ống nghiệm trước, sau khi cấy

(phải)

- Lưu ý:

 Chọn ống nghiệm đã làm thuần không nhiễm, tơ nấm lan đầy, không quá già

 Ống thạch nghiêng, ống giống cần quan sát trước khi cấy, nếu có ống nhiễm thì loại bỏ ống đó

 Chọn cắt phần thạch có tơ dầy, nên cắt bỏ đoạn 5 mm xung quanh thạch gốc trong ống thuần, do tơ nấm trên phần này thường già, khi cấy truyền sẽ lan tơ yếu, chậm

3.3.3 Quy trình sản xuất giống cấp 2

- Chuẩn bị môi trường giống cấp 2:

 Lúa được rửa sạch nhằm rửa trôi hóa chất tồn đọng trên hạt lúa, loại bỏ những hạt lép Nấu lúa đến khi hạt lúa nứt nhẹ (khoảng 45 phút) nhằm giúp nấm dễ dàng lấy chất dinh dưỡng từ hạt lúa

Trang 12

7

Hình 3.7 Lúa được nấu đến khi nứt nhẹ

 Lúa nấu xong được lọc lại, để cho ráo nước rồi trộn với cám bắp (sử dụng cám bắp hoặc cám gạo đều được) với tỷ lệ 5% cám/ bắp

Hình 3.8 Trộn đều lúa với cám bắp

 Chia đều hỗn hợp trên vào các túi chiệu nhiệt, khoảng 40 g/túi, đậy nút bông và bọc lại bằng giấy báo, sau đó hấp tiệt trùng với 120oC, 30 phút Để nghỉ 1 ngày

Trang 13

Hình 3.9 Thành phẩm sau khi đóng lúa vào túi

- Cấy giống cấp 2: Thực hiện tương tự giống cấp 1 nhưng cắt đoạn thạch dài khoảng 2-3cm

Hình 3.10 Ảnh sinh viên thực hiện cấy meo lúa (trái) và meo lúa sau khi cấy (phải)

- Lưu ý: tương tự ở bước cấy giống cấp 1 Cần lưu ý thêm khi để ráo lúa sau nấu, không

để lúa quá ướt dễ gây nhiễm, tơ nấm bị úng trong meo giống cấp 3

3.3.4 Quy trình sản xuất phôi nấm

- Chuẩn bị phôi:

 Ủ mùn cưa với nước vôi 1% (1Kg vôi/1000L nước), trộn đều mùn cưa và nước vôi đến khi nắm mùn cưa lại thả tay thì khối mùn cưa nứt làm đôi là độ ẩm đạt,

ủ trong 7 ngày, trong thời gian này nên đảo trộn 2-3 ngày 1 lần, bổ sung nước nếu cần

Trang 14

9

Hình 3.11 Mùn cưa sau khi ủ 2 ngày

 Mùn cưa sau khi ủ, trộn đều với cám bắp (tỷ lệ 3-5% cám/bắp, càng nhiều cám bắp thì phôi càng dễ nhiễm) Đóng phôi với khối lượng khoảng 1,2kg mùn cưa/phôi, nén chặt mùn cưa, rồi đóng cổ phôi Phôi đã đóng được hấp 8h từ khi cho vào lò, duy trì mức nhiệt 100oC trong 6h

Hình 3.13 Trộn mùn cưa với cám bắp (trái) và phôi sau khi đóng (phải)

- Cấy meo lúa vào phôi: sử dụng phương pháp cấy bằng muỗng: khử trùng muỗng bằng cồn 90o và đèn cồn, đợi nguội thì dùng muỗng cho khoảng 2-3 muỗng meo lúa vào phôi, bọc giấy báo và đóng nắp phôi

Trang 15

Hình 3.13 Sinh viên thực hiện cấy meo lúa vào phôi

Hình 3.14 Phôi nấm sau khi cấy

- Lưu ý: sau khi hơ muỗng trên đèn cồn cần đợi muỗng nguội rồi tiếp tục cấy, nếu muỗng quá nóng, tơ nấm sẽ không phát triển được

Trang 16

11

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả

- Giống cấp 1 sau 7 ngày cấy: nấm lan tơ tốt, 1 ống có xuất hiện nhiễm mốc xanh (ống bên trái), 1 ống bình thường (ống bên phải)

Hình 4.1 Ống giống cấp 1 sau 7 ngày cấy.

- Meo lúa sau cấy 3 ngày cấy: nấm bắt đầu lan tơ, không nhận thấy có dấu hiệu nhiễm

Hình 4.2 Meo lúa sau khi cấy 3 ngày

- Phôi nấm sau 7 ngày cấy: nấm đã bắt đầu lan tơ, không nhận thấy dấu hiệu bị nhiễm

Trang 17

Hình 4.3 Phôi nấm sau khi cấy 7 ngày

4.2 Thảo luận

- Ở giống cấp 1 xuất hiện nấm mốc Nguyên nhân có thể do khử trùng chưa kĩ, do thao tác cấy, cần khắc phục vấn đề này

- Giống cấp 2 và phôi nấm phát triển tốt, để đến khi nấm lan tơ đầy rồi tiếp tục sử dụng

Ngày đăng: 14/07/2024, 17:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w