1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - an ninh sinh hoc - đề tài - ỨNG PHÓ VỚI DỊCH CÚM H5N1

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề ỨNG PHÓ VỚI DỊCH CÚM H5N1
Chuyên ngành An ninh sinh học
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 794,5 KB

Nội dung

2.1 Chuẩn bị• Để chủ động đối phó với tinh thần nỗ lực cao nhất, để không xảy ra và ít thiệt hại nhất khi xảy ra dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người, Thủ tướng chính phủ đã ra chỉ t

Trang 1

ỨNG PHÓ VỚI DỊCH CÚM

H5N1

Trang 2

Phần I: Đặt vấn đề

• Theo luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ở khoản 1 điều 3 chương I thì bệnh cúm A - H5N1 là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A (đặc biệt nguy hiểm)

• Ở nước ta, qua 3 đợt dịch(12/2003-27/4/2004;

4-11/2004; 12/2004-5/2005) đã có 71 trường hợp người bị nhiễm trong đó có 36 người tử vong; tăng trưởng GDP quốc gia giảm 0.5% tương đương 3000 tỷ đồng

• Hiện nay tuy dịch đã có phần lắng xuống tuy nhiên nguy

cơ dịch bùng phát trở lại là rất cao Do vậy việc nâng

cao chiến lược quản lý cho các cấp để giúp người sản xuất có thể ngăn ngừa và chống lại mối đe dọa về dịch bệnh là vô cùng cần thiết khi tình huống khẩn cấp xảy

ra

Trang 3

Phần II: Nội dung

 Các giai đoạn đối phó với tình huống khẩn cấp

Chuẩn bị

Giảm nhẹ Phục hồi

Phản ứng

Trang 4

2.1 Chuẩn bị

• Để chủ động đối phó với tinh thần nỗ lực cao nhất, để

không xảy ra và ít thiệt hại nhất khi xảy ra dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người, Thủ tướng chính phủ đã ra chỉ thị số 34/2005/CT-TTg về việc tập trung sức triển khai thực hiện đồng bộ có hiệu quả kế hoạch hành động khẩn cấp phòng,chống khi xảy ra dịch

Theo đó:

 Bộ NN&PTNT, Bộ y tế, các Bộ,ngành có liên quan nhanh chóng hoàn chỉnh kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống khi xảy ra dịch và trình chính phủ phê duyệt

 UBND các cấp căn cứ vào kế hoạch hành động khẩn cấp

đã được CP phê duyệt, xây dựng ngay kế hoạch hành

động cụ thể của địa phương mình, chuẩn bị lực lượng,

vật tư cần thiết để đối phó với các tình huống xảy ra

Trang 5

2.1 Chuẩn bị

• Theo thông tư số 69/2005/TT-BNN (07/11/2005) Hướng dẫn thực hiện một số biện pháp cấp bách phòng chông dịch cúm H5N1 ở gia cầm về tổ chức thực hiện:

 Cấp tỉnh, huyện: Tăng cường Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp tỉnh và huyện.

 Trưởng thôn, ấp, bản chịu trách nhiệm trực tiếp kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh; cùng các tổ chức đoàn thể quần chúng vận

động nhân dân giám sát và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch

Trang 6

2.1 Chuẩn bị

 Thành lập đội xung kích chống dịch, gồm dân quân tự

vệ, thanh niên, cán bộ thú y, y tế, công an, để phun

thuốc tiêu độc khử trùng môi trường, tiêu hủy gia cầm bị bệnh, trực tại các chốt kiểm dịch;

 Chuẩn bị đủ kinh phí và vật tư (quần áo bảo hộ lao

động, găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ, ủng cao su,

thuốc sát trùng) để phục vụ công tác phòng chống dịch cúm tại địa phương

 Ban chỉ đạo các cấp thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch của các ngành và

cơ sở

Trang 7

2.1 Chuẩn bị

• Để trang bị các kiến thức và kĩ năng cần thiết giúp các

cá nhân và tổ chức tham gia sản xuất nông nghiệp đối phó một cách chính xác và có hiệu quả với tình trạng khẩn cấp, công tác tập huấn, diễn tập đã được các cấp chính quyền quan tâm thực hiện:

 Ngày 3-4/6/20010 phòng dịch tễ- cục thú y phía nam phụ trách chương trình FAO chuyên phòng chống dịch cum gia cầm phối hợp với chi cục thú y tỉnh Ninh Thuận

tổ chức tập huấn về quy trình ứng phó dịch cúm gia

cầm Qua đấy, các học viên được cung cấp đầy đủ các kiến thức, kĩ năng hữu ích từ đó hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giám sát thường xuyên dịch cúm và ứng phó khi có dịch

Trang 8

2.1 Chuẩn bị

 Sáng ngày 6/8/2010, tại trung tâm văn hóa Sáng ngày 6/8/2010, tại trung tâm văn hóa huyện Hưng

Hà Sở Y tế Thái Bình phối hợp với Ban chỉ đạo chống dịch huyện Hưng Hà tổ chức cuộc diễn tập phòng chống khẩn cấp dịch cúm A ( H5N1) ở người và dự phòng đại dịch theo chương trình của dự án VAHIP

Qua đó nhằm củng cố hoạt động của cán bộ lãnh đạo

trong điều hành, sự phối hợp hoạt động giữa các ngành, các cấp về phòng chống đại dịch cúm Đồng thời rèn

luyện kỹ năng điều hành của ban đặc nhiệm chống dịch ngành y tế, của các cấp các ngành, của đội cơ động

chống dịch và các hoạt động của cán bộ ytế trong các tình huống khi xảy ra đại dịch cúm ở người

Trang 9

2.2 Phản ứng

• Điều 7 thông tư số 69/2005/TT-BNN quy định:

 Khi có gia cầm bị bệnh và chết, hộ chăn nuôi phải báo cáo ngay cho trưởng thôn để báo cáo Ban chỉ đạo

PCDCGC cấp xa và cấp trên

 Chính quyền xã cử ngay cán bộ thú y đến lấy mẫu trên gia cầm bị bệnh, chết và khu vực xung quanh để gửi đi xét nghiệm (trước khhi tiêu hủy)

Quá trình lưu giữ các mẫu vật phải đảm bảo an toàn cho

cả người lưu giữ và mẫu

Trang 10

2.2 Phản ứng

• Điều 47 mục 2 chương 4 luật phòng, chống bệnh

truyền nhiễm quy định về việc khai báo, báo cáo dịch:

 Khi có dịch, người mắc bệnh dịch hoặc người phát

hiện trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nghi ngờ mắc bệnh dịch phải khai báo cho cơ quan y tế gần nhất trong thời gian 24 giờ, kể từ khi phát hiện bệnh dịch

 Khi phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nhận

được khai báo bệnh dịch, cơ quan y tế phải báo cáo cho UBND nơi xảy ra dịch và cơ sở y tế dự phòng để khẩn trương tổ chức triển khai các biện pháp chống dịch

 Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể chế độ khai báo,

báo cáo dịch

Trang 11

chăn nuôi gia cầm của TW, địa phương và các đơn vị

quân đội) có gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc tiêu hủy với mức tương đương 70% giá trị gia cầm thương phẩm của

người sản xuất bán trên thị trường (23.000đ/con)

 Đặc biệt hỗ trợ 100% tiền thức ăn nuôi dưỡng đàn gia

cầm giống gốc, giống giữ quỹ gen gia cầm quý hiếm trong thời gian có dịch do không tiêu thụ được sản phẩm

Trang 12

Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre, Trà

Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, hỗ trợ 70% kinh phí phòng, chống dịch

 Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chủ động

sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện

 Đối với các tỉnh, thành phố còn lại, hỗ trợ 60% kinh phí phòng, chống dịch

Trang 13

2.3 Phục hồi

 Đối với các địa phương có số lượng gia cầm tiêu hủy

lớn, nếu phần ngân sách địa phương bảo đảm vượt quá 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao, ngân sách TW sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách địa phương để các tỉnh, TP có đủ nguồn kinh phí thực hiện

 Việc vay vốn của chủ chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh gây ra được quy định như sau: Khoanh nợ trong thời

gian 1 năm đối với số dư nợ vay đến ngày công bố dịch tại địa phương mà các chủ chăn nuôi đã vay vốn các

ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật để chăn nuôi

trước khi có dịch nhưng bị thiệt hại do dịch bệnh gây ra

Trang 14

2.3 Phục hồi

 Điều 50 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định

về vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch:

 Các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế bao gồm:

 Vệ sinh môi trường, nước, thực phẩm và vệ sinh cá nhân;

 Diệt trùng, tẩy uế khu vực được xác định hoặc nghi ngờ

có tác nhân gây bệnh dịch;

 Tiêu hủy động vật, thực phẩm và các vật khác là trung

gian truyền bệnh

 Đội chống dịch cơ động có trách nhiệm thực hiện các

biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế theo quy trình chuyên môn ngay sau khi được Ban chỉ đạo chống dịch yêu cầu

Trang 15

pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế bắt buộc.

 Điều 7 thông tư số 69/2005/TT-BNN quy định:

 Khi dịch xảy ra tại một hộ và các hộ xung quanh nuôi

nhốt thì chỉ tiêu hủy đàn gia cầm của hộ bị dịch Nếu các

hộ nuôi thả rông thì tiêu hủy toàn bộ gia cầm của các hộ xung quanh Khi dịch xảy ra tại hai điểm khác nhau trở lên trong thôn nuôi gia cầm thả rông thì tiêu hủy toàn bộ gia cầm trong thôn…

Trang 17

2.4 Giảm nhẹ

 Thành lập các chốt kiểm dịch trên các trục đường giao thông chính ra vào tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoạt động 24/24 giờ, gồm cán bộ thú y, công an và quản lý thị trường để kiểm tra, kiểm soát lưu thông gia cầm và sản phẩm gia cầm liên tỉnh Tại các chốt kiểm dịch phải có đủ phương tiện để

Trang 18

2.4 Giảm nhẹ

 Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm khắc các cơ sở giết mổ, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không đảm bảo các

yêu cầu về vệ sinh thú y và an toàn vệ sinh thực phẩm

 Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hải quan, quản lý thị trường, công an, bộ đội biên phòng và cơ quan thú y để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý triệt để gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới Các xã biên giới phải thành lập các chốt kiểm dịch để ngăn chặn gia cầm nhập lậu

Trang 19

2.5 Tồn tại

• Phòng chống dịch cúm gia cầm: Có biện pháp nhưng chưa

quyết liệt

 Trong cuộc họp ban chỉ đạo quốc gia PCDCGC chiều

18/3/2008, ông Cao Đức Phát (Bộ trưởng Bộ NN&PTNT) cho rằng giải pháp đã đưa ra bàn thảo nhiều rồi, các biện pháp đều được vận dụng, chỉ còn cách làm có quyết liệt hay không mà thôi

 Theo Ban chỉ đạo, dịch cúm vẫn xảy ra chủ yếu ở khu vực 3, 4

là những điểm chăn nuôi nhỏ lẻ và xuất hiện tại chỗ Virút H5N1 vẫn tồn tại trong môi trường nên dẫn đến tình trạng, dịch gây tử vong cho người rồi địa phương mới công bố dịch Điều đó cho thấy công tác tuyên truyền không tốt, cơ quan chức năng cơ sở

lơ là, người dân chưa có ý thức phòng chống dịch…

Trang 20

2.5 Tồn tại

 Chống cúm gia cầm theo mô hình “cái phễu”: (vietnamnet) Sau 4 năm dồn sức phòng chống dịch cúm gia cầm, các nhà chuyên môn, nhà khoa học mới "ngộ" ra rằng lâu nay trên TƯ lao tâm, khổ tứ lo sao con virus H5N1 không gây chết gà, chết người, thì dưới địa phương phần lớn vẫn cứ thờ ơ, thúc đến đâu làm tới đó

 Trên nóng, dưới lạnh-đó là ví von của Viện trưởng Viện Chăn nuôi Hoàng Văn Tiệu trước thực trạng: trên thì ráo riết họp hành, chỉ đạo, dưới địa phương thì buông lỏng, lơ

là Lẽ ra, ông Tiệu nhấn mạnh, cần phải sớm đảo ngược lại cái phễu này và thay đổi tư duy chỉ đạo: việc chống

dịch phải giám sát từ thôn, bản, đó là trách nhiệm của

chính quyền địa phương

Trang 21

2.5 Tồn tại

Khuyến nông quốc gia, thừa nhận rằng

Việt Nam vẫn đang thiếu một mạng lưới

thú y cơ sở Năng lực thú y cấp TƯ được đầu tư nhiều gấp hàng trăm lần so với

trước, nhưng khi xuống tỉnh, xuống cơ sở việc chăm sóc cả về chuyên môn, vật chất

và tinh thần cho lực lượng này chẳng

đáng là bao

Trang 22

2.6 Giải pháp

mức cao hơn nhằm khuyến khích người dân khai báo, để công tác giám sát phòng chống được thực hiện tốt hơn

hợp vi phạm.

trí cần phải nâng cao quản trí, tránh không để tình trạng

“trên nóng, dưới lạnh”.

chất và tinh thần cho lực lượng thú y cơ sở

giết mổ nhằm vừa quản lí vừa khuyến khích lẫn nhau.

Trang 23

Phần III Kết luận

Trong quá trình phòng, chống dịch cúm A H5N1,

cơ quan quản lý từ TW xuống địa phương đã có biện pháp và cũng đã có sự chủ động, tuy nhiên chưa thực sự quyết liệt và cũng chưa thực sự tìm được tiếng nói chung với người sản xuất

Thế nên công tác ngăn chặn cũng như dập dịch chưa được như mong đợi Việc phân rõ trách

nhiềm cho từng cấp cũng như tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền đến người dân sự nguy hiểm của bệnh dịch này là vô cùng cần thiết.

Ngày đăng: 13/07/2024, 19:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w