Phan Văn Lý Thành viên: TS.Trần Văn Trung Mã số: DT.21.2-095 Trang 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÔNG NAM BỘ BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG DẠY
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÔNG NAM BỘ
BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chủ nhiệm đề tài: TS Phan Văn Lý Thành viên: TS.Trần Văn Trung
Mã số: DT.21.2-095
Bình Dương, Tháng 6/2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÔNG NAM BỘ
BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG
Mã số: DT.21.2-095
Xác nhận của đơn vị chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài
TS Nguyễn Văn Thủy TS Phan Văn Lý
Bình Dương, Tháng 6/2023
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả một nhiệm vụ hay công việc cụ thể dựa trên cơ sở vận dụng hiểu biết, kỹ năng, thái độ và kinh nghiệm bản thân đã tích lũy được Năng lực con người mang tính cá nhân hóa, có thể được hình thành và phát triển thông qua đào tạo, bồi dưỡng và tự trải nghiệm qua thực tiễn
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nêu rõ các yêu cầu cần đạt về năng lực của học sinh trong quá trình dạy học: “Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo” (Bộ giáo dục và Đào tạo, 2018a)
Trong những năm qua, ở các trường THPT tại tỉnh Bình Dương đang đổi mới hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh, đây là nhiệm vụ
cơ bản, quan trọng của các trường học, là tiêu chí để đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện Vì vậy, việc cải tiến nội dung, đổi mới phương pháp dạy học môn Toán
đã được các cấp trong ngành GD&ĐT đề cập khá nhiều, các hội nghị, tập huấn, bồi dưỡng dành cho cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên được mở ra và nhà trường, giáo viên đã triển khai thực hiện những nội dung, phương pháp dạy học mới, bước đầu thu được những kết quả nhất định Tuy nhiên, tính hiệu quả, sự đồng bộ của cải tiến nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học môn Toán như mong muốn vẫn còn hạn chế, những khó khăn, trở ngại, vướng mắc trong thực hiện vẫn còn đó, đầy thách thức; tính hiệu quả, sự đồng bộ của đổi mới phương pháp dạy học vẫn còn hạn chế Bên cạnh các giáo viên tích cực ủng hộ và cố gắng tiếp thu những cái mới có hiệu quả trong công tác giảng dạy thì còn một số giáo viên mang tâm lý “e ngại” cũng như chưa có thái
độ tham gia tích cực vào việc đổi mới Vì vậy, hoạt động dạy học môn Toán ở trường THPT sẽ thực hiện việc nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng nhân cách, phát triển năng lực học sinh
Định hướng đổi mới toàn diện cho nội dung giáo dục toán học: “Hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học – biểu hiện tập trung của năng lực tính toán với các thành phần sau: tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng
Trang 5các công cụ và phương tiện học toán.” (Bộ giáo dục và Đào tạo, 2018b)
Từ đó có thể thấy dạy học theo hướng phát triển năng lực trong bộ môn Toán cho học sinh cần phải được triển khai mạnh mẽ trong hệ thống chương trình giáo dục sắp tới Định hướng này sẽ giúp học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện tinh thần tìm tòi, tự học, hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức đã có để giải quyết các vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống Những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi triển khai dạy Toán theo chương trình phổ thông mới là gì? Những hoạt động dạy học trong môn Toán hiện nay đã được chuẩn bị sẵn sàng cho dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh đang ở mức độ nào? Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi
chọn đề tài “Dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các
trường trung học phổ thông tại tỉnh Bình Dương”
2 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
Theo OECD (Organisation for Economic Cooperation and Development) (1996) phát biểu về năng lực: “Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể”
Theo Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2005, tr.90), mô hình cấu trúc năng lực thực hiện bao gồm bốn thành phần cơ bản: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực riêng Bốn thành phần năng lực “gặp nhau” tạo thành năng lực thực hiện
Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA (Programme for International Student Assessment), định nghĩa về năng lực toán học là khả năng của cá nhân biết lập công thức (formulate), vận dụng (apply) và giải thích (explain) toán học trong nhiều ngữ cảnh Nó bao gồm suy luận toán học và sử dụng các khái niệm, phương pháp, sự việc
và công cụ để mô tả, giải thích và dự đoán các hiện tượng (Phan Văn Lý, 2016) Theo Niss (1999), có tám thành tố của năng lực toán học và chia thành hai cụm Cụm thứ nhất bao gồm: năng lực tư duy toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực suy luận toán học Cụm thứ hai bao gồm: năng lực biểu diễn; năng lực sử dụng ngôn ngữ và kí hiệu hình thức; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán
Trong nước, nhiều công trình, tài liệu trình bày khái niệm về phẩm chất, năng lực, năng lực toán học cần hình thành và phát triển cho học sinh như: Chương trình giáo
Trang 6dục phổ thông tổng thể 2018, Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018 (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018a, 2018b); Tác giả Bùi Văn Nghị (2014, trang 25); Tác giả
Đỗ Đức Thái và cộng sự (2020); Môn Toán góp phần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực toán học (biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán) bao gồm các thành phần cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán (Bộ giáo dục và đào tạo, 2018b)
Trong công trình “Phương pháp mô hình hóa trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông”, tác giả Nguyễn Danh Nam (2016) đã làm rõ về sự quan trọng của mô hình hóa trong dạy học Toán và đề xuất các bước tổ chức hoạt động mô hình hóa trong dạy học môn Toán
3 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lí luận dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT; đánh giá thực trạng dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tại tỉnh Bình Dương, đồng thời đề xuất biện pháp dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường THPT tại tỉnh Bình Dương
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và biện pháp dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT tại tỉnh Bình Dương
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Cán bộ quản lý và giáo viên Toán của các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Dương Giới hạn đề tài: Đề xuất biện pháp dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực Mô hình hóa toán học; Giải quyết vấn đề toán học cho học sinh các trường THPT tại tỉnh Bình Dương
Thời gian khảo sát: năm học 2022-2023
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lí luận dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT
Trang 7Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tại tỉnh Bình Dương
Đề xuất biện pháp dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực (Mô hình hóa toán học; Giải quyết vấn đề toán học) cho học sinh các trường THPT tại tỉnh Bình Dương
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, sản phẩm hoạt động
6.3 Nhóm Phương pháp thống kê toán học
Chương 1
CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRƯỜNG THPT 1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Khái niệm hoạt động dạy học; dạy học môn Toán
* Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy học trong nhà trường bao gồm hoạt động
dạy của thầy và hoạt động học của trò Hai hoạt động này luôn thâm nhập và tương tác với nhau Trong đó, thầy đóng vai trò chủ đạo, tổ chức, điểu khiển hoạt động học của
HS, HS đóng vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực dưới sự hướng dẫn của thầy, nhằm hình thành nhân cách theo mục tiêu giáo dục của nhà trường
* Dạy học môn Toán: Hoạt động dạy học môn Toán là quá trình tổ chức điều
khiển HS lĩnh hội những tri thức, mà thông qua hoạt động soạn giảng, kiểm tra GV vận dụng phương pháp phù hợp truyền đạt kiến thức, hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo nhất định, đặc biệt những kỹ năng, kỹ xảo có liên quan tới hoạt động học tập, tự học
và tập dượt nghiên cứu khoa học ở mức độ thấp, nhằm giúp cho HS không những chỉ nắm vững tri thức mà còn biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức môn Toán trong các tình huống khác nhau nhằm đạt được mục tiêu dạy học môn Toán
1.1.2 Khái niệm năng lực; phát triển năng lực toán học
* Năng lực: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 (Bộ Giáo dục và Đào
tạo, 2018a) xác định năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố
Trang 8chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, … thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể
* Năng lực học sinh:
- Các năng lực chung: Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực
tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự QL Nhóm năng lực
về quan hệ xã hội: Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác Nhóm năng lực công cụ: Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT); Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán
- Các năng lực chuyên biệt: (chia thành 7 môn học/lĩnh vực học tập) (1) Tiếng Việt; (2) Tiếng nước ngoài; (3) Toán; (4) Khoa học Tự nhiên, công nghệ; (5) Khoa học
xã hội và nhân văn; (6) Thể chất; (7) Nghệ thuật; …
Như vậy, năng lực của học sinh là một cấu trúc động (trừu tượng), có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kĩ năng,…mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội,…thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của HS trong môi trường sống thực tế
* Phát triển năng lực toán học: Phát triển năng lực toán học là phát triển khả năng
thực hiện thành công hoạt động toán học trong bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí…Phát triển sự kiên trì học tập, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm của HS trong hoạt động toán học
1.1.3 Biểu hiện cụ thể của năng lực toán học đối với học sinh THPT
* Biểu hiện cụ thể của năng lực toán học đối với HS THPT
Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán năm 2018 (Bộ giáo dục và đào tạo, 2018b) yêu cầu: Môn Toán góp phần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực toán học (biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán) bao gồm các thành phần cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán Biểu hiện cụ thể của năng lực toán học và yêu cầu cần đạt cho cấp học THPT được thể hiện trong bảng sau:
Trang 9Thành phần năng lực Cấp trung học phổ thông
Năng lực tư duy và lập luận toán học
thể hiện qua việc:
– Thực hiện được các thao tác tư duy
như: so sánh, phân tích, tổng hợp, đặc
biệt hoá, khái quát hoá, tương tự; quy
nạp, diễn dịch
- Chỉ ra được chứng cứ, lí lẽ và biết lập
luận hợp lí trước khi kết luận
- Giải thích hoặc điều chỉnh được cách
thức giải quyết vấn đề về phương diện
toán học
– Thực hiện được tương đối thành thạo các thao tác tư duy, đặc biệt phát hiện được sự tương đồng và khác biệt trong những tình huống tương đối phức tạp và lí giải được kết quả của việc quan sát
- Sử dụng được các phương pháp lập luận, quy nạp và suy diễn để nhìn ra những cách thức khác nhau trong việc giải quyết vấn
đề
- Nêu và trả lời được câu hỏikhi lập luận, giải quyết vấn đề Giải thích, chứng minh, điều chỉnh được giải pháp thực hiện về phương diện toán học
Năng lực mô hình hóa toán học thể
hiện qua việc:
- Xác định được mô hình toán học (gồm
công thức, phương trình, bảng biểu, đồ
thị, ) cho tình huống xuất hiện trong
bài toán thực tiễn
- Giải quyết được những vấn đề toán
học trong mô hình được thiết lập
- Thể hiện và đánh giá lời giải trong ngữ
cảnh thực tế và cải tiến được mô hình
nếu cách giải quyết không phù hợp
- Thiết lập được mô hình toán học (gồm công thức, phương trình, sơ đồ, hình vẽ, bảng biểu, đồ thị,…) để mô tả tình huống đặt ra trong một số bài toán thực tiễn
- Giải quyết được những vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập
- Lí giải được tính đúng đắn của lời giải (những kết luận thu được từ các tính toán
là có ý nghĩa, phù hợp với thực tiễn hay không) Đặc biệt, nhận biết được cách đơn giản hóa, cách điều chỉnh những yêu cầu thực tiễn (xấp xỉ, bổ sung giả thiết, tổng quát hóa,…) để đưa đến những bài toán giải được
Trang 10Năng lực giải quyết vấn đề toán học
thể hiện qua việc:
– Nhận biết, phát hiện được vấn đề cần
giải quyết bằng toán học
– Lựa chọn, đề xuất được cách thức,
giải pháp giải quyết vấn đề
– Sử dụng được các kiến thức, kĩ năng
toán học tương thích (bao gồm các công
cụ và thuật toán) để giải quyết vấn đề
đặt ra
– Đánh giá được giải pháp đề ra và khái
quát hoá được cho vấn đề tương tự
– Xác định được tình huống có vấn đề; thu thập, sắp xếp, giải thích và đánh giá được
độ tin cậy của thông tin; chia sẻ sự am hiểu vấn đề với người khác
– Lựa chọn và thiết lập được cách thức, quy trình giải quyết vấn đề
– Thực hiện và trình bày được giải pháp giải quyết vấn đề
– Đánh giá được giải pháp đã thực hiện; phản ánh được giá trị của giải pháp; khái quát hoá được cho vấn đề tương tự
Năng lực giao tiếp toán học thể hiện
qua việc:
– Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép được
các thông tin toán học cần thiết được
trình bày dưới dạng văn bản toán học
hay do người khác nói hoặc viết ra
– Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết)
được các nội dung, ý tưởng, giải pháp
toán học trong sự tương tác với người
khác (với yêu cầu thích hợp về sự đầy
đủ, chính xác)
– Sử dụng được hiệu quả ngôn ngữ toán
học (chữ số, chữ cái, kí hiệu, biểu đồ,
đồ thị, các liên kết logic, ) kết hợp với
ngôn ngữ thông thường hoặc động tác
hình thể khi trình bày, giải thích và đánh
- Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép (tóm tắt) được tương đối thành thạo các thông tin toán học cơ bản, trọng tâm trong văn bản nói hoặc viết Từ đó phân tích, lựa chọn, trích xuất được các thông tin toán học cần thiết từ văn bản nói hoặc viết
- Lý giải được (một cách hợp lý) việc trình bày, diễn đạt, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác
- Sử dụng được một cách hợp lí ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt cách suy nghĩ, lập luận, chứng minh các khẳng định toán học
Trang 11giá các ý tưởng toán học trong sự tương
tác (thảo luận, tranh luận) với người
khác
– Thể hiện được sự tự tin khi trình bày,
diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh
luận các nội dung, ý tưởng liên quan
đến toán học
- Thể hiện được sự tự tin khi trình bày, diễn đạt, thảo luận, tranh luận, giải thích các nội dung toán học trong nhiều tình huống không quá phức tạp
Năng lực sử dụng công cụ, phương
tiện học toán thể hiện qua việc:– Nhận
biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử
dụng, cách thức bảo quản các đồ dùng
phương tiện trực quan thông thường,
phương tiện khoa học công nghệ (đặc
biệt là phương tiện sử dụng công nghệ
thông tin), phục vụ cho việc học Toán
- Sử dụng được các công cụ, phương
tiện học toán, đặc biệt là phương tiện
khoa học công nghệ để tìm tòi, khám
phá và giải quyết vấn đề toán học (phù
hợp với đặc điểm nhận thức lứa tuổi)
- Nhận biết được các ưu điểm, hạn chế
của những công cụ, phương tiện hỗ trợ
để có cách sử dụng hợp lí
– Nhận biết được tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các công cụ, phương tiện học toán (bảng tổng kết về các dạng hàm số, mô hình góc và cung lượng giác, mô hình các hình khối, bộ dụng cụ tạo mặt tròn xoay, )
– Sử dụng được máy tính cầm tay, phần mềm, phương tiện công nghệ, nguồn tài nguyên trên mạng Internet để giải quyết một số vấn đề toán học
– Đánh giá được cách thức sử dụng các công cụ, phương tiện học toán trong tìm tòi, khám phá và giải quyết vấn đề toán học
1.2 Lý luận về hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh THPT
1.2.1 Tầm quan trọng dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh THPT
Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển Môn Toán ở
Trang 12trường THPT góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung
và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội
để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn Khoa học, Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học để thực hiện giáo dục STEM
1.2.2 Đặc điểm dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh THPT
Đặc điểm toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển Môn Toán ở trường THPT góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn Khoa học, Khoa học tự nhiên, Vật
lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học để thực hiện giáo dục STEM
1.2.3 Tổ chức dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh THPT 1.2.3.1 Nội dung chương trình giáo dục phổ thông môn Toán năm 2018
Theo chương trình giáo dục phổ thông môn Toán năm 2018 (Bộ giáo dục và đào tạo, 2018b), các yêu cầu cần đạt tương ứng với từng kiến thức Toán cấp trung học phổ thông tương ứng
1.2.3.2 Phương pháp dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh THPT
Có nhiều kiểu cấu trúc một bài dạy học, với mô hình dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực, người ta thường khuyến khích sử dụng kiểu dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm, khám phá, phát hiện của học sinh, gồm các bước chủ yếu: Trải nghiệm – Phân tích khám phá rút ra bài học – Thực hành, luyện tập – Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn
1.2.3.3 Yêu cầu dạy học môn Toán theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh THPT 1.2.3.4 Tiến trình dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh THPT
a Dạy học các khái niệm toán học