Lời giới thiệu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; ph
Trang 1MỤC LỤC
Trang
1 Lời giới thiệu ………
2 Tên sáng kiến kinh nghiệm………
3 Tác giả sáng kiến ………
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến ………
5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến……… ………
6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử ………
7 Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1 Giới thiệu kĩ thuật Think - Pair - Share
7.1.1 Mô tả hoạt động………
7.1.2 Tác dụng của hoạt động Think - Pair - Share………… ………
7.1.3 Cách áp dụng trong giờ học……….………
7.2 Sử dụng kĩ thuật Think - Pair - Share trong giờ học môn Ngữ văn 7.2.1 Sử dụng kĩ thuật Think - Pair - Share trong môn Ngữ văn nói chung 7.2.2 Cách ứng dụng kĩ thuật Think - Pair - Share vào các hoạt động trong giờ dạy Ngữ văn…
7.2.2.1 Khởi động ………
7.2.2.2 Hình thành kiến thức ………
7.2.2.3 Luyện tập, vận dụng ………
7.3 Sử dụng kĩ thuật think - Pair - Share trong đoạn trích Chiến thắng Mtao - Mxây - Bài 1 Thần thoại và sử thi (Ngữ văn 10 - Bộ cánh diều)……… ………
7.3.1 Sử dụng kĩ thuật Think - Pair - Share trong phần khởi động bài học “Chiến thắng Mtao - Mxây” ………
7.3.2 Sử dụng kĩ thuật Think - Pair - Share trong phần vận dụng bài học “Chiến thắng Mtao - Mxây” ………
8 Những thông tin cần được bảo mật
9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
10 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng tham gia lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)
11 Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu
1
1
1
2
2
2
2
2
2
3
3
4
4
4
4
5
5
5
6
7
8
8
9
11
Trang 2BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1 Lời giới thiệu
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy
nhằm phát huy phẩm chất, năng lực sáng tạo của người học là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
Năm học 2022 - 2023 là năm bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT 2018) cho lớp 10 Học sinh sẽ tiếp cận nhiều điểm mới so với chương trình cũ, trong đó có sự đổi mới về phương pháp dạy học Nếu ở THCS, học sinh được trang bị kiến thức và kĩ năng làm bài tập theo yêu cầu thi cử thì ở chương trình mới, học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức để phát triển năng lực, phẩm chất (qua hoạt động học và vận dụng kiến thức) Đây là một sự đổi mới, học sinh lớp 10 sẽ có những bỡ ngỡ, thậm chí là khó khăn khi làm quen các phương pháp và kĩ thuật dạy học Cho nên, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết vận dụng những phương pháp và kĩ thuật dạy học để phát huy phẩm chất, năng lực của mình Trong giới hạn của bài viết, người viết xin giới thiệu một kĩ thuật dạy học để học sinh lớp 10 sử dụng trong quá trình tiếp thu kiến thức, khẳng định năng lực và các phẩm chất, đó là kĩ thuật Think - Pair - Share
2 Tên sáng kiến:
Sử dụng kĩ thuật Think - Pair - Share trong dạy học môn Ngữ văn lớp 10
3 Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Cúc
Trang 3- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Lớp 10A2 trường THPT Kim Ngọc
- Số điện thoại: 0977 779 108 - Email: thucuc.knhs@gmail.com
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thu Cúc
5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Ngữ văn
6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 9 năm 2022
7 Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1 GIỚI THIỆU KĨ THUẬT THINK - PAIR - SHARE
7.1.1 Mô tả hoạt động
Chia sẻ nhóm đôi (Think, Pair, Share) là một kỹ thuật do giáo sư Frank Lyman đại học Maryland giới thiệu năm 1981 Kỹ thuật này giới thiệu hoạt động làm việc nhóm đôi, phát triển năng lực tư duy của từng cá nhân trong giải quyết vấn đề
Think - Pair - Share là một chiến lược học tập phù hợp với học sinh ở mọi lứa tuổi Với kỹ thuật dạy học này, giáo viên giao cho học sinh một bài tập/ nhiệm
vụ Giáo viên yêu cầu học sinh dành thời gian suy nghĩ độc lập (think), sau đó học sinh sẽ làm việc với một bạn khác tạo thành cặp đôi (pair) để thảo luận về những điều mình đã suy nghĩ Cuối cùng, học sinh chia sẻ (share) những điều đã trao đổi trong cặp với các bạn còn lại trong lớp
B1: Think (Nghĩ): HS suy nghĩ độc lập
về vấn đề được nêu ra; tự hình thành nên
ý tưởng của mình
B2: Pair (Bắt cặp): HS được ghép cặp
với nhau để thảo luận về những ý tưởng
vừa có GV có thể yêu cầu HS thảo luận
theo cặp cùng bàn
B3: Share (Chia sẻ): HS chia sẻ ý
tưởng vừa thảo luận với nhóm lớn hơn
hoặc chia sẻ trước lớp
Trang 47.1.2 Tác dụng của hoạt động Think - Pair - Share
Think - Pair - Share không chỉ thu hút học sinh tham gia tích cực vào bài học mà còn mang lại rất nhiều lợi ích khác đối với học sinh:
- Chiến thuật này cho phép những học sinh rụt rè, nhút nhát có cơ hội tham gia và đưa ra câu trả lời
- Xây dựng kỹ năng giao tiếp và diễn đạt nói
- Dạy học sinh các suy nghĩ độc lập về ý tưởng trước khi chia sẻ, trình bày
- Học sinh có cơ hội mở rộng các câu trả lời và thảo luận tích cực hơn
7.1.3 Cách áp dụng trong quá trình dạy học
Hoạt động Think - Pair - Share phù hợp với các loại bài tập/nhiệm vụ sau:
- Có thể có nhiều phương án, nhiều đáp án, nhiều cách trả lời
- Học sinh có thể gặp khó khăn để đưa ra câu trả lời đúng
- Đòi hỏi học sinh phải đưa ra ý kiến, thể hiện quan điểm
- Yêu cầu học sinh dành thời gian cho việc đọc hiểu
Lưu ý: Để sử dụng chiến lược này, giáo viên cần cân nhắc một số điểm sau:
- Học sinh nắm các bước khi sử dụng kĩ thuật
- Giáo viên cần chuẩn bị các câu hỏi, vấn đề hoặc bài tập cho học sinh
- Hướng dẫn học sinh cách suy nghĩ về câu hỏi
- Giáo viên chỉ định bạn đối tác hoặc yêu cầu học sinh tìm một bạn đối tác để ghép cặp, thảo luận và đưa ra câu trả lời
- Khuyến khích các cặp chia sẻ những phát hiện hoặc ý kiến với cả lớp
Hoạt động Think - Pair - Share dễ dàng được áp dụng để tạo nên cuộc thảo luận nhanh, thay đổi không khí lớp học và lôi cuốn học sinh vào quá trình học tập
7.2 SỬ DỤNG KĨ THUẬT THINK - PAIR - SHARE TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
7.2.1 Sử dụng kĩ thuật Think - Pair - Share trong môn Ngữ văn nói chung
Khi dạy học, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện 4 bước: think - wirte
- pair - share (nghĩ - viết ra - bắt cặp - chia sẻ), hay có thể tiến hành theo 3 bước: viết - nói - nghe Thực hiện kĩ thuật này hướng tới phát triển kĩ năng nghe - nói - đọc - viết của người học Cụ thể:
Trang 5- Viết: Khi được giao nhiệm vụ (Ví dụ: giáo viên giao nhiệm vụ: Em hãy giải thích tư tưởng nhân nghĩa trong bài “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi),
học sinh tập viết suy nghĩ của mình ra giấy note: Lúc đầu, học sinh chưa quen, giáo viên cho học sinh tập viết từ khóa (2-3 từ), sau đó sẽ trình bày theo sơ đồ tư duy rồi nâng cao viết thành câu, đoạn văn
- Nói: Nói với bạn bên cạnh, nói luân phiên (bắt cặp luân phiên) (Học sinh
đưa ra cách hiểu nhân nghĩa và thảo luận để thống nhất khái niệm nhân nghĩa)
- Nghe: Mình chia sẻ với cả lớp/ hoặc nhe cặp khác chia sẻ
Trong khi sử dụng kĩ thuật Think - Pair - Share, giáo viên có thể biến tấu:
Ở bước Pair (bắt cặp), giáo viên đề nghị học sinh viết ra ý tưởng của mình
rồi thu lại và đánh giá khả năng hiểu của các em tới đâu
Ở bước Share:
+ Cách 1: Giáo viên thu tờ note, đọc lần lượt, hoặc mời một học sinh đọc lần lượt, sau đó tóm tắt, khái quát các góc nhìn/ cách hiểu của các học sinh trong lớp (Cách này phù hợp với lớp học dưới 30 học sinh, hình thức: học sinh viết cực ngắn - 1 câu văn, tránh mất thời gian)
+ Cách 2: Giáo viên đề nghị cả lớp đứng, cho từng học sinh phát biểu ý kiến, sau đó ngồi xuống Nếu học sinh có cùng ý tưởng cũng ngồi xuống theo Tiếp tục như vậy cho tới khi không còn ai đứng
7.2.2 Cách ứng dụng kĩ thuật vào các hoạt động trong giờ dạy Ngữ văn
7.2.2.1 Phần khởi động
Đi kèm với hoạt động khởi động là học sinh được nghe video, clip, bài hát, hay nhìn một hình ảnh Giáo viên yêu cầu học sinh ghi chép ý kiến/ cảm nhận của
mình vào giấy note (Lưu ý: Giáo viên đánh giá đầu ra, chất lượng hoạt động của học sinh: Có ghi chép đúng nội dung không? Trình bày đúng hình thức không? Đảm bảo thời gian không?) Học sinh chia sẻ với bạn bên cạnh trong 1 phút Sau
đó, giáo viên mời cặp đôi đại diện lên chia sẻ trước lớp
Trang 67.2.2.2 Hình thành kiến thức mới
Trong hoạt động hình thành kiến thức, đi kèm là một câu hỏi định hướng hoặc một hoạt động tìm hiểu, hình thành kiến thức ngắn Học sinh sẽ đánh giá kết quả làm việc dựa vào đáp án/ phần chốt của giáo viên
Hoặc hình thành kiến thức thông qua trò chơi đơn giản (tìm chi tiết, phân nhóm chi tiết, hệ thống hình ảnh, gọi tên hình ảnh, lý giải chi tiết/ hình ảnh, tìm
từ, nối cột, giải nghĩa từ, tìm dẫn chứng)
7.2.2.3 Luyện tập, vận dụng
Thực hành chia sẻ cặp dựa trên: phiếu học tập đã làm nhóm, mẫu dàn ý, kĩ thuật, mô hình tóm tắt…
Đánh giá kết quả dựa vào: chất lượng của phần viết, chất lượng báo cáo ngẫu nhiên, chất lượng chấm chéo bài của các cặp dựa trên tiêu chí/ bảng kiểm đánh giá của giáo viên
7.3 SỬ DỤNG KĨ THUẬT THINK - PAIR - SHARE TRONG ĐOẠN
TRÍCH CHIẾN THẮNG MTAO - MXÂY - BÀI 1 THẦN THOẠI VÀ SỬ THI
(CÁNH DIỀU NGỮ VĂN 10)
CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
(Trích Đăm Săn - Sử thi Ê-đê)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
* Năng lực
- HS nhận biết, phân tích và đánh giá được một số yếu tố hình thức (không gian, thời gian, nhân vật, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ,…) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thông điệp ) của đoạn trích sử thi
* Phẩm chất
- Cảm phục và trân trọng và đẹp của người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên
- Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phấn đấu vì danh dự
và hạnh phúc, yên vui của cả cộng đồng Từ đó hướng đến lối sống tích cực, hoàn thiện nhân cách bản thân
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ SỐ LIỆU
Trang 7- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập, Rubric
- Các hình ảnh, video liên quan (nếu có)
7.3.1 Sử dụng kĩ thuật Think - Pair - Share trong phần khởi động bài học
“Chiến thắng Mtao - Mxây”
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a Mục tiêu: Kết nối - tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới
b Nội dung hoạt động: Dùng kĩ thuật Think - Pair - Share để giải quyết một tình huống có liên quan đến bài học mới
c Sản phẩm: Câu trả lời của cặp đôi: cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học
d Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chiếu cho HS một số hình ảnh:
Học sinh xem hình ảnh và cho biết: Các hình ảnh đó liên quan đến vùng đất nào của nước ta? Nêu những hiểu biết của em về những đặc sắc văn hoá của mảnh đất đó
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (Giáo viên hướng dẫn cụ thể kĩ thuật Think -
Trang 8Pair - Share)
- Học sinh suy nghĩ độc lập, ghi ra tờ giấy (2 phút)
- Ghép bạn cùng bàn, chia sẻ ý kiến của mình với bạn (3 phút)
Bước 3: Báo cáo kết quả: cho 2 học sinh cùng đứng lên, mỗi học sinh nêu một đặc điểm về mảnh đất đó (3 phút)
+ Là vùng đất rộng lớn, không tiếp giáp biển
+ Là khu vực với địa hình cao nguyên
+ Nhắc đến văn hóa Tây Nguyên, người ta nghĩ ngay đến nhà rông, lễ hội cồng chiêng, sử thi,
Bước 4: Đánh giá, kết luận: Nhận xét câu trả lời của học sinh, kết nối hoạt động hình thành kiến thức mới
Giáo viên sử dụng bảng kiểm đánh giá câu trả lời của học sinh:
1 Nhận diện được những nét văn hóa đặc trưng của
Tây Nguyên
2 Hiểu biết về phong tục, tập quán của các dân tộc Tây
Nguyên
3 Có sự chia sẻ của cặp đôi
4 Đúng thời gian
7.3.2 Sử dụng kĩ thuật Think - Pair - Share trong phần vận dụng bài học
“Chiến thắng Mtao - Mxây”
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề
trong cuộc sống thực tiễn; nâng cao kĩ năng tạo lập văn bản nói, góp phần hướng tới đạt được các mục tiêu cụ thể trong việc vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn
b) Nội dung: Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên: Là một nhà lãnh đạo
trong tương lai, em cần học hỏi từ người anh hùng Đăm Săn những phẩm
chất nào?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Trang 9d) Tổ chức thực hiện
* Nhiệm vụ: Sử dụng kĩ thuật Think - Pair - Share
Bước 1 Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và ghi ra giấy
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo kĩ thuật Think - Pair- Share
+ Cá nhân: Viết câu trả lời ra giấy (2 phút)
+ Học sinh bắt cặp, trao đổi và thống nhất ý kiến (3 phút)
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện các cặp đôi trình bày kết quả vừa thảo luận trước lớp (3 phút)
- Các cặp khác nhận xét, bổ sung
Dự kiến câu trả lời của HS:
Các phẩm chất cần có của một người lãnh đạo:
- Tinh thần trách nhiệm xây dựng cộng đồng
- Trọng danh dự biết chiến đấu chống lại các thế lực thù địch để bảo vệ danh dự cộng đồng
- Biết tập hợp sức mạnh và tinh thần đoàn kết toàn dân
- Dám đương đầu với khó khăn, thử thách, lòng dũng cảm, tinh thần hiệp nghĩa
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chỉnh sửa, bổ sung (nếu cần) Giáo viên sử dụng bảng kiểm đánh giá câu trả lời của học sinh:
1 Những phẩm chất cần có của người lãnh đạo
2 Cá nhân suy nghĩ
3 Có sự chia sẻ của cặp đôi
4 Đúng thời gian báo cáo
8 Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Đối với ban giám hiệu nhà trường: Cần phải phân công chuyên môn một cách hợp lý; cần coi trọng việc giám sát, kiểm tra thường xuyên; cần làm tốt công tác
Trang 10xã hội hóa giáo dục để kết hợp với nhà trường có những chế độ động viên, khuyến khích khen thưởng kịp thời và hợp lý đối với giáo viên và học sinh có thành tích cao
- Đối với giáo viên: Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói, muốn có trò giỏi thì trước hết phải có thầy giỏi Câu nói đã khẳng định vai trò của người thầy trong đổi mới giáo dục Là giáo viên, chúng ta phải là một người thầy vừa hồng vừa chuyên, phải đủ tâm và đủ tầm, giỏi về chuyên môn, nhiệt huyết trong giảng dạy, đổi mới trong phương pháp dạy học và thân thiện, cởi mở với học sinh
- Đối với học sinh: Học sinh phải có kiến thức và lòng say mê, sự chăm chỉ rèn luyện, cần cù tích luỹ Ngoài hướng dẫn của giáo viên, học sinh tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật dạy học để phát huy phẩm chất và năng lực của người học
10 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng tham gia lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)
- Giáo viên: Qua đề tài này, giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn; có kinh nghiệm vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp với từng hoạt động trong bài; rèn kĩ năng tổ chức dạy học linh hoạt và phong phú để bài học đạt hiệu quả cao
- Học sinh: Khi sử dụng kĩ thuật Think - Pair - Share, học sinh hiểu rằng, mọi vấn
đề có thể được giải quyết với sự hỗ trợ của giáo viên và các bạn trong lớp Các
em không hề đơn độc trong việc học tập nói riêng và hành trình khám phá nói chung Trong giờ học, các em đều được chú ý, không ai bị bỏ mặc, ngay cả học sinh nhút nhát, ngại chia sẻ vì ít ra cũng có một người lắng nghe - bạn ghép cặp với mình
Sử dụng kĩ thuật Think - Pair - Share trong phần khởi động bài học
Học sinh lần đầu sử dụng kĩ thuật Think - Pair - Share trong học bài “Chiến thắng Mtao - Mxây” đã nắm được các bước Think - Pair - Share Tuy nhiên, học
sinh còn gặp nhiều lúng túng, như một số học sinh chưa ghi bài làm ra giấy, chưa